Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

báo cáo thí nghiệm chuyên ngành vật liệu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.98 MB, 24 trang )

BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

LỜI NÓI ĐẦU
Môn học Thí nghiệm chuyên ngành Vật Liệu Xây Dựng là
một môn học giúp cho sinh viên có thể tự mình làm tất cả
các thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, tạo cho sinh viên
ngành Vật Liệu Xây Dựng có đủ các kiến thức và kỹ năng
để có thể thực hiện tốt các thao tác , các thí nghiệm và
nhất là tạo cho sinh viên nền tảng vững chắc để làm tốt
công việc sau khi ra trường .
Qua môn học này , nhóm chúng em xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến các thầy cô trong bộ môn nói chung
và thầy Vũ Quốc Hoàng nói riêng đã tận tình hướng dẫn
và truyền đạt các kiến thức bổ ích cho nhóm chúng em có
thể thực hiện được các thí nghiệm chuyên ngành này .
Nhóm Sinh viên thực hiện

Page 1


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

BÀI 1: XÁC ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ
KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH

Page 2




BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
I.

GVHD: THẦY HOÀNG

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM :
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định khối lượng
riêng và khối lượng thể tích của các vật liệu: xi măng, cát, đá, gạch đất sét
nung.
- Ứng dụng bài học để xác định khối lượng riêng và khối lượng thể tích của
một số loại vật liệu để đưa vào các ứng dụng như: xác định khối lượng công
trình, tính cấp phối bê tông …

II.

THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHỔI LƯỢNG RIÊNG :
Khối lượng riêng của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích ở trạng thái
hoàn toàn đặc.
Công thức tính : γ α =

MK


Trong đó : γ α là khối lượng riêng của vật liệu (g/cm3, kg/m3, tấn/m3)
MK là khối lượng của vật liệu trạng thái hoàn toàn khô (g, kg, tấn)
Va là thể tích hoàn toàn đặc của vật liệu (cm3, m3)

-


-

-

1. Xác định khối lượng riêng của xi măng :
1.1 Dụng cụ thí nghiệm :
Lò sấy.
Bình Le chatelier.
Bình hút ẩm, cân kỹ thuật có
độ chính xác 0.1g.
Phễu, pipet, giá xúc, giấy thấm.
Xi măng, dầu hỏa.

1.2 Trình tự thí nghiệm :
Bình Le chatelier
Cân 65g xi măng (được sàng qua sàng 0.63mm) đã được sấy khô ở nhiệt độ
(1050C – 1100C) trong 2 giờ và để nguội trong bình hút ẩm hay ngoài không
khí đến nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Đổ dầu hỏa vào bình đến vạch số 0, sau đó lấy bông thấm hết giọt dầu ở cổ
bình phía trên phần chứa dầu.
Cho 65g xi măng từ từ vào bình Le chatelier. Sau đó, nghiên bình góc 45 0
và xoay nhẹ bình để không khí trong xi măng thoát hết ra ngoài (khoảng 10
– 15 phút).
Page 3


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
-


GVHD: THẦY HOÀNG

Ghi lại vị trí mặt thoáng của dầu trong bình Le chatelier. Thể tích tăng thêm
của dầu chính là thể tích đặc của 65g xi măng.
1.3 Tính toán thí nghiệm:
γα =

65


( g/cm3 )

1.4 Kết quả thí nghiệm:

Lần TN1
Lần TN2

MXm (g)

Va (cm3)

γ α (g/cm3)

65
65

20.9
21,7

3,110

2,995

γ α trung

bình

(g/cm3)

3.053

∆γ α = 3,009 – 2,995 = 0,115 < 0, 2 ( thoả điều kiện sai số cho phép)
1.5 Nhận xét kết quả thí nghiệm:
Theo lý thuyết, giá trị khối lượng riêng của xi măng portland là 3,05 – 3,15 g/cm3.
Kết quả thí nghiệm đạt được khối lượng riêng là 3,053 g/cm3
Vậy có sự sai số của thí nghiệm so với lý thuyết nhưng không nhiều.
Nguyên nhân có thể do :
+ Sai số khi cân xi măng.
+ Xi măng bị hút ẩm.
+ Xi măng bị dính trên thành bình đo thể tích.
+ Thao tác thí nghiệm còn sai sót.

