Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Du lịch nghiên cứu văn hóa chăm pa tại ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.5 KB, 35 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing
Lớp Du Lịch

Đề tài: Du lịch nghiên cứu văn hóa Chăm Pa tại Ninh Thuận
Giáo viên hướng dẫn:


I.

Đặc điểm vùng đất Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh nằm ở phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung

Bộ, nhưng do mối quan hệ phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, tỉnh
được xếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Tỉnh được biết đến như vùng đất
của văn hoá Chăm với kiến trúc tháp Chàm tiêu biểu, vùng đất của những đồi
cát nóng bỏng, những cánh đồng khô cằn, từng được mệnh danh là miền Viễn
Tây của Việt Nam. Ninh Thuận cũng nổi tiếng với những thắng cảnh tuyệt đẹp
như bãi biển Ninh Chử, đèo Ngoạn Mục,vịnh Vĩnh Hy....Tỉnh cũng là địa
phương sản xuất muối lớn nhất cả nước, sản lượng 130 nghìn tấn/năm với các
nhà máy sản xuất muối lớn như: Cà Ná, Phương Cựu..

1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí
Về mặt địa lý, Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ nằm
trong tọa độ từ 11° 18’ 14'' - 12° 09’ 15'' vĩ Bắc và 108° 09’ 08'' - 109°14’ 25'' kinh
Đông; Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Tây giáp tỉnh Lâm
Đồng, Đông giáp biển. Tỉnh có đường bờ biển dài 105 km và vùng lãnh hải rộng
hàng chục nghìn km2.
Tỉnh nằm giữa 3 trục đường giao thông chính là: quốc lộ 1A, quốc lộ 27 và đường
sắt Bắc Nam. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đầu mối giao thông quan


trọng trong khu vực, cách cảng Cam Ranh 50 km, cách thành phố Nha Trang 105
km về phía Bắc; cách thành phố Phan Thiết 150 km, cách thành phố Hồ Chí
Minh 350 km về phía Nam; cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây.

- Khí hậu
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 27 oC,


trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12 năm
trước đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 700 – 800 mm/năm ở Phan
Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi. Độ ẩm 75 – 77%. Năng lượng bức xạ
lớn, khoảng 160 kcal/cm2/năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 –
10.0000C.
Đặc điểm khí hậu Ninh Thuận gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất,
nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng vật nuôi đặc sản có giá trị
kinh tế cao như: nho, mía, thuốc lá, hành, tỏi, bò, dê.....

2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên biển
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km 2, có 3
cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một
trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả
nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác
thủy sản và khoáng sản biển. Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, tôm,
trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá mú, hồng, thu, ngừ, tôm hùm,
mực ống, mực nang…
- Tài nguyên rừng
Rừng của Ninh Thuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển các ngành
kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái, là một thế mạnh cần khai thác

trong thời kỳ tới. Trữ lượng gỗ của tỉnh gần 11 triệu m3 và có 2,5 triệu cây tre nứa.
Rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha, trữ lượng 4,5 triệu m 3 gỗ, rừng phòng hộ đầu
nguồn có 98,9 nghìn ha, trữ lượng gỗ khoảng 5,5 triệu m3.
- Khoáng sản
Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại: khoáng sản kim
loại có wolfram, thiếc; khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, cát thuỷ


tinh, sét, muối khoáng thạch anh, sô đa; nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có
cát kết vôi, sét phụ gia, đá xây dựng…
Hiện nay chủ yếu mới khai thác đá, đất sét, cát làm vật liệu xây dựng; khai thác
muối khoáng để sản xuất muối công nghiệp, khai thác nước khoáng ở Tân Mỹ.
Các khoáng sản làm nguyên liệu cho vật liệu xây dựng còn tiềm năng, có thể khai
thác để sản xuất xi măng, làm gạch ngói, đá xây dựng.
3. Du lịch
Thiên nhiên ưu đãi cho Ninh Thuận những lợi thế để phát triển ngành du
lịch. Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như bãi biển Ninh Chử, bãi biển Cà Ná, đèo
Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy....Bên cạnh thắng cảnh thiên nhiên, Ninh Thuận còn có
những tháp Chàm cùng vô số các di tích lịch sử văn hóa và nhiều hiện vật quý giá.
Ninh Thuận rất thích hợp trong việc xây dựng cảnh quan du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái được xem như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy
mạnh phát triển du lịch trên quy mô rộng lớn và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã
hội cho các cộng đồng dân cư tại các vùng du lịch, đồng thời bảo vệ môi trường và
tài nguyên cho sự nghiệp phát triển lâu bền ở Ninh Thuận.
Phan Rang - Đà Lạt - Nha Trang là một trong 7 vùng trọng điềm du lịch của
cả nước đến năm 2020. Chính phủ đồng ý chủ trương cho khôi phục tuyến đường
sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Do đó định hướng phát triển du lịch của Ninh Thuận
trong những năm tới là phát huy các lợi thế về du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch
sử và văn hoá, đưa du lịch thật sự là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
của tỉnh.

Đến với Ninh Thuận du khách sẽ được tham gia nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn như tắm biển, nghỉ dưỡng, tắm suối nước nóng, du thuyền, leo núi, dự lễ hội
của người Chăm. Ninh Thuận là vùng đất của gió, nắng, của những đồi cát ngút
ngàn bụi tung mờ ảo, của những bãi biển xinh đẹp quanh năm sóng vỗ, của những
truyền thuyết dân gian đầy bí ẩn.


