BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRỊNH ĐÌNH ANH VIỆT
QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở QUẢNG TRỊ HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số:
60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HỮU ÁI
Đà Nẵng - Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan
TRỊNH ĐÌNH ANH VIỆT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................................... 2
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 3
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI.................. 5
1.1. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG BẰNG XÃ HỘI .... 5
1.1.1. Khái niệm công bằng xã hội ......................................................... 5
1.1.2. Vai trò của công bằng xã hội ........................................................ 7
1.2. CÁC QUAN NIỆM VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ ...... 9
1.2.1. Quan niệm trƣớc triết học Mác về công bằng xã hội ................... 9
1.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về công bằng xã hội ....... 19
1.3. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI ................................................................. 22
1.3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội ..................... 22
1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hội 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 34
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG
TRỊ HIỆN NAY ............................................................................................. 35
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG TRỊ .................................... 35
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................... 35
2.1.2. Về lịch sử - văn hóa .................................................................... 42
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở QUẢNG TRỊ
HIỆN NAY ...................................................................................................... 43
2.2.1. Những thành tựu đạt đƣợc trong thực hiện công bằng xã hội .... 43
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................. 50
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ
HỘI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY ........................................................ 54
2.3.1. Giải quyết hài hòa và hợp lý lợi ích giữa cá nhân và xã hội ...... 54
2.3.2. Nghịch lý trong việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách
xã hội trong việc giải quyết lợi ích của cộng đồng dân cƣ .................. 56
2.3.3.Giải quyết hài hòa, đúng pháp luật mâu thuẫn giữa lợi ích nhà
đầu tƣ và lợi ích ngƣời lao động ........................................................... 57
2.3.4. Thực hiện tốt có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn trong
lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm thực hiện công bằng xã hội trong
lĩnh vực này .......................................................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 60
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG
XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY .............................................. 61
3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP ....................................................... 61
3.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................... 61
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................ 64
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ..................................................................................... 65
3.2.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Trị trong việc thực hiện công bằng xã hội ............................... 65
3.2.2. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách về công bằng xã hội .... 68
3.2.3. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền và giáo dục về công bằng xã
hội các tầng lớp nhân dân tỉnh Quảng Trị ............................................ 73
3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện công
bằng xã hội ........................................................................................... 74
3.2.5. Xã hội hóa các nguồn lực cho thực hiện công bằng xã hội ........ 75
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ .................................................................................... 77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Loài ngƣời đã tiến bƣớc vào thế kỷ XXI, với những thuận lợi, khó khăn
và thách thức mới. Thế kỷ của sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho cục diện thế giới có
những biến động và phân hóa sâu sắc về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Một số quốc gia, trên thế giới đã có
những biến đổi lớn so với những thập niên cuối thế kỷ XX.
Dân tộc Việt Nam, sau hơn 25 năm đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, chúng ta đã đạt đƣợc những kết quả to lớn đáng khích lệ, kinh
tế tăng trƣởng khá nhanh, chính trị ổn định, an ninh đƣợc giữ vững, quốc
phòng đƣợc tăng cƣờng, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện rõ rệt
vị trí của Việt Nam trên trƣờng quốc tế không ngừng đƣợc nâng cao. Đại hội
đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: Phải thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển là một
chủ trƣơng lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta, thể hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh chung đó, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân
dân Quảng Trị đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện
công bằng xã hội trên các phƣơng diện của đời sống xã hội nhƣ: xóa đói, giảm
nghèo, an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo, y tế, giáo dục và đào tạo v.v… Tuy nhiên, do các nguyên nhân
chủ quan và khách quan nên những thành tựu đã đạt đƣợc chƣa thực sự đáp
ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh.
Đứng trƣớc thực trạng đó, đòi hỏi cần có sự đánh giá khách quan và
khoa học, trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng xã
hội, nhằm tìm kiếm các giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu công bằng xã hội,
2
đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa của Tỉnh Quảng Trị. Nhận thức
đƣợc tầm quan trọng đó, nên tôi chọn đề tài "Quan niệm của chủ nghĩa
Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực hiện công bằng xã hội ở
Quảng Trị hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng xã hội, từ sự
phân tích thực trạng công bằng xã hội ở Quảng Trị hiện nay, luận văn xây dựng
các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội ở Tỉnh Quảng Trị hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng
xã hội
Thứ hai: phân tích thực trạng thực hiện công bằng xã hội ở Quảng Trị
hiện nay.
Thứ ba: xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội ở
Quảng Trị hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội.
- Thực trạng thực hiện công bằng xã hội ở Quảng Trị hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi quan niệm của chủ nghĩa MácLênin về công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội ở Quảng Trị
hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
3
chủ nghĩa duy vật lịch sử, có sự kết hợp với các phƣơng pháp: phân tích, tổng
hợp, so sánh, trừu tƣợng và khái quát hóa, thống kê... nhằm thực hiện mục
đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về công bằng xã hội với việc thực hiện công bằng xã hội ở Quảng Trị hiện
nay, từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp thích hợp nhằm thực
hiện tốt công bằng xã hội ở Quảng Trị hiện nay.
