Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

phương thức thanh toán cad, ghi sổ, chuyển tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.66 KB, 31 trang )


BÀI TIỂU LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ
THANH TOÁNMINH
QUỐC TẾ
Đề tài:

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN


MỤC LỤC


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

Lời mở đầu
Một trong bốn xu hướng chính của thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hóa,
toàn cầu hóa. Xu hướng quốc tế hóa này có một tác động hết sức mạnh mẽ, chi phối đến
tất cả các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội,… đặc biệt là nền
kinh tế của các quốc gia. Quá trình hội nhập – phát triển, nền kinh tế thế giới trở thành
một chính thể thống nhất trong đó các quốc gia có các mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau, bất kỳ sự việc hiện tượng nào xảy ra với quốc gia này cũng có thể tác động đến các
quốc gia còn lại trên thế giới. Trong bối cảnh đó, chiến lược mở cửa nền kinh tế ở các
quốc gia là một điều tất yếu để phát triển. Tuy nhiên, hòa nhập chứ không hòa tan, mỗi
quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt từ đó
mỗi quốc gia sẽ tạo ra cho mình những lợi thế trong sản xuất. Việc tạo nên những lợi thế
so sánh làm cho việc giao thương giữa các quốc gia càng thêm sôi nổi, vì các nước sẽ tập
trung sản xuất những hàng hóa lợi thế và mua những hàng hóa không phải thế mạnh của
mình để tiết kiệm chi phí. Buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các nước sẽ làm


phát sinh các nhu cầu trong việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể của các quốc gia và
vì vậy thanh toán quốc tế – cầu nối trong giao dịch thanh toán của các quốc gia bắt đầu
được hình thành. Trong ngoại thương, việc thanh toán quốc tế giữa các nhà xuất nhập
khẩu thuộc hai hay nhiều quốc gia phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng các
phương thức thanh toán quốc tế nhất định như chuyển tiền (Remittance), phương thức
thanh toán ghi sổ (Open account), phương thức nhờ thu (Collection), phương thức giao
chứng từ nhận tiền (CAD – Cash again document / COD – Cash on delivery), phương
thức tín dụng chứng từ (L/c – Letter of credit). Việc lựa chọn phương thức thanh toán
quốc tế nào tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đôi bên trong hợp đồng ngoại thương cũng
như phương thức đó phải phù hợp với tập quán, luật lệ trong thanh toán quốc tế. Vì
những phương thức thanh toán quốc tế đều có những ưu nhược điểm khác nhau nên việc
áp dụng phương thức thanh toán quốc tế trong từng trường hợp cụ thể sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia.
Page 4


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ trình bày các khái niệm, đặc điểm, quy trình
thanh toán cũng như ưu nhược điểm, rủi ro của từng trường hợp khi áp dụng các phương
thức thanh toán “chuyển tiền, ghi sổ và thanh toán nhận chứng từ CAD”.

Page 5


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

PHẦN I: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ THANH TOÁN
QUỐC TẾ

I.


Khái niệm

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyên hưởng lợi về tiền tệ
phát sinh trên sơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này
đối với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua
quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất nhập khẩu thuộc hai hay nhiều
quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức
thanh toán quốc tế nhất định. Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi
trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ
tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản cảu người xuất khẩu căn cứ vào hợp
đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.

II.

Cơ sở hình thành thanh toán quốc tê

Hiếm có quốc gia nào trên thế giới có thể tự sản xuất tất cả các mặt hàng phục vụ cho đời
sống hoặc có quốc gia có thể sản xuất tất cả các mặt hàng nhưng chi phí sản xuất rất cao
không phù hợp với khả năng kinh tế của quốc gia và người dân của quốc gia đó. Vì điều
kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế – văn hóa – xã hội, trình độ phát triển khoa học công nghệ,
… của mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau dẫn đến năng lực sản xuất của mỗi quốc gia
cũng khác nhau. Điều này cho ta thấy các quốc gia luôn tồn tại một mối quan hệ phụ
thuộc, hỗ trợ lẫn nhau về các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm càn thiết cho đời sống, sản
xuất và tiêu dùng. Kết quả là theo thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh cho thấy, các
quốc gia sẽ tập trung sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng chủ đạo là thế mạnh của quốc
gia và nhập khẩu các sản phẩm không phải thế mạnh của mình để giảm thiểu chi phí sảm
xuất, nâng cao năng suất và giá thành các sản phẩm là có thể chấp nhận được. Từ đó hình
thành quan hệ ngoại thương – xuất nhập khẩu giữa hai hay nhiều nước trên thế giới. Việc


