Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

hình tượng con người cô đơn trong tiểu thuyết lâu đài của franz kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.4 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
MÔN: VĂN HỌC TÂY ÂU 2

Đề tài: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÔ
ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT LÂU ĐÀI
CỦA FRANZ KAFKA


MỤC LỤC
1. NHÀ VĂN FRANZ KAFKA..............................................................................
4
1.1 Gia đình và cuộc đời..........................................................................................
4
1.2 Sự nghiệp văn chương......................................................................................
5
1.3 Sơ lược về phong cách văn chương Kafka .......................................................
6
2. TÁC PHẨM “LÂU ĐÀI”....................................................................................
7
2.1 Hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm...........................................................
7
2.2 Motif lâu đài trong sáng tác của Kafka.............................................................
8
3. CON NGƯỜI VÀ NỖI CÔ ĐƠN TRONG “LÂU ĐÀI “....................................
8
3.1 Nhân vật chàng đạc điền K. - con người nhỏ bé bị bỏ rơi.................................
9
3.1.1 Thân phận K: một con người cô đơn lạc lõng bị bỏ rơi.................................


9
3.1.2 Những nét tính cách nổi bật............................................................................
10
3.1.2.1. Một con người lý trí và có óc xét đoán ......................................................
10
3.1.2.2 Một con người nóng tính nhưng đầy quyết tâm theo đuổi mục tiêu...................
11
3.1.2.3 Một con người chung thủy trong tình yêu...................................................
12
3.1.2.4 Một con người nhạy cảm với thế giới.........................................................
12
2


3.2 Lâu đài - Cội nguồn của nỗi cô đơn..................................................................
13
3.2.1 Lâu đài - quyền lực thống trị ám ảnh..............................................................
14
3.2.2 Lâu đài - bộ máy quyền lực quan liêu............................................................
16
3.3 Nỗi cô đơn trong mối quan hệ với Làng............................................................
19
3.4. Cơ sở của hình tượng Lâu đài..........................................................................
21
4. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM ..................................................
22
5. TỔNG KẾT ........................................................................................................
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
24


1.NHÀ VĂN FRANZ KAFKA
1.1 Gia đình và cuộc đời
Franz Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883, trong một gia đình tư sản Do Thái
thuộc tầng lớp trung lưu ở thành phố Prague lúc bấy giờ thuộc Đế quốc Áo - Hung (đế
quốc này sụp đổ năm 1918 và Prague trở thành thủ đô của Czechoslovakia độc lập).
Mẹ ông, một phụ nữ thuộc dòng dõi Do Thái nói tiếng Đức và chịu ảnh hưởng văn
hóa Đức ở Prague, được nhiều tài liệu ghi lại là “có giáo dục hơn chồng bà”. Cha của
Kafka, ông Herman, lại là một người độc đoán thường có nhiều xung khắc với Franz đứa con trai duy nhất. Kafka có ba người chị em gái sau này đều chết trong trại tập
trung của Đức quốc xã.
Kafka lớn lên trong bầu không khí gia đình nhiều bất hòa, đặc biệt là mối quan
hệ giữa ông với cha không hề tốt đẹp. Chính Kafka gọi ông Herman là “một người họ
Kafka thực thụ xét về sự cường tráng, sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện,
3


tính tự mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh trí, hiểu bản chất con
người.” Những tổn thương từ thời thơ ấu cùng hình ảnh người cha độc tài, gia trưởng
mâu thuẫn sâu sắc với đứa con trai thờ ơ, yếu đuối chỉ coi trọng cuộc sống tinh thần
đã để lại dấu ấn rõ nét trong văn chương Kafka.
Cùng với sự cô độc trong gia đình, tuổi thơ Kafka còn ít nhiều có sự ruồng bỏ
của xã hội mà nhà văn phải chịu đựng vì thuộc thành phần thiểu số Do Thái ở Prague,
một thành phố do những người nói tiếng Séc và không theo Do Thái thống trị. Tuy
nhiên, khi còn trẻ, thái độ của Kafka đối với nguồn gốc Do Thái lại rất mơ hồ. Trong
nhật ký của mình, ông từng bày tỏ suy nghĩ rằng “Tôi có điểm chung gì với những
người Do Thái? Tôi khó có thứ gì giống với chính tôi và nên đứng rất kín đáo ở một
góc, bằng lòng rằng mình còn có thể thở.” Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nguồn
gốc Do Thái của gia đình đã cùng với nền giáo dục Đức đã góp phần quan trọng tạo
nên ở Kafka một vốn văn hóa đa bản sắc cùng với sự hiểu biết sâu rộng về nhiều tôn
giáo lớn - điều ảnh hưởng to lớn đến sáng tác của ông.

Kafka theo học trường Đức từ nhỏ đến lớn. Vào đại học, ông đã từng theo
ngành hóa học trước khi chuyển sang luật học, vì ngành này hứa hẹn nhiều cơ hội
công việc hơn và vì thời gian lâu dài mà nó đòi hỏi tạo cho ông cơ hội đọc sách và
nghiên cứu nhiều hơn. Sau khi tốt nghiệp, Kafka làm việc cho một hãng bảo hiểm.
Tuy sống khá ổn định với nghề này, ông chỉ coi đó là một công việc kiếm sống hằng
ngày và luôn hối tiếc vì đã dành quá nhiều sự quan tâm cho nó. Khoảng thời gian rảnh
rỗi được dành cho việc viết văn mà ông dần nhận ra đó là thiên hướng của mình. Đệ
nhất Thế chiến làm gián đoạn việc viết truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, nhưng
Kafka vẫn tiếp tục viết thư từ và nhật ký.
Trong đời sống tình cảm, Kafka thay đổi nhiều bạn gái, có nhiều cuộc tình, ba
lần đính hôn rồi lại hủy bỏ. Năm 1912 Kafka làm bạn với một người phụ nữ 24 tuổi là
Felice Bauer, cuộc tình kéo dài năm năm và thời gian này cũng là lúc Kafka viết
“Metamorphosis” (Die Verwandlung). Tuy nhiên, chuyện tình của họ cuối cùng không
thành, Felice sau đó sang Mỹ sinh sống (và mất năm 1960). Đến năm 1917 Kafka phát
hiện mình bị bệnh lao phổi, một chứng bệnh nan y vào thời đó. Trong thời gian chữa
bệnh, Kafka làm bạn với Milena Jesensk, một nữ văn sĩ trẻ nhưng không lâu sau đó,
Milena cũng rời Kafka. Một số tài liệu cho rằng họ đã chia tay nhau vì Kafka có vấn
đề trong chuyện tình dục. (Sau khi Kafka qua đời, Milena đã viết một bài phúng điếu
nói rằng Kafka là một người nhìn quá rõ, sống quá khôn, và quá yếu đuối để chống
trả, ông đã bị kết tội phải nhìn thế giới qua một cái nhìn bưng bít mà rõ ràng ông
không thể chịu nổi nữa, tới mức phải tự hủy diệt mình đến chết.) Brod, bạn thân và là
người được Kafka giao toàn bộ tác phẩm trước khi qua đời, khẳng định rằng Kafka bị
hành hạ bởi ham muốn tình dục; tuy nhiên ông cũng luôn cảm thấy quan hệ tình dục là
bẩn thỉu và thiếu tự tin, đặc biệt về mình.
Do không còn đủ sức khỏe, Kafka về hưu năm 1918, ông sống đạm bạc với tiền
hưu trí và đôi khi là trợ cấp của bố mẹ. Năm 1923 Kafka gặp Dora Dymant, một phụ
4


nữ 25 tuổi thuộc Do Thái Cơ đốc làm việc trong bếp một trại tế lễ. Năm 1924, sức

khỏe và tài chính suy sụp, Kafka dọn đến nhà dưỡng Kierling ở ngoài thành Vienna và
sống với Dora. Ông mất ngày 3 tháng 6 năm 1924.
Thành phố Prague tuyên dương và vinh danh Kafka với một tượng điêu khắc
bằng đồng, đó là tượng một người đàn ông đang đi bộ không có đầu với Kafka ngồi
trên vai, do Jarolav Rona sáng tạo phỏng theo ý của câu chuyện "Description of a
Struggle". Tượng được đặt ở một công viên nhỏ nằm giữa Spanish Synagogue và nhà
thờ Holy Spirit. Tượng được bảo trợ bởi Franz Kafka Society, một hiệp hội được
thành lập sau sự sụp đổ của chế độ Cộng sản năm 1989 với mục đích cổ vũ di tặng của
Kafka và những nhà văn Do Thái và Đức ở Prague.

1.2 Sự nghiệp văn chương
Đa phần tác phẩm của Kafka đều viết bằng tiếng Đức, trừ một số ít thư từ
gởi cho Milena Jesensk. Năm 1904Kafka viết “Mô tả trận chiến” (Beschreibung
eines Kampfes), tác phẩm được phân chia xuất bản ở tạp chí văn học Hyperion vào
năm 1908 và 1909. Năm 1908, khi ông bỏ việc tại công ty bảo hiểm Ý và vào làm tại
một cơ quan bảo hiểm tai nạn công nhân, đã có tám truyện ngắn của ông được xuất
bản ở tạp chí văn học Hyperion dưới tựa đề “Trầm tư” (Betrachtung).
Trong khoảng những năm 1911- 1912, khi trở thành đối tác kinh doanh cùng
Hermann, Kafka đồng thời tìm thấy hứng thú trong văn học Yiddish thông qua các vở
diễn ở nhà hát Yiddish. Đây cũng là thời gian đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của
Kafka với nhiều tác phẩm ra đời như truyện dài “Hoá thân” (Die Verwandlung) được
xuất bản vào năm 1915 ở Leipzig; cơn bùng nổ sáng tạo vào đêm 22/9/1912 khi ông
sáng tác “Lời tuyên án”(Das Urteii), tác phẩm cũng xuất bản lần đầu ở Leipzig vào
năm 1912. Cũng trong thời gian này ông cũng bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu
tiên mang tên “Người mất tích” (Der Verschollene) - cuốn tiểu thuyết được cho là lấy
cảm hứng từ những lần tham dự tại nhà hát Yiddish nhưng vẫn còn chưa được hoàn
thành. Sau này cuốn sách được xuất bản với cái tên “Nước Mỹ” (Amerika).
Năm 1914, Kafka tiếp tục bắt đầu một dự án tiểu thuyết khác mang tên “Vụ án”
(Der process), nhưng ông không bao giờ hoàn thành tác phẩm. Theo nhật kí của ông,
lúc này Kafka đã bắt đầu chuẩn bị ý tưởng cho tiểu thuyết “Lâu đài” (Das Schloss).