Kết quả nghiên cứu luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cơ
quan hoạch định chính sách về công bằng xã hội, cũng nhƣ những ai quan tâm
về vấn đề này.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Xung quanh vấn đề: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công
bằng xã hội với việc thực hiện công bằng xã hội ở Quảng trị hiện nay, đã có
rất nhiều đề tài nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ:
“Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá
trình chuyển sang cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta”, do TS Hoàng Thị Thành làm
chủ nhiệm đề tài, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; “Tăng
trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nƣớc châu Á và Việt Nam”, do
TS Lê Bộ Lĩnh làm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “Tăng
trƣởng kinh tế và công bằng xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một
số tỉnh miền Trung”, do TS Phạm Hảo, TS Võ Xuân Tiến, TS Mai Đức Lộc
đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; "Tăng trƣởng kinh tế
và công bằng xã hội lý thuyết và thực tiễn ở Thành Phố Hồ Chí Minh", do tác
giả Đỗ Phú Trần Tỉnh (chủ biên), Nxb Lao động, 2010; “Vai trò của pháp luật
trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ
của Vũ Anh Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001); “Giải
4
quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế và
công bằng xã hội ở nƣớc ta” của tác giả Nguyễn Tấn Hùng (Tạp chí Triết học,
số 5/1999); “Nhà nƣớc với việc thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của
Võ Thị Hoa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; “Quan hệ giữa
tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta
(Qua thực tế tỉnh Quảng Trị)”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Phong,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; “Thực hiện công bằng xã
hội giữa các dân tộc trong giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc
nƣớc ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Dũng, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004; “Quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải pháp”, do TS
Nguyễn Thị Nga làm chủ nhiệm đề tài, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2006; “Vai trò của Nhà nƣớc trong việc kết hợp tăng trƣởng kinh tế với
công bằng xã hội ở nƣớc ta hiện nay”, của PGS.TS Trần Thành, Tạp chí Triết
học, số 2(177), 2006; “Quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội
ở nƣớc ta hiện nay - những quan điểm cơ bản của Đảng”, của TS Nguyễn Thị
Nga, Tạp chí Triết học, số 9(184), 2006 “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã
hội”, của TS. Nguyễn Minh Hoàn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết của các nhà khoa học đăng trên các báo và
tạp chí bàn về vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian
gần đây. Tuy nhiên, vẫn chƣa có tác giả nào đề cập vấn đề một cách trực tiếp dƣới
góc độ triết học nhƣ tên đề tài đã nêu. Những tài liệu nêu trên chứa đựng những
giá trị khoa học rất quý giá, đƣợc tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc để phát triển
trong luận văn này.
5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm công bằng xã hội
Trong lịch sử có rất nhiều quan điểm khác nhau về công bằng xã hội,
nó đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm công bằng xã hội
thƣờng gắn liền với khái niệm bình đẳng xã hội. Vì vậy, việc phân biệt hai
khái niệm này là cần thiết giúp ta hiểu đƣợc thực chất và các khía cạnh khác
nhau khi nhận thức.
Khi nói đến bình đẳng, là nói đến quan hệ ngang nhau giữa con ngƣời
với con ngƣời trong một lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể nào đó, ví dụ, sự
ngang bằng nhau về địa vị kinh tế, chính trị, đạo đức, tín ngƣỡng… Ngoài
những lĩnh vực đó, nếu xét sự ngang bằng nhau giữa ngƣời với ngƣời, chẳng
hạn, về thể chất, trí lực, hay những điều kiện khác thì ngƣời ta không gọi đó là
sự bình đẳng mà thƣờng coi đó là sự ngang bằng nhau.
Xã hội bao giờ cũng là sự tác động lẫn nhau giữa những con ngƣời, do
đó sự bình đẳng giữa ngƣời và ngƣời trong một lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất
định bao giờ cũng là sự bình đẳng thể hiện ở mối quan hệ xác định, một là, sự
bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ; hai là, sự bình đẳng trong việc đƣợc
hƣởng quyền lợi và ba là, bản thân mối quan hệ tƣơng ứng hoặc không tƣơng
ứng giữa sự ngang nhau.
Khi nhấn mạnh rằng, công bằng xã hội chỉ là bình đẳng ở thực hiện
nghĩa vụ hoặc chỉ là bình đẳng về quyền lợi, hoặc ở trƣờng hợp thứ ba nhƣ đã
nêu ở trên đã tạo nên những quan niệm rất khác nhau trong lịch sử về bình
đẳng; bất bình đẳng; về công bằng; bất công bằng xã hội.
6
Thuật ngữ “công bằng” đƣợc dùng trong tiếng Việt theo nghĩa hẹp hơn
so với trong một số tiếng nƣớc ngoài. “Justice”, trong tiếng Anh và tiếng
Pháp, đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, là sự đúng đắn, chính đáng, lẽ phải,
công lý… Do đó, khi đề cập đến “social justice”, trƣớc hết, ngƣời ta nói đến
khía cạnh pháp lý của nó. Nhƣ vậy, vấn đề phân phối chỉ là một trong những
khía cạnh của công bằng xã hội. Ngoài ra, vấn đề tự do cá nhân, quyền con
ngƣời, vấn đề môi trƣờng,… cũng đƣợc coi là những khía cạnh khác nhau của
công bằng xã hội.
Trong tiếng Việt, khi nói tới công bằng, ngƣời ta thƣờng liên tƣởng đến
“sự bằng nhau”, tức sự bình đẳng. Thật ra, công bằng và bình đẳng tuy có liên
quan với nhau, nhƣng đó là hai khái niệm khác nhau. Công bằng có khía cạnh
bình đẳng, đồng thời có khía cạnh bất bình đẳng. Bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ công dân trƣớc pháp luật; bình đẳng về nhân phẩm, chủng tộc, giới
tính, tín ngƣỡng tôn giáo chống lại mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử là những
yêu cầu của công bằng xã hội. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về hƣởng thụ do
sự không ngang nhau về phẩm chất và năng lực trong lao động, cống hiến
cũng là một yêu cầu của công bằng xã hội.
Bản chất của công bằng xã hội, là sự tƣơng xứng giữa một loạt các khía
cạnh khác nhau trong quan hệ giữa cái mà cá nhân, nhóm xã hội làm cho tập
thể, cho xã hội hoặc cho cá nhân, nhóm xã hội khác với cái mà họ đƣợc
hƣởng từ tập thể, xã hội hay từ cá nhân, nhóm xã hội khác. Cái mà cá nhân
làm có thể là điều tốt lành cho xã hội (lao động, cống hiến, nghĩa vụ lao động)
hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội (thí dụ: tội phạm…). Còn cái
mà cá nhân đƣợc hƣởng có thể là tiền công, phần thƣởng, quyền lợi, địa vị xã
hội, sự đánh giá, ghi công của xã hội,… và cũng có thể là sự trừng phạt bằng
những hình thức từ thấp đến cao.
