Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.3 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Du lịch được xem là một trong những hoạt động tinh thần giúp chúng ta phát triển những
kỹ năng, kiến thức, mở mang tầm hiểu biết vì ông bà xưa có nói: “Đi một ngày đàng học một
sàng khôn”. Trên hết, du lịch luôn có một chức năng căn bản nhưng vô cùng quan trọng là mang
sự giải trí đến với con người.
Qua nhiều năm tháng phát triển, ngành du lịch toàn cầu nói chung và ngành du lịch Việt
Nam nói riêng đã tiến bộ không ngừng để giờ đây du lịch không còn là một hoạt động mang tính
thưởng ngoạn, tham quan, vui chơi thuần túy mà được nâng lên thành những hoạt động có tính
học thuật, thử thách. Xưa kia, khi nhắc đến du lịch ai cũng đều liên tưởng là việc đi từ nơi này
đến nơi khác sau đó trở lại với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên hiện nay, khái niệm “du lịch”
đã mở rộng thành khái niệm của sự trải nghiệm; sự khám phá ở thiên nhiên, điểm đến; sự tìm tỏi
nghiên cứu trong những gì mà điểm du lịch mang lại cho chúng ta. Vậy là theo nhịp phát triển,
nhiều loại hình du lịch khác nhau đã ra đời để theo kịp khái niệm trên như: du lịch du học, du
lịch công vụ hay gần gũi hơn là du lịch sinh thái.
“Sinh thái” là từ để nói về tổng hòa sự phân bố, sinh sống của những sinh vật sống và sự
tác động qua lại giữa chúng với môi trường sống (Wikipedia). Vậy kết hợp khái niệm “du lịch”
và “sinh thái” ta có thể hiểu nôm na “du lịch sinh thái” là những hoạt động du lịch đến những nơi
còn dáng vẻ thiên nhiên, tương đối hoang sơ chưa bị biến đổi nhiều bởi bàn tay con người. Hay
nói khác đi, du lịch sinh thái là quá trình chúng ta tìm hiểu về môi trường tự nhiên ở một nơi nào
đó, nghiên cứu môi trường sống của cây cỏ, động vật để thỏa mãn ý thích muốn tìm hiểu, học hỏi
của mình.
Viêt Nam nước ta vẫn được xem là “Rừng vàng – Biển bạc”, nhưng liệu để phát triển du
lịch sinh thái chúng ta đã khai thác thế mạnh này đến đâu ? Làm thế nào để khai thác hiệu quả
mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ? Và chọn nơi nào để khai thác là phù hợp ?
Nhóm chúng tôi đã dựa trên những số liệu thực tế về điều kiện tự nhiên, môi trường, dân
số,... và đã thống nhất Cần Giờ là một trong những nơi rất phù hợp để phát triển loại hình du
lịch này. Vậy thực trạng hiện nay Cần Giờ như thế nào ? Hoạt động du lịch sinh thái ở đây phát


1


triển hay chưa ? Giải pháp nào để khai thác đạt hiệu quả ? Rất mong quý vị theo dõi đề tài tiểu
luận nhóm chúng tôi để cùng nghiên cứu, chia sẻ và tìm ra hướng đi phù hợp.
2.

Mục đích nghiên cứu



Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, Thành phố




Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái
rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng.
3.





Xác định đối tượng nghiên cứu

Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn

Cần Giờ.
Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ, từ đó để khai thác hợp lý và ứng
dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây.
4.

Phạm vi nghiên cứu



Khu du trữ sinh quyển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ CHí Minh.



Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã

5.

Phương pháp nghiên cứu

hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Cần Giờ qua sách báo, internet,


các luận văn của các thế hệ đi trước.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm,
đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh du lịch. Các công trình nghiên cứu về du lịch

sinh thái luôn thu hút các chuyên gia về du lịch. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về
du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam.
a)

Thế giới

Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái khá phổ
biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Ta có thể kẻ
tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái ( 1992-1993 ); chương trình môi
trường Liên hợp quốc ( 1979 ), Tổ chức du lịch thế giới ( 1994 ), đặc biệt là các công trình
nghiên cứu của Burns, Holden ( 1995 ); PATA ( 1993 ); Cater ( 1993 ); Glaser ( 1996 ); wright
( 1993 ). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế
hoạch và quản lý “ của Kreg Lindberg ( 1999 ) và các chuyên gia của Hội Du lịch sinh thái quốc
2


tế. Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du
lịch sinh thái ở Việt Nam.
b)

Việt Nam

Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính
vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề du lịch sinh thái.
Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “ Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam “
do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình “ Đánh giá và khai thác các điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì ( Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch “ của Phó tiến
sĩ Đặng Duy Lợi( 1992 ); công trình “ Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo
các vùng lãnh thổ “ của Tổng cục du lịch (1993); và công trình “ Thiết kế các tuyến điểm du lịch
trong và ngoài TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 “ của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist (1995) chỉ

mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần nào đó đánh giá chung hiện trạng
phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về du
lịch sinh thái.
• Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “ Hiện trạng và những định
hướng cho công tác qui hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL ( 1996-2010 ) với mục tiêu xác lập
cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng
ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể. Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã
đề xuất các loại hình du lịch vùng ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan,
vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịch sinh thái cụ thể.
• Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phan Huy Xu và Trần Văn Thanh về “
Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái ở ĐBSCL “. Công
trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch
sinh thái ở vùng ĐBSCL. Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng nhằm
phát triển du lịch bền vững
• Năm 2000, bài báo cáo khoa học về “ Định hướng qui hoạch du lịch sinh thái tự nhiên vùng
ĐBSCL “ của Trần Văn Thành và Phạm Thị Ngọc đã điều tra bổ sung các điểm du lịch sinh thái ,
thiết kế các tuyến , cụm du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL.

