Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 79 trang )

LỜ I CẢ M ƠN
Với lòng biế t ơn sâu sắ c , Học viên xin chân thành cảm ơn TS . Lê Triều Việt
đã giao đề tài và tận tình hướ ng dẫn, tạo điều kiện để học viên hoàn thành luận văn
này.
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầ y cô trong bộ môn Địa chất của
trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã luôn tạo điề u kiê ̣n và giúp đỡ

cho

học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đế n các anh chi ̣ trong phòng Kiến tạo cùng
với các đồng nghiệp tại Viê ̣n Địa chất – Viê ̣n Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã luôn động viên và giúp đỡ học viên trong suố t quá trình nghiên cứu và làm
việc của mình.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, do kiến thức của học viên còn hạn chế,
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy, học viên rất
mong có sự thông cảm và góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn đọc để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Vũ Cao Chí


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................3
1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................................3
1.1.3. Khí hậu ..............................................................................................................6
1.1.4. Mạng lưới sông suối ..........................................................................................7


1.1.5. Sơ lược về cấu trúc địa chất ..............................................................................9
1.2. Giao thông, dân cƣ, kinh tế- xã hội.................................................................22
1.2.1. Giao thông .......................................................................................................22
1.2.2. Dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội ....................................................................22
Chƣơng 2 - LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..24
2.1. Lịch sử nghiên cứu dập vỡ kiến tạo và đứt gãy .............................................24
2.1.1. Các vấn đề chung về dập vỡ kiến tạo ..............................................................24
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất- kiến tạo, địa chất thủy văn ...............................25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................27
2.2.1. Phương pháp phân tích ảnh viễn thám, ảnh DEM, bản đồ ............................27
2.2.2. Phương pháp kiến tạo vật lý ...........................................................................31
2.2.3. Phương pháp địa vật lý ...................................................................................33
2.2.4. Nhóm phương pháp địa chất thủy văn ............................................................35
2.2.5. Phương pháp phân tích đối sánh tài liệu thành lập sơ đồ dập vỡ kiến tạo ....35
Chƣơng 3 - ĐẶC ĐIỂM DẬP VỠ KIẾN TẠO .....................................................36
3.1. Đặc điểm dập vỡ kiến tạo ................................................................................36
3.1.1. Phương kinh tuyến và á kinh tuyến .................................................................43
3.1.2. Phương ĐB-TN ...............................................................................................47
3.1.3. Phương TB- ĐN ..............................................................................................52
3.1.4. Phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến .........................................................................54
3.2. Tính chất của các đới dập vỡ ..........................................................................55

i


3.3. Luận giải về nguồn gốc và cơ chế hình thành các dập vỡ trong vùng
nghiên cứu ................................................................................................................64
Chƣơng 4 - MỐI QUAN HỆ CỦA DẬP VỠ KIẾN TẠO VỚI NƢỚC DƢỚI
ĐẤT ..........................................................................................................................65
4.1. Hiện trạng khai thác và đặc điểm phân bố nƣớc dƣới đất khu vực nghiên

cứu ............................................................................................................................65
4.2. Mối quan hệ của các dập vỡ kiến tạo với nƣớc dƣới đất ..............................67
4.3. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý, bền vững nguồn nƣớc dƣới đất ..........68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các xã thuộc khu vực nghiên cứu .....................................................3
Hình 1.2: Sơ đồ thể hiện các mức địa hình chính .......................................................5
Hình 1.3: Hệ thống sông suối khu vực huyện Đắk Tô và lân cận ..............................8
Hình 2.1: Mạng lƣới sông suối do đứt gãy địa chất tạo nên .....................................29
Hình 2.2: Địa hình, sông suối ảnh hƣởng bởi đứt gãy địa chất ................................29
Hình 2.3: Yếu tố thực vật tại nơi có đứt gãy địa chất ...............................................30
Hình 3.1: Kết quả phân tích photo lineament trên ảnh vũ trụ ...................................36
Hình 3.2: Kết quả phân tích lineament bản đồ địa hình ............................................37
Hình 3.3: Kết quả phân tích lineament trên ảnh DEM..............................................38
Hình 3.4: Sơ đồ giải đoán mạng lƣới dập vỡ vùng nghiên cứu ................................40
Hình 3.5: Phân bố dập vỡ kiến tạo trên các thành tạo địa chất khu vực nghiên cứu .......41
Hình 3.6: Sơ đồ vị trí các tuyến đo ĐVL tại thị trấn PleiKần và xã Đắk Kan ..........43
Hình 3.7: Mặt cắt đo khúc xạ tại Thị trấn PleiKần .........................................................44
Hình 3.8: Mặt cắt đo điện tại Thị trấn Plei Kần ........................................................44
Hình 3.9: Mặt cắt đo điện ở xã Đắk Kan .................................................................45
Hình 3.10: Mặt cắt đo khúc xạ ở xã Đắk Kan ..........................................................45
Hình 3.11: Sơ đồ vị trí các tuyến đo ĐVL khu vực Đắk Hà .....................................47
Hình 3.12: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến đo Đắk Hà 1)....48
Hình 3.13: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến đo Đắk Hà 5).....48
Hình 3.14: Mặt cắt đo khúc xạ qua tuyến DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến Đắk Hà 1) ......48

