BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐOÀN THÙY LÂM
NGHIÊU CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN
TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HÀ
Đồng Nai, 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi
thực hiện, có sự hỗ trợ của Thầy hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu
thập từ những nguồn hợp pháp; nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực.
Đồng Nai, tháng 02 năm 2012
Tác giả
Đoàn Thuỳ Lâm
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Hà đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học
cao học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chú chủ tịch hội nông dân đã hỗ
trợ, giúp tôi thu thập số liệu khảo sát và chia sẻ những kinh nghiệm hữu
ích để thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin gửi lời biết ơn đến gia đình nhỏ của tôi, nơi đã cho tôi thêm niềm
tin và động lực để tập trung nghiên cứu.
Sau cùng, lời tri ân sâu sắc xin được dành cho bố mẹ, những người đã
nuôi dạy con khôn lớn và hết lòng quan tâm, động viên để con hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả
Đoàn Thuỳ Lâm
ii
MỤC LỤC
Trang
- Trang phụ bìa
- Lời cam đoan i
- Lời cám ơn ii
- Mục lục iii
- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
- Danh mục các bảng viii
- Danh mục các hình vẽ, đồ thị x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nội dung nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1. Tại Việt Nam 4
1.1.2. Trên thế giới 10
1.2. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 11
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 11
1.2.1.1. Khái niệm 11
iii
1.2.1.2. Đặc điểm 12
1.2.2. Các lý thuyết liên quan 12
1.2.2.1. Lý thuyết năng suất theo qui mô 12
1.2.2.2. Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp 12
1.2.2.3. Hiệu quả kinh tế 15
1.2.2.4. Kiến thức nông nghiệp 15
1.2.2.5. Năng suất lao động 15
1.2.2.6. Lý thuyết về thay đổi công nghệ trong nông nghiệp 16
1.2.2.7. Lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp 17
1.2.3. Kết luận 19
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Tổng quan về huyện Trảng Bom 22
2.1.1. Vị trí địa lý 22
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 23
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Trảng Bom 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. 26
2.2.2 . Phương pháp phân tích 27
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 27
2.2.2.2. Phương pháp tương quan 27
2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn và chuyên gia 28
s2.2.3. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của thế giới 30
iv
3.1.1. Xuất xứ cây hồ tiêu 30
3.1.2. Sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới 30
3.1.2.1. Sản xuất 30
3.1.2.2. Xuất khẩu 33
3.1.2.3. Giá bán 34
3.1.2.4. Nhận định về sản xuất hồ tiêu trên thế giới 35
3.1.3. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu 36
3.2. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam 38
3.2.1. Sự hình thành và phát triển cây hồ tiêu ở Việt Nam 38
3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ở Việt Nam 39
3.2.3. Thu hoạch, chế biến hồ tiêu 40
3.2.4. Xuất khẩu 41
3.2.5. Giá hồ tiêu 43
3.2.6. Nhận định về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam 45
3.3. Kết luận 45
3.4. Sản xuất hồ tiêu ở huyện Trảng Bom 46
3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh cây hồ tiêu huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai 47
3.5.1. Xây dựng mô hình hồi quy 47
3.5.2. Mô tả số mẫu khảo sát 48
3.5.3. Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui 49
3.5.3.1. Diện tích hồ tiêu thu hoạch 50
3.5.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về vốn sản xuất 51
3.5.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về nguồn lực lao động và con người 56
3.5.4. Năng suất hồ tiêu 58
v
3.5.5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu của hộ
gia đình theo từng xã 59
3.5.6. Kết quả mô hình hồi qui 61
3.5.6.1. Đối với thu nhập lao động gia đình 61
3.5.6.2. Đối với lợi nhuận 63
3.5.7. Đánh giá chung về sản xuất cây hồ tiêu của huyện Trảng Bom 65
3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cây hồ tiêu. 66
3.6.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp 66
3.6.1.1. Xu hướng cung cầu của thị trường Hồ tiêu Thế giới 66
3.6.1.2. Xu hướng giá 67
3.6.1.3. Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu của Việt Nam 67
3.6.1.4. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng hỗ
trợ phát triển sản xuất hồ tiêu 68
3.6.2. Đề xuất các giải pháp 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
A. Kết luận 74
B. Kiến nghị 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 79
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
GAP Thực hành nông nghiệp tốt (good agricultural practices)
IPC Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế(International Pepper Community)
IRR Internal Rate of Return(Suất nội hoàn)
NPV Net Present value(Hiện giá thu hồi thuần)
NS Năng suất
TCHQ Tổng cục Hải quan Việt Nam
Thuốc BVTV Thuốc bảo vệ thực vật
Viện KHKT Viện khoa học kỹ thuật.