Tuy nhiên, mãi cho đến khoảng năm 1922 ông mới bắt đầu viết “Lâu đài” và đây cũng
là một tiểu thuyết còn dang dở.
Khi Kafka còn sống, rất ít sáng tác của ông được in và số ít tác phẩm này cũng
không thu hút được nhiều sự chú ý từ công chúng. Kafka chưa hoàn thành một tiểu
thuyết nào trọn vẹn và đã đốt bỏ rất nhiều tác phẩm của chính mình. Trước khi mất,
Kafka từng đưa ra di nguyện là đốt hết các bản thảo đi, nhưng may mắn cho nhân loại
bởi người được ông ủy thác, Brod, đã không làm điều đó. Ngày nay, Kafka là một
hiện tượng văn học của thế kỷ XX. Tự ông hình thành nên một trường phái của riêng
5


mình và thế giới bỗng nhận ra, thứ nghệ thuật gần như bị quên lãng của ông đã thâu
tóm trong nó gần như mọi linh hồn thời đại.
1.3 Sơ lược về phong cách văn chương Kafka
“Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt
tròn trong những cái lỗ vuông... những người có cách nhìn khác biệt - họ không ưa
luật lệ... Bạn có thể trích dẫn họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ
họ, nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi vì họ thay đổi nhiều điều...
họ thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước, và trong khi một số người có thể thấy họ là
điên rồ, chúng tôi thấy những thiên tài, bởi chỉ những người đủ điên rồ để nghĩ mình
có thể thay đổi thế giới mới là những người thay đổi thế giới.” (Steve Jobs) Câu nói
này, nếu bỏ qua sự ngược ngạo về thời gian, rất đúng với Kafka - hay như tất cả những
cái tên chói sáng xưa nay ta vẫn thấy, xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học.
Nếu dùng câu trên như một định lí thì Kafka được xét là “thiên tài” trước tiên
là bởi vì ông “khác người”, cái khác người của ông thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm.
Các tác phẩm của Kafka luôn mang một phong cách rất riêng, rất Kafka. Nếu như các
tác giả khác xưa và nay vẫn dùng ngòi bút của mình để uốn nắn những giấc mơ của họ
theo sát hiện thực thì ông lại làm điều ngược lại, ông dùng hiện thực như một nguyên
liệu để diễn tả giấc mơ của mình. Và điều này hiệu quả một cách kì lạ, cái hiện thực
trong văn chương Kafka là sự trộn lẫn kì dị giữa mơ và thực làm cho người đọc như đi

trong màn sương kì ảo, nó như một điểm đứng giữa một khoảng không gian bất định nơi mà ở đó người đọc có thể phóng suy nghĩ của mình theo bất kì một chiều hướng
nào, dù thậm chí là hai hướng đó có đối lập với nhau đi nữa. Lối viết của ông có sự rời
rạc theo kiểu mảnh vỡ vốn là đặc trưng của thời Hậu hiện đại; có những câu dài với
nhiều mệnh đề là mầm mống của diễn ngôn dòng ý thức; có sự đan xen đời thường và
huyền thoại một cách kỳ ảo hoang đường; có sự mơ hồ, bí hiểm khó nắm bắt...
Trong các tác phẩm của Kafka, nhìn chung ta sẽ thấy một thế giới u tối, phức
tạp và phi lí với nhiều tầng thế lực đan xen, vừa mơ hồ vừa rất thực, và nhân vật chính
ở mọi tác phẩm của ông đều là những con người tự giao cho mình nhiệm vụ phải làm
rõ ràng cái phi lí đó. Và xét về nhân vật trong tác phẩm của ông, đó là kiểu nhân vật
“khác biệt” - cũng như ông, kiểu người bị nhỏ bé đến thảm hại bị bỏ quên bên rìa của
xã hội, đang điên cuồng tìm hiểu về chỗ đứng trong chính thế giới của mình. “Đóng
kín trong bốn bức tường, tôi thấy mình như một kẻ di cư bị tống giam ở một nước xa
lạ... Tôi thấy gia đình mình như những người ngoại quốc lạ lùng mà những tập tục,
nghi thức và chính ngôn ngữ của họ thách đố sự tìm hiểu... Mặc dù tôi không muốn
thế, họ vẫn bắt tôi phải tham gia vào những nghi lễ kỳ quái của họ... Tôi không thể
kháng cự lại.” (Nhật ký Kafka)

2.TÁC PHẨM “LÂU ĐÀI”
2.1 Hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm
6


“Lâu đài” được Kafka thai nghén trong khoảng 5 năm, từ sau khi ông được dự
đoán là mắc bệnh lao vào năm 1917. Theo nhật ký của Kafka, ông đã đang chuẩn bị
cho tiểu thuyết "Lâu đài" (Das Schloss) ngày 11/ 6/1914( giai đoạn thế chiến thứ nhất
bùng nổ), tuy nhiên phải đến 27/1/1922 ông mới bắt đầu viết nó.
Tiểu thuyết kể về K., một người làm đạc điền đến Lâu đài của bá tước West
West để làm việc. Chàng được thông báo là chuẩn bị nhận việc, và một chức sắc trong
vùng là Klamm còn viết thư động viên K. làm việc. Tuy có quen một số người như bà
chủ quán trọ, anh chàng đưa thư Barnabás và người chị là Olga, thậm chí có người

yêu là Frida, nhưng K. không sao đến được lâu đài hay gặp được nhà chức trách để
xem kết quả tuyển dụng. K. sống trong một thế giới có thực mà cứ như là ảo; anh nhìn
thấy Lâu đài, nhưng không sao đến được đó, cũng như không sao gặp trực tiếp được
Klamm cũng như chức sắc cao nhất trong vùng. Dù đã cố gắng hết sức để tìm hiểu
Lâu đài - thiết chế quyền lực thống trị nhưng K. vẫn không thể lý giải nổi nó. K đành
phải chờ và sống mòn mỏi, kiệt sức trong cảnh lo âu chờ đợi, trong khi những người
dân làng không chấp nhận chàng, cô người yêu Frida cuối cùng cũng mệt mỏi bỏ rơi
K. để theo một tên phụ tá của chính chàng. Kết thúc câu chuyện K. vẫn còn lang thang
vô định trước tòa lâu đài.
Cũng như nhiều tác phẩm khác của Kafka, “Lâu đài” là một câu chuyện còn
dang dở. Nhà văn đã định viết tiểu thuyết tự thuật, nhưng rồi nhân vật xưng Tôi đã
được chuyển thành K.. Theo Brod, người cho xuất bản cuốn tiểu thuyết, Kafka dự
định sẽ kết thúc tác phẩm bằng chi tiết chàng đạc điền K., khi đã đợi chờ đến kiệt sức
gần chết thì nhận được thông báo từ Lâu đài cho phép chàng lưu trú ở làng.
Nhân vật chính của “Lâu đài”, anh chàng làm nghề đạc điền K., vì phải sống
mòn mỏi trong chờ đợi nên chàng có cảm tưởng hiện thực cuộc sống chỉ là những ảo
ảnh, K. không sao lý giải được sự chờ đợi phi lý ấy. Được tác giả chọn lọc, nhân vật
K. mang tính chất biểu trưng, nó có tầm khái quát và tạo nên hình tượng văn học ẩn
chứa trong mình một tư tưởng triết học: tình trạng bị bỏ rơi nên cô đơn, bất lực, trở
nên con người xa lạ giữa đời thường.Miêu tả sự bế tắc, luẩn quẩn, kết hợp những
đoạn siêu thực về Lâu đài và cuộc sống của những người ở đó, tác phẩm tập trung vào
sự thờ ơ của xã hội, tính quan liêu, sự vỡ mộng dường như vô hạn của nỗ lực nhằm
chống lại hệ thống quan liêu đó, và sự truy tìm vô ích, vô vọng cho một mục tiêu
không thể nào đạt tới.

2.2 Motif lâu đài trong sáng tác của Kafka
Có thể nói Franz Kafka là nhà văn sớm nhất kiến tạo nên thủ pháp huyền thoại
trong văn học. Những dạng thức mà ông thường sử dụng là motif thần thoại phương
Tây, nhại huyền thoại và huyền thoại hóa thế giới hiện thực. Và lâu đài là một trong
những motif đáng chú ý nhất trong sáng tác của ông.

Motif lâu đài (hay gọi chính xác hơn là motif mê cung) nằm trong dạng thức
thần thoại phương Tây, hình ảnh tòa lâu đài vốn là một hình ảnh thực trong đời sống
7


nhưng khi đi vào tác phẩm của ông nó lại trở thành một cái gì đó thật “huyền thoại”,
một dạng mê cung, mê thất khiến con người trở nên xa lạ, lạc lõng và mất phương
hướng trong nó. Điều này đã làm nên không khí huyễn hoặc, hư ảo trong sáng tác của
ông. Từ việc xây dựng motif lâu đài trên, Kafka muốn hướng người đọc tới việc hình
dung những con người, thân phận con người trong đời sống hiện tại. Lâu đài hay tòa
án, hang ổ là mê cung, là những nơi con người không thể nhìn thấy nhưng nó có khả
năng chi phối và đè bẹp họ. Chẳng hạn như Jozep K. trong “Vụ án”chấp nhận cái chết
mà vẫn không thể biết được mình mang tội gì và càng không thể hiểu được cái hệ
thống tòa án đã kết tội mình. K. trong “Lâu đài” tìm kiếm Lâu đài với mong muốn
mình được chấp nhận, nhưng tòa Lâu đài ẩn hiện trong màn sương dày đặc ấy cứ mãi
mãi ngoài tầm với. Cái phi lí của sự tồn tại của con người là đấy: họ lạc vào mê cung
của “lâu đài” thiết chế vô hình đè bẹp cuộc sống của họ và họ phải chấp nhận sự phi lí
ấy để tồn tại tiếp tục.
Lâu đài trong văn chương Kafka không chỉ là một biện pháp nghệ thuật mà còn
là “một biện pháp để cảm thụ thế giới”. Theo Ths.Thái Thị Hoài An thì đó “là phương
tiện miêu tả ẩn dụ về thế giới, đem tới cho người đọc những cảm nhận hoặc quan
niệm về thế giới thực tại của nhà văn. Nói một cách cụ thể, huyền thoại giúp F. Kafka
thể hiện cảm quan của ông về sự phi lí, tha hóa, cô đơn, về thân phận trong guồng
quay của xã hội hiện đại.”

