Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Thực trạng phát hành trái phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 26 trang )

Banking Academy - Phu Yen Branch

CHỦ ĐỀ : THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU

Danh sách thành viên nhóm :
Phạm Trung Tuấn (NT)
Nguyễn Chí Cường
Đào Thị Mộng Thu
Phạm Tuấn Đạt
Lê Thế Nghĩa
Phạm Trung Kiên


TỔNG QUAN TRÁI PHIẾU

Kỳ hạn trái phiếu được xác định tùy vào nhu cầu sử dụng vốn, lợi nhuận mục tiêu của nhà đầu tư và điều kiện thị
trường tại từng thời điểm. Kỳ hạn trái phiếu phổ biến tại Việt Nam từ 1 đến 15 năm.
Lãi suất được thanh toán định kì cho tới khi đáo hạn hoặc được thanh toán một lần khi đáo hạn.
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng: mức sinh lời kỳ vọng sẽ mang về hàng năm cho nhà đầu tư trái phiếu trong trường hợp nắm
giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, bao gồm lợi nhuận từ việc tái đầu tư các khoản lãi phát sinh trong thời gian nắm giữ trái
phiếu.
Định mức tín nhiệm đối với nhà phát hành trái phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chi phí huy động
trái phiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của trái phiếu. Mức tín nhiệm đối với nhà phát hành trái phiếu càng cao,
khả năng gia tăng giá trị trái phiếu càng cao.


CÁC HÌNH THỨC TRÁI PHIẾU

Trái phiếu chính phủ




Được phát hành bởi:



Chính phủ, Kho bạc Nhà nước



Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)



Chính quyền địa phương các cấp



Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh



Trái phiếu phát hành bởi các tập đoàn,




Trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp, ngân

doanh nghiệp nhà nước lớn và được Chính

hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp nhà nước và

Phủ cam kết bảo lãnh thanh toán.

tư nhân.



Lãi suất thả nổi dựa trên lãi suất huy động trung
bình 12 tháng của 4 ngân hàng thương mại lớn
hoặc lãi suất danh nghĩa cố định.



Có thể được bảo đảm hoặc không bảo đảm hoặc
có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.


THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU



Hoạt động chính: đấu thầu trái phiếu thông qua thành viên đấu thầu và bảo lãnh phát hành




Phương thức đấu thầu:





Đặt thầu theo phương thức xác định giá giảm dần và thường được tiến hành mỗi hai tuần



Chỉ thành viên đấu thầu mới đủ điều kiện tham gia

Kế hoạch và lịch phát hành:



Kế hoạch phát hành cùng với lịch phát hành dự kiến sẽ được Bộ Tài Chính công bố vào cuối mỗi năm



Bộ Tài chính đưa ra cơ cấu, tần số, khối lượng phát hành dự kiến và có thể điều chỉnh theo tình hình thực tế


ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU



Nhà đầu tư cần có tài khoản giao dịch chứng
khoán với thành viên lưu ký chứng khoán hoặc
công ty chứng khoán.




Có thể nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn
hoặc bán trước khi đáo hạn theo giá thị
trường.



Nhà đầu tư nước ngoài cần có tài khoản góp
vốn và mã giao dịch chứng khoán dành cho
nhà đầu nước ngoài.



Có thể đặt lệnh trực tiếp tại văn phòng công ty
chứng khoán nơi mở tài khoản giao dịch. Lệnh
có thể được đặt qua điện thoại, fax , hoặc trực
tuyến, tùy thuộc vào thỏa thuận với công ty
chứng khoán.


THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay

◦ Quá trình hình thành

Tháng 3/1991, Bộ Tài chính quyết định phát hành các loại tín phiếu và trái phiếu kho bạc để
huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển

=> Đánh dấu sự ra đời của thị trường Trái phiếu Chính phủ.
Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu
của doanh nghiệp nhà nước
=> Thị trường trái phiếu DN bắt đầu hình thành.


