Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

hệ thống hóa các văn bản pháp quy còn hiệu lực điều chỉnh kế toán các nghiệp vụ ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.02 KB, 23 trang )

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Khoa Tài chính - Ngân hàng

Bài thảo luận:

HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CÒN HIỆU LỰC
ĐIỀU CHỈNH KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

Giảng viên: Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Nhóm Lucky


2

MỤC LỤC:

Nhóm Lucky


3

LỜI MỞ ĐẦU

Với vai trò là trung gian tài chính, trung gian thanh toán và thực
hiện các chính sách tiền tệ, các NHTM đã thúc đẩy quá trình chu
chuyển vốn và cung cấp những dịch vụ ngân hàng tện ích cho nền
kinh tế của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Hoạt động
của NHTM vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp và có liên quan


đến rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Do đó thật sự cần thiết và
quan trọng cần phải được điều chỉnh bằng các văn bản luật để
NHTM hoạt động rõ ràng minh bạch và có hiệu quả.
Hoạt động kế toán của NHTM là một trong những hoạt động vô
cùng quan trọng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý hoạt
động tiền tệ NH ở tầm vi mô và vĩ mô, cho các tổ chức, cá nhân được
điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật chung mang đến sự thống nhất
và dễ dàng quản lý.
Bài nghiên cứu sẽ đi vào nghiên cứu hệ thống hóa các văn bản
pháp luật điều chỉnh hoạt động kế toán ngân hàng hiện hành theo hệ
thống pháp luật Việt Nam bằng phương pháp tổng hợp, thống kê. Do
hạn chế trong thời lượng của bài nên nội dung nghiên cứu của bài chỉ
tìm hiểu những văn bản điều chỉnh hoạt động kế toán những nghiệp
vụ quan trọng của NHTM .
Nhóm Lucky


4

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

I.

Kế toán ngân hàng Việt Nam ra đời năm 1951, là một loại hình kế
toán trong ngân hàng thực hiện việc ghi chép, phân loại, tổng hợp và
giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của các ngân
hàng bằng thước đo tiền tệ nhằm cung cấp thông tin về tình hình và
kết quả hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định
kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt
động của ngân hàng.

Kế toán ngân hàng có sự khác biệt về số hiệu trong hệ thống TK
so với hệ thống tài khoản của kế toán tài chính DN.
Đối tượng của kế toán ngân hàng được chia làm ba bộ phận:


Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng được
thể hiện theo 3 cách phận loại khác nhau: tài sản có, sử dụng
vốn và vốn.

Nhóm Lucky


5


Nguồn hình thành nên tài sản thể hiện nguồn gốc của sự ra đời
tài sản trong ngân hàng thường gọi là nguồn vốn hoặc tài sản



nợ.
Sự chu chuyển của tài sản thể hiện ở lĩnh vực ngân hàng trên
toàn thế giới, giữa hệ thống ngân hàng của một quốc gia, giữa
các ngân hàng hệ thống hoặc trong một ngân hàng mặt khác nó
còn vận động giữa các loại tài sản, nguồn vốn và trong cùng
một loại tài sản hoặc nguồn vốn.

Nhiệm vụ của kế toán trong ngân hàng là:
+ Ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong ngân hàng theo đúng chuẩn mực kế toán và các

điều luật ngân hàng qui định.
+ Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và
các tổ chức cá nhân trong xã hội.
+ Cung cấp thông tin tài chính về ngân hàng cho các đối tượng
cần thiết sử dụng
+ Tổ chức tốt công tác giao dịch với khách hàng
Kế toán ngân hàng có những đặc điểm cơ bản:
-

-

Kế toán ngân hàng có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng
(thanh toán, chuyển tiền…)
Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ.
Kế toán ngân hàng có số lượng chứng từ lớn và phức tạp.
Kế toán ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao.

