Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Báo cáo thẩm định tín dụng công ty cổ phần xi măng bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.17 KB, 41 trang )

I. PHÂN TÍCH PHI TÀI CHÍNH
1.1. Thông tin khách hàng vay vốn
+ Tên khách hàng

: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BẮC GIANG

+ Địa chỉ

: Xã Hương Sơn – Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang

+ Điện thoại

: 0240.3636 775/ 586/ 727/ 793/ 784/ 703

+ Fax

: 0240.3636 707

+ Mã Số thuế

: 2400 125 180

+ Vốn điều lệ: 35.273.000.000 đồng

+ Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 200300135

+ Email

:

+ Website



: www.ximangbacgiang.com.vn

+ Lĩnh Vực kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng
Cổ đông sáng lập gồm :
1/ Vốn Ngân Nhà Nước.
2/ Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch HĐQT.
3/ Ông Nguyễn Công Định – Phó Chủ tịch HĐQT.
4/ Ông Lê Tiến Thanh - Ủy viên HĐQT.
5/ Ông Nguyễn Văn Sửu - Ủy viên HĐQT.
6/ Ông Nguyễn Xuân Hội - Ủy viên HĐQT.


Vốn điều lệ của Công ty hiện tại là : 58.173.000.000 đồng. ( Bằngchữ : Năm tám tỷ một trăm
bẩy ba triệu đồng)
2.1. Cổng đông/thành viên góp vốn Nhà nước
- Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông/thành viên góp vốn Nhà nước
- Thông tin chi tiết về từng cổ đông lớn/thành viên góp vốn theo nội dung: Tên; Địa
chỉ liên lạc; Ngành nghề kinh doanh; số lượng và tỷ lệ cổ phần sở hữu/vốn góp trong công ty.
2.2. Cổ đông/thành viên góp vốn sáng lập.
1. Vốn ngân sách tỉnh Bắc Giang: 2.703.254.682 đồng , chiếm 4,65% VĐL.
2. Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT : 7.648.000.000 đồng; chiếm 13,15%
vốn điều lệ.
3. Ông Nguyễn Công Định - Phó Chủ tịch HĐQT : 300.000.000 đồng; chiếm 0,51%
vốn điều lệ.
4. Ông Lê Tiến Thanh - Uỷ viên HĐQT : 205.000.000 đồng ; chiếm 0,35% vốn điều
lệ.
5. Ông Nguyễn xuân Hội - Uỷ viên HĐQT: 1.816.245.318 đồng; chiếm 3,12% vốn
điều lệ.
6. Ông Nguyễn Văn Sửu - Uỷ viên HĐQT : 150.000.000 đồng ; chiếm 0,25% vốn

điều lệ.
1.2. Uy tín, tính cách của khách hàng vay vốn
1.2.1. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp
Công ty cổ phần cổ phần xi măng Bắc Giang trước đây là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Sở xây dựng tỉnh Bắc Giang. Tiền thân là Xí nghiệp xi măng Hà Bắc đóng trên địa bàn
xã Bố Hạ – huyện Yên thế – tỉnh Hà Bắc cũ. Công ty được thành lập theo QĐ số 1090/CT
ngày 29/11/1994 của chủ tịch tỉnh về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Công ty xi


măng Hà Bắc và đóng trên địa bàn xã Hương Sơn – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc
Giang. Đến ngày 28/01/1997 theo QĐ số 89 của UBND tỉnh lâm thời Bắc Giang về việc
thành lập lại Công ty xi măng Bắc Giang.
Ngay từ khi thành lập Công ty đã chú trọng thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
công nhân lành nghề, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực và khẳng định
vị thế của mình trên thị trường.
Bằng phương pháp tổ chức khoa học, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện nay Công
ty là một trong các công ty sản xuất xi măng có uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm
tin dùng. Thực hiện chủ trương của Nhà Nước về việc chuyển các Doanh nghiệp Nhà nước
thành Công ty Cổ phần. Năm 2004 Công ty tiến hành công tác cổ phần hoá và đến năm 2005
Công ty xi măng Bắc Giang chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần, với tên gọi là Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang theo Quyết định số 28/QĐ-CT ngày
07/01/2005 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Công ty chính thức nhận giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu Tư tỉnh Bắc Giang cấp lần đầu ngày 26/01/2005.
1.2.2. Văn hóa của doanh nghiệp
Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang tiền thân là Xí nghiệp xi măng Hà Bắc đóng trên địa
bàn thuộc xã Bố Hạ huyện Yên thế tỉnh Hà Bắc cũ. Công ty được thành lập theo Quyết định
số 1090/CT ngày 29/11/1994 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc là doanh nghiệp Nhà Nước
với tên gọi là Công ty xi măng Hà Bắc; Ngày 28/01/1997 theo Quyết định số 89 của UBND
tỉnh Bắc Giang lâm thời đổi tên công ty thành Công ty xi măng Bắc Giang. Thực hiện chủ
trương của Nhà Nước về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần,

năm 2004 Công ty tiến hành công tác cổ phần hoá và đến năm 2005 Công ty xi măng Bắc
Giang chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang theo Quyết định số
28/QĐ-CT ngày 07/01/2005 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
Trải qua trên 20 năm xây dựng và phát triển với đội ngũ Kỹ Sư, công nhân lành nghề năng
động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết. Với sản phẩm Xi măng PCB30, PCB40, MC25 được sản
xuất theo công nghệ lò quay hiện đại, sản phẩm luôn đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn TCVN và


TCXD Việt Nam hiện nay, Sản phẩm của chúng tôi ngày càng có uy tín và được khẳng định
trên thị trường với chất lượng vượt trội, ổn định, đáp ứng nhu cầu của Quý Khách hàng.
Mục tiêu của chúng tôi ‘‘ Chất lượng Quyết định sự tồn tại và phát triển‘’ Công ty Cổ
phần Xi măng Bắc Giang không ngừng tạo dựng uy tín, niềm tin và mang lại giá trị đích
thực cho Khách hàng. Với chất lượng luôn phù hợp tiêu chuẩn và ổn định, với sản phẩm xi
măng Hương Sơn trước đây nay là Sản phẩm xi măng Bắc Giang luôn được sự lựa chọn sử
dụng trong những công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông nông thôn và nông nghiệp
nông thôn. Công ty luôn coi trọng công tác đầu tư phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện
đại để không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đủ năng lực để cạnh
tranh trên thị trường. Với giá cả hợp lý và hệ thống phân phối phù hợp với năng lực sản xuất
hiện có, sẽ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng. Chúng tôi tin tưởng
rằng sản phẩm của chúng tôi xứng đáng được các ban lựa chọn.
1.3. Năng lực pháp lí
1.3.1. Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Thanh chức vụ : Tổng Giám đốc. Năng
lực quản trị điều hành của đội ngũ lãnh đạo Công ty được thể hiện tốt qua doanh thu cao qua
các năm mặc dù thị trường và nền kinh tế có nhiều biến động. Thực tế hoạt động cho thấy khả
năng quản trị điều hành của Ban lãnh đạo Công ty là tốt.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị;
Ban Giám đốc; Ban kiểm soát được thực hiện theo Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty
hiện hành.