-

-

2. Xác định khối lượng riêng của cát : theo TCVN 339-1986
1.1 Dụng cụ thí nghiệm:
Bình khối lượng riêng có vạch chuẩn (tương ứng thể tích 500ml).
Bình hút ẩm.
Cân kỹ thuật có độ chính xác 0.1g.

Pipet, giá xúc.
Cát, nước.
1.2 Trình tự thí nghiệm:
Cát được sàng qua sàng 5mm để loại bỏ hạt lớn hơn 5mm. Sau đó cát được
rửa sạch để loại bỏ hạt nhỏ hơn 0.14mm. Lấy M = 500g cát này đem sấy
khô ở nhiệt độ 1050C – 1100C và để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ
phòng.
Cho nước vào bình khối lượng riêng tới khi mực nước đến vạch chuẩn.
Đem cân bình, ghi lại khối lượng m1 = (bình + nước).
Page 4


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
-

GVHD: THẦY HOÀNG

Đổ nước trong bình ra đến khi còn ½ bình thì dừng.
Cho 500g cát vào bình khối lượng riêng thật chậm. Sau đó lắc nhẹ bình để
không khí trong cát thoát hết ra ngoài.
Tiếp tục cho nước vào bình đến vạch chuẩn.
Đem cân bình, ghi lại khối lượng m2 = (bình + nước + cát)
1.3 Tính toán thí nghiệm:
M ×γ n
500 × 1
γα =
=
( M + m1 ) − m2

500 + m1 − m2


( g/cm3 )

Trong đó : γ α : khối lượng riêng của cát (g/cm3)
γ n : khối lượng riêng của nước (g/cm3)
m1 : khối lượng bình + nước (g)
m2 : khối lượng bình + nước + cát (g)
1.4 Kết quả thí nghiệm: 2.68 g/cm3)
1.5 Nhận xét kết quả thí nghiệm:
Theo lý thuyết, giá trị khối lượng riêng của cát là γ a = 2.5 − 2.7 (g/cm3).
Kết quả thí nghiệm cho kết quả khối lượng riêng là 2,649 g/cm3
Vậy kết quả thí nghiệm phù hợp kết quả lý thuyết.
Như vậy, cát này có thể sử dụng làm cốt liệu bê tông nếu có cấp phối hạt phù hợp.
III. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH :
Khối lượng thể tích của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở
trạng thái tự nhiên.
Công thức tính :
γ0 =

M
V0

Trong đó : γ 0 là khối lượng thể tích của vật liệu (g/cm3, kg/m3, tấn/m3)
M là khối lượng của vật liệu ở trạng thái tự nhiên (g, kg, tấn)
V0 là thể tích ở trạng thái tự nhiên của vật liệu (cm3, m3)
1. Xác định khối lượng thể tích của cát: theo TCVN 337-1986
1.1 Dụng cụ thí nghiệm:
- Lò sấy.
- Bình hút ẩm.
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1g.

Page 5


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
-

GVHD: THẦY HOÀNG

Thùng chứa 2,83 lít (TC – ASTM), giá xúc.
Thước lá bằng thép.
Sàng có kích thước mắt sàng là 5mm.
Cát.
1.2 Trình tự thí nghiệm:
Cân thùng chứa m1.
Đem cát đi sấy khô ở 1050C – 1100C trong 2 giờ rồi để nguội và sàng qua
sàng 5mm. Sau đó đổ vào thùng đong từ khoảng cách 10cm. Sau khi đầy
thùng, dùng thước lá gạt từ giữa sang 2 bên rồi đem cân được m2.

1.3 Tính toán thí nghiệm:
γ0 =

m2 − m1
2830

(g/cm3)

Trong đó : γ 0 : khối lượng thể tích của cát (g/cm3)
m1 : khối lượng thùng chứa (g)
m2 : khối lượng thùng chứa + cát (g)
1.4 Kết quả thí nghiệm:


Lần TN1
Lần TN2

Mcát (g)

V0 (cm3)

γ 0 (g/cm3)

4150
4250

2830
2830

1,497
1,479

γ 0 trung bình

(g/cm3)

1,488

1.5 Nhận xét kết quả thí nghiệm:
Theo lý thuyết, giá trị khối lượng thể tích của cát là γ α = 1,35 – 1,65 (g/cm3).
Kết quả thí nghiệm cho kết quả khối lượng riêng là 1,488 g/cm3
Vậy kết quả thí nghiệm phù hợp kết quả lý thuyết.
Như vậy, cát này có thể sử dụng làm cốt liệu bê tông nếu có cấp phối hạt phù hợp.


