Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

báo cáo thực tập dự án cầu nhật tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 29 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Lời nói đầu
Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện thâm nhập vào thực tế và làm
quen với những công việc kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn xây dựng cầu đường. Tạo
điều kiện cho sinh viên củng cố, cập nhật và bỗ sung những kiến thức đã học thông qua
các hoạt động thực tiễn ở nơi thực tập
Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua em đã được tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tế bổ
ích rất cần thiết cho việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp cũng như bản thân em khi ra công
tác sau này. Sau một thời gian thực tập em đã nắm được một số nguyên tắc cơ bản của
công tác thí nghiệm hiện trường,công tác thiết kế, khảo sát thiết kế, các bước lập hồ sơ
thiết kế, thiết kế và tổ chức thi công một công trình cụ thể. Trong đợt thực tập này em
cũng được học và làm quen với môi trường làm việc mới. Từ đó, em ý thức hơn về tác
phong làm việc trong môi trường công nhân công nghiệp. Điều đó giúp rất nhiều cho em
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của ban chỉ huy công trường thi công đường gom
lên cầu Nhật Tân-huyện Đông Anh-Hà Nội ,đặc biệt là kĩ sư Nguyễn Mạnh Cường- chỉ
huy trưởng công trường nơi em thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt
đợt thực tập này.

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1. Vị trí và mô tả dự án

Thành phố Hà Nội đã và đang phát triển nhanh chóng với lượng giao thông vận tải
hành khách tăng lên 14% trong vòng 7 năm từ năm 1995 đến năm 2002. Để giảm
bớt tắc nghẽn trên những cây cầu bắc qua sông hồng hiện tại, và kịp thời đáp ứng


lưu lượng giao thông đang tăng trưởng nhanh trong khu vực, một và dự án cầu đã
được đề xuất trong quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Là một tuyến đường quan trọng, phục vụ khu vực thành thị đông dân ở Hà Nội,cầu
Nhật Tân nằm về phía bắc của con đường vành đai 2 đã được bộ Giao Thông Vận
Tải ra quyết định thi công, tạo ra con đường nối ngắn nhất giữa khu trung tâm
thương mại của Hà Nội và khu đô thị bắc sông Hồng trong tương lai. Vì vậy,
đường vành đai 2 dự kiến sẽ cải thiện tình trạng giao thông hiện tại; cho phép việc
vận chuyển hàng hóa và hành khách sẽ nhanh hơn, góp phần phát triển kinh
tế;giảm ô nhiễm, tai nạn giao thông và tăng cường an ninh trật tự xã hội.
Chiều dài tổng cộng của dự án cầu Nhật Tân là 8,293m và được chia thành 3 gói
thầu như sau:
• Gói thầu số 1: cầu chính và cầu dẫn phía Bắc
• Gói thầu số 2: Cầu dẫn phía Nam và đường dẫn phía nam
• Gói thầu số 3: đường dẫn phía Bắc
Giới hạn xây dựng mỗi gói thầu được xác định rõ trong điều khoản 1.3.9 của các
tiêu chuẩn kĩ thuật và cung được trình bày trong các bản vẽ.

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
TUYẾN ĐƯỜNG DẪN PHÍA BẮC
1.1. Tổ chức thi công
- Trước khi tiến hành thi công cần tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, đây là bước
quan trọng, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của chính quyền địa phương và các cơ quan
chuyên ngành khác.
- Yêu cầu cơ bản về tổ chức thi công là đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho
tuyến đường hiện tại. Yêu cầu này đòi hỏi phải lập sơ đồ bố trí giao thông và tổ chức đảm

bảo giao thông chặt chẽ, quá trình thi công phải đảm bảo giao thông với mức độ xe cộ qua
lại phạm vi công trường trong điều kiện khó khăn và vận tốc không quá 5km/h tại những
vị trí đang thi công.
- Đào nền đường chủ yếu bằng cơ giới (máy đào, máy ủi, …), đất đào ra tận dụng đất
tốt để đắp.
- Đắp nền đường bằng cơ giới (máy lu, máy san, …), khối lượng đất đắp lấy ở mỏ
bằng máy đào và ô tô tải. Thi công theo phương pháp tuần tự kết hợp với song song.
1.2. Các biện pháp thi công chủ yếu
a. Nền đường:
- Nền đường đào: Chủ yếu thi công đào nền đường bằng máy kết hợp với nhân công,
sử dụng các loại máy như: Máy ủi, máy xúc, máy đào và ô tô vân chuyển.
- Nền đường đắp: Chủ yếu thi công bằng kết hợp với nhân công, sử dụng các loại
máy: Máy ủi, máy san, máy đầm, ô tô vận chuyển, ô tô tưới nước,…
- Đào nền đường đến cao độ đáy khuôn đường, san gạt tạo phẳng, lu tăng cường
khuôn nền đường đạt K ≥ 0,98. Đắp đất chọn lọc tại mỏ khai thác Chỉnh Nghĩa đạt K ≥
0,98, vận chuyển đổ bỏ đúng nơi quy định.
b. Mặt đường:
- Thi công lớp móng CPĐD loại I D max37,5mm dày 12cm đạt E = 2500 daN/cm 2; trải
bạt nhựa Nilon chốn thấm và thi công lớp mặt đường BTXM đá dăm 1x2cm M300 dày 24
cm.
Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chú ý: CPĐD được sản xuất trực tiếp từ máy nghiền bằng cách điều chỉnh hàm
nhai, không được dùng phương pháp trộn ở trạm trộn dọc tuyến hay trộn trên đường để
sản xuất hỗn hợp CPĐD. Các chỉ tiêu kỹ thuật của CPĐD dùng để thi công móng đường
đảm bảo theo quy trình 22TCN334 - 2006.
c. Công trình:
- Hệ thống các công trình trên đường chủ yếu thi công bằng nhân công các hạng mục