3


• Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ngô Văn Phong về “ Phân tích cảnh
quan vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh quan thiên nhiên để
phục vụ cho du lịch sinh thái “. Tác giả đã ứng dụng phương pháp luận trong phân tích cảnh
quan để cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian du lịch sinh thái theo 3
vùng với 4 cụm du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản
lí, thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội.
• Gần đây, Phân viện điều tra qui hoạch rừng II đã xây dựng nhiều dự án đầu tư phát triển Vườn
Quốc Gia, các khu Bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và khai thác du lịch

sinh thái ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong đó có các Vườn Quốc Gia Tràm
Chim ( 1999 ), Phú Quốc ( 2001 ), U Minh Thượng ( 2001 ), khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc
Hoàng ( 2002 ). Các dự án này đã phác thảo các sản phẩm du lịch sinh thái cần được đưa vào
khai thác du lịch sinh thái.
 Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện được hiện trạng du lịch sinh thái

ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh
thái, bên cạnh đó cũng chưa nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái ,đặc biệt ở Cần Giờ.

4


CHƯƠNG 1: CẦN GIỜ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI
Khái quát về huyện Cần giờ
1. Vị trí địa lý

I.

Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm án ngữ ở
vùng cửa biển phía Đông Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Bán đảo Cần
Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh.
Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.361 ha (chiếm trên 30% diện tích của toàn thành phố),
trong đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33.129 ha) là đất rừng và rừng.
2.

Điều kiện tự nhiên




Có hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.



Về khí hậu, nằm trong khu vực gió mùa cận xích đạo. Trong năm có một mùa mưa và một mùa
nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, bắt đầu khoảng 20-25/5, mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau, bắt đầu khoảng 20-25/12. Nhiệt độ tương đối cao, trung bình tháng từ 25,7 – 28,8 oC

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ

II.

1.

Tài nguyên thiên nhiên

Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 37.162,53 ha, chiếm hơn ½ diện tích tự nhiên toàn
huyện. Sau 30 năm phục hồi và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng đa
dạng, phong phú về thực vật cũng như động vật; tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn
không ngừng tăng lên, tạo nên môi trường sinh thái trong sạch “lá phổi xanh”, “bức tường
xanh” của thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Rừng có chức năng
chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh thái, năm
2000 rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế
giới”.
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờchiếm đa số là cây đước có nguồn gốc phát tán từ
Inđônêsia và Maylaysia; gồmnhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ và phụ thứ sinh nuôi
trồng nhântạo. Thành phần các loài cây này tương đối đơn giản và có kích thước các thể ởdạng
trung bình.

5



Hệ thực vật rừng tự nhiên khảng 12.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Mấm, Dà Vôi…
tất cả đều sống trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được hỗn giao với Chà là,
Cóc kèn mọc trên đất gò, ít ngập nước. Mấm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất
trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so với mực nước biển; Dà vôi, Mấm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha, bao gồm: bạch đàn, keo lá tràm trồng trên nền đất,
dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước lợ; đước được trồng thử nghiệm; chà là, phi lao, bạch
đàn, keo lá tràm… được trồng dọc theo đường trục chính Rừng Sác và những giồng cát ven biển.
Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học với
trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong danh sách đỏ của nước ta. Cụ thể
như sau:
+ Loài thủy sinh: 125 loài tảo, 55 loài động vật nổi, 55 loài động vật nổi đáy, 18 loài tôm,
69 loài cá.
+ Động vật trên cạn: 24 loài lưỡng cư bò sát, 10 loài thú, 22 loài chim (hạt cổ trắng, diệc
xám, diệc lửa, khỉ, cò…)
Cần Giờ có bờ biển dài khoảng 20 km, rất đặc trưng, được gọi là biển phù sa vì thành
phần chủ yếu là đất bùn sét. Biển Cần Giờ có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối khai thác
kinh tế biển, phát triển du lịch sinh thái biển đảo và còn là nơi neo đậu tránh gió rất thuận lợi cho
các tàu thuyền. Ven biển có nhiều cửa sông lớn như sông Lòng Tàu, Soài Rạp, Hà Thanh... Tiềm
năng thủy sản vùng biển Cần Giờ là rất lớn, ngoài việc khai thác thủy sản mang lại giá trị sản
lượng đáng kể, bãi biển Cần Giờ có khả năng nuôi các loại nhuyễn thể như nghêu, tôm, cua
mang lại giá trị kinh tế cao; đồng thời góp phần tái tạo, bảo tồn thiên nhiên và sinh vật biển.
Bên cạnh đó, trong Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố
(khoá VIII) thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)
về Chiến lược biển Việt Nam, đã khẳng định huyện Cần Giờ đóng vị trí, vai trò chủ lực trong
thực hiện Chiến lược biển của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Diện tích sông ngòi, kênh rạch ở Cần Giờ là 22.161 ha, chiếm 31,49% diện tích toàn
huyện. Nước từ biển đổ vào hệ thống sông chủ yếu qua vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, dù
cách thành phố chỉ khoảng 50 km nhưng với hệ thống sông rạch bao quanh Cần Giờ giống như


