Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Trình bày những nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng tháng tám trong các nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất tại sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.89 KB, 24 trang )

Câu 1: Trình bày những nhân tố làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
Trong các nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một sự kiện vĩ đại, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tá đã phá tan hai tầng xiềng xích
nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế
tồn tại gần một nghìn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc
lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân
độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, một kỉ
nguyên mới của lịch sử dân tộc ta đã mở ra - kỉ nguyên độc lập và tự do.
Cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi là sự kết tinh của nhiều nhân tố, bao gồm
nhân tố chủ quan và khách quan:
I. Nguyên nhân khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi

Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi
nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh
giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát
triển mạnh.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô
Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt
nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức
đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên
Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô
điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng
minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để
giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng
khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng
can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay
sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao.
Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội


nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng
làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và
đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn


nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự
cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ
trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ
chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân
tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về
nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn
Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-61945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy
lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc
của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc
lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít
Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo
đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-81945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 168-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”;
thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc
giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ:
“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

II. Nguyên nhân chủ quan:
1. Truyền thống yêu nước – Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ
những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ
quốc. Với vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Trong
tiến trình phát triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên
trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Từ Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn
gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng
nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình
Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Nguyễn Huệ
“Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho


nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… đến Bế Văn
Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Nguyễn
Viết Xuân với tinh thần “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”… Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc
lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng
tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá
trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ
thù, xứng đáng với lời ngợi ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước”. Sức mạnh đó chính là mạch nguồn của thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám
(1945).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi nhờ sự phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Tư tưởng Đoàn kết của Người được xây
dựng trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân và quyền thiêng
liêng của con người; tin vào dân, dựa vào dân “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn
lần dân liệu cũng xong”, “lấy dân làm gốc”, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Và chính tư
tưởng ấy đã quy tụ, tạo sức mạnh quật khởi để dân tộc Việt Nam làm nên cuộc Cách

mạng Tháng Tám năm 1945 và đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Thắng lợi của Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là biểu tượng sức mạnh tổng hợp
của cả dân tộc; là minh chứng hùng hồn, khẳng định vai trò và sức mạnh to lớn của quần
chúng nhân dân trong cách mạng, với các hình thức vận động, tập hợp và quy tụ quần
chúng phù hợp, hoạt động hiệu quả; là kết quả về sự đồng thuận, đồng lòng trong nhân
dân, với tinh thần tự lực, tự cường nhất tề nổi dậy giành chính quyền về tay mình.
2. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng 15 năm của Đảng và nhân dân ta

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu
tiên trên thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi, góp phần cùng
Đồng minh dân chủ quốc tế đánh bại chủ nghĩa phát-xít, kết thúc cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ hai, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân loại. Cách mạng Tháng Tám còn góp
phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, mở đầu cho kỷ nguyên độc
lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công là do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã đứng trên lập trường giai cấp công nhân, vận dụng một cách sáng tạo
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh Việt Nam, nêu cao ngọn cờ độc lập
dân tộc, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc và dũng khí
đấu tranh anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Nói cách khác, là do Đảng ta đã
biết kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn tính giai cấp với tính dân tộc của cuộc cách mạng.
Do chưa nhận thức được tính tất yếu trong mối quan hệ giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân
tộc của Cách mạng Tháng Tám nên một số học giả nước ngoài đã không thấy hết vai trò
lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng, cuộc cách mạng này nổ
ra là do có "sự ăn may", do lúc đó ở Đông Dương có "khoảng trống quyền lực" (Pháp
chạy, Nhật hàng, quân Đồng minh chưa tới) nên Việt Minh mới dễ dàng giành thắng lợi.
Một sự thật hiển nhiên mà nhiều nhà khoa học đã chứng minh là, trong hơn 80 năm đấu
tranh chống thực dân Pháp, hàng chục cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt của nhân dân
Việt Nam nổ ra nhưng vẫn chưa giành được thắng lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do các

cuộc đấu tranh đó chưa có một giai cấp tiền phong lãnh đạo, chưa có lý luận cách mạng
soi đường, cũng như chưa có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, đủ sức giành
thắng lợi trước những kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát-xít.
Nhưng, còn một sự thật lịch sử nữa phải được làm rõ là, muốn đưa cách mạng đến thành
công, không chỉ cần có một Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo mà còn cần có một
đảng biết vượt qua bao thử thách, gay go, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, rút ra
những bài học kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện đường lối chiến lược và sách lược.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác nhận, để đi đến thành công của Cách mạng
Tháng Tám, Đảng phải có quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng suốt 15 năm, trải qua ba cuộc vận
động cách mạng khó khăn, gian khổ. Đó là phong trào cách mạng 1930- 1931, 1936-1939
và 1939-1945
 Cuộc vận động những năm (1930 - 1935), mà đỉnh cao là phong trào Xô-viết Nghệ

Tĩnh (1930-1931), tiếp theo là giai đoạn khủng bố trắng và thoái trào cách mạng (1932 1935).
Cao trào cách mạng 1930-1931 không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà là kết quả tất
yếu của các điều kiện khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội của nước ta lúc đó.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã thúc đẩy thực dân Pháp tăng cường cấu kết với
thế lực phong kiến thuộc địa ra sức bóc lột nhân dân Việt Nam và đẩy đời sống của toàn
thể nhân dân lâm vào tình trạng cùng cực; buộc nhân dân ta vùng dậy đấu tranh chống
bọn thực dân đế quốc và phong kiến thuộc địa.


Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng
sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô
rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong
phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào
yêu nước trước kia.
Mặc dù cuối cùng bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn có ý nghĩa to lớn:
Thứ nhất, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của
giai cấp công nhân. Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sự lãnh đạo của

Đảng. Thứ hai, khẳng định vai trò của khối liên minh công nông. Công nhân, nông dân đã
đoàn kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình. Thứ ba, Đội ngũ cán bộ và đảng
viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực
lượng cho cách mạng về sau. Thứ tư, phong trài được đánh giá cao trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương
là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản. Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa
quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong
trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực
cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và
Cách mạng Tháng Tám.
Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng, về
chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất,
về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
 Cuộc vận động những năm (1936 - 1939), với cao trào Mặt trận Dân chủ năm 1938,

Đảng lại phải vượt qua tổn thất do cuộc khủng bố của địch gây ra để đi tiếp chặng đường
mới.
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào này:
– Phong trào đấu tranh tự do, đòi dân sinh, dân chủ: Từ giữa những năm 1936 được tin
Quốc hội Pháp cử phái đoàn điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động
các tầng lớp nhân dân hội họp, thảo ra bản “dân nguyện” để gửi tới phái đoàn, tiến tới
triệu tập Đông Dương đại hội vào tháng 8/1936. Lợi dụng sự kiện Gô-đa sang điều tra
tình hình và Brêviê nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng míttinh, đón rước, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Trong những năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi.
Nhiều hình thức tổ chức quần chúng ra đời như Hội cứu tế bình dân, Hội truyền bá Quốc
ngữ. Đặc biệt là ngày 1/5/1938, lần đầu tiên trong ngày quốc tế lao động nhiều cuộc mít


tinh được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng
tham gia.

