Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích các hình thức hành nghề của Luật sư theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.33 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, các vấn đề pháp lý nảy sinh trong
cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân dẫn đến các cá nhân, tổ chức có nhu cầu được
tư vấn và giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả và đảm bảo đúng với pháp
luật, người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu thiết thân, số lượng luật
sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày một phát triển, nền tư pháp nước nhà đã tạo
điều kiện nhiều hơn để luật sư thể hiện tầm quan trọng của mình, đặc biệt trong
việc ban hành các quy định pháp luật về luật sư và nghề luật sư. Để tìm hiểu một
khía cạnh của nghề luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể là quy
định về hình thức hành nghề của Luật sư, em xin chọn cho mình đề bài số 5 :
“Phân tích các hình thức hành nghề của Luật sư theo quy định của pháp luật hiện
hành.” làm nội dung bài tập lớn học kỳ.
1


NỘI DUNG
I – Quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức hành nghề của Luật sư
1. Khái niệm Luật sư và hành nghề Luật sư :
Theo điều 2 Luật Luật sư năm 2006 ( sửa đổi năm 2012 ) quy định : “Luật sư
là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực
hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi
chung là khách hàng).”
Luật Luật sư hiện nay không quy định rõ thế nào là hành nghề Luật sư, tuy
nhiên thông qua quy định tại điều 2 trên có thể đưa ra khái niệm : “ Hành nghề
Luật sư là việc Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, thực
hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).”
Việc hành nghề Luật sư có ảnh hưởng rất lớn đến sự công bằng, chặt chẽ, tôn
nghiêm của pháp luật, do đó hành nghề Luật sư có những đặc điểm riêng biệt hơn


so với việc hành nghề các công việc khác như cần sự chuyên nghiệp, trình độ
chuyên môn và kỹ năng hành nghề. Hành nghề chủ yếu bằng trình độ chuyên môn
chứ không phải là vốn vật chất. Luật sư cung cấp “dịch vụ pháp lý” cho khách
hàng và nhận thù lao từ khách hàng. Có thể nói nghề Luật sư là một loại “dịch vụ
tư”.
2


2. Các hình thức hành nghề Luật sư :
Theo quy định tại Điều 23 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012):
“Điều 23. Hình thức hành nghề của luật sư :
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành
lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng
lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.”
Như vậy theo quy định trên thì các luật sư ở Việt Nam hiện nay có thể hành
nghề thông qua 2 hình thức là hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc
hành nghề với tư cách cá nhân.
a. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư :
Quy định về tổ chức hành nghề luật sư được quy định trong luật Luật sư năm
2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) bắt đầu từ Điều 32 đến Điều 48.
Theo quy định tại Điều 32 : Hình thức tổ chức hành nghề luật sư :
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
3


b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật

này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có
ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức
hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động
cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
...”
Đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có thể đứng
ra thành lập một tổ chức hành nghề cho riêng mình và chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của tổ chức hoặc tham gia cùng với những luật sư khác thành lập một tổ
chức hành nghề và cùng nhau chịu trách nhiệm. Tuy nhiên để làm được điều đó thì
luật sư phải đảm bảo quy định tại khoản a Điều 32 : “Luật sư thành lập hoặc tham
gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục
làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề
với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định
4


của Luật này...” Quy định này nhằm mục đích nâng cao năng lực cũng như trách
nhiệm của luật sư trước khi tham gia vào một tổ chức hành nghề luật, cũng như
đảm bảo các cá nhân, tổ chức được hưởng những dịch vụ pháp lý chất lượng nhất
khi đến các tổ chức luật sư. Thực tế trước khi có những quy định này đã có rất
nhiều luật sư tham gia hành nghề khi chưa đủ kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp
dẫn đến những hậu quả pháp lý bất lợi cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín
của nghề luật sư.
Khoản 4 Điều 32 luật Luật sư cũng quy định : “Một luật sư chỉ được thành lập
hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư
ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể
lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà

một trong các luật sư đó là thành viên.” Quy định này đảm bảo cho khả năng làm
việc hiệu quả của luật sư và của tổ chức hành nghề. Nếu một luật sư tham gia hoặc
thành lập nhiều tổ chức hành nghề luật sư, đồng nghĩa với việc sẽ phải chịu trách
nhiệm cho nhiều tổ chức khác nhau nếu phát sinh vấn đề cũng như việc phân bổ
công việc ra nhiều nơi dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Thành lập hoặc chi
tham gia thành lập một tổ chức hành nghề sẽ giúp luật sư đảm bảo khối lượng công
việc, có thể thực hiện các vấn đề khách hàng yêu cầu một cách hiệu quả hơn.
b. Hành nghề với tư cách cá nhân :

