Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tổng hợp và nghiên cứu một số tính chất vật lý của vật liệu nano tio2 pha tạp kim loại chuyển tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

NGUYỄN THỊ MINH HẢI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
TẠI KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ - HÀ TĨNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

NGUYỄN THỊ MINH HẢI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
TẠI KHU VỰC MỎ SẮT THẠCH KHÊ - HÀ TĨNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Mã số

: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải
TS. Lê Ngọc Ninh

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải và TS. Lê Ngọc Ninh. Người đã tận tình hướng
dẫn tôi, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt thời gian
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc vì sự quan tâm và những
ý kiến đóng góp quí báu cho đề tài luận văn.
Xin cảm ơn các lãnh đạo, cô chú, anh chị trong Cục Thẩm định và Đánh giá
tác động môi trường, Tổng cục Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
xuốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình ủng hộ,
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Học viên: Nguyễn Thị Minh Hải

i


Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN................................................................................... 3
1.1.Tài nguyên........................................................................................................... 3

1.1.1. Tài nguyên ........................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại tài nguyên ......................................................................................... 3
1.1.3. Tính chất tài nguyên ......................................................................................... 4
1.1.4. Các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta ....................................................... 5
1.2. Vấn đề khai thác tài nguyên và môi trƣờng ................................................... 6
1.2.1. Khai thác tài nguyên khoáng sản ..................................................................... 7
1.2.2. Tình hình khai thác quặng sắt trên thế giới .................................................... 13
1.2.3. Tình hình khai thác các mỏ sắt ở Việt Nam ................................................... 14
1.2.4. Quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản ............................................ 16
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và KT-XH khu vực Thạch Khê ............... 21
1.3.1. Vị trí địa lý, địa chất địa hình......................................................................... 21
1.3.2. Điều kiện về khí tượng ................................................................................... 25
1.3.3. Điệu kiện thủy văn ......................................................................................... 25
1.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 26
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 27
CHƢƠNG 3 - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................... 32
3.1. Thực trạng khai thác tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh ................. 32
3.2. Thực trạng chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ sắt Thạch Khê ................ 37
3.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ................................................ 37
3.2.2. Thực trạng chất lượng môi trường nước ........................................................ 40
ii


3.2.3. Thực trạng chất lượng môi trường đất ........................................................... 50
3.2.4. Tác động đến Hệ sinh thái và cảnh quan môi trường .................................... 53
3.2.5. Các vấn đề xung đột tự nhiên ......................................................................... 54
3.3. Một số vấn đề môi trƣờng chính và giải pháp
đã và đang thực hiện .............................................................................................. 56
3.3.1. Xác định các vấn đề môi trường chính .......................................................... 56
3.3.2. Công tác BVMT Dự án đã thực hiện ............................................................. 64

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng .................................................... 66
3.4.1. Đối với cấp quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền
trung ương và địa phương ........................................................................................ 66
3.4.2. Các giải pháp về quản lý môi trường đối với Chủ dự án ............................... 68
3.4.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật ............................................................................. 71
Kết luận và Kiến nghị ............................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 77

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Trữ lượng quặng sắt ở một số nước thế giới

13


2

Bảng 1.2

Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng sắt ở VN

15

3

Bảng 1.3

Thành phần hóa học của quặng sắt mỏ Thạch 23
Khê

4

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu cơ bản về biên giới và trữ lượng 32
khai trường

5

Bảng 3.2

Kết quả phân tích chất lượng không khí và tiếng 38
ồn 2015

6


Bảng 3.3

Kết quả phân tích chất lượng nước thải

41

7

Bảng 3.4

Kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu nước mặt

45

8

Bảng 3.5

Kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu nước 46
ngầm

9

Bảng 3.6

Kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu nước biển

10


Bảng 3.7

Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi 51
trường đất khu vực dự án

11

Bảng 3.8

Ma trận môi trường của dự án giai đoạn xây 57
dựng, hoạt động

12

Bảng 3.9

Khối lượng đất đá bóc đối với từng loại

60

13

Bảng 3.10

Lượng nước chảy vào khai trường

62

14


Bảng 3.11

Sự phân bố nước ngầm ở các tầng đất đá

63

iv

47


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Sơ đồ Mối quan hệ giữa con người, tài nguyên 6
thiên nhiên và môi trường

2


Hình 1.2

Vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án

22

3

Hình 3.1

Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải

34

4

Hình 3.2

Sơ đồ quy trình các hoạt động của dự án

35

5

Hình 3.3

Sơ đồ tổng mặt bằng dự án mỏ sắt thạch khê

37


6

Hình 3.4

Diễn biến độ ồn tại các vị trí quan trắc

39

7

Hình 3.5

Diễn biến hàm lượng bụi tại các vị trí quan trắc

39

8

Hình 3.6

Biều đồ So sánh hàm lượng bụi TSP, SO2 40
và NO2 với QCVN05:2013/BTNMT

9

Hình 3.7

Biểu đồ diễn biến hàm lượng các chất hữu cơ

10


Hình 3.8

Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS tại các vị trí 43
quan trắc

