Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tìm hiểu sơ đồ, tổ chức, nhiệm vụ, thẩm quyền của các vị trí trong quy trình tín dụng tại ngân hàng acb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.45 KB, 36 trang )

CHỦ ĐỀ 1
TÌM HIỂU SƠ ĐỒ, TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, THẨM QUYỀN CỦA CÁC VỊ TRÍ TRONG QUY
TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB


LỜI MỞ ĐẦU

Trước tình hình nền kinh tế hiện nay biến động vô cùng phức tạp và khó khăn, các doanh nghiệp
trong nước đã có những thay đổi chiến lược về chính sách tăng nguồn vốn kinh doanh nhằm
củng cố và mở rộng quy mô hoạt động để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay. Vì nhu cầu về vốn trong giai đoạn hiện nay là rất cao, cho nên
hoạt động tín dụng tại các ngân hàng được coi là nghiệp vụ then chốt cấp vốn cho nền kinh
tế và tạo thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiệu quả tín dụng đang là
mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị ngân hàng vì nó mang tính chất sống
còn đối với mỗi Ngân hàng thương mại. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện mình, Ngân hàng
cần phải ngày càng cải tiến các nghiệp vụ mà chủ yếu là nghiệp vụ cho vay.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng có uy tín và qui mô vốn
lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tuy là Ngân hàng với mệnh
danh là ngân hàng bán lẻ nhưng hiện nay Á Châu đã chú trọng hơn về mảng cho vay doanh
nghiệp và nhận thức được rằng bộ phận khách hàng doanh nghiệp hiện nay là tiềm năng lớn để
ngân hàng tiếp tục đầu tư và phát triển. Để nâng cao hiệu quả chất lượng cho vay đồng thời thu
hút khách hàng doanh nghiệp, thì công tác hoàn thiện và đổi mới quy trình cho vay sao cho phù
hợp là vô cùng thiết yếu.


NỘI DUNG TÌM HIỂU
I.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ACB.
1. Bối cảnh thành lập
2. Quá trình phát triển


II.

Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng TMCP ACB.
1.
2.
3.
4.

Nhiệm vụ
Chức năng
Hệ thống tổ chức của ngân hàng TMCP ACB.
Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của NH TMCP ACB.
III.
Một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ACB.
1. Các sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp
2. Nguyên tắc vay vốn
3. Điều kiện cho vay
4. Lãi suất cho vay
5. Mức cho vay
IV.
Mô tả và phân tích quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ACB
1. Các chức danh có liên quan trong quy trình tín dụng doanh nghiệp tại ACB
2. Mô tả và phân tích các bước quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ACB


Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ACB.
1. Bối cảnh thành lập:

I.


Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được
ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do
NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày
13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động .
2. Quá trình phát triển :
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong
suốt 18 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng
đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ
thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:



















04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.

27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế
ACB-MasterCard.
15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là
ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý u7tài sản Nợ-Có (ALCO).
Mở siêu thị địa ốc:ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho
khách hàng tại Việt Nam.. ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt
Nam.
29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn:Thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty chứng
khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển
nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng.
02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.
14/11/2003 – Thẻ ghi nợ:ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ
quốc tế ACB-Visa Electron.
10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao:Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn
mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được
cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
17/06/2005 Đối tác chiến lược: SCB& ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ
thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB
01/11/2006, Cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm chứng khoán Hà Nội.
Tính đến ngày 9/10/2010 ACB đã nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
từ các Tạp chí tài chính danh tiếng là :
ASIANMONEY,FINANCEASIA, ASIAN BANKER, GLOBAL FINANCE.
Đến nay Ngân hàng ACB đã khẳng định được lợi thế của mình và là Ngân hàng đứng


đầu trong khối các Ngân hàng TMCP Việt Nam, chỉ đứng sau các Ngân hàng trong khối
Ngân hàng Nhà nước.
II.
Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng TMCP ACB.

1. Nhiệm vụ:
Giữ vững và phát huy vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên
thị trường tài chính tiền tệ.Tập trung hệ thống, bằng mọi giải pháp huy động tối đa nguồn vốn trong và
ngoài nước nhằm chủ động nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.
Khai thác tối đa lợi thế vượt trội về mạng lưới và công nghệ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện
đại, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ sức cạnh tranh và hội nhập giai đoạn mới.Nâng tầm hoạt
động tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu lên cao hơn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Duy
trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%)
để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức
trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.“Sự hoàn hảo” là ước
muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.

2. Chức năng:
Ngân hàng ACB có đầy đủ chức năng của một Ngân hàng thương mại:Chức năng trung gian tín dụng,
chức năng tạo ra tiền, chức năng trung gian thanh toán.Và Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm,hướng
đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ
các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các
phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm của ACB
luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

3. Hệ thống tổ chức của ngân hàng TMCP ACB.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:


Đại hội đồng
cổ đông

Ban kiểm soát
Hội đồng
quản trị

Các Hội đồng

Văn phòng HĐQT

Tổng Giám đốc

Khối Khách
hàng Cá nhân

Khối Khách
hàng Doanh
nghiệp

Ban định giá
tài sản

Khối
Ngân quỹ

Ban kiểm tra
kiểm soát

Khối Phát
triển kinh
doanh

Ban đảm
bảo chất
lượng


Khối Giám
sát Điều
hành

Ban chiến
lược

Khối Quản
trị
Nguồnlực

Phòng Quan
hệ Quốc tế

Khối CNTT

Ban chính sách
và quản lý rủi ro
tín dụng

Sở giao dịch, trung tâm thẻ, ATM , các chi nhánh và phòng giao dịch,Trung tâm vàng;
Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA),Công ty cho
thuê tài chính.

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP ACB.
(Nguồn:Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Á Châu, Năm 2010)
4. Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của NH TMCP ACB.
 Huy động vốn:
Ngân hàng ACB huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bằng đồng Việt Nam, ngoại
tệ, vàng và các công cụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật, dưới các hình thức sau:

 Nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ khác.
 Vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức khác và các hình
thức huy động vốn khác theo quy định của Pháp luật.
 Hoạt động tín dụng:
Ngân hàng ACB cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ,
vàng theo quy định của Pháp luật dưới các hình thức sau:


Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống và thực hiện các dự án đầu tư phát triển.
 Bão lãnh
 Cho thuê tài chính thông qua Công ty Cho thuê tài chính.
 Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
 Bao thanh toán sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.
 Các hình thức cấp tín dụng khác.
 Dịch vụ thanh toán ngân quỹ:
 Mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong nước và ngoài
nước theo quy định của Pháp luật.
 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và ngoài nước,
tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép
 Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng khác:
 Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước
và ngoài nước sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.Kinh doanh vàng trên thị trường trong nước
và ngoài nước và thị trường quốc tế sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.Được quyền ủy thác,
nhận ủy thác, làm đại lý trong hoạt động ngân hàng, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể
cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư .
 Cung ứng dịch vụ:Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng. Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá,
cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.