Hình 3.15: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến đo Đắk Hà 2)....48
Hình 3.16: Mặt cắt đo khúc xạ qua DV phƣơng ĐB- TN (Tuyến đo Đắk Hà 2) ....49
Hình 3.17: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng kinh tuyến (Tuyến đo Đắk Hà 3) ........49
Hình 3.18: Mặt cắt đo khúc xạ qua tuyến DV phƣơng kinh tuyến (Tuyến Đắk Hà 3) ......49
Hình 3.19: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng á kinh tuyến (Tuyến đo Đắk Mar) .......50
Hình 3.20: Mặt cắt đo khúc xạ qua DV phƣơng ĐB- TN (Tuyến đo Đắk Mòn)......50
Hình 3.21: Sơ đồ vị trí khảo sát thực địa ..................................................................55
Hình 4.1: Sơ đồ lỗ khoan địa chất thủy văn ..............................................................65

iii


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1: Dập vỡ trong đá hệ tầng Tắc Pỏ ở xã Đắk Uy ..............................................42
Ảnh 2: Dập vỡ trong đá hệ tầng Khâm Đức ở phía Đông TT. Pleikần.....................42
Ảnh 3: Dập vỡ trong đá phức hệ Tu Mơ Rông ở Tu Mơ Rông ................................42
Ảnh 4: Dập vỡ trong đá phức hệ Diên Bình dọc dải dập vỡ sông Ia Sir, phía Bắc
huyện Sa Thầy ...........................................................................................................42
Ảnh 5: Dập vỡ trong đá mạch aplit phức hệ Măng Xim ở xã Ngọc Tụ ....................42
Ảnh 6: Dập vỡ yếu trong hệ tầng Kon Tum ở xã Hà Mòn, ......................................42
Ảnh 7, 8: Mặt trƣợt đổ về ĐĐB dọc DV Ia Sir .........................................................53

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


ĐB – TN

Đông Bắc – Tây Nam

TB – ĐN

Tây Bắc – Đông Nam

DV

Dập vỡ

ĐCTV

Địa chất thủy văn

ĐVL

Địa vật lý

v


MỞ ĐẦU
Hàng năm, vào mùa khô Tây Nguyên lại lâm vào cảnh thiếu nƣớc cho sinh
hoạt cũng nhƣ trồng trọt. Hiện tƣợng thiếu nƣớc là một trong những nguyên nhân
quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của toàn vùng. Xuất phát từ thực tế nêu
trên, chƣơng trình Tây Nguyên 3 đã đặt ra đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu xác định
các đới dập vỡ kiến tạo trong các thành tạo địa chất và khả năng lưu trữ nước
nhằm giải quyết nước mùa khô cho các tỉnh Tây Nguyên” giao cho TS Lê Triều

Việt làm chủ nhiệm. Trong khuôn khổ của đề tài này vùng Đắk Tô cũng là vùng mà
khô hạn và cảnh thiếu nƣớc diễn ra phức tạp và cần có sự nghiên cứu chi tiết. Đƣợc
sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài, tác giả đã chọn nội dung nghiên cứu: “Đặc điểm
dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện Đắk Tô
và lân cận” làm đề tài luận văn của mình, nhằm góp phần vào giải quyết những vấn
đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra. Mục tiêu chính của đề tài luận văn là làm sáng tỏ
đặc điểm dập vỡ của khu vực Đắk Tô và lân cận; tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng
với nƣớc dƣới đất ở khu vực này đồng thời đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng
bền vững nguồn nƣớc này.
Với những mục tiêu nhƣ trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu theo các nội
dung đó là:
- Nghiên cứu thành lập sơ đồ dập vỡ kiến tạo khu vực Đắk Tô và lân cận.
- Nghiên cứu tính chất của dập vỡ kiến tạo.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đới dập vỡ kiến tạo và nƣớc dƣới đất.
Cùng với sự phát triển không ngừng khoa học kỹ thuật, đề tài đã dùng những
phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại nhƣ phân tích ảnh viễn thám, ảnh DEM, khảo sát
địa vật lý kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ phƣơng pháp
phân tích các tƣ liệu bản đồ, kiến tạo vật lý, khảo sát thực địa để hoàn thành những
nội dung nghiên cứu đã đặt ra.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục luận văn bao gồm các chƣơng nhƣ
sau:

1


Chương 1: Khái quát chung về khu vực nghiên cứu
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu và hệ các phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Đặc điểm dập vỡ kiến tạo khu vực Đắk Tô và lân cận
Chương 4: Mối quan hệ của dập vỡ kiến tạo với nƣớc dƣới đất
Luận văn đƣợc hoàn thành tại Viện Địa chất – Viện Hàn lâm khoa học và

Công nghệ Việt Nam trên cơ sở số liệu và tài liệu của đề tài: “Nghiên cứu xác định
các đới dập vỡ kiến tạo trong các thành tạo địa chất và khả năng lưu trữ nước
nhằm giải quyết nước mùa khô cho các tỉnh Tây Nguyên” mã số TN3/T24 (thuộc
Chƣơng trình Tây Nguyên 3)

2


Chƣơng 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu có tọa độ (107°39' 52", 14°51'44" và 108°2'19",
14°27'41") thuộc địa phận các huyện: Đắk Tô (ở trung tâm) và các huyện lân cận là
Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đắk Hà và huyện Tu Mơ Rông với diện tích nghiên cứu
khoảng 1800 km2 (hình1.1).