– Phong trào đấu tranh nghị trường: Đảng Cộng sản Đông Dương vận động đưa người
của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào các cơ quan: Viện Dân biểu Trung Kì
(1937), Viện Dân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938) và Hội đồng
Quản hạt Nam Kì (1939). Mục đích của phong trào này là mở rộng lực lượng của Mặt
trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân và tay sai, bênh vực quyền
lợi của đa số quần chúng nhân dân.
– Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản nhiều tờ báo
công khai: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức…, tuyên truyền, vận động quần
chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đồng thời nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê
phán được xuất bản: Tắt đèn, Bước đường cùng… Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
giúp cho quần chúng nhân dân được giác ngộ về đường lối cách mạng.
Những cuộc phong trào đấu tranh trong thời kì này đã đem lại những ý nghĩa và bài học
kinh nghiệm cho Đảng ta: Mặc dù khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thế
lực phản động thuộc địa đàn áp cách mạng. Cuộc vận động dân chủ kết thúc, nhưng vẫn
có ý nghĩa lịch sử to lớn: Thứ nhất, quần chúng được tổ chức, giác ngộ và rèn luyện qua
thực tiễn đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. Thứ hai, đội
ngũ cán bộ, đảng viên có sự phát triển về số lượng và trưởng thành. Thứ ba, Đảng thêm
trưởng thành một bước về chỉ đạo chiến lược và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quay
báu.
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 để lại nhiều bài học về xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất; về kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu trước mắt, về sử dụng các hình thức
đấu tranh…
Phong trào dân chủ 1936- 1939 là một bước chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám sau này.
 Cuộc vận động những năm (1939 - 1945), Đảng đã sáng suốt phát triển cả lực lượng

chính trị lẫn lực lượng vũ trang, dấy lên cao trào tiền khởi nghĩa, chủ động nắm bắt thời
cơ mới để tiến hành Tổng khởi nghĩa.
Ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9-1939), Trung ương Đảng đã họp
Hội nghị lần thứ 6 (tháng 11-1939) để điều chỉnh chiến lược cách mạng với nội dung: Đặt

nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị quyết


định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, nhằm thu hút tất cả các
dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn giáo và các cá nhân yêu nước để đánh đổ đế quốc và tay
sai, dành độc lập hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương. Trung ương Đảng đã kịp thời
chỉ đạo các tổ chức đảng và quần chúng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển
hướng hoạt động về nông thôn, tránh sự đàn áp khủng bố của kẻ thù.
3. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước:

Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã đề ra được
đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
a. Xây dựng một Đảng Mác-Lênin có đường lối đúng đắn, bảo đảm thông suốt và
quán triệt đường lối đó trong thực tiễn chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa, làm cho tổ
chức Đảng trong sạch, vững mạnh và bám rễ sâu trong quần chúng nhân dân.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi trước hết và chủ yếu là do đường lối chiến lược và sách
lược của Đảng đúng đắn ngay từ đầu và không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù
hợp với từng giai đoạn cách mạng. Để xác định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc,
Đảng đã dũng cảm vượt lên những khuôn mẫu giáo điều, trải qua một cuộc đấu tranh lâu
dài, có lúc rất gay gắt, từng bước vượt qua những khó khăn về vận dụng lý luận và nhận
thức thực tiễn nhằm xác định chính xác kẻ thù, nhiệm vụ chiến lược, đề ra chủ trương tập
hợp lực lượng đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở một nước thuộc địa.
Đảng luôn luôn tìm cách làm cho toàn bộ đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn của
mình thông suốt, quán triệt xuống từng đảng viên và quần chúng cách mạng. không
ngừng đấu tranh khắc phục các khuynh hướng "tả", manh động, bộc lộ lực lượng sớm và
khuynh hướng hữu, thủ tiêu đấu tranh, dao động thoả hiệp. Vào thời điểm lúc bấy giờ,
mỗi đảng viên là một tấm gương sang cho toàn thể nhân dân noi theo. Đảng luôn luôn
nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất, căm thù địch, nêu cao khí tiết người cộng sản, lòng
trung thành với cách mạng, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh. Thực tế trong thời

kì kháng chiến chống Pháp ấy, dân tộc ta đã sản sinh ra những chiến sĩ cộng sản kiên
trung bất khuất một lòng với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tổ chức Đảng được xây dựng phù hợp với tình hình hoạt động, bí mật, gọn nhẹ, số lượng
ít chất lượng cao, ăn sâu bám rễ trong xí nghiệp, đường phố và thôn xóm; trong sạch, tỉnh
táo và nghiêm ngặt đề phòng bọn chống Đảng, thường xuyên kiểm tra nội bộ. Tổ chức tốt
căn cứ địa và khu an toàn của cơ quan lãnh đạo cũng là một điều kiện cơ bản bảo đảm
cho phong trào phát triển liên tục. Căn cứ địa cách mạng được xây dựng góp phần quan


trọng trong việc bảo vệ lực lượng cách mạng, bảo vệ cán bộ đồng thời tạo điều kiện cho
Đảng nắm bắt tình hình kịp thời chỉ đạo cách mạng cùng với xây dựng lực lượng vũ
trang, lực lượng cách mạng xây dựng Đảng và đào tạo cán bộ.
Các tờ báo của Đảng và của các đoàn thể cách mạng được tổ chức hoạt động tốt trong
việc truyền bá kiến thức và vận động quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến hay
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Có thể kể đến những tờ báo tiêu
biểu như: Thanh Niên, Bôn-sê-vích, Công Nông Binh, Thân Ái, Búa Liềm, tạp chí Công
hội Đỏ, Lao Động, Hầm Mỏ, Dân Cày, Giải Thoát; Sao Đỏ,… với nội dung là tập trung
tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản trong quần chúng, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa MácLênin, cổ động quần chúng lao động, trước hết là công nhân, tham gia đấu tranh và xây
dựng tổ chức, bảo vệ quyền lợi thiết thực hàng ngày và đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc… áo chí cách mạng giai đoạn 1939-1945 là nội dung
chuyên đề thứ 4 có nội dung quán triệt các Nghị quyết của Đảng và chủ trương của Tổng
bộ Việt Minh, bám sát từng bước tiến triển của cách mạng, đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc chuẩn bị, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngoài
các tờ báo của Trung ương Đảng, các tổ chức đoàn thể ở hầu hết các địa phương đều xuất
bản báo bí mật, hình thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, từ
tổ chức Đảng tới các tổ chức quần chúng. Mạng lưới báo chí trung ương cùng với hàng
loạt các tờ báo ở địa phương đã đáp ứng tương đối kịp thời những yêu cầu của cán bộ
đảng viên và các hội viên cứu quốc trong cao trào đấu tranh cách mạng.
Hệ thống thông tin liên lạc từ trên xuống dưới là biện pháp hàng đầu bảo đảm sự thông
suốt, quán triệt đường lối, bảo đảm thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng và

trong phong trào cách mạng.
b. Từ chỗ tiến hành song song hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, đến chỗ xác định
rõ nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc.
Đây là cả một chặng đường chuyển biến nhận thức, đổi mới tư duy trong lịch sử dân tộc,
chính vậy không hề đơn giản. Trong luận cương chính trị của Đảng tháng 10 năm 1930
có đoạn: "Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải tranh đấu để
đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực
hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật
thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm
cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được
đế quốc chủ nghĩa".