Những điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Thuận: Tháp Pôklông Garai, Bãi
biển Ninh Chử, Khu du lịch Cà Ná, Đèo Ngoạn Mục, Vịnh Vĩnh Hy, Tháp
Pôrômê, Tháp Hoà Lai, Cồn cát Nam Cương, Vườn quốc gia Núi Chúa, Hang Ông
Phật, Ghềnh Ông Nồng, Giếng Đục, Núi Bạc….
4. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày trước, tỉnh Ninh Thuận là vùng đất thuộc Chiêm Thành. Đời chúa
Nguyễn Phúc Tần, lấy sông Phan Rang làm ranh giới hai nước. Năm 1692, vua
Chiêm là Bà Tranh đem quân quấy nhiễu, chúa Nguyễn Phúc Chu đem quân đi
đánh và bắt được Bà Tranh, bèn sát nhập đất Chiêm Thành vào nước ta và đặt tên
là trấn Thuận Thành. Năm 1697, thành lập phủ Bình Thuận và dinh Bình Thuận có
các đạo Phan Thiết, Phan Lang, Maly và Phố Hài. Đời Gia Long, dinh Bình Thuận
đổi thành trấn. Đời Minh Mạng đạo Phan Lang đổi thành huyện An Phước. Đến
năm 1832, trấn Thuận Thành đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm hai phủ Ninh Thuận
và Hàm Thuận. Năm 1888, phủ Ninh Thuận sát nhập vào Khánh Hoà.
Ngày 20-05-1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh
Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần
phía Bắc nhập vào tỉnh Khánh Hoà, còn phần phía Nam gọi là đại lý hành chính,
thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ngày 05-07-1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái
lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do
một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo..
Sau 30-04-1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức,
Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 02-1976, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình

Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 26-12-1991, Quốc hội
Việt Nam ra Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh.
Theo đó, chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình
Thuận. Tỉnh Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Rang - Tháp


Chàm và 3 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, có diện tích tự nhiên 3.530,4
km2, với số dân 406.732 người. Tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
Ngày 06-11-2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
65/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Sơn, để tái lập
huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận. Theo đó, tái lập huyện Bác Ái trên cơ sở
103.090,18 ha diện tích tự nhiên và 29.835 nhân khẩu của huyện Ninh Sơn. Huyện
Bác Ái gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Phước Bình, Phước Hoà,
Phước Tân, Phước Đại, Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Trung và
Phước Chính.
Ngày 10-06-2009, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 26/NQCP, thành lập huyện Thuận Nam ở phía Nam tỉnh Ninh Thuận. Huyện Thuận Nam
được thành lập trên cơ sở điều chỉnh hơn 56 ngàn ha diện tích tự nhiên và gần 55
ngàn nhân khẩu của 08 xã thuộc huyện Ninh Phước và hai xã mới là Phước Ninh
và Cà Ná. Đến đây, tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm:
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 6 huyện là: Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh
Hải, Thuận Bắc, Bác Ái, Thuận Nam
Văn hoá
Ninh Thuận có nền văn hoá mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm.
Nền văn hoá ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó
có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận là một
trong những địa bàn sinh sống của người Việt Cổ. Các nhà khảo cổ học đã phát
hiện các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh cách đây
khoảng 2.500 năm.


Kinh tế


Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng về các di tích văn hoá Chămpa và các
tiềm năng kinh tế phong phú khác. Ngư trường Ninh Thuận là một trong bốn ngư
trường lớn của cả nước có nhiều loại hải sản quý và sản xuất được quanh năm. Bờ
biển dài có nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, vừa thuận lợi để
phát triển sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, khoáng sản ở Ninh
Thuận cũng khá phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến một số loại có trữ
lượng cao, chất lượng tốt thuận lợi cho khai thác công nghiệp như đá granít, cát
silic, nước khoáng..
Giao thông
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm trên giao điểm của 3 trục giao
thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam; quốc lộ 1A; quốc lộ 27. Tỉnh có ba tuyến
đường 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, láng nhựa với tổng chiều dài 53,9 km
nối trung tâm tỉnh lỵ với các huyện trong tỉnh. Hầu hết hệ thồng đường huyện và
liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm.

II.

Đặc điểm người Chăm tại Ninh Thuận
1. Sơ lược về dân tộc chăm:
Người dân tộc thiểu số Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm

Thành, người Chiêm, người Hời... Hiện nay người Chăm cư ngụ chủ yếu tại
Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thai Lan và Mỹ. Dân số tại Việt Nam theo điều
tra dân số năm 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ
Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
a. Lịch sử hình thành

