Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Việc TQ phá giá nhân dân tệ ảnh hưởng tỷ giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.39 KB, 14 trang )

Chính sách điều hành tỷ giá mới
Thay đổi bước ngoặt
“Thay vì cố định trong một thời gian dài như trước đó. Chính sách điều hành tỷ giá mới sẽ công bố
tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày theo cả hai chiều lên và xuống, dựa trên quan hệ cung cầu,
quan hệ với các đối tác lớn…”, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ - NHNN chia
sẻ .
Từ 4/1/2016, NHNN công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với đô-la Mỹ, tỷ giá tính chéo của
Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác. Tỷ giá trung tâm áp dụng lần đầu tiên cho ngày 4/1 là
21.896 đồng/USD, tăng 6 đồng so với tỷ giá mà NHNN áp dụng trong gần 5 tháng trước đó.
Tỷ giá trung tâm cho các ngày tiếp theo sẽ được tính toán theo công thức, dựa trên nhiều yếu tố
như: tỷ giá bình quân có gia quyền trên thị trường ngân hàng trong nước, tỷ giá với các đối tác
thương mại lớn trên thế giới và cân đối vĩ mô.
“Phương thức tính có quy trình và đã được Thống đốc NHNN phê duyệt. Tỷ giá bình quân gia quyền
tính sau giờ đóng cửa phiên trước, dựa trên biến động giá và khối lượng trong cả phiên. Cung cầu
quốc tế dựa vào tỷ giá lấy vào lúc 7h sáng ngày áp dụng tỷ giá, dựa trên 5 phiên giao dịch gần
nhất”,ôngDũngchiasẻ.
Tỷ giá 21.896 đồng/USD áp dụng cho ngày 4/1 cũng được tính trên cơ sở như vậy.
Theo đánh giá của ông Dũng, trong thời gian tới, tỷ giá trong nước tăng cao, quốc tế giảm thì tỷ giá
trung tâm vẫn có thể giảm và ngược lại. Công thức tính có trọng số và đã chạy thử mô hình hồi cuối
năm 2015 cho kết quả tốt.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN khẳng định, với chính sách mới, việc điều hành tỷ giá
sẽ rất linh hoạt, cập nhật hơn. Tỷ giá sẽ phản ứng ngay lập tức với diễn biến trong nước và quốc tế.
Cũng theo bà Hồng, chế độ tỷ giá được xác định dựa trên Pháp lệnh ngoại hối… thả nổi có quản lý
để đảm bảo phù hợp cân đối vĩ mô tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ phải ổn định được thị
trường ngoại hối, nâng cao vị thế đồng VN.
Ông Bùi Quốc Dũng đánh giá, cơ chế tỷ giá mới sẽ giúp cung cầu ngoại tệ thông suốt hơn, mức
biến động tỷ giá sẽ bớt thay đổi mạnh, đột ngột, tránh được những cú sốc. Các DN theo đó sẽ tránh
thua lỗ lớn.
Những điểm khác biệt



