Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hoạt động quản lý tri thức trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------------KHOA QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN
HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TRI THỨC
CỦA DOANH NGHIỆP

GVHD: Hồ Trọng Nghĩa
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP: ADC01
KHÓA 42



DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1/ Nguyễn Thị Cẩm Hằng
2/ Nguyễn Thúy Hiền
3/ Lưu Bảo Nhi
4/ Thân Tường Vy
5/ Nguyễn Thanh Vy ( Nhóm trưởng)


Mục lục
Lời mở đầu
I/ Tổng quan về tri thức và quản lý tri thức:.................................................6
1/ Tri thức là gì?.........................................................................................6
1.1/ Khái niệm:.......................................................................................6
1.2/ Mô hình SECI - kết quả nghiên cứu của nhóm nhà quản trị Nhật


Bản:.........................................................................................................6
1.3/ Tầm quan trọng của tri thức...........................................................7
2/ Quản lý tri thức là gì?............................................................................7
2.1/ Định nghĩa.......................................................................................8
2.2/ Vai trò của quản lý tri thức:.............................................................9
2.3/ Tầm quan trọng của quản lý tri thức:............................................11
2.4/ Ứng dụng:.....................................................................................12
Ba cách tiếp cận của Google với khách hàng :.....................................13
3/ Mối quan hệ của tri thức với quản lý tri thức:......................................15
II. Các hoạt động tri thức trong doanh nghiệp:...........................................15
1/ Xác định tri thức:.................................................................................16
2/ Thu nhận tri thức:................................................................................17
3/ Ứng dụng tri thức:...............................................................................17
4/ Chia sẻ tri thức:...................................................................................17
5/ Phát triển tri thức:...............................................................................18
6/ Tạo lập tri thức:...................................................................................18
7/ Duy trì tri thức:....................................................................................19
8/ Đo lường kiến thức:.............................................................................19
III/ Kết luận.................................................................................................21

Tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU

Con người là tài nguyên quý giá của nhân loại vì bởi lẽ ở con người có
sự tư duy, có sự hiểu biết, nhìn nhận và tiếp thu nguồn tri thức. Khoa
học công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi khả năng tư duy của con
người ngày càng cao và có chiều sâu. Nếu như trước đây các loại tài
nguyên, vốn, đất đai là thế mạnh của nhiều quốc gia và được dùng để

tạo tiền đề phát triển nền kinh tế thì ngày nay sử dụng vốn tri thức sao
cho hiệu quả mới là vấn đề nhận được nhiều sự chú ý. Mỗi cá nhân đều
mang trong bản thân một kho tàng tri thức nhưng nếu nguồn tri thức ấy
không được phát huy hay khai thác hợp lý thì chúng đều thuộc về cá
nhân của bản thân mà không có ích lợi gì cho đất nước và cho xã hội.
Nhật Bản là một quốc gia khan hiếm về nguồn tài nguyên nhưng lại là
một trong số những quốc gia đang có tốc độ phát triển cao trên thế
giới, vậy Nhật Bản có lợi thế gì hơn so với Việt Nam? Việc quản lý
nguồn tri thức của mỗi quốc gia có thật sự quan trọng hay không?


I/ Tổng quan về tri thức và quản lý tri thức:
1/ Tri thức là gì?
Trong thời đại ngày càng phát triển , khoa học ngày càng tân tiến, công nghệ
thông tin ngày càng phổ biến, việc quản trị một doanh nghiệp thành công và tận dụng
hiệu quả nguồn lực khan hiếm, để làm được việc đó quản trị tri thức là một trong những
yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có.
Nắm rõ thông tin là yếu tố quan trọng và nhất thiết trong việc đưa ra quyết định, thông
tin có được dựa trên công nghệ thông tin nhưng để mang lại hiệu quả vượt trội trong
việc kinh doanh nhà quản lý cần phải dựa trên tri thức kinh doanh, vậy tri thức là gì?
1.1/ Khái niệm:
Phân biệt giữa tri thức với trí thức:
Tri thức ( kiến thức)
Trí thức
• Gồm những dữ kiện, thông tin, sự
mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải
nghiệm hay thông qua giáo dục
• Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về
một đối tượng, về mặt lý thuyết hay
thực hành

• Sự hình thành tri thức liên quan đến
những quá trình nhận thức phức
tạp: tri giác, truyền đạt, liên hệ, và
suy luận

• Trí thức là người có kiến thức sâu
xa về một hay nhiều lĩnh vực hơn
sự hiểu biết của mặt bằng chung
của xã hội vào từng thời kỳ.
• Nhà trí thức nghiên cứu, phân tích,
và chỉ trích trong các cuộc tranh
luận cũng như các hoạt động công
cộng, để gây ảnh hưởng đến sự phát
triển của xã hội.


Tri thức được hình thành từ trí não của con người và con người
cũng sử dụng tri thức để tư duy. Trong các tổ chức, tri thức thường gắn liền với hệ
thống tài liệu, với các công việc hàng ngày, các quá trình hoạt động và các chuẩn mực
kiểm tra đánh giá… Các thông tin về khách hàng được kết hợp với những thông tin tình
hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và các kinh nghiệm để đưa ra những chính sách
thích hợp về thị trường, giá cả… sẽ trở thành Tri thức của tổ chức. Các kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng của từng các nhân học được từ trường đại học, từ thị trường, từ các tổ
chức họ đã trải qua,…cũng trở thành Tri thức của tổ chức mà họ đang đóng góp.

Tri thức có trong đầu của nhân viên, trong các dữ liệu hoạt động,
trong các chính sách hay quy trình tác nghiệp. Tri thức được thể hiện qua kỹ năng, văn
hoá của các thành viên…. Rất nhiều doanh nghiệp “không biết mình biết những gì”
trong khi thực tế thì họ đang có cả một nguồn tài sản vô hình rất giá trị – đó là Tri thức
do đó nhà quản trị cần phải nằm rõ làm thế nào để quản trị tri thức hiệu quả nhất.

1.2/ Mô hình SECI - kết quả nghiên cứu của nhóm nhà quản trị Nhật
Bản:
Mô hình SECI để mô tả quá trình tổ chức sáng tạo tri thức từ tri thức ẩn
(tacit knowledge) của cá nhân thông qua tương tác trong nhóm, trong tổ chức và môi
trường làm việc sẽ tạo ra tri thức hiện (explicit knowledge).