7
Mặc dù có rất nhiều quan niệm khác nhau về thƣớc đo bình đẳng của xã
hội, nhƣng chung quy các quan điểm ấy thƣờng có một điểm chung là nhấn
mạnh đến một xuất phát điểm bình đẳng ở sự tự nguyện nhƣ là thƣớc đo thực
sự của công bằng xã hội. Trong lịch sử, mỗi quan điểm khác nhau về công
bằng đƣợc gắn với những nguyên tắc để đánh giá là công bằng hay không
công bằng. Điều đáng chú ý là một số học giả phƣơng Tây hiện đại cho rằng,
những nguyên tắc bình đẳng – thƣớc đo của công bằng xã hội đƣợc nhấn
mạnh thể hiện ở: bình đẳng về cơ hội; bình đẳng về kết quả; thậm chí cả ở
nguyên tắc bình quân chủ nghĩa… Với những quan niệm nhƣ vậy thì trong
lịch sử của nhân loại các tƣ tƣởng về công bằng xã hội đã đƣợc bàn nhƣ thế
nào kể từ thời cổ đại cho đến ngày hôm nay, sau đây là một số quan niệm của
triết học phƣơng Đông và phƣơng Tây về công bằng xã hội.
Như vậy, thì công bằng xã hội là một phạm trù xã hội dùng để chỉ trình
độ phát triển về phương diện xã hội của con người (cá nhân và cộng đồng),
đƣợc thực hiện và thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, tinh thần, mà trƣớc hết là lĩnh vực xã hội. Nó phản
ánh mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi giữa xã hội và cá nhân, nhằm đảm
bảo sự phát triển hài hòa của con ngƣời, của xã hội phù hợp với xu thế và tiến
bộ xã hội. Công bằng xã hội vừa là khát vọng của con ngƣời, vừa là động lực,
là mục tiêu của sự phát triển xã hội, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của sự
nghiệp đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Công bằng xã
hội là sự ngang bằng nhau giữa ngƣời và ngƣời về phân phối sản phẩm vật
chất và tinh thần theo nguyên tắc cống hiến nhƣ nhau thì đƣợc hƣởng thụ
giống nhau.
1.1.2. Vai trò của công bằng xã hội
Công bằng xã hội có vai trò và vị trí quan trọng trên nhiều phƣơng diện
trong đời sống xã hội.
8
Trước hết, công bằng xã hội là động lực của sự phát triển xã hội. Xã
hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy
mối quan hệ của con ngƣời và sự tác động lẫn nhau giữa ngƣời với ngƣời làm
nền tảng. C. Mác cho rằng, xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội
biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối
với nhau. Với tƣ cách vừa là một bộ phận của tự nhiên, vừa là sản phẩm của
sự tác động qua lại giữa con ngƣời, để tồn tại và phát triển, sự vận động của
xã hội phải tuân theo những quy tắc khách quan. Khác với quy luật tự nhiên,
sự tác động của quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con ngƣời.
Động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động trong mọi thời đại, mọi xã hội là lợi
ích của chủ thể hoạt động. Do vậy, lợi ích trở thành yếu tố quan trọng trong
cơ chế hoạt động của các quy luật xã hội và trong nhận thức của con ngƣời về
các quy luật đó.
Công bằng xã hội là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội. Công
bằng xã hội là phạm trù chính trị - xã hội, đạo đức có tính lịch sử. Trong hình
thái kinh tế - xã hội, một quan hệ sản xuất thống trị sẽ có một nguyên tắc phân
phối trên cơ sở quan hệ sản xuất ấy. Nguyên tắc phân phối trong chế độ cộng
sản nguyên thủy là bình quân. Nguyên tắc phân phối chủ đạo trong chế độ nô
lệ là quan hệ bất công, bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ vì trong xã hội này,
tƣ liệu sản xuất chủ yếu thuộc về tầng lớp chủ nô, nô lệ thuộc sở hữu của chủ
nô. Nguyên tắc phân phối chủ đạo trong chế độ phong kiến là quan hệ bất
công, bất bình đẳng giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến vì trong xã
hội này tƣ liệu sản xuất và sức lao động của ngƣời lao động là sở hữu của lãnh
chúa phong kiến. Trong chủ nghĩa tƣ bản, tƣ liệu sản xuất thuộc về giai cấp tƣ
sản, vì vậy nguyên tắc phân phối chủ đạo trong xã hội này là quan hệ bất công
và bất bình đẳng giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp công nhân. Trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tƣ
9
liệu sản xuất và các thành phần kinh tế. Do đó, các nguyên tắc phân phối cũng
khá đa dạng, trong đó, nguyên tắc phân phối theo lao động vẫn là nguyên tắc
chủ đạo, bởi chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đặc trƣng cơ bản
trong thời kỳ quá độ. Theo đó, nguyên tắc phân phối này tiến bộ hơn so với
chủ nghĩa tƣ bản.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự
nhiên. Trong lịch sử phát triển ấy, tiến bộ xã hội đƣợc thể hiện thông qua sự
tiến bộ của các hình thái kinh tế - xã hội. Qua các hình thái kinh tế - xã hội đã
có trong lịch sử, ta thấy rõ mức bất công trong phân phối sản phẩm của lao
động đã giảm dần và mức công bằng tăng dần. Cùng với quan hệ phân phối
nhƣ trên, quan hệ trao đổi theo nguyên tắc ngang giá giữa các chủ sở hữu
hàng hóa trong nền sản xuất hàng hóa cũng đƣợc tăng lên theo sự phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội. Nhƣ vậy, trình độ công bằng xã hội đạt
đƣợc trong từng hình thái kinh tế - xã hội chính là thƣớc đo về mặt xã hội của
tiến bộ xã hội tƣơng ứng với hình thái kinh tế - xã hội ấy.