VPA Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu 6
1.2 Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng Đông
Nam bộ và Phú Quốc năm 2004, theo quan điểm ngân hàng
7
1.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng lâu năm
khác năm 2005
8
1.4 Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các yếu
tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên các
vùng trồng tiêu cả nước
9
2.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Trảng Bom năm 2010 24
3.1a Sản lượng thu hoạch 32
3.1b Sản lượng các nước sản xuất chính 32
3.2 Các thị trường nhập khẩu 36
3.3 Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua các năm 2008 – 2009
– 2010
42
3.4 Giá bình quân qua các tháng 44
3.5 Diện tích, năng suất, sản lượng điều qua các năm 47
3.6
Số mẫu điều tra tại 05 xã thuộc huyện Trảng Bom
49
3.7
Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui
50
3.8
Quy mô diện tích ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất
kinh doanh của hộ
51
3.9
Ả
nh hưởng của chi phí phân chuồng đến kết quả, hiệu quả
sản xuất kinh doanh của hộ
52
3.10
Ả
nh hưởng của chi phí phân đạm đến kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của hộ
53
3.11
Ả
nh hưởng của chi phí phân lân đến kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của hộ
54
viii
3.12
Ả
nh hưởng của chi phí phân kali đến kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của hộ
55
3.13
Ả
nh hưởng của chi phí thuốc bảo vệ thực vật đến kết quả,
hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
56
3.14
Ả
nh hưởng của chi phí lao động đến kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của hộ
57
3.15
Ả
nh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến kết quả, hiệu
quả sản xuất kinh doanh của hộ
58
3.16
Năng suất hồ tiêu của các hộ gia đình
59
3.17 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu theo từng xã 59
3.18
Diện tích, năng suất hồ tiêu, chi phí phân bón
và kiến thức
nông nghiệp của hộ gia đình theo từng xã
60
3.19
Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến thu nhập của hộ
gia đình
62
3.20
Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến lợi nhuận của hộ
gia đình
64
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
ix
2.1 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom 22
2.2 Cơ cấu tổng sản phẩm(GDP) 26
3.1 Đồ thị Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm 2010 33
3.2 Đồ thị Giá hạt tiêu giao dịch kỳ hạn tháng 5/11 tại sàn
Kochi-Ấn Độ
34
3.3 Đồ thị Giá hạt tiêu giao dịch kỳ hạn thế giới 35
3.4 Xuất khẩu hồ tiêu qua các tháng của Việt Nam 43
x
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tiêu là cây gia vị được biết đến từ hàng ngàn năm nay. Người ta xem tiêu
là “vua của các lòai gia vị”. cây tiêu được trồng đề lấy hạt, chủ yếu được dùng để
làm gia vị cho thức ăn, chế biến đồ hộp, ngoài ra còn dùng trong y học và làm
hương liệu. Hạt tiêu có vị cay nóng, kích thích tiêu hóa, chống lạnh, nôn mửa và
tiêu chảy. Trong hạt tiêu có chất piperin, sau khi bị thủy phân và oxy hóa tạo
thành chất piperonal có mùi thơm đặc biệt dùng trong công nghệ pha chế nước
hoa và mỹ phẩm. Cho nên cây tiêu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, trong đó Việt Nam là một quốc gia có diện tích, sản lượng và năng
suất đứng vào hàng đầu trong số các quô`c gia sản xuất hồ tiêu với sản lượng
xuất khẩu năm 2010 là 116.861 tấn.
Trong các tỉnh, Đồng Nai là tỉnh có diện tích tiêu lớn thứ ba. Trảng Bom
là một huyện của tỉnh Đồng Nai với diện tích tiêu gần 1.446 ha đã đóng góp một
phần không nhỏ vào lượng tiêu xuất khẩu trong năm của tỉnh.