6


hòn đảo nhỏ yên tĩnh, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố.Vì vậy, Cần Giờ rất phù
hợp với loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Tài nguyên khoáng sản: ngoài than bùn, khoáng sản duy nhất của huyện Cần Giờ là cát
mặn tập trung ở hai lòng sông Lòng Tàu và Nhà Bè, chất lượng kém, lẫn nhiều sét, tuy nhiên nếu
rửa mặn có thể dùng phục vụ trong xây dựng.
Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái rừng, biển của huyện Cần Giờ tương đối
phong phú là cơ sở nền tảng để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mang tầm cỡ vùng và
quốc gia. Với diện tích gần 38.000 ha rừng ngập mặn, sau 30 năm phục hồi và phát triển (được
UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyễn” thế giới đầu tiên ở Việt Nam) đã tạo nên một hệ
sinh thái tự nhiên với nhiều chủng loại động thực vật Rừng Sát phong phú và đa dạng. Bên cạnh
đó, Rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đã trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên, với cảnh quan thiên
nhiên xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành; với truyền thống, tập quán hiếu khách của người
dân địa phương cùng với các hoạt động văn hoá, lễ hội đặc trưng và các sản vật đặc sắc riêng đã
hấp dẫn và thu hút khách tham quan du lịch đến Cần Giờ ngày càng đông.
2.

Tài nguyên nhân văn
a. Về văn hóa

Bên cạnh đó, huyện Cần Giờ có một nền văn hóa lâu đời với tài nguyên nhân văn khá
phong phú và đa dạng. Cụ thể, được chia thành 5 nhóm sau:
Di tích Giồng Am: thuộc thị trấn Cần Thạnh, cách trụ sở Ủy ban nhân dân huyện khỏang
200m về hướng Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 49 km theo đường chim bay về
hướng Đông Nam. Tại di tích Giồng Am có trên 6.289 hiện vật và mảnh thu được trong cuộc
khai quật, cùng có chung một chất liệu duy nhất là đất nung.
Di tích Giồng Phệt: nằm trên một Giồng đất đỏ thuộc xã Long Hòa, diện tích khoảng

10.000m2, dấu tích văn hóa vật chất của di tích có mặt khắp giồng đất. Di tích Giồng Phệt được
Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam với sự tham gia của cán bộ Viện khảo cổ học tiến hành cuộc khai
quật vào tháng 12 năm 1993. Di tích cao hơn mặt nước trung bình từ 1-2m.
Di tích Giồng Cá Vồ: diện tích khoảng 7.000m2 thuộc tả ngoạn sông Hà Thành. Đây là
di tích có quy mô lớn và khá nguyên vẹn có tầng văn hóa dày 1,5m. Năm 1993, một hố thám sát
đã được mở ở phía Bắc của Giồng và người ta đã tìm thấy được 38 mộ chum (trong đó, 23 mộ
7


còn cốt người) bằng gốm, đá, thủy tinh, võ nhuyễn thể, sắt, đồ trang sức… Di tích Giồng Cá Vồ
có độ cao khoảng 1,5m.
Như vậy, với vị trí thật đặc biệt của Cần Giờ là hạ lưu của các dòng chảy quan trọng
trong khu vực: sông Vàm Cỏ, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn…, đồng thời Cần Giờ với vị thế của
một vịnh kín gió, yên bình từ ngàn xa xưa đã chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế biển của thành phố và giao lưu văn hóa với các tỉnh lân cận.
Cần Giờ có rất nhiều di tích văn hóa tôn giáo-tín ngưỡng bao gồm: đình thần, chùa, thánh
thất, nhà thờ, miễu và Lăng Ông. Mỗi cơ sở tôn giáo đều có nét đặc trưng riêng. Trong đó, Lễ hội
Nghinh ông được nhân dân tổ chức diễn ra hàng năm vào tháng 8 âm lịch (trùng với Tết trung
thu) là sự kiện văn hoá đặc trưng của huyện Cần Giờ, qua đó thu hút được rất nhiều khách du
lịch đến tham quan, vui chơi, giải trí. Để tiếp tục duy trì và làm phong phú thêm truyền thống Lễ
hội, hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao cho Sở Văn hoá và Thông tin phối hợp với các
sở-ban-ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nghiên cứu xây dựng đề án nâng
cấp Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ thành Lễ hội Văn hoá - Du lịch quy mô cấp thành phố.

