Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 25 trang )

Mục Lục
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC SINH VẬT VÀ CON NGƯỜI ............................4
I. Vai trò của nước đối với sinh vật: ......................................................................................................4
II. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh học và con người: ...................................................................4
III. Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người: ...............................................5
CHƯƠNG II: NƯỚC THẢI. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP ....................................................................................................................................................6
I. Khái niệm chung về nước thải và phân loại: ......................................................................................6
II. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp ........................................................6
1. Định nghĩa: .......................................................................................................................................6
2. Nguồn gốc hình thành nước thải: ....................................................................................................6
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 8
I. Tình hình ô nhiễm nước thải: .............................................................................................................8
1. Tình hình ô nhiễm nước thải trên thế giới: ...................................................................................8
2. Tình hình ô nhiễm nước thải ở nước ta: .......................................................................................9
II. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp tới môi trường: ........................................ 10
1.Tình hình chung: .......................................................................................................................... 10
2. Ảnh hưởng tới sinh vật trong nước và đất: ............................................................................. 11
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho
đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm : .......................................................................................... 12
III. Ảnh hưởng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đến con người: ................................. 13
1. Tình hình chung: ........................................................................................................................ 13
2. Ảnh hưởng do kim loại có trong nước: .................................................................................... 13
3. Vi khuẩn trong nước thải: .......................................................................................................... 15
CHƯƠNG IV: NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI SINH
HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ............................................................................................16
I. Nguyên nhân xuất phát từ các ngành kinh tế, y tế ......................................................................... 16
II.Nguyên nhân xuất phát từ đời sống- xã hội: .................................................................................. 17
III. Nguyên nhân xuất phát từ pháp luật, chính quyền và các cấp quản lý, đầu tư: .......................... 18
1. Từ chính sách, pháp luật của Nhà nước: ........................................................................................ 18


2. Từ chính quyền, cơ quan quản lý và đầu tư: ............................................................................. 18
1


CHƯƠNG V: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................................................................20
PHẦN VI: KẾT LUẬN...........................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................25

2


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các thành phố và
các khu đô thị Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh
mẽ trong những năm tới. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều
loại chất thải khác nhau sinh từ các hoạt động của con người có xu hướng tăng lên về số
lượng, từ nước cống, rác sinh hoạt, phân, chất thải công nghiệp đến các chất thải độc hại,
như rác y tế. Nếu ta không có phương pháp đúng đắn để phân huỷ lượng chất thải này
thì sẽ gây ô nhiễm môi trường do vượt quá khả năng phân huỷ của tự nhiên.
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp hiện nay trở thành vấn đề bức xúc trong
cuộc sống đô thị và ảnh hưởng xấu của nó đến xã hội. Không chỉ có ảnh hưởng xấu
đến con người mà nước thải sinh hoạt và công nghiệp còn có những tác động tiêu cực
đến môi trường và hệ sinh thái.
Vì vậy việc tìm hiểu nguồn gốc phát sinh , thành phần, những tác động tiêu cực của
nước thải sinh hoạt và công nghiệp tới môi trường,và những công nghệ , giải pháp xử lý
là vô cùng cần thiết đối với toàn cầu.Đó cũng chính là mục tiêu và là kim chỉ nam của
đề tài này.

Nhóm sinh viên thực hiện


3


CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC SINH VẬT VÀ CON
NGƯỜI

I. Vai trò của nước đối với sinh vật:
Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng – dạng nưới
và thể khí - độ ẩm trong không khí) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng. Trong
lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường
nước.

Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Quá trình đấu tranh
lên sống ở cạn, chúng cũng không táchkhỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quá
trình sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường
nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
II. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh học và con người:
- Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng
cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số
cây mọng nước, ở ruột khoang.
- Trong có thể người, nước chiếm 60-65% trọng lượng cơ thể trưởng thành, đến 90
% ở phôi, 70% ở trẻ sơ sinh. Trong các mô cứng như xương, răng, móng, nước chiếm
10-20%. Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đối tới < 10% sẽ dẫn tới tình
trạng bênh lý.
- Nước là môi trường khuyếch tấn cho các chất của tế bào, tại nên các chất lỏng sinh
học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy…
4


- Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa

nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu
cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể:

- Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật,
nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Vì vây các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước. Một người nặng 60 kg cần cung
cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình
thường.
III. Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người:
- Đối với nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển.
Từ một hạt cải bắp phát triển thành mọt cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần
4.500 lit nước để cho ra 1 kg hạt. Đối với nhiều loại cây trồng thì: nhất nước, nhì
phân…
- Trong Công nghiệp: để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800
tấn nước.
Đối với Việt Nam, nước có tầm quan trọng đặc biệt, nước đã cùng với con người
làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – các nôi văn minh của dân tộc,
của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững
vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất
nhì thế giới hiện nay.

5


CHƯƠNG II: NƯỚC THẢI. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
I. Khái niệm chung về nước thải và phân loại:

1. Khái niệm:
Nước thải là nước được thải ra môi trường sau quá trình sử dụng hoặc được tạo ra
trong một quá trình công nghệ của con người, có thành phần bị biến đổi và có chứa
nhiều chất ô nhiễm, không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Nước thải có thể là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có chứa các chất thải từ các hộ
gia đình, trường học, khu thương mại hay công nghiệp với nguồn nước ngầm, nước
mặt hoặc nước mưa.
2. Phân loại:
Thông thường,nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh chúng, gồm:
-

Nước thải sinh hoạt.

-

Nước thải công nghiệp.

-

Nước thải đô thị.

-

Nước thải tự nhiên.

-

Nước thấm qua.

II. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

1. Định nghĩa:
Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương
mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vu cho sản xuất.
Thành phần chất thải lỏng hay nước thải được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn
lẫn giữa nước và chất thải sinh hoạt…
2. Nguồn gốc hình thành nước thải:
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng : tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, …Chúng thường được thải
ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác.
Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp
nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu
6


dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp
nước hiện có.
Nước thải công nghiệp được sản sinh ngay trong bản thân quá trinh sản xuất. Vì
là một thành phần của hơp chất tham gia trong quá trình sản xuất do đó chúng thường là
nước thải có chứa nguyên liệu, hóa chất hay phụ gia của quá trình. Và chính vì vậy thành
phần của những nguyên liệu hóa chất này thường có nồng độ cao và trong nhiều trường
hợp có thể thu hồi được.
3. Thành phần của nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp:
- Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
+ Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt : cặn bã từ nhà bếp,các chất rửa
trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
-


Thành phần của nước thải công nghiệp gồm hai loại:

+ Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản
phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước
này chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn, chất độc hại…
+ Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị,
giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải được quy
ước là loại nước sạch.

7


CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC
KHỎE CON NGƯỜI

I. Tình hình ô nhiễm nước thải:
1. Tình hình ô nhiễm nước thải trên thế giới:
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng
lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ.
Và đây là một vài thí dụ tiêu biểu: Ở nước Pháp kỹ nghệ phân tán và nhiều sông
lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến
cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn
dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông
Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của
nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986) thêm vào các nguồn ô
nhiễm thường xuyên. Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều
vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm
trọng. Trung Quốc cũng có hơn một nửa số sông hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Dòng sông bị ô nhiễm ở quận Thương Nam, Ôn Châu, Chiết Giang, Trung

Quốc.

8


2. Tình hình ô nhiễm nước thải ở nước ta:
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn
nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy,
mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh
nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm
ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Các khu đô thị (dân cư sinh hoạt), trung bình mỗi
ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên
60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày của
người dân, từ các khu vực dịch vụ như nhà trẻ, khu Y tế – Kỹ thuật, khu thể dục thể thao,
khu thương nghiệp, chợ, nước thải sinh hoạt của các nhân viên trong khu vực kho tàng,
bến bãi…
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễm các chất cặn bã, dầu mỡ, các chất
hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh,…. Do vậy nếu như nước thải này không được thu gom
và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt.
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn
lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được
thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10%
được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con
sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và
cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ
có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.

Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu là do ô nhiễm
từ môi trường nước, không khí, từ chất thải rắn là chủ yếu. Ô nhiễm môi trường nước do
nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đây là rât lớn, tốc đọ gia tăng này
cao hơn rất nhiều so với tổng nươc thải từ các lĩnh vực khác.
Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ, lượng nước chất thải từ các khu công nghiệp chiếm
đên 49% lượng nước thải của cs khu công nghiệp trong toàn quốc.Theo số kiệu thống kê
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lí nước thải tập
trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiêp đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa
9


triển khai xây dựng hệ thống xử lí nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay
vận hành khoogn hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, ước tính có khoảng 70% trong
tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp
được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lí.

II. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp tới môi trường:
1.Tình hình chung:
Nước thải đô thị (sinh hoạt) là nước đã qua quá trình sử dụng của cộng đồng dân
cư cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, có lẫn thêm các chất bẩn làm thay đổi các đặc tính
hoá -lý -sinh.Nước thải sinh hoạt chảy vào mạng lưới thoát nước từ các hộ gia đình, cơ
quan, trường học, khu phố, nước thải sinh hoạt ở các xí nghiệp, các bệnh viện, công
trình…
Qua một thời gian đất nước ta phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ khá cao, nhất
là phát triển công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề, đô thị, các khu dân cư tập trung,
nhưng thiếu sự quan tâm đúng mức đến việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, cho nên
chúng ta đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước đang tác
động rất xấu đến đời sống xã hội, phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài trong nhiều năm
tới.
Hậu quả của nguồn nước thải này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những

bệnh hiểm nghèo do nguồn nước bị ô nhiễm những chất độc hại đã và đang tiếp tục diễn
ra ở nhiều vùng, nhiều khu vực trên phạm vi cả nước. Những dòng sông chết, nguồn
nước đang cạn kiệt, suy thoái là hậu quả tất yếu của sự buông lỏng quản lý, thiếu ý thức
bảo vệ giữ gìn môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng suốt một thời gian
dài những năm trước đây.
Việt Nam cũng đang phải trải qua tình ô nhiễm nước thải sinh hoạt, ô nhiễm nước
thải công nghiệp hoạt động vệ sinh môi trường tại đây chưa thực sự phát triển. Hiện ở Hà
Nội chỉ có 5% nước thải được xử lý trước khi đổ vào môi trường tự nhiên, 95% lượng nước
thải còn lại đều được đổ trực tiếp vào các hồ và cống rãnh trong thành phố.

10


Hình 2.2: Ô nhiễm sông Thị Vãi
2. Ảnh hưởng tới sinh vật trong nước và đất:
a. Ảnh hưởng tới sinh vật trong nước:
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do
nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc
trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số
trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài
thuỷ sinh chết.

Hình: Cá chết ở sông Đồng Nai
Trong 4 ngày liên tiếp (từ 18 - 21.10) tôm, cá chết hàng loạt tại kinh Giữa Nhỏ (ấp
Đầm Cùng - Trần Thới - Cái Nước - Cà Mau), cạnh Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Nam
Long thuộc Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Cái Đôi Vàm (Cadovimex). Nước trong
kinh đen ngòm và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đi đến đầu kinh cạnh Xí nghiệp chế
biến thuỷ sản Nam Long thì thấy nước thải trong bãi rác sinh hoạt của xí nghiệp này
đang tràn xuống kinh. Xác cá chết trên kinh Giữa Nhỏ, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau).
Đây là con kinh chạy dài gần 4 km, nối từ bãi rác của Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Nam

Long với sông Cái Nước - Đầm Cùng, có hàng trăm hộ dân lấy nước từ dòng kinh này
để nuôi cá, tôm.
11


b. Ảnh hưởng tới sinh vật trong đất:
Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà
còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. Các ion Fe2+ và Mn2+ ở
nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật. Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu
công nghiệp thải ra thấm vào đất không độc lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây
cối ở nồng độ trung bình. Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất
của một số vi sinh vật trong đất. Đây là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả
năng chống chịu kém, không phát triển được thậm chí là chết.