-

2. Xác định khối lượng thể tích đổ đống của đá:
1.1 Dụng cụ thí nghiệm:
Cân kỹ thuật có độ chính xác 1g.
Cân đồng hồ có độ chính xác 200g.
Thước.
Thùng chứa có thể tích V=14,16 lít (TC – ASTM) được làm khô, sạch.
1.2 Trình tự thí nghiệm:
Page 6


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
-

GVHD: THẦY HOÀNG

Cân thùng chứa m1.
Đổ đá vào thùng đong từ khoảng cách 10cm. Sau khi đầy thùng, dùng thước
gạt từ giữa sang 2 bên rồi đem cân được m2.
1.3 Tính toán thí nghiệm:
γ0 =

m2 − m1
14160

(g/cm3)

Trong đó : γ 0 : khối lượng thể tích của đá (g/cm3)

m1 : khối lượng thùng chứa (g)
m2 : khối lượng thùng chứa + đá (g)
1.4 Kết quả thí nghiệm:
Mđá (g)

V0 (cm3)

γ 0 (g/cm3)

Lần TN1

20650

14160

1.458

Lần TN2

21000

14160

1.483

γ 0 trung bình

(g/cm3)

1,471


1.5 Nhận xét kết quả thí nghiệm:
Theo lý thuyết, giá trị khối lượng thể tích của đá đổ đống là γ α = 1,35 - 1,55 (g/cm3).
Kết quả thí nghiệm cho kết quả khối lượng riêng là 1,471g/cm3
Vậy kết quả thí nghiệm phù hợp kết quả lý thuyết.
Khối lượng thể tích của đá càng lớn thì khả năng chịu lực càng cao.

Page 7


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

BÀI 2 : XÁC ĐỊNH LƯỢNG
NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA
XI MĂNG

Page 8


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM :
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định lượng nước tiêu
chuẩn của xi măng
- Từ hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn, ta có thể xác định được thời gian ninh
kết của xi măng và từ đó tính sơ bộ thời gian thi công hợp lý cho công trình

bê tông cốt thép… Lượng nước tiêu chuẩn là thông số cần thiết để tính cấp
phối bê tông.
Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng là lượng nước cần thiết để chế tạo hồ xi măng tạo
độ dẻo tiêu chuẩn. Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng được tính bằng % so với khối
lượng xi măng.
Độ dẻo tiêu chuẩn được xác định bằng dụng cụ Vicat.
II. THÍ NGHIỆM:
1. Thí nghiệm xác định lượng nước tiêu chuẩn của xi măng:
Dụng cụ thí nghiệm:
- Dụng cụ Vicat (dùng để xác định
độ dẻo tiêu chuẩn)
- Khâu vicat hình côn, bằng nhựa,
đường kính đáy trên = 65mm,
đường kính đáy dưới = 75mm, cao 40mm.
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g.
- Tấm lót phẳng bằng mica,
dày ít nhất 2,5mm và phải
rộng hơn khâu vicat.
- Chảo hình chỏm câu và bay
(khi trộn tay) hoặc máy trộn.
- Ống đong hình trụ loại 150ml, pipet,
khăn lau ẩm.
Dụng cụ Vicat
Trình tự thí nghiệm:
- Kiểm tra thanh chạy của dụng cụ Vicat có rơi tự do không và kim có chỉ
đúng số không khi cho kim cắm sát xuống mặt tấm kính.
- Cân 500g xi măng đã sàng qua sàng 0,63mm
- Đong lượng nước = 125g (tùy loại xi măng, ở đây là xi măng PCB)
- Lau ẩm nồi trộn, cánh trộn của máy.
Page 9



BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

-

Cho lượng xi măng vào nồi trộn, moi hốc ở giữa và đổ nước vào.
Lắp cánh trộn vào máy, cho máy trộn ở
tốc độ thấp trong 90s; dừng máy 15s để
vét sạch hồ xi măng ở cánh trộn và
thành nội về giữa; tiếp tục cho máy chạy
tốc độ chậm trong 90s.
- Lau ẩm khâu hình côn và đầu kim vicat.
- Ngay khi trộn xong đặt khâu lên tấm
kính, dùng bay xúc xi măng đổ đầy khâu
một lần rồi dằn kính lên mặt bàn 3-6 cái,
gạt hồ xi măng bằng miệng khâu.
- Điều chỉnh dụng cụ Vicat, hạ kim to lên
vị trí vành khâu và chỉnh kim chỉ về 0.
- Cho khâu chứa hồ vào vị trí đúng tâm
của kim to, hạ kim to từ từ, sau 30 giây
đọc số trên thang vạch và ghi lại lượng nước của hồ theo %X.
- Vị trí kim cách đáy <5mm: hồ xi măng quá dẻo, giảm N=0.5%X
- Vị trí kim cách đáy >7mm: hồ xi măng quá khô, tăng N=0.5%X
- Lượng nước tiêu chuẩn tính bằng phần trăm(%) khối lượng xi măng chính
xác đến 0.25%.
Tính tóan thí nghiệm::


LNTC =

N
(%)
m

Trong đó: N – Lượng nước (ml)
m – Khối lượng xi măng (g)
Kết quả thí nghiệm :
Số lần thí nghiệm

Lượng nước(ml)

Kim
đáy(mm)

1
2

140
135

3
8

cách

LNTC(%)

28

27

Kết luận: Lượng nước tiêu chuẩn(LNTC) của xi măng là 27.5%.
Nhận xét kết quả thí nghiệm :
Kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu, mẫu xi măng lúc quá khô lúc quá dẻo, theo lý
thuyết cần phải làm lại thí nghiệm chính xác hơn.
Page 10


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

Nguyên nhân sai số có thể do:
+ các thao tác chưa chính xác.
+ định lượng chưa chính xác.
+ việc nhào trộn, đổ khuôn và đầm chặt chưa đạt yêu cầu.

Page 11


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

BÀI 3 : PHÂN TÍCH THÀNH
PHẦN HẠT CỦA CỐT
LIỆU DÙNG ĐỂ CHẾ
TẠO BÊ TÔNG


Page 12


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

I.

II.

GVHD: THẦY HOÀNG

MỤC ĐÍCH CỦA BÀI THÍ NGHIỆM:
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định đường cấp phối
hạt của đá dăm và cát, xác định Dmax của đá, xác định modun độ lớn của cát.
- So sánh đường cấp phối hạt đã vẽ được từ thực nghiệm với vùng cấp phối
hạt cho phép (của tiêu chuẩn); từ đó ta kết luận loại đá và cát đó có thích
hợp cho việc chế tạo bê tông hay không.
- Xác định đường cấp phối hạt, D max của đá, modun độ lớn của cát cho phép
chúng ta dự đoán mức độ chặt sít của đá bê tông, lượng dùng xi măng,
lượng dùng nước cho hỗn hợp bê tông…

THÍ

NGHIỆM:
1. Thí nghiệm xác định thành phần hạt của đá dăm:
1.1 Dụng cụ thí nghiệm:
- Bộ sàng tiêu chuẩn (TC-AFNOR) : 32 – 25 – 20 – 12.5 – 10 – 5
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1g.
- Rổ đựng đá, giá xúc đá.
- Đá dăm khô.

1.2 Trình tự thí nghiệm:
- Lấy mẫu trung bình m ≥ 60kg đá dăm được rửa sạch và sấy khô.
- Từ đó dùng phương pháp chia 2 hoặc chia 4 đề lấy được M = 15kg đá dăm.
- Đem 15kg đá dăm sàng qua bộ sàng tiêu chuẩn vừa kể trên.
- Cân lượng đá sót trên mỗi sàng.
Page 13