Nhóm Lucky


6

CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH CHUNG:
-

Văn bản điều chỉnh những quy định chung về kế toán: Luật kế
toán 2003 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy
kế toán, người làm kế toán, và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Các
chuẩn mực kế toán và hệ thống kế toán các TCTD được ban hành
và sử dụng chung cho hoạt động kế toán ngân hàng. Hoạt động kế

toán ngân hàng cũng tuân thủ Các chuẩn mực kế toán Việt Nam do

-

Bộ tài chính ban hành.
Văn bản điều chỉnh hệ thống tài khoản kế toán:Từ khi thành lập
Ngân hàng (ngày 06/05/1951) đến nay, hệ thống tài khoản của
ngân hàng đã thay đổi nhiều, phù hợp với từng thời kỳ. Đến nay,
hệ thống tài khoản đang có hiệu lực được ban hành theo Quyết
định 479/2004/QĐ-NHNN và Thông tư 10/2014/TT-NHNN. Theo
đó, hệ thống tài khoản được chia thành 9 loại: từ loại 1 đến loại 8

-

là tài khoản nội bảng, lọai 9 là tập hợp các tài khoản ngoại bảng.
Văn bản điều chỉnh chứng từ kế toán ngân hàng: Chứng từ kế toán
ngân hàng có thể là chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử.
Hiện nay quyết định số 44/2002/QĐ-TT của thủ tướng Chính phủ
ngày 21/03/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ
kế toán để hạch toán cho phép NHNN, NHTM và các TCTD khác

-

được sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán.
Thực tế, tại BCTC năm 2013 của NHTMCP Ngoại Thương Việt
Nam là một sản phẩm của hoạt động kế toán của ngân hàng đã nêu
rõ những quy định tuân thủ là Các chuẩn mực kế toán và hệ thống

Nhóm Lucky



7

kế toán các TCTD, hệ thống tài khoản đang có hiệu lực được ban
hành theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Thông tư
10/2014/TT-NHNN, và quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN về quy
định chế độ báo cáo tài chính của các TCTD và các chuẩn mực kế
toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành.
II.

HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH

1.

Văn bản điều chỉnh kế toán Nghiệp vụ huy động vốn.

-

Huy động vốn là việc NHTM tập trung những giá trị tiền tệ từ các
tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thể hiện vai trò trung gian tài
chính của NHTM. Đây là hoạt động thường xuyên gắn với hoạt
động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Mặt khác đây cũng là nghĩa vụ nợ phải trả của NHTM do
đó phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để đảm bảo trả cả vốn gốc
và lãi cho khách hàng.

-

Phương pháp huy động vốn


a. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi:
Luật các tổ chức tín dụng 2010, các NHTM có quyền nhận tiền gửi
huy động.
Nghị định số 49/2000/NĐ-CP về hoạt động của các NHTM

Nhóm Lucky


8

Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNH về quy chế các khoản tiền gửi tiết
kiệm.
Thông tư số 21/2012/TT-NHNN về việc các TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài không được thực hiện việc gửi tiền và nhận tiền gửi
của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác trừ khi đó là
tiền gửi nhằm mục đích thanh toán.
Hệ thống tài khoản tiền gửi đang có hiệu lực và các hạch toán chi tiết
được ban hành theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Thông tư
10/2014/TT-NHNN.
b. Huy động vốn bằng phát hành GTCG:
Theo Luật các TCTD 2010 thì NHTM được phép huy động vốn
bằng GTCG như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu để
huy động vốn trong nước và nước ngoài.
Hiện nay việc phát hành GTCG được thực hiện theo thông tư số
34/2013/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2013 quy định về việc phát
hành các GTCG được phép phát hành trong nước của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế cho Quyết định 07/2008/QĐNHNN; Thông tư 16/2009/TT-NHNN; Điều 5 Thông tư số
26/2011/TT-NHNN và Văn bản số 5647/NHNN-CSTT ngày
29/5/2007. Thông tư này có sự cụ thể, rõ ràng và thống nhất chung
cho việc phát hành GTCG của NHTM thay vì những quy định cũ

