Tải bản đầy đủ (.pptx) (71 trang)

Báo cáo đánh giá tác động của CT 135II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.84 MB, 71 trang )

Báo cáo đánh giá tác động của
CT 135II
Giảng viên : Nguyễn Khánh Duy


I. Giới thiệu về chương trình 135

Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc
thiểu số và miền núi. là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước
Việt Nam triển khai từ năm 1998.


I. Giới thiệu về chương trình 135

GĐ I

• 1998-2000
• 1998-2005

GĐ II

• 2001-2005
• 2006-2010


I. Giới thiệu về chương trình 135

Mục tiêu của giai đoạn II(2006-2010)




Giảm tỉ lệ nghèo xuống dưới 30%, trên 70% các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng năm cao hơn 3,5
triệu đồng.



Năng suất của các cây trồng chính được nâng cao.



Tỉ lệ nhập học cấp tiểu học trong độ tuổi cao hơn 95%;tỉ lệ nhập học cấp trung học cơ sở trong độ tuổi cao hơn 75%.


I. Giới thiệu về chương trình 135
CT135-II đã được thiết kế với 4 hợp phần chính:

(i)

Hỗ trợ sản xuất thông qua cải thiện kỹ năng.

(ii)

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT).

(iii) Cải thiện đời sống văn hóa – xã hội và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng.
(iv) Tăng cường năng lực bằng việc cung cấp cho các cán bộ địa phương các kỹ năng và kiến thức về quản lý hành chính chuyên nghiệp.
Tổng ngân sách của chương trình trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 là khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
1. Mục đích của cuộc điều tra số liệu :





Cung cấp các bộ dữ liệu toàn diện nhất về dân tộc thiểu số đang sinh sống ở khu vực khó khăn nhất.
Cho phép thực hiện các phân tích chi tiết những tiến bộ đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của
đồng bào dân tộc thiểu số sống trong các xã thuộc CT135- II


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
1. Mục đích của cuộc điều tra số liệu :



Đo lường được những thay đổi theo các chỉ số chính(tỉ lệ nghèo, thu nhập, năng suất nông nghiệp, khả
năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng cơ bản,…) của CT135-II



Đánh giá tác động của CT sau khi kết thúc việc thực hiện, phục vụ việc thiết kế và đánh giá các chương
trình giảm nghèo trong tương lai của chính phủ.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
2. Thiết kế điều tra :

Thiết kế chọn mẫu : Chọn lựa các xã đối chứng và xã thụ hưởng. Phần khó nhất trong thiết kế đánh giá
tác động là đưa ra được thiết kế mẫu phù hợp để lựa chọn các nhóm thụ hưởng và đối chứng.



II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
2. Thiết kế điều tra :
Những tiêu chí định lượng để xác định các xã
Thứ nhất, thiếu ít nhất 4 trong 7 công trình CSHT thiết yếu phục vụ sản xuất bao gồm đường giao thông cho xe ô tô đến
trung tâm xã; có ít hơn 50% diện tích đất được thủy lợi hóa, cơ sở y tế, trường học, chợ, điện và có nhiều hơn 50% các
thôn/bản không có nước sạch.
Thứ hai, tỉ lệ nghèo của xã phải cao hơn 30% so với chuẩn nghèo 2000 hoặc 55% so với chuẩn nghèo mới năm 2006. Dựa
trên các tiêu chí này (chủ yếu là tỉ lệ hộ nghèo), 1.632 xã đã được lựa chọn từ 2.359 xã của CT135-I trở thành các xã nằm
trong chương trình 135 giai đoạn II.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
2. Thiết kế điều tra :
Quy mô mẫu gồm 6000 hộ được xác định và được chọn lựa từ 400 xã( 266 xã thụ hưởng và 134 xã đối
chứng).
Từ danh sách 1,632 xã, 266 xã thụ hưởng đã được chọn ngẫu nhiên. Quá trình chọn mẫu này đảm bảo rằng các xã thụ hưởng
được trải đều ở tất cả các tỉnh thuộc CT135-II. Kết quả cho thấy 42 trong số 45 tỉnh thuộc P135-II được chọn vào mẫu điều
tra.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
2. Thiết kế điều tra :
Việc chọn lựa các xã đối chứng phức tạp hơn và là nhiệm vụ khó khăn nhất. sử dụng 727 xã đã hoàn thành và ra khỏi CT135 để lựa
chọn các xã đối chứng. Mô hình hồi quy xác suất (probit) được sử dụng để ước lượng khả năng được lựa chọn vào CT135-II, sử
dụng dữ liệu gộp (727 xã ra khỏi chương trình và 255 xã đối chứng đã chọn trước) và thông tin của từng xã (tỷ lệ nghèo, các công
trình CSHT cơ bản, dân số) do UBDT cung cấp. Các xã đã ra khỏi chương trình có xác suất lựa chọn cao hơn mức trung bình được
coi là các xã tiềm năng để chọn cho nhóm đối chứng. Từ đó, 134 xã được chọn một cách ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU

2. Thiết kế điều tra :

Chất lượng của mẫu lựa chọn được đánh gia thông qua kiểm định thống kê (T- test). Chính vì vậy, có căn
cứ để khẳng định rằng mẫu được chọn đủ tốt để đo lường tác động của chương trình.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
3. Lựa chọn các hộ để điều tra :

