Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thuyết Minh Truyện Ngắn Lão Hạc (Dàn ý + Bài làm) Hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 4 trang )

I/Mở bài :
- Giới thiệu về tác giả,tác phẩm và nội dung chính của truyện ngắn cần
thuyết minh
II/Thân bài:
1)Giới thiệu xuất xứ truyện ngắn : viết năm bao nhiêu ? trích ở tập truyện ngắn
nào ? Độ dài
2)Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện
3)Thuyết minh về nội dung (nhân vật)
4)Thuyết minh về nghệ thuật
III/Kết bài: Giá trị của truyện ngắn để lại cho chúng ta

(Của học sinh)
Nam Cao là một cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán
trong giai đoạn năm 1930-1945.Trải dài trên con đường sự nghiệp của ông là
những “kiệt tác” văn học mà ai cũng biết đến như “Chí Phèo”,”Sống mòn”,…Và
càng không thể không nhắc đến truyện ngắn “Lão Hạc”-một truyện ngắn rất
thành công của nhà văn Nam Cao.
Hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị vùi dập và những người tri thức
nghèo sống mòn mỏi,bế tắc trong xã hội cũ từ lâu đã hằn sâu vào tâm trí của nhà
văn Nam Cao.Từ đó trở thành tiền đề để ông sáng tác truyện ngắn “Lão
Hạc”.Truyện ngắn được đăng báo lần đầu vào năm 1943 , trích đoạn trong sách
giáo khoa Ngữ văn 8 với độ dài gần 8 trang giấy.Nhưng đã phản ánh trọn vẹn
cuộc đời nghèo khổ,cô đơn và cái chết cùng quẫn đau thương của người dânnhững con người tuy đói khổ nhưng trong sạch và nhân hậu,điển hình là nhân
vật Lão Hạc khiến người đọc phải xót xa,cảm thương và mến phục vô cùng.


Cốt truyện “Lão Hạc” vô cùng đơn giản.Lão Hạc có một đứa con trai,một
mảnh vườn và một con chó(Lão thường gọi nó là cậu Vàng).Đứa con trai lão vì
nghèo không lấy được vợ nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su để lão cô độc với
cậu Vàng. Sau một trận ốm thập tử nhất sinh khiến lão Hạc không còn sức làm
thuê làm mướn cho người ta nhưng không muốn bán mảnh vườn của con đi nên


lão đành phải bán cậu Vàng cho người ta giết thịt mặc dù vô cùng đau khổ và
buồn bã.Lão quyết định đem hết tài sản của mình gửi cho ông giáo giữ hộ.Cuộc
sống ngày càng khó khăn,lão kiếm được gì ăn nấy và không nhận bất cứ sự giúp
đỡ nào từ người khác,kể cả ông giáo.Một hôm nọ,lão xin Binh Tư bã chó,nói là
để đánh bắt một con chó làm thịt nhưng thật chất để kết liễu đời mình.Ông giáo
nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy,cảm thấy rất buồn rồi bỗng dưng lão Hạc
chết.Một cái chết thật bất ngờ và dữ dội.Cả làng không ai hiểu vì sao,duy chỉ có
Binh Tư và ông giáo hiểu.
Dù với dung lượng ngắn ngủi cùng nội dung đơn giản nhưng truyện ngắn
“Lão Hạc” đã hoàn thành xuất sắc vai trò khắc họa hình ảnh người nông dân
trước Cách mạng thông qua Lão Hạc – một con người đáng kính với lòng tự
trọng cao cả,một người cha mẫu mực .Trước hết, lão là một người cha đáng
kính, trọn đời sống vì con, chăm lo cho con, yêu thương con trai một cách tha
thiết.Vì không lo nổi đám cưới cho con khiến nó sớm bỏ đi làm ăn xa,người làm
cha như lão không tránh khỏi đau đớn,day dứt khôn nguôi.Hết hạn công-ta đã ba
năm mà đứa con trai chưa về,lão vẫn ngày đêm mong chờ.Tiền bán hoa lợi được
đồng nào thì lão dành dụm đồng này để tính toán lo toan cho cuộc sống của con
khi nó trở về dù chẳng biết là đến khi nào .Khi con vắng nhà,lão đã dành hết tình
thương của mình cho con chó Vàng , gọi nó “cậu” Vàng,cho nó ăn trong một cái
bát hệt như nhà giàu,…Cũng bởi nó chính là kỷ vật duy nhất của con trai lão để
lại.Lão yêu nó là thế, thương nó là thế ấy mà phải bán nó đi. Còn gì đau khổ hơn
khi phải bán đi người bạn của mình? Nhưng lão Hạc làm thế, tất cả cũng chỉ vì
lo cho tương lai của đứa con ở xa. Đỉnh điểm cao trào của truyện là việc lão Hạc
thà chết chứ không đụng vào một sào vườn để cho con.Tình yêu thương của lão
Hạc đã trải qua mọi cung bậc đẹp đẽ và cao thương nhất của tình phụ tử.