mái taluy, tường chắn, cọc tiêu và biển báo.
1.3. Trình tự thi công:
- Trước khi triển khai thi công, Chủ đầu tư và Nhà thầu tiến hành xin cấp phép xây
dựng công trình.
- Công tác chuẩn bị mặt bằng, khai hoang.
- Thi công các lớp nền đường đào, đắp kết hợp thi công hệ thống thoát nước ngang
theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thi công nề đường, mái taluy vá tường chắn.
- Thi công các lớp kết cấu mặt đường.
- Hoàn thiện công trình, nghiệm thu, bàn giao.
- Trong suốt quá trình thi công phải tuân thủ các quy trình, quy phạm thi công và
nghiệm thu hiện hành, các hạng mục, giai đoạn thi công phải được nghiệm thu theo đúng
quy định mới được thi công hạng mục, giai đoạn tiếp theo.
- Phải tuân thủ và đảm bảo: an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ.

II. Kỹ thuật thi công
2.1. Công tác khôi phục tim đường và cọc
- Ta dùng thước dây đo khoảng cách giữa các cọc bắt đầu từ cọc đầu tiên (ở đây là
điểm giao với đường khác) và đánh dấu sẵn. Sau đó dùng máy kinh vĩ (ở đây ta dùng máy
thủy chuẩn) đặt lên cọc đầu tiên ta khôi phục bằng phương pháp giao hội, còn người cầm
mia đứng ở điểm cuối của đoạn đường và ngắm về mia lấy 1 đường thẳng, sau đó người
Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cầm mia di chuyển về các cọc ta đã đánh dấu trước đó, từ đó người ngắm và người cầm
phối hợp sao cho mia đi vào đúng dây chữ thập, khi nào đạt thì dùng đinh và nắp ken
đóng xuống làm dấu, tương tự các cọc còn lại ta làm tương tự.
- Phương pháp giao hội:

+ Dụng cụ: Thước dây 30m hoặc 50m, 1 gậy dài vừa đủ.
+ Phương pháp này cần ít nhất 2 người hoặc 3 người.
ö Trường hợp chỉ có 2 người ta làm như sau: Người thứ nhất kéo thước dây vào đúng
nơi mốc đã được gửi, cầm thước dây và cố định ngay mốc gửi, người thứ hai cầm thước
dây kéo dài đúng chiều dài trên mốc gởi và dùng gậy vẽ một vòng cung. Cũng như trên
đến mốc thứ hai ta cũng vẽ một vòng cung, hai vòng cung gặp nhau là điểm ta cần tìm.
ö Trường hợp có 3 người ta làm như sau: Cũng tương tự, người thứ nhất cầm đầu
thước dây vào mốc thứ nhất, người thứ hai kéo thước dây dài bằng chiều dài 2 mốc gởi
cộng lại và kéo vào mốc thứ hai. Người thứ 3 kéo ở giữa sợi dây và cầm ở chiều dài mốc
gần nhất, ta tìm được điểm cần tìm.
- Sau đó ta khôi phục lại các cọc, ta đặt máy kinh vĩ (ở đây không có máy kinh vĩ nên
ta dùng máy thủy chuẩn) lên cọc ta đã khôi phục xong, cân chỉnh máy đúng tâm.
-

Ngắm về cọc giao với tim đường để biết được cao độ đặt máy hiện tại.

- Công tác bắn cao độ để đặt bó vỉa đúng cao độ: để tìm ra cao độ tại nơi đặt mia, để từ
đó tìm ra cao độ để đặt bó vỉa, để công nhân căng dây làm bó vỉa.
- Ta đã tìm được cao độ đặt máy lúc hiện tại như ở trên, và đã khôi phục các cọc trên
tim đường, ta dùng thước dây đo ra bề rộng làn đường và đóng cọc sắt lên, cứ như vậy ta
đóng hết các cọc lên con đường.