+ Ban giám đốc công ty gồm : Tổng giám đốc và 02 phó tổng giám đốc.
+ Cấp phòng gồm 5 phòng: Phòng Tổ chức hành chính; Phòng kế toán tài vụ; phòng kế
hoạch


+ Xuất nhập khẩu; Phòng tiêu thụ và Phòng kỹ thuật.
+ Nhà máy sản xuất xi măng : Ban giám đốc nhà máy gồm Giám đốc nhà máy và 02 phó
giám đốc nhà máy; Phòng điều hành trung tâm, Phòng DCS; Phân xưởng sản xuất gồm 4
phân xưởng: liệu, lò, thành phẩm; Phân xưởng phục vụ: Phân xưởng Cơ điện.
+ Xí nghiệp, phân xưởng trực thuộc: Xí nghiệp đá Cai Kinh và Phân xưởng Đá Đồng Tiến.
* Hội đồng quản trị công ty :
1- Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch HĐQT.
2- Ông Hoàng Văn Thiệm – Phó chủ tịch HĐQT.
3- Ông Nguyễn Xuân Hội

– Ủy viên HĐQT.

4- Ông Nguyễn Đăng Minh – Ủy viên HĐQT.
* Ban kiểm soát công ty :
1- Ông Nguyễn Văn Hưng – Trưởng ban.
2- Ông Đoàn Văn Vinh
3- Bà Vũ Thị Thúy

– Ủy viên.
– Ủy viên.

* Thư ký HĐQT : Ông Trần Quang Huy.
* Ban Tổng Giám đốc Công ty :
1- Ông Nguyễn Văn Thanh – Tổng giám đốc Công ty.
2- Ông Nguyễn Công Định – Phó Tổng giám đốc Công ty.

3- Ông Nguyễn Xuân Hội

– Phó Tổng giám đốc Công ty/kiêm kế toán trưởng.

* Ban giám đốc nhà máy xi măng:
1- Ông Vũ Đình Hoạch

– Giám đốc nhà máy.

2- Ông Nguyễn Công Khanh

– Phó giám đốc nhà máy/Quản đốc PX Cơ điện

3- Ông Nguyễn Văn Thường

– Phó giám đốc nhà máy/ Trưởng phòng DCS

* Cấp phòng gồm :
1- Phòng Tổ chức hành chính – Ông Trần Quang Huy

– Trưởng Phòng.

2- Phòng kế toán tài vụ

– Ông Nguyễn Xuân Hội

– Trưởng Phòng.

3- Phòng kế hoạch – XNK


– Ông Nguyễn Công Định

– Phụ trách phòng.

4- Phòng tiêu thụ

– Ông Đoàn Văn Vinh

– Phó phòng phụ trách


5- Phòng kỹ thuật

– Bà Dương Thị Tình

– Trưởng Phòng.

* Phân xưởng sản xuất :
1- Phân xưởng thành phẩm 2 – Ông Trần Anh Thơm – Quản đốc.
2- Phân xưởng Lò liệu – Ông Mai Văn Thảo

– Quản đốc.

3- Phân xưởng Thành Phẩm 1 – Ông Nguyễn Văn Hưng – Quản đốc.
4- Phân xưởng cơ điện – Ông Nguyễn Công Khanh – Quản đốc.
* Xí nghiệp trực thuộc : Xí nghiệp đá Cai Kinh – Ông Hà Văn Lục – Phó giám đốc XN phụ
trách.
1.3.3. Chính sách lao động
Đảm bảo 100% người lao động trong công ty đều được ký hợp đồng lao động không xác
định thời hạn. 100% được đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế đầy đủ. Các trường hợp đau

ốm, thai sản đều được công ty cho đi bệnh viện điều trị và hưởng đầy đủ chế độ hiện hành.
Công tác an toàn lao động được quan tâm cho công nhân, toàn bộ công nhân đều được đào
tạo về kiến thức An toàn lao động, vệ sinh lao động, được trang bị đầy đủ các phương tiện
bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động. Công ty đã tổ chức ăn bồi dưỡng độc hại cho 100% người
lao động làm việc tại Công ty. Thực hiện chế độ thưởng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh theo tháng, quý, năm kịp thời. Chế độ thăm hỏi khi ốm đau, hiếu được áp dụng cho cả
vợ chồng, bố mẹ vợ hoặc chồng, con cái và không giới hạn lần thăm hỏi. Hàng năm đều tổ
chức cho 100% cán bộ công nhân viên thăm quan nghỉ mát góp phần tạo phấn khởi cho cán
bộ công nhân viên sau những ngày lao động mệt mỏi. Công tác tuyển dụng lao động ưu tiên
tuyển chọn lao động là các đối tượng Con em cán bộ công nhân viên, con em là người địa
phương, ưu tiên tuyển dụng con em các gia đình chính sách. Hàng năm khen thưởng động
viên kịp thời con em CBCNV có thành tích học tập tốt, thưởng cho các cháu thi trúng tuyển
vào đại học, cao đẳng thưởng cho các cháu đang học phổ thông đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến và xuất sắc. Những người đang theo học đại học, cao đẳng tại chức gặp khó khăn công
ty đã xắp xếp cho họ vừa học vừa làm thêm để tăng thu nhập giúp cho việc học tập đạt kết
quả. Sau khi học xong đạt kết quả công ty đều có sự xắp xếp bố trí công việc hợp lý phù hợp


để họ phát huy các kiến thức đã học phục vụ lợi ích chung của doanh nghiệp. Hàng năm vào
các dịp lễ, tết, ngày thành lập Đoàn công ty đều tổ chức sinh hoạt giao lưu văn nghệ với
nhiều hình thức nội dung phong phú như : văn hoá, thể thao với các đơn vị kết nghĩa trong
khu vực công ty đóng trên địa bàn và khu vực lân cận. Tổ chức Giải cầu nông do công đoàn
Công ty hàng năm thu hút 95% đoàn viên công đoàn tham gia với nhiều bảng đấu hấp dẫn.
Công tác nhân đạo từ thiện, nhân đạo được công ty tích cực thực hiện như tết vì người
nghèo, giúp đỡ xã nghèo khó khăn, xã nông thôn mới…với tổng số tiền ủng hộ năm 2014 là
317 triệu đồng. Ngoài ra kịp thời động viên thưởng cho con em cán bộ công nhân viên có
thành tích học tập tốt hoặc thi đỗ vào các trường đại học cao đẳng với số hàng 100 triệu
đồng. Chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ được quan tâm động viên chia sẻ kịp thời.
1.4. Môi trường kinh doanh
1.4.1. Môi Trường vĩ mô

- Tổng công suất các nhà máy xi măng đang đạt khoảng 81,5 triệu tấn. Năm 2016, mức tiêu
thụ dự kiến tăng từ 5 - 7% so với năm 2015, tương đương 75 - 76 triệu tấn cũng đồng nghĩa
với việc cung vượt cầu. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt được báo trước và các doanh nghiệp
xi măng trong nước buộc phải chủ động khâu tiêu thụ nội địa cũng như tìm hướng xuất khẩu.
Mặc dù năm 2016 không có thêm dây chuyền xi măng mới nào được đưa vào hoạt động và
nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn con số tiêu thụ thực tế của năm 2015 khoảng 3 triệu tấn nhưng
công suất hiện tại được khẳng định vẫn thừa đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thời điểm năm 2013, 2014 được coi là thời gian khó khăn của ngành sản xuất nói chung và
nhóm vật liệu xây dựng nói riêng mà điển hình là lĩnh vực xi măng bởi chịu tác động “đóng
băng” từ thị trường bất động sản. Có thể nói, xuất khẩu đã từng là “cứu tinh” cho đầu ra xi
măng với đỉnh cao năm 2014 đạt mức tiêu thụ hơn 21 triệu tấn, giúp thu về gần 900 triệu
USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2015, xuất khẩu xi măng đã giảm gần 20%, chỉ đạt mức
16,25 triệu tấn và năm 2016 dự kiến con số xuất khẩu còn tiếp tục “trượt dốc”.