Ông Dũng cho biết, trên thế giới, việc xác định tỷ giá tăng giảm theo ngày có thể chia ra theo 2
nhóm nước. Chính sách của Trung Quốc dựa vào giá đóng cửa phiên liền trước. Tuy nhiên, cách
tính dựa vào giá cuối ngày có thể bị ảnh hưởng bởi các TCTD lớn, và có thể dẫn tới biến động
mạnh.
Một nhóm nước khác trong đó có Kuwait dựa vào biến động trên thị trường quốc tế, phụ thuộc hoàn
toàn vào quốc tế. Cách thức này không phản ánh được biến động tỷ giá ở thị trường trong nước.
Chính sách mới của Việt Nam dựa trên cả diễn biến trong nước và quốc tế và cân đối với các yếu tố
vĩ mô. Đặc biệt, biến động trong nước có tính đến bình quân gia quyền, dựa trên biến động giá
trong cả phiên và khối lượng giao dịch thành công.
Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam luôn nhất quán: điều hành chính sách
tiền tệ hướng tới ổn định được thị trường ngoại hối và nâng cao vị thế đồng VND.
“NHNN với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, sẽ thực hiện biện pháp có yếu tố quản lý để
đảm bảo góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Yếu tố quản lý được cân nhắc, xem xét cẩn thẩn, để tỷ giá
biến động quá mức, quá lớn”, bà Hồng khẳng định.
Một điểm khác biệt nữa cũng được NHNN nhắc tới là: thay vì tuyên bố tỷ giá sẽ tăng bao nhiêu
trong một khoảng thời gian thì NHNN sẽ thay bằng phương pháp điều chỉnh mềm. Trước đây,
NHNN giao dịch ngoại tệ với NHTM bằng các hợp đồng giao ngay (spot), thì giờ đây dùng công cụ
phái sinh. NHNN bán USD giao cuối tháng 3/2016 cho các NHTM với mức giá cao hơn 1% so với
cuối 2015.
NHNN cũng cho phép NHTM hủy ngang giữa chừng các hợp đồng phái sinh với mức phí tượng
trưng để các TCTD linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh dòng vốn ngoại tệ. Như vậy, trong những lúc
thị trường vào thời kỳ cao điểm, căng thẳng về nguồn cung ngoại tệ sẽ được giảm bớt.
Thông thường bắt đầu từ cuối tháng 12, nhu cầu ngoại tệ trên thị trường thường tăng mạnh, các
NHTM có thể trạng thái bán để tạo ra nguồn cung trên thị trường. Sau Tết Âm lịch, nếu nguồn cung
tốt, các NHTM có thể chủ động mua trên thị trường để 'cover' lại trạng thái. Nếu thị trường không tốt
như kỳ vọng thì NHNN sẽ đóng vai trò điều phối.
Cũng theo NHNN, chính sách mới đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, giờ đây, vĩ mô ổn định
hơn: tăng trưởng tốt, lạm phát thấp… là cơ sở để áp dụng chính sách mới. Hơn thế, biến động thế
giới ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước. Trong năm 2016, Fed có thể tăng lãi
suất 4 lần, NDT đã được đưa vào rỏ tiền của IMF, VN hội nhập sâu hơn vào thế giới với hàng loạt

các FTAs đã và đang ký kết. Do đó, theo NHNN, tỷ giá cần được điều hòa hơn.

Infographic



Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa
hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng
được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. [1] Ví dụ, một tỷ
giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên
sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho mỗi 91 Yên. Gọi là giá cả vì Tỷ
giá hối đoái được xác định trong thị trường ngoại hối,[2] rộng mở cho một loạt loại người mua và
người bán khác nhau nơi việc trao đổi tiền tệ là liên tục: 24 giờ một ngày, ngoại trừ những ngày cuối
tuần, tức là giao dịch từ 20:15 GMT Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu. Tỷ giá giao ngayđề cập
đến tỷ giá hối đoái hiện hành. Tỷ giá kỳ hạn đề cập đến một tỷ giá được báo giá và trao đổi hôm
nay nhưng cho giao hàng và thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể. Để ổn định nền kinh tế
trong nước thì phải điều chỉnh giá đồng nội tệ sao cho hợp lý. Nếu đồng nội tệ lên giá sẽ làm cho
hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn,
làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, mặc dù giảm lạm phát nhưng thất
nghiệp gia tăng. Nếu đồng nội tệ mất giá, thì lạm phát lên cao.
Trong thị trường ngoại hối bán lẻ, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra khác nhau sẽ được báo giá bởi
các đại lý đổi tiền. Hầu hết các trao đổi đều liên quan đến đồng nội tệ. Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà
các đại lý đổi tiền sẽ mua ngoại tệ và tỷ giá bán ra là tỷ giá mà họ sẽ bán ngoại tệ. Tỷ giá được
báo giá sẽ kết hợp dự phòng cho biên của đại lý (hoặc lợi nhuận) trong trao đổi, hoặc biên có thể
được phục hồi trong hình thức của một "hoa hồng" hoặc trong một số cách khác. tỷ giá khác nhau
cũng có thể được báo giá cho tiền mặt (thường chỉ ghi chú), một hình thức tài liệu (chẳng hạn như
các séc du lịch) hoặc điện tử (ví dụ như mua bằng thẻ tín dụng). Tỷ giá cao hơn về các giao dịch tài
liệu là do thời gian và chi phí thanh toán bù trừ tài liệu bổ sung, trong khi tiền mặt có sẵn để bán lại
ngay lập tức. Một số đại lý, mặt khác, lại thích các giao dịch tài liệu bởi vì những mối quan tâm an

ninh với tiền mặt.

YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Có nhiều yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái, và tất cả đều liên quan đến mối quan hệ thương mại giữa
hai quốc gia. Hãy nhớ rằng, tỷ giá hối đoái có tính tương đối, và được thể hiện như sự so sánh giữa
đồng tiền của hai quốc gia. Sau đây là một số yếu tố chính quyết định tỷ giá hối đoái (được xếp
ngẫu nhiên chứ không phân theo thứ tự quan trọng).

1. CHÊNH LỆCH LẠM PHÁT
Theo nguyên tắc chung, khi một đất nước duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, giá trị của đồng tiền
nước này sẽ tăng lên, bởi sức mua trong nước tăng lên tương đối so với các đồng tiền khác. Trong
nửa cuối của thế kỷ 20, những nước có lạm phát thấp bao gồm Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ, còn Mỹ
và Canada mãi về sau mới đạt được mức lạm phát thấp. Còn đồng tiền của những nước có lạm
phát cao hơn thường mất giá so với với đồng tiền của các đối tác thương mại của mình. Hiện tượng
này cũng thường đi kèm với lãi suất cao hơn.


2. CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT
Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối tương quan chặt chẽ. Bằng cách kiểm soát lãi suất, các
ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, lãi suất thay
đổi sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi
nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác. Do đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm
phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác, hoặc nếu có thêm những yếu tố khác làm
giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm có xu hướng làm giảm tỷ giá hối đoái.

3. THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại giữa một quốc gia và các đối tác thương mại của nó, phản
ánh tất cả các khoản thanh toán giữa các nước liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, lãi và cổ tức. Thâm
hụt tài khoản vãng lai cho thấy một quốc gia đang chi tiêu cho ngoại thương nhiều hơn việc thu

nhập từ xuất khẩu, và rằng nước này đang vay vốn từ các nguồn nước ngoài để bù đắp thâm hụt.
Nói cách khác, đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì nhận được thông qua xuất khẩu, và cung
cấp nội tệ cho nước ngoài nhiều hơn những gì họ cần để mua hàng hóa. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa
làm giảm tỷ giá hối đoái của nước này cho đến khi giá của hàng hóa, dịch vụ trong nước đủ rẻ đối
với người nước ngoài và các tài sản nước ngoài quá đắt để tạo ra doanh số bán hàng trong nước.

4. NỢ CÔNG
Do thâm hụt ngân sách, một quốc gia sẽ tài trợ quy mô lớn cho các dự án nhà nước và hoạt động
của chính phủ bằng hình thức vay nợ. Mặc dù hoạt động này kích thích nền kinh tế trong nước,
nhưng các quốc gia có thâm hụt ngân sách và nợ công lớn sẽ trở nên kém hấp dẫn trong mắt các
nhà đầu tư nước ngoài. Lý do là vì một khoản nợ lớn thường dẫn đến lạm phát, và nếu lạm phát lên
cao, chính phủ phải trả lãi cho các khoản nợ này và cuối cùng trả hết nợ với đồng đô la rẻ hơn trong
tương lai.
Trong trường hợp xấu nhất, chính phủ có thể in tiền để trả một phần của một khoản nợ lớn, nhưng
tăng cung tiền không tránh khỏi gây ra lạm phát. Hơn nữa, nếu chính phủ không có khả năng trả lãi
cho thâm hụt thông qua các công cụ trong nước (bán trái phiếu trong nước, tăng cung tiền), thì
họ sẽ phải tăng nguồn cung chứng khoán để bán cho người nước ngoài, do đó giá chứng khoán
giảm xuống. Cuối cùng, một khoản nợ lớn có thể là mối lo cho nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tin
rằng quốc gia này sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không muốn
sở hữu chứng khoán đề mệnh giá bằng đồng tiền nước đó nếu nguy cơ vỡ nợ là rất lớn. Vì lý do
này, xếp hạng nợ của một quốc gia (ví dụ như của Moody’s hay Standard & Poor) là một yếu tố
quyết định đến tỷ giá hối đoái.

