Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận viện bảo tàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KIẾN TRÚC
 o0o 

BÀI TIỂU LUẬN
VIỆN BẢO TÀNG

GVHD: Thầy NGUYỄN MINH VĨ


I.

SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG:

Định nghĩa:
Dưới đây là quan niệm của các nước về thuật ngữ Bảo tàng:


Các nước Đông Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê,
bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với
nội dung và loại hình bảo tàng. Bảo tàng dành để phục vụ cho công chúng vì những mục đích nghiên
cứu và sưu tầm.



Pháp: Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức năng, trong đó chức năng thông tin là quan trọng
nhất, ngoài ra còn có chức năng giáo dục và chức năng giải trí.



Hiệp hội Anh: Bảo tàng là thông tin thiết chế, xã hội đa chức năng.





Tổ chức ICOM (Hội đồng Bảo tàng quốc tế): Bảo tàng là thiết chế tồn tại lâu dài, không vụ lợi nhằm
phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa phục vụ cho công chúng và tiến hành nghiên
cứu liên quan đến di sản của con người và môi trường xung quanh (năm 1996).



Việt Nam: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi
là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân
dân.( Luật Di sản văn hóa ban hành 2002).

Vậy ta có thể tóm lược như sau: Viện bảo tàng (hay Bảo tàng) là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật
cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử
nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá
khứ.

Nguyên lý cơ bản tổ chức & thiết lập bảo tàng:
1.
2.
3.
4.

Khảo cổ - sử học.
Sưu tập - lí lịch hiện vật, sự kiện.
Phục chế - lưu giữ - bảo vệ.
Biên tập - trưng bày.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

-

Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập.
Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa.
Tổ chức, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của xã hội.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật.
Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm bố trí:
Để có giải pháp kiến trúc đúng đắn cho công trình bảo tàng, triển lãm và các vị trí trưng bày, cần phải chú ý
đến các đặt điểm sau:
- Xác định được đặc tính các vật trưng bày cùng với việc nghiên cứu tỉ mỉ hình dạng, độ lớn, vật liệu, vị trí trong
không gian của chúng v.v.
- Các định đúng dây chuyền trưng bày và khả năng chiếu sáng đúng đắn.
- Đặc điểm và độ lớn công trình.
- Thời gian làm việc của công trình.


Phân loại:
Viện bảo tàng được chia làm 3 nhóm chính:
 Viện bảo tàng chuyên ngành
Phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật (khoa học, tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, sân khấu,
kĩ thuật và công nghệ...).


 Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia
Trong đó thu thập, giữ gìn và bảo vệ các tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm mẩu mực
của công nghiệp và nông nghiệp, khoán sản, thực vật và các hiện vật khác trong lĩnh vực kinh tế, lịch sử, dân

tộc học v.v.


 Viện bảo tàng tưởng niệm
Được sử dụng cho các sự kiện lịch sử hoặc các nhà hoạt động quốc gia, các nhà báo học, nhà văn, họa sĩ,
nghệ sĩ, nhạc công lớn v.v.


Ngoài ra viện bảo tàng còn được phân chia theo hiện vật trưng bày: loại có hiện vật cố định và loại có hiện
vật tạm thời.

Mặt bằng tổng thể:


Các kiểu trưng bày:
-

Theo chủ đề.
Theo thời gian, niên đại.
Theo kiểu tập trung/ phân tán/ dàn trải.

Phong cách đặc trưng của bảo tàng:
Bao gồm: hiện đại, truyền thống, địa phương, đặc trưng riêng.


Hình thức trưng bày:
Có 3 hình thức: cửa hàng, triển lãm, bảo tàng.


II.


GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢO TÀNG:




Bảo tàng Guggenheim Hermitage – Vilnius, Lithuania

Được thiết kế bởi nữ Kiến trúc sư người Anh Zaha Hadid, có ý tưởng tiêu biểu thể hiện ngôn ngữ
của sự lưu chuyển, vận động và nhẹ nhàng. Công trình hiện ra như một vật thể bí ẩn nổi lên trên
cảnh quan nhân tạo rộng mở, vẻ bên ngoài được chạm khắc không theo quy luật hướng đến lối
vào xung quanh quảng trường.

Vỏ bọc bên ngoài bằng kim loại sáng bóng được nối khít lại với nhau bao phủ toàn bộ hình khối
của công trình. Những khối phụ được thể hiện thông qua những nếp gấp và phần nhô ra trên mặt
đứng khá uyển chuyển, tạo ra nhiều cách nhìn về công trình, như là toàn bộ công trình được cấu
thành từ những bộ phận không thể thiếu.

“Qua việc khai thác khéo léo địa thế bên bờ sông, hướng thẳng ra công viên và cầu, các
cấp độ khác nhau kiến trúc sư kiến tạo nên cách tiếp cận cho công trình. Mục đích của
chúng tôi là nhằm tăng cường cuộc sống công cộng tại dòng sông” - Zaha Hadid cho biết.