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD



1.3 Tính toán thí nghiệm:
Tính lượng sót riêng biệt trên sàng i (i=32; 25; 20; 12,5; 10; 5) :
ai =



GVHD: THẦY HOÀNG

Mi
× 100%
M

Trong đó : Mi : Khối lượng đá dăm còn lại trên từng sàng (g)
M : Khối lượng đá dăm đem sàng (g)
Tính lượng sót tích lũy trên sàng i ((i=32; 25; 20; 12,5; 10; 5) :
Ai = a32 + a 25 + ... + ai

Trong đó:

a32 ...ai : Lượng sót riêng biệt trên các sàng có kích thước mắt
sàng từ 32 đến kích thước mắt sàng i (%).
- Lượng sót tích lũy tính chính xác đến 0,1%
- Hai giá trị Dmax và Dmin lấy theo kích thước mắt sàng gần nhất của bộ sàng
tiêu chuẩn.
1.4 Kết quả thí nghiệm:
Khối lượng sót % lượng sót riêng % lượng sót tích
Cỡ sàng (mm)
riêng biệt Mi (g)
biệt ai (%)
lũy Ai (%)
32
564
3,76
3,76
25
3542
23,61
27,37
20
3135
20,90
48,27
12,5
3635
24,24
72,51
10
2175
14,50

87,01
5
1526
10,17
97,18
Đáy bộ sàng
409

14986
ai =

15000 − 14986
× 100% = 0,09% < 1%
15000

Dmax = 32 ; Dmin = 5
1
1
( Dmax + Dmin ) = (32 + 5) = 18,5mm
2
2

1,25Dmax = 40mm
Đường biểu diễn cấp phối hạt:

Page 14


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD


GVHD: THẦY HOÀNG

2. Thí nghiệm xác định thành phần hạt của cát:
1.1 Dụng cụ thí nghiệm:
- Bộ sàng tiêu chuẩn (TC-ASTM) : 5 – 2.5 – 1.25 – 0.63 – 0.315 – 0.16 mm
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g.
- Rổ đựng cát, giá xúc cát.
- Cát khô.
1.2 Trình tự thí nghiệm:
- Lấy mẫu trung bình m ≥ 40kg cát.
- Đem cát sàng qua sàng 5mm rồi
sấy khô.
- Từ đó dùng phương pháp chia 2
hoặc chia 4 đề lấy được M = 1kg
cát khô.
- Đem 1kg cát sàng qua bộ sàng tiêu
chuẩn vừa kể trên.
- Cân lượng cát sót trên mỗi sàng.
1.3 Tính toán thí nghiệm:

Tính lượng sót riêng biệt trên sàng i (i=5; 2.5; 1.25; 0.63; 0.315; 0.16) :
Page 15


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
ai =

GVHD: THẦY HOÀNG

Mi

× 100%
M

Trong đó :
Mi : Khối lượng cát còn lại trên từng sàng (g)
M : Khối lượng cát đem sàng (g)


Tính lượng sót tích lũy trên sàng i ((i=5; 2.5; 1.25; 0.63; 0.315; 0.16) :
Ai = a5 + a 2.5 + ... + ai

-

Trong đó:
a5 ...ai : Lượng sót riêng biệt trên các sàng có kích thước mắt
sàng từ 5 đến kích thước mắt sàng i (%).
Lượng sót tích lũy tính chính xác đến 0,1%
Hai giá trị Dmax và Dmin lấy theo kích thước mắt sàng gần nhất của bộ sàng
tiêu chuẩn.
1.4 Kết quả thí nghiệm:

1.5 Kết quả thí nghiệm:
Khối lượng sót % lượng sót
% lượng sót
Cỡ sàng (mm) riêng biệt Mi riêng biệt ai
tích lũy Ai (%)
(g)
(%)
2.5
30,8

3,1
3,1
1.25
40,2
4
7,1
0.63
110,5
11,1
18,2
0.315
395,6
39,7
57,9
0.16
371,3
37,3
95,2
Đáy bộ sàng
47,8
4,8
100

995,5
ai =

Modun độ lớn của

1000 − 995,5
×100% = 0,45% < 1%

1000
3,1 + 7,1 + 18,2 + 57,9 + 95,2
= 1,82
cát: M dl =
100

Đường biểu diễn cấp phối hạt:
Page 16


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

Đối với cát:
Cát đem thí nghiệm có modun độ lớn Mđl = 1,82 nên đây là cát có cỡ hạt
nhỏ.Đường biểu diễn cấp phối hạt có nhiều phần nằm ngoài phạm vi cho
phép nên theo lý thuyết không dùng cát này để chế tạo bê tông.

