Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận: Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.22 KB, 26 trang )

Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất
I/Đặt vấn đề
Các yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe, sức lao động,
tuổi thọ của con người. Trong đó việc cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho cơ thể
các vi chất dinh dưỡng cần thiết – các Vitamin, các nguyên tố vi lượng và đa lượng
giữ vai trò đặc biệt
Các vi chất dinh dưỡng được xem là các chất không thay thế. Chúng tuyệt đối cần
thiết đối với quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển của cơ thể, sự bảo vệ
chống lại bệnh tật và các yếu tố bất lợi xung quanh, việc suy trì các chức năng của
cơ thể.
Thực phẩm chức năng đang được các chuyên gia đánh giá là một xu thế dinh
dưỡng của Thế kỉ XXI, đáp ứng một phần quan trọng về nhu cầu dinh dưỡng và
sức khỏe con người trong cuộc sống hiện đại. Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung
vitamin và khoáng chất đang rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước Châu Âu, Nhật
Bản,... như việc bỏ sung iode vào muối ăn , sắt vào gia vị, vitamin A vào đường
hạt, vitamin vào nước giải khát, sữa… Việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt
buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “ nạn đói tiền ẩn” vì thiếu vi chất
dinh dưỡng ( thiếu iode, thiếu vitamin A, thiếu sắt).
II/Nội Dung
2.1 Khái Niệm và phân loại
2.1.1 Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng (Functional food) được người nhật sử dụng đầu tiên
trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành
phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khỏe cho người sử


dụng. Theo Viện khoa học và đời sống quốc tế thì “ Thực phẩm chức năng là thực
phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức
khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang
lại”. Theo IFIC, Thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế
độ ăn mà có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản.


Bộ y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ
chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tao cho cơ
thể người thoái mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
2.1.2 Phân Loại

2.1.3 Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất
2.1.3.1 Khái niệm
Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất là những sản phẩm được sử dụng
để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày nhằm bù đắp hoặc phòng ngừa sự thiếu hụt các
vitamin và khoáng chất cần thiết.
Vitamin là nhóm chất hữu có mà cơ thể không thể tự động tổng hợp được. Nhu
cầu của cơ thể về vitamin chi vài miligam mỗi ngày. Tuy nhỏ vậy nhưng không thể
nói chúng có vai trò nhỏ so với các chất dinh dưỡng khác.
Chất khoáng là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống, một
chất khoáng được coi là cần thiết cho cơ thể khi chũng tham gia ít nhất vào một
trong các chức năng sống của cơ thể là phát triển hoặc sinh sản. để phân biệt giữa
chất khoáng và một chất hóa học là chất khoáng không chứa cabon trong cấu trúc


nhưng chúng thường kết hợp với các bon chứa trong chất hữu cơ khi thực hiện các
chức năng trong cơ thể.
2.1.3.2 Phân loại và tác dụng
Vitamin được chia làm 2 nhóm : vitamin hòa tan trong chất béo ( vitamin A,D, E,
K) và vitamin hòa tan trong nước ( Vitamin B1, B2, B5, B8, B6, B12, PP, Acid
Folic..). Một chức năng chung nhất của các vitamin là phản ứng như một tiềm chất
hoặc là thành phần của một coenzym, chúng rất cần thiết cho khởi đầu các phản
ứng sinh học của enzym. Một số không phải là coenzym nhưng chúng có chức
năng quan trọng khác trong cơ thể . ví dụ: vitamin A trong quá trình nhìn và phân
biệt màu sắc….
Chất khoáng được chia làm 2 nhóm : nhóm đa lượng gồm các chất có mặt trong

cơ thể với một lượng tương đối lớn >0.005% trọng lượng cơ thể và đòi hỏi một
nhu cầu lớn từ thức ăn ( Ca, P, Ka, Na, S…) ; Nhóm Vi khoáng gồm những chất
tồn tại trong cơ thể nhỏ hơn 0,005% trọng lượng cơ thể và cơ thể cần một lượng
nhỏ hơn (Fe, Zn, Mg, Cu, I2, …). Chúng tham gia vào nhiều vai trò sinh học trong
cơ thể. Như cấu tạo nên cơ thể, tham gia các phản ứng sinh học, tăng cường hấp
thu,tiêu hóa và vận chuyển, giữ cân bằng acid-kiềm, giữ cân bằng nước, truyền các
xung động thần kinh, điều hòa co cơ.
2.1.3.3 Các thông tin về các vitamin và khoáng chất cần thiết cơ thể
Tuy vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của
con người nhưng nhu cầu về vi chất lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác,
giới tính, khí hậu,… Do đó cũng cần lưu ý đến liều lượng bổ sung để tránh tình
trạng ngộ độc do quá liều. Thông tư số 08 ra ngày 23/8/2004 của bộ trưởng Bộ Y tế
đã đưa ra bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng của vitamin và khoáng chất theo
độ tuổi


