Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN cứu THỰC NGHIỆM các THÔNG số ẢNH HƯỞNG đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.44 KB, 6 trang )

HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CƯỜNG ĐỘ MÀI MÕN TRONG MÔ HÌNH MÀI MÕN BA ĐỐI TƯỢNG
Đoàn Yên Thế
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

TÓM TẮT:
Trong các thí nghiệm ma sát mài mòn thì việc
xác định cường độ mài mòn là rất quan trọng với
mục đích dự báo mòn cho các cặp bề mặt ma sát.
Trong những thông số ảnh hưởng đến cường độ
mài mòn thì lực pháp tuyến, vận tốc và tính chất
vật liệu của các chi tiết bị mài mòn là những thông

số quan trọng. Do đó, bài báo này sẽ trình bày kết
quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các
thông số này đến cường độ mài mòn hai loại vật
liệu mẫu khác nhau là thép C45 và nhôm AlMg 3.

Từ khóa: mài mòn ba đối tượng, cường độ mài mòn, hệ số ma sát, lực pháp tuyến, lực ma sát,
quãng đường mài mòn
1. GIỚI THIỆU
Trong các thí nghiệm ma sát mài mòn theo mô
hình mài mòn ba đối tượng như Hình 1 thì việc
xác định cường độ mòn là rất quan trọng mục
đích để dự báo mòn cho các cặp bề mặt ma sát.
Quá trình mài mòn sẽ gây ra thay đổi thông số
hình học của chi tiết, giảm thể tích, cũng như
thay đổi độ nhám và cơ tính bề mặt tại các bề


mặt tiếp xúc...
Fn

Hmẫu

Mẫu

Lớp hạt mài

Đĩa quay
v
Ra, đĩa ; Rz,đĩa

Ra,mẫu ; Rz,mẫu

Hình 1. Mô hình thí nghiệm mài mòn

Trong nghiên cứu này, mô hình mài mòn ba
đối tượng gồm có một mẫu dưới tác dụng tải
trọng pháp tuyến Fn bị ép trực tiếp vào bề mặt
một đĩa quay chuyển động gây ra quá trình mài
mòn của cả mẫu và đĩa, với điều kiện trong vùng
tiếp xúc giữa mẫu và đĩa quay luôn có các lớp
hạt mài. Do đó các lớp hạt mài mòn đóng vai trò
là lớp trung gian tương tác đồng thời với bề mặt
mẫu và bề mặt đĩa [2, 3, 5, 6].
Trong lĩnh vực ma sát học (Tribology), quá
trình mòn của các cặp bề mặt ma sát thường

Trang 54


được mô tả bởi đường cong mòn, như Hình 2.
Đường cong mòn thường được chia thành ba
giai đoạn gồm mòn ban đầu (chạy rà), mòn ổn
định và mòn khốc liệt.
Trong giai đoạn chạy rà, bề mặt chi tiết thường
bị mài mòn mạnh, kích thước bị thay đổi nhanh
bởi các nhấp nhô bề mặt ban đầu của các bề mặt
tiếp xúc với nhau do đó diện tích tiếp xúc thực
nhỏ và sinh ra áp suất tiếp xúc thực lớn gây ra
mòn nhanh. Nhấp nhô bề mặt sau thời gian chạy
rà sẽ đạt tới giá trị ổn định thì sẽ chuyển sang
giai đoạn mòn ổn định. Trong giai đoạn này, tốc
độ mòn gần như quan hệ tuyến tính với thời gian
mòn hay quãng đường ma sát. Giai đoạn mòn
khốc liệt xảy ra khi các cặp bề mặt ma sát mòn
quá giới hạn cho phép gây ra sự thay đổi sai lệch
hình dáng bề mặt tiếp xúc [1, 3, 4, 6].
Như vậy trong giai đoạn chạy rà, độ nhám ban
đầu của các bề mặt ma sát là một thông số quan
trọng ảnh hưởng đến lượng mòn. Trong khi đó ở
giai đoạn mòn ổn định thì lượng mòn phụ thuộc
vào các thông số quá trình như áp suất, vận tốc
trượt hay tính chất vật liệu bề mặt ma sát. Do đó,
việc xác định ảnh hưởng của các thông số quá
trình như lực pháp tuyến Fn và vận tốc v, cũng
như tính chất vật liệu tới cường độ mài mòn là rất
có ý nghĩa về mặt khoa học trong việc dự báo tốc
độ mài mòn của các cặp bề mặt ma sát bị mài
mòn trong mô hình mài mòn ba đối tượng.