Trong mô hình này, tri thức ẩn trong mỗi cá nhân được ngoại hóa thành tri
thức hiện để có thể chia sẻ được với người khác, được bổ sung bởi quan điểm cá nhân
của họ và trở thành tri thức mới. Sau đó tri thức được tiếp thu trở lại bởi một số đông
các cá nhân dưới dạng hình thức tri thức mới, phong phú hơn và trở thành cơ sở cho
việc bắt đầu một vòng sáng tạo tri thức mới.
1.3/ Tầm quan trọng của tri thức
6000 năm để chuyển đổi nông nghiệp, 150 năm để chuyển đổi công
nghiệp, 20 năm cho dịch vụ và sau 20 năm qua thông tin, hiện tại chúng ta đang sống
trong thời đại của liên lạc. Chúng ta đi từ sự lao động tay chân qua sự lao động trí óc, từ
sức mạnh thể chất qua sức mạnh trí tuệ. Chính vì sống trong thời đại thông tin liên lạc,
tri thức bạn có được từ việc làm, khả năng giao tiếp sẽ là chìa khóa bước vào ngưỡng
cửa thành công trong tương lai. Trong thời đại tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt ,
nguồn lực ngày càng khan hiếm con người nói chung hay tri thức nói riêng trở thành
yếu tố quan trọng nhất trọng nhất trong công tác phát triển kinh tế thế giới. Tri thức là
tiền đề nòng cốt phát triển trong mọi nền kinh tế vì tri thức luôn tồn tại và luôn được
phát triển. Tỉ lệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong kỷ nguyên công nghiệp là
75-25 nay đã chuyển thành 25-75 trong kỷ nguyên tri thức. Các thước đo giá trị của một
tổ chức hay doanh nghiệp cũng đã thay đổi theo hướng đem lại lợi ích thoả mãn nhiều
đối tượng liên quan khác nhau như cổ đông, nhân viên, Nhà nước, nhà cung cấp, đối tác
và cộng đồng chính vì thế các quốc gia đều chú trọng quan tâm và phát triển con người
( đẩy mạnh giáo dục, tăng phúc lợi cho nhân dân, quản lý nhà nước theo phong cách
dân chủ..).
2/ Quản lý tri thức là gì?

Sự bùng nổ thông tin và tri thức với tốc độ chóng mặt hiện nay đã làm cho
những người lao động và các tổ chức khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề của
mình. Trong điều kiện bùng nổ của tri thức và thông tin, sự quá tải thông tin trở thành
một gánh nặng và vì thế để tìm được những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định
hoặc gỉải quyết vấn đề là cực kỳ khó và là một quá trình tốn kém rất nhiều thời gian và
công sức cho tất cả mọi người hiện nay. Trong một cuộc hội thảo về quản lý tri thức,


Bill Gate (1999) đã nhận xét: “Những người công nhân trí thức cần chia sẻ những hiểu
biết của họ và cần tiếp cận những thông tin đúng (cần thiết) vào đúng thởi điểm. Và
điều này là cực kỳ khó hiện nay” (Trích từ VNU Business Media). Để giúp cho các tổ
chức và cá nhân xử lý và giải quyết tốt các vấn đề của mình cũng như để nâng cao hiệu
quả của các quyết định nói chung, với sự phát triển của công nghệ thông tin, từ đầu
những năm 1990 trở lại đây, các công ty trên thế giới và các nhà nghiên cứu đã áp dụng
và tiếp cận một xu hướng mới trong phát triển doanh nghiệp và các tổ chức đó là: Quản
lý tri thức (Knowledge Management).
2.1/ Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý tri thức, sau đây là một vài
định nghĩa được nhiều người quan tâm:
“Quản lý tri thức là ... tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với
việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn)
và cải biến kiến thức” (De Jarnett, 1996).
“Quản lý tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri
thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức
hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới” (Quintas et al, 1997)
“Quản lý tri thức là họat động mà họat động này quan tâm tới chiến
lược và chiến thuật để quản lý những tài sản trọng tâm là con người (human center
assets)” (Brooking, 1997).
“Quản lý tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu
nhận, và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng

tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện” (Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ - Trích dẫn
bởi Serban và Luan).
Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản lý tri thức, McAdam và
McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng các định nghĩa về quản lý tri thức thể hiện một miền
rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới quan điểm thiên
về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ chức thông qua những quan hệ xã
hội). Các định nghĩa về quản lý tri thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau:
1. Quản lý tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và thực
tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực;
2. Quản lý tri thức không phải là công nghệ thông tin, những tiến bộ trong
công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc này tốt hơn mà thôi;
3. Những vấn đề của con người và học tập là điểm trung tâm của quản lý tri
thức.
Vậy, bản chất của Quản lý tri thức là quá trình kiến tạo, chia sẻ, khai thác, sử
dụng và phát triển nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tài sản vô hình đó
thành những giá trị kinh tế hay vật chất của tổ chức.


Phân biệt quản lý tri thức với quản lý nguồn nhân lực:
Quản lý tri thức và quản lý nguồn nhân lực đều tập trung vào con người, tài sản
quý giá nhất của tổ chức.
Quản lý tri thức
• Quá trình kiến tạo, chia sẻ, khai
thác, sử dụng và phát triển nguồn tài sản
tri thức trong tổ chức.
• Kiểm soát và cấu trúc một cách có
hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép
sử dụng đúng người vào đúng công việc
và đúng thời điểm, chia sẻ và sử dụng
thông tin một cách thông suốt, hướng tới

việc đạt được mục tiêu của tổ chức.
• Đưa khả năng tri thức của toàn
doanh nghiệp tới những người làm công
việc tri thức.
• Biến những tri thức tiềm ẩn của
mỗi cá nhân thành tri thức của toàn tổ
chức.

Quản lý nguồn nhân lực
• Hoạt động quản trị liên quan đến
việc tạo ra, duy trì, sử dụng và phát triển
có hiệu quả yếu tố về con người trong
doanh nghiệp.
• Đảm bảo đủ số lượng người lao
động với mức trình độ và kỹ năng phù
hợp, bố trí họ vào đúng công việc, và vào
đúng thời điểm để đạt được các mục tiêu
của doanh nghiệp.
• Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng
cao tính hiệu quả của tổ chức.
• Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân
viên được phát huy tối đa các năng lực cá
nhân, được kích thích động viên nhiều
nhất tại nơi làm việc và trung thành tận
tâm với doanh nghiệp.

