Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Môn kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.14 KB, 14 trang )

Môn kinh tế chính trị
Câu 1: Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
Trả lời:
1. Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản:
Mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư. Muốn vậy phải tổ
chức sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng. Do vậy, quá trình sản xuất TBCN là sự
thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Muốn sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản buộc người công nhân phải sản xuất giá trị
sử dụng của hàng hóa nhất định nào đó. Việc sản xuất ra những giá trị sử dụng nằm
dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, vì vậy quá trình sản xuất ở đây là quá trình sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản là chủ thể của quá trình sản xuất, sau quá trình sản xuất
sẽ tạo ra hàng hóa mới có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và sức lao
động mà nhà tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất.
Quá trình này với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra hàng hóa với quá
trình làm tăng giá trị được phân tích qua một ví dụ sau:
 Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà tư bản.
Để tiến hành sản xuất nhà tư bản mua các yếu tố sản xuất và giả sử mua đúng giá trị.
10kg bông giá

10 USD

Khấu hao máy móc thiết bị

2 USD

Mua sức lao động

3 USD/12giờ

Trong 1 giờ người công nhân tạo ra 0,5 USD giá trị mới


Giả sử trong 6h lao động đầu người công nhân đã thực hiện kéo hết 10 kg bông
thành sợi, giá trị của sợi là 15USD. Nếu quá trình sản xuất chỉ dừng ở đây thì sẽ
không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên vì nhà tư bản mua sức lao động trong 12h.
Tức là trong 6h sau họ vẫn phải lao động tạo ra hàng hoá sợi có giá trị 15 USD. Tuy
nhiên trong quá trình này chi phí nhà tư bản bỏ ra chỉ có 12 USD. ( Không tính thêm
chi phí mua sức lao động công nhân).
1


Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD
Tổng chi phí sản xuất

15+12= 27USD

Giá trị thặng dư: m = 3 USD
Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận sau: Ngày lao động của công nhân
chia làm hai phần, phần thời gian lao động (6h đầu) là thời gian lao động cần thiết (xã
hội) (t), Phần còn lại của lao động (6h sau) là thời gian lao động thặng dư (t’).
Giá trị sản phẩm được sản xuất ra bao gồm:
- Giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và di chuyển vào
sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c)
- Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá
trị mới, phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động (v)
cộng với giá trị thặng dư (m).
Kết luận:
- Như vậy, giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động do công
nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, là lao động không công của công nhân.
Câu 2: Vai trò của lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Trả lời:
1. Lao động cụ thể:

- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương
pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những
cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
- Ví dụ: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại
lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần
áo chứ không phải là bàn ghế, còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa,
có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào... và lao
động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc

2


thì tạo ra ghế để ngồi... và tương tự như thế là thợ hồ và thợ máy. Lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do
có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân
công lao động xã hội. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có
nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu
trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. Những hình thức của lao động cụ thể phụ
thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, của lực lượng SX và phân công lao động xã hội.
- Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hóa khách nhau về giá trị sử
dụng. Nhưng giữa các hàng hóa đó có điểm chung giống nhau, nhờ đó có thể trao đổi
được với nhau. Đó là giá trị do lao động trừu tượng tạo nên.
2. Lao động trừu tượng
- Là sự tiêu hao sức lao động (sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng
hóa nói chung. Các hình thức lao động cụ thể rất nhiều, rất khác nhau nhưng đều có
một cái chung là sự tiêu hao sức lực của con người bao gồm cả thể lực và trí lực.
- Nếu lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì Lao động trừu tượng của người

sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị của hàng hóa. Vậy có thể nói giá trị của hàng hóa là
lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng
chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Câu 3: Quá trình tạo ra giá trị của Hàng hóa.
- Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong háng hoá .
- Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá?
+ Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị

3


- Giá trị trao đổi: Là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử
dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 mét vải = 5 kg thóc (tức 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc)
Tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau và hơn nữa chúng lại trao
đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1/5)? Vì giữa chúng có một cơ sở chung, cái
chung đó không phải là giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng của là để mặc, giá trị sử
dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động,
đề có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao
đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi
lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và
nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
+ Giá trị là nội dung , là cơ sở của giá trị trao đổi
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động của người s/x hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa , được đo bằng thời gian lao động sống và quá khứ.
Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất là lượng lao động hao phí cá
biệt của từng người sản xuất hàng hóa được đo bằng thời gian lao động cá biệt.Thời
gian đó của từng người khác nhau do tay nghề kĩ thuật khác nhau.
Khi trao đổi hang hóa trên thị trường không căn cứ vào giá trị cá biệt của hang

hóa vì nếu như vậy người sản xuất ra hàng hóa có lượng giá trị cao sẽ có lợi cho nên
người ta căn cứ vào lượng giá trị XH của hàng hóa.Khi đề cập đến lượng giá trị hàng
hóa là đề cập đến lượng giá trị hàng hóa XH.
Lượng giá trị của hang hóa là thời gian lao động XH cần thiết để ra hàng hóa.
Lượng thời gian sản lao động XH của hang hóa là khoảng thời gian cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của XH,tức là trình độ KT
trung bình , trình độ lành nghề trung bình và cường độ làm lao động trung bình trong
thực tế thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những người
XH hàng hóa cung cấp tuyệt đại bộ phận hàng hóa ra thị trường

4


Câu 4: Vai trò của tư bản bất biết và tư bản khả biến trong quá trình tạo ra giá
trị và giá trị thặng dư
Trả lời:
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và
sức lao động, nghĩa là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất. Các
yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
- Trong sản xuất, công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để chế tạo ra sản phẩm. Tư
liệu sản xuất có nhiều loại, có loại như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc được
sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị
của nó được chuyển từng phần vào sản phẩm. Có loại như nguyên liệu nhiên liệu, vật
liệu phụ tiêu hao toàn bộ qua một chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển
nguyên vẹn ngay vào sản phẩm mới.
Như vậy, dù giá trị tư liệu sản xuất được chuyển dần từng phần hay chuyển
nguyên vẹn ngay vào sản phẩm, bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất
có đặc điểm chung là giá trị của chúng được bảo tồn không có sự thay đổi về lượng và
chuyển vào sản phẩm mới trong quá trình sản xuất.Bộ phận tư bản này gọi là tư bản
bất biến (ký hiệu bằng C).

- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động có tính chất khác với bộ
phận tư bản bất biến (C).
- Trong quá trình sản xuất, bộ phận tư bản này có sự thay đổi về lượng, tăng lên
về số lượng giá trị, vì đặc điểm của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là khi
được đem tiêu dùng thì nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó gọi là tư bản khả biến (ký hiệu bằng V).
- Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn
gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm không. Hiện nay, giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa quá
trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy, tư bản bất
5


biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao động, nhưng cũng không
thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến
tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá
trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.
Câu 5: Bản chất của Tư bản.
Trả lời:
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công
của công nhân làm thuê.
Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng, mọi công cụ lao động, mọi tư liệu
sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ
là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào.
Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư
bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xoá bỏ thì tư liệu
sản xuất không còn là tư bản nữa.
Phần trên đã định nghĩa tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Đó là một
định nghĩa rất chung về tư bản, nó bao trùm cả tư bản cổ xưa lẫn tư bản hiện đại.
Nhưng sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính
xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp
tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
Câu 6: Tính thất yếu khách quan của tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Trả lời:
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức
sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần
kinh tế.

6


Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh.
Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và
trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lý
kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh
doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế
chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau;
tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất.
Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần. Đó là tất yếu khách quan, vì:
- Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển,
lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu

sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành
phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành
cơ cấu kinh tế.
- Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn
có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết
việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn... Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân
(cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân).
- Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng
chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước.
Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và
có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
7


Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những tồn tại khách quan mà còn có
vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
Câu 7: Liên hệ với các Thành phần kinh tế của Việt Nam qua các văn kiện
đại hội của Đảng
Trả lời:
Trước đổi mới, như nhận định của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng, “trong nhận thức cũng như hành động chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài”. Và
Đại hội đặt vấn đề: xuất phát từ thực tế nước ta, vận dụng quan điểm của V.I. Lênin
coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Ở
nước ta, các thành phần đó là:
- Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với
bộ phận kinh tế gia đình gắn với thành phần đó.
- Các thành phần kinh tế khác: gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông
dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư

nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp
doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên và các vùng núi cao khác.
Trong những năm trước mắt, điều quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh
tế xã hội chủ nghĩa, trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ
đạo chi phối được các thành phần kinh tế khác.
Nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đặt ra cho chặng đường đầu tiên là kinh tế xã
hội chủ nghĩa với khu vực quốc doanh làm nòng cốt phải giành được vai trò quyết
định trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể là chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu
thông, thể hiện được tính ưu việt và chi phối được các thành phần kinh tế khác thông
qua liên kết kinh tế.