Bảng 1: Các đối tượng cần bổ sung vitamin và khoáng chất:
Chỉ định

Bổ sung

Mang thai – 1 tháng trước khi có Folate tổng hợp( tối đa 1000
thai và 3 tháng đầu thai ky
microgram/ngày)
Trên 70 tuổi
Vitamin D, B12, calcium
Người ăn chay trường

Vitamin B12


Người ít ra nắng

Vitamin D

Thoái hóa đĩa thị do tuổi già

Vitamin C, Vitamin
carotene và kẽm
Glucosamine

Thay sụn khớp

E,

Bệnh tim mạch, viêm khớp và các Dầu cá (omega 3)
bệnh lý viêm khác, cao huyết áp,
tăng triglyceride máu tăng LDL
( LDL xấu ) cholesterol
Giai đoạn phát triển trí não trẻ , Iod
bướu cổ
Các bệnh lý rối loạn hấp thu
B1 ( Thiamin), Vitamin B12
Các bệnh lý gây kém hấp thu

Calcium

Bảng 2: tổng hợp các vitamin

beta-







Bảng 3: tổng hợp các chất khoáng








2.1.4 Công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng
Vi deo
2.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu dùng ở việt nam


2.1.5.1 Tình hình sản xuất
Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam.
Đồng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ truyền, có
sẵn dây truyền sản xuất thuốc và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và trào lưu phát
triển TPCN trên thế giới, các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ
truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất TPCN. Tính đến cuối năm 2012, gần như cả
ngành dược Việt Nam đã lao vào lĩnh vực TPCN, với sự tham gia của 1,781 doanh
nghiệp
Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2000 là 13 cơ sở,
đến cuối 2012 là 1,552 cơ sở, với hơn 5,500 sản phẩm. Năm 2013, số cơ sở SXKD
TPCN đã tăng lên 3,512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6,851 sản phẩm (tăng

124%). Trong đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu – 20% sản phẩm sản xuất
trong nước. Sản phẩm xuất khẩu đang gia tăng nhanh chóng, tăng 172% giai đoạn
2012-2013, trong khi sản phẩm sản xuất trong nước giảm 23% giai đoạn 20122013
2.1.5.2 Tiêu Dùng
Người sử dụng thực phẩm chức năng còn thấp, phần lớn là hỗ trợ chữa bệnh. Tỷ
lệ sử dụng thực phẩm chức năng ở hà nội là 68.1% và thành phố Hồ Chí Minh là
43% theo năm 2011. Các quảng cáo về thực phẩm chức năng còn nhiều sai phạm
( 20% những quảng cáo là không có giấy phép, 50% các quảng cáo sai về nội
dung so với công bố tiêu chuẩn. Người sử dụng ngày càng tăng nhưng tiếp cận
thực phẩm chức năng qua internet và kênh bán hàng đa cấp mà tư vấn là người bán
hàng. Năm 2005 có khoảng 1 triệu người đến 2010 thì lên đến 5.7 triệu người
2.2 VITAMIN E 400 (SIMPLE RIGHT) D06


Là sản phẩm của tập đoàn Simple Right của mỹ, nhãn hiệu được nhiều người tin
dùng trên thế giới. Dạng viên nang, thành phần chính là Vitamn E cùng với các
thành phần quan trọng khác như gelatin, glycerin, dầu đậu nành …Số lượng 500v/
lọ, giá từ 490 ngàn đến 550 ngàn
Công dụng của thuốc :
+ Giúp da săn chắc, chống lại tình trạng chảy xệ
+ Cân bằng độ ẩm cho da, làm sáng da hơn, ngăn ngừa các nếp nhăn, giúp tái tạo
tế bào da, loại bỏ độc taijcos hại và giảm thâm nám trên da
+ Chống và trị mụn trứng cá
+ Ngăn ngừa lão hóa da, ngăn ngừa các biến chứng có hại cho cơ thể như gây đục
thủy tinh thể, suy giảm thị lực và thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già
+ Ngăn ngừa các chất chống oxy hóa cholesterol LDL, tránh tình trạng tổn
thương tế bào
+ Uống 1 viên/ ngày sau bữa ăn và dùng trong 1-2 tháng
Công dụng của sản phẩm chính là công dụng của Vitamin E
2.2.1 Vitamin E

