Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN ĐỨC CƢỜNG

PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ SÊ

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Đức Cƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1


1. Tính cấp thiết ...................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Mục tiêu .............................................................................................. 2
4. Phạm vi ............................................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
6. Nội dung ............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ
TIÊU.............................................................................................................. 5
1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY HỒ TIÊU ................. 5
1.1.1. Đặc điểm của cây hồ tiêu .............................................................. 5
1.1.2. Tầm quan trọng của cây hồ tiêu ..................................................... 7
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU ..................... 8
1.2.1. Nội dung phát triển cây hồ tiêu ...................................................... 9
1.2.2. Tiêu chí phát triển hồ tiêu ............................................................ 13
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU ..... 14
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 15
1.3.2. Điều kiện hạ tầng cơ sở ............................................................... 16
1.3.3. Tình hình thị trƣờng sản phẩm và phát triển thƣơng hiệu ............. 18
1.3.4. Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật của ngƣời sản xuất .......... 19
1.3.5. Nâng cao trình độ thâm canh cây hồ tiêu ..................................... 20
1.3.6. Khả năng nguồn lực cho sản xuất ................................................ 22
1.3.7. Chính sách phát triển của chính quyền ......................................... 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN
CHƢ SÊ ...................................................................................................... 26
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
HUYỆN CHƢ SÊ .......................................................................................... 26


2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chƣ Sê .......................................... 26
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Chƣ Sê ................................. 28

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CHƢ SÊ ......... 30
2.2.1. Phát triển về quy mô sản xuất cây hồ tiêu .................................... 30
2.2.2. Tình hình năng suất hồ tiêu ......................................................... 35
2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất ........................................................... 41
2.2.4. Tình hình thu nhập và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở Chƣ Sê ........... 43
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU.......... 45
2.3.1. Điều kiện hạ tầng cơ sở ............................................................... 45
2.3.2. Tình hình thị trƣờng sản phẩm và phát triển thƣơng hiệu ............. 47
2.3.3. Tình hình thâm canh cây hồ tiêu .................................................. 50
2.3.4. Tình hình vốn cho sản xuất hồ tiêu .............................................. 53
2.3.5 Nhân tố thuộc về nguồn nhân lực (NNL) ...................................... 54
2.3.6. Chính sách khuyến khích phát triển của chính quyền ................... 56
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY
HỒ TIÊU Ở HUYỆN CHƢ SÊ .................................................................. 61
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CHƢ
SÊ.......................................................................................................... 61
3.1.1. Những phƣơng hƣớng để phát triển cây hồ tiêu giai đoạn
2012-2020 ............................................................................................. 61
3.1.2. Mục tiêu phát triển cây hồ tiêu ở huyện Chƣ Sê .......................... 62
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN CHƢ SÊ ....... 62
3.2.1. Hoàn thiện chính sách phát triển .................................................. 62
3.2.2. Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản
phẩm .................................................................................................... 66
3.2.3. Phát triển giống hồ tiêu mới ........................................................ 69
3.2.4. Nâng cao trình độ ngƣời sản xuất ................................................ 72
3.2.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ............................................................. 73


3.2.6. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đặc biệt duy trì phát triển thƣơng hiệu
hồ tiêu Chƣ Sê ...................................................................................... 75

3.2.7. Giải quyết vấn đề vốn .................................................................. 81
3.2.8. Hoàn thiện tổ chức sản xuất ......................................................... 82
KẾT LUẬN ................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 85
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN-XD

: Công nghiệp – xây dựng

CNH-HĐH

: Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

HTX

: Hợp tác xã

KHKTNLN

: Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp

NNL

: Nguồn nhân lực


UBND

: Ủy ban nhân dân

Việt GAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi
của Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Trang

Quy mô diện tích trồng hồ tiêu của ngƣời sản xuất ở
Chƣ Sê

32

2.2

Kết quả hồi quy


40

2.3

Số vốn của hộ sản xuất tiêu ở Chƣ Sê

53

3.1

Phân bổ diện tích hồ tiêu của huyện Chƣ Sê

63


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình
2.1

Cơ cấu kinh tế của huyện Chƣ Sê

2.2

Sản lƣợng cây hồ tiêu và các cây công nghiệp dài ngày
của huyện Chƣ Sê


2.3

Trang
28

30

Diện tích trồng tiêu và các cây công nghiệp dài ngày
của huyện Chƣ Sê

31

2.4

Giá trị sản lƣợng hồ tiêu huyện Chƣ Sê

33

2.5

Phân bổ sản lƣợng và diện tích trồng tiêu ở Chƣ Sê

34

2.6

Diện tích và tỷ lệ diện tích cho sản phẩm năm 2010 ở
huyện Chƣ Sê


2.7

Tình hình năng suất hồ tiêu và các cây công nghiệp dài
ngày ở Chƣ Sê

2.8

34

35

Năng suất hồ tiêu của các xã trong huyện Chƣ Sê năm
2010

36

2.8A

Xu hƣớng thay đổi năng suất hồ tiêu

37

2.8A

Mối quan hệ giữa quy mô diện tích và năng suất hồ
tiêu

37

2.9


Sản phẩm biên và doanh thu biên sản xuất hồ tiêu

43

2.10

Đƣờng doanh thu biên và chi phí biên

44

2.11

Mức vốn đầu tƣ/ đơn vị diện tích sản xuất hồ tiêu

51

2.12

Tỷ lệ lao động theo nhóm hộ

54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Tây Nguyên với những điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ đất đỏ Bazan
và thời tiết khí hậu thuận lợi đang trở thành vùng chuyên canh cây công

nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày lớn nhất của Việt Nam. Hàng
năm Tây Nguyên cung cấp khối lƣợng cà phê, cao su, hồ tiêu… cho xuất khẩu
của Việt Nam. Sự phát triển các cây công nghiệp dài này này đã và đang đóng
góp lớn vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên.
Chƣ Sê là một huyện thuộc tỉnh Gia Lai và nằm ở phía nam của tỉnh.
Chƣ Sê đƣợc đánh giá là địa phƣơng có thế mạnh để phát triển cây công
nghiệp dài ngày đặc biệt là hồ tiêu. Hiện nay huyện đang sở hữu thƣơng hiệu
hồ tiêu nổi tiếng nhất của Việt Nam, thƣơng hiệu “Hồ tiêu Chƣ Sê”.
Trong những năm qua, Chƣ Sê là huyện có tốc độ tăng trƣởng kinh tế
nhanh dần. Giai đoạn 1981-1990 chỉ đạt 4,6%, đến giai đoạn 2005-2010 đã đạt
tốc độ trung bình trên 14%. Thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời năm 1981 là
45 USD, năm 2009 là 532 USD. Nhƣ vậy vẫn thu nhập thấp hơn mặt bằng
chung của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, ngành nông nghiệp
vẫn giữ vai trò rất lớn khi chiếm trên 80% giá trị sản xuất của huyện, hai ngành
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng chậm. Điều này cũng cho thấy tiềm
năng cho phát triển kinh tế lớn chƣa đƣợc khai thác trong khi huyện đang có
sản lƣợng cây công nghiệp khá lớn chẳng hạn lƣợng hồ tiêu hơn 9.000 tấn
(2010) hay cà phê gần 13.000 tấn (2010) chỉ xuất thô chƣa qua chế biến.
Trong quá trình phát triển kinh tế của huyện, cây hồ tiêu đã đƣợc xác
định là cây công nghiệp chủ lực của huyện và thực tế trong những năm qua
cây trồng này đã khẳng định vai trò của nó. Những thăng trầm sản xuất hồ
tiêu cũng gậy hiệu ứng thăng trầm cho đời sống kinh tế xã hội của huyện.


2

Việc phát triển cây hồ tiêu vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết
nhƣ phát triển thiếu quy hoạch vẫn mang tính tự phát, giống cây trồng chất
lƣợng chƣa cao, kỹ thuật canh tác hạn chế, trình độ của ngƣời sản xuất thấp,
công nghệ sau thu hoạch lạc hậu… Khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm này

sẽ hình thành những định hƣớng và giải phát thúc đẩy sự phát triển cây trồng
này qua đó thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Vì vậy tôi chọn đề tài
“Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chƣ Sê ” cho luận văn cao học
của tôi.
2. Tổng quan nghiên cứu
Một số nghiên cứu về cây hồ tiêu đáng quan tâm cho đề tài trong đó
vừa chú trọng tới các giải pháp làm thế nào phát triển cây hồ tiêu. Nhiều
nghiên cứu tập trung vào các biện pháp nâng cao trình độ kỹ thuật và áp dụng
quy trình sản xuất tiên tiến nhƣ: Cục trồng trọt (2009) Hội nghị đánh giá hiện
trạng và bàn giải pháp phát triển cây hồ tiêu các tỉnh phía nam tháng 6/2009.
Hay Phạm Kim Hồng Phúc và Nguyễn Văn A (2000) Hỏi đáp về kinh nghiệm
trồng tiêu đạt năng suất cao, NXB Đà Nẵng 2000;
Các bài học từ kinh nghiệm thực tế luôn đáng quan tâm: Nguyễn Phi
Long (1987) Kinh nghiệm trồng tiêu ở nƣớc ta và một số nơi, NXB Nông
Nghiệp 1987. Và VPA (2010) Tài liệu hội nghị thƣờng niên Hiệp hội hồ tiêu
Việt Nam năm 2009. Thành phố HCM ngày 7/5/2010.
Chú trọng tới phòng chống bệnh cho cây tiêu đặc biệt quan trọng nhƣ
Cục bảo vệ thực vật (2007) Báo cáo tình hình sản xuất hồ tiêu và ảnh hƣởng
của các loại dịch hại quan trọng tới sản xuất tại Việt Nam. Hội thảo sâu bệnh
hại tiêu và phƣơng pháp phòng trừ tại Đắc Nông tháng 7/2007. Hay Ngô Vĩnh
Viễn (2007) Báo cáo dịch hại trên hồ tiêu và biện pháp phòng trừ.
3. Mục tiêu
Đề tài nhằm trả các câu hỏi sau:


3

- Tình hình phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chƣ Sê nhƣ thế
nào?
- Làm thế nào để phát triển cây hồ tiêu này.

