Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

kỹ thuật tổng hợp và ứng dụng hoạt chất trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 74 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Bộ Môn Công Nghệ Hoá Học

BÀI GIẢNG

KỸ THUẬT TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG HOẠT
CHẤT TRONG NÔNG NGHIỆP


MỤC LỤC

Chương 1. Những hiểu biết chung về thuốc trong nông nghiệp và cách sử dụng
thuốc....................................................................................................................................1
1.1 Vai trò của thuốc BVTV................................................................................. .............2
1.2 Các dạng thuốc thường dùng........................................................................................3
1.3 Bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng thuốc trong ngành nông
nghiệp ..............................................................................................................................................4
Chuong2. Một số hợp chất có nguồn gốc thảo mộc .......................................................5
2.1 Đặc điểm chung..............................................................................................................6
2.2 Nicotin.............................................................................................................................7
2.3 Pyrethrum........................................................................................................................8
2.4 Azadirachtin.....................................................................................................................9
2.7 Một số hoạt chất khác.....................................................................................................10
2.6 Limonen và các hóa chất thực vật có mùi thơm.............................................................11
2.5 Rotenon và rotenoid........................................................................................................12
Chương 3. Tổng hợp một số hoạt chất sử dụng trong nông nghiệp................................13
3.1 Hoạt chất phòng trừ sâu..................................................................................................14
3.2 Hoạt chất phòng trừ nhện................................................................................................15
3.3 Hoạt chất phòng trừ loài gặm nhấm................................................................................16
3.4 Hoạt chất phòng trừ bệnh hại cây....................................................................................17


3.5 Hoạt chất phòng trừ cỏ dại..............................................................................................18
Chương 4. Các chất có tác dụng hiệp đồng (Synergist)....................................................19
4.1 Khái niệm về các chất synergist......................................................................................20
4.2 Cơ chế tác động của các chất synergist...........................................................................21
4.3 Tác dụng synergist trên một số hóm chất cơ bản.............................................................22
4.4 Kỹ thuật sử dụng các chất synergist trong gia công nông dược.....................................23
4.5 Một số chất synergist phổ biến.........................................................................................24
Chương 5. Sử dụng phụ gia trong gia công thuốc BVTV..................................................25
5.1 Khái niệm về gia công thuốc BVTV..................................................................................26
5.2 Các loại phụ gia dùng trong gia công thuốc BVTV..........................................................27


CHƯƠNG 1
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THUỐC TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC
1.1 Vai trò của thuốc BVTV
- Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được
dùng để phòng và trừ các đối tượng gây hại cho cây trồng nông nghiệp.
- Thuốc phòng trừ dịch hại bao gồm thuốc BVTV và các loại thuốc làm rụng lá,
thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng, thuốc phòng trừ các côn trùng hại vât nuôi,
côn trùng y tế…
- Phương tiện phòng trừ các côn trùng gây hại bao gồm:
Thuốc trừ sâu (insectide): các chất có khả năng làm cho côn trùng chết.
Các chất xua đuổi (repellent): các chất có khả năng gây cho côn trùng cách
xa đối tượng cần bảo vệ.
Các chất dẫn dụ (attractant): các chất có khả năng thu hút côn trùng tập trung
về một chỗ để tiêu diệt.
Các chất triệt sản (chemosterillant): các chất có tác dụng ngăn cản sự phát
triển nòi giống côn trùng.
Các chất diệt trứng (ovicides): các chất có tác dụng làm hỏng trứng của côn

trùng.
- Phân loại thuốc BVTV:
Theo đối tượng sử dụng: động vật gây bệnh; bệnh cây; cỏ dại.
Theo con đường xâm nhập: tác dụng tiếp xúc; tác dụng vị độc; tác dụng xông
hơi; tác dụng nội hấp (hoặc lưu dẫn); tác dụng thấm sâu.
Theo nguồn gốc hoá chất: vô cơ; hữu cơ (tự nhiên, tổng hợp); vi sinh.
1.2 Các dạng thuốc thường dùng
Đối với thuốc tổng hợp hóa học, hợp chất độc được tổng hợp ra còn chứa các
phụ chất gọi là thuốc kỹ thuật (technical grade material, viết tắt là TG hoặc TC).
Thuốc kỹ thuật đã được khử phụ chất gọi thuốc tinh khiết hoặc thuốc nguyên chất


hay còn được gọi là hoạt chất, là thành phần gây hiệu lực chính đối với sinh vật
hại, được viết tắt là a.i (active ingredient). Thông thường các loại thuốc kỹ thuật
hoặc nguyên chất (gọi chung là nguyên liệu thuốc BVTV) được chế biến thành các
dạng thành phẩm (còn gọi là chế phẩm) để sử dụng. Các dạng thành phẩm được
dùng phổ biến:
a/ Thuốc sữa, còn gọi là thuốc nhũ dầu (viết tắt là EC, hay ND), thành phần gồm
hoạt chất, dung môi, chất hóa sữa và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở thể lỏng,
trong suốt, tan trong nước thành dung dịch nhũ tương đồng đều không lắng cặn
hay phân lớp. Thuốc đễ bắt lửa cháy và nổ. Thuốc sữa pha với nước để sử dụng.
b/ Thuốc bột thấm nước, còn gọi là thuốc bột hòa nước (viết tắt là WP, hay BTN)
gồm hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở dạng
bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. Thuốc bột thâm nước
pha với nước để sử dụng.
c/ Thuốc phun bột (viết tắt là DP, hay B) chứa thành phần hoạt chất thấp (dưới
10%), nhưng chứa tỷ lệ chất độn cao (còn gọi là chất tải), thường là đất sét hoặc
bột cao lanh. Ngoài ra thuốc còn chứa chất chống ẩm, chất dính. Thuốc ở dạng bột
mịn, không tan trong nước, dùng để phun bột.
d/ Thuốc dạng hạt (viết tắt là CT, GR, hay H) gồm hoạt chất, chất độn, chất bao