 Giai đoạn 1991 – 1994 :



Phát hành trực tiếp qua hệ thống kho bạc nhà nước dưới các hình thức : tín phiếu KB ngắn hạn 3-6 tháng; Trái phiếu KB

trung hạn 1-3 năm.



Nguồn vốn huy động từ các tín phiếu, trái phiếu chủ yếu được sử dụng để bù đắp bội chi NSNN

 Giai đoạn 1995 – 1999 :


Thị trường trái phiếu CP có một bước phát triển đáng kể nhờ sự ra đời thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua sở giao dịch
NHNN với các thành viên tham gia là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng



Tuy nhiên trong giai đoạn này, lãi suất trúng thầu luôn thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM. Việc tham gia đấu thầu trái phiếu

chỉ là một giải pháp linh động của các NH khi ứ đọng vốn


.


Giai đoạn 2000- nay

Đặc biệt giai đoạn 2007 – 2008, với tình hình thị trường cổ phiếu đang xuống dốc nhanh, thị trường trái phiếu được nhìn nhận sẽ
có sự tăng trưởng mạnh đặc biệt trong năm 2008. Và năm 2012,2013 cũng gần như xảy ra kịch bản tương tự.


◦ So với quốc tế, thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 8-9% GDP.Thị trường trái phiếu quốc tế, Mỹ, Nhật Bản
và EU chiếm đến 80%. Còn ở Singapore, Malaysia và Thái Lan chiếm khoảng 30-40% GDP.



THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY

Ở các nước phát triển, vay vốn ngân hàng chỉ là kênh huy động vốn ngắn hạn còn kênh huy động vốn từ các nhà đầu
tư, Quỹ đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu, và trái phiếu mới là kênh huy động vốn dài hạn.

Ngược lại, ở VN, kênh huy động vốn này gần như chưa phát triển. Hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, sức
khỏe của doanh nghiệp, sự minh bạch của thị trường, tính thanh khoản....


Trái phiếu Việt Nam có tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.


Tình hình trái phiếu chính phủ
 Ở hầu hết các quốc gia thì lãi suất của thị trường trái phiếu được lấy là lãi suất chuẩn (benchmark).
Tuy nhiên ở Việt Nam chưa làm được điều này
  Trái phiếu quốc tế và nội địa.

 Có 2 thị trường trái phiếu là trái phiếu phát hành quốc tế bằng USD và trái phiếu phát hành nội địa bằng
VND. Trái phiếu phát hành quốc tế của Việt Nam hiện mới có 2 lần đấu thầu trái phiếu quốc tế. Lần đầu với
750 triệu USD đáo hạn năm 2016, lần thứ 2 vào tháng 1/2010 có trị giá 1 tỷ USD được đáo hạn 2020. 


Tình hình trái phiếu doanh nghiệp

 Việt Nam đã đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu và có tốc độ tăng lớn nhất trong năm vừa qua. Tuy vậy, quy
mô phát hành còn nhỏ và chủ yếu mang tính bộc phát cục bộ.
 Doanh nghiệp lớn do cần vốn để mở rộng phát triển thì buộc phải phát hành trên thị trường quốc tế như VIC,
MSN, CTG…
=> Rất nhiều đợt phát hành được công bố, nhưng rất ít đợt phát hành thực tế diễn ra trên thị
trường do sức cầu yếu, cùng với tín dụng tăng trưởng thấp.


Việt Nam đang là nước rất tích cực phát hành trái phiếu trong thời gian vừa qua nhưng vẫn tụt hậu so với
các nước trong khu vực Đông Nam Á.




Năm 2012, tại Việt Nam có 43 doanh nghiệp đăng ký phát hành khoảng 33 ngàn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp.



Trên thị trường Việt Nam, cơ cấu phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn 1-3 năm chiếm tới trên 70% khối lượng phát hành thực tế và
trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên chỉ chiếm 2%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp gần như không có giao dịch.




Hiện nước ta chưa có “điểm chuẩn” (benchmark) nhất định để nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành xác định mức giá thế nào là
phù hợp.