Page 6


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
mở cửa ngoại thương này cũng làm hoạt động thanh toán quốc tế hình thành và hoạt động
ngày càng sôi nổi.
Tóm lại, cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế chính là hoạt động ngoại thương.
Ngày nay, nói đến ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế và ngược lại, nói đến thanh
toán quốc tế là nói đến ngoại thương.

III.

Vai trò của thanh toán quốc tê

Trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thức quá trình lưu
thông hàng hóa. Do vậy, quá trình thanh toán quốc tế nếu được thực hiện tốt sẽ có tác
dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động, gia
tăng quan hệ giao dịch thương mại giữa các nước.
Thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tốt vừa góp phần thực hiện tốt chế dộ quản lý
ngoại hối, chính sách ngoại thương, vừa góp phần nâng cao uy tín của các quốc gia trên
thương trường quốc tế. Từ đó, việc phát triển các mối quan hệ quốc tế sẽ thuận lợi hơn.
Đối với hệ thống ngân hàng, với vai trò là trung gian thanh toán trong các giao dịch thanh
toán quốc tế, các ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để giảm bớt rủi ro, bào vệ
quyền lợi cho các bên tham gia trong quá trình thanh toán dựa trên cơ sở sự ủy thác của
cá chủ thể này. Từ đó, làm phát sinh thu nhập và tạo điều kiêm mở rộng quy mô hoạt
động, nâng cao uy tín của ngân hàng.

PHẦN II: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN, GHI SỔ VÀ THANH
TOÁN NHẬN CHỨNG TƯ


A. Phương thức chuyển tiền
I.

Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một

khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền: người trả tiền, người mua, người nhập
khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác
Page 7


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
(người thụ hưởng: người bán, đơn vị xuất khẩu, người nhận tiền) ở một số địa điểm xác
định trong một khoảng thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền khách hàng yêu
cầu.

II.
-

Các đối tượng tham gia:

Người chuyển tiền (Buyer, Importer, The Remitter, The Applicant, The Customer):
người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về

-

nước … là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền.
Người thụ hưởng (Seller, Exporter, The Beneficiary, The Recipient, The Receiver): là
người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư… hoặc một người nào


-

đó do người chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền: (The Remitting Bank, The Applicant Bank): là ngân hàng

-

nhận ủy thác chuyển tiền của người chuyển tiền.
Ngân hàng trả tiền (The beneficiary Bank): là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Ngân hàng đại lý (The corresponding/Agent Bank): là ngân hàng có quan hệ đại lý
với ngân hàng chuyển tiền, thường đặt tại nước của người thụ hưởng.

III.

Hình thức chuyển tiền:

1. Chuyển tiền bằng thư chuyển tiền (M/T Mail Transfer):
Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gởi thư ra lệnh cho
ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng.
2. Chuyển tiền bằng điện báo (T/T Telegraphic Transfer):
Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân
hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng.
3. Chuyển tiền bằng SWIFT (System of Worldwide Interbank Financial
Transaction/Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tê):
− Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ

và tác động đến mọi mặt của cuộc sống thì phương thức chuyển thư tín dụng bằng hệ
Page 8



PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
thống SWIFT cũng đang ngày càng chiếm ưu thế hơn so với việc chuyển thư tín dụng
bằng đường bưu chính hay bằng điện tín. Sau đây là đôi nét về SWIFT:
• Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tootr


chức tài chính nên tính bảo mệt cao và an toàn.
Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép SWIFT có thể xử lý được một lượng lớn

giao dịch.
• Chi phí cho một điện giao dịch thấp
• Sử dụng SWIFT sẽ phải tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là
điểm chung của bất kỳ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng
đồng ngân hàng thế giới.
Vì những ưu điểm vượt trội và độ phổ biến của SWIFT mà đây là hình thức thanh
toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay.Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền
bằng cách đưa lệnh cho ngân hàng cùng trong hệ thống mạng SWIFT ở nước ngoài trả
tiền cho người thụ hưởng.
Phương thức chuyển
tiền