viên và một số chất phù trợ khác. Thuốc dạng hạt thô (GG) cỡ hạt từ 2000 – 6000
micron (1000 micron = 1mm), thuốc dạng hạt nhỏ (FG) cỡ hạt 300 – 2500 micron
và thuốc dạng hạt mịn (MG) cỡ hạt 100 – 600 micron. Thuốc dạng hạt dùng để
bón hoặc phun. Hiện nay có loại thuốc dạng hạt mịn chất bao viên làm từ chất dẻo
(micro – encap – sulated granule, viết tắt là CG), cỡ hạt 1 – 100 micron duoc795
trộn với chất thấm ướt, chất phân tán. Chất dẻo abo bọc hoạt chất làm từ poliamid,
poliure hoặc poliurethan, v.v...có tác dụng làm cho hoạt chất giải phóng ra viên
thuốc từ từ. Dạng thuốc này dùng để phun (hoặc rắc, bón) xuống đất trừ mối và
sâu sinh sống dưới đất hại cây lưu niên và hiệu lực có thể kéo dài đến 36 tháng.
Dạng thuốc này có ưu điểm là làm giảm đáng kể tác động độc của hoạt chất đối
với người sử dụng thuốc và đối với cây trồng, môi sinh. Do đó các hoạt chất được
coi là rất độc như parathiomethyl nưng chế biến thành dạng hạt có chất bao viên
làm từ chất dẻo ít có nguy cơ gây nhiễm độc cho người và vật nuôi.
e/ Các dạng thuốc khác: thuốc dung dịch (viết tắt SL, hay DD) không chứa chất
hòa sữa. Hoạt chất và dung môi của thuốc đều tan trong nước. Thuốc bột tan trong
nước (viết tắt là SP, hay BHN) phân tán trong nước thành dung dịch keo hoặc


dung dịch thật. Thuốc dung dịch và bột tan trong nước dùng pha với nước để sử
dụng. Thuốc phun mù nóng (viết tắt HN), phun mù lạnh (viết tắt KN), hoạt chất
được hòa tan trong dầu khoáng nhẹ và dung môi hữu cơ. Thuốc không tan trong
nước. Thốc phun lượng cực nhỏ (ULV) và lượng cực cực nhỏ (UULV) hoạt chất
hòa tan trong dầu khoáng nhẹ, nước thuốc có độ nhớt ổn dịnh, không tan trong
nước. Các dạng thuốc trên không pha với nước mà phun trực tiếp bằng các loại
bơm dịch chuyển trên mặt đất hoặc máy bay.
Ngoài các dạng thuốc nói trên còn có dạng thuốc nhão (Paste), thuốc bột
thô (bột rắc), thuốc bột và hạt tan trong nước (SG, WG), thuốc dịch huyền phù
(SC) v.v...
1.3 Bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng thuốc trong ngành nông
nghiệp

An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong việc sử dụng
thuốc trên cây của người nông dân.
Biện pháp hóa học được dùng cuối cùng khi các biện pháp phòng trừ khác đã
được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Nhưng hiện nay, biện
pháp hóa học vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phòng chống dịch hại, bảo vệ cây trồng
và nông sản. Dùng thuốc đúng không những không gây hại cho môi trường mà
còn đem lại hiệu quả cao, ổ định năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
1.3.1 Phương pháp rải thuốc
- Phun và rắc thuốc bột và thuốc hạt tương đối đơn giản, tốn ít công nhưng so với
phương pháp rải lại tốn thuốc hoạt chất hơn tới 1.5 đến 3 lần.
- Phun mưa, cỡ giọt nước thuốc phun ra có đường kính từ 150 – 400 micron và có
thể dùng tất cả các kiểu bơm phun thuốc dung dịch để phun mưa. Song do giọt
nước thuốc phun ra to nên lượng nước thuốc cần phun cho đơn vị diện tích lớn: từ
600 – 800 lít/ha đối với lúa, rau, 800 – 2.000 lít/ha đối với cây lớn hơn.
- Phun sương, cỡ giọt nước thuốc phun ra từ 50 – 200 micron, lượng nước thuốc
cần phun cho đơn vị diện tích cây trồng ngoài đồng là 50 – 100 lít/ha đối với thuốc
trừ sâu, 100 – 200 lít/ha đối với thuốc trừ nhện, 50 – 200 lít /ha đối với thuốc trừ
cỏ và đối với cây cao lớn là 300 – 600 lít/ha. Chỉ có các loại bơm có động cơ mới
có thể phun sương.


- Phun mù, cỡ giọt nước thuốc từ 50 – 60 micron 9duoi71 50 micron gọi là solkhí), lượng thuốc phun cho đơn vị diện tích là 3 – 15 lít/ha (phun trực tiếp thuốc)
do đó chỉ có bơm phun thuốc chạy bằng động cơ có cấu kiện phun mù mới có thể
phun mù nóng (cấu kiện và dạng thuốc phun mù nóng) hoặc phun mù lạnh (cấu
kiện và dạng thuốc phun mù lạnh).
- Phun lượng cực nhỏ: đây là cách phân chia rải thuốc thể lỏng căn cứ lượng nước
thuốc dùng cho đơn vị diện tích, gồm phun lượng lớn (HV) tương ứng với lượng
nước thuốc và cỡ giọt phun mưa; phun lượng trung bình (MV) tương ứng với
lượng nước thuốc và cỡ giọt phun sương; phun lượng nhỏ (LV) tương ứng với

lượng nước thuốc và cỡ giọt phun sương hạt nhỏ; phun lượng cực nhỏ (ULV) và
cực cực nhỏ (UULV) tương ứng với phun sương hạt nhỏ và phun mù lạnh.
1.3.2 Các yêu cầu đặc ra khi sử dụng thuốc trong nông nghiệp
- Lựa chọn bộ thuốc thích hợp: đánh giá toàn diện các mặt yếu mạnh của từng loại
thuốc để phát huy hiệu quả cao nhất từng loại thuốc, đem lại hiệu quả kinh tế
nhưng lại an toàn cho người sử dụng, môi trường, môi trường, không để dư lượng
trong môi trường.
- Giảm quy mô dùng thuốc (có tác dụng giảm tác hại của thuốc đến môi trường,
đem lại hiệu quả kinh tế) thông qua việc áp dụng ngưỡng kinh tế động (đánh giá
tổng hợp tác động gây hại của các loài dịch hại xuất hiện cùng một thời gian, trên
từng loại cây trồng và trên từng giai đoạn phát dục của cây) trên cở sở xem xét
toàn bộ các yếu tố môi trường sinh thái (cây trồng, dịch hại, ngoại cảnh và kí sinh
thiên dịch). Lập bảng phân tích đời sống trên cơ sở hiểu rõ đời sống sinh học, sinh
thái học cảu dịch hại và thiên dịch).
- Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, chọn phương pháp sử dụng thích hợp cho từng
trường hợp (xử lý giống, bón vào đất, phun thuốc) nhằm tăng cường tính chọn lọc
của thuốc, ít gây hại cho cây, cho kí sinh thiên dịch.
- Cải tiến và đa dạng hóa công cụ dùng thuốc: để trừ bệnh và nhện cần máy phun
có những giọt nhỏ (do các đối tượng này không hoặc rất ít di chuyển), để trừ sâu
chỉ cần dung máy phun có giọt thuốc trung bình (khả năng di chuyển của sâu
mạnh hơn, điều kiện tiếp xúc thuốc nhiều hơn), trừ cỏ có thể dùng các loại máy
bơm phun ra các giọt to hơn , trừ sâu bệnh trên cây ăn quả lâu năm, tán lá rộng,
cao, cần dung công cụ phun rải thủ công có chất lượng cao, hay các máy bơm
động cơ với tỷ lệ cơ cấu thích hợp.


