Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật tim hở tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.33 KB, 29 trang )

1. Thực trạng vấn đề được đề cập:

Bệnh tim mạch ngày càng có xu hướng gia tăng, tại Nghệ An tỷ lệ trẻ sơ
sinh mắc bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 2% (1000 trẻ sinh ra có 20 trẻ em mắc
bệnh), hàng năm có trên 300 trường hợp bệnh tim mạch mắc phải được phát hiện,
trên 1000 ca mắc bệnh tim cần phải phẫu thuật. Các bệnh về tim mạch nếu không
được điều trị kịp thời (nội khoa và ngọai khoa) diễn biến ngày càng nặng dẫn đến
suy tim và tử vong.
Trước năm 2012, tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An kỹ thuật
phẫu thuật tim hở chưa được triển khai, các trường hợp bệnh lý tim mạch phải
can thiệp phẫu thuật đều phải ra Hà Nội hoặc vào thành phố Hồ Chí Minh để
phẫu thuật, điều đó làm cho người bệnh rất vất vả và tốn kém chi phí.
Kỹ thuật phẫu thuật tim hở là kỹ thuật cao, đòi hỏi đủ điều kiện về nhân
lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật hồi sức tốt. Từ năm 2012
đến nay, kỹ thuật mổ tim hở được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An. Thời gian đầu với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Tim Hà Nội, đội
ngũ bác sỹ và ê kíp phẫu thuật đã từng bước được nâng cao chuyên môn, từ năm
2015, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã chính thức làm chủ được kỹ thuật này.
Việc phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã tạo
điều kiện cho người bệnh được thăm khám và tiến hành phẫu thuật tại tỉnh nhà,
đỡ tốn kém kinh phí, thời gian của người bệnh và giảm tải cho tuyến trên.
Kể từ khi áp dụng kỹ thuật phẫu thuật tim hở, Bệnh viện HNĐK NA đã
ghi nhận những thành công nhất định, với 187 trường hợp phẫu thuật thành
công, tỷ lệ tai biến rất thấp. Những kết quả đó cũng là cơ sở giúp bệnh viện đánh
giá rút kinh nghiệm trong công tác phục vụ chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, hồi
sức sau mổ,...để không ngừng phát triển và nâng cao kỹ thuật phẫu thuật tim hở
tại Nghệ An, góp phần phát triển trung tâm y tế kỹ thuật cao vùng Bắc Trung Bộ
tại thành phố Vinh theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ
Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến 2020.
2. Ý tưởng đề xuất:



a) Trình bày ý tưởng
Đây không phải là phát minh kỹ thuật mới, mà là áp dụng thành tựu khoa
học vào lĩnh vực y tế tại Nghệ An. Ý tưởng của nhóm tác giả nhằm đánh giá kết
quả, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, trình độ kỹ
thuật phẫu thuật tim hở ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
b) Hệ thống ý tưởng
- Khám sàng lọc bệnh nhân tại các tuyến y tế cơ sở
- Nhìn lại cách thức tiếp nhận bệnh nhân vào viện, tinh thần thái độ phục
vụ bệnh nhân
- Khám, chẩn đoán sàng lọc bệnh nhân vào nhập viện
- Chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng
- Chỉ định phẫu thuật đúng hay chưa đúng, phù hợp hay chưa phù hợp
- So sánh chẩn đoán trước mổ và sau mổ, đúng hay sai
- Trình độ kỹ thuật mổ đúng hay chưa đúng, hoàn thiện hay chưa hoàn thiện
- Hồi sức sau mổ và quá trình hậu phẫu
- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán
và điều trị, trình độ kỹ thuật phẫu thuật tim hở ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An
c) Tính khả thi của ý tưởng
Ý tưởng mang tính khả thi cao, thực tiễn để áp dụng hoàn thiện kỹ thuật
và nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện, đáp
ứng nhu cầu điều trị các bệnh tim mạch của nhân dân không những trong tỉnh
mà còn trong khu vực.
3. Cách thức triển khai thực hiện ý tưởng

- Đánh giá khái quát tình hình bệnh tim mạch tại Nghệ An
- Tình hình triển khai kỹ thuật phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện
- Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật tim hở



- Đánh giá kết quả, qua đó rút kinh nghiệm về mặt chẩn đoán, chỉ định
phẫu thuật, kỹ thuật mổ, so sánh chẩn đoán trước mổ và sau mổ, kỹ thuật gây
mê hồi sức, hồi sức, chăm sóc sau mổ
- Tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh tim mạch (tuyên
truyền cho người dân biết và cũng một mặt để nhân dân biết tại Bệnh viện Hữu
nghị đa khoa tỉnh đã thực hiện được kỹ thuật mổ tim hở để bệnh nhân lựa chọn
- Kiến nghị, đề xuất về đào tạo cán bộ, mua sắm thêm trang thiết bị,…để
hoàn thiện và phát triển kỹ thuật phẫu thuật tim hở tại Nghệ An, đưa kỹ thuật
phẫu thuật tim hở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An, thuận tiện cho bệnh nhân, giảm tải cho tuyến trên.
4. Kết luận:
- Dự đoán tính khả thi, lợi ích có được khi ý tưởng nêu trên được áp dụng:

Đề tài này mang tính thực tiễn khoa học, có ý nghĩa áp dụng thực tế vào
công tác khám, chữa bệnh nói chung và nâng cao kỹ thuật phẫu tim hở tại Nghệ
An, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tỉnh nhà và các tỉnh lân cận
trong khu vực.
- Những yêu cầu để có thể đưa ý tưởng trở thành hiện thực và được áp
dụng thành công:
Nâng cao trình độ khám, chẩn đoán và chỉ định diều trị hợp lý, tăng
cường công tác đào tạo cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch để phát hiện
sớm, chẩn đoán kịp thời. Tăng cường chất lượng ê kíp phẫu thuật tim hở, bổ
sung thêm trang thiết bị công nghệ cao để phát triển chuyên nghành tim mạch,
đặc biệt hoàn thiện kỹ thuật phẫu thuật tim hở, đáp ứng nhu cầu khám, chữa
bệnh của nhân dân ngày càng cao trong thời gian tới.