III.

Một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
ACB.
1. Các sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp:
 Tài trợ thương mại trong nước.
 Tài trợ xuất nhập khẩu:
• Tài trợ xuất nhập khẩu trước khi giao hàng ( cho vay thu mua, gia công, sản xuất, chế biến, kinh
doanh vàng xuất khẩu).
• Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ L/C.
• Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/P, P/A.
 Cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án: Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh hợp pháp tại Việt nam có nhu cầu vay bổ sung để đầu tư tài sản cố định, dự án sản
xuất, kinh doanh mới và lĩnh vực đầu tư dài hạn không có rủi ro cao.Cho vay đồng tài trợ.
 Các sản phẩm cho vay đặc biệt:
• Cho vay thấu chi: Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
có tài khoản tại ACB, thỏa mãn một số điều kiện khác theo quy định của ACB.
• Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp: Công ty TNHH, Công ty cổ phần,Hợp tác xã có nhu
cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
• Cho vay tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập: là các đơn vị nhập khẩu có chức
năng nhập khẩu hàng hóa, có đủ điều kiện vay vốn theo quy chế cho vay hiện hành của ACB và
thỏa mãn một số điều kiện mà ACB đưa ra chẳng hạn: quy mô hoạt động , năng lực tài chính, uy
tín thanh toán, xếp hạng tín dụng từ B đến AAA.
• Cho vay đầu tư vàng đối với khách hàng doanh nghiệp và thành viên tại trung tâm giao dịch
vàng.




Các chương trình tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: SMEFP,SMEDF (Quỹ phát triển các doanh

nghiệp vừa và nhỏ), SMESC (Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ quỹ tín dụng
xanh của SECO), SMEHG (Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Hồ Chí
Minh).

2. Nguyên tắc vay vốn




Nợ vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng cam kết.
Nợ vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thỏa thuận.
Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.

3. Điều kiện cho vay:







Có năng lực pháp luât, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo các quy định
hiện hành của pháp luật.
Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc phương án phục vụ đời
sống khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật, của ACB.
Không thuộc các trường hợp không cho vay theo quy định hiện hành của ACB.


4. Lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay(LSCV) do ACB và khách hàng thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng,
phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Tùy từng trường
hợp cụ thể,ACB và khách hàng thỏa thuận áp dụng: LSCV cố định và/hoặc LSCV thay
đổi.Việc thay đổi LSCV được căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ACB và
khách hàng.
5. Mức cho vay:
Số tiền cho vay đối với một khách hàng được xác định dựa vào các căn cứ sau:






IV.

Nhu cầu vay vốn của KH: Căn cứ vào phương án, dự án đầu tư mà KH gửi đến ACB và đã được
ACB thẩm định.
Khả năng trả nợ, uy tín thanh toán của KH, của bên bảo lãnh(nếu có).
Quy định hiện hành của ACB về mức cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo( do ACB xác
định).
Quy định hiện hành của ACB về số tiền vay tối đa đối với từng sản phẩm cho vay( nếu có).
Khả năng nguồn vốn cho vay của ACB.
Tổng dư nợ cho vay đối với một KH không vượt quá giới hạn cho vay

Mô tả và phân tích quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ACB
1. Các chức danh có liên quan trong quy trình tín dụng doanh nghiệp tại ACB:
- Cấp thẩm quyền: Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo quy định ACB trong từng thời kỳ
như: Hội đồng tín dụng (HĐTD), Chuyên viên bậc 7 thuộc HĐTD, Ủy viên HĐTD, Chuyên viên

phê duyệt, Ban tín dụng ( BTD).
- Cấp kiểm soát: Cấp có nhiệm vụ xem xét và ký kiểm soát hồ sơ theo quy định ACB trong từng
thời kỳ, gồm Cấp kiểm soát tại kênh phân phối, Cấp kiểm soát tại Trung tâm tín dụng doanh


nghiệp, Trung tâm thu nợ doanh nghiệp bởi Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng bộ phận và/hoặc
người được ủy quyền.
- KH: Khách hàng doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng.
- KPP: Kênh phân phối bao gồm Sở giao dịch, các Chi nhánh, các Phòng giao dịch trong hệ thống
ACB.
- CSR: Nhân viên dịch vụ KH (Customer service representative).
- Teller: Giao dịch viên.
- NV.QHKH :Nhân viên quan hệ khách hàng (RA), Chuyên viên quan hệ KH (RO),
Giám
đốc quan hệ KH (RM), Trưởng khối KH doanh nghiệp tại KPP (HCB).
- NVPT (CA): Nhân viên phân tích tín dụng bao gồm CA tại Trung tâm tín dụng doanh nghiệp
Xác định thị trường
( CA.HS) và CA tại KPP ( CA.KPP).
và các thị trường
- NVTN: Nhân viên thu nợ trực thuộc Trung tâm thu nợ doanh nghiệp ACB.
- mục
A/A:tiêu
Nhân viên đánh giá tài sản (Asset Appraiser) thuộc đơn vị cung ứng dịch vụ do ACB chỉ
định.
Nhu
và Nhân
đề xuất
- cầu
CC:
viên quản lý tài sản( Custodian clerk).

soát viên tín dụng (Loan supervisor)
cấp- tín LS:
dụng Kiểm
của KH
- LOD: Nhân viên pháp lý chứng từ (Legal Documentation officer).9ACBA: Công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản ACB.
TIẾP XÚC KH,
THẨM ĐỊNH KH
QUYẾT ĐỊNH CHO
VÀkhách
PHÊ hàng doanh
2. Mô tả và phân tích các bước quy trình cho vayTRÌNH
đối với
nghiệp tại ACB
HƯỚNG DẪN VÀ
TIẾP NHẬN HỒ
- SƠ
Sơ đồ quy

VÀ LẬP TỜ
TRÌNH

VAY VÀ THÔNG
BÁO KẾT QUẢ
CHO KH

DUYỆT CẤP TÍN
DỤNG

trình tín dụng doanh nghiệp tại ACB:


Tiếp xúc hướng dẫn
danh mục hồ sơ vay
vốn.
Tiếp nhận hồ sơ.
Nhập thông tin KH

Thẩm định
KH,phương
án SXKD.
Phân tích ngành
Chấm điểm tín dụng
Lập tờ trình .