Mặc dù hiện tại tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những
nước sản xuất và xuất khẩu khác về điều kiện các nhân tố sản xuất như thiên
nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa
nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ Việt Nam
và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng khoa học
kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị trường, đầu
tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm. Song sản xuất đã và đang
phải đối mặt với những rủi ro từ: do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, xu
hướng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng
thường xuyên hơn, do tình trạng dịch bệnh gây hại tiêu cũng ngày càng khó
1
lường, do sự già cỗi của nhiều vườn tiêu sau thời gian dài khai thác và do suy
kiệt của tài nguyên đất, nước, … tất cả đã gây khó khăn cho sản xuất tiêu. Sự
tăng giá của các nguyên liệu đầu vào (vật tư nông nghiệp), giá nhân công tăng,
lao động nông nghiệp ngày càng thiếu hụt ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển bền vững của ngành tiêu.
Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc
chắn hậu quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hiệu quả kinh tế cây tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng
hiệu quả kinh tế cho cây tiêu là yêu cầu cần thiết.
Với ý nghĩa như vậy, trên cơ sờ kế thừa và phát triển các nghiên cứu
trước, tác giả đã chọn đề tài “Nghiêu cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn
huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đánh giá, ảnh hưởng của các nhân
tố đầu vào đến hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu tại huyện
Trảng Bom hiện nay.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất
2
kinh doanh cây hồ tiêu huyện Trảng Bom.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
cây hồ tiêu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ trồng hồ tiêu, đại diện cho 17 thị
trấn, xã thuộc Huyện Trảng Bom (dự kiến điều tra 60 hộ gia đình trồng hồ
tiêu).
- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trong đó tập trung nghiên cứu những xã có nhiều diện tích hồ tiêu như các xã:
Sông Trầu, Sông Thao, Cây Gáo, Thanh Bình, Bàu Hàm.
- Thời gian nghiên cứu: 2010
4. Nội dung nghiên cứu
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu những
vấn đề sau:
- Tình hình sản xuất hồ tiêu tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
- Các yếu tố đầu vào quan trọng tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
cây hồ tiêu.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây
hồ tiêu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
cây hồ tiêu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho
những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến
nông, các hộ gia đình trồng hồ tiêu
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tại Việt Nam
Nhận thấy tầm quan trọng của hồ tiêu, trong những năm qua các
bộ ngành liên quan, các địa phương trồng hồ tiêu và các nhà khoa học đã tập
trung nghiên cứu cũng như định hướng cho việc phát triển cây hồ tiêu, điển hình
có một số công trình nghiên cứu sau:
Điều tra hiện trạng, hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của sản
xuất hồ tiêu cả nước do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2000.
Quy hoạch phát triển vùng trọng điểm hồ tiêu Tỉnh Bình Phước
và Huyện Phú Quốc do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2001.
Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến năm 2010 do
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn thực hiện năm 2003.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để
phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu do Viện
Khoa học Kỹ thuật miền Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
thực hiện năm
2005.
Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên
toàn quốc (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, và điều) do Viện Quy hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm
4
2006.
Thông qua các điều tra khảo sát thực địa các vùng trồng hồ tiêu trọng
điểm theo hộ, xã, huyện; điều tra thu thập các số liệu thứ cấp; phân tích
tài chính – kinh tế; phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm các giải pháp về
giống và kỹ thuật canh tác, các công trình trên đã đưa ra những kết quả và kết
luận chính như sau:
a) Xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm
Qua đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu cả nước, các công trình nghiên
cứu trên đã xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm có quy mô lớn gồm
có:
Vùng Đông Nam bộ có các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và
Đồng
Nai; Vùng Tây Nguyên có các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắk, Gia Lai; Vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long có Phú Quốc; và
Vùng Bắc Trung bộ có tỉnh Quảng
Trị.
Trong đó, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là các vùng chiến lược có
nhiều ưu thế về yếu tố đất, năng suất, sản lượng và giá thành so với các vùng
khác.
b) Nhận định cơ cấu giống hồ tiêu kém phong phú và chất lượng
nhân giống chưa tốt
Giống hồ tiêu tại Việt Nam là các giống nhập nội với đặc điểm nhân giống
vô tính nên chủng loại không phong phú như các quốc gia khác, mỗi vùng chỉ
trồng phổ biến một vài loại giống hồ tiêu có ở địa phương từ lâu ví dụ như: vùng
Bắc Trung bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, vùng Tây Nguyên chủ yếu là giống
Tiêu Sơn, vùng Đông Nam bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh và Tiêu Trung.