1.2. CÁC QUAN NIỆM VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ
1.2.1. Quan niệm trƣớc triết học Mác về công bằng xã hội
Tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại
Nếu phƣơng Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Trung
Hoa là một trong những trung tâm, rực rỡ và phong phú nhất của nền văn
minh ấy. Trong đó, tƣ tƣởng triết học, đƣợc xem là nền tảng của nền văn hóa
cổ Trung Quốc.
Với tính cách là hình thái ý thức xã hội, quá trình phát triển của tƣ
tƣởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với sự biến đổi của tính chất sinh
hoạt xã hội Trung Hoa cổ đại. Nội dung và đặc điểm của nền triết học đó tất
yếu phản ánh và bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử của xã hội ấy.
10
Khổng Tử ( 551 – 479 tr. CN), Ngƣời sáng lập ra học thuyết Nho, nhà
tƣ tƣởng vĩ đại của Trung Hoa trong thời cổ đại. Lịch sử Trung Hoa cổ đại
cho rằng cuối thời Xuân - Thu sự thay đổi các quan hệ sản xuất trong phƣơng
thức chiếm hữu nô lệ bắt đầu dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thƣợng tầng của xã
hội. Ông cho rằng: Muốn cho xã hội thái bình, thịnh trị thì không đƣợc để cho
giàu nghèo quá cách biệt. Về bản chất là biểu hiện của quan điểm công bằng,
luận điểm này bị phê phán kịch liệt, rằng đó là cơ sở hình thành chủ nghĩa
bình quân. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, khi ông nói: Không sợ thiếu, chỉ sợ
không công bằng, không lo nghèo chỉ lo lòng người không yên thì giá trị nhân
văn của cộng đồng của bình đẳng đƣợc khẳng định và có vai trò to lớn trong
đời sống xã hội.
Mạnh Tử ( 371 – 289 tr. CN) một triết gia lớn thời Tiên Tần khi đề cập
về công bằng xã hội, Ông đƣa ra thuyết “Nhân chính” chống việc dùng vũ lực
thôn tính lẫn nhau giữa các nƣớc, đòi hỏi bọn quý tộc phải để cho nhân dân có
tài sản riêng thì họ mới yên tâm làm ăn. Trong xã hội “Trên dƣới tranh lợi lẫn
nhau”, ông chủ trƣơng chống điều lợi, chống làm giàu. Để tránh đƣợc hiện
tƣợng “Trên dƣới tranh lợi lẫn nhau”, Ông đƣa ra phép “Tỉnh điền” thực chất
là muốn quay trở lại mô hình xã hội thị tộc công xã thời Chu. Ông cũng đề ra
chủ trƣơng “Chính trị đƣợc lòng dân” khá mới mẻ. Ông nói: “Dân vi quý , xã
tắc thứ chi, quân vi khinh” nghĩa là, đáng quý nhất là dân, kế đến là xã tắc,
còn vua là thƣờng, vua coi những ngƣời tôi nhƣ con chó, con ngựa, thì những
ngƣời tôi coi vua nhƣ những ngƣời khác; vua coi ngƣời tôi nhƣ cỏ rác, thì
những ngƣời tôi coi vua nhƣ kẻ thù. Đó là những tƣ tƣởng tiến bộ, phù hợp
với xu thế phát triển của lịch sử.
Mặc dù là ngƣời ủng hộ chế độ phân định đẳng cấp trong xã hội xuất
phát từ thế giới quan của mình, cũng nhƣ xuất phát từ quan điểm trong quan
hệ hàng hóa; Mạnh Tử luôn nhấn mạnh cơ sở đảm bảo sự ổn định xã hội
11
chính là bị quy định bởi sự đối xử nhân nghĩa của ngƣời quân tử, của bậc
quân vƣơng đối với hạng bình dân. Đặc biệt, với quan điểm về mối quan hệ
hai chiều thể hiện sự công bằng mang tính “khế ƣớc” ấy, và trên cơ sở này
nếu đem so sánh với vị trí của xã tắc, của bậc quân vƣơng, với ngƣời dân
trong tƣ tƣởng của Mạnh Tử, thì thậm chí, thứ hạng của ngƣời dân luôn một
trật tự: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Đây chính là nền tảng một
tƣ tƣởng theo quan niệm của Mạnh Tử.
Mặc Tử ( 480 – 420 tr.CN) sống trong bối cảnh xã hội thời kỳ tan rã
của chế độ thị tộc dựa trên chế độ bất công. Đây là thời kỳ đang phát triển của
chế độ tƣ hữu, mà ở đó dân tự do và thợ thủ công ngày càng có vị trí kinh tế
đáng kể trong xã hội, họ mong muốn đƣợc tham gia chính quyền. Tƣ tƣởng
của Mặc Tử chính là sự phản ánh nguyện vọng của tầng lớp dân tự do, sản
xuất nhỏ.
Xuất phát từ thực tế nhƣ vậy, Mặc Tử đã mơ ƣớc xây dựng đƣợc một
xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi ngƣời trong xã hội không phân biệt trên dƣới,
cùng thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng làm lợi cho nhau trên tinh thần
“kiêm ái”. Tƣ Tƣởng “kiêm ái” đƣợc Mặc Tử coi là mực thƣớc của một xã
hội tốt đẹp vì lợi ích của mọi ngƣời. Điều đó cũng đƣợc thực hiện tinh thần
dân chủ bình đẳng sơ khai và chủ nghĩa vị tha trong tƣ tƣởng của ông. Thậm
chí, với học thuyết “kiêm ái” và chủ nghĩa công lợi, thì ngƣời ta cho rằng Mặc
Tử là ngƣời đầu tiên có ý tƣởng về thế giới đại đồng (một xã hội hòa thuận
mà ở đó con ngƣời hoàn toàn bình đẳng với nhau và công lý đƣợc thi hành
triệt để). Tuy nhiên, mong muốn xây dựng đƣợc một xã hội mà ở đó mọi
ngƣời cùng có thể thƣơng yêu lẫn nhau, cùng làm lợi cho nhau theo ông lại
phải thông qua “ý chí của trời”, thì chính điều này lại khiến tƣ tƣởng của Mặc
Tử trở thành một ảo tƣởng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
12
Lão Tử ( 604 – 531 tr.CN) là một trong những nhà tƣ tƣởng vĩ đại nhất
của Trung Hoa cổ đại, ngƣời sáng lập ra phái Đạo gia. Ông có cái nhìn đúng
đắn về nguyên nhân của hiện thực.