4. Phạm vi
- Phát triển cây hồ tiêu
- Phạm vi không gian: Huyện Chƣ Sê
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phƣơng pháp cụ thể nhƣ phân
tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên
gia… theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng đƣợc sử dụng
trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và
thực tiễn phát triển cây hồ tiêu. Trên cơ sở đó cùng với tình hình thực tế và
đặc điểm của huyện Chƣ Sê chúng tôi lựa chọn các nội dung đánh giá tình
hình phát triển cây Hồ tiêu.
Các phƣơng pháp này còn đƣợc dùng trong đánh giá tình hình phát
triển cây hồ tiêu cũng nhƣ thực thi chính sách phát triển cây công nghiệp ở
huyện Chƣ Sê và chỉ ra các vấn đề tồn tại cùng với các nguyên nhân từ đó
hình thành các giải pháp phát triển cây hồ tiêu của địa phƣơng.
Các phƣơng pháp thu thập tài liệu, thông tin sau đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu:
o Kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đó;
o Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết
của các sở Ban, Ngành trong tỉnh và huyện.
Tìm thông tin thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng:
Báo chí, Internet...
o Kết hợp các phƣơng pháp thu thập số liệu để có dữ liệu
nghiên cứu và phân tích đầy đủ.


4

-


Cách tiếp cận:

+ Tiếp cận vĩ mô : phân tích chính sách phát triển cây công nghiệp của
Đảng và nhà nƣớc;
+ Cách tiếp cận thực chứng: tại sao và nguyên nhân cây hồ tiêu của
huyện phát triển nhƣ vậy? sản lƣợng nông nghiệp thời kỳ tới sẽ là bao nhiêu?
+ Tiếp cận hệ thống:


Mối tƣơng quan giữa phát triển kinh tế và phát triển cây công
nghiệp.



Phát triển cây hồ tiêu và công nghiệp, dịch vụ.



Mối quan hệ giữa phát triển cây hồ tiêu và phát triển nông thôn.

+ Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn khác nhau trong vận dụng
đƣờng lối phát triển cây công nghiệp Việt Nam.
Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
- Thứ cấp: chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê huyện
Chƣ Sê từ 2006, và của ngành nông nghiệp huyện.
- Ý kiến của chuyên gia.
- Công cụ chính: Sử dụng chƣơng trình sử lý số liệu bằng excel,
6. Nội dung
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển cây hồ tiêu
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Chƣ Sê

Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển cây hồ tiêu ở huyện
Chƣ Sê


5

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU
Những nƣớc hay lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau để lựa chọn
phát triển cây công nghiệp. Có địa phƣơng với đặc thù của mình coi phát triển
cây hồ tiêu là một lợi thế để phát triển kinh tế. Cây hồ tiêu là một trong những
cây công nghiệp dài ngày trong những năm qua ở Tây Nguyên đóng một vai
trò rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế ở đây.
Phần này tập trung làm rõ những nội dung cơ bản về phát triển cây hồ
tiêu này trên cơ sở làm rõ những đặc điểm quan trọng nhất của nó.
1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY HỒ TIÊU
1.1.1. Đặc điểm của cây hồ tiêu
Là một trong nhóm cây hồ tiêu cây hồ tiêu có những đặc điểm cần phải
quan tâm nghiên cứu để bảo đảm sự phát triển của nó.
Cây hồ tiêu có những đặc điểm riêng chỉ phù hợp với đặc tính của nó,
nghĩa là đòi hỏi về điều kiện tự nhiên phù hợp. Hồ tiêu là cây có thân bò rễ
móc nên cần có trụ (chóe) để cây bám rễ. Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu
vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp trung bình 22-28oC. Hồ tiêu
yêu cầu lƣợng mƣa cao từ 2000-3000mm/năm, phân bổ đều trong 7-8 tháng
và cần 3-5 tháng không mƣa để tƣợng hoa. Hồ tiêu thích hợp với đất tơi xốp,
nhiều mùn, pH 5,5-6,5. Mật độ trồng thích hợp nhất của hồ tiêu từ 2000-2500
nọc/ha, đất tốt nên trồng thƣa, đất xấu trồng dày hơn. Đất dốc cần bố trí hàng
tiêu theo đƣờng đồng mức để giảm bớt rửa trôi dinh dƣỡng và xói mòn đất. Vì
vậy phải có sự bố trí sản xuất cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện tự nhiên;

Cây hồ tiêu đòi hỏi nhiều vốn đầu tƣ trong thời kỳ xây dựng cơ bản và
do vậy cây công nghiệp này thƣờng có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian
thu hồi vốn cũng dài và cần phải có qui trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ


6

sản xuất. Với năng suất 2 tấn/ha, hàng năm cây hồ tiêu lấy đi từ đất 70kg đạm
(N) + 16kg Lân (P2O5) + 42kg Kali (K2O) + 18kg Magiê (MgO) + 67kg
Canxi (CaO). Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, với mật độ 1750
nọc/ha, mỗi năm hồ tiêu lấy đi từ đất khoảng 250kg N + 35kg P2O5 + 205kg
K2O + 45kg CaO + 20kg MgO (De Waard, 1965). Ở những cây đầy đủ dinh
dƣỡng, hàm lƣợng trong lá hồ tiêu thƣờng dao động trong khoảng 3,1-3,4%
N; 0,16-0,18% P; 3,4-4,3% K; 0,44% MgO; 1,67% CaO, luôn cao hơn so với
các cây trồng khác. Điều này chứng tỏ cây hồ tiêu hút và tích luỹ nhiều dinh
dƣỡng hơn so với một số cây trồng khác (Cục Trồng trọt bộ NN và
PTNT(2010)). Cây hồ tiêu có nhu cầu đạm và kali là cao nhất sau tới lân,
canxi, magiê và các vi lƣợng khác. Hiện tại, nhiều vƣờn hồ tiêu ở nƣớc ta do
địa hình cao, dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ lại đƣợc tƣới nƣớc thƣờng
xuyên nên dinh dƣỡng bị rửa trôi nhiều. Các hàng tiêu phía rìa vƣờn, nhất là
gần đƣờng thoát nƣớc thƣờng có biểu hiện thiếu kali và magiê rất rõ. Thiếu
kali, lá bị khô đầu và lan hết phân nửa lá. Thiếu magiê, các lá trƣởng thành
chuyển màu vàng lục nhƣng gân lá còn xanh.
Cây hồ tiêu đòi hỏi qui trình kỹ thuật cao từ trồng, chăm sóc, khai thác
sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt
chất lƣợng. Tất cả các khâu này đều đòi hỏi đƣợc đầu tƣ khá lớn cả về kỹ
thuật, công nghệ và lao động có trình độ cao.
Cây hồ tiêu đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tƣ lao động sống và lao
động có chất lƣợng. Đặc điểm này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất
lƣợng cao mới bảo đảm phát triển sản xuất cây hồ tiêu có hiệu quả.

Nhƣ vậy cây công nghiệp là một trong những cây trồng có chu kỳ sinh
trƣởng và kinh doanh dài gắn với điều kiện tự nhiên thích hợp với nó và đòi
hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật cao.


7

1.1.2. Tầm quan trọng của cây hồ tiêu
Cây công nghiệp nói chung và cây hồ tiêu nói riêng có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt là các nƣớc đang phát triển những nơi
có điều kiện phát triển sản xuất loại cây này. Trên thế giới có không nhiều
những nơi thuận lợi cho phát triển cây hồ tiêu. Ở Việt Nam, vùng trồng tiêu
thích hợp nhất là Phú Quốc – Kiên Giang, Chƣ Sê – Gia Lai, Lộc Ninh, Bình
Long – Bình Phƣớc và một số địa phƣơng khác thuộc vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên. Thực tế cho thấy cây trồng này có vai trò rất lớn cụ thế nhƣ sau:
Cây hồ tiêu có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá
trị cho công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ tiêu dùng của thị
trƣờng. Phát triển sản xuất cây trồng này quyết định tới sự phát triển của một
số ngành kinh tế qua đó ảnh hƣởng không nhỏ tới cơ cấu kinh tế của địa
phƣơng hay vùng lãnh thổ.
Quan trọng nhất phải kể tới vai trò của cây hồ tiêu này trong đáp ứng
yêu cầu to lớn về hàng xuất khẩu. Trong điều kiện Việt Nam nguồn hàng xuất
khẩu từ cây hồ tiêu không chỉ có thêm nguồn ngoại tệ để tăng tích lũy vốn
cho nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc. Vì đây là nguồn
hàng xuất khẩu giúp cho nông nghiệp luôn xuất siêu và nguồn tài chính để
nhập khẩu tƣ liệu sản xuất hay vốn sản xuất. Việc thặng dƣ xuất khẩu từ xuất
khẩu nông sản trong đó có đóng góp lớn từ cây hồ tiêu còn góp phần giải
quyết tình trạng nhập siêu kéo dài ở Việt Nam qua đó góp phần bảo đảm cân
đối vĩ mô cho nền kinh tế qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cho phát
triển kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, năm 2008 Việt

Nam xuất 89.705 tấn, năm 2009 xuất khẩu 134.261 tấn và năm 2010 xuất
khẩu 116.861 tấn; theo đó số lƣợng xuất khẩu chiếm 40%, 50% và 52%. Và
tổng kim ngạch xuất khẩu là 311,5 triệu đô la, 348,1 triệu đô la và 421 triệu
đô la. Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế


8

giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu
số một thế giới. Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã nhìn Việt Nam với con mắt tôn
trọng, lắng nghe và cùng chia sẻ. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã đƣợc
khẳng định trên trƣờng quốc tế.
Việc phát triển sản xuất cây hồ tiêu còn cho phép khai thác những lợi
thế về đất đai, khí hậu của các vùng qua đó hình thành vùng chuyên canh lớn
qua đó hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Việc hình thành vùng
chuyên canh cây công nghiệp tập trung này sẽ tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho
phép tập trung các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn nhất định thúc đẩy công
nghiệp hóa cũng nhƣ tận dụng lợi thế do sản xuất quy mô lớn.
Cây hồ tiêu đƣợc phát triển còn góp phần thực hiện phân công lao động
xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày
càng hợp lý hơn.
Khi phát triển cây hồ tiêu không chỉ cho phép khai thác có hiệu quả tài
nguyên mà còn tận dụng nguồn lao động đang dƣ thừa hiện nay tạo ra việc
làm và thu nhập cho lao động. Nhiều địa phƣơng coi phát triển cây hồ tiêu
đƣợc coi là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu.
Cây hồ tiêu vì vậy không chỉ có vai trò lớn với sự phát triển kinh tế mà
cả với sự phát triển xã hội. Nó đã đóng góp vào tạo ra nhiều sản lƣợng hơn,
tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao
động.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU

Phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trì nh tăng tiến về mọi mặt của

nền

kinh tế. Phát triển nông nghiệp đƣợc xem nhƣ quá trì nh biến đổi cả về lƣợng
và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn t hiện của hai vấn
đề về kinh tế và xã hội của sản xuất nông nghiệp.
Theo cách hiểu nhƣ vậy , với tƣ cách là một ngành sản xuất loại cây


9

trồng quan trọng trong nông nghiệp nội dung của phát triển cây hồ tiêu khái
quát theo các nội dung sau.
1.2.1. Nội dung phát triển cây hồ tiêu
a. Phát triển về quy mô sản xuất cây hồ tiêu
Trong văn phong Kinh tế thì phát triển kinh tế nói chung là sự vận động
đi lên theo hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt cả kinh tế và xã hội.
Sự phát triển đƣợc bảo đảm bằng sự gia tăng quy mô sản lƣợng của nền kinh
tế (thƣờng đƣợc phản ánh bằng gia tăng GDP hay GNP) đồng thời duy trì ổn
định cùng với việc gia tăng không ngừng mức sống cho dân chúng. Do vậy sự
phát triển của các hoạt động kinh tế nào đó chính là sự gia tăng sản lƣợng
đƣợc tạo ra và duy trì theo thời gian theo thời gian đồng thời bảo đảm nâng
cao mức sống cho ngƣời sản xuất.
Quy mô sản lƣợng cây hồ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất cây
hồ tiêu trong một thời kỳ nhất định. Quá trình sản xuất này là kết quả quá
trình phân bổ sử dụng các yếu tố nguồn lực trong sản xuất cây công nghiệp
này. Theo thời gian việc phân bổ sử dụng nguồn lực trong sản xuất cây hồ
tiêu thay đổi khiến sản lƣợng sản phẩm tạo ra cũng thay đổi.
Khi quy mô sản lƣợng tăng lên nghĩa là lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất

ra nhiều hơn và quá trình này cũng có sự điều chỉnh phân bổ và sử dụng
nguồn lực khác nhau. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng sản lƣợng này chỉ là sự
phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình điều chỉnh phân bổ nguồn lực này,
nói cách khác sự gia tăng sản lƣợng này không nói rõ là do phân bổ sử dụng
các nguồn lực theo chiều rộng hay chiều sâu. Nhƣ vậy sự gia tăng này gắn với
việc gia tăng các nguồn lực cho sản xuất cây hồ tiêu.
Phân bổ sử dụng nguồn lực theo chiều sâu chủ yếu dựa vào thay đổi kỹ
thuật, công nghệ sản xuất, giống mới có năng suất cao hay thích nghi tốt với
điều kiện khí hậu, tổ chức quản lý sản xuất tốt hơn, trình độ lao động cao


10

hơn… Những thay đổi này khiến sản lƣợng cây hồ tiêu trên mỗi đơn vị diện
tích tăng lên hay giảm lƣợng sản phẩm hao hụt do công nghệ sau thu hoạch
không tốt. Cũng nhờ tiến bộ kỹ thuật mà cho phép tăng giá trị của sản phẩm
cây công nghiệp này cao hơn.
Ngƣợc lại, phân bổ sử dụng nguồn lực theo chiều rộng là tăng nguồn
lực vốn, lao động hay đất đai … tăng quy mô sản xuất. Nhờ nguồn lực tăng
lên chẳng hạn nhƣ gia tăng diện tích đất đai trồng cây hồ tiêu và duy trì năng
suất không đổi thì sản lƣợng cũng cao hơn.
Tùy theo điều kiện mà ngƣời ta tập trung khai thác các nguồn lực và
phát triển theo hƣớng nào. Xu hƣớng chung là giai đoạn đầu khai thác theo
chiều rộng sau đó chuyển dần sang khai thác theo chiều sâu.
Gia tăng quy mô sản xuất cây công nghiệp nếu phản ánh bằng chỉ tiêu
giá trị còn thì sẽ là phần giá trị tăng sản lƣợng tăng lên theo thời gian tính theo
giá cố định. Khi đó giá trị tăng lên này là do sản phẩm nhiều hơn và do tăng
giá trị gia tăng cho sản phẩm. Để thu đƣợc sản phẩm của cây hồ tiêu phải thực
hiện nhiều khâu sản xuất khác nhau. Chẳng hạn sản xuất thu hoạch sơ chế,
chế biến đóng gói… Sản phẩm qua chế biến với công nghệ chế biến khác

nhau cũng sẽ cho các sản phẩm khác nhau hay khi gắn những nhãn hiệu khác
nhau cũng là những sản phẩm khác nhau. Trải qua mỗi công đoạn này cho
đến tay ngƣời tiêu dùng thì giá trị của sản phẩm cây hồ tiêu cũng tăng thêm
khiến giá trị sản lƣợng chung sẽ tăng.
b. Nâng cao năng suất cây trồng
Sự phát triển của nông nghiệp theo lý thuyết phát triển không chỉ đơn
giản chỉ bằng phát triển theo chiều rộng để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất hồ tiêu cũng vây không chỉ dựa vào phát triển theo quy mô. Theo
mô hình hàm sản xuất SS Park (1992) thì phát triển nông nghiệp nói chung và
cây hồ tiêu nói riêng là quá trình không ngừng nâng cao năng suất cây trồng


