Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

khái niệm và các dấu hiệu đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.38 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TỐN
----------***----------

BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI:
KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH
KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI
RO THANH KHOẢN ĐẾN TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ CỦA
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1


MỤC LỤC
……………………………………………………………….......11

2


LỜI MỞ ĐẦU

NHTM là loại tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất phục vụ
cơng chúng. Việc các NHTM nắm giữ các tài sản nhiều hơn mọi định chế tài
chính khác hoặc các ngân hàng tượng trưng cho một gạch mối thiết yếu để
chuyển các chính sách kinh tế của chính phủ đặc biệt là chính sách tiền tệ đến
thành phần còn lại của nền kinh tế. Tiền gừi ngân hàng còn là một nguồn
cung tiền cho nền kinh tế và những thay đổi trong cung tiền có sự thay đổi
chặt chẽ với giá cả hàng hóa dịch vụ. Tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng
lại là nhu cầu thiết yếu của tất cả các chủ thể kinh tế. Với vai trò quan trọng
của ngân hàng trong nền kinh tế và sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh,


để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh trong một thị
trường đầy biến động thì báo cáo tài chính phải đảm bảo tính trung thực và
hợp lí. Nhưng do tính chất phức tạp và khối lượng giao dịch lớn cùng với tính
dễ biến động của tiền tệ nên trong hoạt đơng của mình ngân hàng thường gặp
nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro nguy hiểm và dễ xảy ra nhất đó chính là
rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản cao có thể ngân hàng có nguy cơ dẫn
đến phá sản càng nhanh và sự sụp đổ theo của một hệ thống ngân hàng. Vì
vậy khi một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản cao sẽ có nguy cơ tìm cách che
đậy rủi ro và làm đẹp báo cáo tài chính. Như vậy kiểm toán viên cần chú ý
đến rủi ro thanh khoản các dấu hiệu đánh giá rủi ro cũng như sự ảnh hưởng
của rủi ro thanh khoản đến tính trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính.

3


I.
I.1

I.1.1
I.1.2

RỦI RO THANH KHOẢN
Khái niệm:
Rủi ro thanh khoản là khả năng tổn thất trong việc chuyển các tài
sản (bán/ thanh lý) thành tiển một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng các
nghĩa vụ đến hạn (IAPS 1006).
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng thiếu tiền để đáp
ứng cho các nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi/ vay tiền, nhu cầu
thanh toán các khoản nợ trên thị trường liên ngân hàng. (Hiệp ước
Basel 2).

Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản
Về mặt định tính
Có thể đánh giá rủi ro thanh khoản thơng qua yếu tố định tính
như:
- Lịng tin của cơng chúng: Sự tin tưởng của cơng chúng là một
trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của
một ngân hàng tốt hay xấu. Nếu công tác quản trị rủi ro của ngân hàng
yếu kém, khơng duy trì đủ lượng tiển mặt hoặc khơng có khả năng hồn
trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu ngay lập tức thì điều này sẽ
bị mất lịng tin của cơng chúng vào ngân hàng. Do vậy, ngân hàng sẽ
mất dần những khách hàng là người gửi tiền. Ngược lại, nếu một ngân
hàng có được sự tin tưởng của người gửi tiền thì điều này có nghĩa rằng
khách hàng đã đặt niềm tin vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi của
4


ngân hàng hay đồng thời với việc ngân hàng đó thừa nhận là có khả
năng thanh khoản cao.
- Sự vận động trong giá cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu của ngân
hàng có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà
đẩu tư đã giảm đi, làm giảm giá trị thị trường của ngân hàng ảnh hưởng
lớn đến tâm lý của người gửi tiền. Người dân có xu hướng rút tiền khỏi
ngân hàng để gửi tiền sang ngân hàng khác hoặc đầu tư vào những kênh
có lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các khoản cho vay đến hạn thanh
tốn khơng được thanh tốn hoặc khơng đáp ứng được nhu cầu thanh
khoản, dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho
ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Và ngược lại khi giá
chứng khốn của cơng ty tăng có thể thu hút nhiều nhà đầu tư vào ngân
hàng làm cho ngân hàng có thể huy động được vốn nhiều hơn để đảm
bảo nhu cầu thanh khoản.

- Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: Tại sao
một ngân hàng lại chấp nhận áp dụng mức lãi suất huy động tiền gửi, kỳ
phiếu, trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất đi vay cao hơn mức lãi suất
trên thị trường một cách bất thường hoặc phải đi vay với điều kiện về
tài sản đảm bảo chặt chẽ hơn? Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì chứng
tỏ một dấu hiệu là ngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản trong
hoạt động kinh doanh của mình.
- Lỗ từ việc bán tài sản: Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội
vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải một vấn
đề nào đó trong vấn đề thanh khoản. Bán tài sản có nghĩa là ngân hàng
sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong
tương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người mô giới liên
quan đến việc bán tài sản.
- Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng:
Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM vì
hoạt động này tạo thuận lợi nhất và kéo theo các nghiệp vụ khác phát
triển. Do đó, khi ngân hàng khơng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các cam
kết tín dụng thì chứng tỏ ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh
khoản.

5


- Ngân hàng vay mượn số lượng lớn và thường xuyên vay vốn
từ các ngân hàng khác và ngân hàng trung ương: NHTW giữ vai trò
là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Cho nên, khi một ngân
hàng có dấu hiệu buộc phải đi vay NHTW với khối lượng lớn và
thường xun thì ngân hàng đó cần phải xem xét lại chính sách quản lý
thanh khoản của mình để lấy lại niểm tin của công chúng.
Nếu như xuất hiện bất cứ một dấu hiệu thị trường nào nêu trên đây

mà khơng có các biện pháp củng cố khả năng thanh khoản kịp thời thì
nguy cơ ngân hàng đó rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản là
khơng nhỏ. Các nhà quản trị ngân hàng cần phải tập trung xem xét lại
cách chính sách và thực tiễn cơng tác quản lý thanh khoản của ngân
hàng để giải quyết xem những thay đổi gì cần phải thực hiện để cải
thiện khả năng thanh khoản và lấy lại niềm tin nơi cơng chúng
I.1.3
Về mặt định lượng
-

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu = 100%

-

Tỷ lệ này phản ánh mức đủ vốn của NHTM trên cơ sở giá trị vốn tự có
và mức độ rủi ro trong hoạt động của mình. NHTM phải thường xun
duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.(Điểu 9- Thơng tư 36/2014/TTNHNN)
Tỷ lệ an tồn tối thiểu là 9%, nếu tỷ lê này thấp hơn 9% thì NHTM
đang gặp phải rủi ro thanh khoản.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = *100%

-

Các NHTM phải có tỷ lệ dự trữ thanh khoản >= 10%, các NHTM phải
nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các
nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngồi dự kiến.( Khoản 2/ Điểu 15/
Thơng tư 36/2014/TT-NHNN)
Nếu trong NHTM tỷ lệ này thấp hơn 10% thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro
thanh khoản.
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiển gửi:

Các NHTM thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
theo đồng Việt Nam và các ngoại tệ được quy dổi sang đồng Việt Nam
6


-

(theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố
hằng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi hạch tốn nếu khơng có tỷ giá bình qn liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước công bố), được xác định theo công thức sau:
(Điểu 21/ Thông tư 36/2014/ TT-NHNN)
LDR=*100% Trong đó:
LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
L: là tổng dư nợ cho vay
D: là tổng tiền gửi
LDR <= 80% đồi với các NHTM. Nếu tỷ lệ này cao hơn 80% thì các
NHTM được xem là có rủi ro thanh khoản.
Tỷ lệ nợ xấu = 100%
Tỷ lệ nợ xấu <=3%, nếu các NHTM có tỷ lệ lớn hơn 3% thì được xem
là có rủi ro thanh khoản.