Lão Tử phê bình một cách gay gắt giai cấp thống trị đƣơng thời. Ông
chỉ ra rằng dân đói là do sự nhũng nhiễu của quan lại và sƣu thuế nặng nề.
Lão Tử chỉ trích bọn mặc quần áo gấm vóc, mang thanh gƣơm sắc bén, ăn
món ngon vật lạ và tích lũy quá nhiều, đó là kẻ trộm cƣớp…, thái độ trốn
tránh hiện thực, phục cổ và thủ tiêu đấu tranh giai cấp của Lão Tử cũng thể
hiện khá rõ. Ông chủ trƣơng “không chống lại cái xấu” bởi vì, “pháp luật
càng nghiêm minh thì trộm cƣớp càng lắm”, đòi hỏi giai cấp thống trị cũng
nhƣ nhân dân phải tuân theo quy luật tự nhiên. Ông cho rằng ngƣời đứng đầu
Nhà nƣớc phải là thánh nhân trị vì thiên hạ bằng đạo “vô vi”. Xóa bỏ mọi
ràng buộc con ngƣời bởi quy phạm đạo đức, pháp luật trả lại cho con ngƣời
cái bản tính tự nhiên của nó.
Lão Tử tuyệt đối hóa quy luật khách quan (Đạo). Ông chủ trƣơng
không nên tiến lên, mà trở lại đời sống nguyên thủy, lên án kinh tế hàng hóa,
muốn giữ nền kinh tế xã hội công xã thị tộc, không có tƣ hữu và Nhà nƣớc.
Mặc dù vậy tƣ tƣởng của ông có ảnh hƣởng rất lớn ở Trung Hoa.
Hàn Phi Tử (280 - 233 tr.CN) là một công tử nƣớc Hàn, từ nhỏ Ông đã
nổi tiếng thông minh, học giỏi. Ông say mê nghiên cứu cả đạo Nho, đạo Lão,
nhƣng đặc biệt quan tâm là học thuyết của phái Pháp gia. Ông đã phát triển tƣ
tƣởng pháp trị của các nhà triết học trƣớc đó thành một học thuyết pháp trị
khá hoàn chỉnh thực hiện chủ nghĩa quân chủ chuyên chế tập trung đến cao độ
nhằm xóa bỏ tình trạng phân tán cát cứ kéo dài hơn 500 năm của thời Xuân
Thu – Chiến Quốc nhằm thiết lập một xã hội công bằng. Sau khi ông mất, học
thuyết chính trị của ông đƣợc nhà Tần hết sức đề cao.
13
Trong xã hội phong kiến, với sự phân chia giai cấp địa chủ và nông
dân, đất đai và tƣ liệu sản xuất thuộc về giai cấp địa chủ, quý tộc, nông dân họ
chỉ là ngƣời làm thuê, con ngƣời hàng ngày vẫn phải đối mặt với những bất
công trong xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân của hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa của nông dân chống lại bọn địa chủ phong kiến đòi công bằng và
bình đẳng trong xã hội. Ph. Ăngghen đã từng nhận xét: "điều đó lý giải vì sao
chế độ phong kiến lại có nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại địa chủ, lãnh chúa
để đòi công bằng xã hội" [42, tr. 243].
Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại
Trong nền văn minh rực rỡ của phƣơng Đông, Ấn Độ cổ đại là một
trong những cái nôi triết học, tôn giáo lâu đời, phong phú và đặc biệt của nhân
loại. Phật giáo là một trào lƣu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ
VI trƣớc công nguyên, ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng
biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ. Đạo Phật đƣợc xây dựng trên cơ sở
cuộc đời và tƣ tƣởng triết lý của Thích Ca Mâu Ni. Khi bàn về công bằng xã
hội, Phật giáo thừa nhận sự tồn tại lâu dài của bất công, lý giải nó bằng các
nguyên nhân sinh học và tâm lý, tìm con đƣờng giải phóng bằng sự tu tập
thiện nguyện và nhận thức. Vì thế, những bất công trên cõi đời không phải là
tồn tại thực. Khi con ngƣời nhận thức đƣợc bản thể chân thực của mình là vô
ngã, vô thường. Coi cuộc đời chỉ là một kiếp trong vòng luân hồi, hƣớng tới
cõi Niết bàn, nơi con ngƣời đƣợc giải thoát khỏi mọi sự khổ đau, trở về với
trạng thái tĩnh lặng chỉ có nhƣ thế, con ngƣời mới tự do, viên mãn.Tuy nhiên,
không vì thừa nhận tính chất tạm bợ, vô thƣờng của kiếp ngƣời mà Phật giáo
không chủ trƣơng giảm thiểu sự bất công, nỗi đau khổ của chúng sinh trên
cuộc đời này. Lòng từ, bi, hỉ, xả chủ trƣơng hành thiện và giáo hóa Phật pháp
đƣợc ngƣời tu hành Phật giáo coi là phƣơng tiện cứu giúp con ngƣời, hóa giải
bất công, đau khổ trong xã hội.
14
Quan niệm của triết học phƣơng Tây về công bằng xã hội
Platon ( 427 – 347 tr, CN) nhà triết học phƣơng Tây thời cổ đại, trong tác
phẩm Nhà nước và Luật lệ, ông đã khẳng định, không có sự bình đẳng giữa
những tầng lớp khác nhau trong xã hội, bởi vì theo ông, bản thân Nhà nƣớc
xuất hiện từ chính sự đa dạng của nhu cầu con ngƣời. Do có sự đa dạng về
nhu cầu nên xã hội cần phải duy trì các hạng ngƣời khác nhau để thỏa mãn
các nhu cầu của xã hội.