Hình 1.1: Sơ đồ các xã thuộc khu vực nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc phần Bắc Tây Nguyên nằ m ở phía tây daỹ Trƣờng
Sơn có điạ hiǹ h thấ p dầ n tƣ̀ bắ c xuố ng nam và tƣ̀ đông san

g tây. Điạ hin
̀ h khá đa

dạng, bao gồm đồ i núi, cao nguyên và các vùng trũng xen kẽ nhau . Khu vực nghiên
cứu bao gồm 4 bậc địa hình chính với các mức độ cao khác nhau (hình 1.2):

3



4


Hình 1.2: Sơ đồ thể hiện các mức địa hình chính

5


Bậc 1: Vùng núi cao từ 1500 m đến 1771 m: phân bố chủ yếu ở phía Bắc khu
vực nghiên cứu, bao gồm các khối núi thuộc các xã Đắk Ang, Ngọc Tụ, Văn Lem,
Đắk Hà, Đắk Psi, Rơ Kơi…với một số dải núi cao nhƣ núi Ngọk Bơ Bai (1761 m) ,
núi Ngọk U Mon (1722 m), núi Ngọk Pe (1645 m)…
Bậc 2: Dạng địa hình này là các khu vực núi có độ cao trung bình từ 1300 m
đến 1500 m. Diện phân bố của dạng địa hình này chủ yếu ở khu vực thuộc các xã
Đắk Ang, Ngọk Tụ, Đắk Tơ Kan, Đắk Hà, Đắk Pxi, và một dải núi hƣớng TB – ĐB
thuộc xã Pô Kô.
Bậc 3: Là các vùng đồi núi thấp, độ cao địa hình từ 800 m đến 1300 m phân
bố diện khá rộng ở các xã Rơ Kơi, Đắk Xú, phía nam xã Ngọc Tụ, Kon Đào, phía
bắc xã Đắk Hrinh, phía ĐB xã Ngọc Wang.
Bậc 4: Là các vùng thung lũng dọc các con sông và các trũng giữa núi với độ
cao địa hình khoảng 500 m đến 800 m, phân bố diện khá rộng ở thung lũng những
con sông lớn nhƣ sông Đak Pô Kô, sông Đak Psi, sông Krông Pơ Kô. Trong phạm
vi nghiên cứu, kiểu địa hình này tạo thành dải kéo dài từ thị trấn Plei Kần qua Tân
Cảnh, Pô Kô xuống đến xã Hà Mòn.
1.1.3. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi
dào về độ ẩm, có lƣợng mƣa lớn, không có bão và sƣơng muối.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt , mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào
tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khu vực nghiên cứu thuộc Tây
Trƣờng Sơn với lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.121 – 2.200 mm (lƣơ ̣ng mƣa năm

cao nhấ t 2.260 mm, năm thấ p nhấ t 1.234 mm), tháng có lƣợng mƣa cao nhất là
tháng 8. Mùa khô , gió chủ yếu theo hƣớng đông bắc ; mùa mƣa , gió chủ yếu theo
hƣớng Tây N am. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 25ºC, biên đô ̣ nhiê ̣t đô ̣ dao đô ̣ng
trong ngày 8 – 90C.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không
khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng
66%).

6


Khí hậu và thổ nhƣỡng nơi đây tƣơng đối thích hợp cho việc phát triển nhiều
loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.4. Mạng lưới sông suối
Khu vực nghiên cứu nằm trọn trong lƣu vực sông Sê San. Hệ thống sông Sê
San là một trong các chi lƣu lớn của sông Mekông bắt nguồn từ Bắc và Trung Tây
Nguyên của Việt Nam rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào sông Srêpốk
gần Stung Treng.
Sông Sê San có lƣu vực rộng 17.000 km² . Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê
San nằm trên hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng chiều dài là 237 km, diện
tích lƣu vực là 11.450 km². Sông Sê San có hai chi lƣu là sông Krông Pô Kô ở phía
hữu ngạn và Đắk Bla phía tả ngạn. Trên lãnh thổ Campuchia, sông chảy qua
tỉnh Ratanakiri và Stung Treng (hình 1.3).
Phần phía thƣợng lƣu của sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình
trung bình. Trên phía đông bắc của phần thƣợng lƣu, sông tiếp giáp với vùng phân
thuỷ giữa Đông và Tây của dải Trƣờng sơn. Phần phía hạ lƣu, thung lũng sông nằm
trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn.
Trong khu vực nghiên cứu, sông suối cũng khá phát triển, thƣờng có dạng
lông chim, hầu hết các suối nhánh chảy từ hai phía nhập vào thung lũng sông chính.
Hai con sông chính trong khu vực là sông Đắk Pô Kô và sông Đắk P’Si. Sông Đắk

