Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

xuất khẩu hồ tiêu việt nam sang mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.75 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TÉ
=================

TIỂU LUẬN
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG MỸ
Môn: Giao dịch thương mại quốc tế
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thành viên

MỤC LỤC

1

Mã sinh viên


I.



Cơ sở chọn lựa đề tài
Đề tài được nhóm lựa chọn nghiên cứu là xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu

Việt Nam là mặt hàng được xuất khẩu đi 97 quốc gia, vùng lãnh thổ; được xếp
vào nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới và giữ vững kỷ
lục xuất khẩu trong 14 năm liền. Chỉ riêng năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu
khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 58% thị trường hồ tiêu thế giới với giá trị
trên 1,2 tỉ USD (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam). Có thể thấy, đây là một thế
mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam.
Về thị trường xuất khẩu hồ tiêu, thị trường được lựa chọn nghiên cứu là
Mỹ - thị trường vô cùng tiềm năng cho nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam. Hiện nay,
Mỹ là một trong các quốc gia nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất trên thế giới với
lượng nhập khẩu hàng năm gần 70.000 tấn. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội
Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 10/2015, Mỹ đứng thứ nhất trong các nước có
số lượng lớn nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam với số lượng lên tới 1380 tấn.
Về hình thức xuất khẩu, nhóm lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp,
với các ưu điểm: trực tiếp tiếp xúc với đối tác nước ngoài và kiểm soát kết
quả giao dịch, chủ động nắm bắt diễn biến tình hình thị trường và điều chỉnh
các phương án thích hợp, tiết kiệm chi phí trả cho người trung gian. Hơn nữa,
công ty cổ phần xuất khập khẩu Petrolimex là một công ty lớn, có nhiều năm
kinh nghiệm trong xuất khẩu, vì vậy thu hẹp được các rủi ro liên quan đến
việc thiếu kiến thức kinh doanh trên thị trường thế giới.

2


II.

Nghiên cứu thị trường


1. Nghiên cứu thị trường Mỹ
Mỹ là nước nhập khẩu ròng. Theo số liệu thống kê của Global Trade
Information Services (GTIS), Mỹ là quốc gia nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất trên
thế giới với lượng nhập khẩu hàng năm gần 70.000 tấn. Mỹ xuất khẩu Hồ tiêu
chủ yếu sang Canada với sản lượng khoảng 4020 tấn trong năm 2011.
*Quan hệ ngoại giao
Thị trường Mỹ là thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, là nước tham gia
và giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc dân quan trọng trên
thế giới như: Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Ngân hàng quốc tế (WB),..
Điều này tạo nên sự thuận lợi trong việc thực hiện giao thương với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ cũng như
việc gia nhập WTO càng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ và ngược lại. Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt
Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm lên đến hàng tỷ USD, riêng trong 4
tháng đầu năm 2007, con số trên đã đạt khoảng gần 3 tỷ USD, chiếm khoảng
25%tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã
quen và hiểu thị trường Hoa Kỳ hơn, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và hiệu
quả hơn với thị trường này. Mặt khác, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng quan tâm
nhiều hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần
hàng Việt Nam thay vì các thị trường khác trong khu vực.
*Tình hình kinh tế
Thị trường có tính cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm, và rất khắt khe,
người tiêu dùng được bảo vệ bằng một hệ thống pháp luật vô cùng chặt chẽ.
Chính sách bảo hộ gắt gao của Hoa Kỳ nhất là về hàng rào kỹ thuật và an toàn
thực phẩm cao, không ít trường hợp cao quá mức cần thiết. Đây là khó khăn
đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường này.

3



*Tình hình chính trị, xã hội
Với 50 bang, 50 Luật, đôi khi Luật của mỗi bang lại vượt cả quy định
của Luật Liên bang. Vì vậy, để thâm nhập và khẳng định vị thế trên thị trường
này, hơn bất cứ ở thị trường nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu
ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này.
*Văn hóa tiêu dùng của thị trường
Thông thường, các công ty Hoa Kỳ chỉ tập trung vào những phần cốt
lõi nhất của sản phẩm (do ưu thế cạnh tranh và họ muốn bảo vệ bí mật công
nghệ), còn lại những bộ phận đơn giản, họ có thể mua nước ngoài hoặc đặt
mua ở nước ngoài. Vì vậy Hoa Kỳ có là nước có nhu cầu cao về những sản
phẩm như Hồ Tiêu.
Tiêu dùng hạt tiêu cũng đã tăng mạnh ở các thị trường truyền thống,
tăng khoảng 15% ở Châu Âu; 45% ở Mỹ khi người tiêu dùng muốn gia tăng
hương vị nhiều hơn cho các bữa ăn của họ.