Nỗi lo này càng hiện hữu, nhất là khi Việt Nam chính thức tham gia vào Cộng đồng kinh tế
ASEAN, điều này đồng nghĩa với gia tăng sức ép cạnh tranh khi tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù
Việt Nam có ngành công nghiệp xi măng lớn nhất Đông Nam Á với 58 nhà máy xi măng có
tổng công suất trên 80 triệu tấn mỗi năm nhưng lượng xuất khẩu so với Thái Lan – quốc gia
trong cùng khu vực lại thấp hơn rất nhiều. Thái Lan hiện có khoảng 11 nhà máy xi măng với
công suất 46,7 triệu tấn mỗi năm, thấp hơn Việt Nam khoảng 34 triệu tấn. Tuy nhiên, nhu cầu
tiêu thụ nội địa của họ chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng, số còn lại hơn 34 triệu tấn dành
phục vụ xuất khẩu mỗi năm. Nếu chỉ so sánh riêng lượng xuất khẩu thì “đỉnh cao” năm 2014
của Việt Nam là mức 21 triệu tấn vẫn còn kém Thái Lan tới 13 triệu tấn.
Xi măng Thái Lan đã thâm nhập vào thị trường quốc tế từ rất lâu trong khi Việt Nam mới
xuất khẩu xi măng và clinker từ năm 2010, sau nhiều năm phải nhập khẩu. Bởi vậy, về kinh
nghiệm cũng như tên tuổi trên bản đồ xuất khẩu xi măng thì Việt Nam vẫn “non” hơn họ và
việc thu hút khách hàng nhập khẩu cũng không thể “một sớm - một chiều”. Một trong những
lợi thế của Thái Lan trong cạnh tranh chính là chất lượng và vận chuyển nhanh. Mặt khác,
tâm lý khách mua cũng luôn ưu tiên chọn các bạn hàng đã có quan hệ truyền thống lâu đời

như Thái Lan khiến doanh nghiệp Việt phải nỗ lực hơn gấp bội.
Trong khi nhu cầu tiêu dùng xi măng từ các thị trường nhập khẩu chưa có dấu hiệu tăng thì
nguồn cung xi măng của các quốc gia cạnh tranh lớn như Thái Lan lại vẫn tiếp tục gia tăng.
Điều này càng đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng non trẻ vào thế bất lợi. Theo thống
kê của Tổng cục Hải quan, Bangladesh là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và
cũng là thị trường nhập khẩu xi măng clinker lớn thứ ba trong khu vực Nam Á. Tuy nhiên,
kim ngạch xuất khẩu clinker của Việt Nam sang Bangladesh năm 2015 đã giảm trên 30% so
với năm 2014.
Cùng với Thái Lan, mặt hàng xi măng Việt Nam đang cũng đang phải đối mặt với đối thủ
“nặng ký” là Trung Quốc. Sức ép cạnh trạnh của xi măng Trung Quốc bắt đầu mạnh lên từ
thời điểm năm 2015. Các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phân tích, thị trường
Trung Quốc sau thời gian phát triển nóng đã dư thừa công suất khoảng 670 triệu tấn xi măng.


Lượng dư này gấp khoảng 8 lần tổng công suất xi măng của Việt Nam . Con số khổng lồ này
không chỉ gia tăng sức ép cạnh tranh đối với láng giềng gần nhất là Việt Nam mà cũng khiến
Trung Quốc trở thành đối thủ “đáng gờm” với các nước xuất khẩu xi măng khác.
Trong khi đó, mặt bằng giá xuất khẩu xi măng 2015 của Việt Nam đã giảm nhưng hiện vẫn
cao hơn vài USD/tấn so với giá xuất khẩu măng của Trung Quốc. Cùng đó, các doanh nghiệp
trong nước cũng chưa có nhiều hợp đồng xuất khẩu dài hạn, dự báo về biến động thị trường
còn yếu, chưa nhạy bén khiến công tác định hướng xuất khẩu sản phẩm xi măng gặp khó
khăn.
Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Văn Tới cho biết, trong khi ngành xi
măng cung đã vượt cầu lại thêm sức ép từ các doanh nghiệp xi măng nước ngoài, đặc biệt là
Trung Quốc thì khả năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trước sức ép cạnh tranh giá, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam
(Vicem) Trần Việt Thắng chia sẻ, có những thời điểm giá xuất khẩu xi măng Trung Quốc
thấp hơn Việt Nam khoảng 10 USD/tấn clanh-ke nên hoạt động xuất khẩu đương nhiên gặp
khó. Với mức tiêu thụ nội địa năm 2015 tăng 7 - 9%, đạt 56,46 triệu tấn và năm 2016 dự kiến
tăng 4%, mức dư cung khoảng 25 triệu tấn sẽ không dễ tiêu thụ thông qua con đường xuất

khẩu – ông Thắng phân tích. Chắc chắn nếu không xuất khẩu được, nhiều doanh nghiệp xi
măng sẽ phải dãn, hoãn, thậm chí dừng sản xuất.
Khó khăn từ xuất khẩu cũng góp phần gia tăng áp lực cạnh tranh tiêu thụ trong nước bởi
chính các doanh nghiệp cũng tự nhận thấy sẽ phải chú ý “chăm sóc” thị trường nội địa bởi
đây mới là “cửa sáng”. Tuy nhiên, giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ nội địa dù dự báo có tăng
nhưng cũng không có đột biến. Hiện thị trường phía Bắc được đánh giá không êm đềm như
khu vực phía Nam.
Giám đốc xí nghiệp tiêu thụ Vicem Hoàng Thạch Nguyễn Anh Quân cho hay, ngay cả đơn vị
lớn như Vicem Hoàng Thạch cũng có những thời điểm rất căng thẳng. Dịp Tết, mức tiêu thụ
của Hoàng Thạch sụt giảm đáng kể, chỉ khoảng 6.000 tấn/ngày; trong khi đó, một số đơn vị


thành viên khác cùng hệ thống Vicem vẫn duy trì con số 10.000 tấn/ngày. Tìm hiểu cho thấy,
thế mạnh của Vicem Hoàng Thạch là khối dân sinh, điều này có tính hai mặt: cho lợi nhuận
tốt nhưng lại phụ thuộc vào thời vụ (mùa và cao điểm xây dựng). Hiện Vicem Hoàng Thạch
đang xúc tiến đầu tư thêm một trạm nghiền nhằm tối đa hóa nguồn nguyên liệu. Một mặt
doanh nghiệp này vẫn tiếp tục mở rộng thị trường nhưng sẽ chú ý đến phát triển các sản
phẩm xi măng công nghiệp nhằm cân bằng trong tiêu thụ và sản xuất.
Thực tế nhiều năm qua, Vicem Hoàng Thạch luôn được coi là nhà sản xuất dẫn dắt thị trường
khu vực phía Bắc. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp xi măng lân cận đều chờ đợi vào “động thái”
của Hoàng Thạch để có phương án điều chỉnh phù hợp và thường đưa ra mức giá thấp hơn
nhằm cạnh tranh. Đây cũng là câu chuyện chung cần cảnh báo, ông Quân phân tích. Việc
cạnh tranh thiếu lành mạnh của chính các nhà sản xuất trong nước cũng sẽ khiến cả nhóm
sản phẩm này lao đao, phá giá lẫn nhau, dẫn đến tình trạng bất lợi chung nhất là khi phải đối
mặt với sức ép “hàng ngoại”.