5


Đối với các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, điều 49 luật Luật sư 2006
(sửa đổi năm 2012) quy định :
“1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng
lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư
cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình
theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp
lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng
lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng
trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ
giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.”
Theo quy định của Luật hiện hành thì đối với luật sư hành nghề với tư cách cá
nhân, mức độ tự do lựa chọn hình thức hành nghề đã bị giảm đi so với quy định
của Luật cũ khi các luật sư lựa chọn hình thức này chi có thể hành nghề thông qua
việc ký kết các hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức
hành nghề luật sư. Khi đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức này thì luật sư không
được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan,

tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu
6


cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật
sư là thành viên. Ngoài ra, theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư
sửa đổi 2012 thì luật sư có quyền “hành nghề luật sư ở nước ngoài”. Đây là một
quy định phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tuy vậy, pháp luật hiện hành chưa
có những quy định cụ thể để thực hiện quyền này của luật sư. Hơn thế, cùng với
những khác biệt trong quy định của pháp luật các nước, việc thực hiện quyền này
trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
II – Những vấn đề tồn tại trong áp dụng các quy định về hình thức hành nghề
luật sư và một số kiến nghị :
Hoạt động luật sư trong thời gian qua không những đã đáp ứng kịp thời nhu
cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của các cá nhân, tổ chức; góp phần quan trọng
trong việc bảo việc quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự
khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, mà còn góp phần tạo lập
môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh,
thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thấy rằng, trong tổ
chức và hoạt động hành nghề luật sư hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau đây:

7


Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số cả nước vẫn còn quá thấp, phân
bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh) gây ra sự mất cân đối lớn trong hành nghề và giáo dục pháp luật
giữa các vùng miền, chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu

cầu trong cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của
tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư còn chưa được thực hiện tốt trong thực
tiễn. Tổ chức luật sư toàn quốc với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật
sư trong phạm vi toàn quốc để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật
sư trong hành nghề vẫn còn đang trong quá trình chuẩn bị thành lập. Trong khi đó,
Nhà nước không thể làm thay công việc của Đoàn luật sư, không thể can thiệp vào
các hoạt động có tính chất tự quản của luật sư. Do vậy, trong quản lý hành nghề
luật sư, vẫn còn tình trạng thiếu tập trung, thiếu thống nhất từ phía tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư.
Thứ ba, tổ chức và hoạt động của luật sư Việt Nam và việc hành nghề của tổ
chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, về cơ bản, vẫn đang được điều chinh bằng
các văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt. Việc tách rời các quy định về luật sư
Việt Nam và hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam không những hạn chế
mối liên kết giữa luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
mà còn ảnh hưởng đến nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
8


Thứ tư, việc luật sửa đổi 2012 quy định những luật sư hành nghề với tư cách cá
nhân không còn được tự do lựa chọn hình thức hành nghề như luật 2006 khiến cho
nhiều luật sư không muốn chịu sự ràng buộc với các cơ quan tổ chức mà chi thực
hiện hợp đồng pháp lý với khách hàng một cách độc lập. Hầu hết các quốc gia đều
thống nhất quan điểm rằng luật sư là một nghề tự do và độc lập, do vậy các quy
định về việc lựa chọn hình thức hành nghề đối với cá nhân luật sư sẽ trở thành rào
cản đối với họ.
Trước những hạn chế đó, các nhà làm luật nên xem xét tới việc nới rộng hơn
quyền tự do chọn lựa hình thức hành nghề đối với luật sư. Như đã nhắc đến ở trên
thì luật sư là một ngành nghề tự do và độc lập do đó nên mở rộng cơ hội để các
luật sư có thể hoạt động một cách tự do – độc lập và không cần thiết phải chịu sự
chi phối của một tổ chức luật nào. Đối với các tổ chức hành nghề luật sư, cần đề

xuất những quy định nhằm nâng cao trách nhiệm đối với tổ chức. Tham khảo các
mô hình tổ chức luật của các nước trên thế giới để học hỏi và cải thiện những điểm
thiếu sót trong hoạt động tổ chức hành nghề ở nước ta.

KẾT LUẬN
Nghề luật sư ở Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự xuất hiện ngày càng
nhiều các luật sư, các tổ chức hành nghề luật uy tín và có trình độ pháp lý cao. Luật
sư là một nghề cao quý với những mục đích và phẩm chất nghề nghiệp cao đẹp , là
9


một nghề tự do cung cấp các dịch vụ pháp lý giúp góp phần duy trì và bảo vệ pháp
luật. Nâng cao trình độ của các luật sư cũng như các tổ chức luật đã và đang là vấn
đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bên cạnh những đổi mới quan trọng trong
các quy định của pháp luật về các hình thức hành nghề luật sư thì đâu đó vẫn còn
tồn đọng các khiếm khuyết trong các quy định này đòi hỏi các nhà làm luật xem
xét và sửa đổi để phù hợp với nhu cầu hoạt động luật pháp của các luật sư trong xã
hội hiện nay.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài làm của em. Do kiến thức còn hạn hẹp nên
trong quá trình thực hiện bài tập không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn !

.

10


PHỤ LỤC :
Danh mục tài liệu tham khảo :

1. Tập bài giảng “ Luật sư và hành nghề Luật sư” – HV Tư pháp;
2. “ Luật sư và pháp luật về luật sư Việt Nam” – Đỗ Hoàng Yến & Nguyễn Văn
Bốn;
3. Luật Luật sư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
65/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13.
Một số link tài liệu tham khảo :
/> /> />
11



×