11

Hình 3.9

Biểu đồ diễn biến hàm lượng (Fe, Mn) tại các vị 44
trí quan trắc

12

Hình 3.10

Đề xuất Sơ đồ quản lý môi trường của Dự án

v

43

70


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT


Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GPMB-TĐC Giải phóng mặt bằng tái định cư
GTGH

Giá trị giới hạn

HTKT

Hệ thống khai thác

QPPL

Quy phạm pháp luật

QCVN

Qui chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TKV

Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam

vi


MỞ ĐẦU
Quặng sắt Thạch Khê là một nguồn tài nguyên dồi dào, có thể đáp ứng nhu
cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp gang thép của Đất nước ở hiện tại và
tương lai. Tuy nhiên, Thạch Khê lại là một khu vực có điều kiện địa chất và tự nhiên
cực kỳ phức tạp do thân khoáng sàng nằm sát biển, quặng phân bố sâu dưới mực
nước biển, có lớp đất phủ mềm yếu, bở rời và nước ngầm khá phức tạp…do vậy, để
khai thác được thân quặng này sẽ tiềm ẩn nhiều sự cố không những về mặt công
nghệ mà còn rủi ro về môi trường khi tiến hành khai thác.
Mỏ quặng sắt Thạch Khê được phát hiện từ những năm 1961 - 1962 khi tiến
hành lập bản đồ toàn miền Bắc. Từ năm 1976 - 1985 các chuyên gia đã tiến hành
thăm dò chi tiết địa chất mỏ khu vực này. Kết quả thăm dò đã được Hội đồng xét
duyệt trữ lượng khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐHĐ
ngày 12/4/1985 với tổng trữ lượng là 544.080.100 tấn tính đến độ sâu -750 m.
Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về khả năng khai thác và sử dụng
quặng sắt Thạch Khê nhưng tất cả các nghiên cứu trên đều cho rằng “Mỏ quặng
sắt Thạch Khê là mỏ quặng sắt có trữ lượng lớn nhất Việt nam, quặng có hàm
lượng sắt cao (Fe ~ 60 %); hàm lượng kẽm cao (Zn ~ 0,07 %) so với quặng sắt
của một số nước trên thế giới” [10].

Dự án Đầu tư khai thác, tuyển và xử lý quặng sắt mỏ Thạch Khê (sau đây gọi
tắt là Dự án) là một dự án khai thác quặng sắt trọng điểm của Việt Nam, đã được Bộ
Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự
án vào năm 2008. Dự án đi vào hoạt động có nhiều tác động tích cực không những
cho khu vực mỏ và vùng phụ cận thuộc tỉnh Hà Tĩnh mà còn cho cả nền kinh tế Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên
cạnh các tác động tích cực, hoạt động của Dự án cũng đã gây ra những tác động tiêu
cực đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực mỏ và vùng phụ
cận. Sau khi Dự án đi vào hoạt động vài năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố
về kinh tế và vốn đầu tư nên Dự án đã tạm dừng hoạt động một thời gian, đến năm
2013 Dự án được điều chỉnh lại thiết kế, thu nhỏ quy mô dự án, và thay đổi phương

1


án đổ thải lấn ra biển nhiều hơn so với phương án cũ nhằm hạn chế cát bay và giảm
thiểu khả năng sự cố tràn nước biển vào moong trong quá trình khai thác [5].
So với các loại dự án khai thác mỏ, Dự án nêu trên là dự án sử dụng nhiều
quỹ đất, điều kiện khai thác rất phức tạp, nhạy cảm về dư luận xã hội, đặc biệt có
nguy cơ tiềm ẩn lớn về môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu xác định những vấn đề
môi trường chính và đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp là vấn đề đang đặt ra
cho các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Từ những lý do trên, đề tài
luận văn với tiêu đề “Một số vấn đề môi trường tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê - Hà
Tĩnh và đề xuất các giải pháp quản lý” là một đề tài mang tính cấp thiết, có tính thời
sự và được thực hiện với mục tiêu và nội dung chính dưới đây:
Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ sắt Thạch
Khê, Hà Tĩnh trong giai đoạn gần đây.
- Xác định được một số vấn đề môi trường do hoạt động khai thác và chế
biện quặng tại mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường phù hợp.
Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về thực trạng khai thác.
- Nghiên cứu về thực trạng môi trường của khu vực dự án mỏ sắt Thạch Khê.
- Nghiên cứu về một số vấn đề môi trường phát sinh trong khai thác sắt tại
mỏ sắt Thạch Khê.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và một số giải pháp kỹ thuật phục
vụ công tác bảo vệ môi trường khu vực mỏ Thạch Khê.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên
1.1.1. Tài nguyên:
Tài nguyên là thành phần cơ bản tạo nên môi trường của con người. Không
có tài nguyên thì không có môi trường. Theo nghĩa rộng thì tài nguyên bao gồm tất
cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian
vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát
triển của mình [13].
Tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên nhiên (gắn liền với các nhân tố thiên
nhiên) và tài nguyên con người (gắn liền với các nhân tố con người và xã hội).
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) bao gồm các thuộc tính: Thuộc tính thứ
nhất: TNTN phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái Đất và trên một vùng
lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng
vùng lãnh thổ, từng quốc gia. Thuộc tính thứ hai: Đại bộ phận các nguồn TNTN có
giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và
lịch sử
1.1.2. Phân loại tài nguyên:
* Có nhiều cách phân loại tài nguyên:

- Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không
tái tạo.
- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu
cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
- Phân loại theo quan điểm hệ thống: tài nguyên cấu trúc, tài nguyên vận
hành, tài nguyên năng suất.
* Trong các loại tài nguyên nói trên có loại tài nguyên tái tạo được và có loại
tài nguyên không thể tái tạo được [9].

