Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích các yếu tố pháp lý để tư vấn cho cá nhân khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.64 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ chế
và các nhu cầu về tư tưởng, tinh thần, nó gắn liền với hai loại quyền đó là quyền về
tài sản và các quyền về nhân thân. Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự
cho thấy trong thời gian qua quyền nhân thân của cá nhân chiếm một vị trí không
đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hầu như bị các vấn đề về tài sản
làm lu mờ, lấn át. Chính vì điều này nên dẫn đến tình trạng quyền nhân thân của cá
nhân bị xâm phạm. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn đề số
03: “Phân tích các yếu tố pháp lý để tư vấn cho cá nhân khi quyền nhân thân của
cá nhân bị xâm phạm” để làm bài tập học kì của mình.
NỘI DUNG
I.
1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
Khái niệm quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản

thân mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa đến
nay, nói đến quyền nhân thân người ta thường liên tưởng đến ngay những quyền
có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Một xã hội
càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu thì con
người càng được tôn trọng bấy nhiêu. Do đó, các quyền nhân thân cũng được pháp
luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn.
BLDS năm 2015 quy định về quyền nhân thân tại điều 25: “Quyền nhân
thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”.
1



2.

Đặc điểm quyền nhân thân

- Thứ nhất: Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt.
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của
các cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Dưới góc độ pháp luật
dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến của
quan hệ dân sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người và
hướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân. Sở dĩ nói quyền nhân thân
là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các
quyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình).
- Thứ hai: Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.
Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân
biệt giới tính, tôn giáo, giai cấp… Chúng ta thấy quyền nhân thân có một sự khác
biệt cơ bản với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất
cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau. Nguyên tắc bình
đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như nhau, đó
không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế. Lợi ích của quyền nhân
thân là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tính
hình thức.
-Thứ ba: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.
Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với
tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì không phải là tài sản nên quyền nhân
thân không bao giờ trị giá được thành tiền. Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định
rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân.

2



- Thứ tư: Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao
cho chủ thể khác.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp
luật qui định. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà
nước quy định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do
vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ
thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao
dịch dân sự giữa các cá nhân.
Ví dụ, người này không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc
một người không thể uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại của
mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người khác. Điều này có nghĩa rằng
bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này
cho người khác và cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này.
Tuy nhiên, tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân chỉ mang tính
chất tương đối. Bởi trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật
thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ: Quyền công bố,
phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao
cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả). Mặc dù vậy thì có những yếu tố luôn
gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyền đứng tên tác giả,
quyền bảo vệ sự toàn vệ của tác phẩm.
-Thứ năm: Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.
Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân. Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân
là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa
3


nhận. Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác nhau
là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch

sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… mà
quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau. Quyền nhân thân
là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân
nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó.
3.

Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân
Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn

chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo
đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người tôn trọng
quyền nhân thân của cá nhân
Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho
các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu
quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh
thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho lao động và sáng tạo.
II.

CÁC YẾU TỐ PHÁP LÝ ĐỂ TƯ VẤN CHO CÁ NHÂN KHI
QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN BỊ XÂM PHẠM
Quyền nhân thân của cá nhân được quy định từ Điều 25-Điều 39 BLDS

2015. Và quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân, do đó tại Điều 11
BLDS 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự. Cụ thể:
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có
quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu
cầu, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

4



1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ;
5. Buộc bồi thường thiệt hại;
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có

thẩm quyền;7
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Đây chính là những cơ sở để luật sư, những người tư vấn tư vấn cho cá nhân
khi quyền nhân thân của họ bị xâm phạm.
Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo
vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều
kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả. Hơn nữa, các quyền nhân thân
của cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau và các hành vi xâm phạm đến quyền
nhân thân cũng rất đa dạng nên việc pháp luật quy định đa dạng hóa các phương
thức bảo vệ quyền nhân thân là rất cần thiết
Từ những điều đã trình bày ở trên thì chúng ta có thể xác định được các yếu
tố pháp lý để tư vấn cho cá nhân khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm
dựa vào từng Điều luật cụ thể được quy định tại Mục 2 Chương III BLDS 2015.
1.

Tự bảo vệ

5


Khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm, khi sức khỏe bị gây

thiệt hại thì có thể yêu cầu chủ thể đã có hành vi gây thiệt hại bồi thường cho các
thiệt hại thực tế phát sinh…Việc tự bảo vệ này thể hiện được tính hòa giải, thỏa
thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự. Bên cạnh đó thì yêu cầu này là phù hợp
với các quy định tương ứng trong BLDS cũng như các văn bản pháp luật khác.
Theo đó quyền của cá nhân trong quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, tôn trọng,
bảo đảm. Tuy nhiên quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân phù hợp với lợi ích
quốc gia, dân tộc, cộng đồng, xã hội.
2.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu cơ

quan có thẩm quyền giải quyết :
-

Yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, người có

hành vi xâm phạm, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại
Chương XX (Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) của BLDS 2015.
Cụ thể Điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn

6



do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.
3. trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo
quy định tại khoản 2 Điều này.”
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền
nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền
nhân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần của họ. Nếu có hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật
chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm hại có quyền yêu cầu
người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp
luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người
có quyền nhân thân bi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức
khác có thẩm quyền buộc người bị vi phạm bồi thường thiệt hại
Bên cạnh đó trường hợp hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân có tính chất nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi xâm phạm còn phải
gánh chịu những chế tài của pháp luật hình sự
-

Xin lỗi, gỡ bỏ, cải chính các thông tin không đúng trên chính các phương
tiện thông tin đại chúng mà thông tin đã được đăng tải.
Trường hợp cá nhân, bị xâm phạm đến danh dự, uy tín thì có quyền khởi

kiện yêu cầu Tòa án buộc các chủ thể xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai
đối với hành vi này

7



Ví dụ: thông tin gây uy hại đến uy tín của một ca sĩ nổi tiếng được đưa trên
chương trình của một đài truyền hình thì chính chương trình của đài truyền hình đó
phải là nơi cải chính các thông tin này và gỡ bỏ toàn bộ thông tin không đúng sự
thật trên các phương tiện lưu trữ của mình.
-

Hủy bỏ các thông tin do cá nhân, tổ chức, cơ quan cất giữ.
Ví dụ: Có những cá nhân tạo dựng các hình ảnh gây tổn hại đến danh dự của

cá nhân khác thì phải hủy bỏ toàn bộ những bản chính, bản sao đang cất giữ.
Những biện pháp này có thể sẽ khó được thực hiện khi không xác định được
chính xác chủ thể đã đưa ra thông tin xấu, đặc biệt trong môi trường mạng xã hội
đang rất phát triển như hiện nay. Đối với trường hợp này, cá nhân vbij đưa thông
tin sẽ căn cứ vào phương thức yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng
để bảo vệ quyền nhân thân của mình.
KẾT LUẬN
Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng
bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu và do đó các quyền nhân
thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với những biện pháp
bảo vệ ngày càng có hiệu quả. Bộ luật dân sự 2015 đã khẳng định được vai trò
quan trọng của mình trong việc bảo vệ quyền nhân thân của mỗi cá nhân,
hiện tính dân chủ cao trong xã hội.

8

thể



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Bộ luật Dân sự 2015
Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015
/>
4.

%C3%A2n
/>
MỤC LỤC




×