Lượng mòn (g)

HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM
I: Mòn ban đầu
II: Mòn ổn định
III: Mòn khốc liệt
I

Đường cong mòn

II

III

có thể thay đổi như lực pháp tuyến Fn từ 10 N
đến 200 N và vận tốc đĩa quay v từ 5 m/s đến
1000 m/s. Hơn nữa, trên thiết bị này dễ dàng
thay đổi mẫu và đĩa quay với các loại vật liệu và
kích thước khác nhau.

Cảm biến lực

Cơ cấu điều chỉnh khe hở

0

WD1


WD2

Quãng đường (m)
Thời gian (phút)

Hộp mẫu

100 500
2000
Hình 2. Quá trình mòn của một cặp bề mặt ma sát

Báo cáo này sẽ trình bày tóm tắt phương pháp
thí nghiệm mài mòn ba đối tượng và kết quả thực
nghiệm ảnh hưởng thông số quá trình như lực
pháp tuyến Fn, vận tốc quay của đĩa v và quãng
đường mài mòn WD đến cường độ mài mòn của
hai loại mẫu: thép C45 và nhôm AlMg3. Hơn nữa,
kết quả chiều sâu mòn Hmòn phụ thuộc vào quãng
đường ma sát và Fn sẽ được xác định.
2. THÍ NGHIỆM MÀI MÕN

Hạt mài

Đĩa mài
Đĩa quay

Mẫu

Hình 4. Các bộ phận chính của máy thí nghiệm


2.2. Các thông số thí nghiệm
Trong báo cáo này, kết quả thí nghiệm xác
định cường độ mòn và chiều sâu mòn của mẫu
thép C45 và mẫu nhôm AlMg3 với các thông số
thí nghiệm được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1. Các thông số thí nghiệm xác định cường
độ mài mòn, chiều sâu mòn

2.1. Máy thí nghiệm ma sát mài mòn
Để nghiên cứu đặc tính mòn trong mô hình ma
sát mài mòn ba đối tượng, các thí nghiệm được
thực hiện trên một máy thí nghiệm ma sát mài
mòn (Tribometer test-rig). Kết cấu của máy thí
nghiệm gồm có khung máy, cơ cấu dẫn động đĩa
quay, hộp cấp liệu, các thiết bị đo và cơ cấu gia
tải, được mô tả như Hình 3.
Đầu đo lực 3 chiều
Cơ cấu gia tải
Hộp chứa hạt mài

Mô tả các thông số
Mẫu C45, AlMg3
- Kích thước mẫu

45 x 25 x 5 mm

- Ra,mẫu

0,27 µm


- Rz,mẫu

0,5 – 1,5 µm

- Ra,mòn

3 - 5 µm

- Rz,mòn

25 – 35 µm

Đĩa quay C45
- Kích thước đĩa

 300 x 5 mm

- Ra,đĩa

3 – 5 µm

- Rz,đĩa

25 - 35 µm

Hạt mài

Mẫu


Giá trị

- Kích thước hạt

Cát khô silica
125 - 355 µm

Thông số thí nghiệm

Đĩa quay
Khung máy
Hình 3. Kết cấu máy thí nghiệm ma sát mài mòn

Những bộ phận chính của máy thí nghiệm
được thể hiện như Hình 4 gồm cơ cấu gia tải,
thiết bị đo lực ba chiều (force sensor), cơ cấu
điều chỉnh khe hở ban đầu, hộp chứa mẫu, mẫu,
đĩa mài và đĩa quay. Các thông số thực nghiệm