3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước,
theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không
những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công
nghiệp độc hại khác.
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong
nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và
con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: niêm mạc đường hô
hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch,tăng mẫn cảm ở những
người mắc bệnh hen,…
4. Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm :
+ Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ.
+ Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất.
+ Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất

thay đổi mạnh.
+ Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát
nước của đất bị thay đổi.
Ngoài ra, một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất : Quá trình
oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+có nồng độ cao tạo thành các axit không tan Fe2O3 và
MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn).
Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axitcacbonic rửa trôi thì
12


đất sẽ bị chua hóa.
III. Ảnh hưởng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đến con người:
1. Tình hình chung:
Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế giới, phân người và nước thải sinh hoạt không
được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Bên cạnh đó nước thải công nghiệp
cũng chưa được xử lí chặt chẽ. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm
môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy
làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Trong năm 2008 có khoảng 2,6 tỷ người không được tiếp cận với các công trình vệ
sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất
bài tiết của con người.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: tình trạng trên dẫn đến một loạt bệnh như tả, thương hàn,
kiết lị, viêm gan A và bệnh giun sán. Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 4.000 trẻ em thiệt
mạng vì nước sinh hoạt không an toàn và công tác vệ sinh yếu kém.
2. Ảnh hưởng do kim loại có trong nước:
a. Trong nước nhiễm Asen:
Asen gây ra ba tác động chính tới sức khỏe con người là: làm đông keo protein, tạo
phức với asen(III) và phá hủy quá trình phốt pho hóa. Các triệu chứng của nhiễm độc
asen như: Ở thể cấp tính gây ho, tức ngực và khó thở, mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa,
đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm độc kinh niên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da,

vệt trắng trên móng tay… Asen và các hợp chất của nó có khả năng gây ung thư biểu mô
da, phế quản, phổi, xoang… Asen vô cơ có hóa trị 3 có thể làm sơ cứng ở gan bàn chân,
ung thư da. Asen vô cơ có thể để lại ảnh hưởng kinh niên với hệ thần kinh ngoại biên,
một vài nghiên cứu đã chỉ ra asen vô cơ còn tác động lên cơ chế hoạt động của AND.
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen lâu dài là không an toàn và ở một số nước trên
thế giới vấn đề ảnh hưởng sức khỏe do asen rất đáng lo ngại. Đầu tiên là các ca tổn
thương da do asen ở Tây Ban Nha, Ấn Độ năm 1983, hơn 1,5 triệu người được cho là
nhiễm asen tại đây, với khoảng hơn 20000 ca nhiễm độc. Tại Bangladesh khoảng 35 đến
77 triệu người trong tổng số 125 triệu người đang đối mặt với nguy cơ nhiễm asen trong
nước uống. Có ít nhất 100000 ca bị tổn thương da. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng
asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm
sàng như là chân răng đen. Các ảnh hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng
gan, bệnh tiểu đường, các loại ung thư nội tạng( bàng quang, gan, thận), các loại bệnh
về da( chứng tăng mô biểu bì, chứng tăng sắc tố mô và ung thư da). Bệnh sạm da, mất
sắc tố da, cahi cứng da, ung thư da, nhiều ung thư nội tạng và rối loạn tuần hoàn ngoại
13


biên là các triệu chứng do tiếp xúc thường xuyên với asen. Các bệnh như tim mạch cũng
được phát hiện có liên quan đến thức ăn, nước uống có asen và do tiếp xúc với asen.
b. Trong nước nhiễm chì
Chì có tính độc cao đối với con người và động vật. Chì cũng cản trở chuyển hóa
canxi bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D.
Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Chì tác động lên hệ enzyme, đặc biệt là enzyme vận chuyển hiđro. Khi bị nhiễm
độc, người bệnh bị một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết
(tủy xương) . Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng chì,
đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến
lão nếu nặng có thể gây tử vong.Tác dụng hóa sinh của chì chủ yếu gây ảnh hưởng đến
tổng hợp máu, phá vỡ hồng cầu. Chì ức chế một số enzyme quan trọng trong quá trình