Phong trào đấu tranh của quần chúng năm 1930 - 1931 cũng nổi lên với khẩu hiệu "Đả
thực, bài phong”. Chuyển sang thời kỳ những năm 1936 - 1939, trước nguy cơ phátxít,Đảng thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương nhằm kết hợp đấu tranh dân tộc với
đấu tranh dân chủ để chống phát-xít. Điều đó bước đầu tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn
dân, biểu hiện ở cuộc mít tinh đồ sộ với hơn hai vạn người tham dự ở nhà Đấu xảo Hà
Nội, ngày 1-5-1938. Họ hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi
thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít , chống chiến tranh đế quốc,
ủng hộ hòa bình và chống nạn sinh hoạt đắt đỏ.
Đến giữa năm 1939, cuộc chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ, các nước đế quốc xâu xé lẫn
nhau, thời cơ giải phóng dân tộc sẽ đến. Đảng thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, tạm thời hạ thấp khẩu hiệu phản phong.
Tại Hội nghị Trung ương 6, họp từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939, Đảng ta chỉ rõ: "Cách
mệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền.Không
giải quyết được cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế. Trái
lại không giải quyết được cách mệnh phản đế thì không giải quyết được cách mệnh điền
địa...Hiện nay tình hình có đổi mới. Đế quốc chiến tranh, khủng hoảng cùng với ách

thống trị phát-xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc thành một vấn đề khẩn cấp rất quan
trọng…Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả
mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy
mà giải quyết". Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, một làn sóng cách mạng phản đế đã
dấy lên, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương do các Đảng bộ ở
những địa phương này lãnh đạo đã làm rung động bộ máy thực dân.
Tháng 6-1941, Liên Xô tuyên chiến với Đức. Sau đó, Đồng Minh quốc tế chống phát-xít
gồm Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Mỹ ra đời. Ở Việt Nam, thời cơ giải phóng dân tộc đang
đến gần.
Đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, chỉ đạo Hội nghị Trung ương 8 (họp ở
Pắc Bó, Cao Bằng).Tại Hội nghị này, Đảng đã hoàn thiện thêm một bước nữa việc
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, thay khẩu hiệu "Phản đế" (của Hội nghị Trung ương 6)
hay "Phản đế cứu quốc" (của Hội nghị Trung ương 7) bằng khẩu hiệu "Cứu quốc". Nghị
quyết Hội nghị nêu rõ: "Chính sách của Đảng ta hiện nay là chính sách cứu quốc, cho nên
mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu... Công hội từ
nay lấy tên là Công nhân cứu quốc hội, thu nạp hết thảy những người thợ Việt Nam muốn
tranh đấu đánh Pháp - Nhật, lại có thể thu nạp hết cả những hạng cai ký, đốc công trong
xưởng mà những công hội trước kia không hề tổ chức. Nông hội từ nay gọi là Việt Nam


Nông dân cứu quốc hội, thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn
tranh đấu đuổi Pháp - Nhật". Đồng thời, Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương chuyển thành ba mặt trận "cứu quốc" của ba dân tộc Việt, Miên, Lào.Ở Việt Nam,
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (tức Mặt trận cứu quốc, gọi tắt là Việt Minh) ra
đời. Các đoàn thể cứu quốc phát triển rộng khắp cả ba kỳ. Ngoài Công nhân cứu quốc,
Nông dân cứu quốc, còn có Quân nhân (hay binh sỹ, du kích) cứu quốc, Thương gia cứu
quốc, Phụ lão cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu vong...
Như vậy, chiến lược cách mạng ngày càng được hoàn thiện và luôn đi đôi với những sách
lược cách mạng mềm dẻo, thêm bạn bớt thù (như thu hút cả cai ký, đốc công, phú nông,
địa chủ chống Pháp - Nhật vào Mặt trận cứu quốc). Chiến lược, sách lược đó phù hợp với

yêu cầu cách mạng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được cụ thể hoá trong
Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Qua nhiều con đường bí mật và bán
công khai, Chương trình thâm nhập vào đại chúng, tạo nên Cao trào tiền khởi nghĩa rộng
lớn, rồi dẫn đến Tổng khởi nghĩa thành công (chứ không phải đó chỉ là phong trào "tự
phát" của quần chúng như có người đã nói).
c. Bố trí thế trận và sắp xếp lực lượng cách mạng phù hợp với yêu cầu khách quan
của lịch sử
Khi tình thế cách mạng có sự chuyển biến mau lẹ, đối tượng cách mạng luôn thay đổi,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng một cách xuất sắc lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nhận thức xã hội Việt Nam để đề ra các quyết sách
chiến lược đúng đắn. Đó là nhận thức rõ các mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
trong xã hội, xác định rõ kẻ thù chính, kẻ thù phụ của cách mạng Việt Nam. Cụ thể, lúc
đầu mũi nhọn của cách mạng chĩa vào thực dân xâm lược Pháp và tay sai phong kiến.
Khi Nhật vào Việt Nam, Pháp làm tay sai cho Nhật, kẻ thù chủ yếu của cách mạng là
Pháp - Nhật.
Từ năm 1943 trở đi, Nhật ngày càng lấn chân Pháp ở Việt Nam, kẻ thù chủ yếu của cách
mạng được xác định lại là Nhật - Pháp. Từ ngày 9-3-1945 (ngày Pháp đầu hàng Nhật) trở
đi, kẻ thù chủ yếu của cách mạng chỉ còn là phát-xít Nhật và tay sai. Điều này có tầm
quan trọng rất lớn trong việc bố trí thế trận cách mạng và lực lượng cách mạng.
Từ năm 1943, bên cạnh Mặt trận Việt Minh là lực lượng nòng cốt, Đảng còn thành lập
Mặt trận Dân chủ chống phát-xít và tuyên bố gia nhập Đồng Minh quốc tế chống phátxít. Với sách lược này, ở trong nước có thể thu hút được các lực lượng dân chủ chống
phát-xít, kể cả Pháp kiều, Hoa kiều. Ở ngoài nước có thể coi Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc
đều là bạn đồng minh.


Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943 khẳng
định: "Từ Xô - Đức chiến tranh bùng nổ (22-6-1941), cuộc thế giới chiến tranh lần thứ
hai này đã tiến lên giai đoạn mới và đã thay đổi tính chất. Nó không còn là đế quốc chủ
nghĩa chiến tranh nữa, mà là chiến tranh phát-xít xâm lược và chống phát-xít xâm lược".
Vì vậy, "Muốn cho Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Nhật - Pháp có thêm vây

cánh, chúng ta phải ra sức tìm kiếm các phái đảng chống phát-xít của người ngoại quốc ở
Đông Dương và đề nghị với Việt Minh liên minh với họ theo tinh thần bình đẳng và
tương trợ đặng chính thức thành lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông Dương".
Sách lược này tạo nên thế chính nghĩa cho Việt Minh trong sự nghiệp kháng Nhật, cứu
nước. Khi giành được chính quyền từ tay phát-xít Nhật, cách mạng Việt Nam đã có thế
hợp pháp là đứng vào hàng ngũ Đồng Minh chống phát-xít để ra Tuyên ngôn Độc lập và
tiếp đón quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật.
d. Thực thi phương châm chiến lược "kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang", tiến từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa
Trong thế trận lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu địch mạnh, cách mạng Việt Nam vừa phát huy
truyền thống vũ trang anh hùng, bất khuất của ông cha, vừa vận dụng hình thức đấu tranh
chính trị của quần chúng. Hình thức này đã nảy sinh từ cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930
- 1931) và phong trào Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939). Đến cuộc vận động cách mạng
những năm 1939 - 1945, hình thức đấu tranh chính trị được vận dụng một cách phổ biến
trong đại chúng.
Ngoài công, nông, còn vận động được cả tiểu thương, tiểu chủ, cai ký, đốc công... cùng
tham gia chống độc tài, phát-xít.
Năm 1945, phát-xít Nhật - Pháp tăng cường vơ vét lương thực cho chiến tranh, gây nên
thảm họa 2 triệu người Việt Nam chết đói, Đảng ta kịp thời ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”, phát động một cao trào đấu tranh kết hợp chính trị với
vũ trang: mít tinh, biểu tình đòi quyền sống, đi đôi với vũ trang phá kho thóc cứu đói, đẩy
mạnh phong trào chống Nhật cứu nước, lập các căn cứ địa và các chiến khu cách mạng,
tiến hành khởi nghĩa từng phần, thành lập chính quyền cách mạng địa phương, tiến tới
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Với chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo
nhạy bén, kịp thời của Đảng, cao trào kháng Nhật, cứu nước dâng lên mạnh mẽ trong cả
nước. Mặt trận Việt Minh có thêm hàng triệu đội viên. Đội quân chính trị ở thành thị và
nông thôn phát triển nhanh chóng. Lực lượng vũ trang cách mạng được mở rộng, hoạt
động mạnh mẽ, khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương và giành thắng lợi. Đây là



cơ sở, điều kiện để Đảng ta và Mặt trận Việt Minh phát động Tổng khởi nghĩa, giành
chính quyền về tay nhân dân.
Thực tế cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 cho thấy, mặc dù buộc phải đầu
hàng đồng minh, nhưng quân Nhật ở Đông Dương chưa chịu buông vũ khí, thậm chí có
nơi chúng còn ra tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân. Vì vậy, thực hiện sự chỉ
đạo của Tổng bộ Việt Minh và các Ủy ban khởi nghĩa, các đơn vị giải phóng quân, du
kích quân từ căn cứ địa Việt Bắc và các chiến khu khác cùng tiến gấp về các địa phương
đánh địch, trực tiếp xóa bỏ chính quyền thực dân - phong kiến và thành lập chính quyền
cách mạng. Tại khắp các địa phương trên toàn quốc, nhất là ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn,
dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng và ủy ban khởi nghĩa, đội quân chính trị to lớn của
quần chúng nhân dân được vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác, súng săn, lựu đạn,… đã nhất
tề nổi dậy giành chính quyền.
Bằng sự kết hợp tiến công và nổi dậy của hai lực lượng chính trị, quân sự, cuộc tổng khởi
nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở tất cả các địa phương trong khoảng thời gian rất ngắn, liên tục
giành thắng lợi hết địa phương này đến địa phương khác, nhờ đó đã luôn luôn giành được
ưu thế áp đảo tinh thần quân địch đang trong cơn hoảng loạn. Đảng đã khéo kết hợp cả
thế và lực, cả lực lượng chính trị tinh thần và vật chất tạo ra ưu thế sức mạnh cách mạng
hơn hẳn kẻ thù. Ưu thế áp đảo này được thực hành vào thời cơ thuận lợi có một không
hai, đã tạo ra kết quả chắc thắng và thắng lợi hoàn toàn cho cuộc tổng khởi nghĩa.
e. Nắm đúng thời cơ, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền, ít
phải đổ máu
Cách mạng Tháng Tám nổ ra thành công và ít phải đổ máu là do những nhà lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đã đứng vững trên thế chủ động chiến lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự
đoán: năm 1945, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam sẽ thành công. Chương trình
cứu nước của Việt Minh ra đời từ Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941) đã đến tay
những chiến sỹ cách mạng ở các địa phương, kể cả sự truyền miệng qua các lao tù “Các
dân tộc Đông Dương hiện nay bị dưới hai tầng áp bức bóc lột của giặc Pháp - Nhật... Đế
quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng nó áp
bức bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào... Pháp - Nhật ngày nay không phải
chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương. Trong lúc này khẩu

hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương
ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật”. Khi thời cơ đến, khắp nơi đều chủ động đứng lên
giành chính quyền địa phương, như các chiến sỹ Ba Tơ đã nổi lên phá ngục tù, lập căn cứ
địa cách mạng ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945).


Trong cao trào tiền khởi nghĩa, nhiều xã, huyện và một số tỉnh đã giành được chính
quyền trước ngày giành chính quyền ở Hà Nội. Phương châm chiến lược kết hợp chặt chẽ
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nắm đúng thời cơ để nổi dậy đã góp phần
quyết định vào việc giành được chính quyền ít phải đổ máu. Đây là cả một cuộc đấu trí,
đấu dũng của cách mạng Việt Nam với bọn đế quốc, phát-xít.
Nếu cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm hơn, sẽ bị bọn phát-xít Nhật dập tắt; nếu nổ ra muộn hơn
- khi quân Đồng Minh, trong đó có Anh, Pháp và Tàu (Tưởng) vào, thì cũng gặp khó
khăn.
Việc Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam nhân danh là người đứng về phía Đồng
Minh chống phát-xít giành được quyền độc lập, đã nói lên tài vận dụng chiến lược của
cách mạng Việt Nam: nắm đúng thời cơ, nổi dậy kịp thời, giành được chính quyền.
Trong cách nhân tố vừa trình bày ở trên, nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám là đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Chính sự lãnh đạo tích cực của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ
khởi nghĩa giành chính quyền đã đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Sự lãnh đạo
của Đảng thể hiện ở chỗ:
Một là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt sẵn
sàng nổi dậy khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cao trào cách mạng 1930 1931, đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Cao trào
dân chủ 1936 - 1939, là cuộc tổng diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng tám.
Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 là cuộc diễn tập thứ ba trực tiếp dẫn đến
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt, trong thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu
nước (thời kỳ tiền khởi nghĩa), sau chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” ngày 12-3-1945, Đảng lãnh đạo quần chúng tiến hành khởi nghĩa từng phần, làn sóng