Theo Platon, trong xã hội đƣơng thời hoàn toàn không có sự bình đẳng. Đó
là điều tất yếu. Vì thế, ông cho rằng : “Sự bình đẳng giữa những ngƣời không
bình đẳng là tệ xấu chủ yếu của nền dân chủ”, và : “Đối với những ngƣời
không bình đẳng, sự bình đẳng sẻ trở thành không bình đẳng. Sự bình đẳng
chân chính là ở tính cân đối – ngƣời này đƣợc nhiều hơn, ngƣời khác đƣợc ít
hơn, căn cứ theo bản chất của mỗi ngƣời…” Ông coi việc ngƣời nô lệ mà
đƣợc đối xử nhƣ ngƣời tự do là điều vƣợt ra khỏi lẽ phải thông thƣờng.Tuy
nhiên, ông lại cho rằng dù xã hội không có sự bình đẳng nhƣng vẫn có công
bằng, bởi lẽ công bằng là ở chỗ mỗi hạng ngƣời dù ở địa vị xã hội nào cũng
phải làm hết trách nhiệm của mình. Nhƣ vậy, quan niệm của ông về công
bằng xã hội, cái đƣợc nhấn mạnh không phải là sự ngang bằng giữa ngƣời với
ngƣời trong mối quan hệ giữa cống hiến và hƣởng thụ, mà là sự phân định về
đẳng cấp.
Những tƣ tƣởng của Platon về công bằng và bình đẳng đã ảnh hƣởng nhất
định đến những quan điểm về công bằng xã hội sau này, nhƣng với những
mục đích chính trị - xã hội không hoàn toàn giống nhau.
Arixtốt ( 384- 322 tr. CN) là một nhà hiền triết vĩ đại thời kỳ cổ đại Hy Lạp,
đã có những tƣ tƣởng sâu sắc về công bằng xã hội. Ông đã đƣa ra những quan
điểm về vai trò của Nhà nƣớc đối với việc thực hiện công bằng xã hội theo
ông, Nhà nƣớc là kết quả phát triển của con ngƣời khi con ngƣời chuyển từ
15
đời sống tự nhiên sang đời sống chính trị, chính vì con ngƣời là động vật
chính trị sống cố kết trong một cộng đồng xã hội nhất định, cho nên con
ngƣời cần đƣợc đảm bảo không chỉ về vật chất, mà còn phải đảm bảo cả sự
công bằng. Ông cho rằng, công bằng là sự bình đẳng giữa những ngƣời có
cùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng giữa những ngƣời không có cùng địa
vị xã hội thì cũng đƣợc ông coi là công bằng nhƣ đã dẫn ở trên. Nhƣ vậy,
trong quan niệm của ông dù công bằng là bình đẳng giữa những ngƣời có
cùng địa vị xã hội hay là bất bình đẳng của những ngƣời không có điạ vị xã
hội, thì cả sự bình đẳng và bất bình đẳng ấy đều là thƣớc đo của sự công bằng.
Ông là ngƣời đầu tiên phát hiện ra thƣớc đo của sự công bằng nằm trong
chính cơ sở kinh tế. Arixtốt cho rằng, cơ sở của sự công bằng xã hội là sự
công bằng trong trao đổi vật phẩm. Mặc dù ông thấy đƣợc rằng, phải có sự “
đồng nhất về chất” của những hàng hóa đƣợc trao đổi thì mới có thể tiến hành
trao đổi đƣợc. Ông chỉ nêu lên biểu hiện giá trị của hàng hóa bằng hình thái
tiền của nó mà không thấy đƣợc chính lao động là thƣớc đo chung của công
bằng và bình đẳng trong mối trao đổi hàng hóa. Chính hoàn cảnh xã hội ấy đã
khiến cho quan niệm của ông về công bằng xã hội đã bị bó hẹp trong quan hệ
đẳng cấp.
Tuy vậy, những đóng góp của ông đƣợc C. Mác cho rằng: Thiên tài của
Arixtốt chính là ở chỗ, trong biểu hiện giá trị của các hàng hóa, ông đã tìm ra
đƣợc một quan hệ bình đẳng chỉ có những giới hạn lịch sử của xã hội mà ông
đang sống mới ngăn cản không cho ông thấy đƣợc “ trong thực tế”, mối quan
hệ bình đẳng đó là cái gì.
Xanh Ximông ( 1760 – 1825) một nhà xã hội chủ nghĩa không tƣởng Pháp,
đã đƣợc C. Mác đánh giá là ngƣời trực tiếp biểu hiện ra nhƣ là ngƣời phát
ngôn của giai cấp cần lao. Công lao của ông trƣớc hết thể hiện ở chỗ ông đã
thừa nhận sự phát triển của xã hội là một quá trình tiến bộ từ thấp đến cao, từ
16
giản đơn đến phức tạp, ông đặt niềm tin vào sự tiến bộ bằng một xã hội ngày
càng công bằng hơn. Xanh Ximông dõi theo cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp
nhân dân bị áp bức, cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô, giữa nông dân và
phong kiến. Ông đã đi đến kết luận các giai cấp xuất hiện là do sự chiếm đoạt.
Đứng trƣớc thực tế xã hội đầy rẫy những bất công và bất bình đẳng thì ông
đã mơ ƣớc xây dựng một xã hội tốt đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần cho mọi ngƣời. Tuy vậy, ông vẫn chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án cụ
thể để xóa bỏ sự bất công xã hội.