8


Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các
thành phần kinh tế. Những quy định có tính nguyên tắc phải trở thành pháp luật để
mọi người yên tâm, mạnh dạn kinh doanh.
Quan điểm nêu trên đánh dấu sự đổi mới tư duy về kinh tế nhiều thành phần,
nhưng vẫn chưa vận dụng đầy đủ lý luận của V.I.Lênin về thành phần kinh tế, còn
mắc những thiếu sót sau:
Thứ nhất, sắp xếp các thành phần kinh tế không theo quá trình lịch sử tự nhiên
của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Thứ hai, đồng nhất kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể với kinh tế xã hội chủ
nghĩa, tức là chỉ xét quan hệ sở hữu, không gắn với trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý,
năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và trình độ xã hội hóa sản xuất. Kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể hình thành do nóng vội cải tạo quan hệ sản xuất, vẫn dựa trên
cơ sở kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp, đời sống của
người lao động vẫn khó khăn… thì sao có thể gọi là kinh tế xã hội chủ nghĩa?
Thứ ba, mới trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ mà đã đòi hỏi kinh

tế quốc doanh làm nòng cốt, chiếm tỷ trọng lớn trong cả sản xuất và lưu thông, thể
hiện tính ưu việt, chi phối các thành phần kinh tế khác thì có khả thi hay không?
Thứ tư, phải đến Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI) mới thật sự thừa
nhận kinh tế tư bản tư nhân, còn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
vẫn chủ trương: “Nhà nước cho phép những nhà tư sản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức kỹ
thuật và quản lý của họ để tổ chức sản xuất kinh doanh trong một số ngành, nghề
thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết trong cả nước. Quy mô và
phạm vi hoạt động của các cơ sở kinh doanh tư bản tư nhân được quy định tùy theo
ngành nghề và mặt hàng. Hoạt động của kinh tế tư bản tư nhân được hướng dẫn đi
theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội bằng nhiều hình thức của kinh tế tư bản nhà nước”.

9


"Trong lĩnh vực lưu thông, phải xóa bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân". Nghĩa
là mới chỉ cho nhà tư sản nhỏ kinh doanh, trong một số ngành nghề sản xuất và dịch
vụ (trừ lĩnh vực lưu thông), ở những nơi cần thiết, quy mô và phạm vi hoạt động lại
được quy định tùy theo ngành nghề và mặt hàng.
Nhưng dù sao tư duy đổi mới nói trên của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, đã là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đưa
nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 của thế kỷ XX.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, việc phân định các thành phần kinh tế không nhất quán, có thể minh
họa bằng một số dẫn chứng dưới đây:
Một là, không còn thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị BCHTƯ lần thứ Sáu (khóa VI), một mặt, nhấn mạnh lại: chính sách
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, phù hợp với quy luật về
sự thích ứng giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản
xuất trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng mặt khác, lại cho rằng các
hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập mà có nhiều loại hình hỗn hợp đan xen nhau.

Sự phân chia giản đơn thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và thành phần kinh tế phi
xã hội chủ nghĩa, chia cắt và đối lập các hình thức sở hữu là không phù hợp với thực
tế. Hội nghị nhận xét: trong thời gian qua, việc phát triển kinh tế quốc doanh một cách
tràn lan ở cả một số lĩnh vực không thích hợp, đã không thu được hiệu quả mà còn trở
thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, kinh tế quốc doanh nắm những vị
trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, cần có lực lượng đủ sức chi phối thị trường
song không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề.
Song, Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ Tám BCHTƯ Đảng (khóa
VII), ngày 3/1/1995, lại nhấn mạnh: "công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mỗi bước đi lại làm lớn dần lên những nhân tố xã hội chủ