Nhóm Lucky


9

chưa được thống nhất ở nhiều văn bản. Nội dung của thông tư đề cập
đến: Giấy tờ có giá phải bao gồm các nội dung sau: Tên tổ chức phát
hành; Tên gọi giấy tờ có giá; Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành,
ngày đến hạn thanh toán; Lãi suất, phuwong thức trả lãi, thời điểm
trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi; Ghi rõ giấy tờ có giá ghi danh,
vô danh; Ký hiệu, số seri phát hành; Chữ ký của người đại diện theo
pháp luật của TCTD phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy
định của pháp luật và các chữ ký khác do TCTD quy định... Phiếu trả
lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ
có giá (số seri, mệnh giá), lãi suất, số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh
lãi.Thông tư quy định rõ, giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán
bằng đồng Việt Nam. Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là
100.000 đồng; các mệnh giá lớn hơn phải là bội số của mệnh giá tối
thiểu.Lãi suất giấy tờ có giá do TCTD phát hành quyết định phù hợp
với lãi suất thị trường và quy định về lãi suất của NHNN trong từng
thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho
TCTD. Trong thời hạn phát hành, TCTD chủ động điều chỉnh lãi suất
giấy tờ có giá cho phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất của
NHNN trong từng thời kỳ.
c. Huy động vốn thông qua tiền gửi và tiền vay NHNN và của các
TCTD khác:
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật NHNN 2010 và
Thông tư số 01/2013/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều tại
Nhóm Lucky



10

Thông tư số 21/2012/TT-NHNN thì các NHTM được phép vay vốn
của NHNN và vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính và được
phép nhận tiền gửi của các TCTD khác và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Các tài khoản hạch toán sử dụng căn cứ theo Quyết định
479/2004/QĐ-NHNN và Thông tư10/2014/TT-NHNN. Chế độ
BCTC đối với các TCTD được quy định tại QĐ 16/2007/QĐ-NHHH
được Thống đốc NHNN ban hành ngày 18/4/2007. Ngoài ra, chuẩn
mức số 22 cũng quy định về việc trình bày BCTC của cácngân hàng
và tổ chức tài chính tương tự. Và Nghị định số 52/2012/NĐ-CP cũng
quy định về chế độ tài chính đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
Quy định chung:
- Quyết định của Thống đốc NHNN số 652/2001/NĐ-NHNN ngày
17/5/2001 về việc ban hành quy định phương pháp tính và hạch toán
thu, trả lãi của NHNN và các TCTD.
- Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN về quy chế dự trữ bắt buộc cho
các TCTD nhận tiền gửi, và các quyết định của NHNN về việc thay
đổi tỷ lệ dự trũ bắt buộc trong từng thời kỳ cụ thể.
2.Văn bản điều chỉnh quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng.
Nhóm Lucky


11

a. Cho vay thông thường: là việc ngân hàng cấp tín dụng cho người

vay dựa trên hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng sau
khi khách hàng thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng giải
ngân, giám sát và thu nợ gốc và nợ lãi từ khoản vay đó.
Hoạt động kế toán nghiệp vụ các khoản cho vay thông thường được
điều chỉnh bởi:
-

QĐ 1627 của Thống đốc NHNN ban hành ngày 31/12/2001 về
quy chế cho vay TCTD đối với khách hàng.

-

QĐ 127/2005/QĐ- NHNN ban hành ngày 3/2/2005 của Thống
đốc NHNN về việc sửa đổi , bổ sung một số điều của Quy chế
cho vay của TCTD đối với khách hàng theo QĐ 1627/2001/QĐ
NHNN

-

QĐ 783/2005/QĐ NHNN ban hành 31/05/2005 của Thống đốc
NHNN về việc sửa đổi , bổ sung khoản 6 Điều 1 của QĐ
127/2005/QĐ NHNN.