Trước thế kỷ thứ VII có Vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà
Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, tình hình
nước ChămPa không rõ cho đến thế kỷ thứ VIII. Các tên gọi khác nhau của Vương


quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campanagara, Nagara
Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp Quốc, phiên âm theo
tiếng Bắc Kinh hiện nay là Lin-yi-guo, Chiêm Bà Quốc, Hoàn Vương Quốc và
Chiêm Thành Quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ XV sau cuộc
can thiệp do quân đội nhà Minh dưới sự chỉ huy của vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba
triều đại: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chăm
Pa). Sau khi quân đội nhà Minh rút về, Vương quốc Chăm Pa được phục hồi
nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 14281471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Tiểu Vương quốc
Vijaya bị quân đội Đại Việttiêu diệt dưới sự chỉ huy của vua Lê Thánh Tông để
thôn tính đất đai vào năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê tức năm 1471. Năm đó, Tiểu
Vương quốc Panduranga cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Hiển Tông thứ
2 chúa Nguyễn, năm Chính Hòa thứ 14 nhà Lê tức năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh
đã một lần chinh phục Tiểu Vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc
thành Thuận Thành trấn, rồi đổi Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng
đến năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng
người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người Thanh tên A Ban đã tập hợp được
đông đảo lực lượng người Chăm Pa, nổi dậy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng chúa
Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn, vua Nguyễn Hiển Tông tức Nguyễn Phúc Chu đã
bất đắc dĩ cầu hòa với người Chăm Pa và cho phép người Chăm Pa phục hồi
Thuận Thành trấn (Khu Tự trị Chăm Pa). Hòa ước giữa chúa Nguyễn và chúa
Chăm Pa được ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều vào năm Hiển Tông thứ 21, năm
Vĩnh Thạnh thứ 8 nhà Lê tức năm 1712 và được duy trì cho đến năm Minh Mạng
thứ 13 (1832).
Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,

Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên. Lâm
Ấp chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc


chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc
gia này vào thế kỷ IV, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ.
Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc,
Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính do các cuộc xung
đột này mà Chăm Pa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức
chính quyền và quân sự hoàn hảo hơn. Chăm Pa trong quá khứ là một nước chư
hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản
sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Chăm Pa là những chiến binh giỏi đã
sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê (1471),
Tiểu Vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Đại Việt dưới
triều đại vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Chăm Pa bị giết và 30.000 bị
bắt làm tù binh. Ngược lại, Tiểu Vương quốc Panduranga tiếp tục phát triển dưới
sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long (Nguyễn Thế Tổ) trong các vùng
thung lũng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết.
b. Về ngôn ngữ, dân số và địa bàn cư trú
Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo (Malayo-Polynesian)
của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian).
Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ của Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua
hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội, chủ yếu là do chiến tranh và
mâu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số
các quốc gia khác.
Hiện nay tổng số người Chăm trên thế giới khoảng 400.000 người, phân
bố chủ yếu ở Campuchia, Việt nam, Malaysia, Thái Lan và Mỹ. Cộng đồng Chăm
lớn nhất thế giới vào khoảng trên 270.000 người tại Campuchia, được gọi là



Khmer Islam; kế đến là Việt Nam 145.000 người; Thái Lan trên 15.000 người;
Malaysia trên 10.000 người và Mỹ khoảng trên 200 người.
Một số người Chăm di cư sang các nước khác như tộc Utsul ở đảo Hải
Nam đến bang Terengganu của Malaysia hay vùng Hạ Lào. Trong thế kỷ XX,
nhiều người Chăm hoặc gốc Chăm di cư sang Mỹ và các nước phương Tây khác.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Chăm ở Việt Nam
có 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm cư trú
tập trung tại các tỉnh như Ninh Thuận 67.247 người, chiếm tỷ lệ 41,6% tổng số
người Chăm tại Việt nam; Bình Thuận 34.690 người, chiếm tỷ lệ 21,4% tổng số
người Chăm tại Việt Nam; Phú Yên 19.945 người, An Giang 14.209 người, Thành
phố Hồ Chí Minh 7.819 người, Bình Định 5.336 người, Đồng Nai 3.887 người,
Tây Ninh 3.250 người.
c. Về tín ngưỡng và tôn giáo
Người Chăm theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo. Tôn giáo chính thời
Vương quốc Chăm Pa cổ là Ấn Độ giáo và văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Ấn Độ. Tuy nhiên, đạo Bà La Môn (tức là tục Bachăm) ngày nay hoàn toàn không
liên quan với Ấn Độ giáo này. Ngày nay, hầu hết người Chăm theo Hồi giáo. Hồi
giáo của người Chăm có 2 loại: Một là tục Bani và tục Bachăm. Hai là Hồi giáo
Sunni (thuộc giáo phái Hanafi). Tục Bani và Bachăm là một tôn giáo chịu ảnh
hưởng của Hồi giáo Shi'a (Ba Tư, Iran), họ rất tôn trọng Ali như Muhammad. Còn
Hồi giáo Sunni thì không chấp nhận tôn trọng Ali như Muhammad. Theo Biên
niên sử Mã Lai (1614), Hồi giáo đầu tiên ở thế giới Mã Lai cũng phát nguồn từ
Iran, nhưng sau này, người Ả Rập từ vùng Hadramaut (gọi là Hadrami) sang Mã
Lai tuyên truyền, xuyên tạc Hồi giáo Shi'a là tà giáo, buộc người Mã Lai theo Hồi
giáo Sunni cực đoan vào cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX. Tục Bani là
một hồi giáo bản địa hóa hiền lành, khoan dung, không cực đoan. Tục Bani giống
giáo phái Alewi, một giáo phái Hồi giáo Shi'a ở Cộng hòa Suri ngày nay. Con



