Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử phạt vi phạm hành chính và chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các quy định này so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 200
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.15 KB, 12 trang )
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I – Một số khái niệm :.................................................................................2
II - Các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử phạt vi
phạm hành chính và chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các quy định này
so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung
năm 2007, 2008) :.........................................................................................4
1.Cảnh cáo :...............................................................................................4
2.Phạt tiền :................................................................................................6
3.Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn :................................................................8
4.Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính :.............................9
5.Trục xuất :.............................................................................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................11
1
MỞ ĐẦU
Giống như mọi hành vi vi phạm pháp luật khác, vi phạm hành chính cũng
là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, tuy mức độ nguy hiểm thấp hơn
nhưng nó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, tập
thể, lợi ích của cá nhân cũng như của cộng đồng. Chính vì vậy mà pháp luật
nước ta quy định rõ ràng và cụ thể về chế định xử lí vi phạm hành chính. Để
làm rõ về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
cũng như những điểm tiến bộ so với luật cũ, em xin chọn đề bài số 6 : “Phân
tích các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử phạt vi phạm hành
chính và chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các quy định này so với Pháp lệnh
Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008)” làm
nội dung bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I – Một số khái niệm :
1. Vi phạm hành chính :
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong
đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội
phạm nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích
chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội
nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn
và xử lí kịp thời.
Từ trước đến nay, Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy
định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lí đối với loại vi phạm này.
Định nghĩa về vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989. Định nghĩa này lần lượt được
sửa đổi trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995 và Pháp lệnh xử
lí vi phạm hành chính năm 2002. Và theo quy định của pháp luật hiện
hành,Luật xử lí vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012
định nghĩa : “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
2
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là
tội phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
2. Xử phạt vi phạm hành chính :
Định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật
xử lí vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 : “Xử phạt vi phạm hành chính là
việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có các đặc điểm cơ bản sau :
-Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
-Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và các văn bản
pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể
các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử
phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính;
-Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
-Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định
xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính :
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính là các biện pháp cưỡng chế nhà
nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần. Việc áp
dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính sẽ đặt ra trách nhiệm pháp lí
đối với chủ thể vi phạm hành chính. Trách nhiệm pháp lý này là hậu quả pháp
lý bất lợi mà chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu trước nhà nước. Hậu
quả pháp lý bất lợi đó có thể là sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần hay bị
hạn chế về các quyền yêu cầu pháp lý của chủ thể.
3
Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Luật quy định các hình thức
xử phạt hành chính gồm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính.
- Trục xuất.
II - Các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử phạt vi phạm
hành chính và chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các quy định này so
với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung
năm 2007, 2008) :
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành được
quy định tại chương I – Phần thứ hai – Luật xử lí vi phạm hành chính số
15/2012/QH13 đã có sự kế thừa và phát triển sáng tạo so với Pháp lệnh Xử lí
vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi bổ sung năm 2007,2008 ), cụ thể như
sau :
1. Cảnh cáo :
1.1.
Theo pháp luật hiện hành :
Hình thức phạt cảnh cáo được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 21 và quy
định cụ thể tại điều 22 Luật xử lí vi phạm hành chính : “ Cảnh cáo được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ
14 tuổi tới dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
4
Theo quy định trên, đối tượng của hình thức phạt cảnh cáo gồm 2 loại :
Thứ nhất là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng,có tình
tiết giảm nhẹ và thứ hai là người chưa thành niên đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy, đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì điều kiện
để áp dụng hình phạt cảnh cáo là hành vi vi phạm có tính chất không nghiêm
trọng hoặc có các tình tiết giảm nhẹ quy định cụ thể tại điều 9 Luật Xử lí vi
phạm hành chính. Đối với người chưa đủ 16 tuổi thực hiện vi phạm hành
chính này có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện: họ thực hiện vi phạm đó
lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ. Điều này phù hợp với ý nghĩa của quy định
là giáo dục nhiều hơn trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe
nghiêm khắc của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Hình
thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối
với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử
phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp.
Do dó, vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những
tổn hại nhất định về mặt tinh thần.
1.2.