Vitamin E lần đầu tiên nhận biết vào năm 1922 như một yếu tố cơ bản trong
khẩu phần thức ăn thực vật, giúp cho sự sinh sản bình thường của chuột. Năm 1933
được định rõ là cần thiết cho người, chất tocopherols và tocotrienols được xác
định. Đến năm 1936 người ta đã tách được từ dầu lúa mì và dầu bông ba loại dẫn
xuất benzopiran và đặt tên nhóm là Vitamin E. Các dẫn xuất thu được tương ứng là
α, β, γ – tocopherol. Năm 1938 tổng hợp được α- tocopherol. Vậy vitamin E bao
gồm các tocopherol và các tocotrienol có công thức cấu tạo C29H50O2. Vitamin E


tự nhiên tồn tại dưới 8 dạng đồng phân khác nhau, trong đó có 4 tocopherol và 4
tocotrienol. Tất cả đều có vòng chromanol với nhóm hydroxyl có thể cung cấp
nguyên tử hydro để khử các gốc tự do và nhóm R( phần còn lại của phân tử) kỵ
nước để

cho phép xâm nhập vào các màng sinh học. Các tocopherol và

tocotrienol đều có dạng alpha, beta, gamma, delta, được xác định theo số lượng và
vị trí các nhóm metyl trên vòng chromanol
Chúng là chất lỏng không màu, có khả năng hòa tan tốt trong dầu thực vật, rượu
và ete. Vitamin E bị oxy hóa bởi các chất oxy hóa khác nhau như sắt (III) clorua
hoặc acid nitric.
Công thức cấu tạo :

Vitamin E hòa tan tốt trong chất béo, nên hấp thu tốt nhất khi có mặt chất béo
trong khẩu phần ăn và trong những điều kiện chất béo được hấp thu tốt. Khoảng 40
– 60% vitamin E trong khẩu phần thức ăn được hấp thu, tỷ lệ giảm dần khi trong
khẩu phần có nhiều vitamin E. Hầu hết vitamin E được hấp thu vào đường bạch
huyết, sau đó được chuyển vào hệ tuần hoàn gắn với lipoprotein ở dạng LDL. Có



sự trao đổi nhanh giữa LDL và lipid của màng tế bào, đặc biệt là màng hồng cầu,
và nồng độ cao nhất ở mô mỡ. Vitamin E được bài tiết qua da và phân.
2.2.2 Tác dụng của Vitamin E
Là chất chống oxy hóa nhờ có nhóm hydroxyl nhường 1 hydro cho các gốc tự
do để biến gốc tự do này thành hydroperoxyde không gây phản ứng
LOO + tocopherol-OH



LOOH + tocopherol-O.

Ngoài chức năng ngăn chận sự tạo thành những gốc tự do nơi tế bào, vitamin E
còn bảo vệ những chất tạo nên tế bào như protein và acid nucleic. Chất chống oxy
hóa bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của các gốc tự do, đó là các phân tử có chứa một
electron không chia sẻ. Các gốc tự do gây tổn hại tế bào và có thể đóng góp vào sự
phát triển của bệnh tim mạch và ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ hoạt tính của Vitamin E có khả năng chữa nhiều
bệnh. Tính chất chống viêm : vitamin E ức chế sự peroxyde hóa các lipid bằng
cách bẫy các gốc tự do sẽ tạo thành prostaglandines, là chất trung gian sinh lý của
viêm. Vitamin E giúp ngăn ngừa và kìm hãm bệnh mạch vành bằng sự hạn chế quá
trình oxy hóa của LDL – cholesterol làm giảm xơ vỡ mạch vành và nhồi máu cơ
tim, điều trị chứng gan nhiễm mỡ, giảm cholesterol trong máu.Vitamin E làm giảm
quá trình phát triển của sự mất trí nhớ trong bệnh Alxheimer, tác nhân bảo vệ não.
Vitamin E còn có nhiều tác dụng khác như : ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển
bệnh đục thủy tinh thể ở người già, tác nhân bảo vệ mắt ; tăng cường hoạt động
insulin và đào thải glucose đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, ngăn cản sự hình
thành chất nitrosamine, thủ phạm gây ra các bệnh ung thư dạ dày; Tăng cường hệ
thống miễn dịch của cơ thể, có khả năng phòng chống các loại ung thư như: tiền
liệt tuyến, bàng quang, ruột kết…