1.3.3 Bốn điều kiện để thuốc BVTV phát huy được hiểu quả và an toàn, nội
dung sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý trong nguyên tắc “Bốn đúng”
Đúng thuốc


Đúng nồng độ, liều lượng

Đúng lúc

Đúng cách

a/ Đúng thuốc
Không một loại thuốc nào có thể trừ được tất cả các loài dịch hại. Một loại
thuốc chỉ có thể trừ được nhiều hay ít loài dịch hại, thậm chí chỉ một loài dịch hại.
Thuốc chỉ thích hợp sử dụng trong những điều kiện thời tiết, đất đai, canh tác, cây
trồng nhất định.
Trước khi phun thuốc, nông dân xác định loài dịch hại nào đang phá trên
ruộng để chọn mua đúng loại thuốc thích hợp, đem lại hiệu quả phòng trừ cao.
Chọn những thuốc phù hơp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ thuật ở địa
phương: miền Bắc, do diện tích canh tác ít, nông dân có thói quen thấy dịch hại
xuất hiện mới phòng trừ và thường chịn những thuốc có tác dụng diệt trừ. Ngược
lại miền Nam, đất rộng, nông dân quen phun sớm, phun phòng và phun nhiều lần
trong vụ, thường chọn thuốc có tác dụng bảo vệ.
Nhiều thuốc trừ cỏ lúa, đòi hỏi phải giữ nước trong một thời gian nhất định.
Vì vậy chỉ nên sử dụng các thuốc trừ cỏ này ở những nơi có điều kiện giữ nước
tốt, tưới tiêu chủ động, đất bằng phẳng.
Cần hiểu rõ cách tác động của thuốc để có thể sử dụng thuốc đúng.
Thời gian hữu hiệu của thuốc quyết định khoảng cách giữa 2 lần phun, số lần
phun /vụ.
Khi phun thuốc cần chú ý đến yêu cầu vệ sinh thực phẩm của sản phẩm và
chu trình thu hái. Các loại thuốc dung cho rau và chè, đặc biệt là rau sắp thu
hoạch, cần có loại thuốc có thời gian cách ly ngắn, có thời gian tồn lưu trên cây
ngắn và ít độc.
Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc, nhất là đối với dịch hại cần phun
nhiều lần/vụ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm

nayy2 qua năm khác.
Nếu có nhiều thuốc có cùng tác dụng với loài dịch hại cần phòng trừ thì nên
ưu tiên loại thuốc có tác dụng chọn lọc, ít độc với môi sinh, không gây hại cho cây
trồng hiện tại và cây trồng vụ sau. Hiệu quả cao.


Không dung thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng và
không dung thuốc hạn chế và vi phạm quy định hạn chế.
Lựa chọn bộ thuốc thích hợp cho từng loại cây trồng trên cơ sở đánh giá toàn
diện ưu nhược điểm của từng loại thuốc để phát huy hiệu quả cao nhất, đem lại
hiểu quả kinh tế nhưng lại an toàn cho người sử dụng, môi sinh, môi trường,
không để dư lượng trên môi trường là việc làm khó khăn.
b/ Dùng đúng liều lượng, mức tiêu dùng và lượng nước
Phun thuốc với liều lượng và mức tiêu dùng thấp sẽ không bảo đảm hiệu quả
phòng trừ, gây lãng phí thuốc, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại quen thuốc và
dịch hại phát triển mạnh hơn. Ngược lại phun với liều lượng cao sẽ không mang
lại lợi ích kinh tế, gây độc cho người sử dụng, cây trồng, gia súc và thiên dịch, để
lại dư lượng cao trên nông sản.
Phun thuốc với lượng nước ít, thuốc sẽ không bao phủ toàn cây, dịch hại
không tiếp xúc được nhiều với thuốc. Nhưng nếu phun với lượng nước quá nhiều
sẽ làm cho thuốc bị mất nhiều, hiệu quả phòng trừ bị giảm, gây độc cho môi
trường.
Hiệu quả phòng trừ dịch hại cũng không thể nâng cao nếu chỉ tăng nồng độ
thuốc dung và giảm lượng nước phun. Làm như vậy chỉ tăng độ độc cho người sử
dụng, môi sinh và môi trường nhưng vẫn không đạt được hiểu quả phòng trừ mong
muốn.
Để có hiệu quả phòng trừ cao, ít gây hiệu quả xấu cho môi trường, cần đảm
bảo đồng thời 3 yếu tố trên. Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở
được tính toán kỹ.
Các dạng thuốc khác nhau có khả năng phân tán trong nước không giống

nhau. Vì thế, cần có cách pha thích hợp cho từng dạng thuốc, để tạo hiệu quả
phòng trừ cao nhất.
* Khi pha thuốc:
Đa số chế phẩm thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp hiện nay là các chế
phẩm ở thể lỏng hoặc ở thể rắn khi dùng phải hòa với nước. Khi pha, cần để chế
phẩm phân tán thật đồng đều vào nước. Khi phun, thuốc phải được trang trải thật
đều trên bề mặt vật phun.