Page 17


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

BÀI 4 : XÁC ĐỊNH TÍNH
CÔNG TÁC CỦA HỖN HỢP
BÊ TÔNG


Page 18


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

I.

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định độ lưu động của
hỗn hợp bê tông dẻo thông thường.
- Từ thực nghiệm, chúng ta đưa ra nhận xét về tính công tác của hỗn hợp bê
tông, khả năng lấp đầy khuôn của hỗn hợp bê tông dưới tác động của đầm
lèn, so sánh với độ thiết kế ban đầu.

II.

THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH CÔNG TÁC CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG:
1.1 Dụng cụ thí nghiệm:
- Côn thử độ sụt hình nón cụt có chiều cao h = 300mm, đường kính đáy dưới
D = 200mm, đường kính đáy trên d = 100mm.
- Que đầm bằng sắt tròn trơn ∅16, dài 600mm.
- Phễu đổ hỗn hợp bê tông.
- Thước lá bằng kim loại, dài hơn 300mm, độ chính xác 1mm.
- Khay trộn vật liệu, tấm kim loại cứng và nhẵn.
- Ống thủy tinh dùng đong nước.
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1g.
- Xi măng, cát, đá ở trạng thái khô hoàn toàn, nước sạch cần cho nhào trộn
hỗn hợp bê tông.

1.2 Trình tự thí nghiệm:
- Sử dụng xi măng PCB40
- Thiết kế mác bê tông M200, M300 độ sụt 8-9 cm . Lượng xi măng, cát, đá,
nước cần cho 1m3 bê tông được trình bày phía dưới
⇒ Lượng xi măng, cát, đá, nước cần cho 12 lít bê tông
- Đong lượng vật liệu cần có để chế tạo cho 12 lít bê tông.
- Nhào trộn hỗn hợp bê tông trong khay theo trình tự: cát và xi măng trộn đều
trước; sau đó, cho đá vào trộn đều; tiếp theo, cho nước vào và nhào trộn tới
khi thấy hỗn hợp bê tông đồng nhất.

Page 19


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

Nhào trộn hỗn hợp bê tông
-

-

-

-

Nón cụt tiêu chuẩn được lau ẩm, đặt thẳng đứng trên nền phẳng + cứng +
không thấm nước.
Giữ và ép chặt nón cụt tiêu chuẩn xuống nền phẳng; đổ bê tông vào nón cụt
thông qua phễu; bê tông được đổ vào nón cụt thảnh lớp, mỗi lớp bằng 1/3

chiều cao của nón cụt; mỗi lớp được đầm 25 cái bằng que đầm tiêu chuẩn,
đầm từ ngoài vào trong, que đầm phải song song đường sinh của nón cụt; kể
từ lớp bê tông thứ 2, que đầm không được ăn sâu xuống lớp bê tông phía
dưới quá 5cm; đối với lớp thứ 3 thì phải vừa đầm vừa cho bê tông để đảm
bảo sau khi đầm hết thì hỗn hợp bê tông luôn cao hơn miệng côn.
Đầm xong lớp thứ 3, dùng bay xoa phẳng mặt của nón cụt, thu dọn bê tông
rơi vãi ở chân nón cụt. Từ từ nhấc nón cụt ra theo phương thẳng đứng lên
trên để tránh hiện tượng làm đổ khối hỗn hợp bê tông khi côn bị giật theo
phương ngang (thời gian nhấc côn kéo dài trong 5 – 10 giây).
Đặt nón cụt tiêu chuẩn sát với bên khối hỗn hợp, đặt que đầm lên nón cụt,
dùng thước đo khoảng cách từ mép dưới que đầm tới đỉnh cao nhất của khối
hỗn hợp bê tông. Ghi lại độ sụt đo được và so sánh với độ sụt thiết kế.
Nếu nhấc côn ra mà bị đổ thì phải tiến hành làm lại.