LẬP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG/KHẾ ƯƠC
NHẬN NỢ

Hội đồng tín dụng
Ban tín dụng
Các điều khoản
Bảo đảm tiền vay
Các vấn đề khác

HOÀN TẤT THỦ TỤC PHÁP LÝ CHỨNG
TỪ

THỰC HIỆN CẤP TÍN
DỤNG

QUẢN LÝ ,KIỂM TRA THEO

DÕI SAU CẤP TÍN DỤNG

Tạo tài khoản vay, giải ngân.
Quản lý và lưu trữ hồ sơ.

Kiểm tra hoạt động kinh
doanh, tài sản bảo đảm,các
dự án trung dài hạn.

QUẢN LÝ GIÁM SÁT
VÀ THU HỒI NỢ
Theo dõi quá trình trả lãi,
vốn, đôn đốc thu hồi nợ.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Chuyển nợ quá hạn.

Hội đồng tín dụng.
Chuyên viên tín
dụng.

XỬ LÝ NỢ
THU NỢ GỐC VÀ LÃI

THANH LÝ HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG.

NHẬN VÀ QUẢN LÝ TÀI
SẢN ĐẢM BẢO

THANH TOÁN

Trả đủ gốc
Trả đủ lãi

GIẢI CHẤP TÀI SẢN



Hình 1
Sơ đồ quy trình cho vay KH doanh nghiệp tại ACB.
(Nguồn: Thủ tục và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp-Phần 2, Lưu hành nội bộ, Ngân hàng
TMCP Á Châu, Năm 2010.)

Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP ACB được ban hành lần mới
nhất vào 13/01/2010 theo Điều 7 Tạo sản phẩm của ISO 9001:2008, áp dụng trong toàn hệ thống ACB.
Quy trình gồm 10 bước cơ bản và những bước nhỏ trong đó, về nguyên tắc có những tác nghiệp không
giống nhau giữa việc thực hiện cho vay ngắn hạn và thực hiện cho vay trung và dài hạn. Nhưng các bước
thực hiện đều theo trình tự sau:

 BƯỚC 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ :
Đây là bước đầu tiên của quy trình cho vay.
Khách hàng có thể do NV.QHKH thu thập thông tin và tìm kiếm hoặc chủ động liên hệ với Ngân hàng. Tùy
theo đặc điểm từng khu vực và dựa vào các định hướng chiến lược kinh doanh của ACB theo từng thời
kỳ, RA/RO/RM/HCB tiến hành thu thập thông tin KH từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó sàng lọc, tra soát
thông tin KH, tiếp cận KH mục tiêu: Điện thoại xác định nhu cầu và cập nhật thông tin KH, gửi thư tiếp
thị, điện thoại ghi nhận nhu cầu và xác lập cuộc hẹn, gặp trực tiếp KH, phỏng vấn KH và thu thập thông
tin. Khi khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng sẽ liên hệ với Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại
KPP trong toàn hệ thống ACB để được hướng dẫn thủ tục. NV.QHKH phải chịu trách nhiệm hướng dẫn
đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc cấp tín dụng. NV.QHKH thực hiện theo
WI-A.10/KHDN “Hướng dẫn tiếp xúc và nhận hồ sơ tín dụng khách hàng doanh nghiệp” :
Hướng dẫn Khách Hàng :

a) Đối với KH mới giao dịch lần đầu tại ACB:
Hướng dẫn và ghi nhận nhu cầu KH:
Khi KH liên hệ với Ngân hàng ( có thể thông qua điện thoại hoặc tiếp xúc tại quầy), RA/RO/RM/HCB
hướng dẫn KH tiếp cận các sản phẩm dịch vụ. Tùy theo nhu cầu cấp tín dụng của KH mà CRS có thể mời
RA/RO/RM/HCB tư vấn cho KH. Sau khi nắm bắt được sơ bộ các yêu cầu của khách hàng, tuỳ thuộc đối
tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức vay vốn, loại hình kinh doanh của khách
hàng, Loan CSR(Nhân viên dịch vụ KH(Customer service representative) phải cung cấp Danh mục bộ hồ
sơ vay vốn theo quy định, danh mục hồ sơ cho từng loại sản phẩm dịch vụ khác và hướng dẫn khách
hàng một cách tỷ mỷ, đầy đủ về nội dung và phù hợp về hình thức. Đánh dấu vào những mục khách hàng
cần nộp và giao cho khách hàng theo các hướng dẫn.
Sử dụng mẫu:


+ QF-01/NH : “Danh mục hồ sơ vay vốn ngắn hạn”. ( xem phần Phụ lục)
+ QF-01/TDH : “Danh mục hồ sơ vay vốn trung và dài hạn”.
Trường hợp cấp tín dụng theo các sản phẩm đặc thù, thực hiện hướng dẫn KH theo các quy định sản
phẩm hiện hành.
Tiếp nhận hồ sơ tín dụng:
Khi KH lên nộp hồ sơ cấp tín dụng, RA/RO/RM/HCB tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm kiểm tra tính
đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn, theo dõi quá trình nộp và bổ sung hồ sơ của KH.
Bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý khách hàng (đối với khách hàng lần đầu thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
hoặc có thay đổi so với hồ sơ đã cung cấp trước đó), phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ tài sản bảo
đảm, các báo cáo tài chính. Trường hợp KH nộp đầy đủ hồ sơ và đúng quy định theo như danh mục thì
tiếp nhận và ký nhận (photo lại 1 bản và gửi cho KH). Trường hợp KH nộp chưa đủ hồ sơ thì tiếp nhận và
đánh dấu lại phần còn thiếu, photo lại 1 bản Danh mục cần bổ sung gửi cho KH. Lập phiếu giao nhận hồ
sơ, trong đó nêu rõ ngày tháng nhận hồ sơ đầy đủ từ khách hàng để có cơ sở xác minh nguyên nhân
chậm trễ trong giải quyết cho vay (nếu có).
Nhập thông tin KH :
Sau khi tiếp nhận hồ sơ KH, CSR/RA/RO/RM/HCB thực hiện nhập thông tin KH vào hệ thống. Trường
hợp KH do RA/RO/RM tiếp thị về thì phải thông báo cho HCB biết thụ lý hồ sơ để thuận tiện cho quản lý

theo dõi tiến độ. Trường hợp KH chủ động tiếp xúc với ACB thì chuyển hồ sơ cho HCB để phân công nhân
viên xử lý hồ sơ KH.
b) Đối với Khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại ACB:
CSR/RA/RO/RM/HCB hướng dẫn KH bổ sung thông tin cần thiết, cập nhật tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh trong thời gian gần nhất (nếu có). Trình tự thực hiện như bước 1
 Một số nguyên tắc:
- Khi nhận hồ sơ tín dụng của KH, KPP phải có trách nhiệm kiểm tra KH có quan hệ tín dụng tại
KPP khác trong hệ thống ACB hay không. Nếu KH đang quan hệ tín dụng với đơn vị khác trong
hệ thống ACB thì phải có sự đồng ý của đơn vị đang quản lý KH về việc tiếp cận KH của đơn vị
mình.
- RA/RO/RM/HCB là đầu mối tiếp xúc, hướng dẫn và nhận hồ sơ KH trong mọi trường hợp. Tùy
vào quy mô khoản cấp tín dụng và quy mô của KH doanh nghiệp, HCB hoặc Trung tâm tín dụng
doanh nghiệp có thể tham gia tiếp xúc KH cùng với RA/RO/RM.
BƯỚC 2: Thẩm định khách hàng và lập tờ trình:
Ngay sau khi nhận đầy đủ hồ sơ cấp tín dụng từ KH, NV.QHKH/NVPT tiến hành:


Gửi hồ sơ tài sản bảo đảm cho đơn vị thẩm định giá tài sản bảo đảm để đánh giá tài sản thế

chấp, cầm cố. Nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm và lập tờ trình thẩm định tài sản phải tuân thủ
theo WI-01/TĐTS “ Hướng dẫn thẩm định bất động sản” và WI-02/TĐTS “Hướng dẫn thẩm định


động sản” và các văn bản quy định liên quan. A/A xem xét mức độ bảo đảm cho khoản vay mà tài
sản bảo đảm tiền vay có thể bù đắp cho NH nếu khách hàng không trả được nợ, cần lựa chọn được
TSBĐ hợp pháp, dễ chuyển nhượng, tính toán được chính xác giá trị thị trường của TSBĐ trong
trường hợp NH phát mãi TSBĐ đó tại thời điểm hiện tại và trong tương lai trên cơ sở an toàn nhất
cho ngân hàng.

NV.QHKH kết hợp với NVPT tại kênh phân phối tiến hành thẩm định khách hàng theo quy định

và lập tờ trình thẩm định khách hàng theo mẫu QF-D.23/TDDN hoặc QF-06/TDDN. Các nội dung
cần thẩm định:
a) Phân tích thẩm định về khách hàng vay vốn
Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành năng lực quản lý
sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. NVPT thực hiện theo nội
dung:
-

Tìm hiểu chung về khách hàng.

-

Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý.
Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh.

- Tìm hiểu đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo.
- Và một số nội dung khác.
b) Phân tích và thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư.
Nhân viên phân tích, thẩm định phương án vay vốn nhằm xác định khả năng hiện tại và tiềm
tàng của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Từ đó kết luận về tính khả thi, hiệu
quả tài chính của PASXKD, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định
cho vay hoặc từ chối cho vay.
-

-

Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, dự đoán khả năng khắc
phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho Ngân
hàng.
Tính chất trung thực và khách quan là mấu chốt trong thẩm định hiệu quả một phương án/ dự án

cụ thể.
Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính: Một điều quan trong là phải kiểm tra tính chính
xác báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chung. Các báo
cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích
cực có dụng ý mà còn có thể vô tình bị sai lệch.

Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu cho doanh nghiệp lập, chế độ kế toán
áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán.


Phân tích tỷ số
Tỷ số thanh khoản
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số tăng trưởng
Tỷ số nợ
Tỷ số chi phí tài chính
Tỷ số họat động
Phân tích so sánh

Đo lường và đánh giá
Tình hình tài chính
Tình hình hoạt động
của công ty

So sánh xu hướng
So sánh trong ngành
Phân tích cơ cấu
Phân tích chỉ số
Hình 2 Sơ đồ khuôn khổ phân tích tài chính.
(Nguồn: Thủ tục và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp-Phần 2, Lưu hành nội bộ, Ngân hàng

TMCP Á Châu, Năm 2010.)
c) Phân tích phương án sản xuất kinh doanh
- Trong phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng lập đã chỉ rõ: tình hình thị trường, dự báo
doanh thu, ước lượng chi phí, ước lượng lợi nhuận gộp, ước lượng lợi nhuận ròng, đánh giá khả
năng hoàn trả nợ gốc và lãi.
- Khi lập phương án sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có khuynh hướng thổi phồng doanh thu và
giảm chi phí sao cho mới nhìn vào phương án sản xuất kinh doanh có vẻ rất khả thi và hiệu quả.
Chính vì thế, NVPT phải phân tích và thẩm định lại phương án sản xuất kinh doanh xem mức độ
tin vậy như thế nào. Có hai vấn đề cần lưu ý khi phân tích là:
+ Phân tích tình hình thị trường và dự báo doanh thu: đòi hỏi NVPT phải am hiểu về tình

+

hình thị trường của sản phẩm hoặc ngành mà khách hàng hoạt động như nhu cầu thị
trường, giá cả , thị phần,…
Phân tích khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh: NVPT cần am hiểu về kế toán quản trị,

kế toán chi phí và cách tính giá thành sản phẩm. Từ đó, có thể phán quyết khoản mục chi
phí nào là hợp lý, khoản mục chi phí nào không hợp lý.
d) Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay
Đôi khi có những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và phương án sản xuất kinh doanh khả thi
nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Những khách hàng này thường có khuynh


hướng đánh lừa nhân viên tín dụng bằng những hành vi che đậy và gây nhiễu thông tin khiến nhân viên
tín dụng phán quyết sai về khả năng trả nợ của họ.
Vì thế NVPT phải phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay với các phương pháp phù hợp.
e) Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

NVPT xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng đối với Chi nhánh cho vay, các

Chi nhánh khác trong hệ thống ACB và các Tổ chức tín dụng khác. Lưu ý rằng việc tìm hiểu
thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại mà còn cả tình hình trong quá khứ.
- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
Hai điều căn bản mà NVPT chú ý là lợi ích và rủi ro về khoản vay.
Yêu cầu tính toán chính xác lợi ích dự kiến mà ACB có thể thu được nếu phê duyệt khoản vay NVPT tiến
hành tính toán lãi và/ hoặc phí có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa
trên đơn xin vay của khách hàng.
-

NV.QHKH xếp hạng tín dụng trước khi cấp tín dụng theo “ Sổ tay xếp hạng tín dụng
khách hàng doanh nghiệp” kết hợp với Bộ phận chấm điểm tín dụng doanh nghiệp
BP.Scoring-DN và NVPT thực hiện theo các bước cơ bản:
 Bước 1: Thu thập thông tin, số liệu .
 Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ACB áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm
Nông, lâm và ngư nghiệp, Thương mại và dịch vụ, Xây dựng, Công nghiệp.
Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/lĩnh
vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường
hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng
doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
 Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp.
Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu
thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước,…
Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được xếp loại thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ.
 Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính và tài sản đảm bảo.
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTD chấm
điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp
Lưu ý: Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.
 Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính.
Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động của công ty, sự hỗ trợ thành viên góp vốn, khả năng trả nợ,

uy tín thanh toán, uy tín trong giao dịch, rủi ro ngành, năng lực và kinh nghiệm quản lý, môi trường kinh
doanh …


 Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp.
CBTD cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số để xác định điểm tổng hợp. Sau
khi xác định được điểm tổng hợp, CBTD xếp hạng doanh nghiệp.
 Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp và xếp hạng khách hàng, BP.Scoring lập tờ trình đề nghị
Giám đốc phê duyệt. Nội dung của tờ trình phải có những ý cơ bản như sau:
Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng.
Phương pháp/mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng.
Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng.
Nhận xét/đánh giá của NVPT dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng.
Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được
cập nhật ngay vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
-

 NV.QHKH lập “ Phiếu đề nghị phối hợp phân tích tín dụng” theo mẫu QF-01/TDDN để trình cấp
kiểm soát ký duyệt và gửi cho Trung tâm tín dụng doanh nghiệp đề nghị phối hợp thẩm định/tái
thẩm định trong các trường hợp sau:
+ Đối với hồ sơ tín dụng phải qua Trung tâm tín dụng doanh nghiệp phối hợp phân tích tín dụng trước khi
trình duyệt theo quy định ACB trong từng thời kì.
+ Theo quyết định của HĐTD/BTD/Giám Đốc khối.
+ Thực hiện phối hợp thẩm định/tái thẩm định tín dụng KH Doanh Nghiệp và Phân tích tín dụng theo
hướng dẫn tại WI-10/TDDN.
 Việc lập tờ trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thực hiện theo các hướng
dẫn sau:
+ WI-08/TDDN “ Hướng dẫn lập tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp có quy mô/khoản
cấp tín dụng vừa và nhỏ”.

+ WI-07/TDDN “ Hướng dẫn lập tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp có khoản cấp tín
dụng trên 5 tỷ đồng”.

 BƯỚC 3: Trình và phê duyệt cấp tín dụng:
- Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng/tờ trình tái thẩm định NV.QHKH và/hoặc NVPT trình cấp
kiểm soát xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng.
- Sau khi tờ trình thẩm định khách hàng/tờ trình tái thẩm định đã được ký kiểm soát, NV.QHKH và/hoặc
NVPT tiến hành gửi hồ sơ cho chuyên viên phê duyệt ( từ bậc 1 đến bậc 6) hoặc Thư ký BTD/Chuyên viên
7 thuộc HĐTD/HĐTD để chuyển đến các thành viên BTD/Chuyên viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD. Hồ sơ tín
dụng trình phê duyệt bao gồm: Tờ trình thẩm định KH Doanh nghiệp theo mẫu quy định, Tờ trình tái


thẩm định/Phiếu đánh giá hồ sơ (nếu có), Tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo ( nếu có), Kết quả xếp
hạng tín dụng, các hồ sơ khác ( nếu cấp phê duyệt yêu cầu).
+ Gửi hồ sơ cho thư ký BTD /Chuyên viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD theo quy định về gửi hồ sơ trình cấp
thẩm quyền trong từng thời kỳ. Đối với các hồ sơ gửi trễ hơn thời gian quy định nêu trên sẽ được trình
vào phiên họp BTD/Chuyên viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD tiếp theo.
+ Đối với hồ sơ trình BTD khu vực, BTD Sở giao dịch, BTD Chi nhánh, thời gian gửi hồ sơ cho thư ký BTD
tùy thuộc vào quy định của Chi nhánh.
- Tại buổi họp BTD/Chuyên viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD:
+ NV.QHKH và/hoặc NVPT trình bày với cấp thẩm quyền về nội dung thẩm định hồ sơ tín dụng của khách
hàng ,trình bày và đưa ra quan điểm, đề xuất của mình về khoản tín dụng mà khách hàng đã đề nghị.
Trong trường hợp có hỗ trợ phân tích tín dụng hoặc tái thẩm định, C/A trình bày tờ trình và nêu lên quan
điểm của mình về khoản vay, bảo lãnh.
+ Các thành viên của BTD/Chuyên viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD trực tiếp chất vấn NV.QHKH và hoặc NVPT về
các vấn đề có liên quan đến khách hàng, trong trường hợp có phối hợp với các bộ phận liên quan khác
trong khối KHDN đánh giá khách hàng, NV.QHKH sẽ kết hợp với người đại diện các bộ phận để trình cấp
có thẩm quyền theo quy định.
+ Các thành viên BTD/Chuyên viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD trao đổi bàn bạc và đi đến thống nhất có cấp tín
dụng tín dụng hay không và điều kiện cấp tín dụng như thế nào.

+ Thư ký phiên họp ghi nhận các ý kiến thống nhất của các thành viên vào Biên bản họp và trình cho các
thành viên ký.
+ Thư ký phiên họp dựa vào nội dung Biên bản họp có đầy đủ chữ ký của các thành viên BTD/Chuyên
viên 7 thuộc HĐTD/HĐTD tham dự tại buổi họp để lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản cấp
tín dụng. Bản chính Biên bản họp và các tờ trình, Thư ký phiên họp sẽ lưu theo đúng quy định về “ Nội
quy làm việc của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng”.
- Biểu mẫu sử dụng:
+ Biên bản họp phê duyệt tín dụng, dành cho khách hàng doanh nghiệp.
+ Phúc đáp thông báo nội dung phê duyệt cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp.
- Thực hiện theo WI-A.11/KHDN “ Hướng dẫn phối hợp phê duyệt cấp tín dụng Khách hàng doanh
nghiệp”.
- Trường hợp phê duyệt theo cơ chế chuyên viên, thực hiện theo quy định của ACB ban hành trong từng
thời kỳ.


 BƯỚC 4: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng:
- Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày cấp thẩm quyền ra quyết định đồng ý/từ chối cấp tín dụng , NV.QHKH
phải thông báo kết quả cho KH. Việc ký các hợp đồng tín dụng và hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay là để
tạo ra các cam kết pháp lý cho khoản vay giữa NH với khách hàng vay vốn để bảo vệ quyền lợi của NH đối
với khoản tiền cho khách hàng vay. Việc giao nhận giấy tờ và TSĐB là cơ sở để NH nắm được đầy đủ
quyền sở hữu về tài sản bảo đảm cho khoản vay.
+ Nếu cấp thẩm quyền đồng ý cấp tín dụng thì NV.QHKH thông báo cho KH bằng văn bản theo mẫu quy
định, sau đó đề nghị KH ký xác nhận và gửi lại cho ACB.
QF-36/NH : “ Thư báo cho vay” ( Áp dụng cho vay ngắn hạn), QF-30/TDH : “ Thư báo cho vay” ( Áp dụng
cho vay trung , dài hạn) . NV.QHKH hướng dẫn KH chuẩn bị Hồ sơ công chứng và hẹn thời gian công
chứng.
+ Nếu cấp thẩm quyền không đồng ý cấp tín dụng thì NV.QHKH thông báo cho khách hàng bằng văn bản
theo mẫu quy định. QF-37/NH : “ Thư báo từ chối cho vay” ( Áp dụng cho vay ngắn hạn), QF-31/TDH : “
Thư báo từ chối cho vay” ( Áp dụng cho vay trung , dài hạn).
- Thực hiện theo WI-A.11/KHDN “ Hướng dẫn phối hợp phê duyệt cấp tín dụng Khách hàng doanh

nghiệp”.

