Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Xây dựng các tiêu chí và nội dung đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
.........*****........

TRẦN MẠNH CƢỜNG

XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
.........*****........

TRẦN MẠNH CƢỜNG

XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY BIỂN
Chuyên ngành:

Khoa học Môi Trƣờng

Mã số :

60 85 02



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thành Long

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Cƣờng


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các
cơ quan, tổ chức, nhân dân và các địa phƣơng.
Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hƣớng dẫn
khoa học TS. Nguyễn Thành Long đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo

trong khoa Môi trƣờng, trƣờng Đại Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Trung tâm Điều tra Tài nguyên - môi trƣờng biển … đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy, Cô
và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…...tháng…...năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Mạnh Cƣờng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ CÁC BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN.................................................................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH KTKSRĐB TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ............... 3
1.1.1. Tình hình KTKSRĐB trên thế giới ............................................................... 3
1.1.2. Tình hình KTKSRĐB ở Việt Nam ................................................................ 6
1.2. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐTM LIÊN QUAN TỚI KTKSRĐB

Ở VIỆT NAM ........................................................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm về ĐTM........................................................................................ 9
1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của ĐTM ........................................................................ 10
1.2.3. Thực trạng tình hình lập ĐTM ở Việt Nam ................................................ 12
CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 15
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 15
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 15
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 15
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tổng hợp tài liệu, kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây
............................................................................................................................... 15
2.3.2. Phƣơng pháp chuyên gia ............................................................................. 19
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra khảo sát .................................................................... 20
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 21
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƢỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT
ĐỘNG KTKSRĐB .............................................................................................. 21


3.1.1. Nhóm đối tƣợng môi trƣờng tự nhiên ......................................................... 21
3.1.2. Nhóm đối tƣợng tài nguyên ......................................................................... 26
3.1.3. Nhóm đối tƣợng kinh tế - xã hội .................................................................31
3.2. CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ PHÁP LÝ TRONG XÂY
DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐTM KTKSRĐB ..... 35
3.2.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý trong xây dựng bộ tiêu chí ............... 35
3.2.2. Cơ sở xây dựng hƣớng dẫn các nội dung chính của báo cáo ĐTM cho việc
KTKSRĐB ............................................................................................................ 42
3.3. XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ CỦA BÁO CÁO ĐTM ................................ 42
3.4. HƢỚNG DẤN NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM CHO
HOẠT ĐỘNG KTKSRĐB ................................................................................. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88



KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trƣờng

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trƣờng

KTKSRĐB: Khai thác khoáng sản rắn đáy biển
Nnk:

những ngƣời khác

NXB:

Nhà xuất bản

PMU:

Project Management Unit, (Đơn vị quản lý dự án)

TSS:

Tổng chất rắn lơ lửng

TDS:


Tổng chất rắn hoà tan

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD:

Vật liệu xây dựng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tải lƣợng ô nhiễm do đốt nhiên liệu với sản lƣợng khai thác 450.000
m3/năm của mỏ cát san lấp tại biển Cần Giờ. ........................................................... 22
Bảng 3.2. Ví dụ minh họa về chất lƣợng nƣớc khu vực tàu hút cát do khai thác vùng
A, khu Tây luồng Nam Triệu - Hải Phòng ................................................................ 24
Bảng 3.3. Bộ tiêu chí phục vụ cho công tác ĐTM các dự án KTKSRĐB ................ 47
Bảng 3.4. Danh mục một số tác động đến môi trƣờng của hoạt động KTKSRĐB .. 53
Bảng 3.5. Ma trận một số tác động môi trƣờng đơn giản của hoạt động KTKSRĐB
................................................................................................................................... 58


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ CÁC BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Ví dụ về nhu cầu sử dụng cát cho các công trình xây dựng [15]. ............... 8
Hình 3.1. Phạm vi ảnh hƣởng của sóng sau khu vực khai thác. ............................... 26
Hình 3.2. Tàu và quy trình khai thác cát ................................................................... 28
Hình 3.3. Khai thác KTKSRĐB làm VLXD ........................................................... 32
Hình 3.4. Sạt lở bờ gây mất quỹ đất và ảnh hƣởng đến sự an toàn của ngƣời dân do
hoạt động khai thác KTKSRĐB làm VLXD ............................................................ 32
Hình 3.5. Nguyên lý xác định độ cao trong kỹ thuật đo RTK .................................. 62

Hình 3.6. Kỹ thuật đo sâu hậu xử lý ......................................................................... 63
Hình 3.7. Nguyên lý xác định độ sâu trong kỹ thuật đo sâu hậu xử lý ..................... 64


MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm tiến hành điều tra địa chất khoáng sản biển đã thu đƣợc
nhiều kết quả khả quan. Theo kết quả điều tra địa chất khoáng sản biển đến 100m
nƣớc ở các tỷ lệ 1:500.000, 1:100.000, vùng biển Việt Nam rất có triển vọng về
khoáng sản rắn đáy biển bao gồm hàng trăm tỷ m3 VLXD các loại và hàng trăm
triệu tấn sa khoáng [13].
Do điều kiện phân bố các loại hình khoáng sản rắn đáy biển này chủ yếu ở
các vùng biển nƣớc nông, dễ khai thác, nên rất nhiều doanh nghiệp muốn khai thác
để sử dụng và xuất khẩu. Điển hình nhất là vùng biển Sóc Trăng, năm 2003 công ty
Rohde Nielse A/S đề nghị thực hiện dự án hợp tác thăm dò và khai thác cát biển tại
tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở đề xuất của công ty này và của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sóc Trăng, Thủ tƣớng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 1331/VPCPQHQT ngày 23 tháng 3 năm 2004 cần “khẩn trƣơng hoàn tất việc thăm dò, đánh giá
tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng ven biển Sóc Trăng để có căn cứ cho các
doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, cũng là cơ sở cho các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, quyết định các dự án đầu tƣ vào khu vực này”.
Kết quả điều tra đã xác định vùng biển Sóc Trăng rất có triển vọng về VLXD với
tổng tài nguyên dự báo lên đến gần 13,9 tỷ m3. Trong các năm 2009 đến nay, có rất
nhiều công ty đang chờ Sóc Trăng hoàn thiện quy hoạch sử dụng khoáng sản biển
để xin giấy phép thăm dò và khai thác.
Tuy nhiên, xét dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc để cấp phép cho KTKSRĐB,
các cơ quan quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng và các doanh nghiệp đang gặp
nhiều khó khan về cơ sở pháp lý. Trong số đó, vẫn chƣa có các văn bản quan trọng
quy định cụ thể về việc đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án KTKSRĐB.
Đứng trƣớc tình hình cấp thiết đó, học viên xin lựa chọn đề tài: “Xây dựng
tiêu chí và nội dung báo cáo ĐTM trong hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy
biển” nhằm xây dựng quy định, hƣớng dẫn thành lập báo cáo đánh giá tác động môi

trƣờng đối với hoạt động KTKSRĐB.
1


Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chƣơng chính là:
MỞ ĐẨU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH KTKSRĐB TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình KTKSRĐB trên thế giới
Khoáng sản rắn bao gồm sa khoáng, vật liệu xây dựng, cát thủy tinh, khoáng
sản kim loại có nguồn gốc hóa học và nhiệt dịch. Sa khoáng là những khoáng vật
nặng bền vững đƣợc làm giàu và tích tụ nhờ hoạt động của sóng nhƣ: ilmenit,
zircon, monasit, vàng, casiterit, v.v... Chúng phân bố theo đới đƣờng bờ cổ - vị trí
đƣờng bờ biển dừng khá lâu trong quá trình biển tiến hoặc quá trình biển thoái. Ví
dụ trên thềm lục địa Việt Nam có các đới đƣờng bờ cổ tập trung sa khoáng phân bố
ở các độ sâu: 30m, 60m, 100m, 200m, 400m, 700m, 1500m, 2500m. Vật liệu xây
dựng trên đáy biển chủ yếu là cát. Cát có nguồn gốc tái trầm tích do sóng trong quá
trình biển tiến Flandrian. Độ chọn lọc rất tốt, hàm lƣợng thạch anh dao động từ 98 –
100%. Vật liệu cát thủy tinh phân bố trên các đê cát ven bờ và cồn cát trắng tuổi
Holocen sớm - giữa. Cát có độ chọn lọc và mài tròn rất tốt, hàm lƣợng thạch anh
dao động từ 98 – 100%. Khoáng sản rắn có nguồn gốc hóa học chủ yếu đƣợc kết tủa
từ nƣớc biển dƣới dạng vật liệu keo (Fe+3, Mn, Al, SiO2, P2O5) và dung dịch thật

(CaCO3, CaMg(CO3)2 do phân dị hóa học phụ thuộc vào độ pH của nƣớc biển.
Khoáng sản rắn có nguồn gốc núi lửa và nhiệt dịch nhƣ Mn, W, Mo, Au, Hg, Sb,
Bi,.... đƣợc thành tạo liên quan đến đới tách giãn đáy đại dƣơng, các đứt gãy và khe
nứt xuyên cắt vỏ đại dƣơng và sống núi giữa đại dƣơng. Khoáng sản nổi tiếng trên
đáy đại dƣơng hiện đại là kết hạch Mangan (module) [5].
Trên thế giới, hoạt động khai thác khoáng sản biển diễn ra từ đầu thế kỷ XX
nhƣng đến những năm 70 của thế kỷ XX mới thực sự phát triển mạnh mẽ cả về quy
mô và công nghệ khai thác [5].
Năm 1991 chính phủ Hoa Kỳ cấp phép cho công ty WestGold thăm dò khai
thác quặng vàng trên diện tích 59.510ha trong vùng Norton Sound ngoài khơi thuộc
bang Alaska, phạm vi khai thác trong khoảng 5-22km ngoài khơi. Trữ lƣợng quặng
vàng sa khoáng tại khu vực khai thác khoảng 530,000 troy ounce (1 troy ounces =
3