Tính toán chính xác lượng thuốc cần sử trên thửa ruộng định phun, lượng
thuốc cần pha cho một bình bơm và cần mang vừa đủ, không dư để tránh lãng phí
không cần thiết.
Để đảm bảo pha đúng nồng độ, cần có công cụ cân đong đo thích hợp (ống
đong, cân thuốc, que khuấy, xô pha thuốc).
Rót thuốc cẩn thận để tránh tràn đổ, chỉ cân đong đủ lượng thuốc cần.
Không pha thuốc ở nơi gần trẻ em, nơi chăn thả gia súc và gần kho lương
thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt. Có quần áo bảo hộ.
*Pha đúng nồng độ thuốc:
Định nghĩa nồng độ dịch phun: là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng (hay thể
tích) sản phẩm trong thể tích dịch phun.
Thực tế cách tính phần trăm theo trọng lượng và thể tích sản phẩm trong thể
tích dịch phun có sự sai khác, bởi tỷ trọng của sản phẩm có thể lớn hay nhỏ hơn 1.
Nhưng khi sử dụng trên đồng ruộng sự sai khác này có thể bỏ qua và chấp nhận ml
thuốc được coi như nặng 1g và 1lit nước nặng 1kg. Ví dụ:
Padan 95SP pha nồng độ 3/1000 tức trong 1 lít nước thuốc có 3g Padan
95SP.
Bassa 50EC pha nồng độ 2/1000 tức là trong 1 lít nước thuốc có 2 ml Bassa
50EC.
*Lượng nước dùng:
Lượng nước cần thiết, giúp trang trải đều lượng thuốc đã định/diện tích cần

phun. Tính bằng lit/ha. Lượng nước dùng thay đổi tùy theo đối tượng phòng trừ,
giai đoạn và tình hình sinh trưởng phát triển của cây, mật độ cây. Phun thuốc trừ
bệnh rầy, nhện cần nhiều nước hơn trừ các loài sâu; Cây bé, mật độ thưa lượng
nước cần ít hơn cây lớn và mật độ dày.
*Điều chỉnh tốc độ di chuyển máy để đảm bảo trang trải đều và đủ nước:
Khi phun thuốc, có nhiều trường hợp do di chuyển máy phun quá chậm, nên
chưa phun hết diện tích cần phun đã hết thuốc; ngược lại khi di chuyển quá nhanh,
phun hết diện tích lại thừa thuốc. Cả hai trường hợp này đều không tốt hoặc là
lượng thuốc phun nhiều (đi chậm) dễ thất thoát nước, gây độc cho môi trường và


người sử dụng; hoặc quá ít (đi nhanh) sẽ không trang trải đều thuốc, dịch hại
không tiếp xúc đủ với thuốc, hiệu lực của thuốc giảm. Vì vậy, chúng ta phải xác
định được tốc độ phun hợp lý để đảm bảo có tốc độ di chuyển máy bơm phù hợp,
phun vừa hết lượng nước, vừa hết diện tích cần phun. Cách làm:
Đo lưu lượng máy bơm (lit/phút): đổ nước vào bình phun, bấm giờ và xả
nước ra xô; sau thời gian đã định, đo lại lượng nước, tính theo lít, chia cho thời
gian xả nước.
Đo bề rộng làm việc của máy phun (m): vòi phun cách tán cây 20cm, bơm
khí đến đúng chế độ làm việc, tiến hành phun bình thường. Đo chiều rộng của vệt
phun.
Xác định tốc độ di chuyển của máy phun:
Tốc độ di chuyển(m/phút) = (Lưu lượng máy phun (lít/phút) X 10.000 m 2) /
(Lượng nước quy định (l/ha) X Bề rộng làm việc của máy phun (m))
Điều chỉnh tốc độ di chuyển máy phun để phun đúng lượng nước:
T/g đi hết đoạn đường định trước (m) = (Chiều dài đoạn đường (m)) / (Tốc độ di
chuyển của máy phun (m/phút))
*Liều lượng – Mức tiêu dùng:
Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu cần thiết đem lại hiệu quả mong muốn.
Mức tiêu dùng là lượng thuốc tối thiểu cần thiết để đem lại hiệu quả mong

muốn trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Vì vậy, muốn diệt được dịch hại có
hiệu quả phải giữ nguyên được liều lượng hay mức tiêu dùng.
Mức tiêu dùng của sản phẩm được tính theo công thức :
Mức tiêu dùng của sản phẩm (l/ha) = nồng độ (%) X lượng nước dùng (lít)
Có trường hợp thay đổi công cụ phun thuốc, lượng nước dùng có thể sẽ thay
đổi nhưng mức tiêu dùng không thay đổi. Để đảm bảo mức tiêu dùng không thay
đổi chỉ có cách thay đổi nồng độ.
Ví dụ: Để phòng trừ sâu rau, người ta cần phun Fastac 5EC ở nồng độ 1/1000
(=0,001) với lượng nước 600 lít/ha. Vậy nếu dùng máy bơm động cơ, chỉ cần phun
với lượng nước 300 lít/ha. Vậy nông độ thuốc cho bơm động cơ là bao nhiêu?


Cách tính: V1: Lượng nước dùng cho bơm thường;
V2: Lượng nước dùng cho bơm động cơ;
C1: Nồng độ dùng cho bơm thường;
C2: Nồng độ dùng cho bơm động cơ;
Suy từ công thức trên ta có: Nồng độ dùng cho bơm động cơ C2 là:
C2 = (V1 x C1) / V2
Ở đây ta có V1 = 600 lít; C1 = 1/1000 = 0,001; V2 = 300 lít
Thay vào công thức ta có:
C2 = (V1 x C1) / V2 = (600 x 0,001) / 300 = 0,002 = 2/1000
Nếu phun bình động cơ, có thể giảm lượng nước nhưng phải tăng nồng độ. Giảm
bao nhiêu lần nước thì tăng bấy nhiêu nông độ để cho đúng với liều lượng cần.
Trong trường hợp ta có cách hướng dẫn pha nồng độ của một sản phẩm nào
đó nhưng trong tay ta có các sản phẩm khác có cùng hoạt chất nhưng có hàm
lượng cao hơn hoặc thấp hơn. Vậy phải pha thế nào để đảm bảo mức tiêu dùng
hoạt chất không thay đổi.
Ví dụ: Để trừ sâu hại chè, người ta thường dùng 20 gam Padan 95SP cho vào một
sào Bắc bộ. Nhưng nếu ta có Padan 50SP, lượng thuốc cần dùng cho vào 1 sào Bắc
bộ là bao nhiêu?