3


- Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ
sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách hợp lý. Năng lượng mặt trời,
năng lượng nước, gió, tài nguyên sinh học là những tài nguyên tái tạo được. Tuy
nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái
tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn
hoá, bạc màu, xói mòn v.v... Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng
tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ
chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
- Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc
hoàn toàn biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng.
Các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền bị mai một không
giữ lại được cho đời sau,… là những tài nguyên không tái tạo được.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của
nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài
nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương
pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác.

1.1.3. Tính chất tài nguyên
- Số lượng giới hạn: Đặc tính riêng biệt của những nguồn tài nguyên không
có khả năng tái sinh là có một tổng trữ lượng cố định do thiên nhiên tạo ra, do vậy
hiện tại càng sử dụng nhiều thì trong tương lai tính khan hiếm lại càng cao, khái
niệm về sản lượng bền vững sẽ không phù hợp đối với nguồn tài nguyên này, thay
vào đó điều chúng ta cần quan tâm trong quản lý nguồn tài nguyên không tái sinh là
tốc độ cạn kiệt dần và số lượng nên khai thác là bao nhiêu cho nền kinh tế.
- Giá trị hàng hóa: Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát
triển (cơ sở để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp...) Tài nguyên thiên
nhiên có giá trị hàng hóa và là nguồn lực để phát triển kinh tế [8].
Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên có tính khan hiếm vì quá trình hình
thành khoáng sản trải qua hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu năm. Trong khí đó,
nhịp độ sử dụng khoáng sản tăng lên hàng ngày, hàng giờ (trong vòng 20 năm trở
lại, bôxít tăng 9 lần, khí đốt tăng 5 lần, dầu mỏ tăng 4 lần, than đá tăng 2 lần, quặng
4


sắt, mangan, phosphat, muối kali đều tăng từ 2-3 lần). Điều này cho thấy viễn cảnh
về sự khan hiếm tài nguyên khoáng sản và có ý nghĩa quan trọng để xác định chính
xác khả năng phục vụ cho nền kinh tế của từng loại quặng.
1.1.4. Các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở nước ta
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất
trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các
nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh
mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo
nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người, bên cạnh đó việc khai thác
tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các

hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 .v.v..).
Việt Nam có nguồn khoáng sản rất đa dạng, bao gồm hàng trăm loại khoáng
sản như dầu khí, than, các loại quặng kim loại và phi kim. Khoảng hơn 5.000 các
loại điểm quặng và khoáng sàng đã được tìm thấy, các loại khoáng sản có quy mô
lớn [7]:
- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở
Quảng Ninh, Thái Nguyên.
- Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi miên ở đồng bằng ven biển
và thềm lục địa. Trữ lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu
tấn, Ðồng Bằng Sông Cửu Long 300 triệu tấn, Vịnh Thái Lan 300 triệu tấn.
- Boxit: trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao, chất lượng tốt, tập trung
nhiều ở Nam Việt Nam.
- Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít, trữ
lượng 129.000 tấn.
- Sắt: phân bố ở Bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Tĩnh, ven Sông
Hồng. Trữ lượng khoảng gần 1,2 tỉ tấn.
- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn.
5


- Ðồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, khai thác còn ít.
- Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao.
- Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy mô
nhỏ ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên ..., trữ lượng khoảng 100 tấn.
- Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Ðông Nam
Bộ và Tây Nguyên.
- Ðá vôi: ở Bắc và Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà Tiên, trữ lượng
18 tỉ tấn).
- Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trữ
lượng là 2,6 tỉ tấn.

Tài nguyên khoáng sản Việt Nam được đánh giá là to lớn, đủ cơ sở cho công
nghiệp hóa, trong đó khoáng sản Sắt đóng chiếm vị trí quan trọng.
1.2.

Vấn đề khai thác tài nguyên và môi trƣờng

Con người khai thác tài nguyên để sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu của
cuộc sống. Dân số ngày càng tăng, tri thức, kỹ năng và phương tiện ngày càng hiện
đại, việc sử dụng TNTN ngày càng mạnh mẽ ở quy mô rộng lớn, tất yếu sẽ dẫn đến
sự gia tăng suy thoái tài nguyên và môi trường (xem Hình 1.1)

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa con người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
6