5. TỶ LỆ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI (TERMS OF TRADE)
Là tỷ lệ so sánh giá xuất khẩu với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên quan đến tài
khoản vãng lai và cán cân thanh toán. Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu của một quốc gia nhanh hơn
tốc độ tăng giá nhập khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại đã được cải thiện tích cực. Tỷ lệ trao đổi
thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang tăng, dẫn đến doanh thu từ
xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tê tăng lên (và giá trị của đồng nội tệ tăng). Nếu tốc độ tăng
trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu, giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với

các đối tác thương mại.


6. MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn muốn đầu tư vào những quốc gia có nền chính trị ổn định với
nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ. Một đất nước có những đặc điểm này sẽ thu hút được nhiều đầu tư
hơn so với các nước có rủi ro chính trị và kinh tế cao hơn. Ví dụ, bất ổn chính trị có thể làm giảm
niềm tin của nhà đầu tư dành cho một đồng tiền và họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các
nước ổn định hơn.

S ự hình thành t ỷ giá h ối đoái
Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối
Có cầu về tiền của nước a trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hoá và
dịc vụ được sản xuất ra tại nước a. một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước
đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.
Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó xuống dố phía bên phải, điều này cho
thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những
người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn

Cung về tiền trên thị trường ngoại hối
Để nhân dân nước a mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước b họ phải mua một lượng tiền đủ
lớn của nước b, bằng việc dùng tiền nước a để trả. lượng tiền này của nước a khi ấy bước vào thị
trường quốc tế.
Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên về phía phải. tỷ giá hối đoái
càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều.
Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. bất
kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá
hối đoái tăng lên. bất kỳ cái gì làm giảm cầu về một đồng tiền hoặc làm tăng cung đồng tiền ấy trên
các thị trường ngoại hối sẽ hướng tới làm cho giá trị trao đổi của nó giảm xuống ở hình vẽ dưới, ta
thấy được tỷ gía hối đoái cân bằng lo của đồng việt nam và đồng usd mỹ thông qua giao điểm s và d.


Điều hành tỷ giá

Tại Việt Nam, tỷ giá phụ thuộc vào điều kiện kinh tế bên ngoài, cán cân thương mại và
chính sách điều hành của NHNN. Chính sách tỷ giátrung tâm trong thời gian qua đã đi
đúng được mục tiêu ổn định tỷ giá và chống “đô la hóa”. Tuy nhiên, sự ổn định này có
được một phần còn nhờ sự ổn định của nền kinh tế, các đồng ngoại tệ khác trong rổ tham


chiếu không có nhiều biến động, cán cân thương mại xuất siêu, lạm phát thấp, người dân
bán USD nhiều hơn… nên tỷ giá tại Việt Nam không có nhiều sự xáo trộn.
Hơn nữa, dù với chính sách nào thì NHNN đều tuyên bố sẽ cố gắng giữ ổn định tỷ giá,
bởi ổn định tỷ giá mới ổn định được lãi suất và tỷ giá còn liên quan đến nợ công. Tỷ giá
ngoại tệ mất giá nhiều thì gành nặng nợ công càng tăng lên và ảnh hưởng mạnh đến hoạt
động xuất nhập khẩu.
Đặc biệt, tỷ giá trung tâm không thể ổn định nếu các đồng tiền khác biến động. Trong
thời gian qua, với sự kiện người dân Anh ủng hộ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), tỷ giá
đã có sự biến động nhưng không nhiều do trong các đồng tiền tham chiếu cho tỷ giá trung
tâm, có đồng lên giá, có đồng xuống giá nên không gây xáo trộn mạnh. Hơn nữa, trước
sự kiện này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khó có khả năng tăng lãi suất USD nên tỷ
giá tại Việt Nam càng đứng vững.
với bối cảnh kinh tế hiện tại, NHNN chưa thể thả nổi tỷ giá bởi có thể gây nên những tác
hại khôn lường đến nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, nếu thả nổi
hoàn toàn, tỷ giá có thể bị thị trường đẩy lên 5%, thậm chí 10% thì hoạt động xuất nhập
khẩu sẽ gặp nguy khốn.
Một số nước trên thế giới có trình độ phát triển hơn Việt Nam như Singapore vẫn chưa
thể thả nổi tỷ giá mà vẫn phải có sự kiểm soát. Còn tại các quốc gia thuộc EU hay Nhật
Bản, tỷ giá được thả nổi vì họ có giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ USD một ngày nên có
thể để thị trường tự kiểm soát.