2.2/ Vai trò của quản lý tri thức:
Cạnh tranh: bằng việc hướng sự chú ý hơn tới giá trị gia tăng mà tri thức của tổ

chức có thể mang lại. Các chuyên gia quản trị thương hiệu, tri thức là nguồn lực duy
nhất mà đối thủ không thể dễ dàng bắt chước. Quản trị tri thức chú trọng sáng tạo và
ứng dụng duy trì ưu thế.
Sáng tạo: luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng và khai thác tiềm năng tư duy của tổ
chức từ đó thúc đẩy quá trình sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới:
,Cuộc sống thay đổi từng phút giây, mỗi ngày ở khắp nơi trên trái đất, hàng trăm
ý tưởng được sản sinh. Thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn, sức mạnh không phải đo
qua những thứ sẵn có từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế đất đai mà đo bằng
những thứ vô hình là trí tuệ, ý tưởng sáng tạo. Những thứ vô hình không thể cân đếm
chính xác nhưng lại là tài sản có giá trị vô cùng to lớn.
Để bắt kịp với nhịp độ công nghệ số, các doanh nghiệp luôn phải thường trực
khát vọng cải thiện, đổi mới, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp năng động, để mỗi
thành viên có thể bộc lộ tiềm năng của mình. Sức sống sôi nổi của doanh nghiệp là
mảnh đất màu mỡ phát triển những ý tưởng sáng tạo. Có rất nhiều cách để tạo ra môi
trường như thế:
+ Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với người có đóng góp cho doanh nghiệp.
+ Tạo không khí làm việc thoải mái những vẫn chấp hành các quy định cơ
bản.
+ Xây dựng cơ sơ vật chất kỹ thuật hiện đại hỗ trợ nghiên cứu thực
nghiệm ý tưởng sáng tạo.
+ Khuyến khích nhân viên bày tỏ, thể hiện tiềm năng tư duy.


Tốc độ: bằng việc xác định cách làm thông minh hơn để tiết kiệm thời gian và
rút ngắn chu trình và thời gian thực hiện chu trình:
+ Thu nhận các kinh nghiệm, biến chúng thành những tri thức hiện có thể
sử dụng được cho người khác khi cần thiết. Mỗi cá nhân đều có những kinh nghiệm,
kiến thức riêng tích lũy trong quá trình học tập và làm việc. Những dạng tri thức ẩn sẽ
trở nên vô cùng lãng phí khi nó không được khai thác hết mọi lợi ích hoặc khi người sở
hữu không biết sử dụng và sử dụng sai mục đích. Nguồn tri thức trong tổ chức sẽ trở

nên hạn chế nếu chỉ có một người sở hữu nó. Nhưng khi biến nó thành tri thức hiện,
mọi người cùng hưởng thụ thành quả và phát triển, nguồn tri thức đó sẽ sinh sôi nảy nở,
bồi thêm tài sản sức mạnh vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ
dàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác, đặc biệt với những công trình, ý
tưởng sáng tạo nhiều tâm huyết, để có được bề dày kiến thức thì họ phải chấp nhận
đánh đổi nhiều công sức, chất xám, …. Do đó muốn thu nhận được những tri thức ẩn
cần có những chính sách ưu tiên và mức giá hợp lý.
+ Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết chuyên
sâu khi được lưu trữ trong những mẫu hiện hữu. Tri thức là những thông tin đã được
sàng lọc, kết hợp kinh nghiệm bản thân. Và cuối cùng, tri thức là những điều đúng đắn
đã được kiểm nghiệm thực tế. Quản trị tri thức giúp hệ thống phân loại một cách rõ
ràng, dễ hiểu, có thể tra cứu dễ dàng, tiện lợi. Vừa thể hiện được sự khoa học chuyên
nghiệp, hơn nữa tiết kiệm thời gian và chi phí tìm kiếm không cần thiết cho doanh
nghiệp.
+ Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ không
ngừng. Tạo môi trường cởi mở, liên kết các thành viên cùng chia sẻ tri thức giúp đỡ
nhau làm tốt công việc. Trong nội bộ doanh nghiệp, nếu không có sự đoàn kết, doanh
nghiệp ấy không thể có nền móng vững chắc. Bởi mỗi cá nhân riêng lẻ tách rời sẽ làm
phân tán lực lượng, chỉ khi tất cả hợp thành một khối, chia sẻ, bù đắp, cùng phát triển ý
tưởng thì sức mạnh tập thể mới được phát huy hết tiềm năng.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
quản trị tri thức còn có vai trò thúc đẩy sáng tạo tạo ra các sản phẩm mới nhờ mô hình
tạo môi trường làm việc lý tưởng, dễ chịu cho nhân viên của mình để họ thỏa sức đổi
mới và gắn bó chặt chẽ với công ty. Môi trường làm việc là một yếu tố không nhỏ,
quyết định sự gắn bó bền lâu hay sẽ ra đi tìm một sự thay đổi mới của mỗi nhân viên,
chính vì thế mà các nhà quản trị luôn quan tâm tới việc tạo ra môi trường tốt cho nhân
viên của mình để có thể thu hút những nhân tài hay giữ lại những nhân viên trong công
ty. Peter Drucker từng nói thực chất của công việc quản lý là “ loại bỏ mọi chướng ngại
vật tác động đến việc phát huy tài năng của nhân viên”
Đối với bản thân mỗi người: Quản trị tri thức thúc đẩy định hướng học tập

bằng rất nhiều cách thức. Nhà lãnh đạo cần đề cao tôn trọng mỗi cá nhân, để họ luôn
hứng thú học hỏi, tìm tòi giúp ích cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp cử nhân viên đi
học mà vẫn trả lương, tạo thêm cơ hội thăng tiến, sẽ là động lực để họ học tập và tiến
bộ liên tục.
Tăng chất lượng: nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt
động trí tuệ từ đó áp dụng những bài học tốt để cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp:
Mỗi quyết định đưa ra đều sẽ có kết quả, tốt xấu thế nào phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng quyết định, thời gian đưa ra và sự quyết đoán của nó.
Quản trị tri thức kết hợp, hệ thống hóa nhiều nguồn thông tin ,dữ liệu đã được
chọn lọc, để quyết định đưa ra kịp thời, đúng đắn, phản ứng nhanh chóng với mọi sự
thay đổi. Quản trị tri thức cũng tổ chức rất đa dạng các hoạt động trí tuệ chất lượng cao,