1.2.1. Khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta
Tuy không phải là tác nhân chủ yếu trong việc làm suy giảm môi trường sinh
thái, nhưng những hoạt động của khai thác tài nguyên khoáng sản cũng có ảnh
hưởng trực tiếp và đáng kể đến sự thu hẹp diện tích đất đai canh tác và thảm thực
vật, làm biến động các dòng chảy đầu nguồn cũng như chất lượng của nguồn nước
ngầm và nước mặt, gây ồn và bụi, gây chấn động nền móng công trình, phá vỡ cảnh
quan thiên nhiên, tác động xấu vào tính đa dạng sinh học của môi trường tự
nhiên,…. Quá trình khai thác khoáng sản phục vụ cho lợi ích của mình, con người
làm thay đổi môi trường xung quanh. Hoạt động của các mỏ khoáng sản khai thác
than, quặng, phi quặng và vật liệu xây dựng đã phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái
tự nhiên đã hình thành từ hàng tỷ năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi
trường và ngày càng trở nên vấn đề cấp bách, mang tính chất xã hội và chính trị của
cộng đồng [7].
* Khai thác than:
Vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ than lộ thiên về góc độ bảo vệ môi

trường là đất đá thải [14].
Tác động chủ yếu của đất đá thải là gây ra sạt lở đất và bồi lấp hạ nguồn. Về
mùa mưa các bãi thải cao bị xói mòn mạnh do động năng của nước chảy tràn trên
các sườn dốc bãi thải, tạo thành các khe rãnh hoặc hố sâu rộng từ 2-5 m, đất đá và
bùn thải bị cuốn trôi theo nước mưa và di chuyển xuống phía hạ lưu gây bồi lấp các
dòng chảy, sông suối, đất đai canh tác. Đất đá thải cũng là nguyên nhân chủ yếu gây
ra hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí. Ngoài ra, đất đá thải còn
có tác động làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cảnh quan khu vực.
* Khai thác đá, cát, vật liệu xây dựng:
Đặc điểm ô nhiễm lớn nhất khi khai thác các khoáng sàng đá vật liệu xây
dựng là làm thay đổi cảnh quan khu vực (đặc biệt là ở những vùng miền nhạy cảm
với dịch vụ du lịch) và sự phát tán nghiêm trọng bụi tạo ra trong quá trình khoan nổ mìn, xúc bóc và vận tải vào môi trường không khí.
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông gây ảnh hưởng đến môi trường như:
làm đục dòng nước, gây tiếng ồn, cản trở mất an toàn đối với giao thông đường
7


thuỷ, đặc biệt nếu khai thác gần bờ hoặc quá độ sâu vượt giới hạn cho phép sẽ làm
thay đổi địa hình đáy sông, mất cân bằng trắc diện lòng sông, gây biến đổi dòng
chảy và gây sạt lở bờ sông, nhất là bờ sông ở khu vực miền nam đều được cấu tạo
bởi trầm tích bở rời: bột - sét - cát (đất yếu) dễ bị sạt lở.
Các mỏ vật liệu xây dựng thuộc các đá magma mafic-siêu mafic thường gây
nên bụi có chứa các khoáng vật asbet, talk, olivin,... gây nên các căn bênh nặng cho
đường hô hấp.
Quá trình khoan - nổ mìn làm tơi đất đá có chứa các khoáng vật sulphur của
Hg và As sẽ tạo điều kiện hòa tan, thẩm thấu và phát tán các nguyên tố đó vào môi
trường nước tự nhiên. Các nghiên cứu đã cho thấy trong điều kiện oxy hóa, hàm
lượng Hg trong nước tiếp xúc trực tiếp với khoáng vật kinovar có thể đạt tới 10
mg/l và lớn hơn (hàm lượng cho phép 0,5 mg/l).
* Khai thác titan, sắt, các khoáng sản kim loại:

Các mỏ khoáng sản là nguồn cung cấp lượng lớn các nguyên tố và khoáng
vật độc hại vào môi trường tự nhiên. Trong đó, tùy theo loại hình khoáng sản
khác nhau mà ảnh hưởng của các nhóm nguyên tố và nhóm khoáng vật độc hại
khác nhau.
Quặng titan sa khoáng ven biển: được khai thác ở nhiều khu vực dọc theo bờ
biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, Bình Định, Phú Yên,.... Các khai trường quặng inmenit Cẩm Long, Kỳ Khang,
Kỳ Anh - Hà Tĩnh đều được phục hồi môi trường song song với quá trình khai thác
với phương thức khai thác “cuốn chiếu”; khoảng trống đã khai thác được lấp đầy
bằng bùn thải sau tuyển, sau đó được san bằng và trồng cây.
Nhìn chung, tác động của khai thác titan ven biển tới môi trường không lớn,
dễ cải tạo và phục hồi sau khai thác, tuy nhiên cần quan tâm đến việc lưu giữ và sử
lý monazit thu hồi được trong quá trình chế biến titan, vì trong đó có chứa một hàm
lượng phóng xạ, có thể gây nguy hiểm cho môi trường.
Các mỏ thuộc nhóm siderophil: ở khía cạnh địa hóa môi trường, các mỏ sắt ít
độc hại hơn vì chúng chứa ít sulphur và các nguyên tố độc hại, nhưng về quy mô thì
khá lớn. Tương tự, các mỏ mangan cũng chứa ít các tạp chất độc hại. Oxit mangan
8