đường tục Bani từ Iran chuyển bá chưa được làm rõ nhưng nhiều tài liệu Mã Lai,
Java cho rằng chính Chăm Pa là trung tâm tuyên giáo Hồi giáo đầu tiên tại khu
vực Đông Nam Á.
Người Chăm sống ở Myanmar rất nhiều, là một trong bốn dân tộc lớn nhất
Myanmar. Hầu hết mang họ Aung cùng họ với họ Ung của người Chăm ở Việt
Nam đã bị Việt hoá.
d. Về hôn nhân gia đình và nhà cửa
Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông
lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm quy
định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần họ nội. Nhà gái cưới chồng cho
con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết
tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái
được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và
phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Về nhà cửa, nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn
viên, bây giờ do việc quy họach phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc
phát triển nhà theo quần thể trong một khuôn viên dần không còn nữa. Mối quan
hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình tan vỡ của hình thái gia
đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ.
e. Về trang phục
Trang phục người Chăm của những nhóm dân địa phương khác nhau với
lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ
hoặc khu vực.
- Trang phục nam


Trang phục cổ truyền của đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn.
Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn nhạt màu vàng hoặc bạc, ở hai đầu
khăn có các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc tôn giáo,

hai đầu khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam
mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông thắt lưng, thường là áo màu
trắng, trong là quần soọc, ngoài quấn váy xếp.
- Trang phục nữ
Về cơ bản, phụ nữ các nhóm người Chăm thường đội khăn. Khăn được
phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, quấn theo lối chữ nhân hay dùng loại
khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại
được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn đối với khăn to. Nhóm Chăm
Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo
dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được
dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các trang trí trong bố
cục của dải băng.
Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp
khi làm lễ hoặc mặc váy ống thông thường, đầu quấn khăn không ràng buộc về
màu sắc.
Phụ nữ nhóm người Chăm Khánh Hoà và ở một số nơi mặc quần bên
trong áo dài. Nhóm Chăm Hroi mặc váy quấn hở có miếng đáp sau váy.
Nhóm người Chăm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các
chuỗi hạt cườm.
Trang phục của người Chăm do có nhóm cơ bản theo Hồi giáo nên cả nam
và nữ có lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục lối tạo hình
áo khá điển hình là lối khoét cổ và can thân, nách từ một miếng vải khổ hẹp hoặc
can với áo dài thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác


có thể thấy ở đây duy nhất còn tộc người Chăm có nam giới mặc váy ở nước ta với
lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.
2. Người chăm ở Ninh Thuận
Người Chăm ở Ninh Thuận có dân số đông nhất so với các tỉnh thành khác
ở Việt Nam. Dân số toàn tỉnh có 556.768 người, trong đó vùng tộc người thiểu số

sinh sống ở 115 thôn thuộc 36 xã với 26 dân tộc, có dân số 21.208 hộ, 130.641
người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Chăm sinh sống ở 27
thôn, thuộc 12 xã, dân số 11.279 hộ, 73.277 người, chiếm 13,16% dân số toàn tỉnh,
chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và sống xen kẽ với các dân tộc khác. Địa bàn
người Chăm sinh sống đông nhất là huyện Ninh Phước có tới 60.102 người, chiếm
tỷ lệ 82,02% người Chăm toàn tỉnh (UBND tỉnh Ninh Thuận, 2000).
Trong các xã có người Chăm sinh sống, họ thường cư trú tập trung thành
thôn riêng của mình. Người Việt cũng có sống xen kẽ trong các thôn Chăm nhưng
số lượng không bao nhiêu (như ở thôn Vĩnh Thuận, Phước Đồng, Hiếu Lễ, Chất
Thường). Huyện Ninh Phước có tới 8 xã có từ 2 thôn Chăm trở lên, riêng xã
Phước Nam có tới 5 thôn Chăm. Xã có nhiều thôn Chăm nhất là Phước Nam (5
thôn), xã chỉ có một thôn Chăm là An Hải, và Phước Thuận. Các xã có nhiều
người Chăm được xếp theo thứ tự là : Phước Nam, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước
Hải, Phước Thái, Phước Dân, Phước Thuận và An Hải. Dân số của từng thôn
Chăm cũng rất chênh lệch, thôn đông nhất có thể gấp 7-8 lần thôn ít dân. Chẳng
hạn, Hữu Đức (tới hơn 3.700 người, Văn Lâm (hơn 3.400 người), trong khi đó ở
Hiếu Thiện và Nho Lâm chỉ hơn 400-500 người. Bình quân mỗi thôn Chăm trong
huyện khoảng trên 1.500 người. Quy mô gia đình ở các thôn Chăm cũng không
đồng đều. Trong khi ở Thành Tín, bình quân số người trong hộ là 5 và Hoài Trung,
Như Bình là 5,4 thì ở Tuấn Tú lên tới 7,7 và Chung Mỹ có bình quân 7,4 người
một hộ. Như vậy, số người trong hộ giữa các thôn Chăm có mức độ chênh lệch cao


hơn người Kinh (ở người Kinh thường chỉ có từ 5 đến 6 người một hộ) và số
người trong mỗi hộ nói chung cũng đông hơn (Phan Xuân Biên, 1989, tr.85).
Người Chăm ở Ninh Thuận là cư dân bản địa có nền văn hoá riêng, đang
giữ vai trò quan trọng trong việc đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát triển kinh tếxã hội cùng cả nước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các tộc người
thiểu số trong tỉnh Ninh Thuận đã đóng góp sức người sức của, nhiều cơ sở cách
mạng đã hình thành và phát triển ở các thôn, xóm, có nhiều anh hùng liệt sỹ, gia