II.

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN CAO ĐỐI
VỚI TÍNH TRUNG THỰC VÀ HỢP LÝ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA MỘT NGÂN HÀNH
II.1 Báo cáo tài chính
II.1.1 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ sáu nguyên tắc quy định

tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – Trình bày báo cáo tài chính:
Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù
trừ, có thể so sánh và các yêu cầu quy định bổ sung tại chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các
ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. TCTD cũng phải thực hiện các
nội dung cụ thể tại các Chuẩn mực kế tốn Việt Nam khác có liên quan.
II.1.2 Mục đích của báo cáo tài chính

7


Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thơng tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD, đáp ứng
yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nước và nhu
cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định
kinh tế.
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại bao gồm: Bảng cân
đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính
II.1.3 Bảng cân đối kế toán
II.1.3.1 Khái niệm
Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo tài chính của ngân hàng khái
quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng vào ngày cuối
năm.
II.1.3.2

Nội dung và kết cấu

Bảng Cân Đối Kế Toán được thể hiện một cách tổng quát bao gồm 2
phần:

+ Phần Tài sản (Assets) của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn
(ngân quỹ) của ngân hàng, nó thể hiện hoạt động của ngân hàng.
+ Phần Nợ phải trả & vốn chủ sở hữu (Liabilities and equity)
được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên ngân quỹ của
ngân hàng. Nợ phải trả không thuộc quyền sở hữu trong tài sản của
ngân hàng. Vì vậy, vốn chủ sở hữu sẽ bằng giá trị tài sản trư đi giá trị
nợ phải trả.
VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN - NỢ
PHẢI TRẢ
II.1.4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
A.1.

2.1.4.1 Khái niệm
8


Là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh
doanh, phản ánh thu nhập hoạt động chính và các hoạt động khác qua
một kỳ kinh doanh (một kỳ kế toán) của NHTM. Báo cáo kết quả kinh
doanh được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các
hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Theo quy định ở Việt nam,
báo cáo kết quả kinh doanh cịn có thêm phần kê khai tình hình thực
hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình
hình thực hiện thuế giá trị gia tăng
A.2.

2.1.4.2. Nội dung và kết cấu


Báo cáo kết quả kinh doanh là loại báo cáo tài chính quan trọng
của NHTM vì thơng qua các chỉ tiêu của báo cáo này giúp cho lãnh đạo
ngân hàng và các cơ quan quản lý, cơ quan thuế, kiểm toán nắm được
thực trạng các khoản thu nhập, chi phí, kết quả tài chính của từng ngân
hàng cũng như toàn bộ hệ thống. Từ đó giúp cho cơng tác lãnh đạo,
điều hành, kiểm tra, kiểm tốn có hiệu quả nhằm giúp các NHTM hồn
thành kế hoạch tài chính và kế hoạch nộp ngân sách quốc gia.
Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTM được trình bày gồm 2
phần:
Phần I: Lãi, lỗ
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước.
Trong phần I phản ánh các khoản thu và chi chính của NHTM như sau:
(1). Thu từ lãi: là những khoản thu từ hoạt động tín dụng, đầu tư,
từ khoản tiền gửi ở các TCTD khác, bao gồm: lãi cho vay, lãi tiền gửi,
thu lãi góp vốn mua cổ phần, thu khác về hoạt động tín dụng…

9


(2). Chi trả lãi: gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền
vay…
(3). Thu nhập lãi ròng = (1) – (2)
(4). Thu ngoài lãi: là những khoản thu nhập từ những dịch vụ
NHTM cung cấp cho khách hàng và thu nhập do hoạt động kinh doanh
khác tạo ra ví dụ thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh
tốn…
(5). Chi ngồi lãi: gồm các khoản chi như chi khác về hoạt động
huy động vốn, chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi tham gia thi
trường tiền tệ, bào hiểm tiền gửi…
(6). Thu nhập ngoài lãi = (4) – (5)