Pô Kô chảy theo phƣơng á kinh tuyến ở ranh giới các xã Đắk Nông, Đắk Dục với xã
Đắk Ang. Đến khu vực thị trấn Plei Kần sông chuyển hƣớng sang theo phƣơng
BTB- NĐN chảy qua xã Tân Cảnh. Từ đây sông đổi hƣớng chảy sang Tây Bắc và
hội lƣu với sông Đắk P’Si ở xã Pô Kô rồi chảy về phía Nam. Ngoài hai con sông
chính thì khu vực nghiên cứu còn có sông Đắk Ta Kan chảy phƣơng á kinh tuyến
hợp lƣu với sông Đắk Pô Kô ở xã Pô Kô. Mặc dù sông chảy trên địa hình miền núi,
nhƣng lòng sông khá rộng và uốn khúc mạnh, dộ dốc lòng nhỏ và tích tụ trầm tích
aluvi, ở những khu vực hợp lƣu với các suối nhánh lòng sông mở rộng và phát triển
không chỉ các thành tạo bãi bồi thềm bậc 1 và cả thềm bậc II. Các suối nhánh
thƣờng có chiều dài ngắn với độ dốc thay đổi đột ngột, đoạn thƣợng nguồn lòng

7


suối có độ dốc lớn và thung lũng có dạng chữ ”V”, không có lắng đọng trầm tích
aluvi, đoạn hạ lƣu (cửa suối) độ dốc lòng suối giảm đột ngột và mở rộng, các tích tụ
aluvi, proluvi phá triển tạo nên các nón phóng vật đặc trƣng.

Hình 1.3: Hệ thống sông suối khu vực huyện Đắk Tô và lân cận

Vào mùa khô, tình hình hạn hán nơi đây cũng có diễn biến phức tạp nên
ngoài hệ thống hồ tự nhiên, ngƣời dân còn có đắp dập tạo hồ thủy lợi nhân tạo để
trữ nƣớc cho mùa khô. Hệ thống hồ đập phát triển chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc
của khu vực nghiên cứu.

8


1.1.5. Sơ lược về cấu trúc địa chất
Trong khu vực nghiên cứu phát triển rất nhiều các thành tạo địa chất từ cổ

đến trẻ. Với diện lộ rộng nhất là các đá của hệ tầng Tắc Pỏ, thành tạo Neogen hệ
tầng Kon Tum. Bên cạnh đó, trong khu vực còn nhiều loại đá của các hệ tầng khác
lộ ra và đƣợc mô tả bên dƣới.
Địa tầng
PROTEROZOI HẠ
Hệ tầng Tắc Pỏ (PR1 tp)
Hệ tầng Tắc Pỏ chiếm diện tích rất lớn trong khu vực nghiên cứu, phát triển
ở các xã Đắk Tơ Kan, Đắk Hà, Văn Lem, tây nam xã Đắk P’Si, phía ĐB xã Đắk
H’ring, xã Pô Kô, phía tây xã Đắk Ui, xã Ngọc Wang, phía tây xã Ngọc Reo, và
một phần nhỏ ở xã Tân Cảnh.
Theo mô tả trong bản đồ địa chất 1: 200.000 thì thành phần thạch học chủ
yếu của hệ tầng có thể theo dõi tƣơng đối đầy đủ dọc sông Đăk Psi và từng phần ở
các mặt cắt Đăk Tơ Kan.
Mặt cắt Đăk Psi gồm: gneis biotit, gneis plagioclas - biotit, xen đá phiến
thạch anh - biotit, thấu kính amphibolit, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit granat, đá phiến và gneis biotit có pyroxen, đá phiến thạch anh hai mica.
Chiều dày mặt cắt khoảng 2000 m.
Đá bị vò nhàu, uốn nếp mạnh mẽ: phổ biến vi uốn nếp. Hiện tƣợng migmatit
hóa và granit hóa xảy ra không mạnh mẽ.
Tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trƣng của hệ tầng nhƣ sau:
+ Thạch anh - biotit - corđierit - plagioclas - silimanit.
+ Thạch anh - plagioclas - horblenđ - biotit
+ Thạch anh - biotit - điopsiđ - plagioclas.
Thành phần thạch học và khoáng vật phản ánh thành phần nguyên thủy của
hệ tầng đặc trƣng bằng sự vƣợt trội trầm tích lục nguyên so với phun trào (bazan,
anđesit, ryolit).