-

Quyết định 493/2005/qđ-nhnn về việc ban hành quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

-


Quyết định 18/2007/qđ-nhnn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

Nhóm Lucky


12

ban hành theo quyết định số 493/2005/qđ-nhnn ngày 22 tháng 4
năm 2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước.
Những quyết định 783 và 127 ra đời muộn hơn và có bổ sung một số
điểm khác so với quyết định 1627, cụ thể:
Điều 21. Kiểm tra, giám sát vốn vay:
Điều 22. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc
lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong
một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay:
Theo QĐ 1627: TCTD xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi.
( TCTD phải có có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi). Thời hạn gia hạn
nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng 12 tháng, đối với cho vay
trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ
quá các thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện
cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng xem xét quyết định
và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện.
Theo QĐ 127:TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù

hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của
khách hàng này được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm
5.
Nhóm Lucky


13

Theo QĐ 783:TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù
hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.Toàn bộ số dư nợ vay gốc của
khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào
các nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Mà Thông tư 02 và 09/2013/ TT NHNN điều
chỉnh những hoạt động này.
b. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá: là việc ngân hàng mua kỳ hạn
hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy
tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán (điều
4 luật các TCTD 2010)
Các văn bản luật điều chỉnh
- Quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng cả các
TCTD đối với khách hàng hiện đang được điều chỉnh bởi thông tư
04/2013/TT_NHNN có hiệu lưc ngày 1/05/2013 thay thế cho quyết
định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004. Quyết định 17/2006NHNN ngày 20/4/2006 sửa đổi bổ sung điều 10+12 về quy chế chiết
khấu, tái chiết khấu GTCG của TCTD đối với khách hàng.
- Thông tư số 21/2012/tt-nhnn ngày 18 tháng 6 năm 2012 của thống
đốc ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua,
bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012, được
sửa đổi, bổ sung bởi: thông tư số 01/2013/tt-nhnn ngày 07 tháng 01
năm 2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước sửa đổi, bổ sung một số

Nhóm Lucky


14

điều tại thông tư số 21/2012/tt-nhnn ngày 18/6/2012 của thống đốc
ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán
có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013, Văn bản hợp
nhất 03/vbhn-nhnn ngày 25/09/2013.
Một số điểm mới so với các văn bản cũ
Một số nguyên tắc mới về chiết khấu công cụ chuyển nhượngvà GTCG
khác
- Phương pháp mua có kỳ hạn mà thời hạn thanh toán vẫ còn: khách
hàng phải cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng và GTCG khác ngay
khi hết thời hạn CK
- Thỏa thuận trong hợp đồng chiết khầu về thanh toán trước thời hạn có
thu phí hay không thu phí chí cho hoạt động thanh toán này
- Thực hiện nguyên tắc phân định trách nghiệm giữa khâu thẩm định và
quyết định hoạt động chiết khấu
Phương thức CK: thông tư 04 đưa ra 2 phương thức CK : mua có kỳ
hạn và mua có bảo lưu quyền truy đòi. Đối với phương thức mua có bảo
lưu quyền truy đòi khách hàng sẽ là nguờ thanh toán cuối cùng cho các
CCCN-GTCG khác
Thời hạn CK và lãi suất quá hạn: thời hạn CK tối đa cho các loại giấy
tờ có giá trị khác do TCTD, chi nhánh NH khác phát hành phải dưới 01
Nhóm Lucky


15


năm. TCTD-chi nhánh NH nước ngoài dẽ thỏa thuật vs KH về lãi suất
CK quá hạn tuy nhiên không được vượt quá 150% lãi suất CK đã áp
dụng trong thời hạn CK
Thủ tục CK : thủ tục cụ thể cho 1 số loại giấy tờ có giá trị như chứng
chỉ ghi tên,/không ghi tê, bút toán ghi sổ theo quy định hiện hành sẽ bị
loại bỏ. thông tư không còn quy định phương thức mua có kỳ hạn phải
thực hiện bằng văn bản như quy định cũ nữa.
c. Tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính): thực chất là tín dụng trung
dài hạn trong đó theo đơn đặt hàng của khách hàng, ngân hàng sẽ mua tài
sản về cho thuê và cuối hợp đồng khách hàng có thể mua lại tài sản theo
giá thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua.
Văn bản điều chỉnh: Thông tư 03/tt-nh2 hướng dẫn hạch toán nghiệp
vụ cho thuê tài chính.
d. Nghiệp vụ bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của ngân hàng
thương mại về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng
khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh.
Văn bản điều chỉnh : Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về
nghiệp vụ bảo lãnh của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng, Luật dân sự năm 2005.