(7). Thu nhập trước thuế = (3) + (6)
(8). Thuế thu nhập
(9). Lợi nhuận sau thuế = (7) + (8)
Đây là khoản thu nhập còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Báo cáo thu nhập tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên một
trong các hạn chế của nó là thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan
điểm của kế tốn trong q trình hạch tốn chi phí. Một hạn chế khác
nữa là do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu quy định, theo đó
doanh thu sẽ được ghi nhận khi giao dịch đã hoàn thành trong khi đó
việc thanh tốn lại có thể xảy ra ở thời điểm khác. Nhược điểm này dẫn
đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
II.1.5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
A.3.

2.1.5.1 Khái niệm
10


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính phản ánh các
khoản thu và chi tiền trong kỳ của NHTM về hoạt động kinh doanh,
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Mục đích của báo cáo lưu
chuyển tiền tệ là nhằm trình bày tiền tệ đã sinh ra bằng cách nào và
NHTM đã sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo.
A.4.

2.1.5.2. Nội dung và kết cấu

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự khác nhau giữa lợi nhuận
của NHTM và các dòng tiền có liên quan, cung cấp những thơng tin về
những dòng tiền gắn liền với những biến động về tài sản, công nợ và

vốn chủ sở hữu. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ NHTM có thể
đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ các loại hoạt động của ngân
hàng để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các
cổ đông hoặc nộp thuế cho nhà nước. Trên cơ sở báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, nhà quản trị ngân hàng có thể dự đốn các dịng tiền phát sinh
trong hoạt động kinh doanh để có các biện pháp quản lý trong tương lai.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tổng hợp từ kết quả của 3 loại
hoạt động của NHTM tương ứng nội dung của nó gồm 3 phần: Lưu
chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu
tư; Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
II.2 Tính trung thực và hợp lý của BCTC
II.2.1 Tính trung thực
Tính trung thực của BCTC của một ngân hàng là số liệu kế tốn,
thơng tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung,
bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thơng tin được phản
ánh đúng với bản chất của nó, khơng bị bóp méo hay xun tạc dù là vơ
tình hay cố ý.
II.2.2 Tính hợp lý
Tính hợp lý của BCTC của một ngân hàng là thơng tin tài chính
và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không
gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
11


II.3

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản cao đối với tính trung thực hợp
lý của báo cáo tài chính một ngân hàng
Thật sự, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tính trung thực
và hợp lý của báo cáo tài chính. Một trọng những nguyên nhân chủ yếu,

quan trọng là ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.
Dưới đây là ví dụ điển hình từng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu – Eximbank sẽ làm rõ nhận định trên:
Ngày 01/04/2016, Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM đã chính
thức ban hành Quyết định số 139/QĐ-SGDHCM về việc đưa cổ phiếu
EIB của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vào
diện cảnh báo.
Trong Báo cáo kiểm tốn, chi nhánh Cơng ty TNHH KPMG tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị kiểm tốn Báo cáo tài chính năm 2015
của Eximbank, nhấn mạnh: “Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn
cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014, trước những điều chỉnh
được trình bài trong Thuyết minh số 41 của báo cáo tài chính hợp nhất,
được kiểm tốn bởi một cơng ty kiểm tốn khác và cơng ty kiểm tốn
này đã đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần đối với báo cáo tài chính này
trong báo cáo kiểm toán ngày 25 tháng 3 năm 2015”. “Cơng ty kiểm
tốn khác” mà KPMG nhắc tới, đơn vị thực hiện kiểm tốn báo cáo tài
chính năm 2014 của EIB – báo cáo có nhiều số liệu chưa hợp lý, vừa
phải điều chỉnh hồi tố – là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Tại báo cáo kiểm toán phát hành ngày 25/03/2015, kiểm toán viên
của Ernst & Young đã tự tin khẳng định: “Theo ý kiến của chúng tơi,
báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính hợp nhất của Ngân hàng và công
ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, cũng như kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất và tình hình lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài
chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực Kế tốn Việt Nam,
Hệ thống Kế tốn các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, các quy định của
12