khởi nghĩa phát triển mau lẹ, kịp thời và dâng lên gần như đồng thời ở nhiều nơi... Trong
thời kỳ tiền khởi nghĩa, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt. Nhân dân Việt
Nam, nhất là quần chúng trong các tổ chức Cứu quốc, từ lâu đã sẵn sàng hy sinh để giành
độc lập, quyết tâm chiến đấu.
Hai là, Đảng tích cực vận động, lôi kéo tầng lớp trung gian đứng về phía cách mạng.
Trong hệ thống lý luận của giai cấp vô sản, vấn đề tranh thủ tầng lớp trung gian có tầm
quan trọng lớn mặc dù về cơ bản tầng lớp trung gian không đóng vai trò đầu tàu quyết
định trong những bước ngoặt của lịch sử. Nhưng khi các tầng lớp trung gian ngả về phía


cách mạng thì nó tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cách mạng thành công. Trái lại, nếu
Đảng lãnh đạo cách mạnh không tranh thủ được tầng lớp trung gian, thì nhiều khi thời cơ
đã chín muồi mà vẫn không thể làm cách mạng thắng lợi nhanh chóng được.
Tình cảnh khó khăn của tầng lớp trung gian là tiền đề tạo ra khả năng lôi cuốn họ vào con
đường đấu tranh chống Pháp - Nhật. Nhưng từ khả năng đến hiện thực là cả một quá trình
vận động. Chính sách của Đảng với tầng lớp trung gian trong thời kỳ Cách mạng Tháng
Tám là: phê bình, uốn nắn, vạch đường lối, chân thành đoàn kết cùng nhau đưa cách
mạng đến thành công. Chẳng những thẳng thắn phê bình mà Đảng còn chân thành đoàn
kết trong hành động thực tế. Đảng giúp đỡ các tầng lớp trung gian lập ra tổ chức của
mình để phát huy năng lực phục vụ Tổ quốc. “Tháng 6 năm 1944 Đảng dân chủ Việt
Nam ra đời với tư cách là một chính đảng cách mạng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí
thức yêu nước tiến bộ”(2) làm cho thành phần tổ chức của Mặt trận Việt Minh ngày thêm
phong phú và khả năng hiệu triệu của tầng lớp trung gian tham gia đánh đuổi Nhật càng
được tăng thêm. Tuy vậy, cho đến cuộc đảo chính của Nhật ngày 9-3-1945 các tầng lớp
trung gian tham gia phong trào cách mạng chống Nhật - Pháp vẫn chưa đông đảo. Sau
đảo chính, nhiều nhân vật trung gian vẫn trải qua một bước dao động ngắn rồi với mạnh
dạn tham gia phong trào cứu quốc một cách đông đảo. Một số đông quần chúng trung
gian thoạt đầu còn bị mắc lừa Nhật và bọn tay sai Đại Việt quốc gia liên minh vì tưởng
rằng Nhật đã ban cho mình độc lập thật, cứ thế mà hưởng. Một số nhân vật trung gian
khác, tuy hiểu rằng Nhật chẳng tốt đẹp gì, nhưng thiếu quan điểm đấu tranh cách mạng

nên lập lờ chủ trương lợi dụng Nhật hoặc lợi dụng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim để
xây dựng lực lượng cho Việt Nam để sau này Nhật thua có thể chống Pháp nếu Pháp
quay trở lại xâm lược lần nữa, điển hình là tổ chứcTân Việt Nam hội. Hơn nữa, bộ mặt có
vẻ trung gian của nội các bù nhìn Trần Trọng Kim cũng làm cho nhiều người mắc lừa…
Trước tình hình đó, Đảng chủ trương phải vạch mặt chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim
"Thân phận bù nhìn của nó chỉ giữ được bù nhìn, phương châm của nó hứa hẹn nhiều
nhưng thực hành ít, hay thực hành trái với lời hứa. Nhiệm vụ của nó là bọc nhung cho
ách Nhật và hùa với giặc áp bức bóc lột nhân dân”(3), và bóc dần cái vẻ độc lập giả hiệu
của phát xít Nhật... Sự phê bình, giúp đỡ của Đảng đã làm cho quần chúng trung gian dần
dần tỉnh ngộ và đi theo cách mạng. Mặt khác, thực tiễn chứng minh những điều phê bình
chỉ dẫn của Đảng là đúng. Ngày 13-8-1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh tầng lớp
trung gian nói chung đều theo cách mạng.
Ba là, Đảng tiền phong đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sẵn sàng lãnh đạo quần
chúng khởi nghĩa giành chính quyền
Ngay từ năm 1930 tại Hội nghị thành lập Đảng, Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến,


làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". Đường lối chiến lược và sách lược của
Đảng đúng đắn ngay từ đầu và không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với
từng giai đoạn cách mạng.Đặc biệt tại Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung
ương (5-1941) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì đã đề ra chủ trương thay đổi
chiến lược cáchmạng. Hội nghị quyết định tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất để tranh thủ mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Hội nghị nhấn mạnh
“Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của các bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi
được”. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa
vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
Cuối năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công tiêu diệt phát xít Đức, Ý, giải phóng các

nước Đông Âu, làm cho quân Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động. Trước tình
hình đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhận định: "Bây giờ tình hình phát triển cách mạng hòa
bình đã qua, nhưng thời kỳ khởi nghĩa toàn dân chưa đến. Cho nên nếu chỉ hoạt động
trong vòng chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào tiến tới, nhưng nếu phát động
khởi nghĩa ngay thì sẽ bị quân địch làm cho nguy khốn. Đã đến lúc một cuộc đấu tranh
phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự, nhưng lúc này chính trị vẫn trọng
hơn quân sự, cần phải tiến hành hình thức đấu tranh thích hợp thì mới có thể đưa cách
mạng tới thành công".
Đêm 9-3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ngay đêm đó Hội nghị Ban Thường vụ Trung
ương mở rộng được triệu tập tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường
Chinh chủ trì. Ban thường vụ Trung ương Đảng nhận định về thời cơ có thể nổ ra khởi
nghĩa: Tình hình chính trị trong cả nước khủng hoảng sâu sắc, nạn đói ghê gớm diễn ra,
chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt là những cơ hội tốt cho khởi nghĩa đi đến chín muồi
một cách nhanh chóng; Khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương, khi phát xít Nhật đưa
quân ra ngăn cản quân Đồng minh, để sau lưng sơ hở thì lúc đó là lúc phát động khởi
nghĩa vô cùng thuận lợi. Đồng thời bản Chỉ thị nói rõ “Dù sao ta không thể đem việc
quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc khởi nghĩa của
ta, vì như thế lại ỷ vào người và tự bỏ tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu
cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu
giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần
thì khi ấy quân đồng minh chưa đổ bộ vào Đông Dương thì cuộc tổng khởi nghĩa của ta
có thể bùng nổ thắng lợi”. Dự kiến này gần đúng với sự thật diễn ra trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945.