Lịch sử phẫu thuật tim
* Trên thế giới:

- Năm 1895, Weill phẫu thuật cắt màng ngoài tim, điều trị bệnh lí viêm
màng ngoài tim co thắt
- Năm 1896, Dr. Rehn thực hiện thành công 1 trường hợp vết thương thất
phải ở bệnh nhân nam 52 tuổi.
- Năm 1902, Thomas Lauder Brunton (Scotland) lần đầu tiên đưa ra các
khái niệm về phẫu thuật sửa van tim.
- Năm 1912, Theodore Tuffier báo cáo trường hợp đầu tiên nong van tim
bị hẹp.
- Năm 1925, Henry Souttar – phẫu thuật viên người Anh tiến hành thành
công trường hợp đầu tiên tách van tim kín bằng tay.
- Năm 1948, Charles Bailey: hoàn thiện kỹ thuật tách van 2 lá bằng tay.
- Năm 1953, John Gibbon: Phẫu thuật thông liên nhĩ với máy tim phổi
nhân tạo.
- Năm 1955, John Ư.Kirklin và cộng sự bắt đầu phẫu thuật tim hở có sử
dụng máy tim phổi nhân tạo dựa trên nguyên lý máy tim phổi nhân tạo của
Gibbon.
- Năm 1959, Nina Braunwald: Thay van tim nhân tạo thành công.
- Năm 1960, Thành công đầu tiên thay van 2 lá cơ học bằng van Starr
Edwards. Harken thực hiện thành công 1 trường hợp thay van động mạch chủ.
Sự ra đời của máy tim phổi nhân tạo vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX
cho phép phẫu thuật sửa hay thay van tim trở nên hoàn chỉnh. Với sự trợ giúp
của máy tim phổi nhân tạo (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể) thì tim và phổi
ngừng hoạt động, quả tim được tách khỏi hệ tuần hoàn, và được bảo vệ bằng
một dung dịch làm liệt tim, sau đó mở vào các buồng tim để nhìn thấy rõ và xử
lý các thương tổn, sau đó khâu lại chỗ mở tim, tái lập sự kết nối giữa tim với hệ
tuần hoàn, và quả tim được kích thích đập trở lại. Sự phát triển của phương pháp
bảo vệ cơ tim ngày càng hoàn thiện, từ việc dùng dung dịch tinh thể đến dung


dịch nuôi tim máu lạnh, sau đó là dung dich liệt tim bằng máu nóng, tưới máu

mạch vành có thể liên tục, ngắt quãng xuôi dòng và ngược dòng được nghiên
cứu và ứng dụng, tạo nên nhiều bước đột phá trong phẫu thuật tim hở.
* Ở Việt Nam:
Phẫu thuật tim mạch được tiến hành từ rất sớm, người đặt nền móng cho
phẫu thuật tim mạch Việt Nam là cố Giáo sư Tôn Thất Tùng.
- Tháng 3 năm 1958, ca phẫu thuật tim kín đầu tiên tại Việt Nam được
tiến hành tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trên một bệnh nhân hẹp van hai lá.
- Đầu những năm 1960, Tôn Thất Tùng báo cáo trường hợp cắt van động
mạch phổi có ngừng tuần hoàn tạm thời. Bệnh nhân được hạ thân nhiệt xuống
320C, thời kỳ này chưa có máy tuần hoàn ngoài cơ thể nên bệnh nhân được tiến
hành hạ thân nhiệt bằng cách ngâm vào nước đá.
- Năm 1964, thực hiện thành công ca vá thông liên nhĩ đầu tiên sử dụng
hạ nhiệt độ cơ thể và ngừng tuần hoàn tạm thời.
- Năm 1965, phẩu thuật tim hở khâu trực tiếp lỗ thông liên nhĩ với máy
tuần hoàn ngoài cơ thể được tiến hành tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Từ năm 2000 đến nay, trên toàn quốc có khoảng trên 10 trung tâm phẫu
thuật tim hở với đội ngũ nhân lực và trang thiết bị không ngừng được cải thiện
và nâng cao đã tăng số lượng các bệnh nhân được phẫu thuật. Tuy nhiên hầu hết
các trung tâm phẫu thuật tim hở này vẫn tập trung chủ yếu ở các bệnh viện
tuyến Trung ương, chỉ một số rất ít y tế tuyến tỉnh thực hiện được kỹ thuật này
như Bình Định, Kiên Giang, Bắc Giang, Khánh Hòa.
1. Thuyết minh giải pháp của công trình:

6.1. Đặt vấn đề
Hàng năm số người mắc bệnh tim mạch ngày càng nhiều, nhu cầu để
chẩn đoán và điều trị người bệnh ngày càng lớn, đặc biệt đối với bệnh nhân tim
cần phẫu thuật đòi hỏi có đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại
và chi phí tốn kém. Nhu cầu được phẫu thuật tim ngày càng tăng, hiện tại đang