10


nghĩa" Báo cáo của Bộ Chính trị về một số vấn đề trong Dự thảo Báo cáo chính trị
của BCHTƯ Đảng (khóa VII) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhắc lại:
“Song con đường đi tới chủ nghĩa xã hội còn lâu dài, phải trải qua nhiều nấc thang
quá độ, trung gian, mỗi bước tiến lên thì nhân tố xã hội chủ nghĩa lại tăng thêm”[5].
Mỗi bước tiến lên thì nhân tố xã hội chủ nghĩa lại tăng thêm, tức là kinh tế xã
hội chủ nghĩa lúc đầu còn nhỏ bé, từng bước lớn dần lên, như V.I. Lênin đã chỉ rõ.
Vậy tại sao lại gạt bỏ thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa?
Danh từ quá độ xét về mặt kinh tế có nghĩa là trong chế độ hiện thời có những
thành phần của chủ nghĩa tư bản và của chủ nghĩa xã hội, vậy tại sao lại cho rằng sự
phân chia giản đơn thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và thành phần kinh tế phi xã
hội chủ nghĩa là không phù hợp. Hơn nữa, nếu trong cơ cấu kinh tế không có thành
phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thì sao có thể định hướng lên chủ nghĩa xã hội?
Hai là, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII thay kinh tế quốc
doanh bằng kinh tế nhà nước, chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả
kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo. Nhưng coi kinh tế nhà nước là một thành
phần kinh tế ngang bằng với các thành phần kinh tế khác có đúng không? Vả lại, nếu

ngang bằng thì phải bình đẳng chứ sao lại giữ vai trò chủ đạo?
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì nhà nước phải có
một lực lượng kinh tế đủ mạnh để làm chỗ dựa cho sự điều tiết; với ý nghĩa đó có thể
nói kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhưng kinh tế nhà nước không những gồm
những doanh nghiệp nhà nước mà còn bao gồm ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà
nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các quỹ bảo hiểm nhà nước, dự trữ quốc gia,
các tài nguyên thuộc quyền sở hữu nhà nước, vốn của nhà nước trong những công ty
cổ phần tư bản nhà nước… Như vậy, kinh tế nhà nước có nội hàm rất rộng, liên quan
tới mọi thành phần kinh tế, nếu coi nó chỉ là một thành phần sẽ hạ thấp vị trí của nó
và mắc vào căn bệnh xã hội học chủ quan, không phản ánh đúng thực tiễn khách
quan, như V.I. Lênin đã từng phê phán.
11


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX lại đặt vấn đề: kinh tế nhà nước với kinh
tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nhưng
không rõ khi nào thì trở thành nền tảng, nội dung của “nền tảng” là gì? có chiếm tỷ
trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân hay không? Nền tảng này có mang tính chất xã
hội chủ nghĩa hay không? Nếu có thì sao không gọi thẳng là kinh tế xã hội chủ nghĩa?
Nếu không thì mang tính chất của chế độ nào?
Ba là, Có còn kinh tế tự cung, tự cấp ở vùng núi cao hay không? Nhờ phép lạ
nào mà kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào thiểu số ở Tây
Nguyên và các vùng núi cao khác, được nêu lên trong văn kiện Đại hội VI, lại bỗng
dưng biến mất?
Bốn là, Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thay sản xuất hàng hóa nhỏ
bằng kinh tế cá thể, tiểu chủ, và từ Đại hội ĐBTQ lần thứ X nhập kinh tế cá thể, tiểu
chủ, tư bản tư nhân vào một thành phần gọi là kinh tế tư nhân, và nhấn mạnh: Kinh tế
tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
Nhưng kinh tế cá thể, tiểu chủ là sản xuất hàng hóa giản đơn, quy mô nhỏ, vận
động theo công thức H-T-H, vẫn chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng; còn kinh tế tư