Sự kế thừa và phát triển :
Hình thức phạt cảnh cáo quy định tại điều 13 Pháp lệnh Xử lí vi phạm
hành chính 2002 : “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi
phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
Có thể thấy so với Điều 13 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002,Điều
22 Luật xử lí vi phạm hành chính đã thay đổi cụm từ “vi phạm hành chính
nhỏ, lần đầu” bằng cụm từ “vi phạm hành chính không nghiêm trọng” và bổ
sung cụm từ “theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo” với
đối tượng là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Điều này cho thấy phạm vi
5
áp dụng hình thức phạt cảnh cáo trong pháp luật hiện hành đã mở rộng
hơn,luật mới không áp dụng hình phạt dựa theo số lượng vi phạm ( lần đầu )
mà tập trung vào tính chất của vi phạm ( không nghiêm trọng ). Bên cạnh đó,
luật còn bổ sung thêm hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt cảnh cáo
nếu hành vi đó được quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Sự thay đổi này không chỉ làm giảm tính cứng nhắc của quy định cũ mà còn
làm cho luật mới thêm chặt chẽ hơn. Chỉ có những hành vi có quy định được
áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì mới được cảnh cáo,nếu không quy
định thì không được phép áp dụng. Điều này khẳng định nguyên tắc pháp chế
trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tạo nên sự thống nhất trong hệ
thống pháp luật.
2. Phạt tiền :
2.1.
Theo pháp luật hiện hành :
Hình thức xử phạt phạt tiền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 và quy
định cụ thể tại điều 23 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 ( gồm 4
khoản ).
Khoản 1 Điều 23 quy định : “ Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành
chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức
phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp
dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ;
bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.”
Khoản 1 Điều 24 còn quy định mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực như
sau :
6
“Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân
được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới;
bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp;
dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
…
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm
lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và
chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân
hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo
vệ
môi
trường.”
Việc lựa chọn, áp dụng mức phạt tiền đối với người vi phạm phải trong
khung hình phạt được pháp luật quy định cho loại vi phạm đã được thực hiện
theo hai cách : khi phạt tiền mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm
hành chính là mức trung bình của khung hình phạt được quy định đối với
hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng
không được giảm quá mức tối thiểu của khung hình phạt; nếu có tình tiết tăng
nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của
khung hình phạt.
Việc lựa chọn, áp dụng mức phạt tiền đối với người chưa thành niên vi
phạm hành chính có những nét đặc thù riêng : người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
chỉ bị phạt cảnh cáo, không phạt tiền. Người từ đủ 16 tới dưới 18 tuổi vi phạm
thì có thể áp dụng các hình thức xử phạt quy định tại điều 21 Luật xử lí vi
phạm hành chính năm 2012. Khi phạt tiền với họ thì mức phạt tiền không
vượt quá ½ so với mức phạt của người thành niên. Trong trường hợp họ
không có tiền thì cha,mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
7
2.2.
Sự kế thừa và phát triển :
So với Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, ta có thể thấy rất nhiều
điểm tiến bộ rõ rệt của hình thức phạt tiền trong Luật xử lí vi phạm hành
chính 2012, em xin nêu một số điểm tiến bộ rõ rệt nhất như sau :
Trước hết là sự tăng lên về số lượng Điều luật, thay vì quy định gói gọn
hình thức phạt tiền trong Điều 13 như Pháp lệnh xử lí VPHC 2002 thì Luật xử
lí VPHC 2012 có 2 Điều luật ( 23 và 24 ) quy định rõ ràng về nội dung chung
và nội dung cụ thể của hình thức phạt tiền.
Trong quy định về mức phạt tiền, Pháp lệnh xử lí VPHC 2002 chỉ quy định
: “Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến
500.000.000 đồng.” Trong khi Luật xử lí VPHC 2012 chia ra 2 đối tượng cụ
thể với từng mức hình phạt khác nhau và khung hình phạt tăng lên rất nhiều
so với luật cũ. Ngoài ra còn quy định tăng mức xử phạt đối với khu vực nội
thành của thành phố trực thuộc trung ương ( khoản 1 Điều 23 ) cũng như quy
định thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định khung hình phạt, mức
hình phạt ( khoản 2 Điều 23 ).