9


Các thành tạo này thuộc phức hệ Ngọc Linh bị biến chất ở tƣớng amphibolit

và thuộc kiểu biến chất silimanit- kyanit rất đặc trƣng cho giai đoạn tạo núi sớm của
tiến trình tiến hóa vỏ lục địa trong Proterozoi sớm. Hoạt động biến chất và granit
hóa thực chất là hai mặt của một quá trình - quá trình cố kết hóa vỏ lục địa Ngọc
Linh trong Proterozoi sớm.
PROTEROZOI TRUNG - THƢỢNG
Hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kd)
Hệ tầng này đƣợc Nguyễn Xuân Bao và nnk xác định năm 1982.
Các đá hệ tầng Khâm Đức lộ ra ở phía Tây Nam khu vực nghiên cứu ở các
xã Đắk Xú, Pô Kô và Sa Nhơn. Chúng đƣợc phân chia thành 2 phần là phần dƣới và
trên.
Phần dưới (PR2-3 kd1) với thành phần thạch học nhƣ sau: amphibolit phân dải
xen đá phiến amphibol-plagioclas, plagiogneis amphibol, đá phiến amphibol, đá
phiến talc-đisthen; ở phần trên có thêm một ít đá phiến thạch anh-mica-silimanit.
Dày 1400-1500m.
Phần trên (PR2-3 kd2): Thành phần chủ yếu gồm plagiogneis 2 mica, gneis 2
mica-silimanit-granat, đá phiến thạch anh 2 mica-silimanit, đá phiến thạch anh
biotit-silimanit-staurolit, đá hoa calciphyr, quarzit muscovit và lớp mỏng hoặc thấu
kính amphibolit.
Thành phần thạch học nguyên thuỷ của các đá mô tả trên đƣợc khôi phục lại
bao gồm bazan á kiềm, anđesit, ryolit xen ít trầm tích lục nguyên và các tập trầm
tích lục nguyên giàu sét, trầm tích carbonat, trầm tích lục nguyên giàu thạch anh, ít
bazan.
Các đá của hệ tầng Khâm Đức có tuổi Meso-Neoproterozoi.
Chiều dày chung 1300-1400m.
CAMBRI - SILUR
Hệ tầng Đăk Long (€-S dl)

10



Trong phạm vi khu vực nghiên cứu thì các đá hệ tầng Đắk Long lộ ra ở các
xã Ngọc Wang, Đắk Ui và một phần nhỏ ở xã Sa Loong và xã Rơ với các diện tích
khoảng 50 km2 (nằm biệt lập trong trƣờng phát triển các đá xâm nhập - phun trào
trẻ).
Thành phần thạch học hệ tầng Đắk Long gồm hai phần:
Phần trên: quarzit sericit, cát kết dạng quarzit, đá phiến thạch anh-sericit,
clorit, xen đôi lớp argilit. Dày 1200m.
Phần dƣới: đá phiến thạch anh-felspat, đá phiến actinolit- epidot và một lớp
quaczit mỏng. Dày 700m.
Các thành tạo hệ tầng Đăk Long có quan hệ kiến tạo với các trầm tích phun
trào hệ tầng Măng Yang. Chúng bị đá granitoiđ các phức hệ Diên Bình, Bến Giằng Quế Sơn, Vân Canh xuyên cắt gây sừng hóa. Các trầm tích - phun trào này là phần
kéo dài của các trầm tích biến chất thấp, quarzit chứa hóa thạch Cambri (Fromaget
J.1941).
Hệ tầng Mang Yang (T2 my)
Các thành tạo nguồn núi lửa thành phần felsic trong khu vực nghiên cứu
phân bố ở phía Tây Nam tạo thành một khối có diện tích khoảng 60 km2 thuộc địa
phận xã Rơ Kơi. Các đá hệ tầng Mang Yang gồm 3 phần.
- Phần 1: cuội tảng kết tuf, cuội sạn kết tuf, cát kết tuf đa khoáng xen các lớp
mỏng ryođacit, ryolit, felsit. Dày 250 - 300m.
- Phần 2: cát kết arkos xen kẽ các tập felsit, dung nham ryolit. Dày 350 400m.
- Phần 3: felsit porphyr, ryolit porphyr, ít ryotrachyt. Dày 200 - 350m.
Chiều dày chung từ 800 đến 1050m.
Các thành tạo mô tả trên đƣợc chia ra các tƣớng phun trào, tƣớng phun nổ,
tƣớng trầm tích - phun trào tufit, tufogen. Tƣớng á núi lửa có các đai mạch
granophyr và granit granophyr.

11


12



Phun trào có thành phần thay đổi từ ryođacit tới ryolit nhƣng chủ yếu là
ryolit. Tập hợp khoáng vật đặc trƣng là thạch anh - felspat kali -plagioclas  biotit 
horblenđ.
Về thạch hóa, các đá núi lửa của hệ tầng thuộc kiểu thành hệ đồng nhất ryolit
- đacit loạt kiềm vôi cao kali (á kiềm), quá bão hòa silic (S= 75,4 - 88; Q= 12,6 65,7), thừa nhôm (Al= 0 - 84,1) và rất sáng màu (b= 1,6 - 12,3), độ kiềm tƣơng đối
cao (a= 9,1 - 16,7), nghèo vôi (c'= 0-3,6).
Về địa hóa, đá phun trào hệ tầng Mang Yang chứa các nguyên tố Sn, Y, Yb,
Ga, Cu, Pb, Zn, Co, Ni với hàm lƣợng cao hơn Clark.
Đá của hệ tầng bị biến đổi sau magma yếu và cục bộ, dọc theo các đới đứt
gãy kiến tạo, tạo nên các đới thạch anh hóa, sericit hóa, “sét” hóa chứa sulfur với
các biểu hiện khoáng hóa Au, Ag hàm lƣợng thấp.
Cuội kết cơ sở của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên các thành tạo cổ hơn tới
granitoiđ phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn.
Tuổi đá hệ tầng Mang Yang đƣợc xếp vào Trias trung.