tài năng luôn được thi thố, kiểm nghiệm, để ngày càng hoàn thiện, trau dồi thêm nguồn
tri thức cho doanh nghiệp.
Giảm chi phí: Bằng việc làm giảm bớt các lỗi cũng như các tiến trình không cần
thiết.
Tăng doanh thu, lợi nhuận: Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ
vào sự tăng trưởng, hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp.
Ngoài những lợi thế hiện hữu, tri thức đánh giá khối sức mạnh cạnh tranh vô
hình của mỗi doanh nghiệp. Đây là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp sống sót, tồn tại
và dẫn đầu trên thương trường khốc liệt.
2.3/ Tầm quan trọng của quản lý tri thức:
Trong suốt 50 năm qua, kinh tế thế giới đã có những bước chuyển rõ rệt từ
nền tảng sản xuất thuần tuý sang hệ thống sản xuất dựa vào kỹ năng và tri thức. Ở Mỹ,
chỉ trong vòng 40 năm số người lao động thuần tuý đã giảm gần một nửa (34% lực
lượng lao động vào năm 1980 so với 57% vào năm 1940). Các nhà đầu tư cũng nghiêng
về các công ty có năng lực quản lý tốt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với
những thay đổi của thị trường thay vì chỉ chú trọng đến giá trị tài sản của công ty. Ngày
nay, tương lai và giá trị của một công ty phụ thuộc vào khả năng phát triển các sản

phẩm, dịch vụ mới một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể bắt nhịp với những nhu
cầu luôn thay đổi. Thay vì một số cách tiếp cận truyền thống hay tái cơ cấu quá trình,
các doanh nghiệp giờ đây coi Quản lý tri thức như một yếu tố mới nhưng quan trọng
nhất để giữ vững lợi thế cạnh tranh bằng thoả mãn khách hàng. Tóm lại, có 4 lý do
chính dẫn đến sự xuất hiện của quản lý tri thức:
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi tổ chức phải liên tục đổi mới sản
phẩm và cải tiến hoạt động của mình dựa trên nguồn tri thức của mọi người trong tổ
chức.
- Nhu cầu học hỏi trong một tổ chức luôn tồn tại nhưng thời lượng cho việc bồi bổ
kinh nghiệm và kiến thức lại giảm đi rất nhiều do phải chú trọng vào các tác nghiệp
hằng ngày. Vậy, các tổ chức cần kiến tạo và sử dụng tri thức một cách thông minh nhất
để không bị tụt hậu.
- Cơ chế thị trường tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động. Nhu cầu
thay đổi nơi làm việc của người lao động có trình độ và kỹ năng cao tăng lên chính là
nguy cơ suy giảm nguồn tri thức của tổ chức. Khi ra đi, họ không chỉ làm giảm năng
suất của tổ chức mà còn mang đi những tri thức của mình, thậm chí cả tri thức của tổ
chức.
- Đa phần các công ty thành công là những công ty nắm bắt nhanh, kịp thời và xử
lý chính xác các nguồn thông tin (thị trường, khách hàng, sản phẩm…). Việc biến các
thông tin đó thành tri thức của tổ chức chính là lợi thế cạnh tranh mà không phải nhà
quản lý nào cũng làm được.
Quản lý tri thức đạt hiệu quả, tổ chức hay doanh nghiệp sẽ đạt được
những kết quả rõ rệt như:
- Tăng năng suất
- Thúc đẩy hoạt động đổi mới
- Cải thiện hiệu quả quản lý
- Nâng cao sự thoả mãn của Khách hàng
- Thu hút và khai thác nhân tài
- Khuyến khích học hỏi, chia sẻ



2.4/ Ứng dụng:
• Vai trò của quản trị tri thức trong công ty Google
Những nhân tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không còn
là vốn đất đai, vốn tư bản, vốn tài chính hay vốn công nghệ mà nhường chỗ cho nhân tố
vốn tri thức, là khả năng doanh nghiệp “nắm giữ bao nhiêu tri thức và sử dụng nó như
thế nào để hiệu quả nhất”. Vốn tri thức và rộng lớn hơn nữa là Quản trị tri thức đang
thực sự trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên những bước tiến thần kỳ của mỗi quốc gia,
mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Vậy Google xây dựng áp dụng mô hình quản trị tri
thức như thế nào để có đủ sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường.
Để hướng tới mục tiêu giá trị gia tăng mà tri thức có thể mang lại thì sự lựa
chọn hàng đầu của Google là sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ, các phần mềm tiện
ích cạnh tranh với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như: Microsoft, Apple,
IMB, Samsung, Intel… Sản phẩm công cụ tìm kiếm của Google được mọi người biết
đến và sử dụng một cách rộng rãi nhờ cách sắp xếp, trình bày ngắn gọn, thông minh để
đưa đến kết quả tìm kiếm nhanh và thích hợp nhất.
Khởi đầu chỉ là một công cụ tìm kiếm nhưng ngày nay với công nghệ của
mình Google đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích khác, và trở thành đối thủ
cạnh tranh đáng nể của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Theo số liệu của
Yahoo! Finance tính đến đầu tháng 1/2011, Google là công ty công nghệ đứng thứ
3 trên thế giới với số vốn 192,54 tỷ USD chỉ sau Apple và Microsoft. Gần đây
Google cho ra mắt phiên bản trình duyệt chất lượng rất tốt đó là Google Chrome,
trình duyệt này thu hút nhanh chóng số lượng lớn khách hàng, nhiều người tưởng
như trung thành với Internet Explorer của Microsoft và Firefox của Mozilla nhưng
sau khi Google Chrome ra đời với tình năng vượt trội: tốc độ lướt web nhanh, giao diện
đẹp, dễ quản lý lịch sử… trở thành đối thủ nặng ký của Internet Explorer và Firefox.
Như vậy dù ra đời sau nhưng Google Chrome vẫn đang chiếm vị trí ưu thế và là trình
duyệt đang được ưa thích hiện nay ở khắp nơi trên thế giới.
Google cũng được coi là một môi trường làm việc linh hoạt trẻ trung với
cách làm việc, bài trí văn phòng độc đáo, hài hước. Tất cả mọi việc mà Google làm là

nhằm xây dựng môi trường cho nhân viên có thể phát huy tối đa tính sáng tạo trong làm
việc. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nên việc tạo ra môi
trường làm việc sáng tạo cho nhân viên là rất quan trọng. Theo thống kê của công ty
Pascale, Google luôn được coi là nơi lý tưởng nhất trong số các môi trường IT trên thế
giới. Và không ngạc nhiên khi Google trở thành 1 trong 6 công ty có môi trường làm
việc đáng mơ ước nhất theo hãng hãng tin CNBC cung cấp.
Bên cạnh tạo ra những điều kiện vật chất đáp ứng các nhu cầu của nhân viên,
Google còn tạo ra môi trường làm việc văn hóa trong công ty. Những ý kiến của cấp
dưới được đưa ra trước công ty luôn được tôn trọng, nhờ thế mà các nhân viên sẵn sàng
đưa ra các ý tưởng táo bạo và đột phá. Các kỹ sư của Google được khuyến khích tinh
thần sáng tạo bằng việc có thể dành 20% thời gian làm việc để nghĩ ra các dự án, các ý
tưởng sáng tạo sau đó được tập hợp vào một hòm thư và được công khai bình chọn trực
tiếp, bình đẳng và công bằng. Như vậy nhờ mô hình quản trị nhân viên đầy sáng tạo
trên, thứ mà công ty nhận được là vô giá. Đó là đội ngũ nhân viên có thể làm việc hết
mình, cống hiến hết mình vì công ty như một hành động mà họ nên làm chứ không phải
vì phải làm. Các nhà quản trị Google đã thành công trong việc quản trị đội ngũ tri thức
trong công ty.