Thực hiện chỉ thị trên, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thời kỳ tiền khởi
nghĩa) lãnh đạo toàn dân gấp rút chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước. Hội nghị thay đổi khẩu hiệu (đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp) trước đây
bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật và đề ra việc thành lập chính quyền cách mạng
của nhân dân. Bản Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” thể hiện sự

lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời nhạy bén, bình tĩnh thận trọng và sáng tạo. Bản
chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh trong cao
trào kháng Nhật cứu nước, quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi
nghĩa Tháng Tám.
Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về việc tổ chức Uỷ ban dân tộc giải phóng
các cấp và trong phạm vi cả nước thì lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức chính
quyền cách mạng lâm thời của nước Việt Nam mới.
Để chuẩn bị tích cực và khẩn trương hơn nữa cho việc khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền trong cả nước. Ban thường vụ Trung ương triệu tập hội nghị quân sự Bắc Kỳ ở
Hiệp Hoà, Bắc Giang (16-4-1945). Hội nghị quyết định quyết đinh thống nhất các lực
lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân; phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang
và nửa vũ trang; xây dựng căn cứ kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp
thời cơ.
Trong thời gian, này trong nội bộ Đảng ta phê phán nghiêm khắc quan điểm sai lầm của
một vài đồng chí ở Trung Bộ chủ trương cải tổ chính phủ Trần Trọng Kim hy vọng giành
độc lập bằng con đường hoà bình với Nhật. Đồng thời, Trung ương phê phán tư tưởng tả
khuynh của các đồng chí trong báo Giải Phóng (Nam Bộ) vẫn còn giữ khẩu hiệu đánh đổ
phát xít Pháp Nhật sau khi Nhật hoàn thành cuộc đảo chính.
Trong cao trào tiền khởi nghĩa, tất cả các hoạt động của Đảng về chính trị, quân sự, tư
tưởng đều chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật và chính phủ bù nhìn thân Nhật, nhằm mục
tiêu trước mắt là tổng khởi nghĩa giành chính quyền .
Vừa được tin quân Nhật hoàn toàn tan rã và xin đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng
minh, ngày 13-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc ở Tân Trào (Tuyên
Quang). Hội nghị nhận định thời cơ cho ta giành độc lập đã tới, Đảng phải kịp thời phát
động, lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn
tay sai của chúng trước khi quân Đồng minh Anh, Mỹ vào Việt Nam.
Ngay đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập do đồng chí Trường
Chinh - Tổng Bí thư phụ trách. Uỷ ban đã ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Chủ



tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã gửi thư tới đồng bào
cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Đến đây, trong một thời gian dài chuẩn bị lực lượng từ năm 1930. Đảng sẵn sàng lãnh
đạo quần chúng nhân dân chớp thời cơ nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đây là
nhân tố vô cùng quan trọng để cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Tóm lại, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kết hợp chặt chẽ điều kiện
khách quan và chủ quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định. Vì
thời cơ cách mạng xuất hiện như một tất yếu, lịch sử đưa quần chúng đến ngưỡng
cửa của khởi nghĩa giành chính quyền rồi trôi đi một cách nhanh chóng. Nếu Đảng
tiên phong không chuẩn bị đầy đủ, không kịp thời chớp lấy thời cơ thì dù điều kiện
khách quan có thuận lợi đến đâu cách mạng cũng không nổ ra được.

Câu 2: Tìm hiểu quan niệm về “sống đẹp” trong sinh viên Đại học Ngoại ngữ hiện
nay. Để xây dựng một lối sống đẹp cho sinh viên Đại học Ngoại ngữ, cần phải làm gì?
I.

Quan điểm về “sống đẹp” trong sinh viên Đại học Ngoại ngữ:
1. Sống đẹp đối với bản thân

Đối với sinh viên Đại học Ngoại ngữ, sống đẹp được thể hiện trên nhiều phương diện.
Trong đó, mỗi người trước hết phải sống đẹp đối với bản thân mình.
Để sống đẹp, mỗi người sống phải có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Đối với sinh viên,
mục đích quan trọng trước mắt là phải học tập tốt, xây dựng nền tảng kiến thức chuyên
môn vững chắc, lấy đó làm một trong những cơ sở quan trọng để tìm được công việc phù
hợp trong tương lai.
Tuy nhiên, chỉ nhưng mục tiêu, những lý tưởng hợp lý, vừa sức với bản thân mới là biểu
hiện chân chính của sống đẹp. Lý tưởng và mục tiêu cần phải có sự hài hòa giữa các giá
trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài
hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Bởi lý tưởng chính là
một trong những động cơ giúp mỗi người cố gắng phần đấu trong cuộc sống, cố gắng

cống hiến, nên đây chính là một yếu tố vô cùng cần thiết để mỗi người có thể sống đẹp.


Ngoài ra, sinh viên Đại học Ngoại ngữ còn cho rằng sống đẹp còn là sống có chí cầu tiến,
biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt
qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay
cao, bay xa. Chỉ có ước mơ, hoài bão là không đủ, mà mỗi người để làm cho chúng trở
thành sự thật cần phải thông qua hành động cụ thể. Mỗi sinh viên không chỉ cố gắng học
tập mà họ còn phải biết tìm và nắm bắt cơ hội trau dồi bản thân thông qua việc làm thêm,
tham gia các tổ chức tình nguyện, các tổ chức đoàn thể. Với mỗi cơ hội, sinh viên có thể
thành công hoặc thất bại. Nhưng bất kể là thành công hay thất bại thì đó đều là những
kinh nghiệm quý báu để họ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời trở nên
tích cực hơn trong việc thừa nhận những mặt yếu của mình để thay đổi. Những người
luôn tự ti, không biết sửa sai sẽ không thể có lối sống đẹp. Mỗi sai lầm sẽ khiến họ kiên
trì, cố gắng và nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn đối với mỗi hành động của mình, để
chắc chắn có thể đạt được kết quả mong đợi. Thế nhưng, sự cố gắng phải là chân chính,
phải dựa trên những chuẩn mực đạo đức. Những hành động trái với đạo đức nhằm đạt
múc đích không được coi là sống đẹp. Đó chính là cách sinh viên thể hiện lối sống đẹp
của mình.
Sinh viên Đại học Ngoại ngữ cho biết: Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch
sự; là một cuộc sống có tri thức. Một con người, đặc biệt là một sinh viên, có được đánh
giá là sống đẹp hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ giáo dục của người đó. Chính
vì vậy, mỗi sinh viên cần phải nắm chắc những tri thức cơ bản, bao gồm kiến thức căn
bản về các môn học đã được thầy cô truyền dạy trong suốt 12 năm học trên ghế nhà
trường. Ngoài ra, họ còn cần hiểu biết những kiến thức chung về cuộc sống, về văn hóa,
lịch sử đất nước mình, đặc biệt là phải biết cập nhật những diễn biến thời sự trong nước
và quốc tế. Tích lũy được những tri thức này chính là thể hiện ý thức tự giác, thể hiện
mình có một lối sống văn hóa, một lối sống đẹp

2. Sống đẹp với xã hội



Sinh viên Đại học Ngoại ngữ nhận định "sống đẹp" là sống phù hợp với đạo lý, với
những chuẩn mực của xã hội. Chuẩn mực xã hôi, lí tưởng cao cả đó có thể là những đạo
lý của con người Việt từ xưa đến nay như yêu nước thương nòi, khiêm tốn, kiên trì, giản
dị, giàu lòng nhân ái; có thể là lí tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa, những mục tiêu hiện
đại hóa đất nước… Biết yêu thương là biết đồng cảm, sẻ chia chân thành với những
người thân, những người xung quanh mình, những mảnh đời éo le hơn, không phân biệt
màu da, giới tính và địa vị xã hội.
"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử
nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước
hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết
mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành
động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người.
Các bạn sinh viên lấy ví dụ về sống đẹp:
-

Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường.
Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo".
Tham gia các chương trình tình nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo.
Hiến máu nhân đạo.
Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Theo nhiều sinh viên, sống đẹp không chỉ được thể hiện ở phong cách sống mà còn ở
cách ăn nói, đối nhân xử thế, cách mà ta nhìn nhận cuộc đời. Trước hết là lời ăn tiếng nói.
Tiếng nói không chỉ mang nét đặc trưng của vùng miền nơi bạn sinh sống mà còn thể
hiện trình độ của bạn. Bởi người khôn khéo và có học thức không bao giờ sử dụng những
lời tục tĩu, lăng mạ. Ngôn ngữ sử dụng đều được lựa chọn sao cho phù hợp nhất nhưng
vẫn có khả năng diễn đạt thái độ và tâm ý của người nói. Những lời nói phải được sử
dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đôi bên. Ví dụ: giao tiếp với cấp
trên thì dùng một lối nói, về nhà nói chuyện với ba mẹ một lối nói…. Việc giao tiếp với

người xung quanh là một cơ hội để cho họ biết được tâm hồn cũng như tính cách của
mình, việc một người sống đẹp hay không cũng được đánh giá qua những lời nói ấy.
Thêm vào đó, những con người sống đẹp, theo sinh viên, là những con người có tinh thần
lao động siêng năng, sáng tạo ; mạnh dạn xóa bỏ những lạc hậu, phản động, xây dựng
những cái mới mẻ, tiến bộ, làm cho xã hội không ngừng phát triển, đem lại cuộc sống
giàu đẹp cho nhân dân. Các tấm gương tiêu biểu:
Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, Anh hùng lao động Lương Định Của, Anh hùng
lao động Võ Tòng Xuân đã đem hết tài năng và sức lực cống hiến cho sự nghiệp nghiên


cứu để tìm ra nhiều giống lúa hăng suất cao, góp phần nâng cao đời sống nông dân và
biến nước ta thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa và thường mại, nhiều doanh nhân vừa có tài vừa có đức
đang ngày đêm mang hết nhiệt tình và tài năng làm giàu cho đất nước, khẳng định một số
thế mạnh của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Họ không chỉ làm giàu cho cá nhân
mà còn biết quan tâm tới quyền lợi chung của nhân dân, đất nước. Sống như vậy là sống
đẹp.
 Một số tấm gương sinh viên Đại học Ngoại ngữ có lối sống đẹp:
1. Minh Trang – Nữ sinh viên 5 Tốt, thông thạo hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng

Trung
Một trong những gương mặt tiêu biểu đại diện cho trường Đại học Ngoại Ngữ nhận danh
hiệu Sinh viên 5 Tốt cấp Trung Ương năm 2016 là cô nàng sinh viên năm cuối khoa Sư
phạm tiếng Anh: Phạm Thị Minh Trang. Minh Trang quyết định theo đuổi nghề giáo viên,
bởi vậy em theo học Ngành Sư phạm tiengs Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ –
ĐHQGHN.
Nhắc đến Minh Trang là nhắc đến cô nàng nhí nhảnh, duyên dáng và hay cười của chi
đoàn 13E1. Có được danh hiệu như ngày hôm nay phải kể đến những cố gắng không
ngừng của bạn trong suốt bốn năm học vừa qua. Ngoài công việc học tập và nghiên cứu
khoa học trên trường, Trang luôn chú ý trau dồi các phẩm chất, kĩ năng cần thiết để trở

thành một sinh viên toàn diện. Minh Trang chia sẻ, các hoạt động Đoàn-Hội mà trường tổ
chức không chỉ là sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên học hỏi từ các chuyên gia cũng
như các bạn sinh viên khác mà còn là nơi giúp phát triển những kĩ năng cần thiết như kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lý thời gian… Ngay từ những năm đầu tiên
bước chân vào trường Đại học, Trang đã trở thành một thành viên tích cực của Câu lạc bộ
tiếng Anh trường, cùng các anh chị phát triển CLB trở thành một trong những CLB lớn
mạnh và năng động nhất khoa tiếng Anh nói riêng và trường Đại học Ngoại Ngữ nói
chung. Từ một thành viên năng nổ đến Trưởng ban Truyền thông CLB, hay những công
việc tổ chức của Đoàn-Hội từ nhỏ đến lớn, Trang luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm
của mình. Thành quả ấy đã được ghi nhận khi bạn được nhận Giấy khen của Đoàn thanh
niên về những đóng góp Đoàn-Hội vừa qua.
Trang bật mí, chính những thành tích tưởng như còn nhỏ ấy đã thôi thúc bạn tiến xa hơn
nữa, Trang quyết định tham gia các chương trình cấp quốc gia và quốc tế, các sự kiện, hội
thảo lớn nhỏ ở nhiều lĩnh vực. Không quản gian nan, vất vả, Trang đã cùng nhiều bạn
sinh viên tham gia tình nguyện và phiên dịch các chương trình trong nước như Liên minh


nghị viện quốc tế IPU 132, Nâng tầm Đa dạng sinh học (Beyond Diversity), Earth Hours
2015 hay Vietnam Youth Ending Slavery…
Không chỉ nhờ thông thạo hai ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Trung, với tài năng và nỗ lực
của mình, Trang đã đặt chân lên 6 quốc gia khác nhau chỉ trong hai năm, cùng hơn hàng
trăm bạn sinh viên đến từ các nước kiến tạo nên những ý tưởng quý báu, trao đổi kiến
thức và văn hóa đa quốc gia qua các chương trình như Mekong Friendship Project 2015,
Model ASEM in Hanoi 2016, Asian Student Environmental Platform năm 2015 và
2016… Trang cho rằng, hãy biết tận dụng thời gian khi còn là sinh viên, hãy tranh thủ
tham gia các hoạt động đoàn thể, gặp gỡ và trao đổi văn hóa với các bạn trong và ngoài
nước để có thể trải nghiệm, mở rộng hiểu biết và tự tạo nên những cơ hội việc làm cho
mình trong tương lai.
2. Trịnh Hồng Linh - Thủ lĩnh công tác Đoàn – Hội của tuổi trẻ Đại học Ngoại