tồn tại một số lượng lớn bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật vẫn phải chờ đợi, ảnh
hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh và xã hội.
Nghệ An với dân số hơn 3 triệu người, có tỷ lệ bệnh tim mạch cao. Trước
đây, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An phải chuyển một lượng lớn bệnh
nhân lên các bệnh viện tuyến trên để phẫu thuật tim, gây tốn kém về tiền của và
thời gian cho nhân thân và bệnh nhân, khó khăn cho việc tái khám và kiểm soát
bệnh nhân sau mổ. Hiện nay, ước tính số lượng bệnh nhân cần được phẫu thuật tim
lên tới hàng nghìn người. Từ nhu cầu thực tế đó, từ năm 2008 Bệnh viện Hữu Nghị
Đa khoa tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết
bị…. để phục vụ cho phẫu thuật tim. Từ tháng 5 năm 2012, được sự giúp đỡ nhiệt
tình của BV Tim Hà Nội, với nỗ lực của lãnh đạo và ê kip phẫu thuật, Bệnh viện
Hữu Nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An đã bắt đầu triển khai kỹ thuật phẫu thuật tim hở
và đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Sau một thời gian triển khai phẫu
thuật tim hở, nay chúng tôi kết lại nhằm mục đích ‘‘Đánh giá kết quả bước đầu
phẫu thuật tim hở tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An”.
6.2. Giải pháp thực hiện
6.2.1. Đối tượng nghiên cứu
187 bệnh nhân được phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Hữu nghi đa khoa
Nghệ An bởi một nhóm phẫu thuật viên thực hiện theo một quy trình thống nhất
từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 9 năm 2015.
6.2.2. Phương pháp triển khai
* Công tác chuẩn bị:
- Đào tạo nguồn nhân lực: Êkip phẫu thuật tim hở được tham gia các khóa
học chuyên sâu về phẫu thuật, hồi sức hậu phẫu… tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ
năm 2010. Trong thời gian thực hiện kỹ thuật này tại Bệnh viện HNĐK Nghệ
An, êkip phẫu thuật luôn được tạo điều kiện để tham gia các khóa đào tạo liên
tục, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ từ máy móc, phòng
mổ… đảm bảo quy trình chuyên môn, kỹ thuật.



- Thời gian đầu triển khai, bệnh viện mời đội ngũ Bệnh viện Tim Hà Nội về
trực tiếp giám sát các quy trình thực hiện, đánh giá và theo dõi sau mổ.
- Hoàn thành kế hoạch chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim hở giữa Bệnh
viện Tim Hà Nội cho Bệnh viện HNĐK Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2015.
Sau khi kết thúc, Bệnh viện HNĐK Nghệ An độc lập thực hiện kỹ thuật này.
* Lựa chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân đều được chẩn đoán lâm sàng suy
tim trước mổ theo NYHA (New York Heart Association – Hội tim mạch học
New York), và chẩn đoán cận lâm sàng siêu âm tim trước mổ tối thiểu 2 lần có
chỉ định phẫu thuật. Chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân suy tim độ I, II và III,
bệnh lý tim bẩm sinh và bệnh tim mắc phải có tổn thương đơn thuần hoặc tổn
thương phối hợp mức độ nhẹ.
* Công tác triển khai phẫu thuật:
- Chuẩn bị mổ


Phương tiện: phòng mổ vô khuẩn có đầy đủ trang thiết bị để gây mê nội khí
quản, có kiểm soát thông khí, có máy tim phổi nhân tạo, có dụng cụ đo thân
nhiệt trung tâm đặt qua đường hậu môn, catheter động mạch quay đo áp lực
động mạch, catheter tĩnh mạch dưới đòn đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, máy sốc
tim…
- Quy trình cuộc phẫu thuật:
- Bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dưới 2 vai, gây mê nội khí quản, theo dõi
các chỉ số huyết động liên tục qua huyết áp động mạch xâm nhập, và catheter
tĩnh mạch trung ương, theo dõi nước tiểu...
- Rạch da đường dọc giữa xương ức.
- Báo bác sĩ gây mê ngưng thở để cưa xương ức, cho thở lại ngay sau khi
mở xong xương ức, mở màng tim bộc lộ tim
- Cho heparin liều 3mg/kg cân nặng
- Tiến hành thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể giữa động mạch chủ lên và 2

tĩnh mạch chủ không hạ thân nhiệt.
- Chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, cặp động mạch chủ


- Tiến hành liệt tim xuôi dòng bằng dung dịch máu nóng mỗi 15 phút,
trường hợp bệnh nhân có hở van động mạch chủ nhiều sẽ được liệt tim xuôi
dòng kết hợp với ngược dòng liên tục.
- Mở nhĩ phải khâu đóng thông liên nhĩ hoặc vén van 3 lá để khâu lỗ
thông liên thất hoặc để sửa van 3 lá (sửa 3 lá bằng kỹ thuật Devega - khâu thu
hẹp vòng van).
- Mở nhĩ trái, đánh giá tình trạng van 2 lá có thể sửa hoặc thay van 2 lá.
- Nếu thay van động mạch chủ bệnh nhân sẽ được mở chéo ngang động
mạch chủ, cắt bỏ van chủ và thay bằng van nhân tạo bằng các múi chữ U rời.
- Đối với thông liên thất phần phễu hoặc sửa Fallot thì mở gốc động mạch
phổi hoặc phễu thất phải.
- Đóng các buồng tim sau khi tiến hành xong các bước sửa chữa, đuổi khí
trong các buồng tim.
- Thả clampage động mạch chủ cho tim đập lại, nếu tim không đập lại
ngay có thể dùng thiết bị chống rung hoặc thuốc.
- Cai và ngưng tuần hoàn ngoài cơ thể, có hoặc không cần dùng inotrop
- Rút các canule
- Trung hòa heparin bằng protamin
- Đặt ống dẫn lưu, điện cực
- Đóng ngực
6.3. Kết quả và bàn luận
Trong thời gian từ tháng 5/ 2012 đến tháng 9/2015, chúng tôi đã tiến hành
phẫu thuật tim hở 187 bệnh nhân, qua phân tích thu được kết quả như sau:
6.3.1. Tuổi, giới, cân nặng
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

N
Tỷ lệ %

< 16
39
20.9

16 – 40
52
27.8

41 – 60
81
43.3

> 61
15
8.0

Tổng số
187
100


Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật nằm trong nhóm tuổi từ
41 đến 60 tuổi, chiếm 43,3%. Tuổi trung bình trong nhóm phẫu thuật van tim là
45.0 ± 13.3. Kết quả này có thấp hơn so với các nghiên cứu trong và ngoài
nước.

Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Có 115 bệnh nhân nữ chiếm 61,5% , 72 bệnh nhân nam chiếm
38,5%. Tỷ lệ nam/ nữ = 2/3. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Bảng 2: Phân bố theo cân nặng
Chỉ số
Cân nặng

Nhẹ nhất
10

Nặng nhất
69

Trung bình
38.15 ± 15.45

Nhận xét: Trong thời gian đầu triển khai chúng tôi lựa chọn bệnh có cân
nặng ít nhất là 10 kg để dễ dàng trong việc gây mê cũng như hồi sức sau mổ.
6.3.2. Tiền sử bệnh lý liên quan
Bảng 3: Tiền sử bệnh lý liên quan
Tiền sử bệnh
Thấp tim khai thác được
Viêm phổi tái diễn
Tai biến mạch máu não
Tách van tim kín
Tổng số

Số lượng (N)
15
9

2
3
29

Tỷ lệ %
8
4.8
1.1
1.6
15.5

Nhận xét và bàn luận: Về tiền sử bệnh chúng tôi khai thác được 15
trường hợp bệnh nhân hẹp van 2 lá có tiền sử thấp tim rõ ở thời kỳ thiếu niên
với biểu hiện sưng đau khớp gối có tính chất di chuyển. Tuy nhiên tất cả các


trường hợp này đều không được hướng dẫn và điều trị phòng thấp sau đó. Trong
nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn, Phạm Mạnh Hùng, và 1 số nghiên cứu khác
cho thấy bệnh lý van 2 lá chủ yếu do tổn thương van tim hậu thấp.
Có 2 bệnh nhân có tiền sử yếu ½ người do tai biến mạch máu năo, 2 bệnh
nhân này trong mổ ghi nhận nhĩ trái có nhiều huyết khối. Có 3 bệnh nhân có tiền
sử tách van 2 lá trong đó 01 trường hợp được nong bằng bóng qua da, 01 trường
hợp mổ tách van 2 lá qua mở ngực trái, trường hợp còn lại lần đầu được nong
van 2 lá bằng bóng sau đó được phẫu thuật tách van 2 lá bằng đường mở ngực
trái. 02 bệnh nhân mổ tách van tim kín ghi nhận trong mổ có dính nhiều, tuy
nhiên chúng tôi đã gỡ dính thuận lợi, trong và sau mổ không có chảy máu. Tỷ lệ
bệnh nhân có tiền sử tách van tim kín trong nghiên cứu thấp hơn nhiều so với
các nghiên cứu khác do đây là giai đoạn đầu triển khai nên chủ yếu chúng tôi
chọn những bệnh lý tim mạch tổn thương đơn thuần, không chọn những bệnh
nhân có tiền sử mổ tim lần trước đó.

6.3.3. Phân độ suy tim trước mổ theo NYHA
Bảng 4: Phân độ suy tim trước mổ theo NYHA
NYHA
Độ I
Độ II
Độ III
Độ IV
Tổng số

Số lượng (n)
13
97
77
0
187

Tỷ lệ (%)
7
51.9
41.1
0
100

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu gặp bệnh nhân suy tim
độ II và III, chiếm 93%, không có trường hợp nào suy tim độ IV. Vì đây là giai
đoạn bước đầu tiếp cận và chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim hở nên chúng tôi
lựa chọn những bệnh nhân có mức độ suy tim nhẹ hơn để thuận lợi cho quá trình
gây mê và hồi sức sau mổ.
6.3.4. Siêu âm tim trước và sau mổ
Bảng 5: Chỉ số siêu âm tim trước mổ

Chỉ số siêu âm tim

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình


Đường kính nhĩ trái (mm)
Đường kính thất trái TTR(mm)

18
34

74
67

41.45 ± 13.7
46.85 ± 9.4

6.3.5. Phân loại bệnh lý được phẫu thuật
Bảng 6: Phân loại bệnh lý

Tim bẩm sinh

Tim mắc phải

Thông liên nhĩ
Thông liên nhĩ + hở 3 lá

Thông liên thất
Tứ chứng Fallot
Vỡ phình xoang valsalva
Thương tổn van 2 lá đơn

Số lượng (N)
14
4
39
3
1
48

Tỷ lệ %
7.5
2.1
20.9
1.6
0.5
25.7

thuần
Thương tổn van 2 lá + hở 3 lá
Thương tổn van động mạch

36
11

19.3
5.9


chủ
Thương tổn đa van tim
U nhầy nhĩ trái
Dị vật buồng tim do hỏa khí
Tổng số

29
1
1
187

15.5
0.5
0.5
100

Nhận xét và bàn luận: Trong các bệnh tim bẩm sinh, thông liên thất chiếm
tỷ lệ cao nhất 20,9%. Có 01 trường hợp vỡ túi phình xoang valsalva vào trong
nhĩ trái, chúng tôi đã tiến hành khâu vách liên nhĩ, cắt và tạo hình lại xoang
valsalva, sau mổ siêu âm tim kiểm tra không có hở van động mạch chủ.
Trong các bệnh tim mắc phải, tổn thương van 2 lá đơn thuần chiếm tỷ lệ
cao nhất 25,7%. Theo Nguyễn Văn Phan, bệnh lý van tim chiếm tỷ lệ khá cao
trong toàn thể bệnh tim ở Việt Nam, hầu hết là bệnh van tim hậu thấp, chiếm tỷ
lệ 96.4% trong tổng số bệnh van tim. Tổn thương van hai lá do thấp gây dày lá
van, dính mép van; xơ hóa, vôi hóa vòng van; dày, co rút, xơ hóa bộ máy dưới


van. Tổn thương van động mạch chủ do thấp ít gặp hơn so với van hai lá và kết
hợp với tổn thương van 2 lá, các thương tổn bao gồm: dày lá van, dính mép van,

xơ hóa vôi hóa van, co rút lá van. Trong nghiên cứu có 01 trường hợp vết
thương tim do hỏa khí, dị vật nằm trong buồng tim được mổ cấp cứu thành
công.
6.3.6. Các thông số trong mổ
Bảng 7: Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật
Đóng thông liên nhĩ
Đóng thông liên nhĩ + sửa van 3 lá
Đóng thông liên thất
Vá phình xoang valsalva vỡ
Sửa toàn bộ tứ chứng Fallot
Thay van 2 lá đơn thuần
Thay van 2 lá + sửa van 3 lá
Thay van động mạch chủ đơn thuần
Thay van 2 lá + thay van động mạch chủ + sửa 3 lá