31,1034768g). Hoạt động thăm dò của dự án mất 3 năm và thời gian khai thác của
dự án diễn ra trong 14 năm [5].
Hàn Quốc, từ năm 1994 đã đƣợc cấp 150.000km2 để khai thác mỏ sunfua đa
kim thuộc đới đứt gãy Clarion-Clipperton, năm 2002 đã đƣợc điều tra cơ bản đƣợc
75.000km2. Năm 2007, bằng việc lấy mẫu phân tích kết hạch và số liệu phân tích
môi trƣờng đã thành lập bản đồ môi trƣờng cơ bản cho 40.000km2 diện tích vùng
mỏ ƣu tiên. Trong năm 2007, Hàn Quốc cũng đã tổ chức hai đoàn khảo sát đo vẽ
đáy biển với mức độ chi tiết cao và nghiên cứu các mẫu trầm tích để lựa chọn
20.000km2 để ƣu tiên khai thác [5].
Cùng với các quốc gia có tiềm lực khoa học kỹ thuật về khai thác biển sâu,
một số công ty chuyên về khai thác quặng trên đất liền cũng đầu tƣ KTKSRĐB. De
Beer, công ty khai thác kim cƣơng lớn nhất thế giới có trụ sở tại Nam Phi là một
trong những công ty đầu tiên chuyển hƣớng từ khai thác các mỏ trên đất liền sang
khai thác dƣới đáy đại dƣơng. Sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Đức, De
Beers đang thực hiện một dự án khai thác kim cƣơng trong trầm tích ngoài khơi

Namibia [5].
Vào năm 1970, các nƣớc tƣ bản đã khai thác 55 triệu tấn cát và cuội, trong
đó Anh khai thác 13,6 triệu tấn, Nhật Bản – 10 triệu tấn, Đan Mạch – 9,5 triệu tấn,
một lƣợng đáng kể trầm tích và đá cacbonat – 18,8 triệu tấn, trong đó 18 triệu tấn ở
Mỹ. Trong năm 1972, sản lƣợng khai thác cát và cuội sỏi từ các mỏ thềm lục địa
ven bờ ở Anh là 106 triệu tấn. Trên thềm lục địa Mỹ, hàng năm đã lấy lên khoảng
80 triệu tấn cát và cuội sỏi [5].
Hiện nay, ngƣời ra đã thăm dò các mỏ KSRĐB liên quan tới VLXD đến độ
sâu trên 50m và cách xa bờ biển chừng 500km. Do nhu cầu vật liệu ngày càng tăng,
nên các nƣớc ngày càng đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò các mỏ KSRĐB làm
VLXD, nhiều mỏ đã đƣợc phát hiện và khai thác. Thí dụ, ở Thủy Điển ngƣời ta đã
thực hiện kế hoạch 15 năm lập bản đồ địa chất thềm lục địa và phát hiện các mỏ cát
cuội với trữ lƣợng khoảng 260 triệu m3, còn đảo Gronlen – hơn 6 tỉ m3 cát và cuội.

4


Trong số KSRĐB làm VLXD, phổ biến nhất vẫn là cát ven biển. Chúng cấu
thành các doi cát, băi cát biển, sƣờn bờ ngầm, nhiều vùng cát ở đáy biển. Chúng
thƣờng giàu thạch anh, ít tạp chất, nhƣng thuộc loại cát mặn, nên việc sử dụng
chúng vẫn còn nhiều hạn chế và mang tính chất địa phƣơng. Chỉ nên tiến hành khai
thác VLXD ở biển trong trƣờng hợp có nhu cầu cấp thiết và phải có kế hoạch bảo
vệ bờ biển chống xói lở. Trên thực tế, hình thức sử dụng bãi cát biển tốt nhất là vào
mục đích du lịch – giá trị thƣơng mại thực sự cao hơn nhiều lần so với khai thác cát
làm VLXD. Cuội sỏi, do kích thƣớc lớn nên hãn hữu mới đƣợc mang ra biển.
Chúng thƣờng tụ tập ven bờ, gần nguồn cung cấp. Một trong những vùng khai thác
cuội sỏi nhiều nhất là vùng biển Bantich và Biển Bắc (dùng cho xây dựng và san
nền). Ở Anh, sản lƣợng khai thác biển hàng năm tăng khoảng 20 -25%, tình hình
tƣơng tự cũng thấy ở các nƣớc công nghiệp phát triển còn lại nhƣ Tây Âu, Nhật
Bản, Mỹ do nhu cầu tăng trƣởng kinh tế.