1.4.2. Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trên thị trường hiện có tổng cộng hơn 10 doanh nghiệp niêm yết có mảng hoạt động sản xuất
và kinh doah xi măng. Trong đó, Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn và Công ty cổ phần xi

măng Bỉm sơn là hai doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất khu vực kinh tế trọng điểm
Bắc bộ; Công ty Xi măng Bỉm Sơn ra đời vào đầu những năm 80 (4/03/1980) của thế kỷ
trước tại Thanh Hóa nơi có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật liệu đầu
vào của ngành xi măng. Công nghệ của Nga với công suất là 1,8 triệu tấn xi măng mỗi năm.
Xong với nhu cầu thị trường công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 2,2 triệu tấn/năm. Hiện nay
công ty sử dụng cả hai phương pháp sản xuất: Phương pháp sản xuất ướt và phương pháp sản
xuất khô. Thị phần: Sản phẩm xi măng và clinker của công ty được tiêu thụ trên các thị
trường từ tỉnh Quảng Ngãi trở ra. Riêng clinker công ty chủ yếu bán cho đơn vị liên kết là
công ty Thạch cao xi măng Hải Vân . Đặc biệt tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định thị phần


tiêu thụ xi măng của công ty chiếm tới hơn 80%. Tại các đại lý chi nhánh lớn của công ty thị
phần tiêu thụ cũng lên tới 30% -40% như Ninh Bình, Sơn La và Hà Tây là 60% -65%. Thành
lập năm 1997 tại Hà Nam, Bút Sơn có công suất 1,356 triệu tấn/năm . Với thiết bị dây
chuyền hiện đại đồng bộ do hãng Technip-Cle cộng hòa Pháp cung cấp, công nghệ lò quay
phương pháp khô, bao gồm các thiết bị hiện đại do các nước Tây Âu chế tạo, thuộc loại tiến
tiến. Hiện nay với công suât 1,4 triệu tấn/năm nhưng công ty luôn có mức sản xuất và tiêu
thụ vượt công suất khoảng 1,6 triệu tấn/năm – 1,7 triệu tấn/năm.
Thị trường tiêu thụ: 95% - 98% tổng sản lượng tiêu thụ của BTS tại thị trường miền Bắc
(14% thị phần toàn thị trường Miền Bắc), còn lại là ở miên Trung. Với thị trường miền Nam,
BTS chủ yếu cung cấp clinker cho HT1
Công ty cũng đang gặp phải những thách thức lớn từ sản phẩm đường chất lượng thấp được
nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan cạnh tranh gay gắt với sản phẩm xi măng trong nước. Đây
là cơ hội điều kiện để công ty cải tiến, nâng cao chất lượng sản xuất, thể hiện vị thế của mình
trên thị trường xi măng trong nước.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa tham gia trên thị trường của ngành nhưng có
thể sẽ gia nhập ngành trong tương lai. Khi các doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh trong
ngành, họ sẽ cố gắng khai thác những năng lực sản xuất mới một cách tốt nhất để giành giật
thị phần. Khi có sự tham gia vào ngành của các doanh nghiệp mới, lợi nhuận của các doanh

nghiệp sẽ bị chia sẻ. Sự xâm nhập của các đổi thủ tiềm ẩn luôn là một mối đe dọa đối với
doanh nghiệp.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ tham gia vào sản xuất buôn
bán xi măng, có thể trong tương lai những doanh nghiệp này sẽ mở rộng quy mô sản xuất
trong nước. Ngoài ra, giá xi măng Thế giới và Việt Nam có xu hướng tăng trở lại niên vụ
2015-2016 nên đây là cơ hội cho những doanh nghiệp tham gia vào ngành xi măng. Đây là
khó khăn cũng như thách thức dành cho công ty cổ phần xi măng trong năm 2016 và sau này.


- Sức ép đối với công ty
Sức ép từ nhà cung cấp: Ban đầu công ty có nguyền nguyên liệu đầu vào khá ổn định,
thường nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường nước ngoài, tuy nhiên trong những năm gần đây
nguồn nguyên liệu đầu vào khá hạn hẹp, nguồn nhập khẩu nguyên liệu từ thị nước của một
số nước kém chất lượng, ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của công ty
Sức ép từ khách hàng: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm xi măng PC 50, xi
măng Thăng Long Rồng Đỏ… nên khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn. Vì vậy sức ép từ
khách hàng là rất lớn. Công ty xi măng Bắc Giang nên tập trung hơn nữa để đẩy mạnh uy tín
cũng như sức mạnh của thương hiệu trên thị trường.
.
Sức ép từ đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các ông lớn như xi măng Bỉm Sơn, Xi Măng Hà Tiên
đang nắm giữ phần lớn thị phần Việt Nam. miếng bánh còn lại chia đều cho các doanh
nghiệp nhỏ. Ngoài ra theo cam kết hội nhập ASEAN thì thuế suất và hạn ngạch nhập khẩu
giảm rất đáng kể, điều này sẽ khiến cho thị trường xi măng trong nước bị ảnh hưởng và thay
đổi lớn từ các doanh nghiệp đường ngoài nước.
Sức ép từ đối thủ tiềm ẩn: Rào cản gia nhập ngành xi măng Việt Nam hầu như không lớn.
Các quy định để gia nhập vào ngành như kỹ thuật, chất lượng, công suất, nguồn vốn hầu như
không quá khó khăn, chặt chẽ.
1.4.3. Thị trường đầu ra
- Nơi khách hàng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ: được sử dụng để xây dựng nhiều công trình
công nghiệp trọng điểm và dân dụng trong tỉnh, tiêu thụ mạnh ở các thị trường: Bắc Giang,

Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Hà Nội,… Ngoài ra các sản phẩm Gạch bê tông tự chèn và
gạch Terrazzo của công ty cũng được tiêu thụ trên thị trường.
- Phương thức bán hàng: thông qua đại lý nhỏ lẻ; nhà xe chuyên chở như Xe Tùng Nam, xe
Thịnh Cường, xe của Môi trường PT Hà Nội, DHL Hà Nội,…
1.4.4. Thị trường đầu vào.
- Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào: các doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Phương thức thanh toán chủ yếu:
- Phương thức thanh toán linh hoạt: tiền mặt, chuyển khoản, bán tín chấp có công nợ gối đầu
cho khách hàng đặc biệt uy tín lâu năm.
- Thông qua các đại lý nhỏ lẻ.


- Tiếp thị trực tiếp, bán hàng qua mạng, qua điện thoại, qua giới thiệu, qua thư điện tử email….
- Ngoài ra công ty còn nhận gia công các thiết bị làm từ inox như giàn inox, các vật dụng
inox nếu khách hàng có nhu cầu (chủ yếu ở thị trường tp Hồ Chí Minh) nhằm tăng khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.4.5. Sản phẩm chính
Hiện nay công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang sản xuất và tiêu thụ trên thị trường các loại
sản phẩm chủ yếu sau:
- Xi măng Poóclăng hỗn hợp PCB30, PCB40 (xi măng bao và xi măng rời phù hợp tiêu
chuẩn TCVN 6260 – 2009)
- Xi măng xây trát MC25
- Clanh – ke Cpc 50
Ngoài ra còn thi công xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, CN và nông nghiệp từ
nhóm B trở xuống; khai thác đá cho sản xuất xi măng và chế biến đá các loại xây dựng
1.5. Vòng đời của doanh nghiệp
Thời kỳ sản phẩm: Sản phẩm của công ty xi măng Bắc giang đang trên đà suy thoái. Sản
phẩm của công ty đã không còn được lòng tin của một số khách hàng, thị phần ngày càng
giảm.
Thị trường chính của sản phẩm: Phía Bắc Việt Nam

Kênh phân phối:
+ Bắc Giang
Địa chỉ : Số 480, Đường Xương Giang, TP Bắc Giang, Bắc Giang.
+ Bắc Ninh
Địa chỉ: Dương Ổ, Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh
1.6. Triển vọng phát triển của ngành
Trải qua quá trình hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành, xi măng đã, đang và vẫn luôn là
ngành trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2010, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng
Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 lấy xi


măng làm Ngành cốt lõi, nhanh chóng đưa thương hiệu ViCem trở thành thương hiệu hàng
đầu trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Mục tiêu xa hơn, còn là xây dựng ViCem trở
thành Tập đoàn Công nghiệp Xi măng. Thực tế đặt ra như vậy, ViCem đã vạch ra chiến lược
phát

triển

2010



2020

hết

sức

phù


hợp

.