đình có công với cách mạng.
a. Đời sống kinh tế:
Người Chăm định cư trên dải đất miền Trung với đặc điểm địa hình là miền
đất hẹp, kéo dài và được cấu tạo bởi ba vùng: Núi - Đồng bằng - Biển cả. Khí hậu
nơi đây khắc nghiệt, khô ẩm, nhiều nắng, ít mưa. Điều kiện tự nhiên, địa lí môi
sinh đó đã hình thành nên nền kinh tế của người Chăm.
Kinh tế truyền thống của người Chăm bao gồm cả nghề nông, nghề đi biển
và khai thác rừng. Ba hình thái kinh tế đó đã góp phần làm cho đời sống kinh tế
Chăm phát triển phồn thịnh và hiện nay còn in dấu ấn đậm nét trong lễ hội Chăm.
Tuy nhiên ngày nay, một số ngành kinh tế truyền thống đã bị mất đi. Hiện nay
người Chăm không còn làm nghề biển. Tuy một số làng Chăm ở Ninh Thuận như
Bỉnh Nghĩa, Tuấn Tú vẫn còn sống gần biển nhưng họ không làm nghề biển mà lại
quay lưng với biển. Đa số (khoảng 95%) người Chăm Ninh Thuận ngày này sống
bằng nghề nông, và một số ít làm nghề chăn nuôi và khai thác rừng. Đến nay họ
vẫn còn phát huy truyền thống làm lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hoạt
động nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo trong đời sống kinh tế chủ đạo trong
đời sống kinh tế của người Chăm hiện nay.


b. Đời sống văn hóa
Từ khi người Chăm thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa và lập quốc vào
thế kỷ thứ II, liên hệ với Trung Hoa cũng hầu như không còn. Thay vào đó là sự
tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và, do văn hoá Ấn Độ không mang theo chiến tranh,
nên nó được người Chăm tiếp nhận. Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hoá Chăm
phát huy mạnh mẽ trong khoảng thế kỷ VII đến hết thế kỷ XV. Trong từng ấy thế
kỷ, ảnh hưởng này để lại lớn đến mức nhiều người chỉ nhìn thấy những yếu tố Ấn
Độ trong văn hoá Chăm. Nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hoá Chăm thì
Bàlamôn giáo là yếu tố quan trọng nhất (Trần Ngọc Thêm, 1999, tr.227).
c. Đời sống giáo dục
Cho đến bây giờ chưa có nghiên cứu nào đề cập đến, trong lịch sử người

Chăm đã có Trường Đại học chưa? Môi trường giáo dục người Chăm như thế nào?
Hiện nay, chỉ biết rằng, người Chăm chủ yếu đi học để làm chức sắc hay tu sĩ
trong tôn giáo. Cụ thể là, đối với người Chăm Ahiêr (người Chăm ảnh hưởng
Bàlamôn giáo) khi muốn kế nghiệp truyền thống gia đình để làm chức sắc thì đi
tìm một người trong hàng ngũ chức sắc dạy cho chữ Chăm và cách thức hành lễ
trong tôn giáo. Sau một quá trình học việc thành thạo thì được công nhận và phong
chức đứng trong hàng ngũ chức sắc. Còn đối với người Chăm Awal (người Chăm
ảnh hưởng Islam giáo) cũng diễn ra tương tự như vậy, người học trò sẽ được sự
hướng dẫn của Po Gru, Acar tập thực hành nghi lễ, học kinh thánh. Như vậy,
người Chăm chỉ học để trở thành chức sắc tôn giáo nên môi trường học tập không
được tổ chức chính quy thành trường, lớp. Hình thức học tập này tạm gọi là nền
giáo dục truyền thống.
Trước năm 1945, người Chăm chưa biết đến nền giáo dục Quốc ngữ (học
tiếng phổ thông) mà chỉ học chữ Chăm. Một số gia đình giàu có thì cho con học
chữ Hán để ra làm quan Huyện, quan Tổng (Nguyễn Văn Tỷ, 2010, tr.57). Ngày 29-1945, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngộc Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã đề nghị thực hiện sáu biện pháp


cấp bách trong đó có phong trào chống nạn mù chữ trong dân chúng. Từ đó, phong
trào “Bình dân học vụ” được phát động đã lôi cuốn hàng triệu người hiếu học
muốn thoát khỏi nạn mù chữ, mùa khai trường đầu tiên của tuổi trẻ nước Việt Nam
được tổ chức ngay sau ngày mừng độc lập, tiếng Việt được quy định sử dụng làm
ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và trong các hoạt động chính trị xã
hội, cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hoá mới đã dấy lên ở cả
thành thị và nông thôn (Hà Minh Hồng, 2005, tr.139).
Kết luận:
Người Chăm ở Ninh Thuận là tộc người bản địa có lịch sử phát triển liên
tục, đang kế thừa những di sản của nền văn minh Champa để lại, tạo được một nét
văn hoá riêng biệt không thể lẫn lộn với bất kỳ một tộc người khác trong khu vực.
Hiện nay, người Chăm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách Đại

