Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận Tế bào.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.83 KB, 18 trang )

Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên sự sống nói chung.
Trong tế bào có chứa rất nhiều bào quan quan trọng như ty thể, lưới nội chất, bộ
máy gôngi, nhân…, ngoài ra còn có một hệ thống rất quan trọng khác đó là hệ
thống sợi.
Vậy hệ thống sợi ở đây có nghĩa là gì? Đây thực chất là các phân tử prôtêin
hình sợi như catin, myozin, tubulin… hệ thống sợi này phân tán khắp bào tương tạo
thành khung xương có vai trò tạo hình dáng và giúp cho tế bào vận động, ngoài ra
đây còn là chổ bám vững chắc cho các cấu trúc khác trong tế bào.
Xuất phát từ vai trò nói trên, nên việc nghiên cứu và tìm hiểu các kiến thức về
tế bào là hết sức cần thiết, nhất là nghiên cứu về hệ thống sợi. Tìm hiểu hệ thống
sợi chúng ta cần đề cập đến:
+ Cấu trúc từng loại sợi.
+ Thành phần cấu tạo.
+ Chức năng của các loại sợi trong tế bào.
Được sự phân công của Thầy bộ môn, tôi chỉ nghiên cứu và tìm hiểu một vấn
đề nhỏ:
“ HỆ THỐNG SỢI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG TẾ BÀO”.
Với thời gian có hạn, bản thân tôi củng đã cố gắng tìm hiểu những vấn đề có
liên quan đến đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
được sự giúp đỡ và góp ý của Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Quy Nhơn, ngày 18 tháng 12 năm 2008
Học viên
Nguyễn Trung Thành
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 1 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Trong tế bào chất, ngoài các bào quan, các chất ẩn nhập còn tồn tại hệ thống
sợi như hệ thống các vi sợi (microfilament) và vi ống (mocrotubule) phân bố thành
mạng lưới tạo nên bộ khung xương nâng đỡ tế bào.



- Hệ thống vi sợi và vi ống có thể nằm riêng lẻ hoặc tập hợp thành bó đơn
giản, hoặc tập hợp thành các cấu trúc phức tạp có chức năng đặc biệt như tơ cơ
(myofibrille) trong hợp bào cơ vân, trung tử (centriole) trong trung thể, thoi phân
bào, lông hoặc roi… .
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 2 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.
I. Các vi sợi ( Microfilament ).
Thường có 3 loại vi sợi:
+ Vi sợi actin.
+ Vi sợi myozin.
+ Vi sợi trung gian.
1. Vi sợi actin.
a. Cấu tạo:
- Vi sợi actin được cấu tạo từ prôtêin actin, mảnh có đường kính 4-7nm,
thường phân bố khắp tế bào chất.
- Ở tế bào động vật thì chúng xếp thành bó song song hoặc mạng lưới nằm
trong lớp ngoại sinh chất.
- Các vi sợi trong bó hoặc trong mạng liên kết với nhau nhờ các prôtêin kết
dính như fibrin, fodrin dính kết các vi sợi thành mạng lưới.

CÁC VI SỢI ACTIN
- Có 2 dạng actin:
+ Actin cầu (acin G): có khối lượng phân tử 42.000Da, có chứa loại axitamin
hiếm là 3-methyl-histidin.
+ Actin sợi ( actin F ): được tạo thành do sự trùng hợp các actin G khi có ion
Mg
2+
và ATP. Sợi actin F là sợi xoắn kép có đường kính 7nm và bước xoắn dài
72nm.

b. Chức năng: Các vi sợi actin có vai trò quan trọng đối với tế bào:
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 3 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.
- Có vai trò nâng đỡ, cố định màng sinh chất và được xem như khung xương
tế bào.
- Các vi sợi actin xếp thành bó trong tế bào chất của vi mao, đóng vai trò cơ
học giữ vai trò ổn định cho vi mao.
- Có vai trò vận động, đây là vai trò chính của các vi sợi. Các dạng vận động
của tế bào như dòng tế bào chất, vận động chân giả…
- Tăng cường mối liên kết giữa các tế bào cạnh nhau, tham gia tạo các liên kết
và cầu nối tế bào.
- Nhờ sự trùng hợp và giải trùng hợp các sợi actin mà tế bào chất có sự chuyển
đổi từ trạng thái gel sang trạng thái sol và ngược lại.
2. Vi sợi myozin.
a. Cấu tạo:
- Các sợi myozin được cấu tạo từ prôtêin myozin. Các sợi myozin không chỉ
có trong tế bào cơ mà còn có trong rất nhiều loại tế bào khác.
- Myozin là loại prôtêin phức tạp có khối lượng phân tử 450.000Da, là một
phân tử dài, bất đối xứng, có đường kính 2nm và chiều dài 150nm .
- Phân tử myozin gồm thân sợi chứa 2 đôi mạch nhẹ có dạng xoắn (phần
đuôi); đầu và cuối được cấu tạo từ 2 mạch nặng dạng cầu.
- Trong tế bào chất: vi sợi myozin thường ngắn; còn trong sợi cơ thường có
chiều dài đạt tới 1,5micromet.
b. Chức năng.
- Các vi sợi myozin liên kết với các vi sợi actin đảm bảo cho hoạt tính vận
động của tế bào.
3. Vi sợi trung gian.
a. Cấu tạo:
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 4 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.