11

và hiệu quả sản xuất thể hiện qua thay đổi hàm sản xuất nhờ tiến bộ công
nghệ.
Mô hình chuyển dịch năng suất lao động (Bùi Quang Bình (2010))
quá trình phát triển nông nghiệp nói chung và cây hồ tiêu là quá trình
chuyển dần từ phát triển dựa vào quy mô diện tích đất trên đầu ngƣời lớn
nhƣng năng suất thấp dần do diện tích đất có giới hạn không thể khai thác
thêm chuyển dần sang tăng sản lƣợng trên một đơn vị diện tích – năng suất
đất. Nghĩa là sản lƣợng tăng lên từ khai thác theo chiều rộng chuyển sang
khai thác theo chiều sâu.
Quá trình chuyển dịch này đòi hỏi phải đầu tƣ thâm canh theo chiều sâu
vì muốn nâng trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất phải đầu tƣ rất lớn.
Nghĩa là nâng cao năng suất để phát triển theo chiều sâu gắn với thâm canh
theo chiều sâu. Đây là con đƣờng tất yếu của phát triển của sản xuất nông
nghiệp. Quá trình đầu tƣ thâm canh có thể bằng nhiều cách chẳng hạn đầu tƣ
cho giống mới, phƣơng pháp canh tác mới, sử dụng máy móc hiện đại hay áp
dụng công nghệ mới.

Năng suất cà phê phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong nhiều nghiên cứu
nhƣ Đinh Phi Hổ (2003) và Phạm Lê Thông (2011) … sử dụng mô hình
Cobb-Douglas mở rộng để xem xét ảnh hƣởng của các nhân tố. Trong nghiên
cứu này sẽ sử dụng mô hình sau:
NS = A(Vốn/LĐ) α (Diện tích/LĐ) α e học vấn + Tập huấn
Trong hàm này các nhân tố nhƣ quy vốn/ lao động, đất đai/lao động,
trình độ ngƣời lao động … quyết định năng suất.
Phát triển theo chiều sâu cây hồ tiêu phải nâng cao năng suất cây trồng,
Những yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với phát triển theo chiều sâu vì đều dựa
trên tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và phƣơng thức quản lý.


12

c. Hoàn thiện tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất theo mô hình nào quyết định mức sản lƣợng đầu ra
hay quy mô sản xuất nông nghiệp. Các mô hình phát triển nông nghiệp đặc
biệt là mô hình của Todaro (1990) đã chỉ ra rằng quá trình này gắn với quá
trình thay đổi tổ chức sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc của hộ
gia đình chuyển dần tới mô hình trang trại chuyên môn hóa cao. Các trang
trại phát triển sẽ xuất hiện nhu cầu hợp tác với nhau và mô hình HTX sẽ
đƣợc áp dụng.
Phát triển nông nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu Việt
Nam, các nghiên cứu này cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện nhiều
khía cạnh khác nhau. Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng đƣợc đề cập tới,
ở Việt Nam những đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp đã trở thành
cú hích phát triển. Nguyễn Sinh Cúc, Trần Đức (1998) và Đặng Kim Sơn
(2008), Bùi Quang Bình (2006) khẳng định nên sử dụng mô hình kinh tế trang
trại và thực hiện dồn điền đổi thửa mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là sản xuất cây hồ tiêu trên quy mô lớn chuyên môn hóa cao. Ngoài ra thu

nhập của các hộ nông dân cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu
Quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất này cũng sẽ bảo đảm
cho nguồn lực đƣợc phân bổ và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp một cách
có hiệu quả và kết quả là năng suất nông nghiệp tăng lên và sản lƣợng nông
nghiệp do đó mà tăng lên.
Rõ ràng với đặc thù là một loại cây công nghiệp lâu năm, việc phát
triển sản xuất hồ tiêu đòi hỏi sản xuất chuyên canh tập trung trên quy mô lớn,
do đó đòi hỏi mô hình tổ chức sản xuất phải thay đổi cho phù hợp mà xu thế
tất yếu là mô hình kinh tế trang trại và hợp tác xã.
d. Tăng thu nhập của người sản xuất cây hồ tiêu
Lao động là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất trong nền kinh