và oxit sắt là những khoáng vật chính đi kèm với quặng thâm nhập vào môi trường
với lượng lớn và làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Bụi có chứa các oxit mangan
và oxit sắt là nguyên nhân gây các bệnh về phổi và làm tăng khả năng mắc bệnh
ung thư khi tiếp xúc lâu với chúng. Sự thâm nhập thường xuyên vào phổi các hạt
bụi thạch anh gây nên bệnh nghề nghiệp đặc trưng - bệnh nhiễm bụi silic (silicoz).
Trên các mỏ khai thác quặng crôm thường chứa nhiều kim loại độc hại đi
kèm và có cả crizotilasbet. Trong các loại mỏ thuộc nhóm này thì nguy hiểm nhất là
mỏ đồng - nickel, vì xung quanh mỏ thường hình thành vùng sinh địa hóa của Ni,
Co, Cu, Se với bán kính đến hàng chục km. Các mỏ cobal như cobal arsenit, arsenit
nickel – cobal là các chất lưu giữ các nguyên tố độc hại và có thể là nguồn gây bẩn

phức hợp đối với môi trường tự nhiên.
Các mỏ thuộc nhóm chalcophil: trên thực tế, tất cả các mỏ thuộc nhóm này
đều nguy hiểm đối với môi trường. Các mỏ đồng đi kèm trong chúng là các nguyên
tố độc hại như Mo, Se, S, Cd. Zn, Pb, As, Bi, Mo, Hg. Các mỏ đồng conchedan còn
nguy hiểm hơn do sự có mặt của pyrit - nguồn cung cấp lượng axit sulphuric với
cường độ lớn, ngoài ra, chúng còn chứa một lượng kim loại đáng kể trong đất đá
vách trụ vỉa tham gia vào chất thải.
Các mỏ đa kim cũng khá độc hại bởi sự có mặt của các nguyên tố như Cu,
Se, Tl, Cd, Hg. Khai thác các mỏ đa kim sẽ tạo nên trường dị thường của các
nguyên tố độc hại với hàm lượng tới vài trăm gam trong một tấn. Trong quá trình
tuyển luyện các quặng đa kim, thủy ngân chỉ được thu hồi từ tinh quặng kẽm
(không quá 20% so với hàm lượng tổng) và lượng còn lại thâm nhập vào môi
trường. Các mỏ chứa thủy ngân cực kỳ nguy hiểm vì trong chúng không chỉ có Hg
mà còn có S, As, Se, F, Ba và đôi khi có cả Pn, Cu.
Đối với các mỏ sulphur, khi các khoáng vật sulphur bị oxy hóa sẽ tạo nên ion
sulphat, các ion này sẽ liên kết với Ca và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân rã từng
phần khoáng vật fluorit. Điều này đẫn đến sự thành tạo F linh động và thường có
hàm lượng cao trong nước (ví dụ như ở Phú Yên, Bình Định, nơi có F, As cao trong
môi trường nước gây nhũn răng).
9


Các mỏ thuộc nhóm lithophil: khai thác các mỏ wolfram thì độ nguy hại chủ
yếu là các khoáng vật sulphur đi kèm (trong đó có cả pyrit và arsenopyrit) có chứa
các nguyên tố độc hại (như Mo, Bi, Ni, Co, Cd). Phần lớn các chất này theo quặng
đuôi phát tán vào môi trường trong quá trình gia công chế biến.
* Các tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường
- Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực
- Đặc điểm của khai thác khoáng sản là phải chiếm dụng một diện tích đất
đai khá lớn mở khai trường, làm bãi thải và xây dựng các công trình phụ trợ phục

vụ cho khai thác mỏ. Việc mở khai trường và đổ đất đá thải của khái thác lộ thiên
đã trực tiếp và gián tiếp làm biến dạng một cách đáng kể địa mạo và cảnh quan khu
vực. Đi đôi với hiện tượng làm thay đổi địa mạo là hiện tượng làm biến dạng cảnh
quan khu vực, đặc biệt là đối với những khu vực có tiềm năng du lịch như Quảng
Ninh, Tây Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu,....
- Chiếm dụng nhiều diện tích đất trồng trọt và cây xanh. Diện tích đất canh
tác và thảm thực vật mà các mỏ lộ thiên chiếm dụng để mở khai trường và đổ đất đá
thải là khá lớn. Việc chiếm dụng đất trồng trọt chủ yếu là do các mỏ than bùn, một
số mỏ than nâu, các mỏ bauxit và một số khác là do các mỏ quặng sa khoáng. Phần
lớn các mỏ còn lại đều nằm trên miền núi là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích
thảm thực vật, làm suy giảm đa dạng sinh học, gây mưa lũ thất thường và thay đổi
thời tiết khí hậu khu vực.
- Làm nhiễm bẩn nước và đất đai quanh mỏ. Nước mỏ thấm ra xung quanh
làm bẩn đất đai và ngước ngầm. Phần lớn nước bị nhiễm bẩn là do các hợp chất
clorua và các ion SO42- tự do.
- Đặc biệt là sự hình thành các dòng thải axít có ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường:
+ Làm gia tặng sự hoà tan các chất độc hại (nhất là kim loại nặng) trong đất
và nước.
+ Huỷ hoại môi trường của động thực vật trên cạn và dưới nước.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (phát sinh bệnh và ngộ độc).
+ Gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và nước mặt.
10


- Làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế, hiện nay đã có
một số loại khoáng sản đang cạn kiệt dần như đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạch
kim,... mà các nhà khoa học thế giới dự báo rằng chúng chỉ đủ dùng cho từ 30-70
năm tới của thế kỷ này.
- Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, nước mặt của khu vực, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư bản địa.
- Xả bụi và khí độc vào không khí chủ yếu do bụi và các khí độc hại thải ra
từ nổ mìn và từ hoạt động của các thiết bị mỏ.
* Những tác động của khai thác khoáng sản đến sức khỏe con người
- Các bênh gây ra do ồn: thái hoá thính giác, gây chứng nặng tai, ù tai hay
bệnh điếc khi con người tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao từ 85dBA trở lên
nhiều lần; Ngoài ra tiếng ồn còn làm ảnh hưởng tới thị lực nữa.
- Các bệnh gây ra do bụi: Các bệnh phổ biến do bụi mỏ là: phổi nhiễm bụi
(silico, antraco, …) do hít thở phải bụi mỏ (bụi đá, bụi than, bụi khoáng, bụi
amiăng, bụi kim loại,…) trong một khoảng thời gian tương đối dài, dẫn đến phổi bị
xơ, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh đường hô hấp là do các bụi đá và bụi khoáng
sản có góc cạnh sắc nhọn làm rách viêm mạc, gay viêm mũi, tiết nhiều niêm dịch,
hít thở khó, dẫn đến viêm teo mũi, giảm chức năng lọc và giữ bụi của mũi, gây ra
bệnh phổi nhiễm bụi.
- Các bệnh gây ra do hít thở phải các khí mỏ độc hại: Khí mỏ phát sinh do
các hoạt động của nổ mìn, của thiết bị mỏ và vận tải chạy bằng dầu (CO, CO2, NO,
NO2, SOx…), do sự phát thải khí từ các vỉa quặng, do quá trình phân huỷ các hợp
chất có hoạt tính cao chứa trong đất đá (CH4, H2S, SO2,..). Các chất khí độc hại đi
vào cơ thể qua đường hô hấp, xâm nhập qua phế quản và các tế bào rồi đi vào máu,
đây là con đường thâm nhập nguy hiểm nhất
Khi làm việc lâu trong môi trường có nhiều khí độc hại thì có thể mắc các
chứng bệnh sau:
+ Bỏng niêm mạc: bỏng rộp, sưng đỏ niêm mạc và đau đớn.
+ Giảm thị lực hoặc có thể dẫn đến mù.

11


+ Phù phổi cấp tính: khi hít thở nhiều các chất kích thích phế bào như NOx,
SO2, Cl, hơi fluco,... do các chất này hoà tan trong niêm dịch và tạo ra các axit gây

phù phổi cấp.
+ Gây ngạt thở: bao gồm gây ngạt thở đơn thuần (khi hít CO2, CH4) và ngạt
hoá học (khi hít CO) vì CO tác dụng với các chất khác làm mất khả năng vận
chuyển oxy của hồng cầu, dẫn đến hệ hô hấp bị rối loạn.
+Tê liệt hệ thần kinh: một số hợp chất của hydro cacbua, H2S, CS2,... có tác
động làm tê liệt thần kinh trung ương, gây ngất, gây tê khi hít thở chúng nhiều.
Các bệnh gây ra do nước thải từ mỏ: các bệnh ngoài da như ghẻ, lở và ngứa,
nấm ngoài da, viêm loét chân, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, một số
bênh về mắt như đau mắt hột, viêm giác mạc.
* Như vậy ta có thể thấy việc khai thác tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng lớn
đến môi trường, mức độ và quy mô tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó:
- Cùng một loại khoáng sản nhưng công nghệ khai thác khác nhau gây ra các
tác động khác nhau. Để ngành khoáng sản tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng về nguyên, nhiên, vật liệu khoáng sản cho nền kinh tế quốc dân, bên
cạnh việc đổi mới công nghệ - thiết bị, tăng cường đầu tư chiều sâu (cả về phương
tiện, trang thiết bị lẫn con người) nhằm từng bước hạ thấp giá thành, tăng năng suất
lao động, mở rộng và duy trì sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm,... thì việc áp
dụng những giải pháp khoa học công nghệ nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
các tác động tiêu cực của khai thác khoáng sản đối với môi trường đang trở thành
vấn đề ưu tiên hàng đầu.
* Khai thác các loại tài nguyên khác nhau sẽ gây ra các tác động lên môi
trường khác nhau: Các hoạt động khai thác khoáng đều gây ra những tác động xấu
tới môi trường. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng về những tác động đối với môi
trường gây ra trong quá trình khai thác đối với từng loại khoáng sản, từng vùng mỏ
là không như nhau, tuỳ theo những đặc điểm về thành phần cấu tạo, về điều kiện tự
nhiên cũng như vị trí địa lý của chúng.