Lão Hạc là người nông dân chân chính,là con người xem nhân cách còn
cao hơn cả cuộc sống.Sau trận ốm khiến lão nằm liệt giường gần hai tháng,ông
giáo đã động viên và có ý giúp đỡ nhưng lão từ chối một cách thẳng thừng vì lão

hiểu hoàn cảnh của ông giáo cũng chẳng khá hơn mình là bao.Còn ít tiền để
dành lão không dám ăn mà gửi ông giáo nhờ làm ma cho lão sau khi chết vì lão
không muốn làm phiền đến ai.Chính lòng tự trọng hách dịch ấy đã khiến lão tìm
đến cái chết như sự giải thoát.Chính chi tiết này đã để lại dấu ấn sâu đậm,khó
phai khiến độc giả day dứt thương xót, không thể cầm lòng được trước cái chết
đau đớn của lão.Lão chết để bảo toàn số tiền và mảnh vườn cho con.Lão chết để
không hổ thẹn với đời,để tự chuộc lỗi vì đã lừa bán cậu Vàng.Một cái chết tuy
dữ dội nhưng khiến người ta phải ngưỡng mộ và kính phục.
Để có được một truyện ngắn thành công như vậy không thể phủ nhận tài
năng nghệ thuật xuất chúng của nhà văn Nam Cao.Dù đã được viết từ lâu nhưng
tác phẩm vẫn cô đọng nhiều hình thức nghệ thuật lẫn giá trị nhân đạo sâu
sắc,nhà văn Nam Cao đã tạo cho mình một lối đi riêng khi thể hiện tác phẩm
này.Đầu tiên là diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” (ông giáo).
Thử thay thế ngôi kể này bằng một ngôi kể khác hay một nhân vật khác,dẫn
truyện từ một góc độ khác thì chúng ta sẽ thấy hiệu quả nghệ thuật giảm hẳn
khiến câu truyện mất đi sự hấp dẫn.Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc,
cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.Nhờ cách kể này,câu chuyện trở nên gần
gũi,chân thật hơn bội phần. Đọc tác phẩm ta chỉ cảm thấy mình đang nghe một
câu chuyện có thật về lão nông dân nghèo trong thời kỳ thực dân nửa phong kiến
chứ không phải là sự sắp xếp,tưởng tượng của tác giả.Chọn cách kể này, tác
phẩm thể hiện nhiều giọng điệu: lúc là lời tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa
lẫn những triết lí sâu sắc. Truyện ngắn Lão Hạc cũng như nhiều tác phẩm khác
của Nam Cao luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với chất trữ tình.Lão Hạc là
tầng lớp lao động , nghèo khổ,bần cùng ấy mà cũng có những lúc chua chát,lý lẽ
về kiếp người : “…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...” .Hay lời triết lí lẫn
cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao : “nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…tòan những cớ để cho ta


tàn nhẫn” đã khẳng định một thái độ sống,một cách ứng xử nhân đạo : cần phải

biết cảm thông với mọi người bằng “đôi mắt của tình thương”,bằng trái tim biết
rung động trước những giá trí tốt đẹp. Dưới ngòi bút Nam Cao, từng chi tiết nhỏ
nhất, sâu kín nhất của nhân vật cũng được thể hiện một cách chân thực. Lão
Hạc, sau khi bán con chó Vàng đã ân hận, đau khổ khôn nguôi. Lão cố giấu đấy,
nhưng càng giấu càng lộ, bởi lão đau khổ quá rồi “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ”,”Đôi
mắt ầng ậc nước”.Tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình mẫu người
nông dân trong xã hội cũ điển hình : ở hiền mà chẳng gặp lành , tùng quẫn trong
xã hội đương thời thối nát nhưng lương thiện,chịu thương chịu khó,trọn đời sống
dành cho gia đình .Bên cạnh những giá trí nghệ thuật độc đáo,truyện ngắn Lão
Hạc còn thành công vì đã dũng cảm tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đầy
tàn bạo . Nơi mà những giá trị tốt đẹp dần bị chôn vùi khi đổi trắng thay
đen,biến những người lương thiện như Lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp như Binh
Tư vì không tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu.Cái đói nghèo đã dứt đứa con trai đầu
lòng khỏi vòng tay lão rồi chính nó đã ép lão phải tận mắt nhìn người ta bắt cậu
Vàng.Rồi cuối cùng bản thân lão phải tìm đến cái chết đau đớn.
Dù tuổi đời đã lâu nhưng truyện ngắn Lão Hạc đã,đang và sẽ mãi trường
tồn theo thời gian mặc sự ra đời của hàng nghìn tác phẩm mới.Khi thưởng thức
tác phẩm,ta đã tích góp cho mình biết bao bài học quý giá về cách quan sát,nhìn
nhận những người xung quanh.Từ nội dung,cách xây dựng nhân vật hay giá trị
nghệ thuật,truyện ngắn Lão Hạc hoàn toàn xứng đáng trở thành tuyệt tác mà mọi
học sinh nên dành thời gian “ngấu nghiến”,nghiền ngẫm mỗi dịp rảnh rỗi.



×