Trầm tích vỏ sinh vật chứa vôi (canxi) đã và đang đƣợc khai thác ở nhiều nơi
trên thế giới để làm VLXD, đƣờng xá và nung vôi. Thí dụ, vỏ sò đã đƣợc khai thác
ở vịnh San Francisco để làm xi măng, đƣợc khai thác ở vùng Galveston thuộc vịnh
Mehico để lấy canxi, sau đó cho phản ứng với nƣớc biển để tách Magie. Vỏ sò ở
Mỹ đƣợc khai thác từ năm 1910. Từ năm 1940 – 1965 thì chỉ riêng các công ty ở
bang Texac đã khai thác 45 triệu tấn vỏ sò phục vụ các mục đích công nghiệp khác
nhau. Ở Tây Nam Island, ngƣời ta đã phát hiện các vỉa vỏ nhuyễn thể kéo dài 18 –
20km, rộng 700 – 1.000m, nằm sâu 40 -45m. Năm 1967, ngƣời ta đã khai thác ở
đây 252.000 tấn vỏ sò, năm 1968 – 273.000 tấn và năm 1969 – 252.000 tấn để làm
xi măng [5].
Nạo vét vỏ sò ốc dƣới đáy biển sẽ ảnh hƣởng đến nơi sinh cƣ của nhiều loại
sinh vật đáy và tác động xấu đến năng suất sinh học dƣới đáy biển. Các mâu thuẫn
lợi ích cũng có thể nảy sinh khi tiến hành đồng thời hoạt động đánh cá và nạo vét vỏ
sò ốc. Với những hối thúc của thị trƣờng đồ lƣu niệm trên thế giới và của sự ra đời
phƣơng pháp lặn ngƣời nhái, thì việc thu lƣợm vỏ sò ốc và san hô đã trở thành
nguồn thu nhập quan trọng của dân các vùng đảo Thái Bình Dƣơng và các ngƣ dân
5


ven biển nhiều nƣớc. Không có sự ngạc nhiên, các loài hiếm và hấp dẫn đã giảm
dần do sự thu lƣợm nhƣ vậy.
Ngƣời ta cũng phát hiện và khai thác cát thủy tinh ở ven biển và các đảo, tuy
nhiên không phổ biến. Cát thủy tinh ở biển thƣờng có chất lƣợng tốt, giàu thạch
anh, đều hạt và ít tạp. Ven biển Azop có mỏ cát thủy tinh lớn tuổi Pliocen, hàng
năm khai thác đến 80.000 tấn cát thạch anh.
Ngoài ra trong số KSRĐB, ngƣời ta còn khai thác một loại bùn giàu silicat
để sản xuất VLXD. Loại bùn sét này tìm thấy ở bờ Đông nƣớc Mỹ, trong vịnh
Keip-kod và Bezard ở độ sâu 27m với diện tích 40km2 và độ sâu 16-160m. Trong
thành phần của bùn sét có đến 90% silicat, trong đó illit chiếm 50%. Các khoáng vật
lục nguyên có thạch anh, amphibon, mảnh vỏ sò ốc và một ít vật chất hữu cơ [5].

1.1.2. Tình hình KTKSRĐB ở Việt Nam
1.1.2.1. Tiềm năng khoáng sản rắn đáy biển ở Việt Nam
Khoáng sản rắn ở biển Việt Nam phân bố trong trầm tích Đệ tứ, trong các đá
gốc ven bờ thềm lục địa và biển sâu. Trong trầm tích Đệ tứ đã phát hiện các tích tụ
công nghiệp và một loạt các khoáng vật quặng, phi quặng (sa khoáng), phôtphorit
và các biểu hiện của glauconit, pirit, thạch cao, kết hạch sắt – mangan,...
Từ năm 1991 đến nay, Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trƣờng biển
(trƣớc đấy là Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển) đã thực hiện nhiều đề án, dự
án điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ từ 0-100m nƣớc, kết
quả cho thấy tiềm năng KSRĐB làm VLXD là rất lớn.
Theo kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản của Trung tâm Điều
tra tài nguyên – môi trƣờng biển từ năm 1991 đến nay trên vùng biển 0-30m nƣớc ở
tỷ lệ 1/500.000 và vùng biển 0-30m nƣớc một số khu vực (Sóc Trăng, Nam Trung
Bộ, Phú Quốc-Hà Tiên, Hải Phòng-Quảng Ninh) ở tỷ lệ 1/100.000 cho thấy tiềm
năng KSRĐB tại Việt Nam nhƣ sau:
a. Triển vọng sa khoáng

6


Kết quả điều tra ở tỷ lệ 1:500.000 vùng biển ven bờ (0-30m nƣớc) đã xác
định đƣợc 7 vùng có triển vọng nhất (loại A) và 18 vùng có triển vọng (loại B) về
khoáng sản kim loại (sa khoáng Ti-Zr, vàng, thiếc đi kèm) [1].
Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra tỷ lệ 1:100.000, các sa khoáng rất có triển
vọng ở khu vực biển Nam Trung Bộ, cụ thể đã xác định đƣợc 09 vùng triển vọng
khoáng sản kim loại (loại A) với tổng tài nguyên dự báo là 18,6 triệu tấn quặng tổng
(Ti-Zr, có vàng thiếc đi kèm). Các vùng này tập trung chủ yếu ở các khu vực biển
Bình Thuận, bán đảo Hòn Gốm [11].
Kết quả điều tra ở tỷ lệ 1:500.00 vùng biển từ 30-100m nƣớc đã xác định
đƣợc 6 khu vực triển vọng sa khoáng với tổng tài nguyên dự báo là 51 triệu tấn