 BƯỚC 5: Hoàn tất thủ tục pháp lý chứng từ và các điều kiện khác theo phê duyệt:
a) Hoàn tất thủ tục pháp lý chứng từ:
- Căn cứ vào kết quả phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền , NV.QHKH chuyển giao toàn bộ hồ
sơ cho LDO (hoặc CSR trong trường hợp không có LDO) để hoàn tất thủ tục theo phê duyệt . Trường hợp
CSR nhận chuyển giao hồ sơ, CSR chuyển hồ sơ cho LDO thực hiện theo hướng dẫn tại Quy trình phối
hợp thực hiện nghiệp vụ pháp lý chứng từ tại ACB.
- LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý bao gồm soạn thảo toàn bộ hồ sơ theo phê duyệt,
quy định pháp luật, ký kết hợp đồng, văn bản, thực hiện thủ tục công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm :
Thực hiện theo tài liệu hướng dẫn công việc WI-01/PLCT và WI-02/PLCT.
- Việc kiểm soát trước khi cấp tín dụng được thực hiện theo QP-7.29 “Thủ tục nghiệp vụ kiểm soát tín
dụng”.
- Đối với biện pháp bảo đảm là chứng thư bảo lãnh của các tổ chức, cá nhân (ngân hàng, công ty mẹ,
chủ sở hữu công ty,…) : LDO kiểm tra tính hợp pháp của chứng thư bảo lãnh, photo chứng thư bảo lãnh
để chuyển CSR lưu cùng với hồ sơ tín dụng, bản chính chuyển cho CC để lưu vào kho.
b) Nhận và quản lý tài sản đảm bảo:


- Khi KH đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm, LDO bàn giao hồ sơ hoàn tất công việc cho CC,
bao gồm hồ sơ đã hoàn tất thủ tục theo phê duyệt và bản chính Hồ sơ tài sản thế chấp , cầm cố. Nhân
viên quản lý tài sản theo:

Nguồn thông tin để thẩm định
Nhận và kiểm tra HS TSBD
Tư vấn
Nhận và kiểm trả HS TSBĐ

Nhận và kiểm tra HS TSBD
Tư vấn

Thẩm định tài sản bảo đảm
Nhận và kiểm trả HS TSBĐ

Thẩm định tài sản bảo đảm
Xác định giá trị tài sản bảo
đảm

Xác định giá trị tài sản bảo
Lập hợp đảm
đồng bảo đảm

Lập hợp đồng bảo đảm
Bàn giao tài sản bảo đảm

Bàn giao tài sản bảo đảm

Hồ sơ tài liệu và thông tin do
khách hàng cung cấp
Khảo sát thực tế
Các nguồn khác
Nội dung thẩm định
Nguồn thông tin để thẩm định
Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của
khách
vay/bên
lãnhtin do
Hồ sơ tài
liệu vàbảo
thông
Tài

sảnhàng
hiện cung
khôngcấp
có tranh chấp
khách
Tài
sảnsát
được
Khảo
thựcphép
tế giao dịch
Tài
dễ chuyển
Cácsản
nguồn
khác nhượng
Xác định giá trị tài sản bảo đảm
Khả năng thu hồi nợ vay trong
trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Đề xuất các biện pháp quản lý tài
sản bảo đảm an toàn và quả
Nội dung
thẩm
Viết
báođịnh
cáo thẩm định
Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của
khách vay/bên bảo lãnh
Viết báo cáo thẩm định
Tài sản hiện không có tranh chấp

Chứng
nhậndịch
trên hợp
Tài sảnthực,
đượcchứng
phép giao
đồng
bảo
Tài sản
dễđảm
chuyển nhượng
Đăng
ký, xóa
giao
bảo
Xác định
giá đăng
trị tàiký
sản
bảodịch
đảm
đảm
Khả năng thu hồi nợ vay trong
Bộ
hồ sơhợp
bảoxử
đảm
tiềnsản
vaybảo
bằng

tài
trường
lý tài
đảm
sản
lãnh
Đề cầm
xuất cố,
cácthế
biệnchấp,
phápbảo
quản
lý tài
sản bảo đảm an toàn và quả
Chứng thực, chứng nhận trên hợp
đồng bảo đảm
Dăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo
đảm
Bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay bằng tài
sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh


Hình 3: Sơ đồ quy trình nhận tài sản bảo đảm
(Nguồn: Thủ tục và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp-Phần 2, Lưu hành nội bộ, Ngân hàng
TMCP Á Châu, Năm 2010.)
+ WI-03/PLQL “Hướng dẫn quản lý Hồ sơ tài sản bảo đảm”.
+ WI-01/QLTS “Hướng dẫn quản lý vật tư, hàng hóa là tài sản thế chấp để tại kho khách hàng”
+ WI-02/QLTS “Hướng dẫn quản lý vật tư, hàng hóa là tài sản thế chấp để tại kho thứ ba”.
+ WI-10/TCBS “Hướng dẫn thao tác trên TCBS nghiệp vụ tài sản bảo đảm”.


 BƯỚC 6: Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ.
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt
của Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn hợp đồng tín
dụng / khế ước nhận nợ :
- Hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ được lập thành 3 bản ( ACB giữ 2 bản, khách giữ 1 bản )
-Nếu hợp đồng được sử dụng để đi công chứng thì Hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ được lập
thành 4 bản (ACB giữ 2 bản, khách hàng giữ 1 bản, cơ quan công chứng giữ 1 bản ).
- Hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong , Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên
có liên quan ký , sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.


Lưu ý : Trường hợp có thay đổi nội dung hợp đồng tín dụng đã ký , Loan CSR lập 3 bản phụ lục Hợp đồng
tín dụng sửa đổi bổ sung. Mẫu hợp đồng tín dụng :
+ QF-A1-1/PC : “ Hợp đồng tín dụng ngắn hạn”.
+ QF-A1-2/PC : “ Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn”.
+ QF-A1-3/PC : “ Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức”.
+ QF-A1-4/PC : “ Khế ước nhận nợ”.