NEOGEN
Pliocen
Hệ tầng Đại Nga (N2 dn)
Các thành tạo bazan của hệ tầng Đại Nga lộ ra ở một diện tích nhỏ phần ranh
giới giữa hai xã Đắk Hà và xã Đăk Psi. Ở đây chỉ có kiểu mặt cắt gồm các tập
bazan, không có trầm tích, gồm bazan 2 pyroxen, bazan olivin - augit - plagioclas,
bazan olivin - augit, bazan olivin. Đá dạng vi hạt hoặc ẩn tinh màu từ xám đến xám
đen và đen. Cấu tạo khối đặc sít hoặc lỗ hổng, hạnh nhân. Kiến trúc phổ biến
porphyr và nền ofit, gian phiến, đolerit hoặc hyalopilit. Các ban tinh thẳng chiếm từ
5 đến 10% gồm: olivin, augit, plagioclas. Thành phần khoáng vật nền gồm:
plagioclas, augit, olivin, titanomagnetit, aragonit, thủy tinh núi lửa.

13



Đá phổ biến 2 loại chính là loại bão hòa silic, nghèo sắt, titan nhƣng chứa
kiềm và magne ở mức trung bình, loại thứ 2 không bão hòa silic, bão hòa kiềm, giàu
sắt, titan, magne.
Về quan hệ địa tầng, quan sát thấy các thành tạo này phủ trực tiếp trên bề
mặt phong hóa bóc mòn của đá biến chất cổ, ở các bề mặt san bằng tuổi Paleogen ?
nên tạm thời liên hệ chúng với hệ tầng Đại Nga.
Chiều dày của hệ tầng khoảng 100m.
Hệ tầng Kon Tum (N2 kt)
Hệ tầng phân bố dọc theo thung lũng sông Pô Cô với diện tích khoảng 6-10
km2. Thành phần thạch học gồm: cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết, xen kẽ ít lớp
bazan, bentonit, điatomit. Trong một số lỗ khoan phát hiện ít lớp mỏng than nâu.
Các thành tạo hệ tầng Kon Tum thƣờng phủ không chỉnh hợp trên bề mặt
bào mòn của các đá trƣớc Kainozoi, bên trên chúng bị các thành tạo trẻ hơn phủ
không chỉnh hợp.
Bề dày hệ tầng thay đổi trong khoảng 25 - 61m.
ĐỆ TỨ
Pleistocen thượng
Trầm tích sông (aQ13)
Các trầm tích Pleistocen thƣợng phân bố dạng thềm bậc II chạy dọc theo
thung lũng sông Pô Cô với diện lộ không lớn ở một vài nơi nhƣ Đắk Ri, Diên Bình
huyện Đắk Tô với thành phần trầm tích từ dƣới lên nhƣ sau:
- Tập 1: cuội, sỏi, cát, đôi nơi có thấu kính (0,3 - 0,5m) cát lẫn sét. Thành
phần cuội là ryolit (chủ yếu), granit, thạch anh và tektit (ít), mài tròn kém đến trung
bình. Trong một số mẫu đãi trọng sa khoáng vật nặng có: ilmenit, monazit,
turmalin, cromit. granat, chiatholit, sphen, zircon, rutil, anatas, leucoxen, casiterit,
apatit, corinđon, vàng (3 hạt/100dm3). Bề dày 4m.
- Tập 2: cát, bột, sét, ít sạn sỏi. Dày 1m.
- Tập 3: cát, bột, sét màu nâu vàng. Dày 4m.


14


Các trầm tích này có nơi phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Kon Tum (N 2kt),
có nơi phủ trên bề mặt bào mòn của các đá trƣớc Kainozoi.
Bề dày chung 9 m.
Holocen hạ - trung
Trầm tích sông (aQ21-2)
Phân bố dạng thềm bậc I của các sông suối trong vùng, gồm: cuội, sỏi, cát,
thành phần đa dạng (thạch anh, granit, ryolit, đá biến chất...) ở dƣới, phía trên chủ
yếu là bột, sét và cát.
Bề dày thay đổi trong khoảng 5 – 7 m.
Holocen thượng
Trầm tích sông (aQ23)
Phân bố ở dạng bãi bồi hiện đại với cát, cuội, sỏi ven lòng, hoặc cao 1 – 3 m
so với mặt nƣớc. Thành phần cát, cuội, sỏi thay đổi tùy thuộc từng vùng cũng nhƣ
độ nghiêng dốc của các lòng sông suối.
Bề dày trầm tích thay đổi trong khoảng 1 – 3 m.

Magma
CÁC THÀNH TẠO XÂM NHẬP
Phức hệ Nậm Nin (gPR1 nn)
Phức hệ gồm đá granitoiđ tạo thành các khối nhỏ phân bố rải rác ở khu vực
Đăk HRing, phía tây hai xã Đăk Ui, Ngok Wang. Chúng là các đá
granođioritogneis, plagiogranitogneis có thế nằm chỉnh hợp với các thành tạo biến
chất hệ tầng Tắc Pỏ tuổi Proterozoi sớm.
Granođiorit sáng màu, cấu tạo gneis, kiến trúc tha hình đến nửa tự hình.
Thành phần khoáng vật (%) gồm: plagioclas= 50-55, horblenđ= 10-15, felspat kali=
5-10, thạch anh= 15-20, khoáng vật phụ có sphen, apatit, zircon.