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình1: Công tác đo đạc cao độ cọc
- Từ vị trí ta đặt máy như cũ, không xê dịch, ta ngắm mia về nơi đóng các cọc sắt, tìm
ra cao độ tại nơi đặt mia. Từ đó ta lấy cao độ thiết kế tại cọc trên ngay tim đường trừ đi độ

dốc ngang và bề rộng làn đường ra được cao độ thiết kế tại cọc sắt, như vậy ta lấy cao độ
ta đo thực đia ngay cọc sắt trừ đi cao độ tại thiết kế và xem lệch bao nhiêu phân thì hạ
xuống hay nâng lên tùy theo kết quả (âm hoặc dương), đa số là hạ xuống vì thường đóng
cọc cao, đánh dấu lên cọc sắt và cứ tương tự như thế ta tìm các cọc còn lại. Căng dây
cước lên các cọc đã đánh dấu và bắt đầu làm bó vỉa của đường theo dây cước.
2.2. Công tác thi công mặt đường cấp phối đá dăm
1. Khái niệm mặt (móng) đường cấp phối đá dăm:
- Mặt (móng) đường, sau đây gọi chung là mặt đường, cấp phối đá dăm là loại mặt
đường hoặc móng đường được xây dựng từ hỗn hợp các hạt đá có kích cỡ khác nhau được
nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, có thành phần cấp phối phù hợp với quy định của
tiêu chuẩn.

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Nguyên lý sử dụng của vật liệu là: nguyên lý cấp phối. Việc hình thành cường độ của
lớp vật liệu là do lực dính của các thành phần hạt nhỏ có tính dẻo và sự chèn móc, ma sát
giữa các thành phần hạt lớn trong cốt liệu.
- Phân loại: Cấp phối đá dăm được phân thành 2 loại:
+ Loại I: là cấp phối cốt liệu khoáng mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên
khai.
+ Loại II: là cấp phối cốt liệu khoáng được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội,
trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng khối
lượng không vượt quá 50% khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì các
hạt trên sàng 9,5 mm ít nhất 75% số hạt có từ hai mặt vỡ trở lên.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá
dăm trong kết cấu áo đường ô tô 22TCN 334 – 2006.
2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng:
- Ưu điểm:

+ Kết cấu có độ chặt kín, cường độ cao từ 200 – 300 Mpa.
+ Sử dụng được các loại vật liệu địa phương.
+ Cường độ tương đối ổn định.
+ Thi công đơn giản, có thể cơ giới được toàn bộ quá trình thi công nên tốc độ thi
công nhanh, giảm được chi phí xây dựng công trình.
- Nhược điểm:
+ Khả năng chịu lực ngang kém, khi khô hanh cường độ sẽ giảm nhiều.
+ Nếu làm lớp mặt thì bị hao mòn nhanh, sinh bụi nhiều đặc biệt là khi trời khô
hanh.
+ Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường nhỏ.
+ Cường độ bị ảnh hưởng khi độ ẩm lớn nhất là cấp phối đá dăm loại 2.
- Phạm vi áp dụng:
+ CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên hoặc móng dưới của kết cấu áo
đường mềm có tầng mặt loại A1, A2
Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt
loại A1 và làm lớp móng trên cho tầng mặt loại A2 hoặc B1.
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cấp phối đá dăm
- Yêu cầu về thành phần cấp phối:
THÀNH PHẦN HẠT CỦA CPĐD (Theo 22TCN 334 – 2006)
Kích cỡ mắt
sàng

Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng
Dmax = 37,5 mm

Dmax = 25 mm


Dmax = 19 mm

50

100

-

-

37,5

95 - 100

100

-

25

-

79 - 90

100

19

58 - 78


67 - 83

90 - 100

9,5

39 - 59

49 - 64

58 - 73

4,75

24 - 39

34 - 54

39 - 59

2,36

15 - 30

25 - 40

30 - 45

0,425


7 - 19

12 - 24

13 - 27

0,075

2 – 12

2 - 12

2 - 12

vuông (mm)

- Lưu ý:
+ Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;
+ Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;
+ Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các
kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.

Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2. Cấp phối được đổ thành đống
- Yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của cấp phối đá dăm:

CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ YÊU CẦU CỦA VẬT LIỆU CPĐD
(Theo 22TCN 334 – 2006)
Cấp phối đá dăm

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

1

Độ hao mòn Los - Angeles của cốt

Phương pháp

Loại I

Loại II

thí nghiệm

≤ 35

≤ 40

22 TCN 318 - 04

≥ 100

Không


22 TCN 332 - 06

liệu (LA), %
2

Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ
chặt K98, ngâm nước 96 giờ, %

quy định

3

Giới hạn chảy (WL), %

≤ 25

≤ 35

AASHTO T89-02 (*)

4

Chỉ số dẻo (IP),%

≤6

≤6

AASHTOT90-02 (*)


5

Chỉ số PP = Chỉ số dẻo Ip x %

≤ 45

≤ 60

≤ 15

≤ 15

lượng lọt qua sàng 0,075 mm
6

Hàm lượng hạt thoi dẹt, %

Trang 9

TCVN 1772 - 87(**)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7

Độ chặt đầm nén (Kyc), %

≥ 98

≥ 98


22 TCN 333-06
(phương pháp II-D)

Ghi chú:
(*)

Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt

qua sàng 0,425 mm.
(**)

Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài;

Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm
trên 5% khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác
định cho từng cỡ hạt.
4. Trình tự thi công móng đưòng cấp phối dá dăm:
- Chuẩn bị thi công.
- Chuẩn bị cấp phối đá dăm.
- Thi công đoạn thử nghiệm.
- Vận chuyển cấp phối đá dăm.
- San rải cấp phối đá dăm.
- Lu lèn cấp phối đá dăm.
- Bảo dưỡng và thi công lớp nhựa thấm bám.
5. Kỹ thuật thi công:
a. Chuẩn bị thi công:
- Chuẩn bị mặt bằng:
+ Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường, lên

khuôn của lớp cấp phối đá dăm .
+ Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã
được nghiệm thu.
+ Đối với mặt bằng thi công là móng hoặc mặt đường cũ, phải phát hiện, xử lý triệt
để các vị trí hư hỏng cục bộ và bù vênh những chỗ cần thiết.
Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Khi bù vênh bằng CPĐD thì chiều dày bù vênh tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 3
lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax.
- Chuẩn bị thiết bị: Cần huy động đầy đủ và đúng chủng loại thiết bị phục vụ cho việc
thi công theo kết quả của đoạn thi công thử nghiệm và phải được kiểm tra hoạt động của
thiết bị trước khi thi công.
b. Chuẩn bị cấp phối đá dăm:
- Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình: Khảo sát,
kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật. Khả năng cung cấp vật liệu
theo tiến độ công trình làm cơ sở để Tư vấn giám sát chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu.
- Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình
để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu.
+ Cứ 3000 m3 vật liệu tại mỏ phải lấy 01 mẫu để kiểm tra.
+ Cứ 1000 m3 vật liệu vận chuyển đến công trình phải lấy 01 mẫu để kiểm tra.
- Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi công và phải tập kết được khối lượng vật
liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công.
- Không tập kết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
- Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự phân
tầng của vật liệu CPĐD.
c. Thi công đoạn thử nghiệm:
- Việc thi công đoạn thử phải được tiến hành trong các trường hợp sau:
+ Trước khi triển khai thi công đại trà.

+ Khi có sự thay đổi thiết bị thi công chính như: lu nặng, máy san, máy rải.
+ Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp vật liệu hoặc loại vật liệu CPĐD.
- Mỗi đoạn thi công thử nghiệm có chiều dài 50m và được tiến hành nhiều đoạn với
nhiều phương án thi công và thiết bị khác nhau.
- Các phương án thi công trong quá trình thử nghiệm phải phù hợp với thiết bị phục vụ
cho công tác thi công đại trà và phải được sự chấp thuận của tư vấn giám sát.
- Kết quả cần thu thập từ việc thi công đoạn thử nghiệm:
Trang 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Sơ đồ tập kết vật liệu, sơ đồ vận hành của máy san hoặc máy rải;
+ Hệ số lu lèn, chiều dày tối ưu của lớp thi công;
+ Sơ đồ lu lèn của mỗi loại lu với thứ tự và hành trình lu, vận tốc và số lần lu qua
một điểm.
+ Các công tác phụ trợ như bù phụ, xử lý phân tầng và các bước kiểm tra, giám sát
chất lượng và tiến độ thi công.
d. Vận chuyển cấp phối đá dăm:
- Việc vận chuyển cấp phối đá dăm có thể sử dụng xe ô tô tự đổ, xe chuyên dụng.
- Phải tưới ẩm cấp phối đá dăm trước khi vận chuyển đến vị trí thi công.
- Khi xúc cấp phối lên xe phải có biện pháp hợp lý để tránh phân tầng vật liệu.
- Vật liệu được vận chuyển đến công trình được đổ trực tiếp vào máy rải hoặc đổ
thành từng đống với cự ly hợp lý nếu rải bằng máy san- Khoảng cách giữa các đống phải
được tính toán với hệ số lèn ép khoảng 1,3 nhưng không được lớn hơn 10m.
e. San rải cấp phối đá dăm:
- Tưới nước tạo dính bám trước khi rải vật liệu.
- Đối với lớp móng trên cấp phối đá dăm phải được rải bằng máy rải.
- Đối với lớp móng dưới, nên sử dụng máy rải để nâng cao chất lượng công trình.
Chỉ được sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD khi được Tư vấn giám sát chấp thuận.


Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 3. Máy san đang san cấp phối
- Căn cứ vào tính năng của thiết bị, chiều dày thiết kế, có thể phân thành các lớp thi
công. Chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với
móng dưới và 15cm đối với lớp móng trên và chiều dày tối thiếu của mỗi lớp phải không
nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax.
- Để bảo đảm độ chặt lu lèn trên toàn bộ bề rộng móng, khi không có khuôn đường
hoặc đá vỉa, phải rải vật liệu CPĐD rộng thêm mỗi bên tối thiểu là 25 cm so với bề rộng
thiết kế của móng.
- Nếu bề rộng móng lớn phải chia thành nhiều vệt rải, tại các vị trí tiếp giáp với vệt
rải trước, phải tiến hành loại bỏ các vật liệu CPĐD rời rạc tại các mép của vệt rải trước
khi rải vệt tiếp theo.
- Trong suốt quá trình san, rải vật liệu phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm của cấp
phối, chiều dày rải, độ dốc ngang, độ đồng đều của cấp phối để kịp thời xử lý và thay thế
vật liệu tại những vị trí vật liệu bị phân tầng.
f. Lu lèn cấp phối đá dăm:
Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Việc lu lèn chỉ được thực hiện khi độ ẩm của vật liệu nằm trong giới hạn W o + 2%,
phải có sơ đồ lu được tư vấn giám sát chấp thuận.
- Sử dụng lu nhẹ với vận tốc chậm để lu những lượt đầu, sau đó sử dụng lu có tải trọng
nặng lu tiếp cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu.
- Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng.
- Việc lu lèn phải thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt lu

trước từ 20 - 25cm. Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường và ở các đoạn
đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.
- Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao độ, độ
dốc ngang, độ bằng phẳng và phát hiện những vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù phụ, sửa
chữa kịp thời:

Hình 4. Dùng xe bồn để tưới cấp phối trứoc khi lu cấp phối

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Nếu thấy có hiện tượng khác thường như rạn nứt, gợn sóng, xô dồn hoặc rời rạc
không chặt... phải dừng lu, tìm nguyên nhân và xử lý triệt để rồi mới được lu tiếp. Tất cả
các công tác này phải hoàn tất trước khi đạt được 80% công lu.

Hình 5:Sau khi tưới xong, tiến hành lu lèn
+ Nếu phải bù phụ sau khi đã lu lèn xong, thì bề mặt lớp móng CPĐD đó phải được cầy
xới với chiều sâu tối thiểu là 5 cm trước khi rải bù.
- Trong quá trình lu, nếu không thấy vết hằn của bánh xe trên mặt thì phải tăng tải trọng lu
cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu.
g. Công tác bảo dưỡng và thi công lớp nhựa thấm bám:
- Nếu thi công nhiều lớp thì phải tưới ẩm lớp dưới và thi công ngay lớp trên.
- Nếu thi công lớp móng trên thì phải tưới nhựa thấp bám bằng nhựa pha dầu hoặc nhũ
tương nhựa đường.
- Không cho xe cộ đi lại trên lớp móng khi chưa tưới nhựa thấm bám và phải thường
xuyên giữ độ ẩm trên mặt lớp móng CPĐD để tránh các hạt mịn bị gió thổi.

Trang 15



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Trước khi tưới nhựa thấm bám, phải tiến hành làm vệ sinh bề mặt lớp móng nhằm loại
bỏ bụi, rác, vật liệu rời rạc bằng các dụng cụ thích hợp như chổi, máy nén khí nhưng
không được làm bong bật các cốt liệu của lớp móng.
- Khi tưới nhựa thấm bám, phải đảm bảo vật liệu có nhiệt độ làm việc thích hợp (khoảng
30 - 65oC đối với nhựa pha dầu và 25 - 70 oC với nhũ tương nhựa đường) và nhiệt độ
không khí lớn hơn 80C.
- Tiến hành phun tưới lớp nhựa thấm bám đồng đều trên toàn bộ bề mặt lớp móng
bằng các thiết bị chuyên dụng với áp lực phun từ 2 - 5 at với định mức là 1,2 ± 0,1 lít/m2.
- Nếu phải bảo đảm giao thông, ngay sau khi tưới lớp thấm bám, phải phủ một lớp đá
mạt kích cỡ 0,5 cm x 1,0 cm với định mức 10 ± 1 lít/m2 và lu nhẹ khoảng 2 - 3 lần/điểm.
Đồng thời, phải bố trí lực lượng duy tu, bảo dưỡng hàng ngày như: thoát nước bề mặt, bù
phụ, quét gạt các hạt đá bị văng dạt và lu lèn lại những chỗ có hiện tượng bị bong bật do
xe chạy.
6. Công tác kiểm tra, nghiệm thu:
- Việc lấy mẫu vật liệu cấp phối đá dăm phải đảm bảo theo quy định tại 22TCN 334
-2006.
- Phải kiểm tra thành phần cốt liệu và các chi tiêu cơ lý của cấp phối đá dăm, các chỉ
tiêu này phải thỏa mãn quy định trong tiêu chuẩn.
- Khối lượng tối thiểu cho một mẫu:
+ Đối với cấp phối đá dăm có cỡ hạt lớn nhất Dmax = 37.5 mm: 125 kg
+ Đối với cấp phối đá dăm có cỡ hạt lớn nhất Dmax = 25 mm: 100 kg
+ Đối với cấp phối đá dăm có cỡ hạt lớn nhất Dmax = 19mm: 75 kg
- Việc lấy mẫu để kiểm tra phục vụ cho việc chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu được
tiến hành khi:
+ Cứ 3000m3 lấy 01 mẫu.
Trang 16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình.
+ Có sự thay đổi nguồn cung cấp.
+ Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai.
+ Có sự thay đổi dây chuyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền hoặc cỡ sàng;.
+ Có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
- Việc lấy mẫu để kiểm tra khi vật liệu được tập kết tại chân công trình: cứ 1000m 3 lấy
1 mẫu.
- Kiểm tra trong quá trình thi công:
+ Cứ 200m3 vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí
nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.
+ Đến giai đoạn cuối của quá trình lu lèn, phải thường xuyên thí nghiệm kiếm tra độ
chặt lu lèn để làm cơ sở kết thúc quá trình lu lèn. Cứ 800 m 2 phải tiến hành thí nghiệm độ
chặt lu lèn tại một vị trí ngẫu nhiên. Việc kiểm tra độ chặt được thực hiện theo phương
pháp rót cát theo 22TCN 13-79.
+ Kiểm tra các yếu tố hình học và độ bằng phẳng. Các giá trị kiểm tra phải thỏa mãn
quy định theo bảng sau:
Yêu cầu về kích thước hình học và độ bằng phẳng của lớp móng bằng CPĐD:
Giới hại cho phép
TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Móng