Tổng dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2012 khoảng 2,47% GDP, tương đương khoảng 70 ngàn tỉ đồng. Trong 6
tháng đầu năm 2013, khối lượng đăng ký phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp là 19.036 tỉ đồng và khối lượng phát
hành thực tế 8.279 tỉ đồng.





Đánh giá thị trường trái phiếu Việt Nam



Năm 2013 thị trường thứ cấp tiếp tục ảm đạm. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng
Thị trường trái phiếu nội địa mới dừng lại ở thị trường sơ cấp, còn thị trường thứ cấp gần như không có biến động

◦ Nhà đầu tư chưa để ý đến trái phiếu doanh nghiệp do thiếu thông tin hỗ trợ, đặc biệt là thông tin về độ


rủi ro của trái phiếu để xác định giá vốn, mức lãi suất hợp lý.
chất lượng trái phiếu phát hành chưa cao,thiếu chuẩn mực do vậy tín thanh khoản kém, trái phiếu có lãi
suất cố định, giá trái phiếu ít biến động nên các nhà đầu tư cá nhân không thấy hấp dẫn khi nắm giữ trái
phiếu


◦ các giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp rất ít, mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ.

◦ ở Việt nam,hiện tại chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện dịch vụ cung cấp các chỉ tiêu xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp, từ đó, là cơ sở để xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp.

◦ cơ chế phát hành và thanh toán trái phiếu chưa hoàn thiện.
◦ thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức với tiềm lực tài chính mạnh.
◦ chưa có các chính sách hợp lý để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.
◦ Công tác kế hoạch hóa phát hành TPCP thực hiện chưa tốt,thiếu tính dự báo dài hạn làm cho hoạt động
mang tính bị động và trùng lặp dẫn đến lãng phí và đạt hiệu quả không cao.


Đánh giá thị trường trái phiếu Việt Nam

Trong năm 2015 Bộ Tài chính chỉ phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Trong 9 tháng đầu
năm 2015, tổng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ là 127.473 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm.


Về kỳ hạn trái phiếu:
Tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài phát hành năm 2015 tăng đáng kể so với năm 2014: TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên chiếm
75% tổng khối lượng TPCP phát hành (cả năm 2014 chỉ chiếm khoảng 47%), trong đó tỷ trọng trái phiếu có kỳ hạn trên 10
năm tăng đáng kể, chiếm gần 30% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, tăng khoảng 10% so với năm 2014.
Về kỳ hạn vay bình quân: Kỳ hạn vay năm 2015 đạt mức 7,12 năm, tăng 2,28 năm so với mức cả năm 2014 (4,84 năm), theo
đó nâng kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục nợ TPCP cuối năm 2015 thêm 1,38 năm so với mức cuối năm 2014, lên mức
4,44 năm, giúp kéo dài kỳ hạn vay của cả danh mục nợ.


Lãi suất phát hành:
Lãi suất năm 2015 được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ và diễn biến tình hình thị
trường. Lãi suất TPCP đã từng bước trở thành lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu.
Kết quả: Mặc dù tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên (75%) nhưng lãi suất phát hành bình quân tính năm
2015 là 6,07% năm, thấp hơn mức lãi suất phát hành bình quân năm 2014 (6,54%/năm) 47 điểm cơ bản, giảm chi phí vay

nợ cho ngân sách nhà nước và tăng hiệu quả công tác huy động vốn.


GIẢI PHÁP

Một là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính
quyền địa phương.

Hai là, khuyến khích sự phát triển của thị trường TPDN

Ba là, Kho bạc Nhà nước cần tiếp tục đổi mới công tác phát hành TPCP như thời gian tổ chức đấu thầu, phương pháp xét
thầu

Bốn là, tiếp tục hỗ trợ thị trường thứ cấp phát triển thông qua việc nghiên cứu: Các mô hình giao dịch thứ cấp khác trên thế
giới, bao gồm hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế thanh toán, lưu ký…


×