Plagiogranit sáng màu hạt nhỏ đến vừa, cấu tạo gneis. Thành phần khoáng
vật (%) gồm: plagioclas= 55-60, felspat kali= 0-2, thạch anh= 20-30, horblenđ= 0-2,
biotit= 5-10, khoáng vật phụ là apatit, zircon.

15


Các thành tạo mô tả trên có tuổi Proterozoi sớm.
Phức hệ Núi Ngọc (PZ1 nng)
Phức hệ Núi Ngọc có diện lộ không lớn, khoảng từ 2 - 5 km2 bao gồm các đá
gabroamphibolit làm thành các khối nhỏ nằm rải rác ở phía Nam khu vực nghiên
cứu.
Gabroamphibolit dạng khối, sẫm màu, kiến trúc dạng tấm, hạt biến tinh.
Thành phần thạch học (%) gồm: horblenđ= 30 - 60, plagioclas= 40 - 60. Khoáng vật
phụ là sphen, apatit. Khoáng vật thứ sinh là clorit, epiđot. ở nhiều mẫu gặp tàn dƣ
pyroxen trong nền horblenđ.
Thành phần thạch học, thế nằm của gabro amphibolit mô tả trên có thể so
sánh với các đá ở khối chuẩn của phức hệ Núi Ngọc tuổi Paleozoi sớm.
Phức hệ Tu Mơ Rông (gPR1 tmr)
Phức hệ lộ thành các khối nhỏ ở khu vực xã Diên Bình, xã Đắk Hring, Đắk
Hà và Văn Lem.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm plagiogranitogneis, granit migmatit và
granit biotit, tạo thành các khối nhỏ dạng thấu kính nằm chỉnh hợp trong các đá biến
chất phức hệ Ngọc Linh. Các đá thƣờng phân bố theo đới chuyển tiếp từ từ sang
nhau và sang đá biến chất vây quanh, ranh giới không rõ ràng.
Plagiogranitogneis màu xám, kiến trúc tha hình, cấu tạo gneis. Thành phần
(%) khoáng vật gồm: plagioclas= 45 - 60, thạch anh= 27 - 34, horblenđ= 0 - 5,
biotit= 5 - 10, felspat kali= 0 - 3, khoáng vật phụ là sphen, apatit, magnetit.
Granit migmatit khá phổ biến, cấu tạo gneis dạng sọc dải uốn lƣợn.
Granit biotit sáng màu, cấu tạo gneis, kiến trúc hạt nửa tự hình cùng các vi

kiến trúc myrmekit, pertit. Thành phần (%) khoáng vật gồm: thạch anh= 30 - 32,
plagioclas= 30 - 40, felspat kali= 30 - 40, biotit= 5 - 10, khoáng vật phụ có zircon,
apatit, monazit.
Theo quan hệ với đá biến chất vây quanh, granitoiđ Tu Mơ Rông có nguồn
gốc granit hóa siêu biến chất từ các trầm tích lục nguyên của phức hệ Ngọc Linh.
Đá phức hệ Tu Mơ Rông có tuổi Proterozoi sớm.

16


Phức hệ Phù Mỹ (PR2 pm)
Đá của phức hệ Phù Mỹ lộ một khối nhỏ tại xã Đắk Hring nằm chỉnh hợp
trong các đá amphibolit, gneis, đá phiến kết tinh thuộc hệ tầng Tắc Pỏ.
Thành phần thạch học bao gồm: gabro amphibolit sẫm màu, cấu tạo khối đến
dạng gneis, kiến trúc tấm hạt biến tinh.
Thành phần khoáng vật (%) gồm: horblenđ= 60 - 80, plagioclas= 15 - 40,
thạch anh, biotit. Khoáng vật thứ sinh là epiđot, clorit. Kết quả phân tích silicat (%):
SiO2= 45,3 - 50,8; Al2O3= 13,3 - 20,24; TiO2= 0,02 - 1,87; CaO= 8,73 - 17,3;
MgO= 5,75 - 9,34; K2O= 0,5 - 2,58.
Đá phức hệ Phù Mỹ có tuổi Proterozoi giữa.
Phức hệ Tà Vi (PR3 tv)
Các đá của phức hệ Tà Vi phân bố ở Tân Cảnh, Pô Kô với diện lộ nhỏ,
khoảng 1,5 – 2 km2.
Thành phần thạch học của phức hệ Tà Vi là đá gabro amphibolit sẫm màu
hoặc xanh lục, cấu tạo gneis, amphibolit dạng khối.
Thành phần khoáng vật (%) bao gồm: amphibol (horblenđ)= 30 - 65,
plagioclas (andesin)= 40 - 65, pyroxen xiên đơn còn sót lại trong các tấm horblenđ
<10.
Khoáng vật phụ gồm sphen, apatit.
Khoáng vật thứ sinh là clorit, epiđot, calcit.

Đá phức hệ Tà Vi có tuổi Proterozoi muộn.
Phức hệ Chu Lai (gPR3 cl)
Phức hệ gồm các khối granitogneis nhỏ nằm ở góc tây nam khu vực nghiên
cứu thuộc các xã Rơ Kơi, Pô Kô, Đắk Xú, Sa Nhơn.
Thành phần thạch học của các khối là granitogneis có cấu tạo gneis rõ.
Thành phần (%) khoáng vật bao gồm: felspat kali= 36 - 30, plagioclas= 25 - 30,
thạch anh= 30 - 35, biotit= 5 - 10.