- Tải trọng Fn

50; 100; 200 N

- Vận tốc của đĩa

100; 300; 400 mm/s

- Quãng đường mài

500 - 2000 m


mòn

Để nghiên cứu về quá trình mòn của các cặp
bề mặt ma sát trong giai đoạn mòn ổn định,
cường độ mòn và chiều sâu mòn được xác định
với thời gian của quá trình mài mòn tương ứng
quãng đường ma sát được tính toán. Điều kiện

Trang 55


HỘI NGHỊ KH&CN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

thí nghiệm được thiết lập như nhau cho tất cả
các thí nghiệm, ví dụ như khe hở ban đầu, diện
tích tiếp xúc của mẫu, vật liệu hạt mài mòn, tốc
độ cấp hạt mài.

(4) Sau mỗi lần thí nghiệm mẫu được làm
sạch và xác định lại khối lượng tại các thời điểm
tương ứng với quãng đường mài mòn 500, 1000,
1500, 2000 m.

Quá trình mài mòn theo mô hình mài mòn ba
đối tượng được nghiên cứu với mỗi thí nghiệm
được sử dụng một mẫu mới có độ nhám ban đầu
gần như nhau. Trong nghiên cứu này, các mẫu
thép và các mẫu nhôm được sử dụng làm thí

nghiệm có độ nhám bề mặt ban đầu với Ra,mẫu =
0,25 µm và Rz,mẫu = 0,5 – 1,5 µm. Thời gian mài
mòn được xác định tương đương với quãng
đường mài mòn từ 500 – 2000 m. Điều kiện thí
nghiệm như nhau với các thông số quá trình thay
đổi như Fn = 50, 100, 200 N; v = 100, 300, 400
mm/s. Hình 5 thể hiện sự khác nhau giữa độ
nhám bề mặt mòn và độ nhám bề mặt ban đầu
của mẫu, tương ứng với Ra,mòn>Ra,mẫu sau khi thí
nghiệm và trước khi thí nghiệm tương ứng với
quãng đường mài mòn 2000 m. Sau khi mài mòn,
chiều cao của mẫu Hmẫu giảm tương ứng với
chiều cao mòn Hmòn.

(5) Tính toán khối lượng bị mất đi trước và sau
mỗi thí nghiệm.

Mẫu nhôm

Hmẫu

Sau khi mài mòn

Hmòn
Rz,mẫu, Ra,mẫu

Mẫu thép

Hmòn
Rz,mòn, Ra,mòn


3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.1. Xác định cường độ mòn và chiều sâu mòn
Thông thường trong các thí nghiệm ma sát
mài mòn, lượng mòn có thể được xác định bằng
cách đo và tính toán trực tiếp dựa trên khối lượng
mòn, thể tích mòn hay kích thước mòn. Mặt khác
lượng mài mòn có thể được xác định bằng cách
tính toán gián tiếp qua các thông số như độ bền
mòn, tỷ lệ mòn, hệ số mòn, tốc độ mòn và cường
độ mòn [1, 3, 4, 5].
Trong nghiên cứu này, quá trình mòn trong mô
hình mài mòn ba đối tượng được nghiên cứu
bằng cách xác định cường độ mòn và chiều sâu
mòn của mẫu.
Cường độ mòn được xác định bởi sự phụ
thuộc khối lượng mòn trên diện tích mòn danh
nghĩa, trên khối lượng riêng của vật liệu, trên
quãng đường mài mòn [3,4]. Tính toán cường độ
mài mòn được xác định bởi công thức:

Rz,mòn, Ra,mòn

Sau khi mài mòn

Hình 5. Kích thước và độ nhám bề mặt của mẫu

Chiều sâu mòn Hmòn được định nghĩa bởi sự
giảm chiều cao ban đầu của mẫu Hmẫu. Hmòn
được xác định theo công thức:


trước và sau thí nghiệm

2.3. Quá trình thí nghiệm
Quá trình thí nghiệm để xác định cường độ
mài mòn và chiều sâu mòn như sau:
(1) Trước khi thí nghiệm các mẫu được làm
sạch và được xác định khối lượng bằng cân điện
tử với độ chính xác 0,001 g;
(2) Gia tải lực pháp tuyến Fn được xác định
bằng cách đặt các khối nặng lên cơ cấu gia tải;
thiết lập vận tốc đĩa quay v;
(3) Thiết lập thời gian thí nghiệm tương ứng
với quãng đường mài mòn được xác định trước
như trong Bảng 1;