- Là loại vi sợi phổ biến trong các tế bào Eucaryota.
- Là các vi sợi có độ dày từ 8-10nm, tức là dày hơn các vi sợi actin và bé hơn
các vi ống.
- Được cấu tạo từ nhiều loại prôtêin khác nhau như vimentin, desmin, GFA
( Glial fibrillary acidic prôtêin-prôtêin axit sợi keo ), cytokeratin…. .
b. Phân loại:
Dựa vào bản chất prôtêin cấu tạo nên chúng, người ta phân các vi sợi trung
gian thành 4 kiểu:
+ Kiểu I: Bao gồm các vi sợi vimentin: keratin axit, keratin trung tính và
keratin kiềm có trong các tế bào biểu bì da, trong tóc và móng.
+ Kiểu II: Bao gồm các vi sợi vimentin (có trong các tế bào trung mô), các vi
sợi desmin (có trong các tế bào cơ trơn và cơ vân), các vi sợi GFA (có trong các tế
bào thần kinh giao).
+ Kiểu III: Bao gồm các tơ thần kinh tạo nên bộ xương của nơ ron.
+ Kiểu IV: Bao gồm các vi sợi lamin tạo nên tấm lamina của màng nhân.
c. Chức năng:
- Các vi sợi trung gian có vai trò cơ học, giữ cho tế bào có độ vững chắc nhất
định. Do đó chúng rất phát triển ở tế bào động vật, nhất là ở những tế bào đảm
nhiệm vai trò cơ học.
II. Vi ống ( Microtubule ).
1. Cấu tạo.
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 5 HVTH: Nguyễn Trung Thành
CÁC VI SỢI
TRUNG GIAN
Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.
- Là ống hình trụ dài, đường kính khoảng 25-30 nm, có thành ống dày 5nm và
lòng ống trung tâm rộng 15nm.
- Vi ống có chiều dài thay đổi, có khi dài tới vài micromet, không phân nhánh.
- Thành ống được cấu tạo bởi 13 nguyên sợi có đường kính 5nm. Số nguyên

sợi có thể thay đổi từ 9 đến 14 tuỳ loại vi ống được cấu tạo từ prôtêin-tubulin A và
B.

VI ỐNG
- Các nguyên sợi của vi ống là phân tử trùng hợp từ các nhị hợp (dimere) với
khối lượng phân tử từ 110.000-120.000Da.
- Các nhị hợp được tạo thành bởi 2 đơn hợp (mônmere) cùng loại hoặc khác
loại tuỳ loại vi ống.
2. Chức năng:
- Làm chuyển động các nhiễm sắc thể về 2 cực, nhờ các vi ống của thoi phân
bào kết hợp với sao phân bào.
- Vận tải nội bào: Các bào quan như ty thể, các bóng nội bào… được vận
chuyển từ phần này đến phần khác của tế bào chất là nhờ hoạt động của vi ống.
Ví dụ: + Trong sợi axon của noron có rất nhiều vi ống, chúng có vai trò vận
chuyển các bóng nội bào từ thân noron đến vùng xinap hoặc ngược lại
+ Sự di chuyển của các hạt sắc tố.
- Duy trì hình dạng của tế bào: Nhiều tế bào biệt hoá có hình dạng nhất định
và hình dạng đó được duy trì nhờ sự sắp xếp của hệ vi ống.
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 6 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Hệ thống sợi và vai trò của chúng trong tế bào.
Ví dụ: Các sợi bào (fibroblast) trong nuôi cấy thường có dạng kéo dài, có phần
lồi hình sóng và trong tế bào chất có nhiều vi ống. Khi xử lý bằng colchicin, vi ống
biến mất và tế bào trở nên tròn hoặc đa giác
- Vi ống còn tham gia vào sự hình thành, vận chuyển các bóng nhập bào, xuất
bào, duy trì tính ổn định của màng sinh chất, cũng như tạo tính phân cực cho tế
bào.
HỆ THỐNG VI ỐNG
GVHD: PGS.TS Lê Dụ 7 HVTH: Nguyễn Trung Thành

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×