13

tế. Lao động là chủ thể của quá trình sản xuất đồng thời cũng là lực lƣợng sản
xuất chính và cũng là ngƣời hƣởng thụ thành quả từ quá trình đó. Tuy nhiên,
mức hƣởng thụ thành quả này phụ thuộc khá nhiều vào chế độ phân phối.
Một trong những đặc điểm của các nƣớc đang phát triển là phần lớn
dân số sống ở nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa
tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực này đang là vấn đề cần
phải giải quyết.
Sự phát triển nông nghiệp nói chung và cây hồ tiêu nói riêng phải bảo
đảm khai thác nguồn lực con ngƣời ở nông thôn đồng thời tạo ra nhiều việc
làm cũng nhƣ tăng thu nhập của lao động ở khu vực này. Khi lao động nông
nghiệp có việc làm và thu nhập của họ không ngừng tăng lên vừa tác động
làm tăng tổng thu nhập của khu vực nông thôn đồng thời chính sự gia tăng
này cũng làm tăng sức cầu của khu vực nông thôn cũng nhƣ tăng khả năng
tích lũy cho sự phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hộ trồng tiêu nói

riêng sẽ quyết định khả năng tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất. Nếu sản xuất
hồ tiêu có hiệu quả không chỉ tăng thu nhập mà quan trọng hơn ngƣời sản
xuất có đƣợc tích lũy để tái sản xuất mở rộng, mới có khả năng để đầu tƣ
thâm canh mạnh hơn.
Do vậy, tăng thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngƣời sản
xuất hồ tiêu sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất cây trồng này chính vì vậy đây
cũng là một nội dung của phát triển.
Để đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đầu tƣ vốn kỹ thuật, quy mô
sản xuất và trình độ của ngƣời chủ sản xuất tôi sử dụng.
1.2.2. Tiêu chí phát triển hồ tiêu
(1) Nhóm tiêu chí phản ánh gia tăng quy mô sản lƣợng:
- Sản lƣợng và mức tăng sản lƣợng cây hồ tiêu


14

-

Giá trị và mức tăng giá trị sản lƣợng cây hồ tiêu

(2)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển theo chiều sâu

- Sản lƣợng hồ tiêu/ ha hay giá trị sản lƣợng /ha;
- Sản lƣợng hồ tiêu/lao động;
- Lợi nhuận và tỷ lệ tăng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh hồ tiêu.
- Mức tăng đầu tƣ trên một đơn vị diện tích gồm vốn, lao động, máy
móc thiết bị.
- Gia tăng tỷ trọng diện tích sử dụng giống mới;

- Tăng tỷ trọng diện tích đƣợc tƣới tiêu chủ động;
- Gia tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích
- Mức tăng doanh thu và lợi nhuận nhờ đầu tƣ thâm canh
(3)

Nhóm tiêu chí phản ánh trình độ tổ chức sản xuất

- Mức tăng tỷ lệ trang trại hay doanh nghiệp trong kinh doanh cây hồ
tiêu;
- Số lƣợng hộ gia đình, trang trại áp dụng quy trình quản lý sản xuất
kinh doanh mới
- Số lƣợng các hộ sản xuất, trang trại và doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hồ tiêu tham gia hiệp hội hồ tiêu;
- Số lƣợng các HTX kinh doanh hồ tiêu
(4)

Nhóm tiêu chí về gia tăng thu nhập và hiệu quả sản xuất hồ tiêu

- Thu nhập và mức thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu;
- Thay đổi của doanh thu biên và sản phẩm biên;
- Thay đổi của chi phí biên
- Mức tăng doanh thu và lợi nhuận từ một đơn vị diện tích sản xuất;
- Mức giảm tỷ lệ chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích;
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU
Sản xuất nông nghiệp nói chung và cây hồ tiêu nói riêng chịu ảnh


15

hƣởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội và tự nhiên khác nhau. Muốn phát

triển cây hồ tiêu này thì phải nắm bắt và đánh giá đúng ảnh hƣởng của nó.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Đối tƣợng của sản xuất cây hồ tiêu là cơ thể sống - cây trồng. Cây hồ
tiêu phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trƣởng, phát triển và diệt
vong). Cây trồng này rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về
điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vong.
Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ thích
hợp trung bình 22-28oC. Hồ tiêu yêu cầu lƣợng mƣa cao từ 20003000mm/năm, phân bổ đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 tháng không mƣa để
tƣợng hoa. Hồ tiêu thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, pH 5,5-6,5. Cây hồ
tiêu rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết,
khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến
kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng..
Điều kiện tự nhiên quyết định phát triển cây hồ tiêu trên nhiều khía
cạnh (1) quy mô sản xuất của cây trồng này; (2) năng suất sản phẩm; (3) tính
chất đặc trƣng của sản phẩm gắn liền với vùng đất nơi sản xuất cây trồng đó.
Quy mô sản xuất cây hồ tiêu phụ thuộc diện tích đất đai có thể trồng
loại cây này. Vì những tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên cho thấy chỉ có những
diện tích nhất định thỏa mãn điều kiện, muốn mở rộng phải đầu tƣ thêm
không ít. Ngoài ra quy mô đất đai có thể thích hợp với cây hồ tiêu sẽ quyết
định quy mô sản xuất cũng nhƣ tính kinh tế của quy mô trong sản xuất. Với
diện tích không đủ lớn khó có thể hình thành các vùng sản xuất chuyên canh
lớn đƣợc và khi đó khó có thể thực hiện đầu tƣ thâm canh.
Trong các yếu tố của điều kiện tự nhiên ngoài những yếu tố ngoại cảnh
thì chất lƣợng của đất cùng với ngoại cảnh nhƣ thời tiết, khí hậu, chế độ mƣa,
nhiệt độ, độ ẩm… là những yếu tố tạo cho hồ tiêu có chất lƣợng khác nhau