[13].
b. Triển vọng VLXD
- Kết quả nghiên cứu vùng biển 0-30m nƣớc, đã khoanh định đƣợc 18 vùng
có triển vọng VLXD nhƣ: Bắc Côn Đảo, Đông Bắc Hòn Khoai, Biển Bình Thuận,
Nam Bãi Cạn Sầm Sơn, Tây Nam máng Long Châu,… chủ yếu là tích tụ cát sạn
hiện đại, đất sét dẻo mịn sông cổ [1]… Theo điều tra đánh giá, vùng biển tỉnh Bình
Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện đƣợc 8 diện tích với tổng tài nguyên dự
báo là 36,225 tỷ m3, vùng biển Sóc Trăng bƣớc đầu xác định 7 vùng triển vọng với
tổng tài nguyên dự báo 8,15 tỷ m3, vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh và Bạch
Long Vĩ đã phát hiện đƣợc 7 diện tích triển vọng KSRĐB làm VLXD với tổng tài
nguyên dự báo khoảng 1,4 tỷ m3, vùng biển Phú Quốc- Hà Tiên đã xác định đƣợc 3
diện tích có triển vọng KSRĐB làm VLXD với tổng tài nguyên dự báo gần 840
triệu m3... [12]
- Vùng biển 30-100m nƣớc đã xác định đƣợc 10 vùng có triển vọng VLXD ở
phía Tây đảo Bạch Long Vĩ, Đông Nam mũi Né,…[13]
Nhƣ vậy, có thể khẳng định vùng biển Việt Nam có tiềm năng về khoáng sản
rắn đáy biển với trữ lƣợng dự kiến rất lớn.

7


1.1.2.2. Nhu cầu sử dụng KSRĐB làm VLXD ở Việt Nam
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng về mức độ tiêu thụ cát xây dựng tại Việt
Nam giai đoạn từ năm 2001 đến nay chỉ ra nhƣ sau: năm 2006 tiêu thụ 73 triệu m3,
năm 2007 tiêu thụ 78,3 triệu m3, năm 2008 tiêu thụ 85,5 triệu m3. Dự báo nhu cầu năm
2020 từ 182 đến 197 triệu m3 [15].
Theo số liệu tính toán từ nay đến năm 2020, để phát triển, nâng cấp mở rộng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, dân cƣ tỉnh Đồng Tháp có nhu cầu cát san lấp
dự kiến khoảng 70 triệu m3.
Chỉ tính riêng khối lƣợng cát xây dựng phục vụ các công trình dự án do

PMU Mỹ Thuận thực hiện trong các năm 2005 - 2008 là khoảng 17 triệu m3. Dự án
đƣờng cao tốc Sài Gòn - Trung Lƣơng đã sử dụng 1,2 triệu m3 cát đạt chuẩn để xử
lý nền đất yếu, đặc biệt cát cho bê tông cấp cao phải nhập từ nƣớc ngoài mới đạt
chuẩn.
Điều này có thể thấy đƣợc qua hình 1.1 ví dụ về nhu cầu cát cho một số công
trình xây dựng. Để làm 1 km đƣờng cao tốc 6 làn đƣờng cần 30.000 tấn cát hay để
sản xuất 1m3 bê tông cần 0,5 m3 cát,…

Làm 1km đường cao tốc cần
30.000 tấn

1m3 bê tông cần 0,5m
hai 3
tấn

Xây 1 căn nhà cần từ
100 – 300 tấn

Xây 1 trường học hay một
bệnh viện cần 2000 – 4000 tấn

Làm 1km đường sắt cần
16.000 tấn

Hình 1.1. Ví dụ về nhu cầu sử dụng cát cho các công trình xây dựng [15].
Tình trạng khan hiếm cát xây dựng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
càng trở lên trầm trọng hơn, kể từ khi phía Campuchia – nơi cung cấp chủ yếu các