Quản trị tri thức còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản
phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện và đa dạng. Công ty Google đa dạng hóa loại hình
kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng khác nhau. Để phân khúc
được thị trường mục tiêu các nhà quản trị Google đã khéo léo phân tích đối tượng
khách hàng tiềm năng kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ tạo sự tin tưởng ,
an toàn cho khách hàng của mình.
Ba cách tiếp cận của Google với khách hàng :
• Tiên phong hiểu nhu cầu của khách hàng và các chuẩn mực văn hóa đặc thù của
mỗi quốc gia.
• Sử dụng những hiểu biết sâu sắc đó để thực hiện những thí nghiệm chiến lược,
độ chính xác thấp.

• Sử dụng những giả định rút ra được để cải tiến mô hình kinh doanh địa phương,
bao gồm cả phát triển sản phẩm, tiếp thị và xây dựng thương hiệu, bán hàng và phân
phối, và sản xuất.
Như vậy quá trình quản trị tri thức hiệu quả của Google có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh lớn với các đối thử lớn mạnh hàng
đầu trên thế giới. Hơn nữa từ môi trướng lý tưởng mà các nhà quản trị dành cho nhân
viên của mình các sản phẩm sáng tạo ứng dụng công nghệ cao đã được ra đời cùng với
việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn Google đang trở thành công ty có tốc độ phát triển
mạnh nhất thế giới trên lĩnh vực công nghệ và một số lĩnh vực khác. Minh chứng là
năm 2011 lợi nhuận ròng quý II tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 2,5 tỷ USD
trong khi doanh thu tăng 32%, đạt 9 tỷ USD. Công ty Google là minh chứng thực tế cho
vai trò và tầm quan trọng của quản trị tri thức trong kinh doanh hiện đại. Trong thời đại
công nghệ, khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão các nhà quản trị cần phải có
một chiến lược quản trị khéo léo, hợp lý để sáng tạo ra giá trị công nghệ ngày càng cao
đáp ứng nhu cầu đa dạng về mẫu mã hoàn hảo về chất lượng sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau
Với những quốc gia nghèo tài nguyên thì tri thức chính là công cụ tạo ra lợi
thế cạnh tranh rõ ràng nhất. Thành công của việc sử dụng tri thức như một công cụ tạo
ra lợi thế cạnh tranh có thể thấy rõ thông qua lịch sử “sự trỗi dậy thần kỳ” của Nhật Bản
hay Israel, từ những quốc gia nghèo về tài nguyên, bên bờ vực của chiến tranh, cơ sở
vật chất hầu như không có gì, họ đã xác định ngay mình cần gì – đó là tri thức và chính
tri thức đã trở thành chìa khóa để hai đất nước trên có được ngày hôm nay: nền khoa
học kỹ thuật hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, công nghệ tiên tiến, kinh tế phát
triển vượt bậc.


Những công ty điển hình về quản trị dựa vào tri thức tại Nhật Bản
 Công ty TNHH Eisai Công ty TNHH dược phẩm Eisai được thành lập
năm 1941. Đây là công ty đầu tiên tại Nhật Bản có bộ phận sáng tạo tri thức . Công ty
này rất năng động sáng tạo và cạnh tranh trên toàn cầu, với doanh số bán hàng đến cuối

tháng 3 năm 2011 đạt 9,88 tỷ đôla Mỹ, lợi nhuận ròng đạt 1,32 tỷ đôla Mỹ, trong đó
54% doanh thu từ ngoài nước Nhật với hai nhóm sản phẩm chính chữa bệnh Alzheimer
và rối loạn axit dạ dày. Trong khi rất nhiều công ty dược phẩm phải sáp nhập để có lợi
thế về quy mô, giảm gánh nặng chi phí.
 Công ty TNHH Honda Công ty TNHH Honda được Soichio Honda sáng
lập năm 1948. Công ty chủ yếu sản xuất xe máy, xe hơi, máy phát điện và một số loại
động cơ. Chính việc khuyến khích sáng tạo và quản trị sáng tạo hiệu quả đã giúp công
ty chế tạo thành công loại xe hơi Civic. Sản phẩm này đã tạo thương hiệu cho Honda ở


thị trường nước ngoài. Quan trọng hơn, sản phẩm này ra đời đã tạo ra hiệu quả tái cấu
trúc mạnh mẽ quá trình phát triển sản phẩm mới của công ty trong tương lai. Cuối tháng
3 năm 2011, doanh số bán hàng trên toàn thế giới của công ty đạt 3,51 triệu xe hơi,
11,45 triệu xe máy và 5,51 triệu sản phẩm động cơ điện khác, tương đương tổng doanh
thu 107,48 tỷ đôla Mỹ, lợi nhuận ròng 7,58 tỷ đôla Mỹ. Mấu chốt thành công của
Honda là sự sáng tạo tri thức liên tục ở mọi cấp độ trong tổ chức và việc hình thành các
biện pháp quản lý nhằm khuyến khích sự sáng tạo của tất cả nhân viên. (Honda
consolidated financial report, March 31, 2011).