Page 20


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
-

GVHD: THẦY HOÀNG

Sau khi đổ từng lớp bê tông thì dùng thanh thép tròn đường kính 16mm, dài
600mm chọc đều từng lớp. Lớp đầu chọc tới đáy, lớp sau chọc xuyên vào
lớp trước.

chọc đều từng lớp bê tông trong khuôn
-

Chọc xong dùng bay gạt bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu.

Sau khi tĩnh định mẫu sau 24h, tháo mẫu đem dưỡng hộ.
Sau khi dưỡng hộ 28 ngày, lấy mẫu ra lau ráo mặt và thử cường độ ngay
trong vòng 15 phút.

Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Cấp phối bê tông M200:
N = 215 lít
X = 286.67 kg
Đ = 1100 kg
C = 553 kg
Page 21


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

Phụ gia siêu dẻo Basf 561
Với thành phần cấp phối trên đúc được các mẫu bê tông thử sau:
Mẫu 1 : Ngày28/2 đúc mẫu với thành phần cấp phối như trên.
Mẫu 2 : Ngày 14/3 cấp phối như trên giảm 10% lượng nước.
Mẫu 3: Ngày 4/4 cấp phối ban đầu giảm 10% nước, thêm phụ gia sieu dẻo Basf
561
Mẫu4 :Ngày 11/4 cấp phối ban đầu giữ nguyên, chỉ sử dụng phụ gia Basf561
Mẫu5 :Ngày 18/4 cấp phối ban đầugiảm 10% nước,10% xi măng và sử dụng phụ
gia Basf561

Kết quả thí nghiệm trình bày theo bảng sau
ST
T


Ngày

Tuổi
bê Kíchthước
tông, điều mẫu
kiện dưỡng (cm)
hộ

F(cm2)

R
R1

R2

R3

Rtb

Độsụt

1

28/2

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,

độ ẩm 100%

225

178.41

144.90

158.2
2

160.5
1

17

2

14/3

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%

225

258.82


248.68

261.2
1

256.2
4

5.5

Page 22


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD

GVHD: THẦY HOÀNG

3

4/4

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
rong nước ,
độ ẩm 100%

225

241.91


261.41

249.4
4

250.9
2

2.5

4

11/4

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%

225

186.79

202.15

214.5
2


201.1
5

7.5

5

18/4

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%

225

214.42

238.94

255.9
5

236.4
4

13.5

Cấp phối bê tông M300:

N = 215 lít
X = 376.25 kg
Đ = 1111.2 kg
C = 678.3 kg
Phụ gia siêu dẻo Basf 561(Sử dụng theo hàm lượng 100 kg xi măng  1lit1 phụ
gia siêu dẻo)
Với thành phần cấp phối trên đúc được các mẫu bê tông thử sau:
Mẫu 1 : Ngày28/2 đúc mẫu với thành phần cấp phối như trên.
Mẫu 2 : Ngày 14/3 cấp phối như trên giảm 10% lượng nước.
Mẫu 3: Ngày 4/4 cấp phối ban đầu giảm 10% nước, thêm phụ gia sieu dẻo Basf
561
Mẫu4 :Ngày 11/4 cấp phối ban đầu giảm 15% nước, sử dụng phụ gia Basf561
Mẫu5 :Ngày 18/4 cấp phối ban đầugiảm 15% nước,10% xi măng và sử dụng phụ
gia Basf561

Page 23


BÁO CÁO TN CHUYÊN NGÀNH VLXD
ST
T

Ngày

Tuổi
bê Kíchthước
tông, điều mẫu
kiện dưỡng (cm)
hộ


F(cm2)

GVHD: THẦY HOÀNG
R
R1

R2

R3

Rtb

Độsụt

1

28/2

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%

225

255.57

265.31


264.5
2

261.7
7

17

2

14/3

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%

225

310.21

315.52

305.6
3

310.4
5


9

3

4/4

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
rong nước ,
độ ẩm 100%

225

294.16

301.21

295.6
3

290.9
3

15

4

11/4


28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%

225

385.75

380.49

384.7
0

383.6
5

4.5

5

18/4

28 ngày tuổi, 15x15
dưỡng
hộ
trong nước ,
độ ẩm 100%


225

355.32

350.51

352.7
8

352.8
7

6.5

Page 24



×