Ưu điểm

Nhược điểm

Bằng thư chuyển tiền

Chi phí thấp


Chậm, chỉ thực hiện giao
dịch được với ngân hàng
đại lý ở nước ngoài

Bằng điện báo

Nhanh

Chi phí cao, chỉ thực hiện
được với ngân hàng đại lý
ở nước ngoài

Nhanh, chi phí thấp

Chỉ thực hiện được với
ngân hàng nào trong hệ
thống SWIFT.

Bằng SWIFT

* Một ngân hàng đại lý (ngân hàng đóng vai trò ngân hàng đại lý) là một ngân hàng địa
phương tại một nơi nào đó cung cấp dịch vụ cho ngân hàng khác

Page 9


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

IV.


Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán chuyển tiền:

1. Trả tiền ngay:
a. Quy trình:
Bước 1: Sau khi kí kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc
cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng
từ cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 2: Nếu đồng ý thanh toán, đơn vị nhậu khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi đến
Ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chuyển tiền).
Nội dung giấy ủy nhiệm chuyển tiền gồm:






Tên và địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền.
Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản.
Số tiền xin chuyển.
Tên và địa chỉ người thụ hưởng, số tài khoản ngân hàng, chi nhánh ở đâu…
Lý do chuyển tiền…
Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng
mua bán ngoại thướng, tờ khai hải quan…

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng chuyển
tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh
toán) cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền ở nước ngoài chuyển
trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân
hàng trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân

hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước
4(a), 4(b).
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ngân hàng có thể thể sử dụng các hình thức
chuyển tiền ở phần trên.

Page 10


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
Bước 5: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi
giấy báo cho đơn vị.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người
trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là nước thứ
ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì
người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó. (Giấy đề nghị mua
ngoại tệ – phụ lục 1)

(5)Báo
(3)Báo
NợCó
(1) hàng hóa
Bộ chứng từ

b. Ưu nhược điểm:
− Đối với người nhập khẩu: nếu người nhập khẩu không đủ tiền thanh toán, và nếu hợp

đồng bắt buộc thanh toán ngay thì người nhập khẩu có thể tốn thêm phí phạt hoặc vay.
− Đối với người xuất khẩu: nhận được tiền ngay để tái đầu tư hoặc sản xuất, giảm thiểu
khả năng bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa hoặc vốn.


Page 11

(2) lện
Chuyể


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
2. Trả tiền sau (Deferred payment):
a. Quy trình:
Trong trường hợp mua hàng trả chậm, quy trình thanh toán được thực hiện tương
tự như quy trình thanh toán trả tiền ngay nhưng chỉ khác ở bước 2 về thời điểm đơn bị
nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền – là thời điểm đên hạn thanh toán quy định trong hợp
đồng, thông thường là x ngày sau ngày nhận được hàng
b. Ưu nhược điểm:
− Đối với người nhập khẩu: Có thể chiếm dụng được vốn trong khoảng thời gian đến

hạn thanh toán.
− Đối với người xuất khẩu: Trong quy trình thực hiện chuyển tiền, vì lý do gì đó có
thể khiến người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng thì người
xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã được chuyển đi
và người nhập khẩu có thể đã nhận được và sử dụng hàng hóa. Trong trường hợp
này người xuất khẩu bị thiệt hại.
3. Trả tiền trước (Advanced payment):
a. Quy trình:
Trong phương thức chuyển tiền trả trước, đơn vị xuất khẩu đề nghị đơn vị nhập
khẩu ứng trước một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng theo như thỏa thuận trước khi
giao hàng. Tiền ứng trước có thể coi như là khoản tiền đặt cọc hoặc khoản tín dụng mà
đơn vị nhập khẩu ứng trước cho đơn vị xuất khẩu. Trường hợp này có lợi cho đơn vị xuất
khẩu hơn, tạo sự yên tâm cho đơn vị xuất khẩu thức hiện giao hàng và giải quết sự thiếu
hụt vốn, đồng thời ràng buộc đơn vị nhập khẩu phải nhận hàng và thanh toán. Nội dung

quy trình diễn ra như sau:
Bước 1: Dựa trên hợp đồng ngoại thương kí kết, đơn vị nhập khẩu viết lệnh
chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình ( ngân hàng chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng
chuyển tiền ứng trước cho đơn vị xuất khẩu.
Page 12