Trang 56

Trong đó: WI là cường độ mòn [-]; m là khối
lượng mòn [g]; A là diện tích mòn danh nghĩa
[mm-2];  là khối lượng riêng của vật liệu [g.m-3];
WD là quãng đường mài mòn [m-1].
3.2. Sự phụ thuộc của cường độ mài mòn WI
vào Fn và v
Để nghiên cứu quá trình mòn của của mẫu
trong giai đoạn mòn ổn định, cường độ mòn WI
được xác định dựa trên các kết quả thực nghiệm
của các mẫu thép C45 với cùng độ nhám ban
đầu. Cường độ mòn được xác định theo công
thức (1). Các kết quả tính toán WI phụ thuộc vào

quãng đường mài mòn WD được xác định bằng


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

3

x 10

-7

2.8
2.6

v = 300 mm/s

Fn = 200 N

chiều sâu mòn Hmòn tăng. Hơn nữa, Hmòn còn phụ
thuộc vào lực pháp tuyến Fn, nếu Fn tăng thì Hmòn
tăng. Sự phụ thuộc Hmòn vào vận tốc là nhỏ như
thể hiện trên Hình 7.
0.5
0.45

Chiều sâu mòn Hmòn (mm)

cách sử dụng công cụ đường cong xấp xỉ (curve
fitting) trong phần mềm Matlab theo thuật toán

bình phương tối thiểu nhỏ nhất (weighted leastsquares). WI phụ thuộc WD được vẽ thành các
điểm rời rạc. Từ tập các dữ liệu điểm rời rạc hai
chiều, một hàm xấp xỉ được xác định và được mô
tả bởi một đường cong xấp xỉ trên tất cả các kết
quả thí nghiệm. Kết quả sự phụ thuộc của cường
độ mòn với quãng đường mài mòn với độ nhám
bề mặt ban đầu như nhau được thể hiện trên
Hình 6.

Fn = 200 N

0.4

Xanh - v = 100 mm/s
Đen - v = 300 mm/s
Đỏ - v = 400 mm/s

0.35
0.3
0.25
0.2

Fn = 100 N

0.15
0.1

Fn = 50 N

0.05


Cường độ mòn WI [-]

2.4

0

2.2

0

Xanh - v = 100 mm/s
Đen - v = 300 mm/s
Đỏ - v = 400 mm/s

2
1.8
1.6

v = 100 mm/s

1.4
1.2

v = 400 mm/s

1

Fn = 50 N


0.6
0.4
0.2

500

750

1000

1250

1500

500

750

1000

1250

1500

1750

2000

Quãng đường mài mòn (m)


Fn = 100 N

0.8

250

1750

2000

Quãng đường mài mòn (m)

Hình 6. Sự phụ thuộc cường độ mòn vào quãng đường
mài mòn với v và Fn khác nhau

Kết quả trên Hình 6 chỉ ra rằng cường độ mài
mòn phụ thuộc vào lực pháp tuyến Fn nếu tăng
lực pháp tuyến thì cường độ mài mòn tăng.
Trong khi đó sự phụ thuộc cường độ mài mòn
vào vận tốc là nhỏ bởi nếu tăng vận tốc đĩa quay
thì cường độ mài mòn gần như không thay đổi.
Vì vậy trong các thí nghiệm mài mòn 3 đối tượng
trong giai đoạn mòn ổn định thì lực pháp tuyến
hay áp suất trên bề mặt tiếp xúc là thông số
quyết định đến tốc độ mài mòn hay tỉ lệ mài mòn
của các cặp bề mặt ma sát
3.3. Sự phụ thuộc của chiều sâu mòn Hmòn vào
Fn và v
Chiều sâu mòn được xác định theo công thức
(2). Tương tự như cách xác định WI, các kết quả

tính toán Hmòn của các mẫu thép với với các lực
pháp tuyến Fn và v khác nhau tương ứng với
quãng đường mài mòn 500, 1000, 1500, 2000 m
được thể hiện trên Hình 7.
Kết quả chỉ ra rằng chiều sâu mòn phụ thuộc
quãng đường mài mòn WD. Khi WD tăng thì