Qua điều tra thực địa xác định được ba bộ giống khá phù hợp với vùng
5
Đông Nam bộ và Tây Nguyên: giống Vĩnh Linh, giống Ấn Độ và giống Lada
Belangtoeng.
Việc nhân giống chưa đảm bảo chất lượng một mặt do các hộ chọn dây
lươn có mầm bệnh hoặc kém phát triển hoặc chọn cành ác (cành cho trái mau ra
hoa nhưng năng suất giảm mạnh sau 3 đến 4 năm thu hoạch)
c) Đánh giá hiệu quả sản xuất hồ tiêu
tại các vùng trồng tính trên một ha cho
từng loại đất thông qua việc đánh giá chi phí và thu nhập của Hộ có so sánh với
một số cây trồng khác, kết quả cây hồ tiêu là một trong những cây trồng có hiệu
quả nhất, cụ thể:
Bảng 1.1. Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Vùng 2002 2005
Thu
nhập
ròng
Thu nhập
Lao động gia
Đình
Thu
nhập
ròng
Thu nhập
Lao động gia
đình
Duyên Hải
Trung bộ
22,30 32,11 8,45 23,76
Tây Nguyên 25,07 36,47 13,21 23,21
Đông Nam bộ 27,60 43,59 13,30 23,40
Kiên Giang 8,45 23,76
Nguồn: Kết quả điều tra của “Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến
2010” và
“Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn
quốc2005”
6
Bảng 1.2. Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng Đông
Nam bộ và Phú Quốc năm 2004, theo quan điểm ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Năm đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đầu tư ban đầu 88,6
Chi vật tư 9,7 15,6 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2
Chi lao động 6,1 8,6 12,0 13,8 14,4 14,0 13,2 13,2 13,2 13,2
Tổng ngân lưu ra 104,4 24,2 29,2 31,0 31,6 31,2 30,4 30,4 30,4 30,4
Năng suất(tấn/ha) 2,6 3,6 4,0 3,7 3,2 3,2 3,2 3,2
Giá bán(triệu đồng/tấn) 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5
Ngân lưu vào 45,5 63,0
70,
0
64,8 56,0 56,0 56,0 56,0
Ngân lưu ròng -104,4 -24,4 16,3 32,0 38,4 33,5 25,6 25,6 25,6 25,6
NPV(R=10%) 8,5
IRR 11,5
Giá thành(đồng/kg) 13.978
Nguồn: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển
vùng tiêu trọng điểm”
Ngân hàng giả định chu kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu là 10 năm, lãi suất
vay là 10%, nên với NPV>0, IRR >10%, đã có kết luận kinh doanh cây hồ tiêu
có hiệu quả
7
Bảng 1.3. Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng lâu năm
khác năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Hạng mục Giá trị
Sản lượng
Lợi nhuận
Cây hồ tiêu 39,34 18,77
Cây điều 8,70 6,90
Cây cao su 18,00 18,98
Cây cà phê 16,00 10,00
Cây chè 15,00 9,50
Cây ăn quả 17,50 12,50
Cây mía 15,60 7,76
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm
trên toàn quốc 2005”
d) Thống kê hiện trạng các yếu tố chính tác động đến sản lượng, chất lượng
và giá thành sản phẩm hồ tiêu
Các công trình đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất,
sản lượng, chất lượng sản phẩm và giá thành hồ tiêu của Hộ bao gồm: khí hậu,
đất đai, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, sâu bệnh, lao động, vốn, thu
hái và sơ chế biến, thị trường, hỗ trợ khuyến nông, thủy lợi, và điều tra
thống kê mức độ khó khăn và thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng này với kết
quả cụ thể dưới đây.