Trước hết cần xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hoá những ngành nghề
liên quan đến ngành xi măng là chính.Tập trung đầu tư ngành công nghiệp xi măng, sau đó
ưu tiên ngành gần xi măng như bê tông trộn sẵn và các ngành cốt liệu( sản phẩm sau xi măng
). Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất
lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng xi măng là sản phẩm chính của Tổng công ty, đồng thời
tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng
mới phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Trong tương lai, xây dựng ViCem trở thành một thương hiệu được lựa chọn số một trong
ngành công nghiệp xi măng, chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ vượt trội. Bên
cạnh đó, các dự án đầu tư phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh
tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới; sử dụng hợp lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường.

Chỉ Tiêu
Đánh Giá
Thị
Trường
Sản
Phẩm
Kênh
Phân

Điểm Mạnh
Khu vực phía Bắc đầy tiềm năng trở
thành thị trường chính của công ty ,dựa

trên sự tồn tại và phát triển ,chiếm lĩnh
thị phần trên thị trường này đã khá lâu.
• Đạt chuẩn chất lượng
• Ra đời sản phẩm mới, và cao cấp
hơn đối thủ


Điểm Yếu

Chưa thể cạnh tranh với
một số đối thủ mạnh để
tranh dành các thị trường
tiềm năng
Sản phẩm chưa có sự khác
biệt sâu sắc so với các
doanh nghiệp khác cùng
ngành
Sự giới thiệu từ các khách hàng Còn phụ thuộc vào hình
thân thuộc lậu năm.
thức bán hàng truyền thống.


Phối



Truyền Thông, Marketing…

1.7 Phân tích SWOT
Điểm Mạnh

Là một trong những Công ty ra đời và
hoạt động lâu năm trong ngành xi măng
đường, nhiều kinh nghiệm và khách hàng
quen thuộc.
Trải qua trên 20 năm xây dựng và phát
triển với đội ngũ Kỹ Sư, công nhân lành
nghề năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết.
Với sản phẩm Xi măng PCB30, PCB40,
MC25 được sản xuất theo công nghệ lò
quay hiện đại, sản phẩm luôn đảm bảo
phù hợp tiêu chuẩn TCVN và TCXD Việt
Nam hiện nay, Sản phẩm của chúng tôi
ngày càng có uy tín và được khẳng định
trên thị trường với chất lượng vượt trội, ổn
định, đáp ứng nhu cầu của Quý Khách
hàng.

Điểm Yếu
Rủi ro về nguyên liệu: Như chúng ta biết
hiện nay giá cả nguyên liệu đầu vào không
được ổn định, bấp bênh lên xuống thất
thường, đây là một trong những khó khăn
của toàn ngành. Bên cạnh đó chất lượng xi
măng chưa đạt mức tốt nhất do đó nó ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như giá
cả của sản phẩm. Hơn nữa tình trạng nhập
lậu nguyên liệu từ Thái Lan làm cho chất
lượng sản phẩm không tốt ảnh hưởng đến
uy tín của doanh nghiệp
Quản lý giá chưa linh hoạt

Đang trong giai đoạn hội nhập, mở cửa,
nhưng doanh nghiệp chưa kịp thích ứng và
thay đổi cơ cấu quản lý cho linh hoạt.Thiết
bị sản xuất còn chưa đuổi kịp các đối thủ
cạnh tranh cùng ngành.

Được sự ủng hộ, hỗ trợ của chính phủ và
có định hướng tương lai rõ ràng.
kênh phân phối rộng khắp, năng động.
máy móc, dây chuyền, thiết bị hiện được
đổi mới theo công nghệ hiện đại
Cơ Hội
Mở cửa hội nhập kinh tế mang lại rất
nhiều cơ hội cho công ty như nguồn
nguyên liệu (nguyên liệu) rẻ, thuế nhập
khẩu máy móc dây chuyền sản xuất giảm.
Các chính sách ủng hộ, ưu đãi của Nhà
nước cũng là lợi thế của doanh nghiệp

Thách Thức
Một khi mở cửa đồng nghĩa với việc công
ty phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn,
chưa kể sự phát triển công nghệ kỹ thuật
của họ trong việc sản xuất xi măng. Người
tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất
lượng sản phẩm nên có những yêu cầu khắt
khe hơn. Vấn đề xử lí rác thải cũng là một
vấn đề mà công ty nên lưu ý. Ngoài ra khi
gia nhập TPP cũng đem đến một bất lợi
không nhỏ đối với ngành mía đường khi



Việt Nam phải dở bỏ hoàn toàn thuế trong
hạn ngạch cho các mặt hàng nhập khẩu từ
các nước TPP trong vòng 11 năm. Đây sẽ
là một khó khăn lớn đối với ngành xi măng
khi mà Thái Lan có thể chính thức vào Việt
Nam với số lượng không bị hạn chế ở mức
thuế suất thấp.
II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp trong giao đoạn 2013 – 2015
2.2. Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn
2.2.1. Phân tích tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015
( Đơn vị tính : đồng)
Chỉ tiêu

2015

2014

2013

Chênh lệch 2014 -2015
Số tiền
Tỷ lệ

Chênh lệch 2013 - 2014
Số tiền
Tỷ lệ


79,659,614,006

61,177,970,782

73,611,018,736

18,481,643,224

30.21

-12,433,047,954

-16.89

69,571,416

52,044,524

328,503,096

17,526,892

33.68

-276,458,572

-84.16

0


0

0

0

0.00

0

0.00

hạn
IV. Hàng

44,982,542,449

35,084,749,671

26,620,378,748

9,897,792,778

28.21

8,464,370,923

31.80

tồn kho

V. Tài sản

31,173,950,649

22,250,731,114

31,294,391,448

8,923,219,535

40.10

-9,043,660,334

-28.90

TÀI SẢN
A. TÀI
SẢN
NGẮN
HẠN
I. Tiền và
các khoản
tương
đương tiền
II. Các
khoản đầu
tư tài chính
ngắn hạn
III. Các

khoản phải
thu ngắn

ngắn hạn
khác
B. TÀI

1773.0
3,433,696,492
611,797,242,891

3,789,445,473
616,225,639,549

202,315,500
608,987,121,903

-355,748,981
-4,428,396,658

-9.39
-0.72

3,587,129,973
7,238,517,646

4
1.19



SẢN DÀI
HẠN
I. Các
khoản phải
thu dài hạn
II. Tài sản
cố định
III. Bất

0

0

0

0

0.00

0

0.00

611,291,088,459

616,221,847,091

608,043,830,092

-4,930,758,632


-0.80

8,178,016,999

1.34

0

0

0

0

0.00

0

0.00

0

0

0

0

0.00


0

0.00

7,771,295
691,457,003,89

13,792,458

943,291,811

-6,021,163

-43.66

-929,499,353

-98.54

7

677,402,610,331

628,598,140,639

14,054,393,566

2.07


48,804,469,692

7.76

động sản
đầu tư
IV. Các
khoản đầu
tư tài chính
dài hạn
V. Tài sản
dài hạn
khác
TỔNG TÀI
SẢN