b. Về lịch sử
Cần Giờ là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử quan trọng như cuộc thuỷ chiến của nghĩa
quân Tây Sơn chống nhà Nguyễn ở cửa sông Sài Gòn, đặc biệt là trận Thất Kỳ giang năm 1872.
Khu Rừng Sác là nơi Đoàn 10 Đặc công thuỷ Quân giải phóng đã chọn làm căn cứ địa chống
Pháp và Mỹ. Cần Giờ bao gồm khu căn cứ địa cách mạng, nơi chôn giấu vũ khí, đạn dược để chờ
thời cơ và củng cố lực lượng như căn cứ địa Giồng Chùa (xã Thạnh An); Chiến khu trù mật

Động Hang Nai cạnh sông Đồng Tranh; khu căn cứ địa Núi Đất (xã Lý Nhơn) và khu căn cứ địa
cách mạng thuộc khu vực Đảo khỉ bây giờ.

c. Các làng nghề truyền thống
Cần Giờ có ba làng nghề truyền thống mang tính chất đặc trưng của một huyện biển đảo
thuộc thành phố, đó là Làng rừng tập trung ở Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông; Làng chài tập
trung ở các bến chài Cần Thạnh, Long Hoà, Thạnh An và Làng muối tập trung tại ấp Tân Điền xã
Lý Nhơn. Các làng nghề truyền thống luôn được giữ gìn và tôn tạo, đánh dấu sự phát triển của
các dạng quần cư, một nét đẹp văn hoá ở Cần Giờ.
3.

Tiềm năng nguồn nhân lực
8


Dân số toàn huyện Cần Giờ năm 2009 là 68.213 người. Mật độ dân số trung bình thấp
(96 người/km2), phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm đô thị như: thị trấn Cần
Thạnh có mật độ dân số cao nhất (470,04 người/km 2), xã Bình Khánh (410 người/km2), thấp nhất
là xã Thạnh An (36,52 người/km2).
Dân số dự kiến: Năm 2015 – 200.000 người
Năm 2025 – 300.000 người

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
Đánh giá thực trạng việc phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ
1. Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất

I.


 Giao thông đường bộ:

Để phục vụ cho các chiến lược phát triển du lịch của mình, Cần Giờ cũng đã xác định
phải tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật phục vụ phát
triển bền vững khu du lịch bền vững, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống giao thông. Bước đầu, tuyến
đường Rừng Sác - Cần Giờ nối xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng
cấp và đạt chất lượng cao, dài 36 km với 6 làn xe có tổng giá trị đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng đã
được đưa vào khai thác từ năm 2010. Tuyến này đường được đưa vào sử dụng góp phần hoàn
thiện mạng lưới giao thông hướng ra biển, kết nối khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh với Cần
Giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
 Giao thông đường thủy:

Cần Giờ đang tiếp tục đầu tư xây dựng đường vành đai kết nối 4 xã phía bắc Tam Thôn
Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn; xây dựng tuyến đường dọc biển Cần Thạnh –
Long Hòa. Với đặc điểm là diện tích mặt nước, sông rạch chiếm tới hơn 30% diện tích toàn
huyện, Cần Giờ cũng tập trung phát triển hệ thống giao thông thủy và xem đây là một thế mạnh
của mình như đầu tư xây dựng các bến thủy nội địa, bến phà và các bến tàu du lịch tại các điểm
Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh), Dần Xây, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn để thu hút khách du lịch
đến tham quan bằng đường thủy, phát triển du lịch đường sông.
2.

Năm

Số lượng khách du lịch trong những năm gần đây
2003

2004

2005


2006

2007

2008

253.350

210.000

210.000

240.000

272.000

360.000

Số
lượng
khách

Số lượng khách đến tham quan Cần Giờ ngày càng tăng, riêng trong năm 2011 đã đạt trên
457.000 lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ, trong đó lượng khách du lịch quốc tế chiếm
khoảng 10%. Doanh thu ngành du lịch đạt 109,8 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Đến năm

10



2015, du lịch sinh thái Cần Giờ phấn đấu đạt tổng doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
trên 25%; mức tăng trưởng bình quân về số lượng khách từ 15 - 20%/năm.
3.

