BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHẠM THỊ THU ĐÔNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHẠM THỊ THU ĐÔNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH
Đà Nẵng - Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Đông
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Cấu trúc của luận văn............................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN.................................................................................... 6
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN....................... 6
1.2. PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THÔNG TIN............................................ 8
1.2.1. Phân loại thông tin theo tính chất bắt buộc hay tự nguyện............. 8
1.2.2. Phân loại theo phạm vi bao quát ..................................................... 9
1.2.3. Phân loại thông tin theo thời gian ................................................... 9
1.2.4. Phân loại theo nguồn thông tin ....................................................... 9
1.3. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ......................................... 9
1.3.1. Yêu cầu công bố thông tin kế toán ................................................. 9
1.3.2. Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính ...................... 10
1.3.3. Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.......... 12
1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN................................................................ 14
1.5. CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ........... 18
1.5.1. Chỉ số chất lượng .......................................................................... 18
1.5.2. Chỉ số phạm vi .............................................................................. 22
1.5.3. Chỉ số số lượng ............................................................................. 24
1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN.......................................................................................... 26
1.6.1. Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. 26
1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ................ 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................... 32
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ......................... 33
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI .. 33
2.1.1. Nhiệm vụ....................................................................................... 33
2.1.2. Quyền hạn ..................................................................................... 34
2.2. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN HÀ NỘI .................................................................................. 36
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................. 39
2.3.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 39
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 44
2.3.3. Thu thập và xử lý số liệu............................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................... 57
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................... 58
3.1. MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT THÔNG QUA CHỈ SỐ Ij (CHỈ SỐ CÔNG BỐ THÔNG
TIN) ....................................................................................................... 58
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN ....................................................................... 63
3.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập .................................................. 63
3.2.2. Phân tích tương quan các biến trong mô hình .............................. 64
3.2.3. Phân tích hồi quy bội giữa chỉ số công bố thông tin với các nhân tố
ảnh hưởng................................................................................................ 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................... 71
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN................... 72
4.1. NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT.............................................................. 72
4.1.1. Hoàn thiện các nội dung thông tin công bố .................................. 72
4.1.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá mức độ công bố thông tin......... 73
4.1.3. Tăng cường giám sát các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả 74
4.1.4. Tăng cường công tác lập và công bố thông tin trong báo cáo tài
chính........................................................................................................ 75
4.1.5. Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, nâng cao vai trò của kiểm
toán độc lập ............................................................................................. 76
4.1.6. Tăng cường xử phạt vi phạm công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết ....................................................................................... 77
4.2. KẾT LUẬN..................................................................................... 78
4.2.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 78
4.2.2. Hạn chế của đề tài ......................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................ 82
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
: Báo cáo tài chính
CBTT
: Công bố thông tin
CTCP
: Công ty cổ phần
DNNY
: Doanh nghiệp niêm yết
HNX
: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
QĐ
: Quyết định
SGDCK
: Sở giao dịch chứng khoán
TT
: Thông tư
TTCK
: Thị trường chứng khoán
TTGDCK
: Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN
: Ủy ban chứng khoán nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1.
2.2.
3.1.
Tên bảng
Danh sách 80 DNNY có tổng tài sản sắp xếp từ
thấp đến cao
Đo lường các biến độc lập của 80 doanh nghiệp
Chỉ số công bố thông tin của 80 doanh nghiệp
niêm yết
Trang
49
53
58
3.2.
Thống kê mô tả biến chỉ số công bố thông tin
61
3.3.
Thống kê mô tả các biến độc lập
63
3.4.
Ma trận tương quan giữa các biến
64
3.5.
Các tham số thống kê trong mô hình
65
Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
3.6.
hưởng đến mức độ công bố thông tin của các
doanh nghiệp niêm yết
67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt nam ra đời đầu năm 2000 còn khá mới mẻ
đối với công chúng Việt Nam. Cho đến nay đã trải qua gần 12 năm hình thành
và phát triển. Nó đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển thị trường tài
chính của nền kinh tế Việt Nam. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán,
các tổ chức cá nhân, nhà đầu tư đều dựa vào các thông tin do doanh nghiệp
công bố, thông tin là nền tảng cho quá trình hoạt động và phát triển của thị
trường chứng khoán.