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
Nội dung giấy ủy nhiệm chuyển tiền gồm:






Tên và địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền.
Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản.
Số tiền xin chuyển.
Tên và địa chỉ người thụ hưởng, số tài khoản ngân hàng, chi nhánh ở đâu…
Lý do chuyển tiền…
Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng
mua bán ngoại thướng, tờ khai hải quan…

Bước 2: Sau khi kiểm tra, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng
chuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy
đã thanh toán) cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng TT, MT, SWIFT) cho ngân hàng trả tiền
ở nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan
hệ đại lý với ngân hàng trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan
hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân

hàng đại lý ở bước 3(a), 3(b).
Bước 4: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi
giấy bào có cho đơn vị.
Bước 5: Đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức
nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu.

Page 13


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

(4)Báo
(2)Báo
NợCó
(5) hàng hóa
Bộ chứng từ

b. Ưu nhược điểm:
− Đối với người nhập khẩu: người nhập khẩu đã chuyển tiền nhưng vẫn chờ hàng,

nếu vì một lý do gì đó người xuất khẩu chuyển chậm hàng hoặc không chuyển
được hàng thì người xuất khẩu sẽ chịu thệt hại.
− Đối với người xuất khẩu: vì nhận được tiền trước nên người xuất khẩu không phải
lo bị thiệt hại vì người nhập khẩu thanh toán chậm, có thể dùng khoảng thanh toán
để tái đầu tư hoặc sản xuất.

V.

Vận dụng phương thức thanh toán chuyển tiền tại ngân hàng thương mại:


1. Tại ngân hàng chuyển tiền đi (Outward Remittance):
Ngân hàng thực hiện chuyển tiền đi phục vụ quyền lợi cho khách hàng có yêu cầu
chuyển tiền, ngân hàng đóng vai trò ngân hàng chuyển tiền (Remittance Bank). Quy trình
thực hiện như sau:

Page 14

(1) lệnh
Chuyển ti


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền
Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi
Lập điện chuyển tiền
Hạch toán – Lưu hồ sơ

a. Tiêp nhận hồ sơ xin chuyển tiền:
− Đối với khách hàng chuyển tiền là pháp nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đến

ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Hồ sơ chuyển tiền gồm có:
• Đơn xin chuyển tiền (Application for overseas remittance), lệnh chuyển tiền






(payment order).

Các chứng từ kèm theo.
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Hợp đồng ngoại thương.
Hợp đồng ủy thác (nếu có).
Bộ chứng từ hàng nhập khẩu gồm có: Hóa đơn; vận đơn; chứng từ bảo hiểm; giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng;

và các chứng từ khác có liên quan…
• Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.
• Quota (nếu mặt hàng nằm trong danh mục phải có quota).
− Đối với chuyển tiền trả trước thì không có bộ chứng từ và tờ khai hải quan hàng
nhập khẩu.
b. Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền:
a. Muốn chuyển tiền ra nước ngoài phải có giấy phếp của Bộ

chủ quản và Bộ Tài Chính. Chuyển tiền thanh toán trong


ngoại thương phải có các giấy tờ sau:
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Page 15


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN










Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gởi đến
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền
b. Đối với đơn xin chuyển tiền: thông thường được ngân hàng
kiểm tra các nội dung như sau:
Tên và số tài khoản người chuyển tiên.
Tên và số tài khoản người thụ hưởng.
Số tiền xin chuyển (cần ghi rõ bằng chữ và bằng số, loại ngoại tệ)
Phí dịch vụ ngân hàng: cần được xác định ai là người trả (theo thông lệ phí trong
nước do người chuyển tiền trả, phí phát sinh ở nước ngoài do người thụ hưởng

trả).
• Người ra lệnh chuyển tiền phải là chủ tài khoản có đăng ký chữ ký và con dấu tại
ngân hàng.
c. Đối với các giấy tờ kèm theo: sẽ được ngân hàng kiểm tra các

nội dung chủ yếu như sau:
• Phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng ngoại thương.
• Các chi tiết về mua bán giữa hai bên, kiểm tra giữa trị giá ghi trên hợp đồng – tờ


khai hải quan - số tiền xin chuyển phải khớp đúng.
Hóa đơn: trị giá hóa đơn sẽ được đối chiếu với số tiền xin chuyển và hợp đồng

ngoại thương.
• Kiểm tra bộ chứng từ
c. Ngân hàng tiên hành chuyển tiền ra nước ngoài:

Ngày nay, đa số các ngân hàng đều chuyển tiền bằng điện thông qua hệ thống SWIFT
giữa các quốc gia trên thế giới.
d. Hạch toán – lưu hồ sơ:
Đồng thời với lập lệnh chuyển tiền ra nước ngoài, ngân hàng tiến hành hạch toán,
hoàn tất hồ sơ và lưu hồ sơ.
2. Tại ngân hàng chuyển tiền (Inward Remittance):
Trong trường hợp chuyển tiền đến ngân hàng đóng vai trò phục vụ cho người thụ

Tiếp nhận lệnh chuyển tiền

hưởng (Beneficiary – Bank) với quy trình như sau:

Thanh toán cho người hưởng lợi
Page 16

Lưu hồ sơ


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

− Ngân hàng nhận được trực tiếp điện chuyển tiền đến bằng hệ thống thanh toán SWIFT

qua máy vi tính. Nếu ngân hàng là thành viên chính thức của tổ chức SWIFT, sẽ có
khóa SWIFT, khóa mật mã của điện sẽ được kiểm tra tự động.
− Tùy theo yêu cầu của điện chuyển tiền, ngân hàng tiến hành chi trả cho người thụ
hưởng bằng cách ghi Có vào tài khoản của họ tại ngân hàng, hoặc chuyển số tiền đó
vào tài khoản của người thụ hưởng tại một tài khoản ngân hàng Việt Nam khác, hoặc
chi trả thẳng cho họ bằng tiền mặt (USD hoặc VND). Ngân hàng thu các khoản phí
dịch vụ ngân hàng bằng cách trừ vào số tiền nhận được trước khi thực hiện ghi Có vào
tài khoản người thụ hưởng. Ngân hàng hoàn tất hồ sơ và lưu hồ sơ.


VI.

Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền:

1. Ưu điểm đối với các bên:
Với nhà xuất nhập khẩu: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển
tiền, thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền.
Với ngân hàng: ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian thanh toán thuần túy để
hưởng thủ tục phí (hoa hồng), không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý của thời gian
thanh toán và lượng tiền chuyển đi.
2. Nhược điểm
Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hóa dịch vụ có thể tách rời khỏi chu
chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển tiền và người
thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước (down payment), nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu
nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất
lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại,

Page 17


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
trogn trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín
thanh toán của nhà nhập khẩu.
Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, kinh tế, xã hội hay một
tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến quan hệ
làm ăn.
Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh
chóng, nếu phát hiện sai sót (có thể từ người chuyển tiền hoặc ngân hàng chuyển tiền) sau
khi đã chuyển tiền thì khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh đặc biệt là khi người thụ

hưởng đã nhận tiền.
Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán nên nằm ở thế thụ động, chỉ khi nào
khách hàng ra lệnh chuyển mới thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
3. Phạm vi áp dụng
Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán nhỏ như thanh
toán các chi phí có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa: chí phí vận chuyển,
bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn,
chuyển lợi nhuận về nước. Đây là phương thức đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh
nhưng với phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán. Và bên
xuất khẩu có nhận được tiền hay không là tùy vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà
nhập khẩu. Chính vì vậy phương thức này chỉ được áp dụng đối với hai bên giao dịch tin
cậy nhau.

B. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ
I.