Ta cũng có thể thấy tất cả các mức hình phạt tối đa đối với các lĩnh vực cụ
thể đều có sự tăng lên đáng kể. Ví dụ như hành vi vi phạm trong các lĩnh vực
an ninh trật tự, an toàn xã hội, chống tệ nạn xã hội, thi hành án dân sự,… theo
Pháp lệnh xử lí VPHC 2002 bị phạt tiền đến 30.000.000đ thì theo Luật xử lí
VPHC 2012 mức hình phạt đã tăng lên 40.000.000đ. Luật xử lí VPHC 2012
còn quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hôn nhân và gia đình,
bình đẳng giới;…(điểm a khoản 1 Điều 24).
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn :
3.1.
Theo pháp luật hiện hành :
Theo khoản 1 Điều 25 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 : “Tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động
8
được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được
tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có
thẩm quyền quy định áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm. Pháp
luật quy định rõ ai có thẩm, quyền được tước quyền sử dụng những loại giấy
phép, chứng chỉ hành nghề nào. Trong trường hợp xử lí vụ việc vi phạm hành
chính nếu phát hiện ra giấy phép , chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm
quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử
phạt tiến hành thu hồi ngay đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biết.
3.2.
Sự kế thừa và phát triển :
So với Pháp lệnh xử lí VPHC 2002 ( Điều 16 ) chỉ gồm 1 khoản thì số
khoản quy định hình phạt này ở Luật Xử lí VPHC có sự tăng lên ( Điều 25 – 3
Khoản ). Bổ sung thêm nội dung đình chỉ hoạt động có thời hạn mà Pháp
lệnh xử lí VPHC chưa đề cập tới. Bên cạnh đó,Luật còn quy định cụ thể
trường hợp nào thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền được phép đình chỉ hoạt
động có thời hạn. Luật cũng đã khắc phục được điểm hạn chế của Pháp lệnh ở
việc quy định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề .
Cụ thể : tại khoản 3 Điều 25 quy định thời hạn đình chỉ hoạt động từ 1 – 24
tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính :
4.1.
Theo pháp luật hiện hành :
Điều 26 Luật xử lí VPHC quy định :
“ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân
sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi
phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do
lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
9
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực
hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là công việc do
người có thẩm quyền áp dụng với các đối tượng vi phạm hành chính nghiêm
trọng. Những người có thẩm quyền được tuân thủ theo quy định của Pháp
luật.
4.2.
Sự kế thừa và phát triển :
Có thể thấy sự phát triển của chế định này trong Luật xử lí VPHC là ở chô
: Luật quy định tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan đến vi phạm hành
chính chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lôi cố ý của cá
nhân,tổ chức. Nội dung này chưa được đề cập tới ở Pháp lệnh xử lí VPHC
2002. Mặt khác, Luật còn quy định dành riêng một Điều luật để rõ về việc xử
lí tang vật, phương tiện VPHC ( Điều 82 )
5. Trục xuất :
Hình thức phạt trục xuất được quy định tại Điều 27 Luật xử lí VPHC 2012
như sau :
“1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi
phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”
Trục xuất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Trục xuất là hình
phạt chính khi nó được áp dụng độc lập và là hình phạt bổ sung khi nó được
áp dụng cùng với các hình thức phạt như tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề hay tịch thu tang vật,phương tiện VPHC.
Đây là hình thức phạt mới được quy định tại Luật xử lí VPHC 2012 mà
chưa được nhắc tới tại Pháp lệnh xử lí VPHC 2002.
10
KẾT LUẬN
Qua phân tích các hình thức xử phạt VPHC theo Luật xử lí VPHC cũng
như chỉ ra các điểm tiến bộ so với pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002, chúng ta
có thể nhận thấy tầm quan trọng của các hình thức xử phạt VPHC mà Nhà
nước áp dụng để hoạt động quản lí nhà nước được hiệu quả hơn, pháp luật
được tôn tọng và bảo đảm thực hiện.
Trong quá trình thực hiện bài tập, do kiến thức hạn hẹp nên em không thể
tránh khỏi những sai sót không đáng có. Em rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn !
PHỤ LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo :
11
1. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Trường ĐH Luật HN ( NXB
CAND )
2. Luật Xử lí vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.
3. Pháp lệnh của UBTV Quốc hội số 44/2012/PL-UBTVQH10 ngày
2/7/2002 về việc Xử lí vi phạm hành chính.
4. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm
hành chính của UBTVQH số 04/2008/UBTVQH12 ngày 2/4/2008.
Một số link tài liệu tham khảo :
/> />p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=13777329&article_
details=1
12