16

cũng nhƣ quyết định nhất tới năng suất cây hồ tiêu. Chính tất cả các yếu tố tự

nhiên đã tạo cho cây tiêu ở đây có sản phẩm đặc trƣng nhất định khác với sản
phẩm của vùng khác. Chính điều này làm cơ sở để xây dựng thƣơng hiệu chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu của địa phƣơng.
Ngoài ra điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng cho phép tiết kiệm đáng kể
chi phí sản xuất. Những chi phí này bao gồm cả chi phí đầu tƣ ban đầu, chi
phí chăm sóc và chi phí lƣu động khác. Ví dụ mƣa thuận hòa sẽ giảm chi phí
tƣới tiêu nƣớc và tránh đƣợc sâu bệnh.
1.3.2. Điều kiện hạ tầng cơ sở
Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng kỹ thuật nhƣ các công trình nhƣ giao
thông, cấp thoát nƣớc, hệ thống điện, thông tin liên lạc… và hạ tầng xã hội
nhƣ hệ thống trƣờng học, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, sân thể thao …
Nền kinh tế không thể phát triển đƣợc với một hệ thống cơ sở hạ tầng
yếu kém và lạc hậu. Một hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc phát triển là rất quan
trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển
các ngành kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trƣờng
nội địa, hòa nhập thị trƣờng thế giới. Việc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng rất tốn
kém. Chính phủ ở các nƣớc công nghiệp phát triển thƣờng tài trợ cho việc xây
dựng các mạng lƣới giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Ở Đức, Ý, Nhật
việc tài trợ thƣờng là trực tiếp (cấp vốn), trong khi ở các nƣớc khác thực hiện
gián tiếp (Mỹ cho các công ty tƣ nhân vay vốn, cho thuê đất, hoặc cho phát
hành trái phiếu nhƣ ở Pháp).
Ở các nƣớc công nghiệp phát triển cho đến nay vẫn còn phải đối mặt
với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Thực tiễn cũng đã chứng
minh rằng, một khi cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế sẽ gây
ra nhiều bức xúc, vƣớng mắc khó khăn. Và ngƣợc lại, tiềm năng kinh tế chỉ
có thể đƣợc khơi dậy, phát huy tác dụng khi có đƣợc một hệ thống cơ sở hạ


17


tầng hợp lý.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý đáp ứng 3 yêu cầu: đồng bộ, quy mô
và bảo đảm tính phát triển. Đồng bộ: việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
nhƣ điện, nƣớc, giao thông vận chuyển, thông tin liên lạc phải đặt trong mối
liên hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ, định hƣớng phát triển trong các lĩnh vực
kinh tế - văn hóa - xã hội mà còn liên hệ giữa các ngành liên quan. Do đó
đồng bộ là yêu cầu cao nhất. Quy mô: một quy mô hợp lý là kết quả tính toán
giữa khả năng đầu tƣ và nhu cầu phát triển. Muốn vậy phải dự báo tốt, dự báo
sai sẽ dẫn đến quy mô không phù hợp và lãng phí. Tính phát triển: trong hệ
thống cơ sở hạ tầng có loại không chỉ tồn tại vài chục năm mà có khi là hàng
thế kỷ. Do đó, nó phải đƣợc thiết kế với khả năng cải tiến và tiếp nhận tiến bộ
kỹ thuật để không trở thành gánh nặng khi kỹ thuật cao trở thành phổ biến.
Một địa phƣơng chỉ có thể phát triển nhanh khi những điều kiện cơ sở
hạ tầng đƣợc đảm bảo, nhƣng sẽ vô cùng khó khăn nếu tiến hành riêng rẽ và
với những chính sách riêng lẻ thiếu sự hỗ trợ phối hợp với các địa phƣơng
khác và trung ƣơng.
Phát triển cây công nghiệp lâu năm nói chung và cây hồ tiêu nói riêng
cũng đòi hỏi điều kiện hạ tầng cơ sở có trình độ phù hợp. Hệ thống giao
thông thuận lợi sẽ giúp ngƣời sản xuất tiết kiệm chi phí vận chuyển phân
bón, vật tƣ và sản phẩm đƣợc sản xuất ra. Hệ thống điện bảo đảm cho quá
trình sản xuất cũng nhƣ quá trình thu hoạch bảo quản và chế biến sản
phẩm… Cây tiêu có đặc điểm không chịu đƣợc ngập úng do vậy một hệ
thống thủy lợi tốt sẽ bảo đảm vừa cung cấp nƣớc tƣới vừa tiêu nƣớc kịp thời
tránh tình trạng ngập úng cho cây trồng. Ngày nay trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, sản phẩm hồ tiêu chủ yếu để xuất khẩu do vậy thông tin thị
trƣờng có vai trò lớn. Một cơ sở hạ tầng thông tin tốt sẽ cung cấp dịch vụ
đầy đủ nhanh và an toàn cho việc kinh doanh sản phẩm hồ tiêu đặc biệt là có



×