Những không gian bên ngoài được tạo thành cảnh quan với nhiều chức năng tạo nên những điểm
nhấn là nơi diễn ra các hoạt động và các chương trình biểu diễn khác nhau. Những bậc thang lớn


tại phố đi bộ có thể hoạt động như một không gian thính phòng bên ngoài phục vụ cho việc chiếu
phim vào mùa hè... Cảnh quan xung quanh là sự kết nối với khung cảnh nội thất của bảo tàng và
kết nối sảnh của bảo tàng với quang cảnh xung quanh của nó trên nhiều cấp độ khác nhau.


Bên trong phòng triển lãm, mọi người có thể
di chuyển theo trình tự được thiết lập sẵn
của các bức tranh, nhưng do yếu tố cong của
kết
ta cũng
có thể
• cấu
Bảocông
tàngtrình,
Tranhngười
sơn dầu
- Nhật
Bảnđi
một cách ngẫu nhiên tới các tác phẩm mà
mình quan tâm. Phòng trưng bày chính được
đặt dọc theo khu đất xây dựng và dài khoảng
100 mét.


Các du khách sẽ chiêm ngưỡng các bức tranh siêu thực trong một phòng trưng bày liền mạch mà không hề
có sự tham gia hỗ trợ của đèn chiếu. Vào khoảnh khắc cuối cùng khi đến được nơi cuối của bộ sưu tập, họ
sẽ được tận hưởng ánh sáng tự nhiên cũng như cảnh quan bên ngoài.


Tiếp đó họ sẽ di chuyển tới khu vực tham quan thứ hai. Tất cả các phòng trưng bày đều có phong cách và tỉ
lệ khá tương quan, những gì bạn cảm nhận được sẽ chỉ là sự chuyển mình dần dần của ánh sáng tự nhiên.



Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee – Wisconsin, Mỹ


Nằm bên hồ Michigan, Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee với kiến trúc đặc trưng đã trở thành biểu tượng cho
thành phố lớn nhất của tiểu bang Wisconsin. Đây là công trình viện bảo tàng đầu tay của kiến trúc sư người
Tây Ban Nha Santiago Calatrava.


Thật ra đây chỉ là phần kiến trúc được bổ sung để mở rộng thêm vào khối bảo tàng vốn đã được xây dựng
hơn 100 năm trước. Phần này được đặt tên là Quadracci Pavilion, nhưng vì sự “độc nhất vô nhị” của mình
nên giờ đây khi nhắc đến Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, du khách lại nghĩ ngay đến phần mới được xây
dựng thêm này mà thôi.

.
Nhờ thiết kế bên ngoài độc đáo với
một cấu trúc bêtông có thể chuyển
động, với “đôi cánh” là hai tấm chắn
nắng mang hình dáng cánh chim hải
âu có thể đóng mở.

Trước khi chính thức đi vào hoạt động,
công trình đã nhận không ít lời phê
bình vì tính “thiếu khả thi và tốn kém”,
hay các tấm chắn nắng hoàn toàn
không thích hợp với khí hậu lạnh lẽo ở
Milwaukee, nhưng sau đó cũng chính
“đôi cánh” ấy đã hấp dẫn các nhà đầu
tư, nâng số vốn đầu tư từ 35 triệu USD
lên đến 75 triệu USD.


“Đôi cánh hải âu” gồm 72 thanh chắn dài từ 8-31m, nặng khoảng 90 tấn, chuyển động nhờ hệ thống 22

xilanh thủy lực. Sải cánh của hai lá chắn này lên đến 66m, dài hơn cánh của máy bay Boeing 747, có khả
năng gập lại hết cả chiều dài, gấp cong vào buổi tối hoặc những lúc thời tiết khắc nghiệt, buổi sáng được mở
bung ra với công năng của hai tấm che nắng uốn lượn rất nghệ thuật.

Chiếc cầu treo là nhịp nối dẫn lối khách tham quan từ đại lộ Wisconsin vào đến cổng chính của viện bảo
tàng. Chiếc cầu được thi công trên cột đỡ cáp cao gần 61m, bắc ngang qua đài tưởng niệm Lincoln nằm
trong công viên O’Donnell. Bên dưới cầu không có kết cấu các trụ đỡ, nhằm tạo nét nhẹ nhàng, thanh mảnh
tương thích với hình dáng mảnh mai, uyển chuyển của bảo tàng.
Bảo tàng được chia thành ba phần chính: khu triển lãm, cầu treo nối bảo tàng với trung tâm thành phố và
“đôi cánh” chắn nắng di động.
Khu triển lãm chính với tên gọi Windhover Hall là sảnh chính rộng lớn của Quadracci Pavilion. Nơi đây được
thiết kế với phong cách hậu hiện đại kết hợp kiểu kiến trúc Gothic cổ. Đó là các trụ chống đỡ uốn cong, các
mái vòm nhọn, dàn khung đan chéo và gian chính với trần cao hơn 27m. Khu triển lãm mang hình dáng mũi
tàu, với dàn cửa sổ được lắp từ sàn đến trần nhà, phóng tầm nhìn ra hồ Michigan bên ngoài.


Giới thiệu đồ án đạt giải nhất Loa Thành 2012 - Bảo tàng Di sản cao nguyên đá Đồng Văn


Phối cảnh Bảo tàng
Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất cấp quốc gia và đang hướng tới việc đề nghị UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2010.









Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×