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan

đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất”. Nên biết, khơng
chỉ là báo cáo tài chính năm 2014, Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam, cịn là đơn vị kiểm tốn các báo cáo tài chính năm của EIB, suốt
giai đoạn “cực thịnh” của ngân hàng này, từ 2010 – 2013. Đáng nói
hơn, giai đoạn 2010 – 2014 cũng chính là khoảng thời gian diễn ra
nhiều thương vụ kinh doanh đã được hạch tốn khơng đúng quy định
giữa Eximbank và CTCP Bất động sản E Xim (Eximland – một công ty
do Eximbank góp vốn sáng lập).
Hay đồng nghĩa rằng, nếu báo cáo tài chính 2014 của Eximbank
được kiểm tốn chính xác và cho ra những kết quả hợp lý ngay từ đầu
thì cổ phiếu EIB đã phải rơi vào diện cảnh báo từ cách đây 1 năm chứ
không phải là đợi đến bây giờ (theo quyết định 139 là từ ngày
08/04/2016).
Theo đó, sau khi điều chỉnh hồi tố, lợi nhuận chưa phân phối tại
ngày 31/12/2014 của EIB là -834,56 tỷ đồng. Và lợi nhuận chưa phân
phối tại 31/12/2015 là -817,47 tỷ đồng. Theo Kết luận thanh tra do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành này 19 tháng 10 năm 2015,
Eximbank đã bán một số tài sản cố định là bất động sản cho Eximland
trong 8thời gian từ 2010 đến năm 2013 và đã ghi nhận các khoản lợi
nhuận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của các năm
này (2010: 179.844 triệu VND; 2011: 363.364 triệu VND; 2012:
477.455 triệu VND và 2013: 95,996 triệu VND).Sau đó, Eximbank đã
mua lại các tài sản này từ Eximland trong thời gian từ 2011 đến 2015.
Eximbank đã ghi giảm thu nhập do bán các tài sản không đúng quy
định và ghi giảm các chi phí liên quan để khơi phục giá trị tài sản về giá
trị ban đầu. Chính các thương vụ “nội bộ” này đã “vống” lợi nhuận
chưa phân phối của Eximbank từ mức -834,56 tỷ đồng lên thành
+114,01 tỷ đồng.” (Trích Kiemtoan.com.vn ngày 05/04/2016).
13



Khi một ngân hàng được đánh giá là có rủi ro thanh khoản cao thì
tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính có thể bị kiểm tốn viên
hoài nghi về những số liệu trên báo cáo tài chính. Bởi lẽ, khi rủi ro
thanh khoản cao ngân hàng buộc phải tìm nguồn bù đắp thanh tốn cho
những nghĩa vụ nợ đến hạn bằng cách chấp nhận huy động vốn với lãi
suất rất cao. Dó đó, nó sẽ làm tăng chi phí trả lãi cho khách hàng gửi
tiền. Trường hợp khác, ngân hàng phải bán tài sản với giá rẻ hoặc trong
một số trường hợp xấu nhất phải chấp nhận vỡ nợ. Việc đánh giá một
ngân hàng có gặp rủi ro thanh khoản cao hay không phụ thuộc vào
nhiều yếu tố và kiểm toán viên cần chú trọng xem xét, đánh giá các
khoản mục sau trên báo cáo tài chính:
Tỷ lệ tiền cho vay so với tiền gửi của khách hàng: Nếu như ngân
hàng cho vay toàn bộ hay nhiều hơn số tiền mà khách hàng gửi vào thì
rủi ro thanh khoản trong trường hợp này là cao. Tỷ lệ này theo quy định
tại thông tư 36/2014/TT-NHNN phải không quá 80%( đối với Ngân
hàng Thương mại nhà nước là 90%), vì vậy có những số liệu được trình
bày sẽ khơng chính xác theo hướng có lợi cho ngân hàng. Kiểm toán
viên cần chú ý đến khoản mục tiền gửi của khách hàng hay tiền cho vay
có thể khai khơng chính xác so với thực tế.
Tỷ lệ của những khoản tiền gửi ngắn hạn so với những khoản cho
vay dài hạn: Khi ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn
ngắn rồi cho vay lại với kỳ hạn dài thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro
thanh khoản cao do sự chênh lệch kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ, vì
vậy những khoản mục này có thể ghi nhận khơng chính xác.
Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, Ngân hàng có thể thực hiện những cách
sau:
- Ngân hàng có thể phải đi vay ngân hàng khác hoặc ngân hàng
Trung ương. Để người sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính khơng
đánh giá thấp hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì ngân hàng có thể