Qua số liệu tính toán ở bảng trên,cho thấy tổng tài sản của năm 2014 tăng so với năm 2013 là
48.804.469.692 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,76%, nguyên nhân tăng chủ yếu của tổng
tài sản là do sự tăng đột biến của khoản mục tài sản ngắn hạn khác. So với 2013, thì năm
2014 khoản mục này tăng 3.587.129.973 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1773.04%, nguyên
nhân dẫn đến khoản mục này tăng có thể do sự tăng đột biến của các chi phí trả trước ngắn
hạn, sự tăng mạnh của các khoản thuế phải thu.
- So với năm 2014 thì tổng tài sản trong năm 2015 tăng 14,054,393,566 tương ứng với tỷ lệ
tăng là 2.07% , nguyên nhân dẫn đến sự biến động tăng của tổng tài sản là tài sản ngắn hạn
tăng đặc biệt là 3 khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản
phải thu ngắn hạn
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: So với năm 2013 thì ở năm 2014 mức dữ tiền mặt của
doanh nghiệp giảm cực mạnh , với mức giảm là 276,458,572 tương ứng với tỷ lệ giảm là
84.16%, đây là 1 dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp điều này cho thấy doanh nghiệp thiếu
hụt về ngân quỹ, việc chi trả bằng tiền của doanh nghiệp kém, nguyên nhân có thể là do việc



sản xuất không có lãi, đồng thời vay mượn nhiều nên phải trả lãi nhiều vào cuối năm, nên
việc dữ trữ tiền mặt cho doanh nghiệp bị âm. Đến năm 2015, thì khoản tiền và tương đương
tiền có tăng so với 2014 mức tăng là 17,526,892 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33.68%,
tuy nhiên mức tăng này không đáng kể, so với 2013 thì con số này vẫn chưa được cải thiện,
điều này cho thấy thì doanh nghiệp có cố gắng trong việc sản xuất nhưng vẫn chưa tốt.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2014 khoản mục này tăng so với 2013 với mức tăng là
8,464,370,923 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 31.08%, trong năm 2015 thì mức tăng của các
khoản phải thu so với 2014 là 9,897,792,778 tướng ứng với tỉ lệ tăng là 28.21%. Nguyên
nhân xay ra biến động trên là do chính sách bán chịu của doanh nghiệp, kích thích để tăng
cầu, đây không phải là dấu hiệu không tốt, tuy nhiên bên cạnh chính sách bán chịu thì doanh
nghiệp nên có những kế hoạch để thu hồi các khoản phải thu. Mức độ tăng của khoản phải
thu qua các năm vẫn tăng lên khá cao chứng tỏ việc khách hàng chiếm dụng vốn là rất cao
điều này không tốt đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp nên có những chính sách nhằm thắt
chặt chính sách bán chịu
+ Hàng tồn kho: Năm 2014 thì mức hàng tồn kho giảm mạnh so với năm 2013
9,043,660,334 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 28.09%, mức hàng tồn kho giảm có thể
doanh nghiệp đã giải quyết hàng tồn kho trong năm 2013 , đây là dấu hiệu tốt, bên cạnh đó
việc hàng tồn kho giảm có thể là do nguyên vật liệu đầu vào bị giảm sút do không có nhà
cung cấp sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2015 tăng 8,923,219,535 đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,1%.
Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp dữ trữ nguyên vật liệu đầu vào hoặc có thể là do sản
phẩm của doanh nghiệp chưa tiêu thụ được.
+ Tài sản ngắn hạn khác: Đối với khoản mục này, trong năm 2014 tăng 3,587,129,973 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 1773.04 %, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng của tổng
tài sản, khoản mục này tăng mạnh có thể là do chi phí trả trước tăng mạnh và các khoản trả
cho Nhà Nước tăng vào thời điểm cuối năm. Năm 2015 thì khoản mục này giảm so với 2014
với mức giảm là 355,748,981 tương ứng tỷ lệ giảm là 9.39%, đây là dấu hiệu tốt đối với
doanh nghiệp vì đã giảm được các chi phí trả trước của doanh nghiệp và các khoản mục phải

nộp cho Nhà Nước


+ Tài sản dài hạn: Năm 2014 tài sản dài hạn tăng 7,238,517,646 so với 2013 tương ứng với
tỷ lệ tăng 1.19%, năm 2015 giảm so với năm 2014 với mức giảm là 4,428,396,658 tương ứng
với tỷ lệ giảm là 0.72%
+ Tài sản cố định: Tài sản cố định năm 2014 tăng so với năm 2013 là 8,178,016,999 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 1.34% , tài sản cố định tăng chứng tỏ doanh nghiệp mua móc thiết
bị đầu tư cho quá trình sản xuất, có thể là mở rộng sản xuất, đây là dấu hiệu khá tốt của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2015 thì khoản mục này lại có biến động giảm so với
2014 với mức giảm là 4,930,758,632 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0.8%, việc giảm này
không đáng kể, có thể là do doanh nghiệp bán bớt tài sản hư hỏng hoặc hết giá trị sử dụng.
+ Tài sản dài hạn khác: Năm 2014 giảm so với 2013 với mức giảm là 929,499,353 đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm là 98.54%, trong năm 2015 giảm so với 2014 với mức giảm là
6,021,163 tương ứng với tỷ lệ giảm là 43.06%. Nguyên nhân giảm là do chi phí trả trước dài
hạn giảm mạnh .
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể cho chúng ta thấy tổng tài sản qua các năm của doanh
nghiệp có xu hướng biến động tăng, là dấu hiệu đáng mừng có thể doanh nghiệp đanh mở
rộng qua mô sản xuất, mở rộng thi trường
2.2.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn trong giai đoạn từ năm 2013- 2015
Chỉ tiêu

2015

2014

2013

Chênh lệch 2014 -2015
Số tiền

Tỷ lệ

Chênh lệch 2013 - 2014
Số tiền Tỷ lệ

PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn

820,717,707,251

737,383,440,663

668,396,438,033

83,334,266,588

11.30

68,987,002,630

10.32

hạn
II. Nợ dài

403,341,707,251

379,317,169,663

271,498,938,033


24,024,537,588

6.33

107,818,231,630

39.71

hạn
B. Nguồn

417,376,000,000

358,066,271,000

396,897,500,000

59,309,729,000

16.56

-38,831,229,000

-9.78

-

-115.