Israel :Thách thức là động lực, tri thức là nguồn lực căn bản để phát
triển
Sự thông minh gần như là một tố chất mà tạo hóa ưu đãi cho dân tộc Do
Thái. Tuy nhiên, làm sao tận dụng được tri thức mới là quan trọng. Những nhà lãnh đạo
thế hệ đầu tiên đã thành công trong việc xây dựng cơ chế trọng dụng tài năng cho dựng
xây và phát triển đất nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, Israel đã nổi tiếng thế giới về kỹ
thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý trong rất nhiều lĩnh vực từ an ninh, quốc phòng
đến công nghiệp chế biến và nông nghiệp thông minh.
o Áp dụng phạm trù quản trị tri thức tại Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm quản trị tri thức còn tương đối mới mẻ và chưa được
doanh nghiệp, xã hội nhận thức đầy đủ. Vì vậy, để có thể áp dụng quản trị tri thức cho

doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam phải nhận thức và xác định:
 Con người là yếu tố cự kỳ quan trọng và tiên quyết trong quá trình
sáng tạo tri thức mới.
 Các tri thức mới thường có mầm mống và được hình thành trong quá
trình lao động thực tiễn.
 Triết lý, tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trò quyết định
đối với việc tạo ra tri thức mới trong tổ chức.
Những nhận thức này sau đó cần được lãnh đạo doanh nghiệp chuyển hóa
thành các hành động cụ thể sau:
 Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, từ đó xây
dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên được làm
việc trong môi trường sáng tạo và chia sẻ.
 Xây dựng các “bối cảnh” hay các hệ quy trình, cơ hội chia sẻ thông tin, tri
thức trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa và thói quen chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm trong nội bộ doanh nghiệp và doanh nghiệp với khách hàng,
đối tác.
 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chia sẻ kinh
nghiệm thường xuyên cho người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là
đào tạo nội bộ, người có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn cho người mới.
 Tăng cường nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sản
phẩm. Khuyến khích và tăng tính tự chủ trong các hoạt động sáng tạo tri
thức bên trong doanh nghiệp.
 Để khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cần tôn trọng
nhân viên, có các hình thức khen thưởng kịp thời cho nhân viên khi họ
đóng góp được những sáng kiến quan trọng cho doanh nghiệp.


3/ Mối quan hệ của tri thức với quản lý tri thức:
Tri thức ngày càng trở nên quan trọng trong sự thành công của mỗi doanh
nghiệp, mỗi nền kinh tế. Không có tri thức, doanh nghiệp khó có thể đạt đến sự thành

công trên con đường phát triển của thời đại. Tri thức - tài sản quý giá của công ty nếu
không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát
triển thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy. Quản trị tri thức đã trở thành vấn đề sống còn
của mỗi doanh nghiệp. Quản trị tri thức đang dần chiếm được tầm quan trọng to lớn đối
với kinh doanh hiện đại.
Doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng khi cán bộ chủ chốt về marketing, tài
chính rời bỏ doanh nghiệp, rất nhiều bí quyết công nghệ bị mất đi khi cán bộ kĩ thuật
lành nghề ra đi, phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về khách hàng mà ta
đã có quan hệ từ lâu. Để tránh thất thoát những tri thức trên, tổ chức cần biến chúng trở
thành tri thức của tổ chức. Quản lý tri thức đẩm nhận vai trò biến tri thức riêng của cá
nhân trở thành tri thức chung cho tổ chức.
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, nguồn lực càng trở nên khan
hiếm, để phát triển một công ty, doanh nghiệp việc quản lý tri thức càng trở nên cấp
thiết và quan trọng hơn hẳn.
Nếu doanh nghiệp quản lý tri thức đạt hiệu quả, tổ chức hay doanh nghiệp sẽ
đạt được những kết quả rõ rệt như:
 Tăng Năng suất
 Thúc đẩy hoạt động đổi mới – nhiều ý tưởng được kết hợp lại tạo ra ý
tưởng mới.
 Cải thiện hiệu quả quản lý – nhà quản lý lắng nghe ý kiến nhân viên
dẫn đến mối quan hệ giữa cấp tên và cấp dưới hài hòa hơn.
 Nâng cao sự thoả mãn của Khách hàng – nhân viên là khách hàng ,
khách hàng là nhân viên, nhân viên nói ra những trải nghiệm và cảm
nhận thực tế của mình ở vị trí người khách hàng như thế nào.
 Thu hút và khai thác nhân tài – tạo môi trường thoải mái cho nhân viên
phát triển.
 Khuyến khích học hỏi, chia sẻ - lắng nghe ý kiến của nhau, cùng học
tập phát triển.
II. Các hoạt động tri thức trong doanh nghiệp:
Như ta đã nghiên cứu ở trên về tổng quan quản trị tri thức, các doanh nghiệp có

khả năng cạnh tranh với nhau trong nên kinh tế tri thức ngày nay bằng cách chuyển từ
nguồn lực hữu hình sang tài nguyên tri thức. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các nguồn lực
này, chủ yếu là việc chuyển tri thức sang các dạng nguồn lực mới
Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết về bản chất của tri
thức và quản trị tri thức. Bản chất của quản trị tri thức là quá trình kiến tạo, phát triển,
khai thác tài nguyên tri thức. Chuyển tri thức sang các giá trị về mặt kinh tế hay vật
chất và với con người cùng khả năng học tập là trọng tâm.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp xem quản trị tri thức là điều thiết yếu trong nền kinh
tế tri thức này. Tuy nhiên, theo một hệ thống có khuôn khổ cho các hoạt động của quản
trị tri thức chưa được phát triển hoàn toàn. Sau đây ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về hệ thống
các hoạt động tri thức trong doanh nghiệp để lý giải vì sao các doanh nghiệp trong nên
kinh tế ngày nay lại chú trọng về quản trị tri thức.


Về lý thuyết, hoạt động tri thức trong doanh nghiệp gồm 8 hoạt động và chúng
hoạt động gắn liền với nhau thành một hệ thống theo thứ tự:
- Nhận dạng tri thức
- Thu nhận tri thức
- Ứng dụng tri thức
- Chia sẻ tri thức
- Phát triển tri thức
- Tạo lập tri thức
- Duy trì tri thức
- Đo lường tri thức
1/ Xác định tri thức:
Khi một doanh nghiệp hoạt động, việc đầu tiên và quan trọng là phải nêu rõ
các chiến lược và mục tiêu kinh doanh của mình. Để đạt được các mục tiêu này, đòi hỏi
doanh nghiệp phải xác định được tri thức, việc xác định được tri thức giúp các doanh
nghiệp xác định được những nguồn lực mà mình hiện có với những gì mà mình muốn
có được trong mục tiêu, để từ đó xác định và tạo nên được các chiến lược quan trọng

của mình.
Sự khác biệt nằm giữa những gì doanh nghiệp được yêu cầu bởi nền kinh tế tri
thức và những gì doanh nghiệp hiện có được gọi là “khoảng cách tri thức”, “khoảng
cách tri thức” không những dùng để nhận biết những gì doanh nghiệp có và những gì
doanh nghiệp được yêu cầu bởi nên kinh tế mà còn dùng để nhận biết “khoảng cách tri
thức” cá nhân của từng nhân viên. Sau đây là một sơ đồ cấu trúc về “khoảng cách tri
thức” của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Sơ đồ yêu cầu tri thức cá nhân của nhân viên
Dựa theo sơ đồ này, từ A đến C là tri thức hiện tại và tri thức chuyên môn của
nhân viên được yêu cầu bởi một doanh nghiệp. Từ A1 đến B1 là tri thức mà người nhân
viên hiện có, và từ B1 đến C1 chính là “khoảng cách tri thức” đối với cá nhân người
nhân viên. Từ đó, ta có thể thấy được rằng với góc nhìn của một nhà tuyển dụng, việc
nhận dạng được tri thức vô cùng quan trọng, nó giúp cho họ xác định được những cá
nhân nào nên nhận vào làm việc trong doanh nghiệp và những cá nhân nào nên bỏ qua,
đồng thời lý thuyết này cũng quan trọng đối với các người nhân viên, giúp họ xác định
được tài nguyên tri thức mà họ đang có được với những gì mà doanh nghiệp yêu cầu từ