Các tuyến điểm du lịch tại Cần Giờ

Khu du lịch sinh thái biển: là khu du lịch sinh thái chủ lực trong hệ thống các khu du lịch
liên quan đến biển. Chức năng du lịch chính: là nghỉ mát, an dưỡng, hội thảo, hội nghị, tắm biển,
thể thao dưới nước, mua sắm, vui chơi giải trí, đồng thời là cơ sở hậu cần cho toàn khu vực.
Khu vực này tập trung ở các điểm du lịch sau:
(1) Điểm du lịch sinh thái ven biển: nằm trải dài theo đường Duyên Hải, thuộc khu vực ven
biển Cần Thạnh-Long Hoà. Khu vực này thuận tiện việc xây dựng cơ sở vật chất tập trung, thuận
lợi về các điều kiện địa hình, hạ tầng cơ sở tương đối đủ nhất trong toàn huyện, thuận tiện cho
việc đón khách và phân bố khách đến các điểm tham quan bằng đường bộ cũng như bằng đường
thuỷ.
Chức năng du lịch: xây dựng khách sạn cao cấp, resort, bungalow, nhà nghỉ, biệt thự, chòi
lều ven biển; khu Trung tâm dịch vụ tổng hợp và khu vui chơi giải trí tiêu biểu.
(2) Điểm du lịch sinh thái Cần Thạnh: thuộc thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, là điểm
tập trung nhiều di tích văn hoá tín ngưỡng đặc sắc.
Chức năng du lịch : loại hình nghỉ dưỡng, cấm trại, thể thao biển; tìm hiểu các lễ hội truyền
thống, văn hoá tín ngưỡng, tham quan các khu di tích, kỹ nghệ đóng tàu thuyền và tham quan
vườn cây ăn trái...
(3) Điểm du lịch sinh thái Long Hoà: thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ. Bên cạnh hai
khu du lịch sinh thái lớn là Lâm viên Cần Giờ, bãi biển 30/4, xã Long Hoà còn tập trung nhiều
khu di tích khảo cổ, đình, làng và vườn cây ăn trái đặc trưng của địa phương.
Chức năng du lịch : tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu học tập di tích khảo cổ...
(4) Điểm du lịch sinh thái đảo Thạnh An: với diện tích khai thác du lịch khoảng 4 ha thuộc
tiểu khu 14, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Là đảo nhỏ nằm giữa sông và biển, thích hợp với du
lịch bằng đường thủy.
(5) Điểm du lịch sinh thái núi Giồng Chùa:


11


Chức năng du lịch chính: thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch dã
ngoại kết hợp với các hoạt động câu cá, chèo thuyền, thả diều, leo núi... và tham quan các khu di
tích lịch sử ...
Khu du lịch sinh thái rừng (diện tích 42.000 ha): thuộc các xã Long Hoà, An Thới Đông
và Lý Nhơn. Rừng ngập mặn là loại hình du lịch sinh thái trọng tâm ở Cần Giờ. Ở đây hội tụ
gần như đầy đủ các yếu tố thiên nhiên, rất mang tính hoang sơ.
- Chức năng du lịch chính: nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu và nghiên cứu các chuyên đề về
sinh thái, di tích lịch sử đặc trưng của rừng ngập mặn (Đặc khu rừng sác); du lịch thám hiểm; du
lịch dã ngoại kết hợp với các hoạt động giải trí như sinh hoạt lửa trại…
- Các điểm du lịch chính:
(6) Khu du lịch dã ngoại thanh thiếu niên thành phố, diện tích 1 ha, thuộc xã Long Hoà,
huyện Cần Giờ.
(7) Khu du lịch Lâm viên Cần Giờ, diện tích 514 ha, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.
(8) Khu du lịch sinh thái Rừng Sác, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.
(9) Khu du lịch sinh thái Đông Bắc cầu dần xây, diện tích 50 ha, thuộc xã An Thới Đông,
huyện Cần Giờ.
(10) Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, diện tích 500 ha, thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
(11) Khu du lịch sinh thái An Bình, diện tích 200 ha, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần
Giờ.
Khu du lịch sinh thái nông nghiệp (diện tích 28.710 ha): thuộc các xã Bình Khánh, An
Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn.
- Chức năng du lịch chính: nghỉ dưởng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu các
mô hình nuôi trồng thủy sản, phương pháp lai tạo giống cho các loài thủy sản và các sản phẩm từ
rừng; tham quan, tìm hiểu văn hoá tín ngưỡng.
- Các điểm du lịch chính:
(12) Khu du lịch sinh thái Nông trường Cholimex, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.


12


(13) Khu du lịch sinh thái Nông trường Duyên Hải-Gò Vấp, xã An Thới Đông, huyện Cần
Giờ.
(14) Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Lòng Tàu, thuộc xã Tam Thôn Hiệp, huyện
Cần Giờ.
(15) Khu du lịch sinh thái dọc sông Soài Rạp, thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông và
Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
II.

Những vấn đề liên quan đến việc phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ
Du lịch sinh thái hàm chứa ý nghĩa thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

Tuy nhiên, phát triển du lịch sinh thái rừng – biển Cần Giờ sẽ đặt ra nhiều vấn đề môi trường
cần phải nghiêm túc giải quyết để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở những
định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ như đã nêu ra ở trên, có thể nhận thấy trước
một số vấn đề môi trường tiềm ẩn sau đây:
1.

Vấn đề cung cấp nước sạch

Với quy mô có thể tiếp đón 20.000 lượt khách du lịch mỗi ngày, Cần Giờ sẽ cần
thêm khoảng 3.600 m3 nước sạch mỗi ngày, đó là chưa kể đến lượng nước ngọt khá lớn
cho nhu cầu tưới cây xanh. Hiện tại, khả năng cung cấp nước tại chỗ cực kỳ hạn chế do toàn
bộ các nguồn nước mặt trong huyện đều bị nhiễm mặn, trong khi đó nước ngầm có khả
năng khai thác sử dụng chỉ tồn tại trong một số giồng cát với trữ lượng rất hạn chế. Điều này
sẽ tạo áp lực nặng nề lên hệ thống cấp nước hiện có vốn rất yếu ớt và từ đó ảnh hưởng đến
nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cư dân địa phương.

