Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài báo cáo về dầu dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
BM. CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÀI BÁO CÁO VỀ DẦU DỪA


Nguyên liệu
1.1 Nguồn gốc – xuất xứ

Dừa (danh pháp hai phần: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae).
Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục
(nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông
chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá
kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên
thân.
Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho
rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng
nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New
Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ
khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được
phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ.
Cây dừa chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam, dừa tập trung từ Quảng Ngãi đến Cà Mau, đặc biệt là vùng Bình
Định, Bến Tre. Đã từ rất lâu dừa được biết đến với nhiều công dụng, từ thân dừa, lá dừa,
vỏ dừa, bông dừa đặc biệt thứ giá trị nhất là trái dừa.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa
thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng
năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách
tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%) để có thể phát triển một cách tối ưu
nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp


(ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao, do đó
Dừa chỉ có thể trồng từ tới cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Nó rất khó trồng và phát
triển trong các khu vực khô cằn.
Về mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có
xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ
dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa
gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ
ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò
ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt


với nội nhũ dạnganbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần
ăn được của hạt.

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ
trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà
có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

1.2 Thu hoạch

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng.
Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những
quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển
thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó
nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống
nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.
Để lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que
chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách
chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra,
sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.).

Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần
vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả
dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác,
dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng
với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc


vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ
bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một
loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc) lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.
Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một
số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.
1.3 Thành phần nguyên liệu

Bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa,
các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương
tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại
nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm
dung dịch truyền ven (xem PMID 10674546). Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng
miệng dạng sệt có tên gọi thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô
cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho
thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường (glucose). Tinh dầu dừa còn được dùng để
sát trùng, uống vào tăng sức đề kháng cho cơ thể đặc biệt đối với phụ nữ thì không thể bỏ
qua công dụng làm đẹp cho da và tóc.

Dừa (chưa chế biến), giá trị dinh dưỡng trong 100g.
Năng lượng
Cacbohydrat
Đường
Chất xơ thực phẩm

Chất béo
Chất béo no
Chất béo không no đơn
Chất béo không no đa
Protein
Tryptophan
Threonine
Isoleusin
Leusin
Lysin
Methyonin
Systin

354kcal
15.23g
6.23g
9.0g
33.49g
29.689g
1.425g
0.366g
3.33g
0.039
0.121g
0.131g
0.247g
0.147g
0.062g
0.066g



Phenylalanin
Tyrosin
Valin
Arginin
Histidine
Alanine
Acid aspartic
Acid glutamic
Glycin
Prolin
Serin
Nước
Thiamin( vitamin B1)
Riboflavin (vitamin B2)
Niacin (vitamin B3)
Acid pantothetic (vitamin B5)
Vitamin B6
Acid pholic (vitamin B9)
Vitamin C
Vitamin E
Vitamin K
Canxi
Sắt
Magie
Mangan
Phosphor
Kali
Natri
Kẽm


0.169g
0.103g
0.202g
0.546g
0.077g
0.170g
0.325g
0.761g
0.158g
0.138g
0.172g
46.99g
0.066mg(5%)
0.020mg(1%)
0.540mg(4%)
0.3mg(6%)
0.054mg(4%)
26µg(7%)
3.3mg(6%)
0.24mg(2%)
0.2µg(0%)
14mg(1%)
2.43mg(19%)
32mg(9%)
1.5mg(7%)
113mg(6%)
356mg(8%)
20mg(1%)
1.1mg(1%)


2. Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe

Trong một nghiên cứu về tác dụng của dầu dừa lên động vật được công bố gần đây,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận sơ bộ về khả năng dinh dưỡng của chất béo trong
dừa đối với con người.
Trưởng nhóm nghiên cứu chương trình dinh dưỡng quốc gia tại Sở nông nghiệp
Beltsville, David M. Klurfeld cho biết rằng chất béo chứa trong dừa là tốt cho sức khỏe


con người. Tuy nhiên, ông khuyến cáo mỗi người cần sử dụng một lượng vừa phải để đạt
được hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất.
Trong một số tuyên bố trước đây cho thấy dầu dừa chứa hàm lượng chất béo bão hòa
cao nên có tác động tốt đến sức khỏe của con người.

Theo dữ liệu dinh dưỡng thực phẩm từ bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, 1 muỗng canh dầu
dừa có chứa khoảng 12 gam chất béo bão hòa, tương đương với 7 gam bơ.
Dầu dừa có chứa các loại acid béo chuỗi trung bình nên cơ thể có thể dễ dàng hấp thu
hơn. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của loại protein gây ra bệnh
Elzheimer trên tế bào thần kinh.
Theo Glen D. Lawrence, giáo sư hóa - sinh vật học thuộc Đại học Long Island tại
Brooklyn cho biết, thành phần chất béo trong dầu dừa là một chuỗi acid béo trung bình
(medium-chain fatty acids) dựa trên số lượng nguyên tử carbon trong mạch. Trong khi
đó, hầu hết chất béo mà người Mỹ đang tiêu thụ đều có cấu trúc phân tử dạng chuỗi dài.


Các nhà nghiên cứu cho biết, mức độ dài hay ngắn trong chuỗi carbon của acid
béo có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hấp thu. Theo đó, acid có chuỗi càng ngắn thì
thời gian hấp thu càng nhanh do cơ thể sẽ đốt cháy nó nhanh hơn. Do đó, các nhà khoa
học cho rằng các loại acid béo chuỗi trung bình và ngắn sẽ tốt cho hoạt động của các vận

động viên hơn.
Trong một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí bệnh Alzheimer, các nhà
khoa học Canada đã nhận thấy rằng dầu dừa có khả năng bảo vệ tế bào não chuột khỏi
ảnh hưởng độc hại của protein amyloid. Đây là loại protein tích tụ trong não bộ của
những bệnh nhân Alzheimer.
Hiện nay trên thế giới, dầu dừa thường được được xuất khẩu từ các nước nhiệt đới
dưới dạng nước cốt dừa hoặc cơm dừa. Theo một số chuyên gia trong ngành thì nước cốt
dừa hay cơm dừa sẽ mất hết các hương vị ban đầu sau quá trình tinh chế thành dầu dừa.
Dù vậy, các nghiên cứu trên đều được thực hiện trên dầu dừa và cho đến nay, các nhà
khoa học vẫn chưa có nghiên cứu cho thấy nước cốt dừa thì có hiệu quả hơn so với dầu
dừa tinh chế. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể dễ dàng tìm thấy cả 2 sản phẩm này tại
các cửa hàng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng dầu dừa cũng mang nhiều nguy cơ không
tốt.
Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký hội Dược liệu TPHCM có công nhận về một số
tác dụng của dầu dừa, tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “Nếu sử dụng dầu dừa thường
xuyên trong ăn uống hàng ngày, loại dầu này có thể sản sinh các chất gây tăng mỡ máu,
chuyển hoá lipid. Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu rõ ràng nào về công dụng của loại
dầu này, người tiêu dùng nên thận trọng trong việc sử dụng”.
Còn theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính khoa dược, đại học Y dược
TPHCM: “Bất kỳ thông tin nào về thuốc trị bá bệnh đều không đúng sự thật, vì chẳng có
thuốc nào có khả năng kỳ diệu như vậy. Chưa kể đến những sản phẩm không rõ nguồn
gốc, không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ gây thêm bệnh cho người tiêu dùng."


3. Sản phẩm



Son dưỡng môi


Xà phòng dầu dừa


Kem dưỡng da dầu dừa

Kem chống nắng


Mascara dầu dừa dưỡng mi


Dầu dừa massage
Tài liệu tham khảo
/> /> />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×