 BƯỚC 7: Thực hiện cấp tín dụng.
Giải ngân cho khoản vay, bao thanh toán, chiết khấu:
- Căn cứ vào đề nghị của KH, Hợp đồng tín dụng đã ký kết và các điều kiện trước khi giải ngân theo phê
duyệt của cấp có thẩm quyền, CSR kiểm tra mức tín dụng khả dụng tại thời điểm đề nghị giải ngân và
tiến hành soạn Khế ước nhận nợ để giải ngân.
- Sau khi soạn xong Khế ước nhận nợ và được kiểm soát, CSR chuyển cho KH ký, trình cho cấp kiểm soát
ký.
- Trường hợp phát hành cam kết bảo lãnh: căn cứ đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh của KH, CSR soạn
và trình ký cam kết bảo lãnh, thực hiện theo WI-01/BL “Hướng dẫn phát hành bảo lãnh trong nước”.
- Đối với khoản cấp tín dụng trong hạn mức đã được cấp CSR lập tờ trình tín dụng trong hạn mức (mẫu
QF-07/PTTD, 08/PTTD, 08/BL).
- Việc kiểm soát ngay khi cấp tín dụng được thực hiện theo QP-7.29 “Thủ tục nghiệp vụ kiểm soát tín

dụng”.
_Lưu ý: Trường hợp có thay đổi nội dung Hợp đồng tín dụng đã ký,LDO (hoặc CSR trong trường hợp
không có LDO) lập Phụ lục hợp đồng tín dụng /Hợp đồng sửa đổi bổ sung để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
- Việc tạo tài khoản và quản lý lưu trữ Hồ sơ tín dụng được thực hiện như sau:
a) Tạo tài khoản vay, giải ngân:
- Đối với khoản cho vay, bao thanh toán, chiết khấu:
+ Căn cứ Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ đã ký kết, CSR tạo tài khoản tiền vay thích hợp để chuyển
Teller giải ngân: Thực hiện theo WI-02/TCBS “ Hướng dẫn thao tác trên TCBS – Module Loan CSR”.
+ Teller thực hiện giải ngân theo WI-04/TG “Hướng dẫn giao dịch tài khoản tiền vay” , WI-03/TCBS “
Hướng dẫn thao tác trên TCBS – Module Teller”.


- Đối với khoản bảo lãnh: căn cứ cam kết bảo lãnh phát hành, CSR tạo tài khoản ngoại bảng để theo dõi
bảo lãnh.
- Thông tin khoản cấp tín dụng trên TCBS do Kiểm soát viên tín dụng kiểm soát theo QP-7.29 “ Thủ tục
nghiệp vụ kiểm soát tín dụng”.
b) Quản lý và lưu trữ hồ sơ:
- CSR thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng của KH theo WI-06/KVH “ Hướng dẫn quản lý và lưu trữ
hồ sơ tín dụng”.

BƯỚC 8: Quản lý, sử dụng mức cấp tín dụng và hồ sơ tín dụng:
a) Kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ điều kiện sau khi cấp tín dụng:
CSR và /hoặc NV.QHKH theo dõi điều kiện phê duyệt tín dụng đối với KH. Trường hợp KH có đề nghị
thay đổi /điều chỉnh điều kiện phê duyệt, NV.QHKH lập tờ trình theo mẫu quy định, trình ký kiểm soát và
trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Việc trình điều chỉnh /thay đổi điều kiện phê duyệt (nếu có) phải thực
hiện trước lần giải ngân tiếp theo.
- Trình tự trình duyệt thay đổi điều kiện phê duyệt thực hiện theo WI-A.11/KHDN “Hướng dẫn phối hợp
phê duyệt cấp tín dụng Khách hàng doanh nghiệp” và lưu trữ hồ sơ tín dụng theo WI-06/KVH “Hướng
dẫn quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng”. b) Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng:
- NV.QHKH kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, tiến hành lập biên

bản kiểm tra sử dụng vốn vay theo mẫu quy định. Việc lập tờ trình rà soát/tái đánh giá ( nếu có) sẽ thực
hiện theo quy định ACB trong từng thời kì.
- Nếu KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích và/hoặc nếu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
có khả năng ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của KH,NV.QHKH lập tờ trình báo cáo, đề xuất hướng xử
lý.Sau khi được cấp kiểm soát thông qua, NV.QHKH trình cấp có thẩm quyền xem xét.Việc lập tờ trình
đánh giá các khoản tín dụng có vấn đề theo mẫu QF-39a/TDDN ,QF-19b/TDDN và WI-11/TDDN “Hướng
dẫn lập tờ trình đánh giá các khoản tín dụng có vấn đề”.
- Trình tự trình duyệt thực hiện theo WI-A.11/KHDN “Hướng dẫn phối hợp phê duyệt cấp tín dụng Khách
hàng doanh nghiệp”.
c) Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay định kì:
- A/A phối hợp với NV.QHKH tiến hành đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản bảo đảm nợ vay. Việc đánh
giá lại tài sản là bất động sản, động sản được thực hiện theo quy định của ACB ban hành trong từng thời
kì.
Lưu ý: Đối với trường hợp cho vay thế chấp/cầm cố hàng hóa, việc đánh giá lại tài sản phải thực hiện
theo quy định ACB về cho vay thế chấp/cầm cố hàng hóa đó.


- Trình tự các bước thực hiện việc kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay theo các quy định ACB
ban hành trong từng thời kì.
d) Đánh giá lại các dự án trung ,dài hạn đã tài trợ:
- Mục đích thực hiện đánh giá lại nhằm cập nhật một cách chính xác và kịp thời các thông tin về KH, bảo
đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng hoàn trả nợ vay của KH, cũng như hạn chế tối đa các
rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án tài trợ.
- Thực hiện việc tái đánh giá: theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc theo quy định, hướng dẫn do
ACB ban hành trong từng thời kì.
- NV.QHKH chịu trách nhiệm thực hiện việc đánh giá lại các dự án trung dài hạn ,lập tờ trình thẩm định
để trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ đánh giá lại phải qua Trung tâm tín dụng doanh nghiệp hỗ trợ, Nv.QHKH gửi “ Phiếu
đề nghị phối hợp phân tích tín dụng” theo mẫu QF-01/TDDN trình cấp kiểm soát ký và gửi cho Trung tâm
tín dụng doanh nghiệp đề nghị phối hợp đánh giá lại theo quy định hiện hành.