3. CON NGƯỜI VÀ NỖI CÔ ĐƠN TRONG “LÂU ĐÀI”
“Có thể nói Franz Kafka là nhà văn đã cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi cô
đơn trong thời gian của con người hiện đại. Đó là nỗi cô đơn khi con người (buộc
phải) giã từ quá khứ, đứng giữa hiện tại và đối diện với tương lai bấp bênh đầy bí ẩn.
Ấy là khi con người cảm thấy hoang mang và lo sợ. Con người tìm kiếm và nỗ lực tạo

lập các mối quan hệ mà quên mất rằng các mối quan hệ đó không giúp được nó thoát
khỏi nỗi cô đơn thời gian. Nhưng chí ít thì đó cũng là một niềm an ủi, và là lối thoát
cuối cùng trong sự bất lực của con người trước số phận.” (Bài viết “Thế giới nghệ
thuật của Franz Kafka” được in trong Lâu Đài, Nxb Văn học, 1998). Hình tượng nhân
vật K. trong cuộc hành trình vô vọng tìm tới Lâu đài chính là sự thể hiện nỗi cô đơn
tuyệt đối ấy.
3.1 Nhân vật chàng đạc điền K. - con người nhỏ bé bị bỏ rơi
K. là một người ở nơi khác được Lâu đài gọi đến để làm công việc đạc điền.
Tuy nhiên, khi K. tới làng, chàng rơi vào một tình cảnh vô cùng trớ trêu. Chàng không
thể làm công việc của mình vì sự nhầm lẫn mà theo như ông trưởng thôn thì ắt phải có
của những người nhiều công nhiều việc, và thậm chí, chàng còn không thể xin được
giấy phép lưu trú ở làng. Sự tồn tại của K. nằm bên ngoài Làng - bên ngoài xã hội.
3.1.1 Thân phận của K.: Một con người cô đơn, lạc lõng, bị bỏ rơi

8


Dõi theo những bước chân của K., độc giả sẽ nhận ra cô đơn lạc lõng chính là
“từ khóa” cho hành trình của chàng. Đầu tiên, K. bơ vơ, lạc lõng trong công cuộc tìm
kiếm chỗ ở. Mới đêm đầu tiên đến làng, sự xuất hiện của chàng đã có cái gì đó bất an,
chàng là một “ông khách đến muộn” khiến cho chủ quán “bất ngờ và bối rối”. Sự lạc
lõng đã gợn lên đâu đó ngay trong chi tiết quán trọ “không còn phòng cho thuê” - làng
hết “chỗ” cho sự có mặt của K. và chính vì thế, sự có mặt của chàng dường như là
thừa thãi. Rồi ngay sau đó đã bị người ta đánh thức dậy vì không có giấy phép từ ngài
bá tước. Họ bắt buộc chàng phải rời đi ngay trong đêm tối và chàng thì đang vô cùng
mệt mỏi. Sau này, khi đã ở trọ tại quán Bên cầu, K. càng nhận thức sự bơ vơ, lạc lõng
của mình nhiều hơn nữa khi bà chủ quán trọ cứ luôn ca thán rằng K. sẽ không thể vào
quán trọ của bà nếu hôm đó, tức cái hôm đầu tiên K đến, bà không lơ đãng để ông
chồng của mình coi quán. Đến cả những người hầu gái, chủ nhân của căn phòng mà
K. và Frida ở cũng lấy làm vui mừng khi K. phải chuyển đi. Và, khi tới ở trong trường

học thì thầy giáo, người quản lý ở đó và cả những đứa trẻ cũng không chào mừng K.
Thứ hai, K. cô đơn, lạc lõng trong thân phận của mình. K. không phải người
của làng nên không được làng chấp nhận. Dù đi tới đâu, K. cũng là đối tượng cho
những con mắt soi mói của dân làng. Đặc biệt, lúc ở trong phòng tắm chung của làng,
chàng đã bị người ta đuổi ra ngoài không thương tiếc. Mọi người không tỏ ra hiếu
khách và như họ nghĩ, họ không cần sự xuất hiện của người khách đó. Với Lâu đài
cũng thế. K. tuy được Lâu đài gọi đến nhưng cũng không phải là người của Lâu đài.
Bằng chứng là việc Klamm gửi bức thư đầu tiên cho K. nói rằng chàng không được
lên Lâu đài mà chỉ phải làm việc với ông trưởng thôn và thông báo những yêu cầu cho
người đưa thư. Phạm vi cư trú và hoạt động của K. đã bị giới hạn trong một bức rào
chắn. Rõ ràng, K bị cô lập hoàn toàn. Chàng sống đâu đó ở giữa mối liên kết giữa làng
và Lâu đài nhưng lại không thuộc về làng, mà cũng không thuộc về Lâu đài.
Chính vì thế, K. phải cố gắng tìm kiếm những mối quan hệ. Chàng tiếp xúc với
nhiều người, nói chuyện với nhiều người mặc cho họ không hề chào đón mình. Ta có
thể thấy rõ điều này khi K. làm quen với người thầy giáo lúc ông ta ở cái điếm canh
nhỏ sau trường học, hay khi chàng xin ghé lại nghỉ chân ở một ngôi nhà lúc bị lạc
trong mê lộ đến Lâu đài. Nhân vật K. nỗ lực tìm kiếm sự quan tâm mọi người một
cách vô vọng. Điều này cũng thường thấy trong các sáng tác khác của Kafka.
Nhân vật chàng đạc điền K. vô danh tới mức không có được một cái tên đầy
đủ: tên chàng là một chữ viết tắt bình thường đến tầm thường, như thể nó không cần
và không đáng được quan tâm. Họ của chàng hoàn toàn không được nhắc đến trong
tác phẩm. Điều đó hết sức phi lý. Ở một con người, họ tên là điều cơ bản nhất. Họ là
một dấu mộc của quá khứ đóng lên mỗi con người, là mối dây cơ bản nối kết người đó
với tổ tiên. K. không có họ, có phải là vì nhân vật đã bị tách khỏi chỗ dựa quá khứ của
mình? (Trong tác phẩm, chỉ có duy nhất một lần K. nghĩ tới chuyện lâu rồi chưa về
thăm quê nhà. Hầu như chàng chỉ quan tâm tới Lâu đài ở hiện tại không bận tâm gì
đến quá khứ, kể cả khi hiện tại đó có đánh đố và làm chàng mệt mỏi.) Tên, ngược lại,
9



là một sở hữu riêng thuộc về con người, “gọi tên” một người là hành động đầu tiên cơ
bản nhất thể hiện sự nhìn nhận đối với người đó. Chàng đạc điền K. không có cái tên
đầy đủ, có phải là sự tồn tại của chàng đã ở mức “dưới con người” hay “ngoài cộng
đồng” đối với dân chúng trong làng? Xây dựng một hình tượng nhân vật không có đến
cả họ tên, có phải Kafka muốn tạo nên một ẩn dụ thâm trầm về hiện tượng con người
nhỏ bé bị “mất gốc”, bị bứt khỏi những điểm tựa vốn có để bắt đầu một hành trình vô
định? Một khi không còn chỗ dựa, nỗi cô đơn lạc lõng hẳn sẽ là không tránh khỏi.
3.1.2 Những nét tính cách nổi bật
3.1.2.1 Một con người lý trí và có óc xét đoán
K.trước hết là một con người độc lập. Chàng đủ tỉnh táo để không sợ hãi trước
quyền lực của Lâu đài dù chính chàng đã rất nhiều lần chứng kiến thái độ sợ hãi của
dân làng đối với quyền lực đó. “Còn nếu họ tưởng rằng việc nghiễm nhiên thừa nhận
chàng là người đạc điền có thể làm cho chàng sợ thì họ đã nhầm: chàng chỉ hơi chờn
chợn một chút, tất cả chỉ có thế!”. Dù sau đó Lâu đài đã thể hiện được quyền lực đối
với chuyện cư ngụ của K. trong lãnh địa của họ, thế nhưng uy quyền đó cũng không
làm cho chàng sợ hãi và tuân phục.
Xem xét kỹ những bức thư mà Lâu đài nói chung hay Klamm nói riêng gửi cho
mình, chàng vẫn đủ tỉnh táo để dễ dàng nhận ra sự phi lý trong những bức thư đó: “Lá
thư không nhất quán, có chỗ người ta nói với chàng như nói với một người tự do, có ý
chí riêng: cách xưng hô hoặc chi tiết nói về những yêu cầu của chàng là những chỗ
như thế. Ở chỗ khác, thì một cách thẳng thắn hoặc bóng gió, người ta xử sự với chàng
như với một người lao động vô danh tiểu tốt, người mà từ chiếc ghế của một ngài
chánh văn phòng nào đó thì khó mà có thể nhận ra.” Khi tranh luận với bà chủ quán
và những người khác, chàng đều đưa ra những lập luận vô cùng sắc bén, khó lòng mà
lật đổ được. Chàng ta cũng nhận thức rõ rằng mình có quyền từ chối cuộc thẩm vấn vô
lý mà viên thư ký làng của Klamm yêu cầu mình tham gia...
Rõ ràng, K. là một người mong muốn sự tự do và sẽ cố gắng tranh đấu để tìm
ra sự tự do cho mình. Chàng không dễ dàng bị khuất phục bởi quyền lực, đặc biệt là
thứ quyền lực chuyên chế đến phi lý như ở Lâu đài.
3.1.2.2 Một con người nóng tính nhưng đầy quyết tâm theo đuổi mục tiêu