Sửa van 2 lá
Bóc u nhầy nhĩ trái
Sửa van động mạch chủ
Lấy dị vật hỏa khí
Tổng số

Số lượng (N)
14
4
39
1
3
44
32

10
29
8
1
1
1
187

Tỷ lệ (%)
7.5
2.1
20.9
0.5
1.6
23.6
17.2
5.3
15.5
4.3
0.5
0.5
0.5
100

Nhận xét và bàn luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi ngoài các kỹ thuật
đóng thông liên thất, thông liên nhĩ, thay van tim được tiến hành 1 cách thường
quy, chúng tôi còn tiến hành phẫu thuật sửa van 2 lá cho 8 trường hợp hở van 2
lá (trong đó có 3 trẻ em) và sửa van động mạch chủ cho 1 trường hợp bệnh nhi
hở van động mạch chủ. Với các phẫu thuật sửa van tim đòi hỏi thao tác kỹ thuật
tinh tế và phức tạp. Các trường hợp sửa van này có kết quả siêu âm tim sau mổ

1 tháng cho kết quả rất tốt. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ.
Chúng tôi có 1 trường hợp vào cấp cứu vì vết thương do đạn bắn từ thành
sau ngực trái ra trước. Bệnh nhân vào viện trong bệnh cảnh tràn máu màng phổi
phải, tràn máu màng ngoài tim nhưng huyết động tương đối ổn định. Chúng tôi


tiến hành cho bệnh nhân chụp xquang tim phổi thẳng nghiêng, chụp cắt lớp vi
tính ngực xác định có mảnh kim khí hình đầu đạn nằm trong tim. Sau đó bệnh
nhân rối loạn huyết động tăng dần, chúng tôi quyết định huy động nhân lực
trong đêm và tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân ổn định
và xuất viện sau 2 tuần.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu
của Trần Thanh Hùng ở bệnh viện đa khoa Bình Định, đó là tỷ lệ bệnh lý thông
liên thất và bệnh lý van 2 lá chiếm tỷ lệ chủ yếu. Điều này được giải thích do bất
thường thông liên thất thường gặp nhất trong các bệnh lý tim bẩm sinh, van 2 lá
tổn thương do thấp tim gặp nhiều hơn tổn thương của van động mạch chủ. Điều
này phù hợp với các nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới.
Bảng 8: Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp
động mạch chủ
Tác giả

Thời gian chạy máy

Thời gian kẹp động mạch

84,91 ± 29,2
96
85,34
146 ± 52,6
100

85,24 ± 27,32

chủ
62,85 ± 20,69
72
62,2
93 ± 36
61
55,77 ± 23,25

Đặng Hanh Sơn
Trần Thanh Hùng
Nguyễn Đức Hiền
Fiore AC
Javier Fernandez
Chúng tôi

Nhận xét và bàn luận: Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể và thời
gian cặp động mạch chủ của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước. Điều này có thể do giai đoạn đầu chúng tôi
chọn lựa các mặt bệnh đơn giản, hơn nữa các bệnh nhân phẫu thuật ở trong các
nghiên cứu khác có một tỷ lệ lớn các bệnh nhân mổ gỡ dính do tiền sử trước đây
đã mổ sửa hoặc thay van, tách van tim kín nên thời gian phẫu thuật ở các tác giả
trên cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
6.3.7. Kết quả điều trị phẫu thuật:
* Thời gian nằm viện sau mổ


Ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất 21 ngày, trung bình là 14.63 ± 3.28 ngày
Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Hùng trên 55 trường hợp được phẫu

thuật tại bệnh viện đa khoa Bình Định cho thấy thời gian nằm viện ngắn nhất 7
ngày, dài nhất 21 ngày, thời gian nằm viện trung bình 12 ngày. So với tác giả
này thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nằm viện sau mổ dài hơn.
* Biến chứng sớm sau mổ
Bảng 9: Các biến chứng sớm sau mổ
Biến chứng
Chảy máu phải mổ lại cầm máu
Toác xương ức
Tràn máu màng phổi phải DLMP
Tử vong

Số lượng (N)
4
1
4
2

Tỷ lệ %
2.1
0.5
2.1
1.1

Nhận xét và bàn luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 trường hợp
có biến chứng sớm sau mổ, chiếm tỷ lệ 5.9% trong đó: Chảy máu nhiều qua dẫn
lưu phải mổ lại để cầm máu chiếm 2.1%, có 1 trường hợp mổ lại vì xương ức
mất vững, 4 trường hợp tràn máu màng phổi lượng phải đặt dẫn lưu màng phổi
tại phòng hồi sức sau mổ.
Tử vong sau mổ có 2 trường hợp, chiếm 1.1% , trong đó 1 trường hợp tử
vong hậu phẫu thay van 2 lá ngày thứ 6 vì viêm phổi nặng trong hội chứng

ARDS do sặc sữa. Trường hợp còn lại là bệnh nhân sau mổ thay van 2 lá và van
động mạch chủ ngày thứ 3 thì đột ngột ngừng tim, hồi sức không hiệu quả khả
năng có thể do bít tắc động mạch vành.
Trong nghiên cứu của Trần Thanh Hùng có 1 trường hợp tử vong sớm sau
mổ, chiếm 1,82%. Đây là trường hợp được mổ lại để cầm máu xương ức sau đó
bệnh nhân suy tim nặng lên không hồi phục, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Theo Nguyễn Đức Hiền tỷ lệ tử vong do thay van 2 lá cơ học tại bệnh viện
Trung ương Huế chiếm 1,6%. Nghiên cứu của Danh Trung trên 121 bệnh nhân
được phẫu thuật tại bệnh viện da khoa tỉnh Kiên Giang ghi nhận không có
trường hợp nào tử vong.