Phuriê ( 1772 – 1837) là một trong ba nhà xã hội chủ nghĩa không tƣởng
thời kỳ này, đã đƣợc Ăngghen đánh giá một trong ba nhà tƣ tƣởng – mặc dù
tất cả tính chất ảo tƣởng và không tƣởng trong các học thuyết của họ - thuộc
về những trí tuệ vĩ đại nhất của tất cả mọi thời đại và đã tiên đoán đƣợc…
Ăngghen cho rằng, cái vĩ đại nhất của ông đã bộc lộ trong quan điểm lịch sử
xã hội là việc ông chia lịch sử xã hội ra làm 4 giai đoạn phát triển: giai đoạn
mông muội, gia trưởng, dã man và giai đoạn văn minh.
Mặc dù, ông cho rằng công bằng xã hội chỉ có đƣợc khi chế độ tƣ hữu tƣ
bản bị xóa bỏ, nhƣng ngƣợc lại ông cũng không đƣa ra phƣơng pháp để thực
hiện việc xóa bỏ chế độ xã hội bất công và bất bình đẳng.
Rôbớt Ôoen ( 1771 – 1858) là ngƣời đƣa ra phƣơng án hết sức cụ thể cho
việc thực hiện lý tƣởng công bằng xã hội, đó là làm sao cho những ngƣời lao
động đƣợc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình bằng việc thực hiện một
chế độ phân phối đồng đều cho ngƣời lao động những kết quả lao động của
chính họ, bởi vì theo ông, mọi nguồn của cải đều là “sản phẩm của giai cấp
lao động”, theo Ăngghen, chính là vì ông xuất phát từ việc khẳng định kết quả
của lực lƣợng ấy cũng phải thuộc về giai cấp lao động. Lực lƣợng sản xuất
mạnh mẽ mới, chỉ để làm giàu cho một số cá nhân và nô dịch quần chúng thì
bây giờ, đối với ông đã trở thành cơ sở để cải tạo cho xã hội, và với tƣ cách là
17
của chung của mọi ngƣời, nên phải đƣợc dùng để mƣu cầu đời sống hạnh
phúc chung. Những tƣ tƣởng của ông thực sự phản kháng mạnh mẽ đối với
thực tế xã hội tƣ sản hết sức bất công.
Tóm lại: Ôoen cùng Xanh Ximông, Rô bớt Ôoen đã thực sự trở thành ba đại
biểu xuất sắc ở thế kỷ XIX với những tƣ tƣởng nhân đạo. Các ông không chỉ
mơ ƣớc, mà còn thực hiện những biện pháp cụ thể để muốn xóa bỏ đi chế độ
tƣ hữu nhằm thực hiện sự công bằng xã hội cho mọi ngƣời trong xã hội.
Chủ nghĩa tƣ bản ra đời, cùng với chiêu bài: "Tự do, bình đẳng, bác
ái", của giai cấp tƣ sản nhằm tập hợp lực lƣợng để thủ tiêu chế độ phong kiến,
đồng thời khẳng định các quyền tự do cá nhân, quyền đƣợc sống trong xã hội
dân chủ theo mô hình Nhà nƣớc "tam quyền phân lập" với một nền pháp luật
tiến bộ, công bằng. Đây là những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng công bằng
xã hội của thời kỳ này.
Tômát Hốpxơ (1588-1679) nhà triết học nổi tiếng đại biểu cho chủ
nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII cho rằng: con ngƣời là giống nhau mà tạo hóa
đã ban cho nên con ngƣời phải đƣợc công bằng và bình đẳng, nhƣng con
ngƣời thì lại có tính tham lam và ích kỷ nên không thể có sự bình đẳng và
công bằng, ông đã chỉ ra rằng: Để đi đến sự công bằng giữa con ngƣời với
con ngƣời thì phải có một lực lƣợng đứng trên để dàn xếp các lợi ích cá nhân,
đó chính là Nhà nƣớc. Tƣ tƣởng này của Tômát Hốpxơ đã mang tính duy vật
về xã hội nhƣng lại chƣa thấy đƣợc trong xã hội có đối kháng giai cấp thì Nhà
nƣớc mang tính giai cấp của giai cấp thống trị, vì vậy, ông đã cho rằng không
thể thực hiện công bằng xã hội chung cho toàn xã hội đƣợc.
Xpinôza (1632-1677) đã đƣa ra những tƣ tƣởng giải phóng con ngƣời và
giải phóng mình đó là nhận thức, chính nhận thức mà làm cho con ngƣời
tránh khỏi tệ nạn xã hội, giải phóng mọi áp bức và bất công. Ông cho rằng,
dốt nát là nguyên nhân của áp bức, bất công, không nhận thức đƣợc hiện thực
18
thì không thể chế ngự đƣợc lòng ham muốn của mình. Tuy nhiên, quan điểm
của ông vẫn chƣa duy vật triệt để về vấn đề xã hội.
J.Rútxô (1712-1778), nhà tƣ tƣởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết
học Khai sáng Pháp, ông cho rằng: xã hội công dân đã tạo ra một xiềng xích
mới trói buộc kẻ yếu, thế lực thuộc về kẻ mạnh, luôn kìm hãm, thủ tiêu bình
đẳng cá nhân và duy trì quan hệ bất bình đẳng. Theo ông, muốn xóa bỏ bất
công, bất bình đẳng thì phải xây dựng một Nhà nƣớc kiểu mới do nhân dân
làm chủ, đồng thời ông cũng phê phán sở hữu tƣ nhân vì sở hữu tƣ nhân là
nguyên nhân làm phân hóa thành kẻ giàu ngƣời nghèo, muốn xóa đƣợc sở
hữu tƣ nhân thì phải thiết lập khế ước xã hội thì mới đạt đƣợc công bằng và
bình đẳng. Đây là những lý tƣởng nhân đạo nhƣng cũng chƣa thoát khỏi hạn
chế lịch sự.
I.Cantơ (1724-1804), đại biểu của nền triết học cổ điển Đức, một trong
những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây trƣớc C.