Khái niệm
Ghi sổ là một phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi

hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) qui định trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ nhà nhập
khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất

Page 18


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
định do hai bên thỏa thuận, nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu số tiền phát sinh
trên tài khoản bằng chuyển tiền hay bằng séc.
 Thực chất đây là 1 hình thức tín dụng thương mại mà người bán cấp cho người mua


II.
-

Đối tượng tham gia

Người chuyển tiền (Buyer, Importer, The Remitter, The Applicant, The Customer):
người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về

-

nước … là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền.
Người thụ hưởng (Seller, Exporter, The Beneficiary, The Recipient, The Receiver): là
người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư… hoặc một người nào

-

đó do người chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền: (The Remitting Bank, The Applicant Bank): là ngân hàng

-

nhận ủy thác chuyển tiền của người chuyển tiền.
Ngân hàng trả tiền (The beneficiary Bank): là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Ngân hàng đại lý (The corresponding/Agent Bank): là ngân hàng có quan hệ đại lý
với ngân hàng chuyển tiền, thường đặt tại nước của người thụ hưởng.

III.

Đặc điểm

• Không có sự tham gia của ngân hàng (các ngân hàng không tham gia với chức năng là
người mở tài khoản và thực hiện việc thanh toán. Chỉ đến kỳ thanh toán theo thỏa thuận,
nhà nhập khẩu mới thông qua ngân hàng của mình để thanh toán khoản tiền nợ phát sinh
cho nhà xuất khẩu)
• Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên (chỉ có nhà xuất khẩu mở tài
khoản, ghi chép các khoản tiền hàng, nhà nhập khẩu không mở sổ song song, nếu có mở
sổ ghi chép thì sổ đó chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh quyết toán giữa 2
bên).
• Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng nhau

Page 19


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

(2) Định kỳ - Lệnh chuyển tiền

(5) báo(3)
có báo nợ

HH & BCT




Sử dụng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng
Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá thanh toán ngay (lãi trả chậm)

IV.


Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán ghi sô

Bước 1: Sau khi kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị xuất khẩu thực hiện
cung ứng hàng hóa dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu dồng thời chuyển giao toàn bộ chứng
từ. Việc giao hàng được đơn vị xuất khẩu thực hiện nhiều lần theo thỏa thuận. Sau mỗi
lần giao hàng, đơn vị xuất khẩu sẽ ghi nợ trên tài khoản và gởi thông báo nợ cho đơn vị
nhập khẩu.
Page 20


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
Bước 2: vào định kỳ thanh toán qui định trong hợp đồng, đơn vị nhập khẩu sẽ thực
hiện lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chuyển tiền) và yêu
cầu ngân hàng chuyển tiền cho người thụ hưởng. Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ
những nội dung sau:
o
o
o
o
o
o

Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền
Số tài khoản, Ngân hàng mở tài khoản
Số tiền xin chuyển
Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản Ngân hàng , chi nhánh ở đâu
Lý do chuyển tiền
Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan : giấy phép nhập khẩu, hợp đồng ngoại
thương, tờ khai hải quan, …
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng chuyển

tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền gởi giấy báo nợ cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T) cho ngân hàng trả tiền ở
nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ
đại lý với ngân hàng trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ
đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện chuyển tiển thông qua ngân hàng đại lý
ở bước 4(a), 4(b).
Bước 5: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và
gởi giấy báo có cho đơn vị.

V.

Trường hợp áp dụng phương thức ghi sô

1. Ưu điểm đối với các bên
a. Đối với nhà nhập khẩu:
• Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa
• Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm
• Giảm được công việc giấy tờ, giảm chi phí giao dịch
b. Đối với nhà xuất khẩu
• Là phương thức thanh toán đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp
Page 21


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN



Giảm được chi phí, giảm được giá bán
Giảm được công việc giấy tờ, giảm chi phí giao dịch
2. Rủi ro đối với các bên