Thông tin thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú. Thông tin
sẽ phản ảnh tình hình tài chính, bản chất của doanh nghiệp. Qua đó các nhà
đầu tư có thể nhận định, phân tích và đầu tư có hiệu quả. Vì vậy để đảm bảo
cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách minh bạch, công khai thì
thông tin tiết lộ cung cấp của các doanh nghiệp phải thực hiện một cách công
khai, minh bạch nguyên tắc công khai được hiểu như là sự cung cấp thông tin
đầy đủ, trung thực và kịp thời. Trong thực tế việc công bố thông tin của các
doanh nghiệp niêm yết đã xem nhẹ, có những doanh nghiệp niêm yết, nhưng
website sơ sài, không cập nhật thường xuyên, thông tin không công bố kịp
thời cho người sử dụng. Điều đáng nói hiện nay là sự chậm công bố thông tin,
trong thời gian qua đã có một số doanh nghiệp niêm yết đã bị phạt vì vi phạm
công bố thông tin và một điều đáng quan tâm là số liệu tài chính sau khi được
kiểm toán là một con số hoàn toàn khác với số liệu trước khi kiểm toán. Liệu
có những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng này, do chính bản thân doanh
nghiệp hay do các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý, các yếu tố bên trong hay
bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của
doanh nghiệp?
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công bố
2
thông tin của doanh nghiệp niêm yết, ở mỗi quốc gia cũng như của các nghiên
cứu trước đã có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau như: Quy mô doanh nghiệp,
khả năng sinh lời, chủ thể kiểm toán, đòn bẩy tài chính. Vậy ở thị trường
chứng khoán Việt Nam những nhân tố nào ảnh hưởng. Xuất phát từ mục đích
nên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mức độ công bố thông tin và các nhân tố
ảnh hưởng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các
doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK Hà Nội.
Đánh giá thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.
Nhằm giúp nâng cao chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công bố thông tin của các doanh nghiệp
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thông tin công bố trong báo cáo tài chính năm 2012 của 80 doanh
nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu các dữ liệu qua thời gian
kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thu thập số liệu vận dụng mô hình đã nghiên
cứu để kiểm chứng số liệu, phân tích kết quả và đưa ra kết luận, gợi ý nhằm
nâng cao mức độ thông tin công bố của các doanh nghiệp niêm yết.
3
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu, và phụ
lục, luận văn được bố cục gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mức độ công bố thông tin và các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận
6. Tổng quan tài liệu
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin ở các nước trên thế giới. Các nghiên cứu thực
nghiệm chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết ở các nước đang
phát triển. Mitchell (Mitchell, Jason D, Chia. Chris WL & Loh, Andrew S
năm 1995 , p1-16) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết qua thăm dò ở
Úc và các ngành công nghiệp dầu. Kết quả cho thấy kích thước doanh nghiệp
và kích thước đòn bẩy có tác động đến công bố thông tin. Cooke, TE 1992,
p229-237 cũng đã hoàn thành một nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty ở
Nhật bản cũng cho thấy kích thước của các công ty niêm yết và các loại ngành
công nghiệp có tác động đáng kể đến mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp sản xuất niêm yết nhiều hơn các công ty trong các ngành công nghiệp
khác. Antti và Hannu (Antti, J. Kanto & Hannu. J. Schadewitz, 1997, p229241) cũng đã kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách công bố thông
tin tự nguyện và các công khai bắt buộc thông qua các công ty tài chính và phi
tài chính tại sở giao dịch chứng khoán Helsinki của Phần lan từ năm 1985 đến
năm 1993. Kết quả cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông
4
tin của doanh nghiệp không chỉ là kích thước doanh nghiệp, mà còn là cơ cấu
vốn, và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế và
phát triển toàn cầu hoá nhiều học giả bắt đầu chú ý đến các công bố tự nguyện
của các công ty đa quốc gia. Điển hình Gray, Meek (Meek, G. K, Roberts, CB
& Gray, SJ, 1995 p555- 572) đã nghiên cứu thực nghiệm ở 116 doanh nghiệp
ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46 lục địa châu Âu các tập đoàn đa quốc gia
để thực nghiệm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin
tự nguyện trong báo cáo hàng năm. Kết quả cho thấy rằng kích thước của
công ty, khu vực mà công ty hoạt động, điều kiện niêm yết và lần lượt là các
ngành công nghiệp là các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến công bố thông
tin của doanh nghiệp. Cụ thể các tập đoàn đa quốc gia ở châu Âu công bố
thông tin chiến lược hơn các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ. Các tập đoàn đa
quốc gia ở Châu Âu và Anh công bố thông tin phi tài chính hơn ở Mỹ, Các
doanh nghiệp lớn càng tiết lộ thông tin nhiều hơn.