Cách tính: Cũng dùng công thức V1 x C1 = V2 x C2
Trog đó: V1: khối lượng (g) hay thể tích (ml) của thuốc đang có tài liệu
V2: khối lượng (g) hay thể tích (ml) của thuốc đang có hàm lượng khác
C1: hàm lượng của thuốc đang có tài liệu
C2: hàm lượng của thuốc của thuốc đang có hàm lượng khác
Như vậy, lượng thuốc Padan 50SP cần dùng cho 1 sào Bắc bộ để trừ sâu hại chè
là:
V2 = (V1 x C1) / C2 = (20 x 95) / 50 = 38 (g) Padan 50SP


*Đúng lúc:
Đúng thời điểm: dùng thuốc vào thời điểm dịch hại đễ bị tác động, cây trồng
chịu thuốc nhất và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi chi thuốc phát huy hiệu lực tốt
nhất.
Dịch hại mẫn cảm: nên dùng thuốc khi sâu còn nhỏ, cỏ còn non, bệnh mới
xuất hiện. Với các côn trùng cần phun thuốc lúc sâu còn ở bên ngoài, đang kiếm
ăn, bướm chưa đẻ sẽ mang lại hiệu quả cao.
Để trừ cỏ, phải nắm vững thuốc dễ tác động vào giai đoạn nào của cỏ (mầm
cỏ, cỏ non hay cỏ già) mới đem lại hiệu quả cao.
Cây trồng chịu thuốc tốt nhất: thực vật có những giai đoạn chống chịu thuốc
tốt đồng thời có những giai đoạn rất mẫm cảm với thuốc. Thuốc BVTV dễ làm
giảm năng suất nếu phun vào lúc cây ra hoa thụ phấn. Trưa nắng to, thuốc cũng dễ
gây cháy lá. Cần tránh phun thuốc BVTV vào giai đoạn này.
Điều kiện thuận lợi nhất cho thuốc phát huy tác dụng: không phun thuốc khi
trời sắp mưa, quá nắng nóng. Nên phun vào sáng sớm hay chiều mát (tốt nhất là
phun thuốc lúc chiều mát), tránh phun thuốc buổi trưa.
Hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích: không phun khi
thiên địch còn ít, thời điểm sinh vật có ích hoạt động mạnh. Ở vùng có nuôi ong
mật, nên phun thuốc vào buổi chiều khi ong đã về tổ, phun thuốc nội hấp, không
phun thuốc khi ong đi lấy mật, cây ra hoa. Tránh phun thuốc nhiều lần, loại thuốc

tồn lâu gây độc cho ong, chim và động vật hoang dã.
Về mặt kinh tế: mỗi cây trồng chỉ có từng giai đoạn sinh trưởng nhất định,
tác động của dịch hại dễ gây ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy chỉ nên phun thuốc
vào thời điểm mật độ hay sự phá hại của dịch hại vượt ngưỡng kinh tế. Làm như
vậy sẽ giảm được số lần phun thuốc (không phun thuốc trừ sâu cuôn lá lúa sớm
nhằm bảo vệ thiên địch và tận dụng khả năng tự bồi đắp của cây lúa). Làm tốt
công tác dự tính dự báo để giảm quy mô dùng thuốc (trừ theo ổ). Sử dụng thuốc
trên cơ sở ngưỡng kinh tế động ( xem xét toàn bộ các yếu tố sinh thái: Cây trồng,
dịch hại, ngoại cảnh và ký sinh thiên địch).
*Đúng cách:
- Đúng cách khi phun rải:
Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất.


Chọn phương pháp sử dụng thích hợp nhằm tăng cường tính chọn lọc của
thuốc.
Chọn đúng công cụ phun rải thích hợp cho từng mục đích sử dụng.
Trong điều kiện có thể, nên dùng luân phiên các thuốc khác nhau để giảm tác
hại của thuốc đến sinh quần và làm chậm tính kháng thuốc của dịch hại.
Phải hỗn hợp thuốc BVTV đúng cách.
- Bảo hộ và an toàn lao động đúng cách:
Tiêu chuẩn người đi phun thuốc: người khỏe mạnh, trưởng thành, không có
vết thương hở.
Chế độ làm việc tối đa 6 giờ/ngày.
Trước khi tiếp xúc với thuốc: trang bị bảo hộ nhằm làm giảm sự tiếp xúc và
xâm nhập của thuốc vào cơ thể, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ngộ độc. Không làm
việc trong kho, trong cửa hàng thuốc BVTV, không đi phun thuốc trên ruộng nếu
không có đồ bảo hộ thích hợp. Quần áo và công cụ bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc:
quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính. Khi
tiếp xúc với thuốc, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phải mang đầy đủ trang

bị bảo hộ lao động. Trang bị bảo hộ cho người lao động nhiều hay ít, tùy thuộc vào
độ độc của loại thuốc sử dụng. Trang bị bảo hộ còn tùy thuộc vào loại cây trồng:
phun cây cao càn có đầy đủ đồ bảo hộ; cây thấp cần ít hơn.
Ăn no trước khi phun thuốc.
Mang theo nước uống, xà phòng, khăn mặt và quần áo sạch phải dùng ngay
nếu cần.
Kiểm tra bình bơm và khắc phục sự cố trước khi bơm thuốc ra ruộng.
Khi phun thuốc nơi hẻo lánh cần có người đi cùng.
Trong khi phun thuốc: không dùng bình bơm rò rỉ hay để thuốc dây lên da.
Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc.
Ngừng phun thuốc ngay khi phát hiện bình phun rò rỉ, xả van khí trong bình
bơm. Đổ nước thuốc ra xô chậu và tìm cách khắc phục.


Khi vòi phun bị tắc, cần lên bờ, đến nơi sạch cỏ, tháo vòi, rửa sạch. Nếu vòi
bị tắc, cần lấy cọng cây mềm, thông, không dùng mồm thổi thông vòi.
Không phun thuốc ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió; không
phun thuốc khi trời có gió quá to.
Thay quần áo mới nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc.
Giải lao: chọn nơi thoáng mát, xa nơi phun thuốc; chỉ ăn uống hút thuốc khi
đã rửa tay mặt mũi sạch.
Không chăn thả gia súc trong khu đang phun thuốc.
Sau khi phun:
Thu dọn bao bì, chai thuốc và tiêu hủy đúng cách: đập bẹp vỏ sắt, đập vỡ
chai, chon bao bì nơi hẻo lánh, cao, không úng nước, có biển cảnh báo hay rào
chắn; hố đào phải có chiều sâu thấp hơn bề mặt mương nước gần nhất. Không đốt
bình chứa thuốc.
Rửa sạch trong ngoài bình bơm bằng nước xà phòng. Tháo rời từng bộ phận,
dùng vải mềm rửa sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước sạch. Úp ráo
nước, cất vào kho. Không để bình bơm bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản.