tổng hợp máu do tích đọng các hợp chất trung gian của quá trình trao đổi chất. Chì kìm
hãm quá trình sử dụng O2 và glucozo để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. JECFA
đã thiết lập giá trị tạm thời cho lượng chì đưa vào cơ thể có thể chịu đựng được đối với
trẻ sơ sinh và thiếu nhi là 25mg/kg thể trọng.
Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm nhất với
độc tố chì, tác động mãn tính đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Với những phụ nữ có
thai thường xuyên tiếp xúc với chì khả năng xảy thai hoặc thai nhi chết sau khi sinh là
rất lớn. Với trẻ em, hệ thần kinh đang phát triển rất nhạy cảm khi bị nhiễm chì dù ở nồng
độ thấp, hệ số thông minh (IQ) giảm xuống. Đối với người trưởng thành, công việc
thường xuyên tiếp xúc với chì quá mức hoặc do gặp sự cố có thể bị nhiễm bệnh thần
kinh ngoại vi hoặc thần kinh mạn tính.
c. Trong nước nhiễm thủy ngân
Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến thận, trong khi đó methyl thủy ngân
ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi bị nhiễm độc người bệnh dễ cáu
gắt, kích thích, xúc động, rối loạn tiêu hóa rối loạn thần kinh, viêm lợi, rung chân. Nếu
bị nhiễm độc nặng có thể tử vong. Nhiễm độc methyl thủy ngân còn dẫn tới phân lập thể
nhiễm sắc, phá vỡ thể nhiễm sắc và ngăn cản sự phân chia tế bào.
Trong môi trường nước, thủy sinh vật có thể hấp thụ thủy ngân vào cơ thể, đặc
biệt là cá và các loài động vật không xương sống, cá hấp thụ thủy ngân và chuyển hóa
thành methyl thủy ngân (CH3Hg+) rất độc với cơ thể người.
d. Bệnh do nồng độ nitrat cao trong nước
Nồng độ nitrat cao trong nước có thể do phân hủy chất hữu cơ trong tự nhiên hoặc
do ảnh hưởng của chất thải ô nhiễm. Trong nước chứa hàm lượng nitrat trên10mg/l có
thể gây bệnh tím tái ở trẻ em.
14


e. Nước nhiễm Crom và Mangan
+
Đối với Crom: Hợp chất CR rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ dày,

ruột non, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim.
Đối với Mangan: Nước nhiễm Mangan với hàm lượng cao mangan gây tổn
thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng và tử vong.
3. Vi khuẩn trong nước thải:
a. Bệnh đường ruột:
Bệnh đường ruột gây nên chủ yếu do các loại vi khuẩn sống trong nước như vi
khuẩn đại tràng, thương hàn. tả, lỵ… ngoài ra trong nước tự nhiên và nước sinh hoạt còn
có thể có các loại vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy trẻ em như Leptospira, Brucella,tularensis,
các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan, ECHO, Coksak… Nhiều nước trên thế giới khi
người mẹ sinh con, có nhiều khả năng là đứa trẻ sẽ chết trước khi sinh nhật lần thứ nhất.
Tỷ lệ có thể lên tới 220 trẻ chết trong 1000 trẻ sinh ra, trong đó ít nhất có 25%trẻ chết vì
các bệnh ỉa chảy.
b. Các bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn, viruts và nấm mốc:
Con người có thể mắc các bệnh do kí sinh trùng gây ra như amip, giun sán các loại;
bệnh ngoài da, viêm mắt do các loại vi khuẩn, viruts, nấm mốc và các loại kí sinh trùng.
Nước bị ô nhiễm kí sinh trùng là do việc quản lý phân và chất thải không tốt, gây ô nhiễm
môi trường xung quanh và tăng tỉ lệ mắc bệnh trong dân cư.
Hiện nay tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc... ở Việt Nam được xem
là cao nhất thế giới. Những khảo sát gần đây cho thấy gần 100% trẻ em từ 4 - 14 tuổi ở
nông thôn nhiễm giun đũa, từ 50 - 80% nhiễm giun mốc