a. Đối với nhà xuất khẩu
• Nhà nK có thể không thanh toán, thanh toán chậm trễ hoặc thanh toán không đầy đủ
• Nhà xuất khẩu phải chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền
• Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như
thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
b. Đối với nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, giao hàng không đúng thời hạn hoặc giao
hàng không đảm bảo về chất lượng và số lượng
3. Trường hợp áp dụng
• Áp dụng giữa các bên có quan hệ thường xuyên tin cậy lẫn nhau, có quan hệ lâu đời trong
mua bán, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ và công ty con. Nó cũng phù
hợp trong các mối quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần
• Nhà nhập khẩu khan hiếm ngoại tệ (họ chấp nhận giá cao hơn để mua được hàng hóa)
• Sử dụng trong thanh toán chi phí mậu dịch như: cước phí, bảo hiểm bưu điện, hoa hồng
trong nghiệp vụ môi giới ủy thác, lợi tức đầu tư.
4. Những điều cần lưu ý
• Thứ nhất, phải quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản
• Thứ hai, căn cứ ghi nợ của người bán thường là hóa đơn giao hàng
• Thứ ba, căn cứ nhận nợ của người mua dựa vào giá trị hóa đơn giao hàng hoặc kết quả
nhận hàng ở nơi nhận hàng
• Thứ tư, định kỳ thanh toán có 2 cách quy định: 1 là quy định X ngày kể từ ngày giao
hàng đối với từng chuyến hàng, 2 là quy định theo mốc thời gian của niên lịch
• Thứ năm, phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư hoặc là bằng điện cần phải thỏa
thuận thống nhất giữa hai bên.
• Thứ sáu, giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá hàng bán tiền ngay,
chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định
kỳ thanh toán theo mức lãi suất được nhà nhập khẩu chấp nhận
Page 22



PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN


Thứ bảy, việc chuyển tiền thanh toán chậm của ng ười mua được giải quyết thế nào, có

phạt chậm trả không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào?
• Thứ tám, nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của nhà xuất khẩu và số tiền
nhận nợ của nhà nhập khẩu thì giải quyết thế nào?

C. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD - Cash again document)
I.

Khái niệm
Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CADs – cash against documents /

COD – cash on delivery) là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều
kiện nhà xuất khẩu xuất trình những chứng cứ theo yêu cầu đã được thỏa thuận cho ngân
hàng để được thanh toán tiền.
Tài khoản tín thác (Trust Account) là tài khoản ký quỹ do ngân hàng mở cho
người nhập khẩu dựa trên mối quan hệ ủy thác của người nhập khẩu cho ngân hàng.

II.

Đối tượng tham gia

Người chuyển tiền (Buyer, Importer, The Remitter, The Applicant, The Customer):
người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước …
là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền.

Người thụ hưởng (Seller, Exporter, The Beneficiary, The Recipient, The Receiver): là
người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư… hoặc một người nào đó
do người chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng trả tiền (The beneficiary Bank): là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

III.

Quy trình nghiệp vụ của phương thức CAD

1. Khi các bên tham gia có cùng quan hệ với một ngân hàng (thường là ngân
hàng phục vụ người xuất khẩu)
Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán

Page 23


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN

(1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác, số dư tài
khoản này bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà nhập
khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu với ngân
hàng.
Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở để ngân hàng dịch vụ trả tiền theo chỉ thị nhà nhập khẩu, khi
thực hiện thanh toán theo phương thức CAD. Nội dung chính của bản ghi nhớ là :
-

Nhà nhập khẩu cam kết ký quỹ đầy đủ 100% trị giá của thương vụ.

-


Các chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình khi lãnh tiền ở ngân hàng.

-

Thời hạn thanh toán.

-

Mức phí dịch vụ mà ngân hàng được hưởng và ai phải trả phí này ( thường là nhà

xuất khẩu ).
(2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu rằng: Nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài khoản tín
thác đã hoạt động.
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập
khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu để rút
tiền.
Page 24


PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CAD, GHI SỔ, CHUYỂN TIỀN
(5) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất khẩu.
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện nhà nhập khẩu.
2. Khi việc thanh toán diễn ra có sự tham gia của 2 ngân hàng trung gian.
Sơ đồ quy trình thực hiện

Quá trình thực hiện phương thức này diễn biến như sau:
(1) Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân
hàng phục vụ mình xin thực hiện dịch vụ CAD. Ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ thỏa
thuận ký với nhau thông qua bảng ghi nhớ (memorandum)

(2) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản tín thác đồng thời
thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản tín thác đã bắt đầu hoạt động thông qua
ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(3) Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của người đại điện của
nhà nhập khẩu tại nước nhà xuất khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thanh
toán.
(5) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của
bản ghi nhớ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi CÓ tài khoản của nhà xuất khẩu và ghi
NỢ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.

Page 25


×