2.

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước

Khả năng gây ô nhiễm môi trường nước tại các tiểu khu du lịch sinh thái Cần Giờ lệ
thuộc không chỉ vào việc kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải sinh hoạt tại chỗ mà
còn lệ thuộc vào những yếu tố khác bên ngoài các hoạt động du lịch.
Với quy mô phục vụ 20.000 khách du lịch, cộng với một số lượng khá lớn cư dân địa
phương, lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ở Cần Giờ sẽ khá lớn. Chỉ tính riêng cho dự án Khu
3

đô thị – du lịch lấn biển Cần Giờ, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 3.000 m nước thải sinh
hoạt đổ ra biển. Nếu không được thu gom và xử lý tốt, lượng nước thải này sẽ gây ô nhiễm
13


môi trường nước ven bờ và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước tại khu bãi
tắm.
Do nằm ở khu vực hạ lưu – phần cuối cùng của hệ thống sông Đồng Nai, do đó môi
trường nước ở khu vực Cần Giờ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của sự lan truyền ô nhiễm từ khu vực
thượng lưu đổ ra, mà trên đó tập trung rất nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, cảng, hoạt động
nông nghiệp,… Nó còn có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thông vận tải thuỷ trong
khu vực vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố tràn dầu.
3.

Vấn đề chất thải rắn

Với qui mô phục vụ khoảng 20.000 người, hoạt động của hệ thống các khu du lịch
sinh thái Cần Giờ trung bình hàng ngày sản sinh ra khoảng 18 – 20 tấn rác sinh hoạt,
cộng thêm lượng rác sinh hoạt của khoảng 60.000 cư dân tại chỗ sẽ nâng tổng lượng rác

sinh hoạt ở Cần Giờ trong tương lai lên đến khoảng 70 – 80 tấn/ngày.
Ngoài ra, còn có thêm một lượng đáng kể các loại cặn bùn sinh ra do quá trình xử lý nước
thải (bùn tự hoại, bùn từ các hệ thống xử lý nước thải tập trung,..), cặn lắng từ các hố
gas thoát nước mưa và nước thải. Đây là một khối lượng chất thải rắn khá lớn, cần được
quản lý tốt để tránh ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
4.

Ảnh hưởng đến rừng ngập mặn Cần giờ - khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ

Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ sẽ ảnh hưởng xấu
đến khu rừng ngập mặn Cần Giờ – Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, đồng thời cũng là
khu rừng phòng hộ cho Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có thể nhìn thấy trước hết qua
việc mở rộng và phát triển tuyến đường rừng Sác và Đồng Đình đã làm mất 85,37 ha
rừng ngập mặn thuộc các vùng chuyển tiếp và vùng đệm. Tiếp đến, việc xây dựng các
khu du lịch sẽ làm mất đi một diện tích nhất định rừng và đất rừng. Sau đó là các hoạt
động du lịch, các tour du lịch trong rừng nếu không quản lý tốt cũng sẽ gây ảnh hưởng
nhất định đến rừng ngập mặn từ phương diện nước thải, chất thải rắn, chặt bẻ cây,…
Tất cả những vấn đề nêu trên, nếu không được giải quyết triệt để, sẽ làm giảm khả
năng thu hút khách du lịch và từ đó có thể phá vỡ mục tiêu biến Cần Giờ thành khu đô thị
– du lịch sinh thái hiện đại như mong muốn của các nhà lãnh đạo và của cộng đồng.

14


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
CẦN GIỜ
Mục đích

I.



Khai thác đúng mức lợi thế, các yếu tố tiềm năng của rừng ngập mặn, biển, sông
nước, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian… để phát triển khu



du lịch sinh thái;
Phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ phải đảm bảo tính bền vững và gắn chặt với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên rừng ngập



mặn;
Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất
kỹ thuật phục vụ phát triển bền vững khu du lịch sinh thái.

Những nhận xét, đánh giá về thuận lợi và khó khăn của việc phát
triển du lịch sinh thái Cần Giờ
1. Thuận lợi

II.







Sở hữu hệ dữ trữ sinh quyển thế giới – rừng ngập mặn Cần Giờ.

Có hệ động thực vật phong phú và đa dạng.
Có các lễ hội truyền thống mang giá trị tinh thần cao.
Có nhiều di tích lịch sử.
Nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp.
2.



Khó khăn

Chưa khai thác hết được tiềm năng du lịch sinh thái của Cần Giờ, cần có giải pháp để
quy hoạch một cách đồng bộ, vừa khai thác vừa bảo tồn hệ sinh thái.



Cơ sở vật chất chưa được chú trọng đầu tư và nâng cấp, nhất là giao thông đường bộ.



Giao thông đường thủy được phát triển cũng là một lợi thế nhưng cần phải xây dựng
thêm các trạm dừng chân để cho khách nghỉ ngơi, đồng thời cung cấp các dịch vụ ăn
uống để phục vụ nhu cầu cho du khách.