4


2. Nghiên cứu mặt hàng hồ tiêu:
* Chất lượng, công dụng của hàng hóa:
- Chất lượng: có độ cay nồng, hàm lượng tinh dầu ổn định, hương thơm đặc
trưng của tiêu
- Công dụng:












Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Cải thiện hoạt động tiêu hóa
Kích thích thèm ăn
Hỗ trợ giảm cân
Hạn chế sự tích tụ khí gas trong bao tử
Chữa nghẹt mũi và sung huyết
Chữa viêm khớp
Ngăn ngừa ung thư và nhiều căn bệnh mãn tính khác
Chống trầm cảm
Giải quyết các vấn đề về răng, lợi
* Tình hình cung và cầu

- Cung:
Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, hiện
nay, hạt tiêu Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia. Hạt tiêu Việt Nam
được xếp vào nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới, luôn
giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu trong 14 năm liền. Tháng đầu năm xuất
khẩu hạt tiêu của cả nước đạt 99,37 triệu USD, tăng 44,4% so với tháng đầu
năm ngoái.
Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm: Bình
Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà Rịa – Vũng
Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245. Trong đó, khu vực Tây Nguyên
và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài
ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương
hiệu lâu nay.


5


Việt Nam có tốc độ xuất khẩu hồ tiêu tăng nhanh, đạt tốc độ tăng
15-20% bình quân mỗi năm. Năm 2001, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu 50.506 tấn, đạt
kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD. Năm 2014, ngành sản xuất hồ tiêu
thế giới giảm sút do một số nước bị mất mùa đẩy giá tiêu lên cao, riêng Việt
Nam vẫn ổn định, đạt diện tích hơn 73.500 ha, sản lượng gần 140.000 tấn,
xuất khẩu 156.396 tấn (bao gồm cả lượng nhập về để tái xuất) và đạt kim
ngạch xuất khẩu 1.204,98 tỷ USD.
- Cầu:
Hoa Kỳ, Singapore, UAE, Ấn Độ, Hà Lan là 5 thị trường chính của hạt
tiêu Việt Nam, chiếm đến 50% tổng xuất khẩu của mặt hàng này. Hạt tiêu Việt
Nam, đặc biệt là hạt tiêu đen đang ngày càng được ưa chuộng ở hầu hết các
thị trường. Hiện nay, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm khoảng 30% sản
lượng và khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới.
Hiện nay, Mỹ chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu từ các nước như: Viêt Nam,
Indonesia, Ấn Độ… chứ không chú trọng sản xuất hồ tiêu.
Mỹ là một trong những nước nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới,
trung binh 1 năm nước này nhập khẩu khoảng 60.000 tấn hạt tiêu các loại,
tương đương 450 triệu USD.
* Tình hình đối thủ cạnh tranh
Cây hồ tiêu được trồng ở 70 nước trên thế giới với tổng diện tích
476.514 ha. Diện tích được phân bổ tập trung chủ yếu tại các nước vùng xích
đạo. Ấn Độ, Indonesia chiếm gần 70% diện tích tiêu toàn cầu. Năng suất tiêu
thế giới khoảng 0,7 tấn/ha và tăng rất chậm. Các nước có diện tích rất lớn như
Ấn Độ, Indonesia đều có năng suất bình quân năm cao nhất khoảng 0,4
tấn/ha.

Tại thị trường Mĩ, sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam chưa tạo được khả
năng cạnh tranh cao về giá cả, số lượng cũng như chất lượng, so với các sản
phẩm cùng loại của những nước khác như: Ấn Độ, Indonesia, Brazil,... Khả
6


năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu tiêu trong
nước còn yếu cả về vốn, kinh nghiệm thương mại quốc tế và quản trị rủi ro.
Tuy nhiên, nhiều loại tiêu Việt Nam có chất lượng khá tốt như tiêu Phú
Quốc có chất lượng tương đương tiêu Indonesia và Ấn Độ, tiêu Chư Sê có các
đặc trưng về độ bóng, hạt to đều, hương thơm đặc trưng, dung trọng cao, có
danh tiếng trên thị trường thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU và
Mỹ.
* Tỷ suất ngoại tệ của măt hàng
Xuất khẩu gia vị trong đó có xuất khẩu hạt tiêu hàng năm đã thu nhập
ngoại tệ trên 140-160 triệu USD cho đất nước, góp phần lớn vào việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống cho nông dân.
* Dung lượng thị trường
Năm 2014, lần đầu tiên xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt kim ngạch
1,21 tỷ USD, tăng 34,72% so với cùng kỳ 2013.
Bước vào năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khiêm
tốn đưa ra con số xuất khẩu hồ tiêu 1,1 tỷ USD. Thế nhưng, kết quả 7 tháng
đầu năm cho thấy, nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu từ
ngày 1 - 15/7/2015 là 5.752 tấn, trị giá trên 51,787 triệu USD. Lũy kế từ 1/1
đến 15/7/2015, lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 92.430 tấn, với giá trị trên
864,117 triệu USD. Ước 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu
của cả nước đạt khoảng 920 triệu USD.
Hiện nay hồ tiêu Việt Nam đang có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh

thổ trên thế giới, chiếm thị phần lên tới 58%. Do vậy, hồ tiêu Việt Nam đang
nắm quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn cầu.
Có nhiều thông tin cho thấy, tình hình cung - cầu hồ tiêu thế giới 2015
không thay đổi lớn so với 2014. Tổng cầu vẫn lớn hơn lượng cung, như vậy,
hồ tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trường thế giới trong năm 2015 này.
7


“Hồ tiêu Việt Nam năm nay tiếp tục thống trị thị trường thế giới và dự
kiến khả năng này còn tiếp tục trong vòng ít nhất là 5 năm nữa”, một chuyên
gia về hồ tiêu nhận định.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2015, diện tích hồ
tiêu cả nước đạt khoảng 70.000 ha, sản lượng ước khoảng 126.000 tấn, dự báo
xuất khẩu 144.000 tấn, đạt giá trị khoảng 1,1 tỷ USD.
Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trong tháng 7 ước đạt 10.000 tấn, với giá
trị đạt 104 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hồ tiêu 7 tháng đầu năm 2015
lên 98.000 tấn với giá trị 920 triệu USD, giảm 20,6% về khối lượng nhưng
tăng gần 2% về giá trị.
Các thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ,
Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất, đây cũng là 3 thị
trường lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015, chiếm gần
40% thị phần.
Các thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất là: Đức (41,5%), Thái
Lan (38,8%), Các Tiểu vương Quốc Ảrập Thống Nhất (34,7%).
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2015 đạt 9.302 USD/tấn,
tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2014. Mức giá xuất quy đổi đạt trên
200.000 đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay.
Chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại hồ tiêu, thì thu nhập và lợi
nhuận phần lớn thuộc về người nông dân, đây là điều mà nhiều ngành hàng
nông sản khác đang mong muốn nhưng chưa có được.


8


3. Nghiên cứu đối tác:
• Công ti Muzzi Family Farms
• Trụ sở chính: số 111 Đường Harkins, thành phố Salinas, bang California, Hoa
Kì.
• Điện thoại: (831)757-7136
• Fax: (831)757-7362
• Đại diện: Giám đốc bán hàng John Smith
Thành lập từ năm 1995, hiện nay Mazzi là công ty hàng đầu trong việc
cung cấp thực phẩm sạch ở California. Ban đầu Mazzi thị trường của Mazzi
khá bé chỉ ở khu vực bờ biển miền Trung California sau từ năm 2000 Muzzi
mở rộng sang Moss Landing và Yuma, Arizona. Hiện Mazzi rất có uy tín tại
những khu vực này về thực phẩm sạch an toàn cùng dịch vụ chăm sóc khách
hàng tốt. Năm 2007, Mazzi cũng đã trở thành đối tác với Blue Ribbon Frozen
Foods ở Watsonville để phát triển những thực phẩm được đóng gói và làm
lạnh tại Địa phương.
Căn cứ vào điều 6 Luật thương mại năm 2005 và điều 3 Nghị định
187/2013/NĐ-CP quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì Mazzi là chủ thể hợp
pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

9


III.