17


Hiện tƣợng migmatit hóa khá phổ biến, làm thành các dải loang lổ, đôi khi
dải uốn lƣợn và vi uốn nếp.
Đá phức hệ Chu Lai có tuổi Proterozoi muộn.
Phức hệ Hiệp Đức (PZ1 hd)
Trong phạm vi nghiên cứu, các đá siêu mafic xếp vào phức hệ Hiệp Đức lộ
ra thành những khối nhỏ ở phía tây bắc khu vực nghiên cứu.
Thành phần thạch học là đunit, periđotit, pyroxenit, các sản phẩm biến đổi từ
chúng nhƣ serpentinit, tremolit, đá phiến talc:
Đunit sẫm màu, cấu tạo phân dải tàn dƣ, kiến trúc tàn dƣ tự hình, thành phần
(%) khoáng vật gồm olivin: 90 - 93, pyroxen xiên: 5 - 7 và khoáng vật thứ sinh
serpentin, tremolitit, talc, khoáng vật quặng là crommagnetit. Khi bị biến đổi,
khoáng vật thứ sinh tăng lên rõ rệt và khoáng vật nguyên sinh giảm xuống, nhiều
khi đá bị biến đổi mạnh thành đá đơn khoáng.
Periđotit có thành phần (%) khoáng vật: olivin= 35 - 50, pyroxen= 45 - 55;
khoáng vật thứ sinh có serpentin, calcit, flogopit, talc, khoáng vật quặng là pyrit,
pyrotin, pyroxenit, thƣờng bị biến đổi thứ sinh mạnh mẽ trở thành đá phiến tremolit,
tremolitit.
Serpentinit màu vàng lục, kiến trúc sợi biến tinh với hàm lƣợng serpentin 6085%, cộng sinh với calcit, epiđot, sulfur.
Khoáng sản liên quan đến phức hệ là crommagnetit và vàng.

Các đá của phức hệ Hiệp Đức có tuổi Paleozoi sớm.
Phức hệ Diên Bình (--S db)
Phức hệ Diên Bình đƣợc Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao xác lập năm
1979.
Các đá của phức hệ phân bố rải rác ở phía nam khu vực nghiên cứu, tạo các
khối có kích thƣớc từ nhỏ đến trung bình (từ 1 đến vài chục km2): Diên Bình, Rơ
Kơi, Đăk Xú, Đắk Hring, Sa Nhơn, Pô Kô...
Thành phần thạch học bao gồm chủ yếu là điorit, granođiorit, granit. Tất cả
các đá đều có cấu tạo gneis.

18


Phức hệ gồm 3 pha xâm nhập và một pha đá mạch:
- Pha 1: Điorit, điorit thạch anh, lộ ra ở khu vực xã Sa Nhơn, Hà Mòn, Rơ
Kơi và một ít ở xã Pô Kô.
- Pha 2: Granođiorit. Gặp ở nhiều nơi nhƣ ở Đắk Dục, Đắk Xú, Sa Nhơn, Pô
Kô, Đắk Psi, Đắk Ui…
- Pha 3: Granit-biotit có diện lộ rất hạn chế, chủ yếu ở phía Tây Nam khu
vực nghiên cứu thuộc địa phận xã Đắk Xú.
Pha đá mạch gồm chủ yếu là granit aplit, pegmatit lộ chủ yếu ở phía Tây
Nam khu vực nghiên cứu thuộc xã Đắk Xú, Rơ Kơi và một ít ở phía Đông Nam
thuộc xã Đắk Hring.
Các khoáng vật phụ đặc trƣng cho đá phức hệ Diên Bình gồm (g/T): sphen=
160, apatit= 0,8 - 3, zircon = 0,4 - 2 và các khoáng vật thƣờng gặp là pyrit,
magnetit.
Đặc điểm thạch hóa: các đá của phức hệ thuộc loạt kiềm vôi, dãy thạch hóa
bình thƣờng (độ kiềm bình thƣờng, kiểu kiềm natri-kali). Theo phân loại của
Chappell và White (1974), các đá thuộc kiểu I- granit, hoặc theo Ishihara S. (1977),
thuộc loạt magnetit-granit.

Các nguyên tố Cu, Pb, Zn, Au, Ag của phức hệ có hàm lƣợng cao.
Khoáng sản liên quan với phức hệ là vàng, bạc, đa kim, sắt nhiệt dịch, cũng
cần chú ý đến các biểu hiện của Sn, Mo.
Tuổi của phức hệ đƣợc xác định là Silur dựa vào các giá trị tuổi đồng vị
phóng xạ: 398, 384  17, 418  12 triệu năm của các mẫu đơn khoáng theo biotit do
Huỳnh Trung, Faure, Nguyễn Xuân Bao và Trần Văn Trị thu thập tại Diên Bình và
Đăk Tô.
Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, pha 3 (gPZ3 bg-qs3)
Các thành tạo xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn lộ ra một khối ở phần
đông bắc khu vực nghiên cứu thuộc huyện Tu Mơ Rông với diện tích khoảng 60
km2.

19


×