Choi và Levich (Choi, Frederick DS & Richard M Levich, 1990) nghĩ
rằng công bố thông tin của các doanh nghiệp đa quốc gia nhằm mục đích đối
phó với những thay đổi các nguyên tắc kế toán quốc tế, ít ai đề cập vấn đề này
ở các nước châu Á.
Đến khi nghiên cứu của Gerald và Sidney (Gerald K. Châu & Sidney J.
Gray, 2002, p247 -265) sử dụng bảng công bố thông tin được xây dựng bởi
các cộng sự của mình đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về công bố
thông tin tự nguyện của 62 doanh nghiệp được chọn ở Hồng Kông và
Singapore. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ cổ phần của các cổ đông
bên ngoài tỷ lệ thuận với mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh
nghiệp.
Một nghiên cứu của Hassan et al (2006) cũng đã cho kết quả là có mối
quan hệ mật thiết giữa công bố thông tin và đòn bẩy.
5
Các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
của các doanh nghiệp trên thế giới, đó là nền tảng, cơ sở lý luận để vận dụng
và thực tiễn nghiên cứu ở Việt nam. Tác giả Đoàn Nguyễn Trang Phương đã
có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam1(2010,
p210 -216). Kết quả nghiên cứu hai nhân tố chủ thể kiểm toán và khả năng
sinh lời có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp
niêm yết.
Tiếp đến nghiên cứu của tác giả Lê Thị Trúc Loan2 (2012, P 119- 126)
kết quả nhân tố tỷ suất lợi nhuận được đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng
vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/210) có ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin, có một số tác giả Lê Trường Vinh, Hoàng Trọng cũng đã nghiên
cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”. Kết quả của nghiên cứu đã
cho rằng sự nhân tố Q có ảnh hưởng đến sự minh bạch trong công bố thông
tin.
Kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, luận văn tiếp tục xem xét các
nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
trên SGDCK Hà Nội thông qua sử dụng các mô hình, kết quả các nhân tố của
các tác giả đã nghiên cứu trước đây như: Quy mô doanh nghiệp, khả năng
thanh toán, khả năng sinh lời, chủ thể kiểm toán cũng như thời gian hoạt động
của doanh nghiệp… những nhân tố nào có mối quan hệ và ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết.
1
Kỷ yếu hội thảo “35 năm phát triển và hội nhập trường Đại học kinh tế , Đại học Đà Nẵng”trang 210 -216
Bàn về mối quan hệ giữa một số nhân tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ths Lê Thị Trúc Loan, trang 119-128
2
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Công bố thông tin được sử dụng để phát hành tất cả các thông tin liên quan
đến giao dịch, đảm bảo kinh doanh. Mục tiêu của tiết lộ đầy đủ là để đảm bảo tính
minh bạch, để các NĐT khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vì vậy khi tiết
lộ những thông tốt và bao gồm cả thông tin xấu. Gibbins Richardon và
Waterhouse (1990, 122) tiết lộ là một quy định công khai, phát hành có chủ ý các
thông tin tài chính và phi tài chính cho dù số lượng hay chất lượng theo yêu cầu
hoặc tự nguyện, thông qua các kênh chính thức hoặc không chính thức.
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong Sổ tay công bố
thông tin dành cho các công ty niêm yết, công bố thông tin được hiểu là
phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin. Chúng ta thừa
nhận minh bạch thông tin “là sự công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy, nó
cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình
hình và hiệu quả của một ngân hàng, hoạt động kinh doanh và rủi ro liên quan
đến các hoạt động này”(Theo International Finance Coporation, Public
disclosure and transparency, Yerevan, May 2006).
Cụ thể hơn, công bố thông tin kế toán (Accounting Disclosures) là toàn
bộ thông tin được cung cấp thông qua hệ thống các báo cáo tài chính của một
công ty trong thời kỳ nhất định (bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo
cáo thường niên)3
3
Thực trạng và giải pháp của vấn đề công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, Đặng Thị Thúy Hằng
7
Công bố thông tin bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc và các công
bố tự nguyện hay không bắt buộc. Công bố bắt buộc (Madatory disclosure) là
những công bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của
một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải được tình bày
theo những qui định của Luật Kinh Doanh, Uỷ ban chứng khoán, Các cơ quan
quản lý về kế toán, GAAP và sự lựa chọn của doanh nghiệp, không bắt buộc.