Kí kết hợp đồng:


BÊN BÁN:
Công ti cổ phần xuất khập khẩu Petrolimex
Địa chỉ: 54-56 Đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường 5, Quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Điện thoại: (08) 3838 3400 - Fax: (08) 3838 3500
Được đại diện bởi ông: Nguyễn Vũ Hiền
BÊN MUA:
Công ti Muzzi Family Farms
Địa chỉ: 111 Đường Harkins, Thành phố Salinas, bang California, Hoa Kì
Điện thoại: (831) 757-7136 – Fax: (831) 757-7362
Được đại diện bởi ông: John Smith
Các điều khoản trong hợp đồng được liệt kê theo danh sách dưới đây:
1. Điều khoản tên hàng: Hồ tiêu Việt Nam
Nhận xét: Điều khoản tên hàng ghi theo mẫu: tên hàng + xuất xứ nên
giải thích được rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ của hồ tiêu, làm cho mặt hàng tạo
tính tin cậy.
2. Điều khoản số lượng: 2000 MT +/- 5%, người bán lựa chọn dung sai.Giá
dung sai theo đơn giá hợp đồng.
Nhận xét: Theo điều kiện CIF Incoterm® 2010 quy định người bán lựa
chọn dung sai, đơn vị phù hợp chuẩn quốc tế.
3. Điều khoản Qui cách phẩm chất hàng hóa:






Mặt hàng: Hồ tiêu đen
Hình thức trồng trọt: Thông thường
Địa điểm thu hoạch: Phú Quốc (Kiên Giang)

Quy trình chế biến: Sấy
Trạng thái: Khô
10










Phân loại: W210, W240, W340, W450
Màu sắc: Đen
Chứng nhận: SGS, HACCP, ISO
Xuất xứ: Việt Nam
Độ ẩm: 13% - 13.5% tối đa
Tạp chất: 0.2% - 1%
Năm thu hoạch: Năm 2015

Nhận xét: Chọn phương pháp kết hợp các phương pháp quy định: phương
pháp mô tả và phương pháp dựa vào tiêu chuẩn và phẩm chất.
Phương pháp dựa vào mô tả hàng hóa: mô tả được trực quan trạng thái
của hàng hóa, cung cấp đầy đủ thông tin kỹ thuật của hàng hóa một cách rõ
ràng.
Phương pháp dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp: với những công ty lớn
hàng đầu thế giới kiểm tra và chứng nhận, khẳng định được chất lượng theo
một chuẩn quốc tế, tăng độ tin cậy cho người mua.
4. Điều khoản Bao bì đóng gói:

• Chi tiết đóng gói: 40 Kg trong bao PP hoặc bao đay, 337 bao/1 Container
20FT
• Phù hợp với vận chuyển đường biển
• Cung cấp bao bì đồng thời với việc giao hàng cho bên mua
• Giá cả bao bì được tính vào giá cả của hàng hóa, không tính riêng
Nhận xét: Đóng gói hàng hóa giúp cho tránh các tình trạng bị sốc, bị rung,
nhiệt độ thay đổi, độ ẩm. Việc đóng gói giải quyết vấn đề kết hợp các sản
phẩm tiêu vào chung 1 bao bì nhằm đạt hiệu quả tốt hơn và tiết kiệm chi phí
hơn, tăng sự tiện lợi đóng góp vào quá trình phân phối, xếp dỡ.
5. Điều khoản Giá cả:
• Đơn giá: 9300 USD/MT
• Tổng giá: 9300 USD/MT x 2000MT = 18.600.000 USD (bằng chữ: mười tám
triệu sáu trăm ngàn đô la Mỹ chẵn)
11


• Giá này được hiểu là giá FCA Cảng Sài Gòn, theo Incoterms 2010, bao gồm
cả chi phí bao bì.
Nhận xét: Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng và rất khó để cả hai
bên thương lượng và nhượng bộ. Do vậy, khi thảo hợp đồng cả hai bên đều rất
chú trọng
vào điều khoản này. Trong hợp đồng, phương thức giá cả được sử dụng là
“Giá cố định” do điều kiện hợp đồng có thời hạn hiệu lực ngắn (tháng 8 đến
tháng 9), rủi ro về mặt tỉ giá ngoại tệ ít xảy ra. Tuy nhiên, giá cả sẽ không thể
sửa đổi được nếu không có thỏa thuận khác nên trong trường hợp thị trường
biến động một cách bất ngờ thì khó có thể kiểm soát được và gây tổn thất cho
các bên tham gia hợp đồng.
6. Điều khoản Giao hàng:
• Địa điểm giao và nhận hàng:
o Cảng xếp hàng: Cảng Sài Gòn (Việt Nam)