Từ đầu năm đến nay, NHNN đã mua vào gần 8 tỷ USD, dự trữ ngoại hối
đã đạt mức cao kỷ lục 38 tỷ USD (chưa bao gồm vàng) và dự báo sẽ tiếp
tục tăng trong 6 tháng còn lại. Theo ông, điều này có ảnh hưởng như thế
nào đến việc điều hành tỷ giá của NHNN?
Tăng dự trữ ngoại hối không phải là giải pháp bảo đảm cho sự ổn định tỷ giá. Thậm chí,
một số trường hợp tăng dự trữ không hợp lý còn gây hại cho nền kinh tế. Việc tăng dự trữ
ngoại hối chỉ nên thực hiện khi thị trường dư thừa USD, còn khi thị trường cần USD mà
NHNN phá giá, bắt thị trường mua USD giá cao hơn thì thị trường có thể phản ứng bằng
cách găm giữ USD, khiến tỷ giá biến động.
Vì thế, việc ổn định tỷ giá cần quan tâm đến việc NHNN sẵn sàng bán ra bao nhiêu USD
để ổn định thị trường. Hơn nữa, nếu lượng USD trong nền kinh tế là cố định, thì khi
NHNN tăng dự trữ bao nhiêu sẽ khiến lượng USD trên thị trường bị sụt giảm đi bấy
nhiêu. Không những thế, 1 USD trên thị trường có thể quay vòng, còn nếu nằm ở NHNN
thì 1 USD vẫn chỉ là 1 USD.


Vấn đề tỷ giá chỉ đáng lo khi USD bị bán ra khỏi Việt Nam và không quay trở lại. Còn
với bối cảnh kinh tế hiện nay, tuy “sức khỏe” còn yếu nhưng cán cân thương mại và cán
cân thanh toán vẫn thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng cao, lạm phát thấp nhưng lãi suất cao
thì vấn đề này hầu như chưa có gì ảnh hưởng.

Vậy ông có ý kiến như thế nào về giải pháp nới lỏng chính sách siết vay
ngoại tệ, nâng trần lãi suất huy động USD để ổn định tỷ giá?
Mọi ý kiến về sự thay đổi chính sách điều hành đều cần đến những tính toán thận trọng
và hợp lý, dựa trên việc đánh giá những tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế.
Về việc NHNN siết vay ngoại tệ, tôi cho rằng NHNN không nên thay đổi vì nếu cho vay
ngoại tệ nhiều sẽ dẫn đến rủi ro tỷ giá sau này. Hiện tín dụng ngoại tệ chỉ chiếm 10%
tổng tín dụng, nên NHNN muốn chú trọng việc đưa lượng USD hiện có vào lưu thông,
chứ không muốn lượng USD mà người dân và doanh nghiệp găm giữ ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, việc nâng trần lãi suất huy động USD hiện đang là 0% sẽ khiến thị trường

kỳ vọng và lập tức phục hồi tâm lý găm giữ ngoại tệ, điều này sẽ khiến tỷ giá biến động.
Hơn nữa, nhờ lãi suất huy động USD chỉ còn 0% nên sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn
vốn, giúp lãi suất cho vay bằng VND không bị tăng lên.
Nếu NHNN kiên trì với chính sách trần lãi suất tiền gửi bằng USD ở mức 0%, đồng thời
đảm bảo sự ổn định của tỷ giá VND/USD, người dân sẽ không còn hứng thú với việc
găm giữ USD mà chuyển sang VND nhiều hơn. Từ đó, người dân sẽ chú trọng gửi tiết
kiệm bằng VND với kỳ hạn dài, giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn để giảm
lãi suất huy động và cho vay. Khi lãi suất cho vay bằng VND được giảm về mức hợp lý
thì nhu cầu về tín dụng VND sẽ tăng và làm giảm nhu cầu vay bằng ngoại tệ.