Không đổ nước thuốc thừa và nước rửa bơm xuông ruộng, nguồn nước.
Thuốc dùng không hết phải đậy, cất vào kho riêng, có khóa. Kho phải xa nhà.
Tắm và giặt sạch quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ bằng xà phòng. Chỉ dùng
quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc. Không để chung quần áo bảo hộ với quần
áo thường khác. Không để quần áo (kể cả quần áo bảo hộ) công cụ phòng hộ trong
kho thuốc.
Thời gian trở lại khu vực xử lý: Bảo đảm thời gian quy định. Trường hợp đặc
biệt cần vào khu xử lý cần có quần áo bảo hộ. Thời gian trở lại khu vực xử lý dài
hay ngắn tùy thuộc vào loại thuốc. Bình thường, sau khi phun 48h là có thể quay
lại khu vực xử lý thuốc.
*Sơ cấp cứu đúng cách:
Qua da: trong quá trình pha và phun thuốc, tay, chân là bộ phận dễ bị nhiễm
thuốc. Mắt, miệng và bộ phận sinh dục là nơi yếu chịu thuốc nhất. Thuốc dây rớt


trên da rồi xâm nhập vào bên trong cơ thể. Trời nóng nực, mồ hôi ra nhiều là điều
kiện tốt để thuốc xâm nhập.
Qua miệng: thuốc cùng đồ ăn, thức uống xâm nhập vào hệ tiêu hóa vào máu
đi đến các trung tâm song của cơ thể. Bằng con đường này, thuốc dễ xâm nhập vào
cơ thể với lượng lớn nhất.
Qua hô hấp: hít phải hơi độc của thuốc. Hơi độc, bụi thuốc và các giọt thuốc
nhỏ đi qua mũi, xâm nhập vào phổi rồi vào ngay máu. Con đường này dễ gây ngộ
độc mạnh nhất.
Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV:
Tùy loại thuốc, các triệu chứng ngộ độc đặc trưng có thể thể hiện nhanh
chậm khác nhau:
Toàn thân: rất mệt mỏi, bơ phờ.
Da: tấy, viêm, sạm, đổ mồ hôi.
Mắt: ngứa, viêm, chảy nước, mờ, đồng tử bị co hoặc dãn.
Miệng và họng: nóng rát; ra nhiều nước dãi, bồn nôn, nôn mửa, đau bụng,

tiêu chảy.
Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn, bồn chồn, cơ bắp co giật, đi lảo đảo, khó thở,
người xỉu đi.
Những việc cần làm gấp:
Bình tĩnh, khuẩn trương cấp cứu nạn nhân nhưng không để bản than bị ngộ độc
khi tham gia cấp cứu.
Các bước tiến hành:
Chuyển nạn nhân đến nơi yên tĩnh, thoáng mát nhưng kín gió, ở tư thế thích
hợp.
Nới lỏng quần áo để nạn nhân dễ thở. Thay ngay quần áo, giày dép nếu dính
thuốc, đựng mọi đồ dính thuốc vào một xô để tránh thuốc dây rớt ra xung quanh.
Giữ than nhiệt nạn nhân bình thường: đắp khăn mát nếu nạn nhân bọ nóng và
đắp chăn nếu nạn nhân bị lạnh.


Không để nạn nhân uống sữa (nếu trên nhãn thuốc có chỉ định), uống rượu,
hút thuốc.
Rửa thật sạch bằng xà phòng những nơi bị dính thuốc.
Nếu thuốc vào mắt thì vạch mí mắt, rửa mắt bằng dòng nước sạch liên tục ít
nhất trong 10 – 15ph. Nếu không có nước, dùng vải sạch, mềm thấm nhẹ nhàng
những chỗ bị nhiễm thuốc, không dùng vải thô ráp cọ xát lên da.
Cho nạn nhân nôn nếu uống nhầm phải thuốc và chỉ gây nôn khi nạn nhân
còn tỉnh và trên nhãn thuốc có chỉ định.
Cách gây nôn: đỡ nạn nhân ngồi dậy: hai ngón tay bóp vào má nạn nhân để
nạn nhân há rộng miệng, tay kia luồn hai ngón trỏ vào giữa họng nạn nhân và cọ
xát nhẹ. Khi nạn nhân đã nôn được hay không nôn được cũng cho uống than hoạt
tính (pha 3 thìa canh than hoạt tính vào một cốc nước). Sau đó đặt nạn nhân nằm
như cũ. Có thể nạn nhân uống than hoạt tính vài lần trong khi chờ đợi nạn nhân đi
đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu nạn nhân bị co giật, phải dùng một vật lót giữa 2 hàm răng, đề phòng

nạn nhân cắn vào lưỡi. Làm nhẹ nhàng không dùng sức, cưỡng bức nạn nhân.
Nếu nạn nhân khó thở, bị ngất,tháo bỏ ngay những vật dễ gây tắc họng và
làm hô hấp nhân tạo ngay.
Nếu nạn nhân ngừng thở, mặt và lưỡi sạm xanh, phải đặt nạn nhân nằm
ngửa, đầu dốc xuống dưới. Dùng một khăn gạc sạch, bọc vào đầu ngón tay rồi thò
vào miệng nạn nhân lau sạch thuốc và nhớt dãi trong miệng, sau đó ghé miệng vào
mũi (tay bịt miệng nạn nhân) hoặc vào miệng (bịt mũi nạn nhân) nạn nhân làm hô
hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân thở đều.
Cần đựa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Phải cử người biết được tình
tiết quá trình ngộ độc của nạn nhân đi kèm và phải mang theo nhãn chai thuốc gây
độc cho nạn nhân để bác sĩ đề ra các phác đồ điều trị tốt nhất.
* Tránh độc cho người sử dụng nông sản:
Giữ đúng thời gian cách ly là biện pháp quan trọng hạn chế lượng thuốc BVTV
xâm nhập vào cơ thể người tiêu dùng nông sản.
* Bảo quản, cất giữ thuốc, dụng cụ pha chế phun rải thuốc ở gia đình đúng
cách:


Thuốc BVTV mua về chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được để trong
bao chai nguyên, có nút kín, xếp theo nhóm; thuốc dạng lỏng để dưới thuốc dạng
rắn; dược cất giữ trong phòng riêng, không dột, có khóa chắc chắn, xa nơi ở, xa
chuồng trại gia súc và xa nguồn nước sinh hoạt.
Không để thuốc BVTV trong chai đựng nước và các dụng cụ đựng thức ăn
khác. Ngược lại, cũng không dùng bình, chai, thùng chứa thuốc đựng thức ăn,
uống. Không để thuốc, bình bơm trong nhà, trên chuồng gia súc. Không trút thuốc
thừa, chưa dùng hết sang bất kì vật dụng nào khác.
* Tiêu hủy thuốc thừa, thuốc mất phẩm chất và vỏ bao bì hết thuốc đúng
cách:
- Trường hợp người tiêu dùng và cửa hàng phải tiêu hủy: khi có bao bì bị
rách, rò rỉ đổ vỡ trong vận chuyển, bốc xếp. Thuốc lưu kho lâu ngày bị hỏng hay

kém chất lượng, sau khi kiểm tra có thể tự hủy hoặc chuyển trả nơi sản xuất.
- Địa điểm tiêu hủy (đốt, chôn) phải do cơ quan chức năng chọn và thực
hiện; phải xa dân, xa khu chăn nuôi, vườn cây, xa nơi trồng trọt, xa nguồn nước
ăn, mạch nước ngầm. Phải có rào cản, biển báo.
1.3.4 Dùng hỗn hợp thuốc
Dùng hỗn hợp thuốc có thể phun một lần kết hợp trừ được nhiều loài sinh vật
gây hại, trong đó có một số hỗn hợp hiệu lực trừ sinh vật hại tăng hơn so với dùng
đơn từng loại thuốc. Hỗn hợp hai hay nhiều loại thuốc với nhau nồng độ của mỗi
loại thuốc được giữ nguyên như khi dùng đơn.
Tuy nhiên cần lưu ý:
1. Không nên dùng dạng hạt hoặc bột rắc hòa vào nước để phun.
2. Không pha trộn thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu bệnh.
3. Không pha trộn hợp chất lưu huỳnh (polysulfur calci) với hợp chất chứa
đồng (oxychlorua đồng).
4. Các loại thuốc trừ sâu, bệnh có thể hỗn hợp với phân bón qua lá và chất
điều hòa sinh trưởng nhưng phải dùng ngay.
1.3.5 Bảo quản thuốc BVTV


Thuốc BVTV dễ bị giảm hoặc mất phẩm chất nếu bảo quản không đúng kỹ
thuật. Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao, cường độ ánh sáng mạnh và các chất xúc
tác (kim loại, nhất là các nguyên liệu bao bì làm bằng kim loại) tác động phối hợp
đến thuốc gây nên những phản ứng hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và hóa
học do đó thuốc bị giảm hoặc không còn giá trị sử dụng. Vậy để giữ được lâu chất
lượng của thuốc khi bảo quản cần lưu ý các điểm sau:
- Nên bảo quản thuốc trong bao bì nguyên. Trường hợp san nhỏ thuốc thì
đựng thuốc vào túi ni lông (nếu là thuốc bột), trong chai (nếu là thuốc nước). Bao,
gói hoặc chai thuốc phải được bọc, nút kín và ghi nhãn rõ ràng. Không đựng thuốc
vào dụng cụ bằng kim loại.
- Không để thuốc ra ngoài trời hoặc ra ánh sáng mặt trời. Phải bảo quản

thuốc trong kho riêng hoặc cất giữ ở nơi xa nguồn thức ăn, nước uống, lửa, các
thiết bị phát nhiệt.
- Nhiệt độ thích hợp cho việc bảo quản thuốc là dưới 30oC.
1.3.6 Cách đọc nhãn thuốc
Nhãn thuốc là bản viết, bản in, hình vẽ, ảnh, dấu hiệu được in chìm, nổi trực
tiếp hay được dán, đính, cài chắc chắn trên bao bì để cung cấp các thong tin cần
thiết chủ yếu về hang hóa đó. (Giáo trình sử thuốc BVTV của PGS.TS Nguyễn
Trần Oánh)
Nội dung và hình thức của các nhãn thuốc BVTV đều phải tuân theo những
quy định cụ thể của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Mục đích của việc đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng: để người tiêu dùng
hiểu biết kỹ về loại thuốc mình sử dụng, biết cách sử dụng thuốc sao cho hiệu quả
và an toàn.
Nội dung của nhãn thuốc (có 1 – 2 hay 3 cột), gồm những phần chính sau:
1. Phần giới thiệu chung gồm:
Phân loại và ký hiệu độ độc: nhóm I “Rất độc” màu đen, phía trên, vạch màu
đỏ, biểu tượng “Đầu lâu xương chéo” trong hình thoi vuông (đen trên nền trắng);
nhóm II “Độc cao” màu đen, phía trên, vạch màu vàng, biểu tượng chữ thập chéo
đen trong hình thoi vuông (đen trên nền trắng); nhóm III “Nguy hiểm” màu đen,
phía trên, vạch xanh nước biển, biểu tượng là đường chéo hình thoi vuông không


liền nét; nhóm IV “Cẩn thận” màu đen, vạch màu xanh lá cây, không có biểu
tượng.
2. Tên thuốc gồm 3 phần: tên hóa học hay tên thông dụng của hoạt chất; hàm
lượng chất độc biểu thị bằng con số (một hay 2 con số: tính tỷ lệ % trọng
lượng/trọng lượng và theo 3 con số: tính theo trọng lượng hoạt chất/thể tích (w/v)
và dạng thuốc (biểu thị bằng chữ cái đi kèm sau các chữ số).
Tên hóa học (chemical name): là tên gọi theo quy tắc cấu trúc hóa học của
các phân tử hoạt chất được sử dụng làm thuốc BVTV. Có thể có nhiều tên hóa học,

tùy theo cơ quan đặt tên và người ta thường ghi cơ quan đặt tên gọi đó.
Tên thông dụng (Common name): là tên ngắn gọn, dể nhớ để gọi hoạt chất
đó. Tên này phải được một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hay quốc gia công nhận.
Tên thương mại (Trade name) = tên thương phẩm (Product name) = tên
riêng (Private name) = tên nhãn (Labele name): tên của các nhà sản xuất, công ty
kinh doanh thuốc BVTV đặt ra nhằm phân biệt sản phẩm của các cở sở với nhau.
Đây là điều kiện bắt buộc. Một tên thông dụng có nhiều tên thương mại.
Trên nhãn thuốc phải có tên thông dụng và tên thương mại để giúp người đọc
nhãn biết thuốc đó là gì, do ai sản xuất.
Dạng thuốc.
Thành phần và hàm lượng.
Công dụng.
Định lượng hang hóa.
Nguồn gốc.
Thời hạn.
Các hình vẽ biểu thị đặc tính hóa lý dễ gây nguy hiểm cần lưu ý trong vận
chuyển, cất giữ, sử dụng (nếu có).
3. Phần hướng dẫn sử dụng: thuốc phòng trừ được loại dịch bệnh hại nào: nồng độ,
lượng dùng cho một đơn vị diện tích, thời điểm dùng, cách pha thuốc, lượng nước,
cách bảo quản thuốc.