o Cảng đích: Cảng Long Beach (Hoa Kì)
• Hàng được giao theo điều kiện FCA Cảng Sài Gòn, theo Incoterms 2010.
• Thời gian giao hàng: hàng được giao trong tháng 9 năm 2015
• Thông báo giao hàng:
o Lần 1: Người mua thông báo cho người bán về tên tàu, quốc tịch, cờ tàu,
trọng tải, ETA (estimated time of arriving)
o Lần 2: Người bán thông báo cho người mua về tình hình hàng được giao, bao
gồm: tên hàng, số lượng, quy cách, bao bì, ký mã hiệu, tên tàu, quốc tịch, cờ
tàu, trọng tải, số vận đơn, ETD (estimated time of departure), ETA (estimated
time of arriving).
• Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí
tổn
• Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm
kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.
• Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.
• Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu.
• Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu.
12


o
o
o
o

• Hướng dẫn giao hàng:
Hàng được giao làm 1 lần,
Không cho phép chuyển tải
Chấp nhận vận đơn người thứ 3 (third party B/L)
Không chấp nhận vận đơn đến chậm (stale B/L)

Nhận xét:

• Hai cảng xếp hàng và cảng đích được lựa chọn hợp lí để thuận tiện cho người
bán và cả người mua. Vì Mazzi có trụ sở chính nằm ở Bang California nên
chọn cảng nằm ở California. Ngoài ra cảng cũng đáp ứng được các yêu cầu về
trọng tải, có container.
• Việc áp dụng FCA không chỉ trả về đúng bản chất của giao hàng bằng
container, mà còn có lợi trong thanh toán cho nhà xuất khẩu, tránh những rủi
ro có thể xảy ra trong quá trình đưa container từ bãi lên trên tàu. Hơn nữa nếu
ký hợp đồng mua bán theo phương thức giao nhận FCA, nhà xuất khẩu Việt
Nam còn không phải chịu phí xếp dỡ container (THC) mà các hãng tàu đang
thu ở Việt Nam.
• Chỉ nên giao hàng 1 lần vì bên Việt Nam hòan toàn đủ khả năng cung cấo đủ
số lượng hang trong 1 lần duy nhất và hơn nữa mặt hàng hồ tiêu không nên
xuất khẩu nhiều lần vì rủi ro trên đường vận chuyển bị hư hỏng là rất có thể.
Ngoài ra việc giao hàng nhiều lần cũng rất mất thời gian và trải qua thêm các
công đoạn.
7. Điều khoản Thanh toán:
Người mua phải thanh toán cho người bán bằng thư tín dụng không hủy
ngang, trả tiền ngay bằng đồng USD, trị giá 100% hợp đồng.


Ngân hàng mở L/C: Ngân hàng Citibank, chi nhánh tại 107 Phố Kern,

thành phố Salinas, bang California, Hoa Kì .
• Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh 182 Lê
Hồng Phong, phường 4, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
• Người thụ hưởng: Công ti cổ phần xuất khập khẩu Petrolimex
13



Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi bên mua và bên bán kí hợp đồng này,
bên mua phải gửi cho bên bán bản thảo L/C sẽ phát hành để bên bán kiểm tra
trước.
Trong vòng 5 ngày làm vệc tiếp theo, ngân hàng của bên mua sẽ phát hành
L/C không hủy ngang cho bên bán hưởng lợi, với nội dung hai bên đã thống
nhất như trong hợp đồng. L/C này có hiệu lực ít nhất 60 ngày kể từ ngày phát
hành.
Chứng từ thanh toán L/C bao gồm:



02 bản gốc hóa đơn thương mại
3/3 bản gốc và 6 bản sao vận đơn sạch ghi rõ “hàng đã bốc” (shipped

on board), có thể giao dịch được, ghi rõ cước đã trả.
● 3 bản gốc phiếu đóng gói chi tiết, do người bán lập, ghi rõ tên hàng, số
hợp đồng, số container, khối lượng tịnh, khối lượng cả bì.
● 3 bản gốc và 6 bản sao giấy chứng nhận phẩm chất do SGS cấp tại cảng
gửi hàng có giá trị pháp lý cuối cùng.
● 3 bản gốc và 6 bản sao giấy chứng nhận khối lượng do SGS cấp.
● 3 bản giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
● 3 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do Phòng Thương Mại Công
Nghiệp Việt Nam cấp.
Nhận xét: Điều khoản thanh toán là điều khoản không thể thiếu trong
mọi hợp đồng nên được các bên rất chú trọng và quy định rõ ràng kĩ càng.
Trong các phương thức thanh toán thì hiện nay phổ biến nhất là phương thức
thanh toán bằng thư tín dụng vì phương thức thanh toán này đảm bảo an toàn
cho cả hai bên, phát huy được vai trò của Ngân hàng. Vì vậy trong điều khoản