Tăng xuất khẩu để giảm áp lực tỷ giá
Trong thời gian tới, tỷ giá sẽ chịu áp lực lớn từ việc phá giá của một số đồng ngoại tệ do sức ảnh
hưởng của sự kiện Brexit. Bên cạnh đó, những yếu tố vĩ mô như lạm phát có dấu hiệu tăng trở
lại, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng cao… cũng tạo áp lực lên tỷ
giá.
Biện pháp phá giá VND chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, nếu để lâu dài sẽ có ảnh hưởng
không tốt tới nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào từ NHNN cho
động thái này.
Do vậy, bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, các doanh nghiệp cần nhanh
chóng tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm những thị trường thay thế ít chịu ảnh hưởng từ
Brexit, nâng cao chất lượng sản phẩm… để tăng cường xuất khẩu, thu về ngoại tệ nhằm cân đối
thị trường tài chính trong nước.


Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ
Tăng xuất khẩu để giảm áp lực tỷ giá
Trong thời gian tới, tỷ giá sẽ chịu áp lực lớn từ việc phá giá của một số đồng ngoại tệ do sức ảnh
hưởng của sự kiện Brexit. Bên cạnh đó, những yếu tố vĩ mô như lạm phát có dấu hiệu tăng trở
lại, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng cao… cũng tạo áp lực lên tỷ
giá.

Biện pháp phá giá VND chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, nếu để lâu dài sẽ có ảnh hưởng
không tốt tới nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào từ NHNN cho
động thái này.
Do vậy, bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, các doanh nghiệp cần nhanh
chóng tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm những thị trường thay thế ít chịu ảnh hưởng từ
Brexit, nâng cao chất lượng sản phẩm… để tăng cường xuất khẩu, thu về ngoại tệ nhằm cân đối
thị trường tài chính trong nước.

Có thể làm giảm GDP của Việt Nam
Trao đổi với báo giới, ông Dương Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản
(Tổng cục Thống kê) cho rằng, về lý thuyết, khi Trung Quốc phá giá đồng tiền, chắc chắn
xuất khẩu của nước này rất có lợi. Các nước, trong đó có Việt Nam một đối tác nhập khẩu
lớn từ Trung Quốc, sẽ chịu nhiều tác động.
Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ nước này. Khi nhập khẩu tăng lên, bao giờ GDP
cũng giảm thấp xuống.
Bởi, theo phương pháp nghiên cứu GDP sử dụng cuối cùng, GDP sẽ bao gồm tiêu dùng
cuối cùng của hộ, của Chính phủ, tích lũy và cộng xuất trừ nhập. Nhập khẩu càng lớn lên
thì phần phải trừ đi càng lớn. Điều đó làm cho GDP giảm xuống, ông Hùng lo ngại.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam vì khi đó, giá trị nguyên vật liệu Trung Quốc
nhập khẩu giảm xuống. Đầu vào giảm sẽ làm cho sản xuất của ta tăng trưởng tích cực
hơn, xuất khẩu của ta có lợi thế hơn. Lợi ích này sẽ bù lại cho phần giảm GDP do nhập
khẩu tăng lên.
Vì vậy, ông Hùng nhận định, với mục tiêu GDP năm nay là 6,2% thì Việt Nam vẫn thừa
sức đạt. “Phá giá Nhân dân tệ sẽ không làm ảnh hưởng đến mục tiêu này. Nếu có giảm là
GDP giảm so với khả năng đáng lẽ có thể đạt được” - ông Hùng phân tích.
Ông lý giải, dầu thô chúng ta vẫn khai thác sản xuất tốt. Các ngành đều tăng trưởng rất
khá, như công nghiệp chế biến tăng rất ấn tượng, 6 tháng đầu năm tăng tới 9% cao nhất


mấy năm gần đây. Xây dựng bất động sản đang khởi sắc trở lại. Thứ ba là dịch vụ vẫn ổn