đoàn kết dân tộc. Hơn thế nữa, nói tới tộc người thiểu số ở miền Trung thì không
thể không đề cập đến người Chăm. Bởi vì, không gian văn hoá Chăm được trải dài
theo suốt dọc miền đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Bằng chứng
là hàng năm vào dịp lễ hội Katê, người Chăm cùng tộc người Raglai và một số tộc
người khác cùng nhau phối hợp thực hành nghi lễ chung ở đền tháp Champa.
Trong lịch sử đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ nền độc lập của Việt
Nam, đã xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt của chiến sĩ người Chăm
như Phú Như Lập, Đổng Dậu… Như vậy, người Chăm đã thực sự hoà nhập vào
cộng đồng đa tộc người ở Việt Nam, quá trình phát triển tộc người Chăm đã cấu
thành lịch sử Việt Nam. Mặc dù, địa bàn cư trú xa trung tâm hành chính, co cụm
thành từng làng riêng biệt nên người Chăm còn chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn để
phát triển. Nhưng lực lượng lao động chất xám tại chỗ của người Chăm khá đông
đảo đang nắm vai trò quan trọng ở các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà
nước. Đặc biệt, là các cơ quan giáo dục và y tế. Trái lại, trong việc đề cử công
chức cao cấp, chưa có một người Chăm nào ở tỉnh Ninh Thuận làm tới chức Bí thư


hay Chủ tịch tỉnh, huyện (Trừ huyện Ninh Phước có ông Châu Thăng Long làm
chủ tịch huyện qua 2 nhiệm kỳ). Điều này càng hiếm hơn đối với lao động nữ
người Chăm.
Văn hoá Chăm góp phần rất lớn làm cho văn hoá Việt Nam thêm đa dạng
trong thống nhất. Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hoá Chăm có nguy cơ bị biến mất,
chỉ riêng trong lĩnh vực văn học và âm nhạc đang bộc lộ khá rằng rõ ràng. Bộ phận
yêu thích văn chương và sáng tác bằng chữ Chăm Akhar Thrah giảm đi rất nhiều.
Thay vào đó, xu hướng sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp, thư từ, sáng tác
văn học là chủ yếu. Những làn điệu dân ca Chăm ít được phổ biến, đang chịu sức
ép về sự cạnh tranh với dòng trào lưu âm nhạc mới. Một phần do công tác nghiên
cứu, sưu tầm chưa làm được, phần khác do lực lượng sáng tác bằng tiếng Chăm
quá ít, chưa nói tới chất lượng của tác phẩm. Chữ Chăm-Akhar Thrah-không được
giáo dục trong trường lớp chính quy do lịch sử để lại, làm mất đi tính thống nhất

trong cộng đồng Chăm. Mặt khác, những lần cải cách ngôn ngữ chưa có được sự
đồng thuận của đông đảo tầng lớp, nhân sĩ, chức sắc làm cho ngôn ngữ Chăm có
nhiều bất cập và vướng mắc mà những nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo.
III.

Tháp Chăm

Trên xứ sở Panduranga này còn lại ba cụm tháp tiêu biểu cho nghệ thuật
kiến trúc Chămpa, ẩn chứa những giá trị văn hóa, tín ngưỡng rất lớn và được coi


là ba viên ngọc quý còn sót lại của tiểu quốc cổ xưa:Tháp Hòa Lai, Pôrôme và Pô
Klông Garai.

Cụm tháp Hòa Lai, còn có tên Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A cách Phan
Rang 14km về phía bắc, được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 9. Cụm tháp đã từng
được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất
của Chămpa. Ðáng tiếc là nay tháp chính đã bị sụp đổ chỉ còn lại tháp Bắc và tháp
Nam nhưng cũng trong tình trạng hoang tàn. Di tích là thân tháp hình khối lập
phương khỏe khắn nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng
nhỏ dần vẫn còn những hoa văn điêu khắc rất tỉ mỹ rất đẹp trên vòm cửa, trên các
trụ ốp, trên bộ diềm mái. Một điều mà cho đến nay vẫn chưa xác định được là
chức năng thờ tự của tháp, bởi vì hầu như không phát hiện đồ thờ bằng đá hoặc
kim loại nào cũng như không có dấu tích của một bia ký nào.
Nếu tháp Hòa Lai là
công trình của buổi bình
minh của nghệ thuật Chăm,
thì tháp Pôrôme là ngôi tháp
cuối cùng bằng gạch và cũng
là ngôi tháp lớn cuối cùng

của vương triều Panduranga.
Tháp xây dựng vào thế kỷ
thứ 16 tại làng Hậu Sanh, xã
Phước Hữu, huyện Ninh
Phước trên một ngọn đồi cao
50 mét. Tháp nhô, hình
vuông, cao 8 mét, gồm ba
tầng mái mỗi tầng có bốn


tháp góc, các góc trang trí hình ngọn lửa và đỉnh tháp là búp sen bằng đá, trong
tháp thờ tượng vua Pôrôme dưới dạng thần Shiva tám tay. Trước đây, còn có
tượng hoàng hậu ở bên cạnh, nhưng đã bị đánh cắp. Tượng bà hoàng thứ hai ở
gian phía sau cũng vậy. Tuy công trình không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ
khác, tháp Pôrême vẫn là một kiến trúc đầy ấn tượng. Sau con đường dài qua
những làng Chăm im lìm, từ xa, ngọn tháp nổi bật trên đỉnh đồi. Leo thang những
bậc đá dài, thẳng tắp đến bên chân tháp. Không gian bao la, im vắng, không một
âm thanh dù chỉ tiếng lá rơi. Ngọn tháp đứng trầm tư thời gian như dừng lại. Cảm
giác thật là lạ, nhất là nghe chợt nhớ về thành phố náo nhiệt, ồn ào.