* Phân độ suy tim theo NYHA sau mổ
Bảng 10: Phân độ suy tim theo NYHA sau mổ
NYHA
Độ I
Độ II
Độ III
Tổng số

Số lượng (N)
23
164
0
187

Tỷ lệ %
12.3
87.7
0

100

Nhận xét và bàn luận: So sánh với bảng phân độ suy tim theo NYHA
trước mổ rõ ràng tình trạng suy tim sau mổ đã cải thiện rõ rệt, trước mổ có 76
bệnh nhân được xếp loại NYHA 3 nhưng sau mổ không có bệnh nhân nào phân
độ suy tim là NYHA 3, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sau mổ không có bệnh nhân nào được xếp loại suy tim độ 3, thay vào đó
là sự tăng lên của tỷ lệ suy tim độ 1 và độ 2 do sự cải thiện về mặt giải phẫu và
chức năng tim sau mổ.
Phân độ suy tim trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi trước mổ là
2,34 ± 0,61 giảm xuống cc̣n 1,87 ± 0,33 sau mổ. Kết quả nghiên cứu này cũng
tương tự với các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước như của Đặng Hanh
Sơn suy tim trước mổ trung bình là 2,53 ± 0,53, sau mổ giảm xuống còn 1,98 ±
0,15; của James J. Vincens nhận thấy trong thời gian theo dõi độ suy tim giảm
dần từ 3,2 ± 0,6 trước mổ xuống còn 1,7 ± 0,8 sau mổ. Tương tự, nghiên cứu
của Arduino A. Magonia và cs cũng ghi nhận độ suy tim trung bình giảm dần từ
2,4 trước mổ xuống còn 1,7 sau mổ. Theo Kirklin, chức năng tim sẽ cải thiện
sau mổ, tuy nhiên khả năng cải thiện sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tổn thương tim
trước mổ.
* Kết quả siêu âm tim sau mổ
Bảng 11: Chỉ số siêu âm tim sau mổ
Chỉ số đánh giá
Đường kính nhĩ trái (mm)
Đường kính thất trái (mm)

Nhỏ nhất
15
30

Lớn nhất

56
62

Trung bình
33.49 ± 9.88
43.75 ± 8.58


Nhận xét và bàn luận: Đối chiếu với chỉ số siêu âm tim trước mổ ở bảng
5, nhận thấy đường kính của nhĩ trái và thất trái tâm trương sau mổ đều giảm
hơn so với trước mổ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau mổ,
tổn thương về mặt giải phẫu của tim được giải quyết nên kích thước của các
buồng tim nhĩ trái và thất trái sẽ giảm xuống do không còn tình trạng quá tải thể
tích như trước mổ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với 1 số nghiên cứu
khác như của Nguyễn Hữu Ước, Đặng Hanh Sơn…
* Tái khám sau 6 tháng
Tất cả bệnh nhân sau mổ khi ra viện chúng tôi đều ghi giấy hẹn tái khám
hàng tháng . Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì nhiều lí do khách quan mà tái
khám sau 6 tháng chúng tôi chỉ liên hệ được với 169/187 trường hợp, chiếm
90,4%. Các trường hợp tái khám này đều được siêu âm tim và cho kết quả tốt.
Kiểm tra cân nặng sau mổ 6 tháng thấy có 17 trường hợp không tăng cân chiếm
10,1%; 81 trường hợp tăng cân < 5 kg, chiếm 47,9%; 52 trường hợp tăng cân 5
– 10 kg, chiếm 30,8%; và 19 trường hợp tăng > 10 kg, chiếm 11,2%. Khi được
hỏi về khả năng lao động thì có 148 trường hợp cho biết tốt hơn so với trước
mổ, chiếm 87,6%; 15 trường hợp không thay đổi, chiếm 8,9%; 6 trường hợp có
khả năng lao động kém hơn trước mổ, chiếm 3,5%.
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện:
- Giá trị thực hiện:
Tính mới: đây là một loại kỹ thuật cao trong phẫu thuật chỉ được áp dụng
ở một số bệnh viện Trung ương hoặc một số rất ít tuyến tỉnh, lần đầu tiên được

áp dụng tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An và tại tỉnh Nghệ An. Triển khai kỹ thuật
này để những người bệnh của Nghệ An và các tỉnh lân cận không phải về các
trung tâm lớn để phẫu thuật.
- Khả năng, quy mô áp dung vào thực tế:
Chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch đặc biệt là phẫu thuật tim hở có khả
năng áp dụng tại một số bệnh viện trong tỉnh Nghệ An khi ở những bệnh viện


này có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và được bệnh viện
HNĐK Nghệ An đến đào tạo chuyển giao công nghệ.
- Hiệu quả kinh tế:
+ Triển khai kỹ thuật này để những người bệnh của Nghệ An và các tỉnh
lân cận không phải về các trung tâm lớn để phẫu thuật. Với 187 bệnh nhân đã
thực hiện kỹ thuật này thì ít nhất củng tiết kiệm được trên dưới 6 tỷ đồng so với
187 bệnh nhân này phải chuyển ra các trung tâm lớn để phẫu thuật.
Phẫu thuật tim hở tính đến nay chỉ mới được thực hiện ở các trung tâm
lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, và rất ít tại bệnh viện tuyến tỉnh, do
phẩu thuật tim hở này là một kỹ thuật cao, kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố
đòi hỏi phải có sự đồng bộ cao, không chỉ phụ thuộc vào loại bệnh lý tim mạch,
mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của phẫu thuật viên, bảo vệ cơ tim
trong quá trình phẫu thuật, cách thức chạy máy tim phổi, yếu tố gây mê và hồi
sức sau phẫu thuật.
Trong thời gian đầu được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bệnh viện Tim Hà Nội
với hình thức “ cầm tay chỉ việc” cộng với sự ủng hộ tạo mọi điều kiện làm việc
tối đa của Ban giám đốc, sự say mê học hỏi không ngừng nghỉ của cả ekip phẫu
thuật, thì đến nay các Bác sỹ của bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã độc
lập để triển khai kỹ thuật này và đã chứng minh được tính hiệu quả về mặt kinh
tế và xã hội trong báo cáo của đề tài. Để làm rõ thêm hiệu quả kinh tế và xã hội,
chúng tôi xin được làm rõ một số ước tính về kinh phí mà gia đình bệnh nhân
cần phải chi phí thêm khi chuyển một bênh nhân phải ra các bệnh viện tuyến