Có nghĩa là một công ty có thể hoặc không cần phải công bố các thông tin kế
toán mà luật pháp không yêu cầu. Theo Adina P. and Ion P. (2008), công bố
tự nguyện chỉ như là các thông tin được cung cấp thêm nhằm thoả mãn nhu
cầu của người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các nhà phân
tích tài chính, các công ty tư vấn, các nhà đầu tư là các tổ chức… Theo xu
hướng hiện nay thì các công bố tự nguyện đang thu hút mối quan tâm lớn của
người sử dụng thông tin vì tính ảnh hưởng của nó, và các công ty cũng ngày
càng được khuyến cáo là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi công bố các thông
tin dạng này.
Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc công
bố hiệu quả các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin
giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh
nghiệp (Adian, Ion-2008). Chính vì thế mà mọi nền kinh tế, tác động của hành
vi công bố thông tin, đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao
dịch chứng khoán là vô cùng to lớn. Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm
vi mô trong tình hình tài chính của từng đơn vị, từng nhà đầu tư mà lan rộng
trong cả nền kinh tế. Đó là lý do vì sao mà các nghiên cứu về công bố thông
tin, tác động và các yếu tố ảnh hưởng không ngừng được thực hiện bởi các
nghiên cứu trên khắp thế giới. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc công bố
thông tin kế toán đến việc ra quyết định vẫn đã và đang là mối quan tâm của
các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị doanh
8
nghiệp không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả các nước đang phát triển.
Các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán có thể tiếp cận qua nhiều kênh như website
của các doanh nghiệp, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng,…Nguồn
thông tin mà các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý…có thể sử dụng bao gồm
một hệ thống đa dạng các báo cáo thường niên, báo cáo công bố thông tin bất
thường khi niêm yết, khi tái chào bán chứng khoán hoặc có các sự kiện bất
thường xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Theo quan điểm của bộ tài chính Công bố thông tin là sự minh bạch hoá
thông tin trên thị trường chứng khoán (Sổ tay công bố thông tin dành cho các
công ty niêm yết).
Thông tin thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú, thông tin sẽ
phản ảnh tình hình tài chính, bản chất của doanh nghiệp, qua đó các nhà đầu
tư có thể nhận định, phân tích và đầu tư có hiệu quả. Vì vậy để đảm bảo cho
thị trường chứng khoán hoạt động một cách minh bạch, công khai thì thông
tin tiết lộ cung cấp của các doanh nghiệp thực hiện một cách công khai,
nguyên tắc công khai được hiểu như là sự cung cấp thông tin đầy đủ, trung
thực và kịp thời.
1.2. PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THÔNG TIN
Có thể phân loại thông tin công bố trên thị trường qua nhiều tiêu thức sau
1.2.1. Phân loại thông tin theo tính chất bắt buộc hay tự nguyện
Thông tin bắt buộc: Là các thông tin phải công bố theo quy định của các
văn bản pháp luật của một quốc gia, như Luật Doanh nghiệp, Chuẩn mực kế
toán, chế độ kế toán và các quy định về công bố thông tin của UBCKNN và
SGDCK.
Thông tin tự nguyện: Là các thông tin mà các doanh nghiệp niêm yết tự
nguyện công bố ngoài các thông tin bắt buộc công bố để các nhà đầu tư, đối
9
tượng sử dụng thông tin có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cũng như
hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại theo phạm vi bao quát
Thông tin đơn lẻ của từng nhóm chứng khoán
Thông tin ngành, thông tin nhóm ngành
Thông tin nhóm cổ phiếu đại diện và tổng thể thị trường
Thông tin của SDGCK hay cả quốc gia, thông tin có tính quốc tế
1.2.3. Phân loại thông tin theo thời gian
Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho tương lai
Thông tin theo thời gian (phút, ngày...)
Thông tin tổng hợp theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm...)
1.2.4. Phân loại theo nguồn thông tin
Thông tin trong nước và quốc tế.
Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: Tổ chức niêm yết, công ty
chứng khoán và thông tin của SGDCK.
Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín
nhiệm.
Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình,
mạng Internet...)
1.3. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.3.1. Yêu cầu công bố thông tin kế toán
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung, quy định rõ các yêu cầu cơ bản đối
với kế toán.
Thứ nhất là trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép
và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế
về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ hai là khách quan, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi
10
chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
Thứ ba là đầy đủ, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan
đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Thứ tư là kịp thời, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
Thứ năm là dễ hiểu, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo
cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở
đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế
toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài
chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
Thứ sáu là có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế
toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh
được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì
phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có
thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa
thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
1.3.2. Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ bản của
báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất
kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp
đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản,
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá
tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.
Tình hình tài chính
Tài sản
11
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tình hình kinh doanh
Doanh thu và Thu nhập khác
Chi phí
Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính
Ghi nhận tài sản
Ghi nhận nợ phải trả
Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác
Ghi nhận chi phí
Bên cạnh chuẩn mực chung quy định các yếu tố của BCTC thì chuẩn
mực 21: Trình bày BCTC quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc
chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu,
nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo
tài chính.
Yêu cầu lập và trình bày BCTC
Trung thực và hợp lý;
Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng
chuẩn mực kế toán.
Nguyên tắc lập và trình bày BCTC, gồm:
Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu; Bù trừ; Có thể
so sánh.
Kết cấu và nội dung chủ yếu của BCTC
Những thông tin chung về doanh nghiệp cần phải được trình bày trong
từng BCTC.
Kỳ báo cáo.
Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán
12
Kết cấu và nội dung của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết cấu và nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kết cấu và nội dung của Bản thuyết minh BCTC.
1.3.3. Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
Các yêu cầu của CBTT được quy định lần đầu tiên tại thông tư
57/2004/TT- BTC. Thông tư 38/2007/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn các
yêu cầu của việc CBTT. Đến Thông tư 52/2012/TT – BTC càng nhấn mạnh
việc CBTT phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật,
hoạt động CBTT phải do Giám đốc hoặc người uỷ quyền CBTT thực hiện,
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin
do người được uỷ quyền, Thông tư 52/2012/TT – BTC quy định cụ thể là:
Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định
của pháp luật.
Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty
hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện theo
pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ
về thông tin do người được uỷ quyền công bố thông tin công bố.
Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được uỷ quyền
công bố thông tin, công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ phải đăng ký một (01) người được uỷ quyền thực hiện
công bố thông tin theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Trường hợp thay đổi
người được uỷ quyền công bố thông tin phải thông báo bằng văn bản cho
UBCKNN, SGDCK ít nhất năm (05) ngày làm việc trước khi có sự thay đổi.
Trường hợp có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán
thì người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công
bố thông tin phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai
mươi bốn (24) giờ, kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của
13
UBCKNN, SGDCK.
Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo
UBCKNN, SGDCK về nội dung thông tin công bố, cụ thể như sau:
Công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo
UBCKNN; SGDCK, TTLKCK khi thực hiện công bố thông tin phải đồng
thời báo cáo UBCKNN đối với những thông tin phát sinh từ SGDCK,
TTLKCK;
Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên,
công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng dạng đóng và công ty đầu tư
chứng khoán đại chúng khi thực hiện công bố thông tin phải đồng thời báo
cáo UBCKNN, SGDCK;
Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố thông tin về hoạt động của
quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do mình quản lý theo
quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp công ty quản lý quỹ là công
ty đại chúng thì phải thực hiện trách nhiệm công bố thông tin áp dụng cho
công ty đại chúng.
Ngày công bố thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện công bố
thông tin; ngày báo cáo về việc công bố thông tin là ngày gửi fax, gửi dữ liệu điện
tử (qua email hoặc qua hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận báo cáo), ngày
UBCKNN, SGDCK nhận được thông tin công bố bằng văn bản.
Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt
Nam phải là tiếng Việt. Trường hợp pháp luật quy định công bố thông tin bổ
sung bằng ngôn ngữ khác, ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin bao gồm
tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định.
Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, các đối tượng
công bố thông tin theo quy định tại Điều 1 Thông tư này phải đồng thời báo
14
cáo và có văn bản giải trình cho UBCKNN, SGDCK (trường hợp là tổ chức
niêm yết, đăng ký giao dịch).