A. NỢ

vốn chủ sở

-

hữu.
I. Vốn chủ

129,260,703,354

-59,979,830,332

14,201,702,606

69,280,873,022

51

-74,181,532,938

522.34

78,173,000,000

75,173,000,000

58,173,000,000

3,000,000,000


3.99

17,000,000,000

29.22

-

-

-

-

207,433,703,354
0

135,152,830,332
0

72,280,873,022
0

53.48
0.00

sở hữu
II. Lợi
nhuận chưa

phân phối
III. Nguồn
kinh phí,

-43,971,297,394
0

-

-91,181,532,938
0

207.37
0.00


quỹ khác.
TỔNG
NGUỒN
VỐN

691,457,003,897

677,402,610,331

682,598,104,639

14,054,393,566

2.07


-5,195,494,308

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng, tổng nguồn vốn trong năm 2014 so với năm
2013 có sự giảm sút với mức giảm là 5,195,494,308 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0.76%,
nguyên nhân của sự giảm sút này có thể bắt nguồn từ việc giảm sút của lợi nhuận chưa phân
phối. Trong năm 2015, so với năm 2014 thì tổng nguồn vốn trong năm 2015 có biến động
tăng cụ thể là tăng 14,054,393,566 đồng tương ứng mức tăng là 2.07%
+ Nợ phải trả: Từ năm 2013 đến năm 2015 thì nợ phải trả biến động theo chiều hướng tăng
lên cụ thể là: Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 68,987,002,630 tương ứng với tỷ lệ tăng là
10.32%, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 83,334,266,588 tương ứng với tỷ lệ tăng là
11.3%, điều này chứng tỏ trong gian đoạn này doanh nghiệp còn phải đi vay vốn, nguồn vốn
của doanh nghiệp còn phải phụ thuộc từ bên ngoài, chưa chủ động về vốn, đây là dấu hiệu
chưa tốt. Trong năm 2014 thì khoản mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh so với
2013 với mức tăng là 107,818,231,630 đồng với mức tăng tương ứng là 39.71% nguyên nhân
có thể do nhu cầu vốn lưu động doanh nghiệp tăng mạnh, trong năm 2015 thì nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp tăng tuy nhiên tốc độ tăng có phần chậm lại là 6.33% so với năm
2014. Đối với khoản mục nợ dài hạn, năm 2014 giảm so với 2013 với tỷ lệ giảm là 9.78% ,
điều này cho thấy 1 phần của nợ dài hạn đã được thanh toán, tuy nhiên trong năm 2015 thì
khoản mục này lại tăng mạnh tướng ứng với tỷ lệ tăng là 16.56% điều đó chứng tỏ doanh
ngiệp có thể chưa trả được tiền hàng cho người bán.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của năm 2014 giảm so với 2013 là
74,181,532,938 tương ứng với tỷ lệ giảm là 522.34% , năm 2015 giảm so với 2014 là
69,280,873,022 tương ứng với tỷ lệ giảm là 115.51%, nhìn chung trong giai đoạn nguồn vốn
chủ sở hữu có sự suy giảm mạnh nguyên nhân bắt nguồn từ sự giảm sút mạnh của lợi nhuận
chưa phân phối. Đây là dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp.
Nhận xét: Qua bảng số liệu về nguồn vốn ta có thể trong giai đoạn này doanh nghiệp chưa
chủ động về vốn, còn phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài, vốn rất ít, lợi nhuận lại thấp, đây là
dấu hiệu xấu cho doanh nghiệp.


-0.76


2.3. Phân tích vốn lưu động ròng (VLĐR)
VLĐR = VCSH + Nợ dài hạn – Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu
Vốn chủ
sở hữu
Nợ dài
hạn
Tài sản
dài hạn

VLĐ ròng

Năm 2015

Năm 2014

Năm 2013

78.173.000.000

75.173.000.000

58.173.000.000

417.376.000.000

358.066.271.000


396.897.500.000

611.797.242.891

616.225.639.549

608.987.121.903

-116.248.242.891

-182.986.368.549

-153.916.621.903

Chênh lệch 2015 - 2014
ST
Tỷ lê
3.000.000.000
59.309.729.00
0
-4.428.396.658
66.738.125.65
8

3,99

Chênh lệch 2014 - 2013
ST
Tỷ lê

29,2
17.000.000.000
2

16,56

-38.831.229.000

-9,78

-0,72

7.238.517.646

1,19

36,47

-29.069.746.646

Qua bảng số liệu ta thấy VLĐR của công ty < 0 qua các năm tức là công ty đã có một phần
tài sản dài hạn tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, điều này không tốt đối với doanh nghiệp.
- VLĐR của công ty năm 2015 tăng 66.738.125.658 đồng (tăng 36,47%) so với năm 2014
Nguyên nhân làm cho vốn lưu động ròng tăng lên là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, nợ dài
hạn đồng thời tài sản dài hạn bị giảm xuống, cụ thể là: trong năm 2015 VCSH tăng 3,99 %,
nợ dài hạn tăng 16.56% và tài sản dài hạn gảm 0.72%, tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở
hữu và nợ dài hạn còn thấp nên VLĐR vẫn bị âm.
- Trong năm 2014 thì VLĐR giảm so với 2013 với mức giảm là 29.069.746.646 tương ứng
với tỷ lệ giảm là 18.89%, nguyên nhân là sự tăng lên của tài sản dài hạn với tỷ lệ tăng là
1.19%, mặc dù vốn chủ sở có tăng nhưng mức tăng không đáng kể, bên cạnh đó vốn chủ sở

hữu và nợ dài hạn còn thấp trong khi tài sản dài hạn quá cao nên là cho VLĐR < 0
Nhận Xét: Nguyên nhân chủ yếu khiến VLĐR < 0 là do công ty tăng vốn để đầu tư vào tài
sản dài hạn. Trong tài sản dài hạn, công ty đầu tư chủ yếu vào TSCĐ hữu hình. Chứng tỏ
công ty đã chuyển hướng đầu tư từ đầu tư tài chính dài hạn, các tài sản dài hạn khác sang
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Qua đó cho thấy doanh nghiệp có cơ cấu vốn
mạo hiểm.
2.4. Phân tích nhu cầu vốn lưu động ( NCVLĐ)
NCVLĐ= Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh
+ Tài sản kinh doanh bao gồm: các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản

18,89


ngắn hạn khác
+ Nợ kinh doanh chính là hiệu số của nợ ngắn hạn trừ vay và nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2014
Năm 2013
Phải thu ngắn hạn
44.982.542.449
35.084.749.671 26.620.378.748
Hàng tồn kho
31.173.950.649
22.250.731.114 31.294.391.448
Tài sản ngắn hạn khác
3.433.696.492
3.789.445.473
202.315.500
Tài sản kinh doanh

79.590.189.590
61.124.926.258 58.117.085.696
217.498.938.03
Nợ ngắn hạn
Vay và nợ ngắn hạn
Nợ kinh doanh
Nhu cầu vốn lưu động

403.341.707.251
95.028.510.922

379.317.169.663
112.466.806.449

3
72.678.018.003
144.820.920.03

308.313.196.329
-228.723.006.739

266.850.363.214
-205.725.436.956

0
-86.703.834.334

Qua bảng số liệu ta thấy nhu cầu VLĐ trong 3 năm này đều < 0 (tài sản kinh doanh nhỏ hơn
nợ kinh doanh), chứng tỏ phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ 3 của công ty nhiều hơn
toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Nhu cầu VLĐ năm 2014 so với năm 2013 giảm, nguyên nhân chủ yếu là do nợ kinh doanh
tăng 122.029.443.184 đồng. Nợ kinh doanh của công ty tăng chủ yếu là do các khoản vay nợ
ngắn hạn tăng lên cho thấy tình hình tài chính công ty phụ thuộc vào bên ngoài khá nhiều.Tài
sản kinh doanh của công ty tăng, tuy nhiên tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ kinh
doanh,tài sản kinh doanh tăng chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 8.464.370.923
đồng, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa tốt, hàng tồn kho giảm một phần
do doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng thương mại giúp tăng doanh thu của doanh
nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn.
+ Nhu cầu VLĐ năm 2015 so với năm 2014 tiếp tục giảm: Năm 2015 NCVLĐ giảm
22.997.569.783 đồng, nguyên nhân NCVLĐ trong gian đoạn này giảm là do sự tăng lên của
nợ kinh doanh tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.13%, nợ kinh doanh tăng là do sợ tăng mạnh
của nợ ngắn hạn và sự giảm sút của vay và nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn tăng chính là doanh
nghiệp chưa trả được người bán.Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tài sản kinh doanh có tăng
lên do sự tăng của hàng tồn kho, khoản phải thu, và tài sản ngắn hạn khác mặc dù tốc độ tăng
của tài sản kinh doanh cao hơn tốc độ tăng của nợ kinh doanh với tỷ lệ tăng là 30.21% tuy


nhiên nợ kinh doanh chiếm tỷ trọng khá cao so với tài sản kinh doanh nên NCVLĐ của
doanh <0
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng nhu cầu vốn lưu động của doanh giảm dần
từ năm 2013 – 2015 và bị âm, điều này không tốt. Nhìn chung nguyên nhân chính là do nợ
kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua các năm mà đặc biệt là khoản mục nợ ngắn hạn, nợ
ngắn hạn tăng có thể do doanh nghiệp chưa trả được người bán, có thể là do doanh nghiệp
chưa thu hồi được nợ từ việc bán chịu, hoặc do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp chưa hiệu quả,vì thế doanh nghiệp nên xem lại kế hoạch sản xuất của mình và chính
sách qbasn chịu của doanh nghiệp
2.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Doanh thu
thuần

Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận
gộp
Doanh thu từ
hoạt động tài
chính
Chí phí tài
chính
Chi phí lãi
vay
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận
thuần từ
HĐKD
Thu nhập
khác
Chi phí khác
Lợi nhuận
khác
Lợi nhuận
trước thuế

Năm 2015

Năm 2014


Năm 2013

Chênh lệch (2015 - 2014)
Số tiền
Tỷ lệ

Chênh lệch (2014 - 2013)
Số tiền
Tỷ lệ

253.965.898.519

267.108.984.552

235.614.492.673

-13.143.086.033

-4,92

31.494.491.879

13,37

263.041.711.143

289.810.254.098

241.105.924.067


-26.768.542.955

-9,24

48.704.330.031

20,20

-9.075.812.624

-22.701.269.546

-5.491.431.394

13.625.456.922

-60,02

-17.209.838.152

313,39

4.457.620

31.770.936

17.071.721

-27.313.316


-85,97

14.699.215

86,10

45.465.402.672

48.082.742.098

27.251.214.280

-2.617.339.426

-5,44

20.831.527.818

76,44

44.999.905.733

45.082.742.098

27.251.214.280

-82.836.365

-0,18


17.831.527.818

65,43

2.797.672.332

3.876.650.429

5.030.477.442

-1.078.978.097

-27,83

-1.153.827.013

-22,94

6.274.171.966

6.509.246.593

5.391.713.421

-235.074.627

-3,61

1.117.533.172


20,73

-63.608.601.974

-81.138.137.730

-43.147.764.816

17.529.535.756

21,60

-37.990.372.914

- 88,05

3.284.760.850

3.598.820.101

665.422.403

-314.059.251

-8,73

2.933.397.698

440,83


11.107.031.898

13.240.826.420

1.382.084.113

-2.133.794.522

-16,12

11.858.742.307

-7.822.271.048

-9.642.006.319

-716.661.710

1.819.735.271

18,87

-8.925.344.609

-71.430.873.022

-90.780.144.049

-43.864.426.526


19.349.271.027

21,31

-46.915.717.523

858,03
1245,41
106,96


Lợi nhuận
sau thuế

-71.430.873.022

-90.780.144.049

-43.864.426.526

19.349.271.027

21,31

-46.915.717.523

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy:
+ Doanh thu thuần: Trong năm 2014 doanh thu thuần tăng so với năm 2013 là
31.494.491.879 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.37%, doanh thu thuần tăng là dấu hiệu

đáng mừng đối với doanh nghiệp. Doanh thu thuần tăng có thể là do doanh thu tăng, hoặc là
các khoản giảm trừ doanh thu giảm, doanh thu tăng xuất phát từ việc số lượng sản phẩm
bán ra trên thị trường nhiều hơn hay nó cách khác có thể do doanh nghiệp mở rộng thị
trường, hoặc do giá cả sản phảm bán ra cao hơn. Tuy nhiên, ngược lại trong năm 2015 thì
doanh thuần giảm so với năm 2014 là 13.143.086.033 tương ứng với tỷ lệ giảm là 4.92%,
nguyên nhân giảm thê là do giá bán sản phẩm cao làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm
giảm sút, bên cạnh đó có thể tăng các khoản giảm trừ doanh thu bằng việc doanh nghiệp
thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán với số lượng lớn, hoặc có thể là do hàng
bán bị trả lại tăng lên do sản phẩm bị lỗi hoặc kém chất lượng.
+ Giá vốn hàng bán: Năm 2014 tăng 48.704.330.031 tương ứng với tỷ lệ tăng 20.2%,
nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng có thể là do thị trường nguyên vật liệu đầu vào
khán hiến, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho giá vốn tăng, hoặc là do số lượng
sản phẩm bán ra tăng cao. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng
của giá vốn hàng bán cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần điều này không tốt đối
với doanh nghiệp chứng tỏ rằng doanh thu tăng không phải do doanh nghiệp mở rộng thị
trường mà do giá bán nó cao, trong tương lai nếu giá bán cao thì chúng ta sẽ không còn
khách hàng nữa. Trong năm 2015 thì giá vốn hàng giảm so với 2014 là 26.768.542.955
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 9.24%, giá vốn hàng bán giảm có thể là do nguồn nguyên
vật liệu đầu vào rẻ đi, tiết kiệm được chi phí đầu vào, tuy nhiên ta có thể thấy theo bảng số
liệu ở trên thì tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lại lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu
thuần, chứng tỏ giá vốn hàng bán giảm kéo theo doanh thu giảm có thể do giá cao, sản
phẩm bán ra ít lại, thị trường tiêu thị thu hẹp, đây là dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 14.699.215 đồng
với tỷ lệ tăng tương ứng là 86.1%, còn năm 2015 thì lại giảm mạnh so với năm 2014 là

106,96


27.313.316 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm à 85.97% chứng tỏ rằng ban đầu doanh nghiệp
thu được lãi cao và chi trả lãi từ việc đi vay rất ít, tuy nhiên trong năm 2015 thì ngược lại

doanh nghiệp hầu như không thu được lãi thì hoạt động tài chính.
+ Chi phí tài chính: Năm 2014 chi phí tài chính tăng so với năm 2013 20.831.527.818 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 76.44%, năm 2015 giảm so với 2014 với mức giảm là
2.617.339.426 đồng với mức giảm 5.44% , trong khoản chi phí này đa số doanh nghiệp
dùng để tiến hành chi trả lãi vay, năm 2014 thì doanh nghiệp đi vay khá nhiều đến nay 2015
thì việc đi vay giảm nên lãi vay trả giảm xuống 0.18% so với nam 2014
+ Chi phí bán hàng: từ năm 2013 – 2015 thì chi phí bán hàng của doanh nghiệp giảm liên
tục cụ thể là: năm 2014 giảm 22.94% so với năm 2013, năm 2015 giảm 23.87% so với năm
2014, việc giảm chi phí có thể xuất phát từ nguyên nhân: cắt giảm việc quảng cáo sản phẩm,
thu hẹp thị trường bán hàng…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2014 tăng so năm 2013 là 1.117.533.172 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng là 20.73%, trong năm 2015 chi phí quản lí doanh nghiệp đã giảm so với
2014 là 3.61% đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ doanh nghệp đã có những chính sách quản lí
chi phí rất tốt
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: từ năm 2013 – 2015 có sự tăng giảm tuy nhiên
lợi nhuận qua các năm thì lợi nhuận bị âm và âm rất cao ( theo bảng số liệu), điều này
chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Nhận xét: Nhìn chung năm 2013 – 2015 doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, chưa tiết
kiệm đươc chi phí đặc biệt là nguyên vật liệu đầu vào, thị trường sản phẩm có thể bị thu
hẹp. Năm 2015 thì lợi nhuận có tăng so với năm 2014 là 19.349.271.027 đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng là 21.31%, đây có thể coi là một sự cố gắng rất lớn của doanh nghiệp tuy
nhiên lợi nhuận thuần < 0 cho nên doanh nghiệp cần xem xét các chính sách và kế hoạch
sản xuất kinh doanh của mình để cải thiện hơn nữa.
2.6. Phân tích các hệ số tài chính
2.6.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Hệ số khả năng thanh toán ngay

Năm 2015
Năm 2014

Năm 2013
0,0002
0,0001
0,0012


×