Nhóm Lucky


16

e. Nghiệp vụ mua bán nợ: là việc chuyển nhượng khoản nợ theo đó
bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và
nhận thanh toán từ bên mua nợ.

Văn bản điều chỉnh:
Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN về quy chế mua bán nợ giữa các
TCTD
Nghị định 53/2013/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của VAMC
Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của thống đốc
NHNN quy định về
việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC
CV 8499/NHNN-KTTC
3.

Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
Kế toán thanh toán qua ngân hàng bao gồm kế toán nghiệp vụ

ngân quỹ (thanh toán tiền mặt) và kế toán nghiệp vụ thanh toán
không dùng tiền mặt và kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các
ngân hàng
Theo điều 67 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, tổ chức tín
dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
Nghị định 161/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định
về thanh toán bằng tiền mặt. Nghị đinh trên bổ sung các quy định:
Nhóm Lucky


17

hạn mức thanh toán bằng tiền mặt; phí giao dịch tiền mặt của tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán;Rút tiền mặt với số lượng lớn (Tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước được thoả thuận với
các tổ chức, cá nhân về việc rút tiền mặt với số lượng lớn và việc
thông báo trước khi có nhu cầu rút tiền mặt với số lượng lớn).

Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Luật NHNN và các tổ chức tín dụng năm 1997, trong đó có đề cập
đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng.
Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính Phủ về thanh toán không
dùng tiền mặt
Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành quy
chế phát, thanh toán , sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ NH
Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành
quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán
Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về cung ứng và
sử dụng séc
Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành về
quy chế cung ứng và sử dụng séc
Nhóm Lucky


18

Thông tư 35/2012/TT-NHNN Quy định về phí dịch vụ thẻ nghi nợ
nội địa
Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005
Séc thanh toán:
Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về cung
ứng và sử dụng séc là văn bản đầu tiên quy định về việc cung ứng và
sử dụng séc, bao gồm: cung ứng, ký phát, chuyển nhượng, bảo lãnh,
thanh toán, truy đòi, khởi kiện và các vấn đề phát sinh khác có liên
quan đến séc do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam cung ứng.

Thông tư số 05/2004/TT-NHNN ngày 15/09/2004 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về hoạt động
cung ứng và sử dụng séc, bao gồm: cung ứng, ký phát, chuyển
nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi đối với séc do tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cung ứng
và về thủ tục cung ứng, kiểm soát, luân chuyển, xử lý chứng từ và
hạch toán kế toán liên quan đến việc thanh toán séc qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban
hành về quy chế cung ứng và sử dụng séc thay thế cho Thông tư số
05/2004/TT-NHNN. Quyết định trên kế thừa những nội dung chính
Nhóm Lucky


19

của Thông tư số 05/2004/TT-NHNN. Tuy nhiên có 1 số thay đổi về
thanh toán séc.
Séc được thanh toán khi xuất trình trong thời hạn xuất trình,
không ràng buộc trước 06 tháng kể từ khi kí phát.
Nếu khoản tiền mà người ký phát được sử dụng tại người thực
hiện thanh toán không đủ để chi trả cho toàn bộ số tiền ghi trên séc.
Người thụ hưởng có quyền yêu cầu hoặc thông qua người thu hộ yêu
cầu người thực hiện thanh toán tiến hành một trong hai phương thức
sau:


Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi




trên séc và trả lại tờ séc cho mình;
Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc tối đa bằng khoản tiền
người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát và lập giấy xác
nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh
toán trên séc

Các quy chế nghiệp vụ kế toán thanh toán qua ngân hàng áp
dụng:
Thông tư 10/2014/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung môt số tài khoản
trong hệ thống tài khoản kế toán các ổ chức tín dụng ban hành the
quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2014 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước.