Vitamin E còn có tác dụng tốt đối với quá trình sinh sản, hỗ trợ điều trị vô sinh,
suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới. Vitamin E cũng làm giảm nhẹ các triệu
chứng chuột rút, đau các cơ bụng hoặc đau bụng khi hành kinh ở các em gái vị
thành niên. Đối với phụ nữ mang thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình
mang thai, sự phát triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai , sinh non do đã
trung hòa hoặc làm mất đi hiệu lực của các gốc tụ do trong cơ thể.
Qua nhiều nghiên cứu, vitamin E có thể ức chế quá trình oxy hóa DNA nên đã ức
chế hoạt động chuỗi tế bào ung thư vú, làm giảm 95% sự gia tăng tế báo ung thư
vú ở người sử dụng anpha tocophenol, nghĩa là vitamin E có thể gây ngộ độc có
tính chọn lọc đến các tế bào ung thư vú.
Vitamin E là hàng rào bảo vệ chống những tia bức xạ độc hại bởi vì nó được dự
trữ dưới lớp màng tế bào nên ngăn cản được những tia UV trước khi những tế bào
phải tự mình chống lại. Nó bảo về các tế bào dưới da, tế bào biểu bì, những nguy
hại về gen, có tính chất làm ẩm, giúp sự luân chuyển mạch máu li ti của da, cung
cấp oxi cho các mô của cơ thể. Nhờ vậy vitamin E được bổ sung vào mỹ phẩm.
Khi có tuổi, da mất tính chun giãn, đồng thời do tác dụng dư thừa gốc tự do sẽ làm
da nhăn nheo, tóc xơ cứng, giòn, dễ gãy, vitamin E giúp cải thiện tình trạng trên do
đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc.
2.2.3 Phương pháp sản xuất Vitamin E
Vitamin E bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, hay thức ăn
chăn nuôi dưới dạng viên hay dạng viên hay dạng bột đều được thu hồi từ quá trình
chiết, tách tự nhiên hoặc qua tổng hợp hóa học. Sản xuất vitamin E ngày càng được
mở rộng và phát triển. Vitamin E chiết tách tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn tổng
hợp hóa học, nhưng chỉ có hiệu quả kinh tế khi dụng các nguyên liệu có và chứa
nhiều vitamin E. Vitamin E được tìm thấy trong các hạt và ngũ cốc chứa dầu,


ngoài ra cũng tồn tại hàm lượng thấp trong lá cây cọ, rau diếp, mủ cao su….Sự
phân bố vitamin E trong các sản phẩm thực vật phụ thuộc vào giống, loài, giai

đoạn chín, thời vụ, phương thức thu hoạch, chế biến và bảo quản. Hiện nay phụ
phẩm chế biến dầu thực vật, trong đó căn khử mùi được xem là nguồn nguyên liệu
chính cho sản xuất vitamin E tự nhiên. Hàm lượng vitamin E của cặn khử mùi thay
đổi theo tùy loại dầu thực vật:
Dầu đậu tương
Dầu ngô
Bông
Hướng dương
Cải dầu
Lạc

8 – 14%
7 – 10%
6 – 10%
5 – 8%
4 – 7%
2 – 5%

Xét về thành phần hóa học, cặn khử mùi các dầu thực vật chứa chủ yếu là
tocopherol. Để chiết tách vitamin E tự nhiên người ta sử dụng nhiều phương pháp
và kỹ thuật khác nhau : este hóa, xà phòng hóa, trích ly rắn- lỏng, kết tinh, chưng
cất, trao đổi ion và sắc ký hấp thụ. Sau đây là phương pháp kết hợp este hóa, kết
tinh, sắc ký hấp thụ để thu nhận vitamin E từ cặn khử mùi dầu đậu tương

Sơ đồ công nghệ thu nhận vitamin E từ cặn khử mùi dầu đậu tương

Cặn khử mùi dầu đậu
tương

Etyl este hóa


Phytosterol + vitamin e
+ thành phần khác

Chưng cất phân đoạn
chân không

Tách phytosterol

Etyl este của các acid
béo

Vitamin
E tự nhiên,
Tinh
chế vitamin
E thô
tinh khiết


Vitamin E : 1 IU là tương đương sinh học của khoảng 0667 µg d-alphatocopherol (chính xác 2 / 3 mg), hoặc của 1 mg dl-alpha-tocopherol acetate
Đầu tiên, cặn khử mùi được xử lý để loại nước, cặn vô cơ và các hợp chất dễ bay
hơi. Tiếp đó, tách hỗn hợp axit béo bằng cách tiến hành etyl este hóa các axit béo
trong cặn khử mùi với đậm đặc (0,6%), tỉ lệ etanol/axit béo: 20/1 (mol/mol) ở 70
trong 80 phút, rồi tách etyl este của các axit béo nhờ chưng cất phân đoạn chân
không ở áp suất 4-5 mbar và nhiệt độ đỉnh: 198 – 225. Phần hỗn hợp còn lại trong
bình cất được đem tách phytosterol bằng phương pháp kết tinh với dung môi etanol
ở nhiệt độ 5, thu được vitamin E thô. Quá trình tinh chế vitamin E được bắt đầu
bằng trích ly với etanol (tỷ lệ etanol/ VTM E thô lần 1: 2/1 và lần 2: 1/1), rồi tiến
hành kết tinh lạnh ở nhiệt độ - 15 để loại phytosterol còn sót lại và các tạp chất