Các đối tượng công bố thông tin thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin
đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Để thị trường chứng khoán tồn tại và phát triển thì việc công bố thông
tin, còn được gọi là hệ thống thông báo và hệ thống công bố công khai, có
nghĩa là công ty niêm yết có báo cáo các thay đổi tài chính, thông tin và dữ
liệu của các điều kiện hoạt động bộ phận và thị trường chứng khoán trong các
quy định theo pháp luật nhằm đảm bảo an ninh chính quyền, lợi ích của nhà
đầu tư và chấp nhận sự giám sát của công chúng xã hội, và làm cho tất cả các
thông tin và dữ liệu công cộng hoặc công bố, để giúp các nhà đầu tư để có
một chủ động hoàn toàn của tình hình. Việc công bố thông tin không chỉ bao
gồm công bố thông tin trước khi nó được phát hành, cũng bao gồm tiết lộ tiếp
tục của thông tin sau khi các công ty được liệt kê, trong đó chủ yếu là tạo
thành hệ thống, công khai, minh bạch, hệ thống báo cáo định kỳ và báo cáo
tạm thời của các doanh nghiệp niêm yết.
Trong thị trường chứng khoán, không chắc chắn và rủi ro là những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến giá chứng khoán và tạo thành đặc điểm của
chứng khoán. Kể từ khi thu thập thông tin có thể làm thay đổi đánh giá về sự
không chắc chắn và rủi ro chứng khoán, thông tin có ảnh hướng rất lớn và có
ý nghĩa quyết định đối với biến động giá cả và giá cả, sự cân bằng của thị
trường chứng khoán. Chỉ với điều kiện đủ kiến thức toàn diện có liên quan
thông tin các hoạt động của công ty niêm yết tài chính và hoạt động, có thể
các nhà đầu tư hợp lý đưa ra quyết định và thực hiện đánh giá chính xác.
Trong tình trạng như vậy, giá chứng khoán thực sự có thể phù hợp với
15
giá trị thực tế của nó. Đó là để nói, chứng khoán có giá trị gia tăng cao có
được mức giá cao tương ứng và các dự án với chất lượng tuyệt vời có thể có
được đủ vốn, có thể đảm bảo rằng thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu
quả. Vì vậy, nó có thể được nhìn thấy, thông tin là quan trọng đối với thị
trường chứng khoán. Việc công bố thông tin là mãi mãi dai dẳng quá trình về
thời điểm công bố thông tin và là sự kết hợp của khoảng thời gian thường
xuyên và không thường xuyên. Theo kinh nghiệm các nhà nghiên cứu các
doanh nghiệp trên toàn thế giới, thị trường chứng khoán là một kết quả cần
thiết của sự phát triển của công ty cổ phần hệ thống. Chỉ khi cổ đông được
cung cấp với một mức độ công bố thông tin đầy đủ mà trong đó họ có thể
nhận ra các cổ phần của mình tại bất kỳ thời điểm nào, được thúc đẩy nhanh
chóng hơn và lợi ích có thể nhận ra được tạo ra từ vốn quy mô lớn.
Công bố thông tin hay nói cách khác là thông tin kế toán còn được xem
là thông tin nền tảng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, kết quả
dịch chuyển nguồn vốn trong doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của
các tổ chức niêm yết, mức cổ tức được chia trong kỳ, cách tạo và sử dụng tiền
của các doanh nghiệp niêm yết và các thông tin khác trong báo cáo tài chính,
chính là yếu tố củng cố niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông cũng như các đối tác
khác của doanh nghiệp. Đó chính là chìa khoá cho sự thành công và phát triển
bền vững của thị trường chứng khoán.
Chính vì thế sự đầy đủ của thông tin trong báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết trình bày đầy đủ là điều trước tiên mà các nhà đầu tư,
cổ đông, ngân hàng quan tâm. Qua những số liệu được trình bày đầy đủ mà
các đối tượng sử dụng thông tin công bố của doanh nghiệp có thể dễ dàng
nhận thấy, phân tích và đánh giá được tình hình tài chính cũng như triển vọng
trong tương lai, qua đó nhà đầu tư, cổ đông, các tổ chức tín dụng có thể có
những quyết định đúng đắn, đầu tư có hiệu quả.