Ngữ
Để có được thành công cho các hoạt động được tổ chức hướng đến sinh viên của trường
ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, không thể không kể đến các bạn hiện đang phụ trách công
tác Đoàn – Hội của trường, nổi bật trong số đó là SV Trịnh Hồng Linh – năm 4 khoa Sư
Phạm Tiếng Anh, Chủ tịch Hội Sinh Viên Trường Đại Học Ngoại Ngữ khóa XIII (nhiệm
kỳ 2015 – 2018).
Trịnh Hồng Linh bén duyên với hoạt động Đoàn – Hội từ những năm đầu đại học, bắt đầu
với vị trí cộng tác viên cho ban đối ngoại của Liên chi Đoàn khoa Sư Phạm Tiếng Anh.
Khi đó, tuy mới chỉ là lính mới nhưng Linh luôn nỗ lực và học hỏi từ những anh chị đi
trước, và hoàn thành tốt những công việc được giao. Sau những nhiệt huyết cùng những
đóng góp cho phong trào Đoàn Thanh Niên – Hội Sinh Viên của khoa và của trường,
trong Đại hội đại biểu Hội Sinh Viên trường Đại Học Ngoại Ngữ năm 2015, nhiệm kỳ
2015 – 2018, Linh đã được các bạn hội viên, sinh viên tín nhiệm giao cho trọng trách
Chủ tịch Hội Sinh Viên trường.
Cũng như những sinh viên khác, Trịnh Hồng Linh vẫn ngày ngày lên giảng đường, học
tập và hăng say nghiên cứu để tích lũy cho mình những kiến thức chuyên ngành và kỹ
năng chuẩn bị cho sự nghiệp và cuộc sống của bản thân. Cùng với việc học, Linh biết
chia sẻ thời gian của mình để tham gia công việc, tổ chức các hoạt động cho các bạn sinh
viên.
Trịnh Hồng Linh tâm sự “Ban đầu, Linh chỉ nghĩ tham gia công tác Đoàn – Hội sẽ giúp
mình học thêm được nhiều kỹ năng mới và cho mình nhiều trải nghiệm trong quãng đời
sinh viên, trong quá trình hoạt động Linh thấy được Đoàn – Hội không chỉ đơn thuần là


một hoạt động mình tham gia bên lề những hoạt động chính như học tập hay đi làm thêm,
nó đã trở thành một đam mê. Linh tin không chỉ mình, mà các cán bộ Đoàn – Hội khác
cũng có chung suy nghĩ. Còn gì tuyệt vời hơn khi không chỉ được tham gia vào các hoạt
động vui tươi và bổ ích mà còn được tổ chức và nhân rộng chúng đến thật nhiều các bạn
sinh viên”.
Trịnh Hồng Linh cảm nhận “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn

quay lại để được ướt mưa thêm một lần nữa. Nhờ ULIS, nhờ Đoàn – Hội, mình đã có một
tuổi trẻ không bao giờ phải hối tiếc”
Trong một năm vừa qua, Linh cùng các bạn trong Hội Sinh Viên đã tổ chức thành công
rất nhiều các hoạt động và các sự kiện dành cho các bạn sinh viên: Liên hoan văn nghệ
các Câu lạc bộ, Ngày hội các Câu lạc bộ, Cộng đồng Ngoại Ngữ, Ngày hội Thanh niên
khỏe, chiến dịch Tiếp sức mùa thi hay chiến dịch Mùa hè xanh. Các hoạt động trên đều
thu hút được sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên trong trường, giúp các bạn có
thêm những trải nghiệm, những kinh nghiệm để qua đó, các bạn có thể tự phát triển cá
nhân của mình. Một số hoạt động rất thực tiễn và có ý nghĩa, đã được lấy làm mô hình để
nhân rộng ở các trường khác hay các địa phương khác như Cộng đồng ngoại ngữ hay
Ngày hội Tuổi trẻ Sáng tạo.
Các hoạt động ý nghĩa đó đều được tổ chức với mục đích tạo sân chơi để các bạn giao lưu
với nhau và có thể theo đuổi những sở thích và đam mê của riêng mình và định hướng
cho các bạn sinh viên phát triển một cách lành mạnh, hướng sinh viên tới danh hiệu “Sinh
viên 5 tốt” các cấp. “Người ta thường nói, cán bộ sao thì phong trào vậy, Linh luôn mong
muốn các bạn sinh viên sau những hoạt động vui vẻ, thư giãn thì có thể tích lũy được một
cái gì đó thật bổ ích. Do đó, các hoạt động hướng đến thường là những sự kết hợp của cả
các kiến thức, kĩ năng chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa như Cộng đồng Ngoại
Ngữ, hay rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động vui chơi như Ngày hội Thanh niên
khỏe”, “Điều mình yêu thích nhất và đó cũng là cái được nhất với mình khi làm Đoàn –
Hội đó là những trải nghiệm khó quên”. Là người yêu văn hóa và đi theo chủ nghĩa xê
dịch, luôn muốn đi nhiều, thử nhiều, trải nghiệm nhiều, Linh đã đi đến rất nhiều những
vùng đất khác nhau để tự mình trải nghiệm những nét đặc trưng rất riêng ở mỗi nơi.
“Càng đi nhiều mình càng mới thấy, nhân dân mình nhiều nơi còn khó khăn lắm. Tuy
nhiên, trên tất cả, dù trong hoàn cảnh như thế nào họ cũng vẫn giàu tình người và vô cùng
hiếu khách. Từ đấy mình thấy trân trọng những gì mình đang có hơn và mình cũng yêu
quê hương, đất nước mình nhiều hơn.”


Không chỉ là một cán bộ Đoàn – Hội xuất sắc, Linh còn luôn hoàn thành tốt việc học tập

của mình. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều những giải thưởng, những bằng khen, giấy
khen mà Linh đã nhận được. Gần đây nhất, là giải thưởng “Sao tháng Giêng 2017” dành
tặng cho những cán bộ Hội Sinh Viên xuất sắc trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, là danh
hiệu “Sinh viên 5 tốt” cao quý, cùng bằng khen của Chủ tịch Hội Sinh Viên Việt Nam
trao tặng. “Sự ghi nhận tuyệt vời nhất đối với mình, không phải là bằng khen hay giấy
khen gì cả. Đối với mình, bằng khen hay giấy khen hay các danh hiệu, chỉ là để đánh dấu
mốc những chặng đường mình đã đi qua mà thôi. Sự ghi nhận lớn nhất với Trịnh Hồng
Linh chính là việc các bạn sinh viên có yêu thích hoạt động Đoàn – Hội hơn không thôi”
“Thực ra, khi mọi người hỏi nhà Linh ở đâu, ai cũng thốt lên sao học ULIS xa thế, quanh
nhà cũng có nhiều trường đại học mà sao không học, Linh nghĩ tất cả là do chữ duyên.
Cũng là cái duyên mà mình lại đam mê nghề sư phạm Tiếng Anh, chỉ 1 tháng trước kì thi
đại học.”
II.

Xây dựng một lối sống đẹp cho sinh viên Đại học Ngoại ngữ:

Theo nhóm, để xây dựng một lối sống đẹp cho sinh viên Đại học Ngoại ngữ cần phải
khuyến khích sinh viên tích cực thực hiện những biểu hiện của sống đẹp. Những biểu
hiện đó bao gồm:
-

Sống có lí tưởng, mục đích đứng đắn, cao đẹp:

+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thản.
-

Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:


+ Sống hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa
dân tộc.
-

Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.


+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
-

Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập
thể
Không chỉ vậy, theo nhóm, để xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên, còn cần phải khuyến
khích sinh viên phê phán quan niệm và lối sống không đẹp. Đó là:
– Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn
gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
-Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống
vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
-Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kí năng sống, kĩ năng ỉàm
việc và quan hệ xã hội.
-Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

 Kết luận: Phương hướng để xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên Đại học Ngoại ngữ:

-Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
-Xác định mục đích sống rõ ràng.
-Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.



×