khác. Cuối cùng là giai đoạn tách vitamin E có độ tinh khiết cao bằng sắc ký hấp
thụ hoặc sắc ký cột trên cột silica gel (0,063 – 0,200) với hệ dung môi rửa giải là nhexan : etanol: 9:1, thu được sản phẩm vitamin E có độ tinh khiết đạt 90,8%. Sau
đây là một số dung môi có thể dử dụng để tinh chế vitamin E:
HDM 1: n-Hexan : etyl acetat : etanol: 8:1:1


HDM 2: n-Hexan : dietyl ete : etanol: 8:1:1
HDM 3: n-Hexan : etyl acetat: 9:1
HDM 4: n-Hexan : etanol: 8:2
HDM 5: n-Hexan : etanol: 9:1
HDM 6: n-Hexan : dietyl ete: 9:1
HDM 7: n-Hexan : dietyl ete: 8:2
Vì dung môi n-Hexan: etanol (9:1) cho độ tinh khiết cao nhất
2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vitamin E
Hiện nay trên thị trường tồn tại cả 2 loại vitamin E tự nhiên và tổng hợp. Vitamin
E tự nhiên có 4 dạng đồng phần α-, β-, γ-, và δ-tocopherol đều ở dạng d và cơ thể
có thể hấp thu được. Trong khi đó vitamin e tổng hợp có 8 dạng đồng phân của
tocopherol nhưng chỉ có dạng d-α-tocopherol là giống vitamin E tự nhiên và cơ thể
con người có thể hấp thu được. Do vậy, khi sử dụng vitamin E tổng hợp phải uống
tăng liều gấp 1.5 lần so với vitamin E tự nhiên mới đạt hiệu quả mong muốn.
Vitamin E là một trong 3 loại vitamin có lượng giao dịch hàng đầu thế giới do
phạm vi ứng dụng rộng lớn của nó: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi. Với chi phí sản xuất không lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào vitamin E được
sản xuất với số lượng lớn trên thế giới, Trung Quốc là nước sản xuất lơn nhất
chiếm 40% lượng vitamin E trên thế giới. Ngoài ra, có một số công ty sản xuất
Vitamin E lớn ở Châu Âu như: BASF Vitamins Co, Ltd và DSM Nutritional
Products Co, Ltd. Hai công ty này mỗi năm cung câp ra thị trường khoảng 20000
đến 25000 tấn vitamin E.



Nhu cầu về vitamin E tăng mạnh ở mức 10-205 mỗi năm trên thế giới. Vitamin E
tự nhiên chiếm ưu thế hơn vitamin E tổng hợp vì ưu thế về dinh dưỡng và độ an
toàn của nó khi sử dụng. Vitamin E cơ thể không thể tự tổng hợp được nên phải bổ
sung vào thông qua thức ăn hoặc trực tiếp. Nhu cầu về vitamin E hàng ngày theo
khuyến cáo của hội đồng thực phẩm dinh dưỡng của viện nghiên cứu hoa ky như
sau:
Đối tượng
0 – 12 tháng tuổi
1 – 3 tuổi
4 – 8 tuổi
9 – 11 tuổi
Nữ giới trưởng thành
Nam giới trưởng thành
Người lớn và phụ nữ mang thai
Phụ nữ cho con bú

Liều lượng (mg)
5
6
7
11
12 - 15
15
15
18 - 19

III/ Kết Luận
Trong thời ky công nghiệp hóa, đô thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn
tới 4 thay đổi cơ bản là: phương thức làm việc, lối sống và sinh hoạt, lối tiêu dùng
thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và thay đổi về môi trường. Các bệnh

mạn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng, tiêu hóa,
thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thị
lực ... cũng từ đó mà ra. Các bệnh mạn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng
vắc xin mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng,
khoáng chất, các chất chống ôxy hóa (Thực phẩm chức năng). Thực phẩm chức
năng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống
bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten,
lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.


×