- Mẫu tờ trình sử dụng : QF-A.05/TDDN “Tờ trình rà soát tín dụng”. Tuy nhiên, nếu dự án đã tài trợ có
phát sinh dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc những thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến khoản vay,
NV.QHKH lập tờ trình đánh giá các khoản tín dụng có vấn đề theo mẫu QF-19a/TDDN, QF-19b/TDDN và
WI-11/TDDN “Hướng dẫn lập tờ trình đánh giá các khoản tín dụng có vấn đề”.

 BƯỚC 9:. Quản lý, giám sát và thu hồi nợ:
a) Theo dõi quá trình trả lãi,vốn và đôn đốc thu hồi nợ gốc.
- NV.QHKH và/hoặc CSR thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của KH thông qua màn hình
TCBS hoặc thông qua bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 5 ngày. CSR có trách
nhiệm soạn “Thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn” theo mẫu QF-D.38/KHDN.
- Nếu hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ áp dụng lãi suất thả nổi : định kỳ thay đổi lãi suất, CSR lập và
gửi KH Thư báo về việc thông báo lãi suất vay mới theo mẫu quy định.
- Định kỳ thanh toán theo lịch trả nợ của Hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ. CSR lập đề nghị Teller
thu nợ hoặc hệ thống hạch toán thu nợ vào cuối ngày làm việc. Việc thu nợ gốc và lãi vay được thực hiện
theo WI-04/TG “ Hướng dẫn giao dịch tài khoản tiền vay”, WI-03/TCBS “Hướng dẫn thao tác trên TCBS –
Module Teller”.
- Trường hợp tài khoản KH không đủ tiền, CSR thông báo cho NV.QHKH để nhắc KH nộp tiền trả nợ.
- NV.QHKH nhắc nhở, đôn đốc KH trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy KH có dấu hiệu bất ổn
trong thanh toán hoặc những thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến khoản vay. Thực hiện theo WIA.04/KHDN “ Hướng dẫn phối hợp tác nghiệp quản lý, giám sát và thu nợ Khách hàng doanh nghiệp”.


b) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Khi KH có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ) thì KH phải gửi
cho ACB Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo mẫu quy định của ACB.
- Căn cứ Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tùy theo mức thẩm định theo chức danh tại KPP
,NV.QHKH và/hoặc NVPT tại kênh phân phối sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt
động của KH.
- NV.QHKH và/hoặc NVPT tại KPP lập tờ trình đánh giá các khoản tín dụng có vấn đề theo mẫu QF19a/TDDN, QF-19b/TDDN và WI-11/TDDN “Hướng dẫn lập tờ trình đánh giá các khoản tín dụng có vấn
đề”.
- Trong đó người lập tờ trình phải có ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý và trình cho cấp có thẩm

quyền phê duyệt. Tùy theo quy định của ACB trong từng thời kỳ mà Tờ trình đánh giá rủi ro tín dụng có
thể có sự tham gia thẩm định của Trung tâm thu nợ doanh nghiệp và/hoặc Trung tâm tín dụng doanh
nghiệp.
- Trình tự trình duyệt hồ sơ cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện theo WI-A.11/KHDN “Hướng dẫn phối
hợp phê duyệt cấp tín dụng Khách hàng doanh nghiệp”.
- Cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng sẽ xét duyệt thẩm quyền quy định.
- Hình thức duyệt có thể ký phê duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập biên bản họp BTD/HĐTD theo mẫu quy
định ACB như khi cấp tín dụng thông thường.
+ Trường hợp đồng ý gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ : phê duyệt của cấp thẩm quyền phải nêu rõ : thời
hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời gian gia hạn ( nếu đề nghị gia hạn) hoặc
thay đổi kỳ hạn/số tiền trả mỗi kỳ hạn (nếu điều chỉnh kỳ hạn nợ).
+ Ngay sau khi nhận được phê duyệt đồng ý gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ, CSR tiến hành lập Phụ lục
hợp đồng tín dụng sửa đổi bổ sung theo mẫu quy định. => Căn cứ vào phê duyệt gia hạn nợ hoặc điều
chỉnh kỳ hạn nợ của BTD/HĐTD, CSR sẽ cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS.
+ Trường hợp cấp thẩm quyền không đồng ý cho gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ và khoản nợ vay
không được trả đúng hạn thì NV.QHKH phải thực hiện theo đúng phê duyệt của cấp thẩm quyền và
những quy định, hướng dẫn của ACB.
- Thực hiện theo WI-A.04/KHDN “Hướng dẫn phối hợp tác nghiệp quản lý, giám sát và thu nợ khách
hàng doanh nghiệp”.
c) Chuyển nợ quá hạn.
- Khi khoản nợ vay đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả nợ đúng hạn, một phần hoặc toàn bộ
khoản nợ quá hạn sẽ được chuyển nợ quá hạn tự động trên hệ thống TCBS.


- Ngay vào ngày nợ được chuyển quá hạn, CSR thông báo cho NV.QHKH về việc khoản nợ đã chuyển quá
hạn. NV.QHKH có trách nhiệm lập thông báo chuyển nợ quá hạn (QF-D.37/KHDN) và trình cấp kiểm soát
ký kiểm soát.
- NV.QHKH chuyển thông báo chuyển nợ quá hạn cho KH, có ký xác nhận của KH, và chuyển CSR lưu
thông báo chuyển nợ quá hạn.
- Thực hiện theo WI-A.04/KHDN “Hướng dẫn phối hợp tác nghiệp quản lý, giám sát và thu nợ khách

hàng doanh nghiệp”.
d) Xử lý nợ.
- Sau khi chuyển nợ quá hạn mà KH vẫn không trả nợ, NV.QHKH thực hiện chuyển hồ sơ sang Bộ phận xử
lý nợ tại đơn vị hoặc ACBA theo đúng quy định hiện hành, thực hiện như sau:
+ CSR sao các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của Bộ phận xử lý nợ/ACBA, lập biên bản bàn giao hồ sơ.
+ NV.QHKH bàn giao hồ sơ và phối hợp thu nợ theo yêu cầu của Bộ phận xử lý nợ/ACBA.
- Quy trình xử lý thực hiện theo WI-A.04/KHDN : “Hướng dẫn phối hợp tác nghiệp quản lý, giám sát và
thu nợ khách hàng doanh nghiệp” và WI-01/XLN “Hướng dẫn quản lý và thu hồi nợ quá hạn”.
Phòng ngừa

Phòng ngừa
Phát hiện

Phát hiện
Thu thập thông tin

Thu thập thông tin

Xử lý dựa
trên thương
thảo

Xử lý dựa
trên thương
thảo

Thanh lý

Phân tích tình hình


Kế hoạch hành
động
Kế hoạch hành
Thu tài sản
động
bảo đảm

Phân tích tình hình

Đưa ra toà
án kinh tế

Xử lý bằng
nguồn dự
phòng rủi ro

Xử lý bằng
nguồn dự
phòng rủi ro


×