ghi ít đi khoản đã đi vay.
14


- Khi gặp rủi ro thanh khoản cao, ngân hàng sẵn sàng huy động
vốn với lãi suất cao. Khi buộc phải trả lãi suất huy động cao trong khi
không thể cho vay sẽ làm chi phí của ngân hàng sẽ tăng lên và thu nhập
lãi giảm đi từ đó kéo theo lợi nhuận cũng giảm. Trong trường hợp này
ngân hàng có thể khai khống lợi nhuận hoặc ghi giảm chi phí, ghi thiếu
chi phí, khai khống thu nhập.
KẾT LUẬN

Ngành ngân hàng trên thế giới đã trải qua nhiều thế kỉ trên thế
giới. Trong suốt thời gian từ lúc hình thành và phát triển cho đến nay,
rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng ln song hành với sự
phát triển của hệ thống ngân hàng. Tuy rủi ro thanh khoản khơng được
quan tâm nhiều như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt
động, nhưng liên tiếp các cuộc khủng hoảng thanh khoản lớn trên thế
giới từng xảy ra từ những năm 80 cho đến nay (2016) đã cho thấy rủi ro
thanh khoản đã chứng tỏ tầm quan trọng và nguy hiểm của mình đối
với ngành ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro rất dễ xảy ra tại ngân
hàng, đặc biệt khi rủi ro thanh khoản cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của ngân hàng. Vì vậy,
khi kiểm tốn báo cáo tài chính của ngân hàng, kiểm tốn viên cần phải
đặc biệt chú ý đến các vấn đề, khoản mục và các dấu hiệu biểu hiện rủi
ro thanh khoản cao để phát hiện kịp thời, đảm bảo được tính trung thực
và hợp lý cho BCTC./.
Trân trọng cảm ơn!


15


1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngân hàng Nhà nước (2007). Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN
ngày18/04/2007 về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các
tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng nhà nước (2010). Luật các tổ chức tín dụng số:
47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010.
Ngân hàng Nhà nước (2015). Quyết định số: 02/VBHN-NHNN ngày
21/01/2015 ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín
dụng
Ngân hàng nhà nước (2014). Thông tư 36/2014/TT- NHNN Quy định
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi

Hiệp ước Basel 2
Phí Thị Kiều Anh. Một số giải pháp nhằm hồn thiện kiểm tốn báo
cáo tài chính ngân hàng thương mại do các doanh nghiệp kiểm toán
độc lập ở Việt Nam thực hiện. Theo Tạp chí Kế tốn & Kiểm tốn
Học viện Tài chính (2013). Giáo trình lý thuyết kiểm tốn. NXB Tài
chính, Hà Nội
(2009). Như thế nào là trung thực và hợp lý

16


9.

10.
11.

12.

(2015). Ngân hàng đang mạo hiểm với thanh
khoản?
(2016). Kiểm tốn báo cáo tài chính.
(2016). Eximbank “vẽ” lợi nhuận, Ernst
& Young nói “trung thực và hợp lý“
IAPS 1006, Audits of the Financial Statements of Banks, 2008 Edition

17




×