Trung ương để phẫu thuật tim hở cũng như ý nghĩa về mặt xã hội.
I. Phần thứ nhất:
Hiệu quả kinh tế về chi phí cho một một bệnh nhân của tỉnh Nghệ An
phải chuyển ra các bệnh viện Trung Ương ở Hà nội để phẫu thuật tim hở nếu tại
Nghệ An không triển khai được kỹ thuật này sẽ bao gồm:


1. Tiền chi cho lần thứ nhất ra Hà nội khám và phẫu thuật.
TT

Những nội dung cần

Đơn vị

chi phí thêm

tính

1

Bệnh nhân đi Hà Nội

2

Người nhà bệnh nhân
cùng đi Hà Nội để

3

Người đi

tàu hoả
Người đi
tàu hoả

chăm sóc
Tiền nghỉ trọ cho 2 Phòng trọ
người nhà tại Hà Nội
từ khi bệnh nhân ra

Số lượng
01

Đơn giá

(Ngànđồng) (Ngànđồng)
350 x 2 lượt
đi và về
350 x 2 người

02

x 2 lượt đi và

1 phòng x

về
250 x 14

14 ngày


Thành tiền

700
1.400

3.500


khám cho tới khi khỏi
sau phẫu thuật
Tiền ăn lưu trú cho 2

4

người nhà từ khi bệnh
nhân ra khám cho tới

1.960
Ngày

14 ngày x

70 x 2 x 14

2 người

khi khỏi sau phẫu thuật
Chi phí ăn, ở, sinh hoạt

5


5.600

phí và công lao động
cho 2 người nhà phải
ra Hà Nội chăm bệnh
nhân từ khi bệnh nhân

Người

ra khám cho tới khi

2 người x

200 x 2 x 14

14 ngày

khỏi sau phẫu thuật
(tính theo tiền thuê
người phục vụ 24 giờ)
Tổng cộng

13.160

(Bằng chữ: mười ba triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn)
2. Chi phí cho một bệnh nhân sau mổ phải theo hẹn tái khám và điều trị hoá
chất bổ trợ của các bệnh viện Trung Ương tại Hà nội
TT


Những nội dung

Đơnvị

cầnchi phí thêm

tính

Số lượng

Phần kinh phí cho Người
1

2

bệnh nhân phải ra tái

1 người x

khám theo hẹn hàng

12 đợt

tháng trong năm
Chi phí đi lại cho Người
1người nhà đi cùng
với bệnh nhân ra
hẹn tái khám và

Đơn giá


Thành tiền

(Ngàn

(Ngànđồng

đồng)

)
8.400

350 x 12 đợt
x 2 vé đi và
về

1 người x

350 x 12 đợt

12 đợt

x 2 vé đi và
về

8.400


điều trị
Chi phí ăn ở, sinh Người


4.800

hoạt phí và công lao
3

động

của

người

1 người x

chăm sóc bệnh nhân

12 đợt

ra hẹn tái khám và

200 x 2
ngày x 12
đợt

điều trị
Tổng cộng
(Bằng chữ: hai mươi mốt triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn)

21.600


Như vậy, chi phí cả hai khoản cho một bệnh nhân của tỉnh Nghệ An phải
chuyển ra các bệnh viện Trung ương ở Hà nội để phẫu thuật tim hở là:
13.160 + 21.600 = 34.760
(Bằng chữ: Ba mươi tư triệu bảy trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn)
3. Tổng chi phí: Tính hiệu quả kinh tế của 187 bệnh nhân mắc bệnh lý tim
mạch được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An sẽ tiết kiệm
được so với phải chuyển bệnh nhân ra các bệnh viện tuyến Trung ương để điều
trị ít nhất là:
34.760.000 đ x 187 (Bệnh nhân) = 6.500.120.000 đ
(Bằng chữ: Sáu tỷ năm trăm triệu một trăm hai mươi nghìn đồng chẵn))
II. Phần thứ hai là về mặt hiệu quả xã hôi:
Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An đã chủ động độc lập triển khai kỹ thuật
phẫu thuật tim hở đã giúp cho những người dân của tỉnh nhà được khám và chẩn
đoán sớm, được phẫu thuật sớm, được phẫu thuật gần nhà; bước đầu đã khẳng định
được những bước đi hết sức khoa học của tỉnh để thực hiện thắng lợi nghị quyết số
26 NQ/TW ngày 30/7/2013 về xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm khu vực Bắc
trung Bộ.
-

Hiệu quả xã hội:
+ Đưa bệnh nhân trở về cuộc sống lao động gần như bình thường.
+ Sức khỏe ổn định góp phần giúp bệnh nhân yên tâm công tác, giảm lo

lắng về vật chất và tinh thần cho gia đình.


Kết luận
Sau hơn 3 năm triển khai phẫu thuật tim hở để điều trị bệnh lý tim mạch
tại bệnh viện HNĐK Nghệ An bước đầu đã khẳng định được tính ưu việt của kỹ
thuật là đảm bảo độ an toàn cao, mang lại nhiều lợi ích xã hội và hiệu quả kinh

tế cho nhân dân tỉnh nhà.
Vinh, ngày 12 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Đức Phú (2009), Bệnh học ngoại lồng ngực tim mạch, Giáo trinh giảng dạy

sau đại học, NXB Đại Học Huế.
2. Danh Trung và cs (2009), ‘‘Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuât tim hở ở
bệnh viên Đa Khoa Kiên Giang”.
3. Đặng Hanh Đệ (2011), “Ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam”, Nhớ về những năm
tháng đã qua, NXB Thuận Hóa, Huế.
4. Đặng Hanh Đệ, Nguyễn Hữu Ước (2002), "Chỉ định điều trị ngoại khoa trong
một số bệnh van tim do thấp", Thấp tim và bệnh tim do thấp, NXB Y học, Hà
Nội, tr. 288-314.
5. Đặng Hanh Sơn (2010), “Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai
lá bằng van cơ học Sorin tại bệnh viện tim Hà Nội. Luận án tiến sỹ y học, Học
viện quân Y.
6. Nguyễn Hữu Ước (1995), “Giải phẫu van hai lá người Việt trưởng thành ứng
dụng trong phẫu thuật tim”, Tạp chí y học thực hành,3(446), 66-88
7. Nguyễn Hữu Ước (2004), “Nghiên cứu ứng dụng đường mở nhĩ trái dọc qua
hai nhĩ - vách liên nhĩ mở rộng lên trần nhĩ trái trong phẫu thuật van hai lá”,
Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Lân Việt (2007), "Van tim nhân tạo", Thực hành bệnh tim mạch, NXB
Y học, Hà nội, tr. 374-392.
9. Nguyễn Văn Phan, “Điều trị phẫu thuật bệnh van tim”, Điều trị học ngoại