Mác, khi bàn về vấn đề xã hội ông đã cho rằng: công bằng xã hội bao gồm
công bằng và bảo hộ, công bằng trong trao đổi và phân phối. Đây là tƣ tƣởng
tiến bộ của ông mà sau này đƣợc nhiều ngƣời kế thừa.
J.Rawls. (1921 – 2002) , ngƣời đã đƣa ra một lý thuyết về công bằng xã
hội. Lý thuyết này đƣợc J.Rawls coi là sự tiếp nối những tƣ tƣởng truyền
thống về công bằng xã hội trong lịch sử, đặc biệt là tƣ tƣởng của
G.G.Rutxô.Trong quan niệm của J.Rawls thì sự công bằng hay không công
bằng trong một thể chế xã hội không phải là sự khác nhau về xuất phát điểm
của mỗi cá nhân, mà chỉ chủ yếu ở chỗ, khi tham gia vào hợp tác xã hội, cho
dù có sự bất bình đẳng do có những khác biệt bẩm sinh và địa vị xã hội nhƣng
đó là sự chấp nhận mang tính tự nguyện trong cơ chế hoạt động hợp tác xã hội
chung thì đó vẫn là công bằng.
19
1.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về công bằng xã hội
a. Quan niệm của C. Mác về công bằng xã hội
C. Mác xây dựng quan điểm về công bằng xã hội mà nội dung của nó
chính là nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong nền sản xuất tƣ bản chủ
nghĩa, quan hệ trao đổi ngang giá khi mua và bán sức lao động đƣợc nhà tƣ
bản coi là quan hệ công bằng vì, theo họ, nguyên tắc trao đổi ngang giá đã
phân chia số giá trị gia tăng thu đƣợc sau chu trình sản xuất thành tiền công
của công nhân và lợi nhuận của nhà tƣ bản đúng với tỷ lệ sức và tiền của mà
mỗi bên đã tham dự vào sản xuất.Vì vậy, theo quan điểm của C. Mác, muốn
có công bằng xã hội thực sự thì phải thực hiện đƣợc nguyên tắc phân phối
theo lao động, nhƣng phải phân phối đúng với sức lao động.
Để xây dựng một xã hội công bằng thực sự thì phải xóa bỏ sự bất bình
đẳng về những điều kiện ban đầu. Muốn vậy, phải làm cho mọi ngƣời đƣợc
bình đẳng trong quan hệ sở hữu, tức là phải làm cho mọi ngƣời phải ngang
bằng về địa vị, đó chính là xuất phát điểm bình đẳng làm cơ sở để thực hiện
công bằng xã hội.
Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C. Mác cho rằng, quan điểm
của những ngƣời soạn thảo Cƣơng lĩnh Gôta về việc thực hiện nguyên tắc
phân phối theo giá trị sức lao động không thể coi là công bằng, dù nguyên tắc
phân phối ấy đƣợc thực hiện dựa vào một xuất phát điểm bình đẳng về sở
hữu, thế nhƣng nguyên tắc ấy lại không phải chỉ đƣợc áp dụng riêng đối với
những ngƣời lao động thực sự, mà còn đƣợc thực hiện cho mọi thành viên
trong xã hội, kể cả những kẻ không lao động. Do vậy, nguyên tắc phân phối
trên đây cũng không coi là nguyên tắc phân phối thực sự công bằng.
Theo C. Mác, trƣớc hết, việc thực hiện công bằng xã hội không phải chỉ
phụ thuộc riêng vào lĩnh vực phân phối, mà đi đến phê phán những quan điểm
nói đến công bằng xã hội nhƣng lại muốn tách quan hệ phân phối khỏi quan
20
hệ sản xuất của một phƣơng thức sản xuất nhất định, công bằng xã hội chỉ thực
sự có đƣợc trong chủ nghĩa xã hội, chỉ khi đó chế độ tƣ hữu mới bị thủ tiêu, chế
độ công hữu mới đƣợc thiết lập. Nói cách khác, cơ sở của công bằng xã hội
trong chủ nghĩa xã hội chính là chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất.
Nhƣ vậy, nguyên tắc phân phối theo lao động đƣợc thực hiện trong chủ
nghĩa xã hội là một nguyên tắc phân phối công bằng. Khi phân tích nguyên
tắc phân phối đảm bảo công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội, C. Mác vạch
rõ mặt tiến bộ của nguyên tắc phân phối ấy so với trong chủ nghĩa tƣ bản và
những hạn chế của nó so với trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Về nguyên tắc những ngƣời lao động không phải ai cũng nhƣ ai. Ngƣời
này khác ngƣời kia về vật chất và tinh thần, về năng khiếu cá nhân và hoàn
cảnh gia đình…Vì vậy, với một công việc ngang nhau, với một phần tham dự
nhƣ nhau, ngƣời này vẫn lĩnh nhiều hơn ngƣời kia, ngƣời này vẫn giàu hơn
ngƣời nọ… Muốn tránh tất cả những thiếu sót ấy thì thừa nhận thực tế là sẽ
phải không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng. C. Mác chỉ rõ trong điều
kiện chủ nghĩa xã hội, sự phân phối công bằng chẳng những chƣa loại trừ, mà
vẫn còn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất
định giữa các thành viên trong xã hội. Đó vừa là ƣu việt, vừu là thiếu sót của
nguyên tắc phân phối lao động không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của
Chủ nghĩa Cộng sản.
b. Quan niệm của Ph.Ăngghen về công bằng xã hội
Cũng nhƣ C. Mác, Ph. Ăngghen khẳng định sự thật bất công của cái gọi
là “Tiền công công bằng cho một ngày lao động công bằng”, Ph. Ăngghen
cũng đã chỉ rõ, bản chất của chế độ phân phối đƣợc cho là công bằng theo
nguyên tắc trao đổi ngang giá, chỉ là vị thế có lợi đối với riêng giai cấp tƣ sản,
đồng thời là sự bất lợi đối với riêng giai cấp công nhân trong cuộc trao đổi
ngang giá giữa sức lao động mà công nhân bỏ ra và tiền công mà nhà tƣ bản