Ta có thể thấy K. nóng tính khi chàng liên tục chửi bới hay đánh những người
giúp việc của mình chỉ vì họ nói và hành động những việc ngốc nghếch. Khi nhìn thấy
những người giúp việc làm điều gì không vừa ý, thường trực ở K. là những câu nói đại
loại như: “Im đi! Các anh đã bắt đầu khác nhau đấy hả?”, “Các người muốn gì tôi
hoài vậy?”, “Cút! Nếu các anh đến đón tôi, tại sao các anh không mang gậy của tôi
theo? Bây giờ lấy gì để tôi đuổi các anh về nhà?”... Chàng cảm thấy bực mình, khó
chịu với những việc mà bọn họ làm: “Nhưng họ là gánh nặng đối với tôi”, “Không, họ
chỉ bám theo đuôi tôi ở đây”, “Lại những người giúp việc”... Tuy nhiên, thái độ này
hoàn toàn có thể được lý giải bằng tâm trạng chán chường của người bị níu chân trong
10


mê lộ Lâu đài, trong chính cái soi mói, nhiễu sự của hai kẻ phụ tá đó - chúng bám theo
K. hoàn toàn không phải vì công việc đạc điền.
K. cũng rất nôn nóng, sốt sắng trong công việc. Ngay ngày hôm sau đến làng,
chàng đã cố gắng tìm đường lên Lâu đài mặc dù càng đi càng thấy mình sai đường.
Việc đi theo người đưa thư cũng xuất phát từ quyết tâm tìm kiếm Lâu đài, vì chàng
nghĩ anh ta sẽ lên Lâu đài ngay khi quay về.
Đồng thời, con người này cũng khiến người đọc chú ý bởi sự kiên trì, nỗ lực
trong việc theo đuổi mục tiêu của mình. Chàng khao khát tìm kiếm sự thật về thế giới
mà mình đang sống, muốn làm rõ ràng mọi vấn đề đang bị che lấp bởi quyền lực. Dù
bị lạc nhiều lần trên con đường tìm đến Lâu đài, dù vướng phải sự nhiêu khê của
những viên thư kí, sự ngăn cản quyết liệt của bà chủ quán, K. vẫn luôn kiên trì tìm
đường lên đó, mặc cho cơ thể mệt mỏi và lạnh cóng. Anh cũng sẵn sàng đi theo người
đưa thư mới gặp chỉ vì nghĩ anh ta có thể làm cho mình đạt được mục đích là lên được
Lâu đài. Kể cả việc K. tìm đến quán Ông chủ cũng không ngoài mục đích trên.
3.1.2.3 Một con người chung thủy trong tình yêu
K. là một chàng trai chung thủy. Chàng yêu Frida và nhất mực bảo vệ tình yêu
ấy. Dù đã nghe nhiều lời nói xấu Frida từ Pepi và Olga nhưng chàng luôn tin tưởng và
bảo vệ người mình yêu trước những lời nói ấy. Dù biết Olga yêu mình nhưng chàng

vẫn một mực chung thủy với Frida và luôn giữ khoảng cách với Olga. Không muốn
giấu Frida bất cứ điều gì nên chàng nói cho cô biết những suy nghĩ của mình, kể cả
khát khao lớn nhất là tìm đến Lâu đài, và không ngần ngại để tên giúp việc biết mình
đã đến nhà Olga. Tin tưởng vào Frida nên chàng thực sự bàng hoàng khi biết Frida đã
quyết định theo một tên giúp việc. Và, chàng đã tuyệt vọng cố gắng níu giữ lấy Frida
khi cô ta rời đi: “Bởi vì em không yêu hắn, cùng lắm là em tưởng như thế, và em sẽ
cám ơn anh nếu anh phá tan sự lầm lạc của em.” Thông qua đây, ta thấy K là một con
người khát khao có một gia đình êm ấm “và bây giờ khi mà chúng ta đang chuẩn bị
cưới nhau, em lại về nơi đó sao?”.
3.1.2.4 Một con người nhạy cảm với thế giới
Đây là một phẩm chất đặc biệt đáng chú ý ở nhân vật K. và cũng là dấu ấn rõ
nhất mà thiên tài Kafka để lại trên nhân vật này, khiến người đọc hoàn toàn có cơ sở
để suy ra rằng cái tên K. trong tác phẩm trước tiên là chính viết tắt của chữ Kafka.
Franz Kafka vốn nhạy cảm đến mức cực đoan, nhưng chính sự nhạy cảm đó lại là cơ
sở cho những tiên cảm của ông về thế giới, mà nói như Ernst Fischer (Áo) trong
“Kafka” thì “Chính làn da mềm mại, sự nhạy cảm và bất lực của Kafka trước thế giới
người cha đầy thế lực đã làm cho ông, thiên tài của sự yếu ớt, có khả năng vô cùng
đặc biệt trong việc nhận biết những chi tiết và giải mã chúng như giải mã những bí ẩn
của một hiện thực còn chưa được phát hiện.”
Trong “Lâu đài”, sự nhạy cảm đến kỳ quặc của chàng đạc điền K. được thể
hiện trong những chi tiết rất nhỏ, chẳng hạn như trong một cuộc đối thoại vu vơ:
11


“- Cô là ai? - K. hỏi.
- Một cô gái đến từ Lâu đài, - nàng trả lời cộc lốc. Không thể hiểu là sự miệt
thị này dành cho K. hay cho chính câu trả lời của nàng.”
Chỉ một câu trả lời quá ngắn gọn (hay quá thừa bởi hai chữ “Lâu đài”?) cũng
đủ khiến cho K. cảm thấy sự miệt thị, cũng đủ khiến chàng suy nghĩ và bất an. Chàng
quá nhạy cảm với “Lâu đài”, hay đúng hơn là với thiết chế quyền lực này. Cũng bằng

bản chất đó, K. cảm nhận những nứt rạn đầu tiên của xã hội “kiểu Lâu đài” mà trong
đó chàng đang tồn tại: “K. biết rằng người ta không thể đe dọa chàng bằng sự cưỡng
chế thật sự, chàng không sợ điều đó mà chỉ sợ cái quyền uy ngoại cảnh làm cho mình
chán nản, sợ sự dửng dưng mệt mỏi của mình trước những thất vọng, sợ sức mạnh
của những tác động không thể nhận thấy đang từng giây lát có thể đến với chàng.
Chàng cần chấp nhận cuộc đọ sức với những nguy cơ này”…
Phải lang thang không điểm tựa giữa một thế giới hoàn toàn xa lạ, dự cảm về
cái mong manh tồn tại dai dẳng trong chàng ngay cả trong những khoảnh khắc hạnh
phúc hiếm hoi. Có những lúc, chàng cảm thấy “hạnh phúc vì có thể giữ cô gái trong
tay mình, nhưng trong hạnh phúc chàng cũng hoang mang, vì cảm thấy nếu Frida bỏ
chàng thì tất cả những gì chàng có đều từ bỏ chàng”… Ôm người yêu trong tay mà
vẫn nghĩ đến sự chia lìa và từ bỏ, sự đối lập đó thể hiện bản chất bất an của con người
trước thế giới; tình yêu không khỏa lấp nổi sự cô đơn, không đủ đảm bảo cho sự gắn
kết, không đủ làm cầu nối cho chàng đến với thế giới. Trong tình yêu, còn đó cả sự
chông chênh - cũng như trong bất cứ một mối quan hệ nào khác mà nhân vật của
Kafka có được.
Một khía cạnh khác của bản chất nhạy cảm trong nhân vật này là cảm giác thất
vọng thường trực. “Chính chàng cũng không biết tại sao mình lại cảm thấy thất vọng
đến thế khi nhận ra kẻ giúp việc...Vậy mà chàng vẫn cảm thấy thất vọng, chàng tưởng
họ là người lạ chứ đâu nghĩ là những người quen cũ mà mình đã chán đến tận cổ
này”.Chỉ là những kẻ giúp việc cũ cũng gây nên nỗi thất vọng. Thất vọng trở thành
một phản xạ của con người trước thế giới, tiếng thở dài đó loang ra trên mọi sự vật dù
là bình thường nhất. Kể cả những điều đơn giản nhất khi đi qua lăng kính của chàng
cũng không còn ở nguyên trạng nữa. Không thể nói rõ được tại sao. Đó là nỗi thất
vọng không thể lý giải trước một thế giới không thể lý giải.
 Nếu so với kiểu con người nhỏ bé, thảm hại trong thế giới tác phẩm của Kafka (như

một đứa con sẵn sàng chấp nhận bản án của người cha hay anh chàng Samsa chấp
nhận vật hóa mà không hề trăn trở chuyện làm thế nào trở lại lốt người), nhân vật K.
trong “Lâu đài” rõ ràng có nhiều khía cạnh tốt đẹp hơn. Chàng là một người tinh tế

với nhiều suy tư, trăn trở; đồng thời cũng là một người lý trí có khả năng suy xét thấu
đáo sự việc một cách độc lập. Chàng không sợ hãi hay khúm núm trước quyền lực mà
ngược lại, luôn mong muốn khám phá nó, kéo mọi người xung quanh ra khỏi sự chi
phối của quyền lực đó. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của K., tất cả những phẩm chất đó,
đặc biệt là sự nhạy cảm đến khó lý giải trước những biến đổi tế vi của xã hội và con
12


người, không giúp gì được cho chàng. Ngược lại, nó chỉ càng làm chàng cô độc hơn
mà thôi.
3.2 Lâu đài - Cội nguồn của nỗi cô đơn
Sự nhạy cảm đến kỳ quặc của K. trước thế giới có thể là tiền đề cho nỗi cô đơn
mà chàng phải mang; tuy nhiên, cô đơn sẽ chỉ hiện lên rõ ràng nhất khi con người tự
soi mình trong một mối quan hệ nào đó. (Hẳn là kẻ sống một mình ở đảo hoang hay
rừng rậm rất cô đơn, nhưng sẽ là cay đắng hơn khi người ta sống giữa một cộng đồng
mà vẫn cảm thấy mình trơ trọi không nơi nương tựa. Văn chương xưa nay hay viết về
nỗi cô độc của con người trước xã hội, chứ ít ai nói về nỗi cô đơn của những chàng
Robinson nơi hoang đảo.) Trong tác phẩm, nỗi cô đơn của chàng đạc điền K. bộc lộ
trước nhất và sâu sắc nhất trong quan hệ với Lâu đài.
Trong tác phẩm, hình ảnh Lâu đài xuất hiện từ những dòng đầu, ngay trong
cảm nhận của nhân vật K.: “Khi K. đến nơi thì đêm đã khuya. Ngôi làng yên nghỉ dưới
lớp tuyết dày. Sương mù và bóng tối bao phủ, không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành
lũy và tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất. K. đứng hồi lâu trên
chiếc cầu gỗ dẫn từ quốc lộ vào làng và nhìn vào khoảng không”.
Lâu đài hiện ra trong ấn tượng của K. khi vừa đến làng; ấn tượng đó là tuyết
dày, đêm khuya, sương mù và bóng tối - tất cả những chi tiết này đều chỉ gợi lên sự
mơ hồ, mù mịt, cảm giác bất an cùng nỗi lạc lõng khôn cùng của con người trước thế
giới. Không một chút ánh sáng nào, dù là mờ nhạt nhất, chào đón chàng. Cả đoạn văn
chỉ đơn thuần là một cảm nhận, nhưng sự cô đơn dường như đã hiện hình trong thế
đứng của K. - một người lữ khách - người ta cô đơn khi phải tách ra khỏi nơi tồn tại