Có 2 bước trong quá trình lựa chọn các hộ để điều tra:

-

Bước 1 là chọn thôn/bản.
Bước 2 là chọn các hộ để phỏng vấn.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
4. Thiết kế bảng hỏi :
Bộ bảng hỏi hộ gia đình thu thập các thông tin về nhiều khía cạnh của điều kiện kinh tế xã hội của hộ. Bao
gồm các thông tin về nhân khẩu học, di cư, giáo dục, y tế, nông nghiệp, làm công ăn lượng, công việc tự
làm phi nông nghiệp, đi vay và cho mượn và tiết kiệm, tiền gửi nhận được, bảo hiểm và tài sản.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
5. Thực hiện điều tra:
Điều tra đầu kỳ 2007 : được thực hiện bởi Tổng cục thống kê (GSO). Vụ thống kê xã hội và môi trường –
đơn vị thực hiện ĐTĐK 2007 có 21 đội điều tra. Mỗi đội có 1 đội trưởng và 4 điều tra viên, mỗi đội thực
hiện thu thập thông tin ở khoảng 300 hộ gia đình thuộc 2 đến 3 tỉnh. Mười nhóm giám sát đã được thành lập
và mỗi nhóm chịu trách nhiệm giám sát từ 2 đến 3 đội điều tra.

Kết thúc cuộc điều tra, tổng số có 5964 hộ trong mẫu đã hoàn thành phỏng vấn. Chỉ có một số
lượng ít các hộ (35 hộ) đã chuyển đi nơi khác hoặc từ chối hợp tác với đội điều tra.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
5. Thực hiện điều tra:
Điều tra cuối kỳ 2012: do Công ty Nghiên cứu và tư vấn Đông Dương thực hiện. Để đảm bảo sự nhất quán
của hai bộ số liệu, việc tổ chức điều tra được thực hiện tương đối giống với ĐTĐK 2007, với một số thay
đổi và cải thiện để tháo gỡ những vấn đề đã phát sinh ở ĐTĐK 2007.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
5. Thực hiện điều tra:



Các điều tra viên của ĐTCK 2012 được tuyển dụng bao gồm cả người Kinh và người dân tộc. Những điều tra viên người
dân tộc thực hiện phỏng vấn những người không thể nói tiếng Việt và nhờ đó giảm thiểu thời gian phỏng vấn và các sai
số phi chọn mẫu



Phương pháp tập huấn chỉ ra tầm quan trọng của việc lấy lòng tin của các hộ gia đình và nhấn mạnh các kỹ năng của
điều tra viên cũng như các tương tác giữa điều ta viên và người trả lời. Ở cuối khóa tập huấn, các học viên phải trải qua
một bài kiểm tra và chỉ ai có kết quả đạt yêu cầu mới được chọn làm điều tra viên chính thức.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
5. Thực hiện điều tra:




Các thông tin cơ bản từ ĐTĐK 2007 đã được chiết xuất, bao gồm danh sách các hộ gia đình, các thông tin chính của
thành viên hộ bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,.. Các điều tra viên sẽ xem các thông tin này trước
khi tiến hành phỏng vấn.



Một kế hoạch vào gồm lịch trình làm việc chi tiết cùng với các nhiệm vụ cụ thể được xây dựng cho từng thành viên đội
điều tra từ rất sớm.



Việc giám sát được thực hiện suốt quá trình thu thập số liệu.


II. CÁCH ĐIỀU TRA SỐ LIỆU
5. Thực hiện điều tra:



ĐTCK 2012 sử dụng máy tính bảng trong quá trình phỏng vấn. Mỗi đội điều tra có hai máy tính bảng để thực hiện điều
tra viên. việc áp dụng máy tính bảng có thể đảm bảo chất lượng số liệu rất cao và giảm thiểu sai số phi chọn mẫu cho bộ
số liệu. Công nghệ máy tính bảng kết hợp với các ứng dụng phần mềm điều tra, tính năng định vị (GPS) và Internet đảm
bảo rằng số liệu được thu thập một các chính xác nhất có thể, trong thời gian ngắn nhất với chất lượng tốt nhất.


III.THỰC HIỆN CT 135-II VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG




Xem xét và phân tích quá trình thực hiện Chương trình thông qua phân bổ vốn cho các Dự án của Chương trình, việc phân bổ
vốn từ các nguồn ngân sách và dự án khác.



Tập trung vào việc miêu tả và xây dựng phương pháp đo lường


III.THỰC HIỆN CT 135-II VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1 Quá trình thực hiện Chương trình và phân bổ vốn


III.THỰC HIỆN CT 135-II VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1 Quá trình thực hiện Chương trình và phân bổ vốn


III.THỰC HIỆN CT 135-II VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1 Quá trình thực hiện Chương trình và phân bổ vốn


III.THỰC HIỆN CT 135-II VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.2 Phương pháp đo lường tác động
Giả thuyết về chuỗi nhân quả



III.THỰC HIỆN CT 135-II VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.2 Phương pháp đo lường tác động
Ý kiến của người hưởng lợi


×