Lưu ý: trong phần này chỉ được ghi cách hướng dẫn phòng trừ những đối
tượng đã được đăng kí với nhà nước. Với những đối tượng khác, tuy thuốc có khả
năng phòng trừ nhưng nếu chưa đăng kí, cũng không được ghi vào.
Thời gian cách ly: chỉ số ngày tối thiểu kể từ lần phun cuối cùng đến khi thu
sản phẩm.
Lưu ý: căn dặn những điều nên tránh và những điểm cần lưu ý khi sử dụng.
4. Phần hướng dẫn các biện pháp an toàn trong và sau khi sử dụng thuốc:
Chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc; các hình tượng cảnh báo; chỉ dẫn sơ

cấp cứu khi ngộ độc, các công cụ bảo hộ cần có khi tiếp xúc với thuốc.
Các hình vẽ yêu cầu khi tiếp xúc với thuốc, chia làm 2 nhóm:



/> />

/> />Id=142&nhom=bvtv
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ NGUỒN GỐC THẢO MỘC
2.1 Đặc điểm chung
Phần lớn thuốc trừ sâu thảo mộc tác động lên cộn trùng bằng con đường tiếp
xúc . Một số khác còn có tác dụng xông hơi hoặc vị độc. Những chất độc này sau
khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng sẽ làm cho hệ thần kinh bị tê liệt, côn trùng sẽ
bị chết nhanh chóng.
Ưu điểm của loại thuốc trừ sâu này là ít độc đối với người và động vật máu
nóng, ít để lại dư lượng và không gây hiện tượng kháng thuốc nên thường được sử
dụng trong phòng trừ các loại côn trùng cho rau, cây ăn quả và bảo quản nông sản.
Tuy nhiên hàm lượng hoạt chất cò trong cây thay đổi theo từng vùng khí hậu,
địa lý, những điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Mặt khác do lượng hoạt chất chứa
trong cây rất thấp (thường dao động trong khoảng vài phần nghìn đến vài phần
trăm), tính bền hóa lý thấp và thường hỗn hợp với các chất khác trong dãy
alcaloid, glucozit..., đòi hỏi công nghệ chiết phức tạp, tinh chế và bảo quản khó


khăn nên phạm vi ứng dụng thực tế bị hạn chế, chỉ có một số chất được sản xuất
công nghiệp và sử dụng rộng rãi như nicotin, rotenon, azadirachtin...
Những hợp chất trừ sâu thảo mộc thông dụng như rotenon, rotenoit,
arteminisinin, azadirachtin, cnidiadin, matrine, pyrethrin và nicotin… có trong một
số bộ phận của một số loài cây. Trừ nicotin còn các hoạt chất thảo mộc khác vẫn

đang được nghiên cứu.
2.2 Nicotin

Hình. Công thức hợp chất Nicotin [(S)-3-(1-metyl-2-pyrrolidyl)-pyridin)

Nicotin, (S)-3-(1-metyl-2-pyrolidin)-pyridin, là một loại alcaloid chính có
trong cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) hoặc thuốc lào (Nicotiana rustica), với
hàm lượng từ 2% đến trên 10%. Tác dụng trừ sâu cảu nicotin được khám phá và
ứng dụng từ năm 1690. Đến thế kỷ XVIII, dịch nước hoặc bột cây thuốc lá đã
được sử dụng rất hiệu quả để trừ rệp trên rau quả.
Nicotin là thuốc trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc hoặc xông hơi. Tác động
lên hệ thần kinh trung ương của sâu, gây tê liệt và chết. LD 50 (cấp tính đối với
chuột) 50 – 60 mg/kg. Nicotin dùng để diệt các loại sâu chích hút, thân mềm, rệp
cây (Aphidae) trong lĩnh vực rau màu, cây ăn quả.
Một alcaloid tương tự như nicotin được chiết ra với hàm lượng thấp hơn và
có hoạt tính sinh học như nicotin là Anabasin.
2.3 Pyrethrum
Pyrethrum là tên gọi của tập hợp 6 chất có tác dụng trừ sâu: pyrethrin I, II;
cinerin I, II; jasmolin I, II. Chúng là các este của 3 alcol: pyretholon, cinerolon và


jasmolon và axit crysantemic mono hoặc dicacboxilic. Nên chúng có chung cấu
trúc trong phân tử là axit crysantemic.
Cấu trúc của các axit crysantemic:

Axit crysantemic-monocacboxylic:
propenyl)-cyclopropan-1-cacboxylic.

axit


(+)-trans-2,2-dimetyl-3-(2-metyl-1-

Axit crysantem-dicacboxylic: axit (+)-trans-2,2-dimetyl-3-(2-cacbometoxy-1propenyl)-cyclopropan-1-cacboxylic.
Pyrethrum có trong cây cúc sát trùng Chrysanthemun leucanthemun và các
cây Chrysanthemun khác. Tác động mạnh đến côn trùng (yếu hơn trên nhện) bằng
đường tiếp xúc bằng cách bịt kếnh vận chuyển ion Na+, kéo dài giai đoạn nở vì thế
côn trùng bị quật ngã và chết nhanh. Thuốc được sử dụng trừ côn trùng và nhện
trên rau, chè, cây trồng, cây cảnh, côn trùng ký sinh trên gia súc và động vật trong
nhà. Có độ độc rất thấp với người, động vật máu nóng và môi trường.
Ngày nay, bắt chước các pyrethrin tự nhiên, người ta đã tổng hợp ra vài chục
hợp chất pyrethroid khác, trở thành một nhóm thuốc trừ sâu lớn, có nhiều ưu điểm
hơn pyrethrin tự nhiên.
2.4 Azadirachtin
H
O H3 CO

O
OH

O O

H 3C
O

O

O

CH3


O
CH 3 HO H
CH3

H 3C

O

H

H3 CO
O

OH
O

H


×