quen thuộc để đến một không gian xa lạ hoàn toàn. Hình ảnh Lâu đài xuất hiện mà
thực chất là không hề xuất hiện - K. biết đến Lâu đài, biết nó tồn tại, biết nó ở đó,
ngay trên ngọn đồi, nhưng chàng không thể nào nhìn thấy nó. Nỗi cô đơn đã khởi phát
ngay từ đầu tác phẩm như một ám ảnh, nó sẽ theo riết K. trên suốt con đường tìm vào
Lâu đài của chàng.
Nỗi cô đơn của K. không phải là thứ cô đơn bản mệnh sinh ra và tồn tại cùng
với con người như một món quà không mong đợi từ Thượng đế, vốn thường được
miêu tả trong nhiều tác phẩm văn học lãng mạn. Nỗi cô đơn đó có nguồn gốc, có
nguyên nhân, và có cả hướng giải quyết. Qua cuộc gặp gỡ không ngờ với kẻ tự xưng
là con trai Quan phòng thành, K. rõ ràng đã nhận ra rằng, chỉ cần chàng gặp gỡ và làm
việc với những quan chức của Lâu đài, vấn đề của chàng sẽ được giải quyết. Trong tác
phẩm, “Lâu đài” trở thành một từ đồng nghĩa với “chính quyền”. Tìm đường đến Lâu
đài là tìm cách gặp những nhân vật có quyền có thể xác nhận sự hiện diện của chàng
trong ngôi làng. Vì lẽ đó, K. tìm mọi cách để đến được Lâu đài. Nhưng, đó là điều bất
khả. Nỗi cô đơn lúc này không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả cho nỗ lực của
chàng: càng quyết tâm đến với Lâu đài, chàng càng khiến dân làng xa lánh, và Frida,
cầu nối duy nhất của K. với cuộc sống ở làng, cuối cùng cũng mệt mỏi từ bỏ chàng.
13


3.2.1 Lâu đài - quyền lực thống trị ám ảnh
Vừa đến làng, K. đã được biết rằng đối với dân làng, Lâu đài là hiện thân của
quyền lực ghê gớm, qua người “có quyền” đầu tiên mà chàng gặp ở đây, một gã trẻ
tuổi “tự giới thiệu mình là con trai quan phòng thành”. Theo lời gã, “Cái làng này là
của Lâu đài, ai sống hoặc nghỉ đêm ở đây cũng đều như là sống hoặc nghỉ đêm trong
Lâu đài, phải có giấy phép của bá tước”. Quyền lực của Lâu đài thống trị toàn bộ
cuộc sống ở làng.
Nhưng, tổ chức quyền lực đó thực chất là như thế nào? Đây là hình ảnh lâu đài
khi không còn sự che giấu của bóng đêm: “Lâu đài này trong thực tế chỉ là một thị
trấn thảm hại; những ngôi nhà ở đây chỉ khác những căn nhà gỗ làng quê là được xây

bằng đá, nhưng lớp vữa trên tường đã tróc từ lâu, và hình như đá cũng đã lở vụn dần
ra.”. Một hình ảnh hoàn toàn không tương xứng với quyền lực mà nó (được cho là)
đang nắm giữ. (Và hẳn là cũng tương phản với những gì mà K. lẫn độc giả mường
tượng về Lâu đài.) Qua lần giải thiêng, biểu tượng quyền lực đó hiện ra trần trụi đến
thảm hại. Nó khác biệt với những căn nhà gỗ làng quê - nhà của những người dân bình
thường ở chỗ “được xây bằng đá”, nhưng chính lớp đá đó lại thể hiện rõ nét nhất cái
đổ nát của biểu tượng quyền lực - Lâu đài. Hình ảnh những ngôi nhà đá với lớp vữa
bong tróc và đá lở vụn dần ra hẳn không báo trước một điều gì tốt đẹp - bộ máy quyền
lực đó hoàn toàn tàn tạ, xuống cấp và đang trên đà tiêu vong. Có phải đó là một lời
tiên tri của Kafka dành cho thiết chế xã hội đương thời?
Tuy nhiên, dường như chỉ có mình K. là nhận ra bản chất đó. Chàng cô đơn vì
chàng tỉnh táo. Còn thực tế, đối với tất cả dân làng, Lâu đài có một quyền lực khủng
khiếp. Tất cả mọi người trong làng đều sợ hãi khi nhắc đến Lâu đài, và thậm chí, đến
cả những người giúp việc vô danh trong Lâu đài cũng trở thành kẻ quyền lực trước
dân làng. Quán rượu có đông bọn tay chân của các quý ông từ Lâu đài được coi như
quán rượu hạng sang. Đối với người dân, Lâu đài là một thứ tước hiệu, một chiếc
vương miện vô hình mà bất cứ ai đội lên cũng trở thành sang trọng và quyền lực.
Một ví dụ có thể kể đến là Momus, thư kí của quý ông Klamm - người “của
Lâu đài”. Chỉ là một trong rất nhiều những thư kí của Klamm, thế mà quyền lực của
Momus đã đến mức chỉ cần một thoáng thái độ coi thường của K., bà chủ quán đã
chột dạ tới mức phải cảnh báo chàng rằng “Trong trường hợp này tôi lưu ý ông rằng
con đường duy nhất có thể đưa ông đến với Klamm là đi qua các biên bản của người
thư kí đây. Tôi không muốn nói quá, có thể cả con đường này cũng không dẫn tới
Klamm, nó có thể dừng lại ở cách xa ông ấy, việc này tùy thuộc vào ý định của ngài
thư kí. Trong mọi trường hợp thì đây là con đường duy nhất đối với ông dẫn về hướng
Klamm. Chẳng nhẽ ông muốn từ bỏ con đường duy nhất này không phải vì nguyên
nhân nào khác mà chỉ vì ngang bướng sao?”. Việc K. có đến được Klamm hay không
tùy thuộc hoàn toàn vào một viên thư kí! Có kẻ làm thư kí nào lại sở hữu thứ quyền
lực kỳ quặc đó không?
14



Còn với Klamm, chức sắc cao nhất trong Lâu đài, quyền lực hẳn phải hơn thế
nữa. Dân làng không ai biết được Klamm, chỉ một vài người có thể thấy ông ta qua cái
lỗ nhỏ ở cửa phòng, tuy nhiên quyền lực của nhân vật này lớn tới nỗi bất cứ cô gái nào
mang cái danh “người tình” của ông ta đều được kính trọng đến mức phi lý. “Ông hỏi
tôi có biết Klamm không, trong khi tôi là... - Nói đến đây vô tình cô ta tỏ ra vênh váo,
và cái nhìn đắc thắng của cô ta không liên quan gì đến điều họ vừa nói, lại lướt đến
K. - Tôi là tình nhân của ông ấy”. Sự vênh váo “vô tình” đó chứng tỏ nó đã là một thói
quen, môt cái gì đó hết sức thường trực, hết sức tất yếu mà tất cả mọi người đều chấp
nhận. Cô gái đã quen tỏ ra như thế với mọi người, chứ không phải với chỉ riêng mình
K. Frida chỉ là một cô gái phục vụ quầy rượu, nhưng quầy rượu đó lại là nơi người
hầu của Lâu đài tụ tập và quan trọng hơn cô là “người tình của Klamm” (người tình,
chứ không phải người yêu!), bấy nhiêu đó đủ cho Frida tự hào, để cô vênh váo, để
Pepi và mọi cô gái khác khao khát... Những chi tiết phi lý được kể lại thản nhiên và
điềm tĩnh một cách không thể tin nổi. Nó thách thức K. và thách thức cả độc giả.
Chàng đạc điền càng hoang mang và cô đơn vì chẳng thể nào tìm hiểu nổi phương
thức tồn tại của nó, và độc giả hoang mang vì một sự phi lý được coi là quá tất yếu.
Câu chuyện của Olga về những gì mà gia đình cô phải chịu càng thể hiện rõ
niềm kính sợ mù quáng đó. Chỉ thái độ thẳng thừng của Amalia với người đưa thư (chỉ
là một người đưa thư!) của viên chức Lâu đài, cả gia đình cô gái đã phải trả giá quá
đắt. Ông bố mất việc, bà mẹ bệnh tật, một đứa em trai không thể xác định được chính
xác công việc của mình, dù anh ta đã từng đi giao một vài bức thư cho Lâu đài...
Quyền lực không chỉ thể hiện trong bản thân câu chuyện, nó còn thể hiện qua cái cách
mà Olga kể câu chuyện ấy, cô và gia đình cam chịu nó như một điều tất nhiên. Chính
thái độ này làm K. càng khó hiểu và càng quyết tâm lý giải cho bằng được bản chất
quyền lực của Lâu đài.
3.2.2 Lâu đài - bộ máy quyền lực quan liêu
Được kính trọng đến mức sợ hãi là thế, nhưng cung cách làm việc của bộ máy
quyền lực Lâu đài khiến cho người ta chán chường và mệt mỏi. Đó là một thứ bộ máy