16
Đối với công tác quản lý thị trường
Giúp cho các tổ chức công bố thông tin một cách chính xác thông tin
công bố ra chủ yếu nhằm phục vụ các nhà đầu tư, việc công bố các thông tin
định kỳ, bất thường sẽ giúp các nhà đầu tư có cách nhìn đầy đủ và khách quan
hơn về các khoản đầu tư của mình.
Là công cụ quản lý gián tiếp có tác động trở lại trong việc quản lý hoạt
động công bố thông tin còn là công cụ gián tiếp có tác động quản lý các
DNNY từ chính các thông tin công bố. Tính công bằng của thị trường, các
mặt trái của thị trường thể hiện ngay trong các số liệu mà các DNNY hay các
công ty phát hành công bố.
Việc công bố các thông tin của công ty đại chúng là điều kiện bắt buộc.
Các thông tin đó chính là tình hình hoạt động của công ty, doanh thu, lợi
nhuận, kế hoạch phát triển.... Do vậy việc công bố thông tin chính là công cụ
cho phép các công ty đại chúng thực hiện nghĩa vụ của mình, nhằm duy trì
nguyên tắc trong thị trường một cách hiệu quả.
Theo dõi liên tục quá trình phát triển của các tổ chức. Các tổ chức chào
bán, DNNY luôn luôn giữ lại được các số liệu về tình hình phát triển, giúp
cho các công ty hay tổ chức có thể đáp ứng được các đòi hỏi của công chúng
đầu tư hay TTGDCK trong mọi lúc. Các số liệu đó còn có thể được tổng hợp
để đưa ra thành các thông tin có tính hỗ trợ quyết định và đánh giá sự phát
triển của tổ chức, các loại chứng khoán trong quá khứ hiện tại và tương lai.
Đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư. Việc công bố thông tin
của tổ chức phát hành là có tính chất nghĩa vụ, nếu chúng ta biết tận dụng khả
năng của hệ thống thông tin một cách có hiệu quả, gián tiếp đã tạo ra các cơ
hội cho các nhà đầu tư cũng như tạo khả năng phát triển cho thị trường chứng
khoán, nhà đầu tư có thể nhanh chóng hiểu được khả năng hoạt động của
doanh nghiệp, xu hướng và cơ hội phát triển để đầu tư vào chính doanh
17
nghiệp đó. Sự đa dạng hoá trong hoạt động công bố thông tin giúp cho các
nhà quản lý, nhà đầu tư có nhiều cách nhìn nhận và kiểm tra, giám sát khác
nhau đối với các doanh nghiệp niêm yết.
Báo cáo nhanh chóng tình hình hoạt động theo định kỳ. Hoạt động công
bố thông tin sẽ đảm bảo cho phép các DNNY có khả năng công bố thông tin
về tình hình hoạt động của mình theo định kỳ, cho nên nếu chúng ta xây dựng
được các tiêu chuẩn cho các thông tin công bố thì chúng ta có thể nhanh
chóng hệ thống hoá được các yêu cầu thông tin. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức phát hành công bố thông tin của mình một cách nhanh chóng,
thuận tiện nhất đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thông tin.
Đối với nhà đầu tư
Đảm bảo nhận được thông tin một cách chính xác. Hoạt động công bố
thông tin sẽ đảm bảo công bố thông tin một cách chính xác cho các nhà đầu
tư, nhà đầu tư luôn cần có các thông tin cần thiết cho các dự báo, phỏng đoán
để nắm bắt thị trường nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình.
Đảm bảo tính công bằng chống các hành vi gian lận. Tính công bằng của
thông tin thể hiện ở hệ thống công bố thông tin đối xử công bằng, lành mạnh
đối với các nhà đầu tư, đang đầu tư hay chính là các đối tượng khai thác và xử
lý thông tin. Người ta vẫn nói rất nhiều tới sự thành công trên TTCK phần lớn
là biết cách nắm bắt thông tin đưa ra các quyết định hợp lý tại nhiều thời điểm
có lợi nhất dựa trên những hiểu biết về thông tin thị trường.
Hoạt động công bố thông tin phải đảm bảo theo nguyên tắc bảo đảm sự
công bằng đối với mọi nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể khai thác thông tin một
cách trực tiếp thông qua hệ thống truyền thông, máy tính nối mạng hoặc gián
tiếp thông qua các bản tin, công ty tư vấn.
Các công bố thông tin sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo
tính công bằng, có trật tự, đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho mọi nhà đầu tư.