thanh toán hợp đồng này đã chọn phương thức thanh toán bằng L/C. Tuy
nhiên, phương thức thanh toán này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như chi
phí cao, thủ tục phức tạp và phụ thuộc hoàn toàn vào chứng từ. Do đó, muốn
được thanh toán bằng L/C người bán phải hiểu rõ các thủ tục và đặc biệt là
phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các chứng từ phù hợp với L/C.
14


8. Điều khoản Kiểm tra phẩm chất:
• Việc kiểm tra phẩm chất được tiến hành tại cảng đi, trước khi bốc hàng lên
tàu.
• Chứng từ kiểm tra do SGS Việt Nam cấp được coi là chứng từ có giá trị pháp
lý cuối cùng.
Nhận xét: Theo điều kiện FCA, việc kiểm tra, kiểm đến giữa hai bên được
tiến hành ở bãi container (CY) nếu giao hàng nguyên công hoặc ở trạm
giao hàng lẻ (CFS) nếu giao hàng lẻ.
SGS là công ti hàng đầu thế giới về thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm và cấp
giấy chứng nhận theo các tiêu chuẩn toàn cẩu về chất lượng cũng như tính
toàn vẹn của sản phẩm dịch vụ. Nên trong hợp đồng này đã qui định việc
kiểm tra phẩm chất, số lượng sẽ do SGS Việt Nam (chi nhánh của công ti
SGS tại Việt Nam) đảm nhiệm.
9. Điều khoản Khiếu nại:
• Khi một bên được coi là có lỗi trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên
có quyền lợi bị ảnh hưởng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại phải làm
bằng văn bản. Thời hạn khiếu nại về số lượng là 3 tháng, về chất lượng
là 6 tháng.
• Chứng từ giám định do SGS Việt nam cấp là chứng từ có giá trị pháp lý
cuối cùng.
10.Điều khoản Trọng tài:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan tới hợp đồng sẽ được ưu

tiên giải quyết bằng hòa giải. Nếu không hòa giải được sẽ đưa ra trọng tài.
Trọng tài được lựa chọn là Hội đồng Trọng tài quốc tế Việt Nam, bên cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cả hai bên phải cam kết tuân
theo quy chế của trọng tài này”.
Nhận xét: Nếu các bên có tranh chấp, tổ chức được lựa chọn để giải
quyết tranh chấp là Trọng tài. Không như Tòa án, Trọng tài cho phép các bên
15


được lựa chọn người xét xử, tránh các thủ tục phức tạp, tốn kém và hơn hết là
cho phép xử kín – tránh các tai tiếng mà việc Tòa án xử công khai có thể
mang lại cho các bên doanh nghiệp. Trọng tài được lựa chọn là Hội đồng
Trọng tài quốc tế Việt Nam, đây là tổ chức trọng tài uy tín, đã có nhiều kinh
nghiệm xét xử ( 389 vụ tính đến năm 2009). Hơn nữa, địa điểm của tổ chức
trọng tài này sẽ đem lại nhiều thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
11.Điều khoản Miễn trách:
• Điều kiện miễn trách của phòng thương mại quốc tế (ấn bản phẩm số
650 năm 2013) là một ấn phẩm không tách rời của hợp đồng này,
• Nếu bất khả kháng kéo dài hơn 30 ngày liên tục, cả 2 bên có quyền hủy
hợp đồng này.
Nhận xét: Việc dẫn chiếu văn bản qui định về điều kiện miễn trách của
ICC là một phương pháp tối ưu và hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi. Vậy
nên hợp đồng đang xem xét ở đây dùng cách dẫn chiếu văn bản của ICC ấn
phẩm mới nhất số 650 để quy định điều khoản Bất khả kháng.
IV.