Hình 7. Sự phụ thuộc chiều sâu mòn Hmòn vào quãng
đường mài mòn với v và Fn khác nhau

Từ kết quả trên cho thấy, chiều sâu mòn chủ
yếu phụ thuộc vào quãng đường mài mòn và lực
pháp tuyến.
3.4. So sánh sự phụ thuộc của cường độ mài
mòn WI vào Fn và quãng đường mài mòn giữa
mẫu thép C45 và mẫu nhôm AlMg3
Để nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất vật
liệu đến cường độ mòn WI phụ thuộc vào quãng
đường mài mòn WD và Fn, các thí nghiệm được
thực hiện trên các mẫu thép C45 và nhôm AlMg3.
Các kết quả thí nghiệm được vẽ trên đồ thị ba
chiều biểu diễn sự phụ thuộc WI - WD - Fn. Trên
cơ sở bộ dữ liệu rời rạc WI = f(WD, Fn) được vẽ
trên đồ thị ba chiều như được biểu thị trong Hình
8.
Căn cứ vào đồ thị biểu diễn mối quan hệ WI WD - Fn, kết quả cho thấy đối với cả mẫu thép và
mẫu nhôm thì sự phụ thuộc của cường độ mài
mòn là khá rõ: khi tăng lực pháp tuyến Fn thì
cường độ mài mòn WI tăng. Trong khi đó, ảnh
hưởng của vận tốc đối với cường độ mòn là nhỏ

bởi vì cường độ mòn WI gần như không đổi nếu
tăng vận tốc.
Kết quả trên cho thấy sự phụ thuộc WI vào
tính chất vật liệu là rất rõ ràng. Cụ thể WI của
mẫu nhôm lớn hơn WI của mẫu thép khi cùng
WD và Fn. Như vậy, đối với những loại vật liệu có

Trang 57


HỘI NGHỊ KH&CN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

Chiều sâu mòn Hmòn (mm)

cơ tính mềm hơn thì tốc độ mài mòn sẽ nhanh
hơn.
-7

Cường độ mòn WI [-]

x 10
10
9.5
9
8.5
8
7.5
7
6.5

6
5.5
5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5

200 N

Mẫu nhôm

100 N

50 N

200

Steel

175

Mẫu thép

50


25

0

2000
1750
1500
1250
)
1000
(m

n
ài m ò
ờng m
ư
đ
g
Quãn

250

500

750

Hình 9. Sự phụ thuộc chiều sâu mòn Hmòn vào quãng
25


50

75

100

125

150

Lực pháp tuyến

175

200

(N)

Hình 8. Sự phụ thuộc cường độ mài mòn WI vào
quãng đường mài mòn WD và lực pháp tuyến Fn

3.5. So sánh sự phụ thuộc của chiều sâu mòn
Hmòn vào Fn và quãng đường mài mòn giữa
mẫu thép C45 và mẫu nhôm AlMg3
Tương tự, để xác định sự phụ thuộc chiều sâu
mòn Hmòn vào các thông số WD, Fn cho hai loại
vật liệu khác nhau là mẫu thép và mẫu nhôm, các
kết quả thí nghiệm được tính toán và được thể
hiện trên đồ thị ba chiều biểu diễn sự phụ thuộc
Hmòn - Fn - WD như Hình 9.

Kết quả cho thấy sự phụ thuộc của Hmòn vào
WD là khá rõ ràng vì khi thời gian mài mòn
(quãng đường mài mòn) tăng thì Hmòn tăng. Hơn
nữa, kết quả trên đồ thị chỉ ra rằng Hmòn tăng khi
Fn tăng. Khi so sánh Hmòn giữa mẫu nhôm và mẫu
thép với cùng điều kiện thí nghiệm như Fn và WD
cho thấy Hmòn của mẫu nhôm lớn hơn Hmòn của
mẫu thép.
Kết quả này rất quan trọng cho việc dự báo
mòn cho các bề mặt ma sát trong giai đoạn mòn
ổn định.