quyền lực chuyên chế, rối rắm, khổng lồ và đầy những ngóc ngách.
Đến với lâu đài người ta phải qua cả một mê lộ - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng. Với quyết tâm tìm kiếm, K. vướng vào mê lộ này ngay trong ngày đầu tiên.
“Chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường còn rất dài. Hóa ra con đường chính
của làng lại không dẫn lên ngọn đồi có Lâu đài, mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý,
nó rẽ ngang, không bỏ xa Lâu đài mà cũng không dẫn đến gần. […] nhưng chàng hết
sức ngạc nhiên thấy cái làng này mới dài làm sao, đi mãi cũng không hết. Khắp nơi
đều có tuyết, nhưng không ở đâu có một bóng người.” Những con đường thoạt nhìn
tưởng như dẫn đến Lâu đài, nhưng rồi càng đi lại càng thấy xa, khiến chàng mệt mỏi
và mất phương hướng. Hành trình tìm gặp viên chức sắc Klamm chẳng hề khá hơn. K.
gặp hàng loạt thư kí, hàng loạt viên chức, hàng loạt cuộc hẹn, thậm chí còn nhận được
15


một bức thư được cho là của Klamm... nhưng rồi tất cả đều là vô nghĩa, và chàng vẫn
hoàn toàn là một kẻ không được thừa nhận, hoàn toàn xa lạ với Làng.
Đó là bên ngoài, là đường đến Lâu đài. Còn bên trong, lối làm việc của Lâu đài
vô cùng quan liêu và mâu thuẫn. Ngay từ đầu tác phẩm, một đoạn đối thoại giữa K.
với kẻ tự xưng là con trai Quan phòng thành cũng đủ cho ta thấy điều đó:
“- Cái làng này là của Lâu đài, ai sống hoặc nghỉ đêm ở đây cũng đều như là
sống hoặc nghỉ đêm trong Lâu đài, phải được phép của bá tước. Ngài không có giấy
tờ gì, chí ít thì ngài đã không cho chúng tôi xem.
K. chống hai tay ngồi dậy, vuốt lại tóc, nhìn mọi người, hỏi:
- Tôi lạc vào làng nào thế này? Chẳng lẽ ở đây có Lâu đài à?
- Có chứ! – Gã trẻ tuổi kiên nhẫn trả lời, và K. thấy một vài người lắc đầu. –
Lâu đài của bá tước West West.
- Phải có giấy phép thì mới được nghỉ đêm tại đây à? – K. hỏi như thế muốn
tin chắc điều mình vừa nghe là không phải ở trong mơ.
- Phải có giấy phép, - có tiếng đáp, và như để cợt nhạo K., gã trẻ tuổi dang
cánh tay về phía chủ quán và những người khách: - Hay là không cần đến giấy phép

nhỉ?
- Vậy thì tôi đi xin phép, - K. vừa ngáp vừa nói, rồi hất chiếc chăn khỏi người
như thể chàng muốn ngồi dậy.
- Nhưng đi xin ai? – Gã trẻ tuổi hỏi.
- Đến xin ngài bá tước, - K. trả lời, - tôi có thể đi xin ai khác được?
- Đến ngài bá tước để xin phép lúc nửa đêm thế này à? – Gã trẻ tuổi kêu lên và
lùi lại một bước.”
Đang đêm, K. bị đánh thức một cách rất bất lịch sự. Gã trẻ tuổi dựng chàng dậy
khi chàng vừa chợp mắt; ngay giữa đêm khuya, gã yêu cầu K. đưa ra giấy phép nghỉ
đêm với lý do “Làng này là của lâu đài, ai sống hoặc nghỉ đêm ở đây đều như sống
hoặc nghỉ đêm trong lâu đài, phải được phép của bá tước.” Có vẻ đây là một nơi
nghiêm khắc về luật lệ đến mức họ sẵn sàng đánh thức một người vào lúc giữa đêm và
yêu cầu chàng ta giao ra giấy phép của bá tước. Nhưng khi K. hỏi làm thế nào để gặp
bá tước thì người ta xem chàng như thể chàng đang đòi hỏi một điều quá sức tưởng
tượng. Những lời gã Schwazer nói với K. rất mâu thuẫn. Gã ta đòi K. đưa ra giấy phép
của bá tước rồi lại phủ nhận khả năng có thể xin được giấy phép của bá tước. Khi K.
bắt trúng điểm mâu thuẫn ấy “Nếu không được thì tại sao anh đánh thức tôi dậy?”, gã
ta liền tận dụng ngay thân phận của mình để khép tội K. dám chống lại người của bá
tước, và “yêu cầu anh phải tôn trọng người của bá tước”. Một người phải đòi hỏi sự
tôn trọng chỉ khi tự họ không thể khiến mọi người tôn trọng mình! Nếu K. không nói
mình là “người đạc điền” thì có lẽ gã ta sẽ ném chàng ra ngoài làng giữa đêm đông
ngay lập tức. Thân phận của gã Schwazer kia thật ra cũng chỉ là con trai một người
giúp việc cho Quan phòng thành, gã ta chỉ là một kẻ “cáo mượn oai hùm” để chèn ép
16


người khó khăn. Sự lạm quyền của gã đã để lại ấn tượng xấu cho K. về những người
làm việc trong Lâu đài.
Càng theo chân K. đi sâu vào khám phá cơ chế “Lâu đài”, độc giả càng nhận ra
sự quan liêu khó chấp nhận nổi của cái bộ máy vẫn được những thành viên của nó ca

ngợi là tốt đẹp này. Những cuộc triệu tập diễn ra vào lúc nửa đêm và ngay trong
phòng ngủ! Một lãnh địa nhỏ với cái văn phòng lớn, đầy những phòng ban, đầy những
quý ông cầm quyền, những thư kí, người giúp việc, người hầu, người đưa thư... “trong
những vụ việc không đáng kể thỉnh thoảng lại xuất hiện sai lầm nghiêm trọng”. Khi
xác nhận thực hư thân phận của K., thái độ làm việc của Lâu đài tỏ ra kém hiệu quả
khi phủ nhận thân phận chàng, rồi sau đó phải đính chính lại một cách qua loa tắc
trách. Chỉ một vấn đề nhỏ là xác nhận có mời K. đến làm việc ở Lâu đài hay không,
Lâu đài có thật sự cần đến người đạc điền hay không, vị trưởng thôn đã phải giải thích
dài dòng lê thê và chỉ mê lộ những lời giải thích ấy thôi cũng đủ làm người đối diện
mất phương hướng.
Lâu đài và Klamm, tất cả có mà như không, không mà như có. Vướng vào mê
lộ những con đường, K. không bao giờ đến được Lâu đài. Thậm chí, quý ông Klamm
vừa tồn tại vừa không tồn tại. Trong bức thư được người đưa thư cho là của ông ta thì
“chữ ký không thể đọc được”. Mọi dấu vết về nhân vật này đều bị xóa nhòa. Trong
công cuộc tìm kiếm, bất chấp nỗ lực của K., mọi thứ đối với chàng đều lơ lửng, vừa
trong tầm tay vừa ngoài tầm tay. Hình tượng quý ông Klamm đại diện cho chính
quyền “Lâu đài” thuộc về kiểu nhân vật độc tài vô hình - không ai có thể thấy được.
Thậm chí, thứ quyền lực này còn đáng sợ hơn cái cách người ta từng tin vào Chúa
trời, vì dẫu sao Chúa trời cũng có thể là một nguồn an ủi, còn Lâu đài thì không.
Quyền lực Lâu đài chỉ làm người thừa nhận nó phải sợ hãi, và làm vụn nát cuộc sống
của những ai không thừa nhận nó, khiến họ trở nên cô độc - như đối với K.
Đó là về những người “của Lâu đài”, những kẻ tồn tại vô hình chẳng ai biết
mặt. Còn những nhân vật thật sự có mặt, đại diện cho Lâu đài trong mối liên hệ với
dân làng? Vị trưởng thôn hiện ra với một hình ảnh thật thảm hại, ông ta tiếp K. ngay
trên giường của mình và mọi công việc đều phải cậy nhờ vào người vợ. Chỉ là một
bản thông báo đơn giản, nhưng để tìm được nó thì:
“Người đàn bà mở tủ, K. và trưởng thôn cùng nhìn vào. Cái tủ nhét đầy các
loại giấy tờ. Khi người đàn bà mở tủ, hai tập hồ sơ lớn quấn lại thành hai tập giấy
khổng lồ được bó thành một bó như người ta bó củi khô, truồi ra làm bà ta hoảng hốt
nhảy sang một bên.

- Ở dưới ấy, ở dưới ấy. – Trưởng thôn nói, từ giường ông ta hướng dẫn vợ
đang ôm cả bó hồ sơ và ngoan ngoãn lôi tất cả mọi thứ ra khỏi cái tủ để có thể lấy
được giấy tờ nằm phía dưới. Số giấy tờ la liệt đó đã phủ kín nửa căn phòng.”
Đằng sau lời kể thản nhiên, thấp thoáng một nụ cười châm biếm, nhưng kết
đọng lại vẫn là tiếng thở dài chua chát. Căn phòng của vị trưởng thôn bệnh tật vốn đã
17


ngột ngạt, thế mà giấy tờ của lâu đài còn phủ kín đến cả nửa căn phòng (!). Quyền lực
hiện hình trong chính mớ giấy tờ đó, đè nghẹt không gian sống của con người. Cuộc
sống riêng của K. từ khi bước chân vào làng và phải đặt mình dưới quyền Lâu đài
cũng chẳng khá hơn. Ngòi bút lạnh lùng Kafka thản nhiên ghi lại một nhận xét hài
hước nhưng đầy mỉa mai: “K. chưa từng thấy ở đâu mà bộ máy hành chính và cuộc
sống lại lẫn lộn với nhau như ở đây, đến mức dường như bộ máy hành chính và cuộc
sống đã đổi chỗ cho nhau vậy. Tỉ như cái uy quyền trên danh nghĩa mà cho tới lúc
này Klamm đã tỏ ra đối với sự phục vụ của K., có nghĩa gì so với cái uy quyền một
cách thực tế mà Klamm đã có được trong phòng ngủ của chàng.” Frida là người yêu
của chàng, cô chấp nhận theo chàng rời bỏ quán rượu, nhưng cô vẫn mang theo ám
ảnh về “tước hiệu” “người tình của Klamm”. Đến cả những sinh hoạt riêng tư nhất
cũng không tránh khỏi sự soi mói của hai người “phụ tá” (Gọi là phụ tá mà chẳng giúp
được gì, vì thật ra K. có được làm công việc của mình đâu?) Bằng danh nghĩa phụ tá,
họ lẽo đẽo theo chàng như những cái bóng lỳ lợm, dưới sự sai khiến của Lâu đài…
 Lâu đài trong tác phẩm là biểu tượng của một hệ thống quyền lực độc tài, chuyên chế,