8



loại cát có modul lớn cho cả vùng ngừng khai thác. Trong khi đó theo kế hoạch của
Bộ Giao thông - Vận tải sắp tới sẽ có 53 dự án xây dựng cầu, đƣờng có quy mô lớn
do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tƣ đang đƣợc triển khai tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.
Nhƣ vậy có thể thấy, nhu cầu về KTKSRĐB làm VLXD ở Việt Nam ngày
càng tăng cao để phục vụ yêu cầu về xây dựng của các khu đô thị, khu công nghiệp,
công trình giao thông, cảng biển và các công trình dân sinh.
1.1.2.3. Hiện trạng KTKSRĐB ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay việc KTKSRĐB làm VLXD từ biển chƣa đƣợc cấp
phép chính thức từ các cơ quan quản lý, ngoại trừ một số dự án khai thác cát ven
biển dƣới hình thức nạo vét luồng lạch cửa sông nhƣ dự án nạo vét khai thông cửa
Lở sông Vệ của Công ty cổ phần Saphia quốc tế - chi nhánh tại Quảng Ngãi, dự tính
30.000 tấn cát đầu tiên từ việc nạo hút cửa sông này sẽ đƣợc xuất khẩu sang
Singapore theo hợp đồng 20 triệu mét khối đƣợc thực hiện trong ba năm. Dự án
khai thác cát san lấp phục vụ khu lấn biển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Khu
vực khai thác là mỏ cát cách bờ 4km nằm ở độ sâu trung bình 4,7m. Sản lƣợng khai
thác dự kiến khoảng 5 triệu mét khối cát đƣợc khai thác bằng tàu hút và bơm theo
đƣờng ống về bãi san lấp cách đó 4km.
Ngoài ra một số địa phƣơng ven biển có nguồn tài nguyên KSRĐB cũng có
chủ trƣơng xin khai thác làm VLXD phục vụ phát triển kinh tế, tuy nhiên do còn
vƣớng mắc về thủ tục hƣớng dẫn đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án
khai thác khoáng sản biển nên các dự án này chƣa nhận đƣợc sự chấp thuận của các
cơ quan quản lý.

1.2. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐTM LIÊN QUAN TỚI KTKSRĐB Ở
VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm về ĐTM
Trong Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, ĐTM đƣợc định nghĩa nhƣ


9


sau: “Đánh giá tác động môi trƣờng là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trƣờng của dự án đầu tƣ cụ thể để đƣa ra biện pháp bảo vệ môi trƣờng khi triển khai
dự án đó.”
1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của ĐTM
1.2.2.1. Mục tiêu
Mỗi hoạt động phát triển của con ngƣời đều có tác động đến môi trƣờng
xung quanh theo hai hƣớng: tích cực và tiêu cực. Nhằm xác định hƣớng tác động
nào là tích cực, hƣớng tác động nào là tiêu cực, chúng ta phải tiến hành phân tích,
đánh giá các mặt lợi và hại của các tác động, đánh giá các tác động của hoạt động
phát triển tới môi trƣờng (ĐTM). Công tác này đƣợc coi là một giải pháp nhằm điều
hòa hai mặt đối lập giữa phát triển và môi trƣờng. Mục tiêu của công tác này đã
đƣợc Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ phân tích trong giáo trình Đánh giá tác
động môi trƣờng [3] nhƣ sau:
1. ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến
môi trƣờng của các chính sách, chƣơng trình, hoạt động và các dự án. Nó góp phần
xem xét để đƣa ra quyết định, có tính đến ảnh hƣởng môi trƣờng liên quan tới các
khu vực công và tƣ nhân.
2. ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với ngƣời ta quyết định về tính phù
hợp của chính sách, chƣơng trình, hoạt động, dự án về mặt môi trƣờng để ra quyết
định có tiếp tục thực hiện hay không.
3. Đối với các chƣơng trình, chính sách, hoạt động, dự án đƣợc chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm
nhẹ tác động có hại tới môi trƣờng.
4. ĐTM tạo ra phƣơng thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra
quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới ngƣời ra quyết
định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộ họp công khai hoặc
trong việc hòa giải giữa các bên (thƣờng là bên gây tác động và bên chƣa tác động).


10


5. Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển đƣợc công khai để xem xét một
cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng
đồng. Điều đó góp phần lựa chọn đƣợc dự án tốt hơn để thực hiện.
6. Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hƣớng tự loại trừ, không đƣợc thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự
chất vấn của công chúng.
7. Thông qua ĐTM, nhiều dự án đƣợc chấp nhận nhƣng phải thực hiện những
điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc giám sát, lập
báo cáo hàng năm hoặc phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
8. Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn nhƣ công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải đƣợc xem xét hết sức cẩn thận.
9. ĐTM đƣợc coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt
hơn và trợ giúp cho tăng trƣởng kinh tế.
10. Trong nhiều trƣờng hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí
nhà kính cũng nhƣ việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy – nghĩa
là chấp nhận phát triển, tăng trƣởng kinh tế.
1.2.2.2. Ý nghĩa
Ý nghĩa của công tác ĐTM đã đƣợc Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ phân
tích trong giáo trình Đánh giá tác động môi trƣờng [3] nhƣ sau:
- Khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lƣỡng dự án và
những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt động có
hiệu quả hơn.
- ĐTM có thể tiết kiệm đƣợc thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển
lâu dài. Qua các nhân tố môi trƣờng tổng hợp đƣợc xem xét đến trong quá trình ra
quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh đƣợc những chi
phí không cần thiết và đôi khi tránh đƣợc những hoạt động sai lầm, phải khắc phục

trong tƣơng lai.