Bảng 3.1: Một số căn bệnh lây lan qua đường nước thải sinh hoạt

15


CHƯƠNG IV: NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM DO NƯỚC
THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
I. Nguyên nhân xuất phát từ các ngành kinh tế, y tế
Ngành nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới tiêu hoa màu

và lúa chủ yếu là ở vùng đồng bằng. Việc sử dụng nông dược và lạm dụng phân bón
hoá học ngày càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nước nông thôn do sự thải vào
nước các chất như nitrat, photphat và các chất khác. Phân bón làm tăng năng suất cây
trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây
hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
Ngoài ra, nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ
thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng
nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư
lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ,
làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có
dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Ngành công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nguồn nước cũng rất nhiều, mỗi ngành
có một loại nước thải khác nhau do các nguyên nhân sau:
+Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp: Sự bất cập về địa điểm bố trí,
quy mô và loại hình sản xuất của nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, không có
điều phối chung, thậm chí có phần cạnh tranh giữa các địa phương làm cho các KCN,
CCN phát triển thiếu sự đồng bộ, rời rạc, tỷ lệ lấp đầy và hiệu quả khai thác kém, thiếu
các nguồn lực cần thiết ảnh hưởng chất lượng môi trường, sinh thái trong vùng.
+Năng lực và nhận thức của các doanh nghiệp đầu tư, khai thác khu cong nghiệp:
Các KCN - CCN thiếu nhà máy xử lý nước thải (XLNT). Nguồn vốn đầu tư cho các
hoạt động BVMT của các doanh nghiệp hạn chế, do doanh nghiệp cố gắng giảm giá
thành sản phẩm và ưu tiên tăng lợi nhuận tài chính. Các doanh nghiệp chưa nhận thức
đầy đủ trách nhiệm về BVMT. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN khó tiếp
cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới và mở rộng các khu XLNT tập trung.
Rủi ro càng cao khi trạm XLNT phải được xây dựng trước khâu các nhà đầu tư xem
xét vào KCN, CCN.
+ Những hạn chế về mặt cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ chuyên
môn: Năng lực và các nguồn lực cần thiết của hệ thống các cơ quan quản lý cũng như
16



lực lượng giám sát thi hành luật pháp về BVMT chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu
công tác thực tế; phương tiện và thiết bị phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công
nghiệp vừa thiếu vừa lạc hậu..
+ Một số vấn đề kỹ thuật hay mắc phải tại các trạm XLNT tập trung của KCN
II.Nguyên nhân xuất phát từ đời sống- xã hội:
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh
ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Nhu cầu về nước ngày càng tăng dẫn đến việc
khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Nhu cầu dùng nước ở nước ta do
tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… sẽ lên đến khoảng 130-150 tỷ m3/năm,
chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước
mùa khô (khoảng 170 tỷ m3). Từ đó lượng nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư là
rất lớn. Chúng đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý. Hiện nay, Việt
Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu,
phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất
hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật
ngày càng cao. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, nước thải sinh hoạt
không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được
xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, chưa phát huy
được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham
gia, hỗ trợ hệ thống quản lý nhà nước giám sát thi hành pháp luật về BVMT. Các chương
trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá
ít. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ
bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước

là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống
con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt là nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao.

17


III. Nguyên nhân xuất phát từ pháp luật, chính quyền và các cấp quản lý, đầu tư:
1. Từ chính sách, pháp luật của Nhà nước:
Sự hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc
tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay
có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá
nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên
liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu
đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành
chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh
hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh
sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình,
phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các
cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại
tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo
dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp
gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di
dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan
chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
2. Từ chính quyền, cơ quan quản lý và đầu tư:
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức, dẫn đến buông
lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp

luật. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các
cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ
biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn
tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một
cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê
duyệt không cao.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ
môi trường còn thấp; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện
được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa
có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn
nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa
đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy
hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ
18


lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi
trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi
trường nước.
Bên cạnh đó, ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số
nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam
mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu
về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ
quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70
người/1 triệu dân)...