Các dịch vụ du lịch còn hạn chế, không phong phú, dễ tạo sự nhàm chán cho du
khách.




Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ không cao.



Ý thức người dân về việc bảo vệ môi trường còn yếu kém.

15


III.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cấn Giờ
1. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch

Trước hết cần có một quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch Cần Giờ bền vững và lâu dài,
bằng các biện pháp:


Triển khai công bố việc quy hoạch đến cộng đồng dân cư và các nhà đầu tư du lịch để




phối hợp, hợp tác thực hiện.
Triển khai việc xây dựng quy hoạch chi tiết tại các điểm, vùng, khu sinh thái.
Có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, các dự án có tầm cỡ tại các khu du lịch đã





có quy hoạch chi tiết.
Tiến hành xây dựng các quy hoạch chi tiết.
Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện theo kế hoạch quy hoạch.

2.


Biện pháp quản lý của nhà nước

Xây dựng tiêu chuẩn về quản lý quy hoạch, đầu tư du lịch, công tác quản lý tài nguyên
môi trường du lịch.



Tăng cường cải cách hành chính phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện
các thủ tục đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch.



Phổ biến, hướng dẫn pháp luật về du lịch cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch và dân địa phương.



Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý của địa phương về quản lý du lịch.



Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý về công tác du lịch tại huyện và các xã, thị trấn.




Tăng cường công tác bình ổn giá, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết. Chú trọng quản lý, niêm
yết giá bán các mặt hàng đặc sản, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho du khách



Về chính sách thuế: ưu tiên, miễn giảm đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án
mới theo quy định hiện hành.



Chính sách giá ưu đãi về điện, nước, phí dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.

3.

Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch

16




Cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đảm bảo quy hoạch giao thông phù
hợp, quy hoạch bãi biển, xây dựng cầu cảng đủ chuẩn chodu lịch… nhưng vẫn đảm bảo
không làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái trong tương lai.



Ngoài việc đầu tư dự án mới, nên tập trung nâng cấp chất lượng các khu du lịch hiện có,

mỗi khu du lịch cần quan tâm, giới thiệu nét đặc trưng của mình.

4.

Công tác đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Hiện nay, du khách đến với Cần Giờ đa phần vì mục đích là nghỉ dưỡng vào cuối tuần, thưởng
thức hải sản tươi sống… Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du
khách là hết sức cần thiết trong thời gian tới. Các loại hình được ưu tiên phát triển như:


a. Du lịch miệt vườn:
Với diện tích vườn cây ăn trái khoảng 300ha, chủ yếu là xoài và mãng cầu. Hàng năm,

nông sản thu được từ 900-1.000 tấn, chiếm một phần đáng kể trong thu nhập toàn tỉnh.
Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần trang bị cho nông dân những kiến thức và kỹ


thuật trồng trọt để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du khách.
Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển mô hình du lịch Nhà Vườn. Học tập kinh nghiệm, cách xây dựng mô hình du lịch này ở các tỉnh miền Tây để



có thể lựa chọn cải tạo một mô hình mới phù hợp với địa phương.
Đầu tư xây dựng thương hiệu xoài Cần Giờ, mắm tôm chua, khô cá dứa… để trở thành
món đặc sản nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
b. Du lịch sông nước:

Hệ thống sông rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng phòng hộ, thông
thương giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận là điều kiện thuận lợi để Cần Giờ

phát triển du lịch sông nước.Vì vậy, chính quyền địa phương và người dân cần phải:


Đẩy mạnh xây dựng các dự án phát triển tour bằng đường sông. Chú trọng xử lý tốt việc
cấp thoát nước và chất thải từ các cụm dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh,… nằm



sát bờ sông.
Hỗ trợ đầu tư phát triển các phương tiện ghe, thuyền đảm bảo chất lượng, an toàn, xây



dựng các bến đò cho thuyền neo đậu
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch đường sông, tạo thị trường ổn
định cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.
17




Phối hợp với các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành



phố để khảo sát tuyến du lịch đường sông phù hợp, khả thi.
c. Du lịch văn hóa, tín ngưỡng:
Bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa khảo cổ như Giồng Am, Giồng Phệt, Giồng Cá






Vồ, Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác.
Tập trung đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các đình, chùa, miếu,… Lăng ông Thủy Tướng;
Phát huy gìn giữ nét văn hóa địa phương, Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ
d. Phát triển các làng nghề:
Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng tại địa phương: làng
nghề cá (xã Thạnh An), nghề muối (xã Lý Nhơn), làng nuôi chim yến (xã Tam Thôn



Hiệp)…
Xây dựng các tour tham quan mô hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với tìm
hiểu đời sống các hộ dân giữ rừng; du lịch sinh thái nông nghiệp với mô hình vườn - ao du lịch kết hợp với tìm hiểu các làng nghề…
5.



Quảng bá, xúc tiến du lịch

Phối hợp các doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của Khu du lịch sinh thái Cần Giờ.



Xây dựng thương hiệu riêng cho Khu du lịch sinh thái Cần Giờ, khuếch trương bằng
nhiều hình thức.