Nhưng đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm là quần thể
tháp Pô Klông Garai, tương truyền do vua Chế Mân (người đã cưới Huyền Trân
Công chúa) xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 13 để thờ Pô Klông Garai là vị
vua ngày xưa có công lớn trong dẫn thủy nhập điền, phát triển việc cày cấy cho
đồng bào Chăm. Cụm tháp nằm trên ngọn đồi Trầu, mảnh đất khô hạn của xương
rồng, nổi bật trên nền trời với ba tháp: Tháp Cổng, Tháp Lửa và Tháp Chính. Mỗi
cạnh, mỗi tầng của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với đủ loại
hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần...



Tháp Chính cao 20m5, mỗi cạnh dài trên 10m, có nhiều tầng giả mà tầng
trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, đỉnh là một tảng đá nhọn, bình đồ vuông
theo kiến trúc truyền thống Chăm pa, nội thất hình chữ nhật theo hướng đông - tây
và mở cửa ra hướng đông. Tượng thần Shiva sáu tay đang múa trên cửa Tháp
Chính là một pho tượng tuyệt đẹp. Hai bên cửa vào Tháp Chính là bia ký chữ
Chăm cổ ghi lại những lần trùng tu và lễ vật cúng thần. Trong vòm cửa có tượng
đá bò thần Nandin, vật cưỡi cửa Shiva, người Chăm cúng lễ bò thần để cầu được
mùa. Lòng tháp nhỏ hẹp, có một bệ thờ vua Pô Klông Garai theo dạng
Mukhalinga, nghĩa là một trụ tròn Linga (hình ảnh của dương vật hay Shiva) bên
trên tạc khuôn mặt vua Pô Klông Garai, tất cả đặt trên một Yoni có rãnh thoát
nước (nước để tắm tượng trong ngày lễ).
Tháp lửa nằm ở phía đông Tháp chính, cao 9m31, hai mái cong hình chiếc
thuyền, biểu tượng của tín ngưỡng Bà la môn (thuyền chở linh hồn người quá cố
về phía tây nơi mặt trời lặn) và cũng là một kiểu mái quen thuộc của kiến trúc
Ðông Nam Á. Tháp lửa có lẽ là nơi xưa kia để long bào, đai mão, xiêm y và các
vật quý tế lễ. Tháp Cổng nằm phía trước phía đông tháp Lửa, cao 8m56, hoa văn
chạm trổ giống tháp Chính, có hai cửa thông nhau theo trục đông - tây tạo thành
một lối cổng tháp. Nơi đây là cổng ra vào hành lễ, cúng tế.
Như thế, ngoài tháp Hòa Lai chưa rõ chức năng cúng lễ, hai tháp Pôrôme
và Pô Klông Garai thờ hai vị vua Chăm đã được thần hóa dưới hình thể của thần
Shiva trong Bàlamôn giáo. Mỗi tháp có bảy làng phục vụ, nhưng đứng đầu chỉ có
một vị cả sư, chẳng hạn như tháp Pôrôme có đến 7 làng - Mỹ Nghiệp, Văn Lâm,
Nho Lâm, Dụ Bổn, Hậu Sanh...phục vụ, nhưng chỉ có một thầy cả người Mỹ
Nghiệp mà thôi.

IV.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm



1. Vài nét về lịch sử
Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ
cẩm Chăm hình thành và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử. Truyền
thuyết về Bà Chúa Xứ kể rằng: Po Inư Nưgar từ Trung Quốc trở về, đã đặt kinh đô
Champa ở Nha Trang và dạy người Chăm - lúc đó còn trong thời kỳ mông muội cày cấy, dệt vải, xây tháp, tổ chức hành chánh... Mẹ xứ sở Pôlnư NaGar dạy cho
phụ nữ Chăm nghề dệt vải để mặc và tôn vinh sắc đẹp.

Theo Lê Quí Đôn ( Vân Đài Loại Ngữ ) : “Ở Lâm Ấp có trồng cây cát bối,
khi chín hoa cây giống như lông ngỗ, kéo sợi làm chỉ dệt khăn không khác gì loại
gai”. Còn theo G. Maspero thì dưới thời các vương triều Champa, người Chăm đã
biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
Trông suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XVIII, người ta
tìm thấy các nét hoa văn được chạm trổ thật tinh vi trên các tượng đá (Shi va,
Apsara...), vương mão ( Po Mưh Taha - đầu thế kỷ thứ XVII) hiện vẫn còn được
lưu giữ ở một làng Raglai tỉnh Ninh Thuận.
Từ các cứ liệu này, chúng ta khẳng định rằng nghề dệt thổ cẩm Chăm đã
hình thành từ rất sớm và đã phát triển đến mức tinh xảo.


2. Lưu truyền
Dệt vải là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khoảng
12 tuổi, những thiếu nữ người Chăm đã được tập những thao tác đơn giản nhất của
nghề dệt. Hơn nữa, người Chăm theo chế độ Mẫu hệ nên có điều kiện hơn trong
việc phát triển nghề dệt vải.