khoa lồng ngực, trang 248- 264.
10. Phạm Gia Khải (2002), "Thấp tim: chẩn đoán và điều trị", Thấp tim và bệnh
tim do thấp, NXB Y học, Hà Nội, tr. 53-63.
11. Phạm Mạnh Hùng (2007) “Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong
van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá” Luận án tiến sỹ
y học, Trường đại học Y Hà nội.
12. Phạm Nguyễn Vinh (2008), "Bệnh hở van hai lá", Bệnh học tim mạch tập II,
NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.27-41.
13. Phạm Nguyễn Vinh (2008), "Hẹp van hai lá", Bệnh học tim mạch tập II, NXB
Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 15-26.


14. Trần Thanh Hùng (2013), “Kết quả bước đầu phẫu thuật tim hở tại bệnh viện

đa khoa tỉnh Bình Định”.


TIẾNG ANH
15. Annette M. Matthews (1998),“The Development of the Starr-Edwards Heart
Valve”, Tex Heart Inst J;25:282-29
16. Anthony S. Fauci, Eugene Braunwald, Dennis L. Kasper, et al. (2008).
“Valvular heart disease” “Harrison's principles of internal medicine 17 th
edition” The McGraw-Hill Companies chap 230
17. Arduino A. Mangoni, Todd M. Koelling, Gregg S. Meyer, et al 2002)
“Outcome following mitral valve replacement in patients with mitral stenosis and
moderately reduced left ventricular ejection fraction”. Eur J Cardiothorac
Surg;22:90-94
18. Babaroglu S, Yay K, Parlar AI, et al (2011).“Beating heart versus conventional
mitral valve surgery”. Interact Cardiovasc Thorac Surg. Mar;12(3):441-7.
19. Bonow RO, Carabello BA, Kanu C, et al. (2006). "ACC/AHA 2006

guidelines for the management of patients with valvular heart disease: a report
of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force
on Practice Guidelines (writing committee to revise the 1998 Guidelines for the
Management of Patients With Valvular Heart Disease): developed in
collaboration with the Society of Cardiovascular Anesthesiologists: endorsed by
the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions and the Society
of Thoracic Surgeons". Circulation114(5):e84–231.
20. Braunwald N.S., Cooper T., Morrow A.G. (1960) “Complete replacement of
the mitral valve: successful clinical application of a flexible polyurethane
prosthesis”. J Thorac Cardiovasc Surg;40:1-11.
21. Carpentier A, Chauvaud S, Fabiani JN, et al. (1980) “Reconstructive
surgery of mitral incompetence: Ten-year appraisal”. J Thorac Cardiovasc
Surg;79:338–48.
22. De Canniere D, Janssen JL, Unger P. (1997) “Left ventricular outflow tract
obstruction after mitral valve replacement”. Ann Thorac Surg;64:1805-1806.
23. Deloche A, Jebara VA, Relland JY, et al. (1990) “Valve repair with
Carpentier techniques: The second decade”. J Thorac Cardiovasc Surg;99:990–
1001.


24. Denis Berdajs, Ulrich P. Schurr, Antonia Wagner, et al (2008) “Incidence

and pathophysiology of atrioventricular block following mitral valve
replacement and ring annuloplasty”, Eur J Cardiothorac Surg;34:55-61
25. El-Fiky MM, El-Sayegh T, El-Beishry AS, et al (2000 ). “Limited right
anterolateral thoracotomy for mitral valve surgery”. Eur J Cardiothorac Surg.
Jun;17(6):710-3.
26. F. Charles Brunicardi, Gregory A. Crooke, Aubrey C. Galloway, et al
(2010).“Acquired Heart Disease” “Schwartz's Principles of Surgery 9th ed” The
McGraw-Hill Companies Chapter 21

27. Farzan Filsoufi Sacha P. Salzberg Lishan Aklog David H. Adams
(2005),“Acquired Disease of the Mitral Valve” “Sabiston & Spencer Surgery of
the Chest, 7th ed” Saunders Chapter 74
28. Fiore AC, Barner HB, Swartz MT, et al: (1998) “Mitral valve replacement:
Randomized trial of St Jude and Medtronic Hall prostheses”. Ann Thorac Surg;
66:707.
29. Frederick Y. Chen and Lawrence H. Cohn (2008), " Mitral Valve Repair",
Cardiac surgery in adult 3th edition, L. W.S, Editor, The McGraw-Hill
companies, New York, Pages 1013-1030.
30. G.W. Rietman, J.M.A.A. van der Maaten, Y.L. Douglas, et al (2002)
“Echocardiographic diagnosis of left ventricular outflow tract obstruction
aftermitral valve replacement with subvalvular preservation”, Eur J Cardiothorac
Surg;22:825-827
31. Galloway AC, Colvin SB, Baumann FG, et al (1989), “A comparison of
mitral valve reconstruction with mitral valve replacement: intermediate-term
results”. Ann Thorac Surg ;47:655-62.
32. Hayati Deniz et al (2008) “Risk factors for posterior ventricular rupture after
mitral valve replacement: results of 2560 patients”, European Journal of
Cardio-thoracic Surgery 34 780-784.
33. Ho. S.Y. (2002) “Anatomy of the mitral valve” Heart,88,pp.5-10.
34. J. Matthew Toole et al (2010) “Twenty-Five Year Experience With the St. Jude
Medical Mechanical Valve Prosthesis” Ann Thorac Surg;89:1402-1409.


×