Sử dụng nhiều hình thức quảng bá rộng rãi trên thị trường du lịch trong và ngoài nước



Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch để khai thác sử dụng
có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách và đóng góp của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất
lượng công tác quảng bá du lịch.



Chủ động nghiên cứu thị trường tiềm năng ở các địa phương có cùng dòng sông Lòng
Tàu, Soài Rạp và các tỉnh lân cận ven biển Đông (Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu…) để xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến phù hợp với từng thị
trường.

6.


Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

18




Tăng cường đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý, trau dồi nghiệp vụ hướng dẫn viên
du lịch nhằm đảm bảo các kiến thức về du lịch, môi trường và văn hóa bản địa. Đầu tư

đội ngũ tiếp thị quảng bá sản phẩm du lịch cho du khách.



Huy động và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ nhằm đảm bảo cho người dân Cần Giờ nói
chung và dân cư tại các điểm du lịch sinh thái nói riêng được tham gia trực tiếp vào hoạt
động kinh doanh du lịch. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân, đây cũng
là yếu tố cơ bản để nâng cao ý thức bảo vệ rừng, cảnh quan môi trường và phát triển du
lịch bền vững. Các giải pháp cụ thể là:
 Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và những kiến thức cơ bản

về du lịch sinh thái cho học sinh nói riêng và người dân trên địa bàn nói chung.
 Có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kiến thức về phục vụ du lịch

và ngoại ngữ cơ bản cho đội ngũ cán bộ, công chức, tiểu thương, sinh viên, học sinh;
đội ngũ tài xế, tiếp viên xe buýt…
 Khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ,

ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ du khách tốt hơn.
 Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp trong các trường Trung học cơ sở và Trung học

phổ thông trên địa bàn hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ du lịch.
 Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chuyên đề về nhà hàng, khách sạn dành cho đội

ngũ quản lý các khách sạn vừa và nhỏ. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức, kỹ
năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho lực lượng là nhân viên phục vụ nhà hàng, khách
sạn…
7.



Môi trường du lịch

Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư địa phương và khách du
lịch về gìn giữ bảo vệ môi trường xung quanh.



Phòng chống các tệ nạn xã hội,…



Tăng cường công tác quản lý môi trường, trồng rừng phòng hộ.

19




Khuyến khích các công ty du lịch khi thiết kế tour có các chương trình đưa khách tham
gia trồng cây và chăm sóc cây xanh. Nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn và phát triển cây xanh.



Phổ biến, tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch…xây dựng chương trình
phong cách nếp sống người dân văn minh, lịch sự.



Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư,

tổ chức ngày chủ nhật xanh, tuần lễ môi trường tuyên truyền vận động người dân trồng
cây xanh.



Tổ chức ngăn chặn các hành vi quấy nhiễu du khách. Xây dựng, thành lập lực lượng bảo
vệ khách du lịch để đảm bảo môi trường an toàn, tạo sự thân thiện đối với du khách.



Hạn chế những tác động tiêu cực gây ra từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như khách sạn,
đường đi và các công trình khác bằng việc tái sản xuất những chất liệu dồi dào có sẵn
trong tự nhiên, những nguồn năng lượng và tài nguyên có khả năng tái tạo, rác tái chế và
không gian kiến trúc mang tính tự nhiên, văn hoá. Việc này cũng đòi hỏi phải kiểm soát
số lượng và hành vi của khách du lịch để đảm bảo việc hạn chế các tác hại đối với hệ sinh
thái.

20


KẾT LUẬN
Tuy còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng_vật chất kỹ thuật, chưa thật xứng với tiềm năng
nhưng Cần Giờ hứa hẹn là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất nước ta.
Với hệ sinh thái đa dạng, nhiều di tích, địa danh nổi tiếng và sự cuốn hút bởi nét dung dị
đơn sơ và tính cách thật thà chất phác của người dân địa phương thì Cần Giờ rất thích hợp để
phát triển loại hình du lịch này kết hợp với du lịch homestay. Nếu phát triển đúng hướng, bền
vững và đảm bảo môi trường sinh thái không bị ảnh hưởng xấu thì cần đẩy mạnh đầu tư, quy
hoạch tổng thể để biến Cần Giờ thành điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời hệ thống giao thông cũng
như các phương tiện đảm bảo an toàn khi du lịch và lưu trú tại Cần Giờ cũng sẽ được nâng cấp,
phát triển sao cho du khách vẫn cảm thấy thoải mái, tự nhiên mà không gặp trở ngại trong các

vấn đề vệ sinh hay thiếu thốn.
Nghiên cứu về tình hình thực tế cũng như cách thức phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ
thực sự là một đề tài đáng bàn, đáng quan tâm. Bởi đây là một trong những vấn đề mấu chốt để
định hình du lịch sinh thái nói riêng cũng như ngành du lịch ở Việt Nam nói chung. Mặt khác
công trình cũng giúp đánh giá thực tế tiềm năng của địa phương và đặt nền móng cho những
nghiên cứu sau này một cách có cơ sở, có định hướng cụ thể để tránh sai sót, lãng phí về sau.

21



×