Móng

dưới

trên


Mật độ kiểm tra

1

Cao độ

- 10 mm

- 5 mm

Cứ 40 - 50 m với đoạn

2

Độ dốc ngang

± 0,5%

± 0,3%

tuyến thẳng, 20 - 25 m với

3

Chiều dày

± 10 mm

± 5 mm


đoạn tuyến cong bằng hoặc

4

Bề rộng

- 50 mm

- 50 mm

cong đứng đo một trắc
ngang.

5

Độ bằng phẳng: khe hở

≤ 10 mm

lớn nhất dưới thước 3m
Trang 17

≤ 5 mm

Cứ 100 m đo tại một vị trí.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ö Kiểm tra nghiệm thu sau khi thi công :

+ Đối với độ chặt lu lèn: cứ 7.000 m2 hoặc 1 Km (với đường 2 làn xe) thí nghiệm kiểm
tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên (trường hợp rải bằng máy san, kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên).
+ Mật độ điểm kiểm tra các yếu tố hình học, độ bằng phẳng lấy bằng 20% khối lượng
quy định tại bảng trên.

Hình 6 Dùng phương pháp rót cát để kiểm tra độ chặt
ö Phương pháp rót cát:
- Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Lắp bình chứa cát với phễu, khóa van. Cân
xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát.
- Tại vị trí thí nghiệm, làm phẳng bề mặt để sao cho tấm đế định vị tiếp xúc hoàn
toàn với bề mặt. Lấy đinh ghim đế xuống lớp vật liệu để giữ chặt đế định vị trong khi thí
nghiệm.
- Đào một cái hố có đường kính khoảng 15cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều
sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn. Hố đào có dạng hơi côn,

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phần trên lớn hơn phần dưới, đáy hố phẳng hoặc hơi lõm. Cho toàn bộ vật liệu từ hố vào
khay và đậy kín.
Ghi chú: Trong quá trình thi công, vật liệu có thể được lu lèn theo nhiều lớp và công tác
thí nghiệm phải được tiến hành riêng cho từng lớp. Mỗi lần thí nghiệm chỉ được đào hố
có chiều sâu trong phạm vi của một lớp và kết quả khối lượng thể thu được sau thí
nghiệm chỉ có giá trị cho lớp đó. Không được đào hố qua nhiều lớp đã lu lèn để tính khối
lượng thể tích chung cho các lớp chỉ sau một lần thí nghiệm.
- Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị, úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định
vị, xoay phễu đến vị trí đã đánh dấu trên miệng phễu và trên đế định vị trùng nhau. Mở
van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát ngừng chảy, đóng van lại, nhấc bộ phễu
rót cát ra.

- Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại.
- Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào.
- Lấy mẫu để xác định độ ẩm.
- Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ (theo quy định trong 22TCN
333-06): trộn đều vật liệu từ hố đào, sau đó lấy một lượng mẫu đại diện để xác định độ
ẩm.
- Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ, căn cứ vào quy trình đầm
én đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22TCN 333-06), lấy loại sàng thích hợp tách mẫu
ra thành 2 phần (phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ), xác định khối lượng tự nhiên và độ
ẩm của từng phần.
- Khối lượng vật liệu cần thiết để xác định đổ ẩm: tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất
theo quy định tại bảng 1.
Ghi chú: để nước có trong mẫu vật liệu lấy từ hố đào không bị bay hơi nhiều làm ảnh
hưởng đến kết quả xác định độ ẩm của mẫu, toàn bộ các thao tác mô tả phải được tiến
hành trong bóng râm, hoặc có dụng cụ che nắng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc thí nghiệm
phải được tiến hành khẩn trương sao cho khối lượng mẫu tự nhiên được xác định trong
vòng 10 phút tính từ lúc bắt đầu lấy mẫu.
Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phương pháp xác định độ ẩm: tùy thuộc vào loại vật liệu, thí nghiệm độ ẩm được
tiến hành theo một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Với đất, đất gia cố: TCVN 4196-95 (Phương pháp xác định độ ẩm của đất).
+ Với đất cát, cát gia cố: TCVN 341-86 (Phương pháp xác định độ ẩm của cát).
+ Với đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên: TCVN 1772-87.
- Tính toán kết quả, xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu tại hiện
trường bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường.
* Khi đạt độ chặt theo yêu cầu mới cho thi công lớp trên, nếu chưa đạt thì cho lu lại rồi thí
nghiệm đạt mới được thi công tiếp lớp trên.