3. Nguyên liệu
Trước kia, khoảng thập niên 50 trở về trước, người Chăm thường trồng
bông để lấy sợi. Kỷ thuật lấy sợi và mắc thành cuộn sợi dọc ( nuh papan ) theo các
qui trình sau (thể hiện qua vật liệu):
- Giá tách hạt: Vak ywơk kapah

- Cung bật bông: Ganuk pataik
- Xa quấn tơ: Vak mưk kabwak
- Xa bắt chỉ: Ssia livei
- Xa đánh ống: Ssia trauw
- Giá mắc sợi: Haniel linguh
- Khung xỏ go: Danauk pachakauw


Đây là cả một qui trình khá phức tạp và công phu. Trước tiên người thợ
tách hạt bông trên giá tách hạt, rồi lấy cây cung bắn cho các thớ bông bung ra. Sau
khi bông được trải thành thớ mỏng, họ dùng thanh tre có một đầu nhọn cuộn
chúng lại thành từng con bông để rút và se sợi. Tiếp đến là những công đoạn như:
Quay thành cuộn, ngâm đập, nhuộm, hồ, chải và đánh óng. Khâu sau cùng mắc
thành cuộn sợi dọc và bắt go để lên hoa văn chuẩn bị đưa vào khung dệt.
Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ
được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công
nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi,
màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm
4. Phẩm nhuộm
Nguyên liệu và kỷ thuật nhuộm ngày xưa hầu như đã thất truyền và không
còn sử dụng nữa. Người ta chỉ nhớ mang máng truyền khẩu là:
- Màu đen được nhuộm bằng lá chùm bầu, sau đó ngâm với bùn non từ ba
đến bảy ngày đêm liên tục.
- Màu nâu hoặc màu đỏ sậm lấy từ các loại vỏ cây.
- Màu lục thì nhuộm với cây tràm
- Màu đỏ nhuộm với là trâm bầu
- Màu đen lấy từ cây buông
- Màu vàng lấy từ cây trừng
Ngày xưa, người Chăm chỉ dùng 4 màu trên nền đỏ, cùng 3 màu phối là
xanh, trắng, vàng. Ngày nay, thổ cẩm Chăm phong phú về mẫu mã với nhiều màu

sắc gần gũi với thiên nhiên hơn. Thổ cẩm Chăm tạo ra cho các nhà thiết kế nhiều
cảm hứng sáng tạo. Từ thổ cẩm Chăm, các nhà thiết kế đã kết hợp với nhiều chất
liệu khác nhau như : tơ tằm, nhung… để mang đến cho con người một cái nhìn
sinh động và mới mẻ về thời trang hiện đại và truyền thống.


5. Kỹ thuật dệt
5 công đoạn
-

sang sợi từ ống bự sang ống nhỏ
bắt sợi vào khung (đây được coi là công đoạn khó nhất, phức tạp nhất và

-

không phải ai bắt là cũng được ngay)
bắt sợi vào trục
kéo sợi qua go
lượt.

Có 2 loại khung: Loại dệt dạng tấm và loại dệt dạng dải.
- Loại dệt dạng tấm: Danưng mưnhim ban khan. Là loại dệt ra các sản
phẩm như: Khăn bàn, xà rông, khăn quàng, mền, drap... với kích thước tối
đa là 95cm - 240cm.
- Loại dệt dạng dải: Danưng mưnhim jih dalah. Dệt ra các sản phẩm như:
Jih, dalah, dây lưng... với kích thước 2cm, 24cm - 100cm.
Hai loại khung này gồm nhiều bộ phận rời được lắp ghép lại với nhau. Tuy
nhiên tuỳ theo đặc điểm cấu tạo mỗi loại khung mà kỷ thuật dệt có khác nhau. Ở
khung dệt dải, thợ dệt ngồi trên ghế, sử dụng đôi chân đạp con ngựa (athaih) tách
mặt sợi nền, tay phải kéo go bắt bông và chặt sợi (nếu sản phẩm phải lên nhiều go

(8 - 13 go), cần thêm một thợ phụ để giúp kéo go), tay trái luồn thoi chỉ qua lại.
Trong khi ở khung dệt tấm, người thợ ngồi bẹp xuống nền nhà, vận dụng cả thân
người với sợi dây giăng thật căng ở đằng sau lưng để giữ mặt nuh papan căng hay
chùng tuỳ trường hợp; sau đó người thợ cầm, ấn, xách các dụng cụ phụ như bbar
bingu, bbar chakauw... để tách mặt sợi, làm thao tác bắt bông, luồn dao dệt, đưa
thoi và dập sợi.


Sang sợi, công đoạn tuy đơn giản nhưng rất quan trọng trong khâu dệt thổ cẩm,
bởi nếu thực hiện không khéo sẽ cho ra sản phẩm không đẹp và năng suất không
cao
6. Hoa văn thổ cẩm Chăm
Trên nền vải thường được ưa thích là màu
đen hay đỏ, các đồ án trang trí phần lớn theo
kiểu hoa văn hình học. Có loại hoa văn được
bố trí trên toàn mặt vải như: Bingu tamun
(bông mặt võng), Cham birow (Chàm mới),
tuk hop, bingu jal...
Ngoài các dạng hoa văn hình học, người ta
còn nhận ra các loại hoa văn động vật được cách điệu rất linh hoạt như: Rồng
(garai,makara), phụng (arut, garuda), chim trão (hơng), công (amrak)...
Hoa văn thổ cẩm Chăm rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra các hoa văn đã
thất truyền (chỉ được biết qua hình ảnh được chụp từ đầu thế kỷ, nay còn lưu giữ
bảo tàng bên Pháp), nghệ nhân Thuận Thị Trụ đã sưu tầm được hơn 30 hoa văn
nền. Từ đó chị đã cách điệu ra khoảng 50 hoa văn khác.


×