8
Bảng 1.4. Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn
của các yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ
tiêu trên các vùng trồng tiêu cả nước
Đơn vị tính (%)
Các yếu tố Khó khăn Thuận lợi Bình thường
Thời tiết 20,4 34,9 43,2
Đất 22,9 51,8 25,3
Vốn 57,2 18,4 23,8
Lao động 20,4 42,0 37,6
Hiểu biết kỹ thuật 27,0 29,5 42,3
Hỗ trợ khuyến nông 38,1 28,7 31,7
Thủy lợi 32,4 39,3 28,0
Sâu bệnh 54,5 22,9 21,9
Chế biến sản phẩm 40,3 19,7 38,8
Giá bán 48,4 29,0 22,1
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn
quốc 2005”
Kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu này đã là những căn cứ
quan trọng giúp ngành hàng hồ tiêu Việt Nam kế thừa sử dụng xây dựng chiến
lược phát triển
đến năm 2020, tuy nhiên, mối tương quan giữa các yếu tố ảnh
hưởng và hiệu quả
sản xuất của Hộ chưa được các công trình phân tích định
lượng
b
ằng mô hình kinh tế lượng
.
9
1.1.2. Trên thế giới
Tại các nước sản xuất hồ tiêu, các nhà khoa học và kinh tế có
nhiều công trình nghiên cứu về cây hồ tiêu, điển hình có:
Các công trình nghiên cứu “Các giải pháp kiểm soát sâu bệnh” của Ấn
Độ, Indonesia, Malaysia, SriLanka thực hiện qua các năm 2000 – 2007;
Công trình nghiên cứu “Tỷ lệ sử dụng và kiểm soát dư lượng thuốc
trừ sâu và bảo vệ thực vật cho sản xuất hồ tiêu” của Malaysia 2004 và Brazil
2007;
Các công trình nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất hồ tiêu”của các nước
thực hiện 2002 – 2004;
Công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu đối với giảm nghèo đói ở
nông thôn” của SriLanka 2004
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các nước sản xuất tập trung
nhiều vào khía cạnh kỹ thuật, còn về nghiên cứu kinh tế ít hơn và chủ yếu sử
dụng phương pháp thống kê mô tả là chính. Riêng công trình nghiên cứu “Vai
trò của hồ tiêu đối với giảm nghèo đói ở nông thôn của Sri Lanka” của Vụ
Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Nông sản Xuất khẩu của Sri Lanka đã sử
dụng phân tích hồi quy để đánh giá thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp
từ một số các loại cây con nuôi trồng chính như: gia súc, dừa, chè, cà phê, hồ
tiêu, cam, chanh vàng. Tuy nhiên đề tài cũng chưa nghiên cứu định lượng về
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trong sản xuất hồ tiêu.
Sau khi tìm hiểu nội dung của một số công trình điển hình trong và ngoài
nước như đã trình bày trên đây, đề tài tập trung vào phân tích định lượng -
phương pháp chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về sản xuất hồ tiêu
tại Việt Nam cũng như trên thế giới nhằm bổ sung thêm cơ sở dữ liệu cho các
10
công trình nghiên cứu trước đó thông qua việc phân tích mô hình kinh tế về
mối tương quan giữa một số yếu tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất cây tiêu.
1.2. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,
tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và
chăn nuôi gia súc, gia cầm… (Đinh Phi Hổ, 2008). Nông nghiệp là một
ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế
kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng
cao trong nền kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các
yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập
hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ
sau thu hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần
nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ
giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của
mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến
sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương
mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp
hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những
tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn
tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học,
11
lai tạo giống
1.2.1.2. Đặc điểm
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật.
Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có
tính thời vụ. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và
mang tính khu vực.
1.2.2. Các lý thuyết liên quan
1.2.2.1. Lý thuyết năng suất theo qui mô
Theo lý thuyết năng suất theo qui mô (Robert S.Pindyck và
Daniel L.Rubinfeld, 1999, trích từ Võ Thị Thanh Hương, 2007), việc đo lường
sản lượng gia tăng tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn
đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình sản xuất trong dài hạn. Năng suất tăng
dần theo qui mô khi sản lượng tăng hơn hai lần trong khi các yếu tố đầu vào tăng
gấp đôi (Lê Bảo Lâm và cộng sự, 1999). Đối với các xí nghiệp có chi phí trung
bình dài hạn là cố định cho dù sản lượng tăng, khi đó năng suất không đổi theo
qui mô (David Begg và cộng sự, 1995). Hay nói cách khác, khi tăng gấp đôi số
lượng yếu tố sản xuất được sử dụng thì sản lượng cũng tăng gấp đôi tương ứng,
năng suất không đổi theo qui mô (Lê Bảo Lâm và cộng sự, 1999). Đối với các xí
nghiệp có chi phí trung bình dài hạn tăng theo đà sản lượng tăng (David Begg và
cộng sự, 1995), hay tỉ lệ tăng của sản lượng nhỏ hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố sản
xuất, khi đó năng suất giảm theo qui mô.