Hình 7. Dụng cụ thí nghiệm độ chặt lớp vật liệu
VI. Công tác thi công mặt đường bê tông nhựa:
- Mặt đường bêtông nhựa là mặt đường được xây dựng từ hỗn hợp cốt liệu đá, cát,
bột khoáng và nhựa đường ở trạng thái nóng được trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định
tại các trạm trộn sau đó đem rải và lu lèn ở nhiệt độ thích hợp.
- Nguyên lý sử dụng vật liệu là nguyên lý cấp phối. Việc hình thành cường độ là
nhờ ma sát giữa các cốt liệu và lực dính do nhựa đường tạo ra.
Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tiêu chuẩn áp dụng: Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường
bêtông nhựa 22TCN 249 – 98.
- Phân loại:
+ Phân loại theo cỡ hạt lớn nhất của đá:
Bêtông nhựa hạt nhỏ (mịn).
Bêtông nhựa hạt trung
Bêtông nhựa hạt lớn.
Bêtông nhựa cát.

Hình 8. Hỗn hợp cốt liệu đá, cát, bột khoáng và nhựa đường
+ Phân loại theo độ rỗng:
Bêtông nhựa chặt: độ rỗng từ 3% - 6% (thành phần phải có bột khoáng)
Bêtông nhựa rỗng: độ rỗng từ 6% - 10% (Không sử dụng làm lớp mặt)
+ Phân loại theo chất lượng của vật liệu khoáng đem vào sản xuất bêtông nhựa.
Bêtông nhựa loại I.
Bêtông nhựa loại II (làm lớp mặt của mặt đường cấp IV trở xuống, mặt đường dành cho
xe thô sơ, đi bộ, làm lớp dưới của mặt đường bêtông nhựa 2 lớp).
+ Phân loại theo nhiệt độ rải và lu lèn:

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bêtông nhựa rải nóng: Nhiệt độ trộn từ 140 – 1700C, nhiệt độ rải lớn hơn 1200C, sau khi
lu lèn và nhiệt độ bằng môi trường thì cường độ đạt 100%.
Bêtông nhựa rải ấm: Nhiệt độ trộn từ 110 – 130 0C, nhiệt độ rải và lu lớn hơn 60 0C, thời
gian hình thành cường độ từ 15 – 20 ngày.
Bêtông nhựa rải nguội: Nhiệt độ trộn từ 110 – 1200C, sau khi trộn có thể giữ trong vòng 4
- 8 tháng, nhiệt độ rải và lu ở nhiệt độ bình thường, thời gian hình thành cường độ từ 20 –
40 ngày.
1. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng:
- Ưu điểm:
+ Kết cấu chặt, kín.
+ Có khả năng chịu lực rất tốt: nén, cắt, uốn.
+ Chịu lực ngang tốt.
+ Chịu tải trọng động tốt.
+ Ít hao mòn, ít sinh bụi.
+ Xe chạy êm thuận, ít gây ồn.
+ Cơ giới hóa được toàn bộ khâu thi công.
+ Duy tu, bảo dưỡng ít, thời dan sử dụng dài.
+ Có thể thông xe ngay sau khi thi công.
- Nhược điểm:
+ Mặt đường màu sẫm nên khó định hướng vào ban đêm
+ Ít ổn định ở nhiệt độ cao.
+ Cường độ giảm khi bị nước tác dụng lâu dài.
+ Hệ số bám giữa xe và mặt đường bị giảm khi bị ướt.
+ Yêu cầu phải có thiết bị thi công chuyên dùng.
- Phạm vi áp dụng: tham khảo tiêu chuẩn.
2. Yêu cầu vật liệu:

- Yêu cầu đối với đá dăm:

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Đá dăm dùng để chế tạo bêtông nhựa được nghiền từ đá tảng, đá núi hoặc sỏi
cuội.
+ Đối với bêtông nhựa loại II được dùng một phần sỏi cuội chưa xay theo quy định
của tiêu chuẩn.
+ Lượng đá dăm mềm yếu, phong hóa không quá 10% khối lượng bêtông nhựa lớp
trên và 15% đối với lớp dưới.
+ Tỷ lệ hạt dẹt không vượt quá 15% khối lượng đá dăm.
+ Các chỉ tiêu cơ lý của đá tham khảo theo tiêu chuẩn.
- Yêu cầu đối với cát:
+ Cát để chế tạo bêtông nhựa có thể là cát tự nhiên hoặc cát xay từ đá (cường độ
không nhỏ hơn đá dùng sản xuất đá dăm).
+ Cát phải có môđun độ lớn bằng 2, nếu nhỏ hơn 2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn.
+ Đối với bêtông nhựa cát thì phải sử dụng cát có môđun độ lớn lớn hơn 2.
- Yêu cầu đối với bột khoáng:
+ Bột khoáng được nghiền từ đá cacbonat có cường độ nén không nhỏ hơn 20MPa.
+ Bột khoáng phải khô, tơi và không vón hòn.
+ Các chỉ tiêu cơ lý của bột khoáng tham khảo theo tiêu chuẩn.
- Yêu cầu đối với nhựa đường:
+ Sử dụng loại nhựa đường đặc gốc dầu mỏ.
+ Loại nhựa sử dụng do tư vấn thiết kế quy định.
+ Nhựa phải sạch không được lẫn nước, tạp chất khác.
+ Các chỉ tiêu cơ lý của nhựa phải thỏa mãn tiêu chuẩn 22TCN 279-01.
3. Trình tự thi công:
- Công tác chuẩn bị