11


- ĐTM giúp Nhà nƣớc, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.
Các đóng góp của cộng đồng trƣớc khi dự án đƣợc đầu tƣ, hoạt động có thể nâng
cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Thực hiện công tác ĐTM
tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vƣợng trong tƣơng lai. Thông qua các
kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm đƣợc sự đe
dọa của suy thoái môi trƣờng đến sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái.
1.2.3. Thực trạng tình hình lập ĐTM ở Việt Nam
Có thể chia quá trình nghiên cứu và thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam
thành hai giai đoạn: giai đoạn trƣớc năm 1993 và giai đoạn sau năm 1993.
Giai đoạn trước năm 1993
Năm 1981, Chƣơng trình Nghiên cứu Môi trƣờng Quốc gia đã tổ chức khoá
tập huấn những phƣơng pháp luận đầu tiên cho việc áp dụng ĐTM ở Việt Nam với
sự tham gia của trên 200 nhà khoa học từ các trƣờng đại học, cao đẳng, viện nghiên
cứu [2]. Trong giai đoạn này, các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu đã thực hiện
một số nghiên cứu xem xét, đánh giá ban đầu về môi trƣờng hoặc theo hƣớng đánh
giá tác động môi trƣờng đối với một số dự án lớn. Tuy nhiên tại thời điểm đó quá
trình quy hoạch phát triển hoàn toàn không có những quy định pháp luật bắt buộc
liên quan đến ĐTM; cũng nhƣ những phƣơng pháp tiến hành ĐTM chƣa đƣợc biết
đến rộng rãi tại Việt Nam nên những nghiên cứu trên đã thực hiện không theo một
chuẩn mực nhất định, và tách biệt hoàn toàn với quá trình quy hoạch cũng nhƣ quá
trình xây dựng dự án.
Giai đoạn sau năm 1993
Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng việc ra đời của Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm
1993 và Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hƣớng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trƣờng. ĐTM lần đầu tiên đƣợc quy định tại điều 17 và

18 của Luật Bảo vệ Môi trƣờng. Theo đó, tất cả các dự án trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc
ngoài ở Việt Nam đều phải thực hiện ĐTM. Ngoài ra, các dự án đã đi vào hoạt động
cũng cần lập báo cáo và đánh giá tác động dƣới dạng “kiểm toán Môi Trƣờng” theo
12

Comment [S1]: Ghi tài liệu tham khảo theo số
hoặc tên tác giả phải thống nhất trong toàn bộ báo
cáo


quy định của thông tƣ 1420/TT/MTg-ĐKHCNMT ngày 26 tháng 11 năm 1994 về việc
hƣớng dẫn đánh giá tác động của Môi trƣờng đối với cơ sở đang hoạt động.
Đến năm 2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM ngày càng đa
dạng và chi tiết hơn. Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã
dành 1 chƣơng (chƣơng III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động của
Môi trường và cam kết bảo vệ Môi trường, gồm 6 điều từ Điều 18 đến Điều 23)
nhằm quy định về công tác đánh giá tác động môi trƣờng. Theo thống kê ban đầu,
từ năm 2006 đến nay, có hơn 20 văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM đã đƣợc ban
hành. Tính từ khi có quy định về ĐTM, các dự án ở tất cả các lĩnh vực đều đã tiến
hành ĐTM; điển hình có thể kể đến một số lĩnh vực nhƣ xây dựng khu công nghiệp,
khai thác khoáng sản trong lục địa, cảng biển, nuôi trồng thủy sản,… Đến ngày 23
tháng 6 năm 2014, luật bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 đã đƣợc Quốc hội
thông qua. Luật bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật BVMT ban hành
ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong đó, công tác đánh giá tác động môi trƣờng đƣợc
quy định ở mục 3, chƣơng II: Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường,
gồm 11 điều, từ điều 18 đến điều 28.
Nhƣ vậy, đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trƣờng nói
chung đã có các quy định pháp luật về việc ĐTM. Đặc biệt, hiện đã có một số
hƣớng dẫn chi tiết về việc ĐTM chuyên ngành nhƣ: “Hướng dẫn lập báo cáo Đánh

giá tác động môi trường cho các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” của
Cục Môi trƣờng ban hành năm 2000, “Đánh giá tác động môi trường lâm nghiệp”
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm 2006, “Hướng dẫn
Đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển” của Bộ Thủy sản ban
hành năm 2007. Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, đã có Quy chế “Bảo vệ môi trường
trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế
biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” (1998), “Hướng dẫn quan trắc và phân tích
môi trường biển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam”
(2011) của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Đặc biệt là Thông tƣ 27/2015/TT13


BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 về Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, Đánh giá
tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
Trên thực tế, đối với các hoạt động khai thác tài nguyên biển ở Việt Nam
hiện nay, cụ thể ở đây là KTKSRĐB (liên quan tới sa khoáng và vật liệu xây dựng)
vẫn chƣa có một văn bản pháp lý nào hƣớng dẫn cụ thể việc lập đánh giá tác động
môi trƣờng cho các dự án KTKSRĐB. Trong khi đó, việc khai thác và sử dụng tài
nguyên KSRĐB có những đặc thù riêng nhƣ quá trình phát tán các chất thải trong
khi khai thác xảy ra trong không gian rộng bởi môi trƣờng nƣớc biển cùng chế độ
dòng chảy phức tạp,…
Mặt khác, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng ven biển đòi
hỏi phải đƣa các khu vực đã và sẽ phát hiện có triển vọng khoáng sản dƣới đáy biển
là rất cấp bách. Giá trị kinh tế của việc khai thác sẽ đáp ứng một phần phát triển
kinh tế của mỗi địa phƣơng, mỗi khu vực. Điều này đòi hỏi các cấp quản lý nhà
nƣớc phải sớm đƣa ra các văn bản pháp lý quy định về cấp phép thăm dò, khai thác
cũng nhƣ ĐTM đối với các quá trình KTKSRĐB.