đó tạo ra cho mình các hoạt động để cải thiện. Mở rộng hơn, lý thuyết này áp dụng cho
góc độ các nhà quản trị với góc nhìn doanh nghiệp của họ với những gì mà nền kinh tế
tri thức ngày nay yêu cầu, từ đó giúp các nhà quản trị xác định được các mục tiêu và tạo
lập các chiến lược để rút ngắn “khoảng cách tri thức” và từ đó đánh bại các đối thủ
khác trên nên kinh tế tri thức ngày nay.
2/ Thu nhận tri thức:
Sau khi xác định được khoảng cách tri thức, để rút ngắn khoảng cách này, bước
tiếp theo là thu nhận tri thức. Các doanh nghiệp sẽ thu nhận một phần lớn các tri thức
của họ chủ yếu từ bên ngoài doanh nghiệp.
Các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và đối tác
trong các hợp tác liên doanh, các mối quan hệ này có tiềm năng đáng kể để thu nhận tri

thức cho doanh nghiệp nhưng rất ít các nhà quản trị tri thức nhìn thấy tiềm năng này
nên họ thường xuyên bỏ sót các cơ hội lớn để thu nhận tri thức. Cụ thể, bên cạnh việc
thu nhận tri thức từ các mối quan hệ này, các nhà quản trị tri thức còn có thể “mua” tri
thức mà họ không thể tự xác định và phát triển được, bằng cách thuê các chuyên gia về
làm việc hoặc thu nhận tri thức từ các chuyên gia của những công ty sáng tạo khác.
Việc thu nhận tri thức được hiểu đơn giản là quá trình thu thập tri thức có sẵn ở bất kì
đâu. Đối với các doanh nghiệp, thu nhận tri thức có thể dẫn đến việc thu nhận tri thức
từ các nguồn tài nguyên sẵn có trong ngay chính doanh nghiệp của mình, có thể là việc
vận dụng tri thức ngầm của các nhân viên trong doanh nghiệp hoặc việc “mua” các tri
thức từ bên ngoài từ các nhà chuyên gia của các công ty sáng tạo khác, quá trình phát
triển công nghệ và thông tin,…mà họ có thể “mua” được.
3/ Ứng dụng tri thức:
Sau khi thu nhận tri thức, thì tri thức cần phải được ứng dụng trong các doanh
nghiệp, để làm cho tri thức mang tính chủ động và gắn bó hơn đối với việc tạo ra các
giá trị trong tổ chức. Việc ứng dụng tri thức giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các
quyết định, từ đó đưa ra được các giải pháp, phương thức mới, chiến lược mới cho
doanh nghiệp. Việc ứng dụng tri thức trong thực tế là việc mà các nhân viên sử dụng tri
thức của họ vào các tình huống làm việc của họ. Ta cần phải làm cho các tri thức địa
phương được ứng dụng trong phạm vi toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp, tri thức cần
được áp dụng trong quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp không thể xác định đúng loại tri thức theo hình thức đúng của nó, thì
doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn rất lớn trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh của
chính mình do không thể ứng dụng đúng tri thức.
4/ Chia sẻ tri thức:
Sau khi tri thức được ứng dụng, bước tiếp theo là chia sẻ tri thức. Chia sẻ hay
còn được hiểu là phân phối tri thức trong một doanh nghiệp là một điều kiện vô cùng
quan trọng để biến các tri thức hoặc kinh nghiệm ẩn hay bị cô lập thành một khối tri
thức lớn mà cả doanh nghiệp có thể sử dụng được. Biến tri thức từ cá nhân sang nhóm
và của toàn doanh nghiệp. Trao đổi và chia sẻ các tri thức ngầm và tri thức hiện giữa
các cá nhân trong tổ chức, để từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, hoàn thiện

quy trình làm việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao tri thức
chuyên sâu của các nhân viên trong doanh nghiệp. Từ đó, có thể giúp doanh nghiệp tạo
nên lợi thế kinh doanh lớn hơn.


5/ Phát triển tri thức:
Phát triển tri thức là một khối hợp nhất bổ sung cho sự tiếp nhận tri thức.
Trọng tâm của nó là tạo ra những kỹ năng mới, những sản phẩm mới, những ý tưởng tốt
hơn, và những cách thức hiệu quả hơn.
Phát triển tri thức bao gồm tất cả những nổ lực quản lý có ý thức nhằm tạo ra
những năng lực mà hiện tại chưa có trong tổ chức hoặc không tồn tại bên trong hay bên
ngoài.
Theo truyền thống, phát triển tri thức được định trong nghiên cứu thị trường
của công ty và trong phòng nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, tri thức quan trọng
cũng có thể nảy ra từ bất kì phần nào của tổ chức. Điều này có thể cung cấp cho công ty
cách chung để thông qua những ý tưởng mới và sử dụng sự sáng tạo của nhân viên.
6/ Tạo lập tri thức:
Tạo lập tri thức là trọng tâm chính trong việc tạo ra tri thức mới hoặc đổi mới
tri thức hiện tại cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nonaka và Takeuchi (1995) đã đưa ra
một mô hình KM theo quan điểm tạo lập tri thức dựa trên bốn quá trình chuyển đổi tri
thức.
(1) Từ tri thức ẩn đến tri thức ẩn ( xã hội hóa)
(2) Từ tri thức ẩn đến tri thức hiện (ngoại hóa)
(3) Từ tri thức hiện đến tri thức hiện (kết hợp)
(4) Từ tri thức hiện đến tri thức ẩn (tiếp thu).

Mô hình SEIC đã mô tả quá trình chuyển đổi liên tục giữa tri thức ẩn và tri
thức hiện. Tri thức được tạo ra trong vòng quay liên tục thông qua đối thoại và thực
hành. Đối thoại cho phép mọi người hiểu rằng có những quan điểm khác với quan điểm
của mình, giúp mọi người chấp nhận và tổng hợp những quan điểm đó, còn thực hành

cho phép chia sẻ tri thức thông qua chia sẻ trải nghiệm hay diễn tả tri thức này bằng
một hành động cụ thể.