1.2.2.2. Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp
- Mô hình Ricardo
12
Ricardo cho rằng giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất có
xu hướng giảm và giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp
(David Ricardo, 1823, trích từ Đinh Phi Hổ, 2006). Mô hình cho thấy nguồn gốc
của tăng trưởng kinh tế là tài nguyên đất nông nghiệp; lợi nhuận của người sản
xuất là nguồn gốc của tích lũy vốn đầu tư và là yếu tố quyết định mở rộng sản
xuất.
- Mô hình Harrod-Domar
Harrod-Domar cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn
sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia (Roy
Harrod-Evsey Domar, 1940, trích từ Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006).
Harrod-Domar đã chỉ ra rằng vốn đầu tư có nguồn gốc từ tiết kiệm. Trong
lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đối với các hộ trồng hồ tiêu ở huyện Trảng
Bom, để có vốn mua phân bón, thuốc trừ sâu, thuê lao động chăm sóc hồ tiêu, họ
đã dùng vốn tích lũy trong kinh doanh để trang trải, đối với những hộ không có
vốn đầu tư, họ sử dụng vốn vay từ định chế chính thức và phi chính thức.
- Mô hình Kaldor
Kaldor cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc
trình độ công nghệ (Kaldor, trích từ Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006). Mô hình
Kaldor cho thấy trong nông nghiệp, nhất là những nước đang phát triển, cần chú
ý phát triển kỹ thuật, đưa phương tiện cơ giới hóa vào canh tác để tăng năng
suất, hiệu quả kinh tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, lợi thế giá rẻ về nhân công đang mất dần do
tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng năng suất (Nguyễn Hoàng
Bảo, 2006). Trong ngành hồ tiêu, nhất là ngành hồ tiêu của tỉnh Đồng Nai,
nếu cứ tiếp tục sử dụng lao động phổ thông, không ứng dụng kỹ thuật mới vào
13
canh tác, ít đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất và chế biến hồ tiêu thì rất khó
để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế ngành hàng này.
- Mô hình Sung Sang Park
Park cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quá trình tích lũy vốn sản
xuất và quá trình tích lũy trình độ công nghệ. Tích lũy vốn sản xuất được thực
hiện một cách liên tục nhờ vào hoạt động đầu tư, trong khi tích lũy công nghệ
phụ thuộc vào đầu tư phát triển con người (Sung Sang Park, 1992, trích từ Đinh
Phi Hổ và cộng sự, 2006).
Sung Sang Park đã kế thừa và phát triển lý thuyết Harrod-Domar. Lý
thuyết của Park đã nêu thêm một điểm mới là tích lũy công nghệ phụ thuộc vào
đầu tư phát triển con người, hay nói cách khác là tăng vốn con người
1
.
Qua mô hình cho thấy, trong nông nghệp cần đầu tư thâm canh,
đầu tư để nâng cao trình độ, tay nghề của người sản xuất để có thể ứng dụng cơ
giới hóa vào canh tác, trồng trọt.
- Mô hình Tân cổ điển
Trường phái Tân cổ điển cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc
vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) (Alfred
Marshall, 1890, trích từ Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006).
Mô hình cho thấy các nước đang phát triển thường lựa chọn cách thức
tăng trưởng theo chiều rộng như lựa chọn công nghệ thâm dụng lao động. Tuy
nhiên, cách thức này lại hạn chế việc nâng cao năng suất lao động. Do đó đối với
những nông hộ trồng cây công nghiệp, nếu có điều kiện thì nâng cao hệ số
vốn/lao động và năng suất lao động sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
1
Vốn con người là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản
xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động không có kỹ năng để tạo ra sản phẩm (Nguyễn Quốc Huy, 1998
trích trong Mincer, 1989).
14