14



CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn này chủ yếu đề cập tới các vấn đề liên
quan đến ĐTM của các hoạt động KTKSRĐB vùng ven biển tại Việt Nam và các
văn bản pháp lý có liên quan.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các khoáng sản đáy biển không gắn kết: gồm sa khoáng và VLXD.
- Hoạt động khai thác cát ở cửa Thuận An - Thừa Thiên Huế.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tổng hợp tài liệu, kế thừa các nghiên cứu trƣớc
đây
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các công trình nghiên
cứu về ĐTM liên quan đến các dự án KTKSRĐB. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới
mẻ đối với Việt Nam, do đó học viên đã thu thập, tổng hợp các tài liệu của nƣớc
ngoài. Bên cạnh đó, học viên cũng thu thập một khối lƣợng lớn các tài liệu liên
quan đến công tác ĐTM do các đơn vị, tổ chức của Việt Nam thực hiện. Cụ thể các
tài liệu thu thập nhƣ sau:
a. Nhóm tài liệu về hiện trạng khai thác, công nghệ khai thác, các thông tin
chung về KTKSRĐB của các nước trên thế giới.
Đây là nhóm tài liệu rất phong phú và đa dạng, đƣợc các tổ chức có uy tín
của các nƣớc xuất bản nhƣ Hiệp hội sản xuất VLXD từ đáy biển của Vƣơng quốc
Anh (British Marine Aggregate Producers Association – BMAPA), Văn phòng quản
lý khoáng sản (Mineral Management)- Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, các chƣơng trình nghiên
cứu về tác động môi trƣờng của cộng đồng Châu Âu cũng nhƣ nhiều nƣớc khác.
Trong tài liệu thu thập đƣợc, học viên đặc biệt quan tâm đến các tài liệu sau:
- Aggregates from the sea (khoáng sản VLXD đáy biển) của BMAPA [25].

15



Tài liệu đã giới thiệu cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của công nghệ
khai thác khoáng sản VLXD từ đáy biển, cũng nhƣ dự đoán đƣợc mức độ phát triển
của ngành công nghệ này trong tƣơng lai. Tài liệu cũng đƣa ra các thông tin liên
quan đến khai thác loại khoáng sản này tại các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, xứ Wales,
Pháp, Bỉ,…
- Seabed Mining: Atechnical review (tổng quan về công nghệ khai thác
khoáng sản đáy biển) do Greenpeace Research Laboratories Technical xuất bản năm
2000 [18]. Tài liệu đã giới thiệu các loại hình khoáng sản đáy biển, sự hình thành,
tích tụ, thành phần của các khoáng sản, kỹ thuật khai thác và một số điểm lƣu ý về
vấn đề môi trƣờng trong quá trình khai thác.
- Marine sediment extraction in Baltic sea [24] (khai thác trầm tích đáy biển
tại biển Baltic) do Hội đồng bảo vệ môi trƣờng biển Baltic thực hiện, đã khái quát
tiềm năng khoáng sản đáy biển của các quốc gia biển Baltic gồm Đan Mạch, Đức,
Ba Lan, Nga,… Đồng thời giới thiệu hoạt động khai thác các khoáng sản đáy biển
của các quốc gia nói trên.
Bên cạnh đó còn một loạt các tài liệu về KTKSRĐB do các nƣớc thực hiện
đƣợc thu thập, tổng hợp trong khuôn khổ Luận văn này.
b. Nhóm các tài liệu về quy định, quy trình, hướng dẫn ĐTM trong hoạt động
KTKSRĐB của các nước.
Các nƣớc có KTKSRĐB rất quan tâm đến vấn đề môi trƣờng trong hoạt
động khai thác. Do đó, các nƣớc đã xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hƣớng
dẫn việc ĐTM đối với hoạt động khai thác này. Các tài liệu cần phải kể đến gồm:
Marine mining technologies and mitigation techniques – A detailed analysis
with respect to the mining of specific offshore mineral commodities [28] (Công
nghệ khai thác và giảm thiểu tác động trong khai thác khoáng sản rắn đáy biển) do
Văn phòng quản lý khoáng sản (Mineral Management Service-MMS) – Bộ Nội vụ
Hoa Kỳ xây dựng. Báo cáo xây dựng công phu, hƣớng dẫn đánh giá chi tiết các đối
tƣợng môi trƣờng, ảnh hƣởng của các đối tƣợng môi trƣờng do hoạt động khai thác,

16


×