Dự kiến kết quả hợp đồng
Đây là hợp đồng mua bán đầu tiên giữa Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu Petrolimex Việt Nam với công ty Mazzi của Mỹ. Nếu công ty khách

hàng hài lòng với chất lượng của mặt hàng hồ tiêu mà Petrolimex cung cấp,
họ sẽ tiếp tục đặt những đơn hàng tiếp theo. Đây là cơ hội rất lớn cho
Petrolimex mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài, đem lại lợi nhuận
khổng lồ cho công ty.
Dự kiến hợp đồng mua bán này sẽ kết thúc tốt đẹp với sự hài lòng của
bên mua, bởi những lý do sau đây:


Về chất lượng hồ tiêu: Hồ tiêu được trồng vào tháng 05/2012 và cho thu
hoạch vào tháng 03/2015 tại Phú Quốc (Kiên Giang), nơi có khí hậu những
năm qua tương đối nóng, ẩm và ổn định, ít thiên tai, bão lũ và hạn hán, phù
16


hợp với sự phát triển của hồ tiêu, đây cũng là giai đoạn được mùa và năng
suất nhất của hồ tiêu (trung bình 4-5 kg/ trụ tiêu). Đặc biệt hồ tiêu được trang
bị cơ sở máy móc, trang thiết bị hiện đại và áp dụng các quy cách kỹ thuật
mới bao gồm chọn giống, cách trồng, bón phân, phun thuốc và diệt nấm nên
chất lượng tăng cao đáng kể: tỷ lệ độ ẩm ≈ 12% phù hợp chuẩn quốc tế, hồ
tiêu có độ cay nồng, hàm lượng tinh dầu ổn định và hương thơm đặc trưng, tỉ
lệ tạp chất trong mức cho phép và đều đạt chuẩn về các chỉ tiêu an toàn vệ
sinh bao gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nấm mốc aflatoxin, mức độ
nhiễm xạ.


Về giá cả (đơn giá xuất khẩu là 9300 USD/MT): thấp hơn nhiều so với giá cả
hồ tiêu của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài ở cùng thời điểm như Indonesia
là 9500 USD/MT, Ấn độ là 9868 USD/MT, Malaysia là 9498 USD/MT.




Petrolimex là công ty cổ phần xuất nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu Việt Nam, có
uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông lâm sản, chắc chắn
sẽ đem lại sự hài lòng cho công ty đối tác về các điều khoản thanh toán, thủ
tục kiểm tra hàng hóa và giao hàng đúng theo quy định.

17


V.

Dự kiến lợi nhuận

1. Dự kiến chi phí: (tỷ giá ngoại tệ quy đổi 1USD = 21.890 VND)
STT
1

Chi phí nguyên liệu đã chế biến XK

2
3
4
5

Phí vận chuyển nội địa
Phí giám định
Chi phí xếp dỡ
Lệ phí làm thủ tục xuất khẩu + xin giấy ph

6

7

Chi phí khác
Thuế TNDN
Tổng chi phí

2. Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
TSxk = =
Để thu được 1 USD chỉ cần bỏ ra 21.255 VND. Tại thời điểm này tỉ giá
ngoại tệ là 1 USD = 21.890 VND. Do vậy xét về tỉ giá ngoại tệ đây là phương
án khả thi trong thời điểm hiện tại.
Nếu việc vận chuyển hàng hóa tới nơi thuận lợi, hàng không gặp bất kỳ
khiếu nại nào về chất lượng và việc mở L/C không có vấn đề gì trong quá
trình thực hiện thì khoản lợi công ty dự kiến thu được từ hợp đồng này vào
khoảng 11.802.663.000 VND. Với lợi thế từ việc nhà nước áp dụng thuế xuất
khẩu 0% với mặt hàng nông sản và chi phí vận tải, việc chịu rủi ro về hàng
hóa do người bán chịu theo điều kiện FCA, Inconterm 2010 trong hợp đồng
đã quy định.
Về tỷ giá ngoại tệ trong cuối tháng 8 và sang tháng 9 được ngân hàng
nhà nước dự kiến là khá ổn định với việc ngân hàng nhà nước sẽ linh hoạt
điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới. Do đó rủi ro về biến đổi giá khó xảy ra;
đảm bảo thu được lợi nhuận sau khi thực hiện hợp đồng.
18


19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, PGS.TS Phạm Duy Liên,









NXB thống kê
/> />Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam: />Giá tiêu, thông tin thị trường hạt tiêu: />Hiệp hội hồ tiêu quốc tế: />Incoterms 2010
Luật thương mại Việt Nam năm 2015

20



×