Trang 58

Đỏ - Mẫu nhôm
Xanh - Mẫu thép

Lực 150 125
pháp 100
75
tu y
ến (
N)

50 N

Qu 500 750
ãng
đư 10001250
ờn

g m 1500
ài m 1750
òn 2000
(m
)

2
1.8
1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0

đường mài mòn WD và lực pháp tuyến Fn

6. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, cường độ mài mòn và
chiều sâu mòn của mẫu thép C45 và mẫu nhôm
AlMg3 trong mô hình mài mòn ba đối tượng được
nghiên cứu thực nghiệm với tải trọng danh nghĩa
Fn = 50 - 200 N và vận tốc của đĩa
v = 100 - 300 mm/s, quãng đường mài mòn đến
2000 m. Từ các kết quả thực nghiệm được phân
tích, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
 Sự phụ thuộc của cường độ mài mòn và

chiều sâu mòn vào lực pháp tuyến Fn là khá
rõ ràng là nếu tăng Fn thì WI và H mòn tăng.
 Trong giai đoạn mòn ổn định, cường độ mài
mòn là khá ổn định không phụ thuộc vào
quãng đường mài mòn và vận tốc của đĩa
quay.
 Quan hệ phụ thuộc giữa chiều sâu mòn
Hmòn với quãng đường mài mòn WD là sự
phụ thuộc tuyến tính.
 Cường độ mài mòn và chiều sâu mòn của
nhôm AlMg3 lớn hơn thép C45.
Kết quả của nghiên cứu này rất có ý nghĩa để
hiểu rõ về tính chất mài mòn vật liệu trong mô
hình mài mòn ba đối tượng. Hơn nữa, quan hệ
giữa chiều sâu mòn và quãng đường mài mòn
được xác định để dự báo tốc độ mài mòn trong
các mô hình mài mòn tương tự.


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chowdhury, M. A., & Nuruzzaman , D. M.,
Experimental Investigation on Friction and
Wear Properties of Different Steel Materials
Tribology in Industry, 35(1), 42-50 (2013).
[2]. Doan, Y. T., de Payrebrune, K. M., & Kröger,
M., Experimental investigation of friction
characteristics on three-body abrasion with

low applied loads, Paper presented at the
Tribologie-Fachtagung, Göttingen, Germany
(2012).
[3]. Fleischer, G. Verschleiß und Zuverlässigkeit,
Berlin: Verlag Technik (1980).

[5]. Suresha, B., Jayaraju, T., Sadananda Rao,

P. R., Ismail, M., & Shivakumar, K. N.,
Three-Body Abrasive Wear Behaviour of
Fiber Reinforced Vinyl Ester Composites,
Solid State Phenomena, 136, 99-108 (2008).
[6]. Wesley, S. B., Goyal, H. S., & Harsha, A. P.,
Investigation on three-body abrasive wear of
ferritic steels, austenitic steel, and lowcarbon steel, Proceedings of the Institution of
Mechanical Engineers, Part J: Journal of
Engineering Tribology, 226 (2), 163-173
(2012).

[4]. Nguyễn Doãn Ý, Giáo trình ma sát mòn bôi
trơn Tribology, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Nhà xuất bản Xây dựng (2005).

EXPERIMENTAL INVESTIGATION OF PARAMETERS
AFFECTING THE WEAR INTENSITY IN THREE-BODY ABRASION
ABSTRACT
In abrasion experiments, the determination of
wear intensity is very important to predict wear of
the


friction

surfaces.

There

are

many

parameters affecting the wear intensity,

important parameters. In this paper, the results of
experimental investigation on these parameters
for two different materials,C45 and AlMg 3, are
reported.

however the normal force, velocity, and material
property of contacting bodies are the most

Trang 59



×