cũ kỹ. Đi ngược quá trình tiến lên của lịch sử nhưng nó vẫn cứ tồn tại, đè nghẹt cuộc
sống con người. Nỗi cô đơn của K. là nỗi cô đơn không tránh khỏi của những người bị
lưu đày trong mê lộ quyền lực ấy. Họ mất cội nguồn, mất điểm tựa và mất cả phương
hướng; họ không kịp hồi tưởng quá khứ hay nghĩ cho tương lai - chỉ sống ở hiện tại
không thôi con người đã đủ rơi vào tấn bi kịch khôn cùng.Tuy nhiên, dù lạc lối trong
mê lộ, họ lại có thái độ vừa đáng thương vừa đáng phục: không cam chịu buông xuôi

mà dám dò dẫm khám phá, dám đặt quyết tâm tìm lời giải đáp cho thiết chế quyền lực
phi lý.
Trong một mối quan hệ như thế, nỗi cô đơn của K. là một thứ bi kịch. Những
người dân làng chịu đựng thứ quyền lực phi lý kia nhưng họ không gánh chịu bất cứ
bi kịch nào, bởi họ chấp nhận nó một cách hoàn toàn tất nhiên. Trái ngược với dân
làng, K. ý thức rõ được cái phi lý trong quyền lực Lâu đài và cội nguồn nỗi cô đơn của
mình; nhưng chàng không giải quyết được nó, mọi nỗ lực nhằm tìm hiểu bản chất Lâu
đài chỉ càng đẩy chàng ra xa hơn. Đó chính là bi kịch, theo nghĩa rộng của từ ngữ này.
3.3 Nỗi cô đơn trong mối quan hệ với Làng
Thế giới được miêu tả trong tác phẩm phân thành hai tầng rõ ràng, tách biệt.
Nếu phía trên là Lâu đài với quyền lực vô hình thì phía dưới là Làng. Cũng như Lâu
đài, Làng không chấp nhận K., trước hết vì K. không được xác nhận của Lâu đài, và
sâu xa hơn, vì K. không giống họ. Lâu đài là cội nguồn của nỗi cô đơn, còn những
mối quan hệ nhạt nhòa có cũng như không với dân làng chính là nơi thể hiện rõ nhất
nỗi cô đơn ấy của nhân vật K..
Trong khoảng thời gian lưu lại ở làng, K. không phải là không làm quen được
một ai. Chàng cũng đã có một vài người quen biết: bà chủ quán trọ, thầy giáo làng, gia
đình anh chàng đưa thư Barnabas, và đặc biệt, Frida. Thế nhưng, những quan hệ này
18


không cứu vãn nỗi sự cô độc của chàng. Nó chỉ càng làm rõ thêm thế đứng chông
chênh của K. khi Lâu đài - tầng trên và Làng - tầng dưới đều không chấp nhận; chàng
kẹt lại giữa hai tầng thế giới đó và mọi nỗ lực thét gào không được ai nghe thấu.
Quan hệ giữa con người được thể hiện trước hết bằng đối thoại. Nhưng, trong
tác phẩm, đối thoại gần như độc thoại. Mặc dù đang trò chuyện, lời nói của mỗi người
không hề ăn khớp nhau. Con người với con người, ngay trong hình thức giao tiếp sơ
khai nhất vẫn cứ là xa cách. Họ không nói thật. Họ nghi ngờ lẫn nhau. Hãy thử đọc lại
một cuộc trò chuyện giữa K. với bà chủ quán:
“- Anh chưa học nghề cắt may sao? – Bà chủ quán hỏi.

- Chưa bao giờ, - K. trả lời.
- Anh làm nghề gì?
- Đạc điền.
- Nghề đó là gì?
K. giải thích, bà chủ quán vừa nghe vừa ngáp.
- Anh không nói thật. Tại sao anh không nói thật?
- Bà cũng không nói thật.”
Những cuộc hội thoại như thế không đưa con người đến được mục đích của
mình, thậm chí, không đưa con người đến được gần nhau. Nó chỉ càng tô đậm thêm sự
nghi ngờ và xa cách. Lại một lần nữa, tiếng thở dài của con người nhạy cảm Kafka âm
vang sau những miêu tả rất khách quan.
Trong những bước đi vô vọng tìm đến Lâu đài, cũng có đôi lúc K. được một ai
đó giúp đỡ, nhưng đến cả những khoảnh khắc lóe sáng hiếm hoi kia thật ra cũng
không nhằm mục đích tốt đẹp. Những câu trả lời rời rạc của thầy giáo hay sự giúp đỡ
của người đánh xe không hề có ý nghĩa thân thiện hay khuyến khích. Người đánh xe
giúp đỡ chàng “hoàn toàn không thể hiện sự thiện chí mà hầu như chỉ là sự cố gắng
ích kỷ và hoảng hốt nhằm tống khứ K. đi cho khuất mắt”.
Thậm chí, trong mối quan hệ khắng khít nhất với chàng là Frida, nỗi cô độc
cũng hiện hữu. Cô yêu chàng, chấp nhận từ bỏ “tước vị” “người tình của Klamm” để
đến với chàng, nhưng điều đó không đủ với K. Sau cái say mê đột ngột đầu tiên, tình
yêu của họ trở lại nhạt nhòa bởi nó không xuất phát từ cảm thông hay thấu hiểu:
“- Em tin là em hiểu anh, - Frida nói rồi ôm ngang cổ chàng, cô ta còn muốn
nói điều gì đó, nhưng không nói được, bởi vì cái ghế ở ngay cạnh giường nên họ lăn
xuống giường. Họ nằm trên giường, nhưng không mê mẩn như đêm trước. Frida tìm
một cái gì đó, K. cũng thế. Mặt nhăn nhó, miệng rên rỉ, họ chúi đầu vào nhau tìm cái
gì đó. Họ ôm nhau, cơ thể họ cứ nẩy lên, nhưng việc đó không làm cho họ quên đi mà
ngược lại, chỉ càng làm cho họ nhớ tới nhiệm vụ là phải tìm kiếm. Họ cào cấu thân
thể nhau giống như những con chó cào bới mặt đất một cách tuyệt vọng. Rồi thỉnh
thoảng họ liếm khắp mặt nhau một cách bất lực, chán chường trong niềm hy vọng
19



cuối cùng của hạnh phúc. Khi đã mệt mỏi, họ nằm im, và nỗi niềm biết ơn đối với
nhau trỗi dậy trong họ.”
Trong văn chương, những cảnh làm tình thường được miêu tả hoặc đẹp đẽ hoặc
trần trụi, chứ ít có cảnh làm tình nào lại diễn ra kỳ lạ và khó hiểu đến thế. Sự gần gũi
chỉ mài sắc thêm ý thức rằng phải tìm kiếm một cái gì đó trong họ; và hẳn là cuộc tìm
kiếm này bất thành, nên cuối cùng họ tuyệt vọng và bất lực. Những ngày bắt đầu cuộc
sống đôi lứa của K. là như thế, và chẳng trách gì, chẳng ngạc nhiên gì khi cuối cùng
Frida chọn cách rời đi, bởi lẽ dù có yêu nhau thì họ không thể chia sẻ cho nhau được
những gì họ nghĩ. K. không thể chia sẻ được với Frida cái quá khứ từng là người tình
của Klamm, và quan trọng hơn là nỗi kính sợ Lâu đài, điều mà tên phụ tá tưởng chừng
như rất gàn dở và vô dụng của chàng lại làm được. Cũng như, ở phía ngược lại, K.,
chàng không thể làm cho Frida hiểu cái khát vọng tìm đến ngọn nguồn quyền lực của
Lâu đài luôn thôi thúc chàng.
Qua cuộc chia tay của K. với cô người yêu Frida, ta nhận ra, trong cuộc sống
của dân làng, ý thức bầy đàn là yếu tố tiên quyết. Giống như những người phục vụ
Lâu đài có một bộ đồng phục riêng để thể hiện tình trạng thuộc-về-bộ-máy-quyền-lực
của mình (đó là lý do khiến Olga hoang mang về chuyện đồng phục cho em trai mình,
một nỗi hoang mang tưởng chừng hết sức vô lý), những người dân làng mặc cùng một
bộ đồng-phục-tư-tưởng: thái độ chấp nhận quyền lực của Lâu đài. Sự kính sợ Lâu đài
được dựng nên bởi tất cả mọi người đều cùng kính sợ. Ngoài K., người mới tới, không
ai đặt câu hỏi về quyền lực của Lâu đài, dù đó là kẻ bị đối xử bất công nhất như gia
đình Olga - cô chấp nhận sự trừng phạt như thừa nhận một điều tất yếu. K. cô đơn
không đơn giản chỉ vì chàng là người khách từ xa đến và ở đêm trong làng mà không
có giấy phép, nguyên nhân cốt lõi nhất bởi vì chàng là ngoại lệ trong bầy đàn đó, vì
chàng là người duy nhất dám đặt câu hỏi giữa tập thể những kẻ chấp nhận.
Trong tất cả nhũng mối quan hệ của mình, K. là một con người cô đơn, nhưng
nỗi cô đơn của chàng có nguồn gốc, có sự vận động và có cả hướng giải quyết. K. bị
vướng trong quyền lực lâu đài và trong khát vọng khám phá bản chất quyền lực đó

của chính chàng. Giả sử, nếu K. ngay từ đầu chấp nhận rằng lời mời chàng đến làm
việc đơn thuần là một nhầm lẫn và quyết định rời làng ngay sau khi trò chuyện với
trưởng thôn, mọi sự với chàng có phải sẽ dễ dàng hơn?
 Cũng như Lâu đài, Làng là một hình ảnh biểu tượng. Nó tượng trưng cho cộng đồng