bản tư nhân là sản xuất hàng hóa lớn, là trình độ cao của sản xuất hàng hóa, vận động
theo công thức T-H-T' nhằm mục đích thu lợi nhuận, toàn bộ các yếu tố sản xuất đầu
vào, kể cả sức lao động, và sản phẩm đầu ra đều phải thông qua thị trườ g, nên còn
gọi là kinh tế thị trường. Và như ở trên đã nói, trong quá trình phát triển, sản xuất
hàng hóa nhỏ tất yếu bị phân hóa 2 cực, chuyển thành kinh tế tư bản tư nhân hoặc là
liên hiệp lại dưới các hình thức hiệp tác. Khi nền kinh tế lạc hậu, còn mang nặng tính
chất tự cung tự cấp, thì sản xuất hàng hóa nhỏ là động lực để phát triển kinh tế, nhưng
trong kinh tế thị trường thì nó bộc lộ nhiều nhược điểm không còn là động lực, nên
càng chuyển nhanh lên sản xuất hàng hóa lớn càng tốt.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là hai loại hình cùng dựa trên
cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhưng khác nhau cả về chất và về lượng.
12


Không thể có một chính sách chung, đồng nhất cho cả hai thành phần đó. Bởi vậy,
nhập hai loại hình đó vào một thành phần cũng là mắc căn bệnh xã hội học chủ quan.
Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thữ X và XI còn nhấn mạnh các thành phần kinh tế
cùng phát triển lâu dài. Nếu sản xuất hàng hóa nhỏ hay kinh tế cá thể cứ cùng phát
triển lâu dài thì có thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh lên sản xuất
lớn, để tiến lên chủ nghĩa xã hội hay không?
Một số người lầm tưởng rằng phải duy trì sản xuất hàng hóa nhỏ vì trong kinh
tế thị trường hiện đại đang diễn ra xu hướng phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Nhưng đó không phải là những doanh nghiệp nhỏ, lạc hậu, phân tán, tiền tư bản
chủ nghĩa, như những củ khoai tây trong một bì khoai tây trong sản xuất hàng hóa
nhỏ, mà là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong hệ thống phân công lao động
xã hội hiện đại của sản xuất hàng hóa lớn… Thí dụ: ở Nhật, một cuộc điều tra của
MITI (Bộ Công nghiệp và Thương mại) về quan hệ giữa hãng chế tạo ô tô lớn nhất
với các hãng nhận gia công của nó, cho thấy: 168 hãng nhận gia công cấp một là
những doanh nghiệp lớn; 4.700 hãng nhận gia công cấp hai là những doanh nghiệp
vừa và nhỏ; 31.600 hãng nhận gia công cấp ba là những doanh nghiệp nhỏ hơn [6].

Năm là, Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XI không nêu thành phần kinh tế tư
bản nhà nước. Trong điểm "2. Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh
tế, các loại hình doanh nghiệp", thuộc mục IV "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa" của báo cáo chính trị, sau khi nói về doanh nghiệp nhà
nước, về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, đã ghi: "Khuyến khích phát triển các loại
hình doanh nghiệp với sở hữu hỗn hợp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần. Rà soát, bổ sung, hoàn
thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của người sở hữu
(hội đồng quản trị), quyền và trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao quản lý sử
dụng các tài sản để kinh doanh (Ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra cho người
chủ sở hữu, người được giao quản lý sử dụng và người lao động" (???).

13


Phân phối lợi nhuận cho người chủ sở hữu là điều tất nhiên, nhưng loại hình
doanh nghiệp nào mà lại phân phối lợi nhuận cho người quản lý và người lao động
V.I. Lênin đã rút ra kết luận từ thực tiễn ở nước Nga Xô Viết: Trong một nước
tiểu nông, trước hết phải biết "bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc" đi xuyên qua chủ
nghĩa tư bản nhà nước tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng cách khuyến khích lợi ích cá
nhân, bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân và bằng cách áp dụng hạch toán kinh
tế. Vậy mà Đại hội XI lại thay chủ nghĩa tư bản nhà nước bằng "phát triển các loại
hình doanh nghiệp với sở hữu hỗn hợp", có phù hợp với lý luận và thực tiễn hay
không?
Chỉ qua 5 điểm nêu trên cũng có thể thấy nhận thức về các thành phần kinh tế
trong các văn kiện của Đảng ta từ Đại hội VII đến nay chưa nhất quán. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII cần tổng kết vấn đề này để phân định đúng đắn các thành
phần kinh tế, phản ánh chính xác thực tiễn kinh tế nước ta và thể hiện sự vận dụng
sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ đề này. Từ đó soạn thảo chính sách
phù hợp với từng thành phần để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh./.


14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×