19



CHƯƠNG V: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

I. Sơ lược các phương pháp xử lý nước thải
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử
lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Sau đây là tổng quan các
phương pháp xử lý nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
- Phương pháp xử lý lý học;
- Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý;
- Phương pháp xử lý sinh học.
1. Phương pháp xử lý lý học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách
các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc
qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực
li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu
lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
a, Song chắn rác
Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại
đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao
nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây
là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả
hệ thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung
bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm
và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Theo hình
dạng có thể phân thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có
thể đặt cố định hoặc di động.
b, Lắng cát

Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích
thước từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi
bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công
trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và bể
lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử
dụng rộng rãi.
c, Lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể
20


lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý
sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng
ngang và bể lắng đứng.
d, Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng
rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số
trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất
hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử
dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương
pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian
ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt
khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm
lượng chất rắn
2. Phương pháp xử lý Hóa học và Hóa Lý
a, Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng

6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp
theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
– Bổ sung các tác nhân hóa học;
- Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
– Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.
b, Keo tụ- Tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này
không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt
nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học
bề mặt trở nên rất quan trọng.
3. Phương pháp Sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có
trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito…
21


dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô
nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn.
Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
- Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện
không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều
kiện cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh
hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và chất
phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo
3 giai đoạn chính như sau:
– Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.

– Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên
trong và bên ngoài tế bào.
– Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp
tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng
các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở
mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
sinh hoá là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh
dưỡng và các yếu tố vi lượng.
a, Phương pháp sinh học kỵ khí
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp
tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian
b, Phương pháp sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ;
- Tổng hợp tế bào mới;
- Phân hủy nội bào.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự
nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu
cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất
nhiều. Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân
tạo có thể chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử
22


dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể
phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong số các quá
trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn

hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate với
màng cố định.

23


PHẦN VI: KẾT LUẬN
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước, ô nhiễm nước thải nói chung, nước thải sinh hoạt và ô nhiễm nước thải công nghiệp
nói riêng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Vấn đề ô nhiễm nước thải là loại ô
nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người
cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.Ô nhiễm nước thải ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người gây ra các bệnh ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi
trường và làm kìm hãm sự phất triển các khu công nghiệp nước ta. Từ những ảnh hưởng,
thành phần, tính chất... của nước thải mà ta tìm ra các phương pháp, công nghệ xử lý
phù hợp, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt hiện nay.
Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một
sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công
sức của toàn xã hội.
Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử
lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc
nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…
Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và
sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về
việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiêp sản xuất dù ở quy mô lớn hay
nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Điều quan trọng nhất đó chính là chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn cũng
như đầu tư xây dựng các dự án cũng cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước chất lượng, an
toàn hơn. Bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến một cuộc sống
lành mạnh và tràn đầy bản sắc văn hóa cho dân tộc.


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trọng Sự, 1997. Hiện trạng ô nhiễm nước dưới đất ở một số khu dân cư kinh tế

2.
3.

4.
5.

quan trọng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Báo cáo Hội thảo Tài nguyên nước dưới đất:
99-112. Hà Nội
Th.s Đặng Đình Bạch-TS Nguyễn Văn Hải. Giáo trình hóa học môi trường. 123176, Nhà xuất bản KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT.
UNICEF Việt Nam, 2002. Hướng tới giảm nhẹ sự ô nhiễm arsen ở Việt Nam. Báo
cáo Hội thảo xây dựng chương trình hành động về arsen, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Hà Nội.
Th.s Hoàng Thái Long, 2007. Hóa học môi trường.51-77.Nhà xuất bản Huế.
Báo cáo khoa học ô nhiễm nước và hậu quả của nó 11-2009

Ngoài ra trong quá trinh viết bài tiểu luận, chúng em còn tìm thêm thông tin,
hình ảnh trên các trang web trong nước cũng như nước ngoài để hoàn thành bài tiểu
luận này.

25



×