với đầy đủ những mặt trái của nó, đặc biệt là ý thức bầy đàn quá mạnh mẽ khiến cộng
đồng đó sẵn sàng cô lập những ai không cùng hệ ý thức với họ. Trong tác phẩm, sự
tồn tại của Làng với những con người cụ thể càng tô đậm thêm nỗi cô đơn không thể
thoát ra được của nhân vật K..
TIỂU KẾT: Lâu đài, hình ảnh ẩn dụ của những thiết chế quyền lực phi lý đày
đọa con người, là nguồn cội sâu xa của nỗi cô đơn mà K. phải chịu, là thế giới gần
như hư ảo mà chàng muốn dấn thân để tìm hiểu, để khám phá. Làng, mang trong nó
20


những định kiến, ràng buộc và ý thức tập thể của một cộng đồng, là cuộc sống hiện
thực mà cũng phi hiện thực, là nơi chàng cảm nhận sâu sắc nỗi cô đơn của mình. K.
lửng lơ đâu đó giữa hai tầng thế giới, giữa thực và ảo, và cả hai đều không chấp nhận
chàng. K. nhìn ra nguyên nhân nỗi cô đơn, chỉ có điều, chàng nhìn ra nó mà không với
được nó. Điều này chỉ càng khắc sâu bi kịch cô đơn của con người mà thôi.
3.4. Cơ sở của hình tượng Lâu đài
Thử lý giải một chút về hình tượng Lâu đài trong trong tác phẩm nói riêng và
trong văn chương Kafka nói chung. Với Kafka, Lâu đài là biểu tượng cho quyền lực
không thể với tới, ràng buộc và chi phối con người. Quan hệ con người thấp bé và bộ
máy hành chính quan liêu không thể hiểu nổi, ở một góc độ nhất định nào đó, có phải
là hình ảnh phóng chiếu của mối quan hệ cha - con ám ảnh Kafka trong đời thực? Mâu
thuẫn không giải quyết được giữa người cha gia trưởng đầy sức mạnh thể chất và đứa
con trai thờ ơ yếu đuối chỉ quan tâm đến đời sống nội tâm tạo ra tổn thương không thể
chữa lành trong con người Kafka. Ngoài ra, sự cô đơn bắt nguồn từ gia đình và môi
trường sống cùng với sự nhạy cảm đến bệnh hoạn của một thiên tài trước xã hội lúc

bấy giờ đang ngập đầy mầm mống của chủ nghĩa phát xít cũng góp phần quan trọng
nhào nặn nên cái nhìn bi quan ở văn chương Kafka, tạo nên ở ông ám ảnh về “ nỗi cô
đơn khi con người (buộc phải) giã từ quá khứ, đứng giữa hiện tại và đối diện với
tương lai bấp bênh đầy bí ẩn. Ấy là khi con người cảm thấy hoang mang và lo sợ. Con
người tìm kiếm và nỗ lực tạo lập các mối quan hệ mà quên mất rằng các mối quan hệ
đó không giúp được nó thoát khỏi nỗi cô đơn thời gian.” (Cũng trong thời gian này,
một nhà văn Đức khác là Hermann Hesse cũng có quan niệm tương tự “Tôi sinh ra
vào gần cuối Kỷ nguyên mới, không lâu trước khi thời Trung cổ rục rịch quay trở lại”
và “Đời người chỉ thật sự thống khổ, thật sự biến thành địa ngục, khi hai thời đại (...)
chồng chéo lên nhau (...) Có những thời kỳ mà cả một thế hệ lạc loài vào giữa hai
thời đại, giữa hai phong cách sống như thế, khiến nó mất đi mọi khả năng thấy mình
đương nhiên được quyền hiện hữu, mất đi mọi tập tục, cảm tưởng được bảo bọc và
mất đi tính hồn nhiên vô tư.” Kafka và nhân vật của ông cũng là một kiểu con người
lạc loài như thế! Ông quá hiện đại và cái nhìn tiên cảm của ông quá xa để có thể được
người đương thời thấu hiểu!). Kafka đã xây dựng nên hình tượng Lâu đài và con
người cô đơn từ những trải nghiệm cá nhân mang màu sắc phức cảm Oedipe và mang
nỗi ám ảnh của một kẻ thuộc cộng đồng thiểu số thiếu Tổ quốc, bằng sự nhạy cảm
thiên tài và khả năng tiên cảm sâu sắc về sự vận động của con người trong tương lai,
và dĩ nhiên, bằng tài năng văn chương không thể phủ nhận.
4. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
“Lâu đài” mang hầu như đầy đủ những đặc trưng sáng tác của Kafka.
Tác phẩm thấm đẫm màu sắc huyền thoại độc đáo. Kafka đã huyền thoại hóa
thế giới hiện thực trong tác phẩm của mình. Thời gian và không gian không cụ thể. Đó
là một không gian huyền thoại, đôi lúc nhòe nhập và gần như hoang đường. Câu
21


chuyện xảy ra trong một ngôi làng, có bá tước, có quán trọ, có nhà dân, trường học với
thầy cô giáo, có viên trưởng thôn nhưng cũng có cả những thư kí. Làng vừa có cả điện
lẫn điện thoại, lại vừa liên lạc bằng một cách rất cổ xưa là đưa thư. Không có manh

mối nào giúp người đọc xác định được cụ thể thời đại diễn ra câu chuyện. Ngôi làng
chìm trong màu trắng của tuyết, không mang một dấu hiệu đặc thù nào để ta có thể gọi
tên. Và thời gian trong tác phẩm được đo bằng những bước chân vô định luẩn quẩn
của K. trên hành trình vô tận tìm tới Lâu đài. Tất cả nhòe nhập tạo nên một môi trường
siêu thực, ở đó con người hoàn toàn mất phương hướng.
Một đặc sắc nghệ thuật khác trong tác phẩm là bút pháp tượng trưng, lối viết
đầy mâu thuẫn một cách cố ý. Những câu văn dài nhưng đầy ắp những khoảng trống
được tạo ra có chủ đích, hướng về sự côi cút và xa lạ của con người. Người đọc hoang
mang trong ngôn từ của nhà văn, như nhân vật của ông hoang mang trước thế giới. Sự
rời rạc của những câu văn dài đó cũng là một nét đặc trưng của văn phong Kafka, gợi
nên cái vụn vỡ, sụp đổ của lý trí và lòng tin trong lòng con người thời hậu hiện đại.

5. TỔNG KẾT
Với một lối viết riêng, một lối cảm riêng tạo nên một trường phái riêng biệt
mang tên mình, Franz Kafka là hiện tượng độc đáo của văn học thế kỷ XX - thời đại
của sự hoang mang, bất định, của những khủng hoảng sâu sắc về giá trị và đức tin.
Bằng tài năng nghệ thuật và đặc biệt là bằng sự nhạy cảm với từng nhịp thở của thế
giới, Kafka đã chỉ ra những con đường mà nhân loại sẽ qua - một nhân loại đầy mâu
thuẫn làm mọi cách để tiến lên nhưng rồi lại bế tắc và tha hóa trong thành công của
chính mình, con người trở nên xa lạ và thế giới là đối tượng không thể nhận biết.
Trong thế giới đó, nỗi cô đơn của con người từ chỗ còn mang tính xã hội, cụ thể (như
Karl Rossmann trong “Nước Mỹ”) đã thành trừu tượng, siêu hình (như Jozep K. trong
“Vụ án”) và cuối cùng, vừa mang tính biểu tượng, siêu hình, lại vừa có những mối liên
hệ xã hội cụ thể (như K. trong “Lâu đài”). “Đối tượng trung tâm của thế giới nghệ
thuật Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết”. Dù có màu sắc huyền
thoại hay siêu thực, tất cả về cơ bản vẫn diễn ra trong một môi trường hoàn toàn của
con người, đều bắt nguồn từ nỗi lo sợ ám ảnh của con người trước thế giới mà chúng
ta đang sống, cái thế giới đã tồn tại và sẽ xuất hiện mà phía nào cũng mang trong nó
những mầm mống tha hóa, đổ vỡ. Trong thế giới đó, hoàn toàn không tồn tại bất cứ
một thế lực siêu nhiên nào, dù để bấu víu hay là đổ lỗi. Chỉ có con người.

Là một kiệt tác của Kafka, “Lâu đài” mang trong một mê lộ ý nghĩa. Đó là một
thiết chế quyền lực lỗi thời, độc tài, phi lý, bất công vẫn cứ từng ngày thản nhiên đày
đọa con người; một người bị đày đọa cô đơn và xa lạ trước thế giới, sống mòn mỏi
trong nỗi bất an; một cộng đồng bị quyền lực ám ảnh từ trong vô thức và từ chối tiếp
nhận bất kỳ ai không giống họ; một kẻ tự giao cho mình nhiệm vụ khám phá bản chất
quyền lực để giải phóng sự tự do... Ngoài ra, cuộc hành trình vô vọng của nhân vật K.
còn có thể được diễn giải như là hành trình của con người tìm đến Thượng đế, đến
Chân lý, đến Đức tin, hay thậm chí là đến bản ngã của chính mình - những cách hiểu
22


có vẻ khiên cưỡng nhưng không phải là không có cơ sở của nó. Chúng ta, những con
người của thời Hiện đại, vẫn không lý giải hết tư tưởng của Kafka như thế hệ trăm
năm trước đây đã từng không thể. Như nhiều tác phẩm khác của Kafka, “Lâu đài” là
một khối đa nghĩa mà từ những hình tượng của nó, rát nhiều suy luận có thể được
chấp nhận, và quan trọng hơn, cũng đều còn nguyên ý nghĩa ngay trong thời đại mà
chúng ta đang sống. Vị trí của con người trước quyền lực thống trị, sự tự do, nỗi cô
đơn và bất an, khát khao tìm kiếm những điều không thể nắm bắt... tất cả những điều
đó vẫn còn là niềm trăn trở của nhân loại, của từng con người trên khắp năm châu. Đó
là lý do khiến cho những câu chuyện của Franz Kafka dù chưa hoàn thành vẫn cứ tồn
tại, như một thứ Kinh thánh của thời hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách:
1. Franz Kafka: Tuyển tập tác phẩm. Nhiều người dịch, Nxb. Hội Nhà văn & Trung
tâm Đông Tây, 2003.
2. Franz Kafka (1998), Lâu đài, Trương Đăng Dung dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Hợp tuyển văn học Đức, Tập 2, Lương Văn Hồng, Triệu Xuân chủ biên, Nxb Văn
học.
4. Nghệ thuật Franz Kafka, Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục.

23


Trang web:
1. />2. />3.
/>4. />5. />
24



×