- Sản xuất bêtông nhựa.
- Vận chuyển bêtông nhựa.
- San rải bêtông nhựa.
- Lu lèn bêtông nhựa.
Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4. Kỹ thuật thi công:
4.1 Công tác chuẩn bị:
- Phối hợp các công việc trước khi thi công:
+ Phải kiểm tra sự vận hành bình thường của các thiết bị như trạm trộn, ôtô vận
chuyển, thiết bị rải và lu lèn.
+ Chỉ thi công lớp bêtông nhựa trong những ngày thời tiết nắng ráo không có mưa
và nhiệt độ không khí không thấm hơn 50C.
+ Phải tiến hành đoạn thi công thử nghiệm với khối lượng tối thiểu bằng 80tấn,
đoạn thử nghiệm phải đạt yêu cầu theo thiết kế nếu không phải làm lại đoạn khác.
- Chuẩn bị lớp móng:
+ Trước khi rải lớp bêtông nhựa phải làm sạch, khô, đảm bảo độ bằng phẳng, độ
dốc ngang theo yêu cầu thiết kế và phải được nghiệm thu theo quy định.
+ Nếu thi công nâng cấp mặt đường cũ thì công việc dặm vá mặt đường bằng
bêtông nhựa nguội phải được tiến hành trước khi thi công lớp bêtông nhựa ít nhất 15
ngày. Nếu dặm vá bằng bêtông nhựa nóng thì phải đầm lèn đạt độ chặt trước khi thi công
lớp bêtông nhựa bên trên.
+ Trước khi rải bêtông nhựa cần phải phun tưới nhựa dính bám cách từ 4 – 6h, cụ
thể như sau:
Sử dụng nhựa đặc pha dầu hỏa: liều lượng 0,8 – 1,3 lít/m2, ở nhiệt độ 45 + 100C.
Nếu lớp dưới là bêtông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa vừa mới thi công xong thì chỉ
cần tưới nhựa lỏng hoặc nhũ tương với liều lượng 0,2 – 0,5 lít/m 2, ở nhiệt độ 110 + 100C.
+ Phải định vị phạm vi rải và cao độ rải theo đúng yêu cầu thiết kế cho từng vệt rải.

4.2 Sản xuất bêtông nhựa:
- Toàn bộ khu vựa trạm trộn phải đảm bảo thoát nước tốt để giữ cho vật liệu khô sạch.
- Khu vực đun nhựa và chứa cốt liệu trước khi đưa vào trống sấy phải có mái che, bột
khoáng phải được cất ở kho kín, chống ẩm tốt.
- Vật liệu trước khi đưa vào sản xuất phải có thí nghiệm kiểm tra và được sự chấp thuận
của tư vấn giám sát.
Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Quy trình sản xuất bêtông nhựa:
+Nấu sơ bộ nhựa đến nhiệt độ 80 – 100 0C sau đó được bơm qua thiết bị nấu nhựa
để đun đến nhiệt độ làm việc từ 140 – 1500C trước khi cho vào thùng trộn.
+ Cân sơ bộ cát đá trước khi đưa vào trống sấy với sai số không quá +5%.
+ Tại trống sấy, cốt liệu được sấy ở 150 - 160 0C và độ ẩm cốt liệu sau khi sấy
không quá 0,5% mới đưa cốt liệu sang thùng trộn.
+ Bột khoáng được cân chính xác và cho trực tiếp vào thùng trộn.
+ Thời gian trộn bêtông nhựa phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật ứng với
từng loại máy trộn.
+ Nhiệt độ của hỗn hợp bêtông nhựa khi ra khỏi máy trộn từ 140 – 1500C.
4.3 Vận chuyển bêtông nhựa:
- Dùng ô tô tự đổ để vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa từ trạm trộn đến vị trí thi
công.
- Nhiệt độ trong quá trình vận chuyển phải được duy trì không thấp hơn 1200C.
- Thùng xe phải kín, sạch và được quét dầu chống dính ở đáy và thành, phía trên
phải có bạt che phủ.
- Mỗi chuyến xe xuất xưởng phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ: khối lượng, nhiệt độ,
chất lượng, thời điểm đi, nơi đến, tên lái xe.
4.4 Rải bêtông nhựa:
- Phải rải bêtông nhựa bằng máy rải, ở những vị trí máy rải không hoạt động được

thì cho phép rải bằng thủ công nhưng phải tuân thủ quy định.
- Ô tô vận chuyển đổ thẳng hỗn hợp bêtông nhựa vào máy rải, phải kiểm tra nhiệt
độ hỗn hợp bêtông nhựa tại phễu của máy rải và đảm bảo nhiệt độ rải không nhỏ hơn
1200C.
- Chiều dài mỗi vệt rải từ 25 đến 80m ứng với nhiệt độ không khí từ 5 – 300C.
- Trước khi rải phải cho máy rải làm việc không tải 10 - 15 phút.
- Khi độ dốc dọc đường lớn hơn 4% thì rải từ chân dốc lên đỉnh dốc.
- Trong quá trình rải phải thường xuyên kiểm tra chiều dày để điều chỉnh kịp thời.
Trang 25


×