Nhóm Lucky


20

Các tài khoản sử dụng trong kế toán thanh toán qua ngân hàng
không có sự thay đổi so với Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức
tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN cho nên
kế toán thanh toán tiền tệ của ngân hàng không có gì thay đổi khi áp
dụng thông tư 10/2014/TT-NHNN.
4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ quan trọng
của ngân hàng thương mại bởi vì thông qua nghiệp vụ này, một mặt
tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thương mại, mặt khác để các ngân
hàng thương mại (đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại Nhà
nước) góp phần điều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định tỷ

giá, thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước, từ đó có
tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập cũng như các hoạt động
khác trong nền kinh tế.
Một số văn bản điều chỉnh ngghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của
ngân hàng:
-

Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ

-

Quốc hội: Pháp lệnh ngoại hối.
Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh

-

ngoại hối.
Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối

Nhóm Lucky


21
-

Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung 22 điều; bổ
sung 3 điều mới; bãi bỏ 01 điều; sửa đổi 2 tên chương so với Pháp

lệnh Ngoại hối năm 2005 (số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày

-

13/12/2005) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 được ban hành nhằm khắc phục
những bất cập của quy định hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, thống
nhất của hệ thống pháp luật; tạo khuôn khổ pháp lý hoàn thiện,
đầy đủ hơn điều chỉnh hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá
nhân trong nền kinh tế; đảm bảo phù hợp với lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế.

5 nhóm thay đổi chủ yếu của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 gồm:
Thứ nhất: Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung
một số thuật ngữ quan trọng nhằm bảo đảm thống nhất với các quy
định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), Luật Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), Luật Đầu tư...; khắc phục bất cập nảy sinh trong quá
trình thực hiện Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và phù hợp với thông
lệ quốc tế như các khái niệm “người cư trú”, “giao dịch vốn”, “thanh
toán và chuyển tiền một chiều đối với các giao dịch vãng lai”, “đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, “đầu tư gián tiếp nước ngoài
vào Việt Nam”, “kinh doanh ngoại hối”...
Thứ hai: Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung
một số quy định về giao dịch vãng lai bao gồm: bổ sung quy định về
việc không được gửi ngoại hối trong bưu gửi; quy định rõ trách
Nhóm Lucky


22


nhiệm của người có mang theo ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi
xuất, nhập cảnh; giao NHNN Việt Nam quy định về hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của TCTD được phép để tạo cơ sở
pháp lý cho việc kiểm soát hoạt động này.
Thứ ba: Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 cũng sửa đổi, bổ sung
các quy định về giao dịch vốn.
Thứ tư: Khắc phục bất cập trong quy định về sử dụng ngoại hối
trên lãnh thổ Việt Nam, Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 đã quy định
cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, các hoạt động “báo giá”, “định giá”,
“ghi giá” không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp
được phép theo quy định của NHNN.
Thứ năm: Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 sửa đổi, bổ sung các
quy định về thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý dự
trữ ngoại hối Nhà nước; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ
ngoại hối để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật NHNN Việt
Nam và Luật các TCTD năm 2010.

Như vậy trong suốt thời gian qua, pháp luật điều chỉnh các nghiệp vụ
kế toán ngân hàng không ngừng thay đổi phù hợp với thực trạng phát
triển của các ngân hàng thương mại nói chung và kế toán ngân hàng nói
riêng. Có thể nói pháp luật về kế toán ngân hàng đã tạo ra một “khung
pháp lý” để từ đó các Ngân hàng thương mại bám sát và thực hiện theo
Nhóm Lucky


23

một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật điều chỉnh
kế toán ngân hàng nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả
thi thấp, chưa thật phù hợp với kế toán quốc tế và chậm đi vào cuộc

sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa
được coi trọng đổi mới, hoàn thiện...
Do hạn chế về thời gian tìm hiểu cũng như kiến thức, nên bài nghiên
cứu không thể tránh được sai sót và hạn chế, vì vậy chúng em rất mong
nhận được được những ý kiến nhận xét đóng góp, bổ sung để bài nghiên
cứu có thể hoàn thiện hơn.

Nhóm Lucky



×