Để đảm bảo công ty tạo lập tri thức thông qua tương tác đạt hiệu quả, người
lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng. Họ là người đưa ra tầm nhìn tri thức hoặc mục tiêu
định hướng và phát triển những tri thức mới hữu ích cho tổ chức. Người lãnh đạo cũng
có thể dùng cảm giác, giác quan để cảm nhận, nhận biết những vấn đề có thể giải quyết
và phát triển những kế hoạch hiệu quả để mang lại lợi ích chung cho tổ chức.
Việc tạo ra chiếc xe hơi có động cơ tổng hợp là một minh chứng điển hình cho sự tạo
lập tri thức trong quản trị. Đầu thập niên 1990, thị trường xe hơi ở Nhật Bản và nước
ngoài rơi vào thời kỳ suy thoái khi giá xăng dầu tăng cao và người tiêu dùng ngày càng
quan tâm tới tác động môi trường từ việc tiêu thụ nhiên liệu của các động cơ xe hơi.
Ban lãnh đạo cấp cao của công ty Toyota đã phát triển sản phẩm mới có lượng khí thải
thấp và tiết kiệm nhiên liệu. Và xe hơi Prius đã ra đời với những tính năng ưu việt giúp
giảm đi một nửa lượng khí CO2 và một phần mười lượng khí CO, hydrocacbon và oxit
nito thải ra từ xe.
7/ Duy trì tri thức:
Bảo quản tri thức là một quá trình duy trì tri thức của một tổ chức để lưu giữ tri
thức hay thông tin theo thời gian và cung cấp khả năng thu hồi lại trong tương lai. Điều
quan trọng là khẳng định rằng duy trì tri thức có mối quan hệ đáng kể đối với quản trị
tri thức.
Năng lực đã từng đạt được không phải là tự động có sẵn cho mọi tình huống.
Sự suy trì một cách có chọn lọc về thông tin, các tài liệu và kinh nghiệm đòi hỏi phải có
một sự quản lý chung. Các doanh nghiệp, tổ chức thường phàn nàn rằng họ công nhận
việc này đã tạo nên cho họ một khoản chi phí trong sức nhớ. Các quy trình lựa chọn,
lưu trữ và thường xuyên cập nhật tri thức về giá trị tiềm năng trong tương lai phải được
cấu tạo cẩn thận. Tri thức đã có được cần phải được bảo tồn. Lưu trữ hoặc bảo tồn chắc
chắn không phải là đặt nó ở đâu đó và quên tất cả về nó. Trừ khi tri thức được cập nhật
liên tục và giữ liên quan, nó không còn là tri thức nữa. Tri thức quá cũ có thể là điều

nguy hiểm nhất.
8/ Đo lường kiến thức:
Theo Peter Drucker - 1 người được mệnh danh là cây đại thụ trong giới CEO ,
một chuyên gia tư vấn quản trị và là “nhà sinh thái học xã hội” đã nhận định: “You
can’t manage what you don’t measure” ( Tạm dịch: Nếu bạn không đo lường được thì
bạn không quản trị được) đã cho thấy tầm quan trọng của việc đo lường trong hoạt
động quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là quản trị tri thức.
Để đo lường các tác động, hiệu quả sau quá trình thực hiện quản trị thi thức
như là sự hài lòng của khách hàng, hiệu quả, năng suất và chất lượng của tổ chức.
VD: Sau mỗi một năm học, Sinh viên trường ĐH Kinh Tế TPHCM sẽ tham
gia khảo sát đánh giá năng lực giảng dạy của Giảng viên đứng lớp. Từ những kết quả
thu nhận được nhà trường sẽ đo lường được trình độ năng lực và kĩ năng giảng dạy của
Giảng viên một cách khách quan. Qua đó, nhà trường sẽ có những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực của Giảng viên, đáp ứng nhu cầu học hỏi ngày càng cao của Sinh viên.


 Từ các ý trên đây, ta có thể thấy được rằng các hoạt động tri thức trong doanh

nghiệp gồm 8 hoạt động và chúng gắn liền với nhau thành một hệ thống trong tổ chức,
từ xác định đến thu nhận, ứng dụng, chia sẻ, phát triển, tạo lập, duy trì và cuối cùng là
đo lường tri thức, hệ thống này giúp cho các nhà quản trị tri thức xác định được các
mục tiêu và tạo các chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp để tạo ra các lợi thế cạnh
tranh lớn trọng nền kinh tế tri thức hiện nay. Và hệ thống này đòi hỏi phải gắn liền với
nhau không thể bỏ qua bất kỳ một bước nào, và quan trọng hơn hết là phải xác định
được đúng đắn về “khoảng cách tri thức” của doanh nghiệp
 Hệ thống của 8 hoạt động tri thức được trình bảy theo sơ đồ như sau:


III/ Kết luận


Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Về
phương diện kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau
và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Bối cảnh quốc tế mới vừa
tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những
thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia.Thời cơ mới là
một nhân tố hết sức quan trọng, như một luồng gió mới sẽ có tác động
rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Sự diễn biến phức
tạp của tình hình thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải có tư duy mới, biết
tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, phát huy thế mạnh của mình để
hội nhập với nền kinh tế thế giới.Vì vậy chúng ta cần phải vận dụng Tri
thức cũng như quản trị tri thức vào việc phát triển nền kinh tế ngày
cang vững mạnh, hòa nhập với nền KINH TẾ TRI THỨC của thế giới
hiện nay.
Đối với nước ta, việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là
việc làm hết sức cần thiết vì hiện nay Việt Nam là thị trường mới thu
hút và đầy năng động, chúng ta cần phải vận dụng những tri thức mới
vào nền kinh tế , bắt kịp với xu hướng thế giới. Trong những năm sắp
tới, nền kinh tế Việt Nam đang và sẽ phát triển mạnh mẽ, từng bước trở
thành nước công nghiệp phát triển.


Tài liệu tham khảo

• />%20doc%202%20-%20Quan_ly_tri_thuc.pdf
• />%20doc%201%20-%20Qu%E1%BA%A3n%20tr%E1%BB%8B%20d%E1%BB%B1a
%20v%C3%A0o%20tri%20th%E1%BB%A9c%20-%20Kinh%20nghi%E1%BB%87m
%20t%E1%BB%AB%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n%20File.pdf
• />• />• />%E1%BB%A9c/page/11
• />• />• />• />• />• />



×