12



1.2.2. Tình hình khai thác quặng sắt trên thế giới:
Các nhà địa chất thế giới đánh giá nguồn tài nguyên quặng sắt trên trái đất
hiện có hơn 800 tỷ tấn, tương ứng với hơn 230 tỷ tấn Fe kim loại. Trong đó, trữ
lượng địa
chất khoảng 380 tỷ tấn và trữ lượng có khả năng khai thác 168 tỷ tấn [17].
Về sản lượng khai thác quặng sắt, Nga là một trong các nước đứng đầu thế giới
(454,6 triệu tấn/năm) với 100% là khai thác lộ thiên, trong đó có các mỏ lớn: Mỏ
Lebidinxki sản lượng 43,65 triệu tấn/năm; Mỏ Mikhainopxki sản lượng 38,1 triệu
tấn/năm. Sau Nga là các nước Braxin, Canada, Trung Quốc, Ôxtraylia, Mỹ, Ấn Độ.
Các mỏ quặng sắt lộ thiên lớn trên thế giới là Miltak 60 triệu tấn/năm,
Triemining 30 triệu tấn/năm, Piter Michail 28,8 triệu tấn/năm, Karchie 45 triệu
tấn/năm, Maunt Rait 45 triệu tấn/năm, Kauer 46 triệu tấn/năm [17]...
Những năm gần đây nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc tăng mạnh, từ năm
2010 đến 2014 chiến gần 60 % quặng sắt thế giới, trong đó hơn 50% được nhập
khẩu vào Braxin và Ôxtraylia. Năm 2010 xuất khẩu quặng sắt của Ôxtraylia đạt 414
triệu tấn và năm 2012 đạt 459 triệu tấn (tăng 10,86%), hiện có tới 11 công ty đang
đóng góp chính vào sản lượng quặng xuất khẩu
Bảng 1.1: Trữ lượng quặng sắt ở một số nước thế giới
Trữ lượng có khả năng khai
thác (triệu tấn)
TT

Quốc gia
Tỷ lệ
Fe (%)

Kim loại

23000


69,6

16000

61000

69,6

41000

25000

56,0

14000

56000

56,0

31000

Quặng
1
2

Trữ lượng địa chất
(triệu tấn)

Braxin

Liên Bang
Nga

Quặng

Tỷ lệ
Fe (%)

Kim
loại

3

Ukraina

30000

30,0

9000

68000

30,0

20000

4

Ôtraylia


23000

59,3

8900

50000

59,3

25000

5

Trung Quốc

21000

33,3

7000

46000

33,3

15000

6


Ấn Độ

6600

63,6

4200

9800

63,6

6200

13


7

Kazakhstan

8300

39,8

3300

19000


39,8

7400

8

Venezuela

4000

60,0

2400

6000

60,0

3600

9

Thụy Điển

3500

62,9

2200


7800

62,9

5000

10

Mỹ

6900

30,4

2100

15000

30,4

4600

11

Canada

1700

64,7


1100

3900

64,7

2500

12

Iran

1800

55,6

1000

2500

55,6

1500

13

Nam Phi

1000


65,0

650

2300

65,0

1500

14

Mauritania

700

57,1

400

1500

57,1

1000

15

Mehico


700

57,1

400

1500

57,1

900

*

Các nước khác

11000

56,4

6200

30000

56,4

17000

+


Toàn thế giới

168000

79000

380000

180000

Nguồn: Hội Khoa học công nghệ Mỏ
1.2.3. Tình hình khai thác các mỏ sắt Việt Nam
Theo kết quả thăm dò và dự báo tổng trữ lượng và tài nguyên quặng sắt VN
gần 1,2 tỷ tấn. Cho đến nay trên lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được hơn 300 mỏ
và điểm quặng sắt, chủ yếu tập trung ở phía bắc như: Yên Bái, Cao Bằng, Thái
Nguyên, Hà Giang, Hà Tĩnh. So sánh với bảng phân loại trữ lượng hiện đang được
sử dụng ở một số nước đang phát triển và phát triển trong khu vực, Việt Nam có 2
mỏ thuộc loại trữ lượng trung bình là Thạch Khê và Quý Xa [21].
Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ có trữ lượng lớn nhất đã được thăm dò. Trữ lượng
của mỏ Thạch Khê là 544 triệu tấn. Mỏ có thể được khai thác lộ thiên với chiều sâu
đến –120m so với mặt nước biển. Mỏ sắt lớn thứ hai ở Việt Nam là mỏ sắt Quý Xa
với trữ lượng 121 triệu tấn. Mỏ nằm ở bờ phải Sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai. Phân
tích hoá học cho kết quả Fe: 54 - 55%; Mn: 3%; còn lại hầu hết các mỏ có trữ lượng
dưới 20 triệu tấn
Hiện tại các mỏ sắt quặng ở Việt Nam chủ yếu khai thác quặng eluvi-deluvi,
một số mỏ bước đầu khai thác quặng gốc, một số mỏ đang tiến hành đầu tư xây
dựng cơ bản. Theo chủ trương của Chính phủ từ năm 2006 trở đi các loại khoáng
14



sản trên địa bàn cả nước không được phép xuất khẩu quặng thô; hoạt động khoáng
sản phải đi kèm chế biến sâu; tuy nhiên, các doanh nghiệp do thiếu vốn hoặc quy
mô sản xuất nhỏ chưa đủ điều kiện để xây dựng nhà máy chế biến, luyện gang thép,
nên sản lượng các mỏ sắt giảm so với những năm trước.
Tổng hợp về trữ lượng, chất lượng quặng sắt ở các tỉnh được nêu trong bảng
Bảng 1.2: Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng sắt ở VN
STT Tên tỉnh

Trữ lượng
(103 tấn)

Tổng cộng

Tài nguyên
(103 tấn)

(103 tấn)

1

Sơn La

2,26

53,6

55,86

2


Lào Cai

153861,4

12570,12

166431,52

3

Yên Bái

86577,61

7949,3

94526,91

4

Hà Giang

89408,9

57553,96

146962,86

5


Cao Bằng

21596,3

15,0

21611,3

6

Bắc Kạn

6397,4

6684,6

13082

7

Tuyên Quang

263,6

8

Thái Nguyên

40938,5


9

Lạng Sơn

1904,28

10

Bắc Giang

350

150,0

500

11

Quảng Ninh

57,77

70,0

127,77

12

Phú Thọ


652,2

652,2

13

Hải Phòng

15,97

15,97

14

Thanh Hóa

376,37

291,07

667,44

15

Hà Tĩnh

412087,924

120000,0


532087,924

16

Quảng Ngãi

8130

17

Phú Yên

95,96

55,3

151,26

Tổng cộng

823397,514

206281,18

1029678,694

263,6
888,23

41826,73

1904,28

8130

Nguồn: Hội Khoa học công nghệ Mỏ

15


1.2.4. Quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam
a. Các công cụ quản lý môi trường:
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật
pháp, chính sách, kinh tế kỹ thuật và xã hội, hướng tới việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững kinh tế xã hội [8,9].
* Công cụ kinh tế: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công
cụ kinh tế nhằm khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trường. Trong các công
cụ kinh tế thì hình thức thu phí dưới hình thức này hay hình thức khác hiện đang
được áp dụng nhiều tại các nước. Các công cụ này tạo ra những khuyến khích kinh
tế để thực hiện quy định môi trường.
- Thuế môi trường nói chung hay thuế ô nhiễm môi trường nói riêng đều do
nhà nước định ra, thu về cho ngân sách, dùng để chi chung, không chỉ chi riêng cho
công tác bảo vệ môi trường.
- Phí môi trường khác với thuế môi trường, phần lớn kinh phí thu phí sẽ được
sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và giải quyết một
phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra.
- Lệ phí môi trường khác với phí môi trường, muốn thu lệ phí môi trường phải
chỉ rõ lợi ích của dịch vụ mà người trả lệ phí được hưởng, còn đối với phí môi
trường, đôi khi lợi ích này chưa thật rõ ràng.
Một số loại phí môi trường đang được áp dụng ở nhiều nước :
Phí phát thải : Đây là phí đánh vào việc thải chất ô nhiễm ra môi trường và

gây tiếng ồn. Phí phát thải liên quan tới số lượng, đặc tính của chất ô nhiễm và chi
phí gây tác hại cho môi trường.
Phí sản phẩm: Phí này đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi sử dụng
chúng trong các quy trình sản xuất, tiêu thụ hoặc loại thải nó. Mức phí này được xác
định tuỳ thuộc chi phí thiệt hại đến môi trường có liên quan với sản phẩm đó
Phí sử dụng: Phí sử dụng có chức năng làm tăng nguồn thu và liên quan đến
chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ, hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tuỳ
vào từng tình huống mà chúng được áp dụng. Phí sử dụng không liên quan trực tiếp
đến chi phí tác hại đến môi trường
16


- Giấy phép mua bán (côta): Đây là hạn ngạch sử dụng môi trường hoặc giới
hạn trần cho mức ô nhiễm. Việc phân phối ban đầu của các giấy phép liên quan đến
một tiêu chuẩn, mục tiêu nào đó của môi trường xung quanh, sau đó giấy phép có
thể được đem ra mua bán, chuyển nhượng theo luật định
- Các hệ thống ký thác - hoàn trả: Các hệ thống này bao gồm việc ký quỹ một
số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả
về một số điểm thu hồi quy định hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô
nhiễm, thì tiền ký thác sẽ được hoàn trả lại
- Thuế ô nhiễm (hay còn gọi là thuế Pigou): Đây là thuế do Pigou, một kinh tế
gia người Anh, đưa ra vào năm 1920 đánh vào các xí nghiệp đang phát thải chất ô
nhiễm và được tính theo tác hại mà ô nhiễm của xí nghiệp đó gây ra cho môi trường
* Công cụ pháp lý: bao gồm các quy định luật pháp và chính sách môi trường
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật: Luật môi trường, Luật tài nguyên
nước, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học...các Thông tư, Nghị
định quy định về bảo vệ môi trường.
* Công cụ kỹ thuật: Các công cụ kỹ thuật quản lý như: Đánh giá môi trường
chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Quan trắc
và giám sát môi trường, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn... có

tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong
quá trình vận hành hoạt động sản xuất, có tác động mạnh mẽ với việc hình thành và
hành vi phân bố chất ô nhiễm môi trường trong môi trường.
b. Công tác quản lý bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản:
Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường khai thác khoáng
sản bao gồm các Luật, Nghị định, Thông tư:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của
Quốc hội quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn
lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 của Quốc hội quy định việc điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác
17


×