định. Các ngành thương mại tăng trưởng ổn.
Xét về cầu, tiêu dùng gia đình sau nhiều năm tăng thấp, thì năm nay lần đầu tiên tăng hơn
cả tăng trưởng GDP nên sẽ đóng góp tốt cho GDP.
Song, ông Hùng lưu ý khoảng cách quan hệ thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng. Đó là điều bất lợi cho chúng ta khi nhập nhiều từ
Trung Quốc. Tuy nhiên, nhờ giá trị nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc thấp nên Việt
Nam sẽ được lợi khi xuất khẩu. Ví dụ, khi xuất sang EU, sang Mỹ như ở dệt may, da giày,
hàng của ta cạnh tranh hơn.
Xuất khẩu nông sản khó sống
Khi phá giá đồng NDT, phía doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh hợp đồng,
thương lượng lại để giảm giá,... khiến lượng xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm, gây
thua lỗ cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam.
Tương tự, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP) nói thêm, cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trở nên gay gắt hơn khi các
nước khác sẽ giảm giá đồng tiền. Tương lai, các doanh nghiệp thủy sản của Trung Quốc
trước đây phải dừng nay có thể sẽ xuất khẩu trở lại, trở thành đối thủ cạnh tranh với các
doanh nghiệp các nước trong đó có Việt Nam.
Cùng chung lo ngại, bà Phạm Thị D., Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu các mặt
hàng hoa quả ở Lạng Sơn, cho biết, về lý thuyết, khi Trung Quốc phá giá đồng NDT, giá
hàng hóa nhập vào nước họ sẽ trở nên đắt đỏ. Việc này cũng giống như khi đồng tiền
chung châu Âu mất giá, hàng loạt mặt hàng của Việt Nam xuất sang đó đều gặp khó
khăn, hàng ùn ứ vì doanh nghiệp bỏ ngang. Vì vậy, hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc
có thể giảm mạnh cả về lượng và giá trong thời gian tới.


Làn sóng chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn đa
quốc gia từ Trung Quốc vào ASEAN, trong đó có
Việt Nam có thể sẽ “lặng” do tác động của việc
đồng NDT giảm giá.
Là một trong những thị trường nhập khẩu chính nguyên phụ liệu, nên khi đồng NDT phá

giá mạnh, các DN ngành dệt may, da giày gặp nhiều thuận lợi để giảm chi phí giá thành
sản xuất do giá nguyên phụ liệu giảm.
Tuy nhiên, lo nhiều hơn vui là tâm trạng chung của đại diện các ngành dệt may và da
giày khi trao đổi với chúng tôi. Theo bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng
thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trước mắt các DN xuất khẩu có thể được hưởng lợi,
khi mua được nguồn nguyên phụ liệu giá rẻ.
Vốn chảy vào nơi có lợi thế
Song về lâu dài, nếu chi phí mua nguyên phụ liệu từ Trung Quốc giảm mạnh, đây có thể
là rào cản thu hút đầu tư. Điều này có thể ảnh hưởng đến chủ trương lớn của ngành là gia
tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc thu hút đầu tư nguyên phụ liệu.

Do đó, việc thu hút đầu tư phát triển nguyên phụ liệu có ý nghĩa rất lớn để ngành tạo
thêm giá trị gia tăng trên chính sân nhà, giúp DN có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung
ứng toàn cầu.
Đầu tư của Trung Quốc sẽ “lên ngôi”?
Trong khi đó, một loạt các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
cũng giảm giá đồng nội tệ. Do đó, vị chuyên gia trên cho rằng các nước này sẽ có nhiều
lợi thế hơn Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn đầu tư đang chuyển dịch vào ASEAN.
“Việc các nước trong khu vực giảm mạnh đồng tiền nội tệ, cũng có hiệu ứng như Trung
Quốc. Những lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, thu hút FDI cũng tăng lên khi các chi phí đều
giảm và làm cho thu hút đầu tư tăng lên. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh với Việt
Nam trong cuộc đua hút vốn ngoại”, ông Toàn nhận định.


Các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ phải tính toán lại bài toán đầu tư sau một loạt những
thay đổi trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Theo đó,
Việt Nam đang được đánh giá là bị mất lợi thế trong thu hút dòng vốn chuyển dịch vào
ASEAN.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng rất có thể dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc rất
có thể sẽ gia tăng nhiều hơn tại Việt Nam. Cũng bởi, các DN Trung Quốc sẽ tận dụng lợi

thế xuất khẩu giá rẻ để giảm chi phí đầu tư và chuyển dịch dòng vốn sang Việt Nam.
Xu hướng chuyển dịch của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng là phù hợp, khi mà Việt Nam
đang đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại. Đây sẽ vẫn là lợi thế mà các nhà
đầu tư muốn tận dụng để gia tăng lợi thế.
Theo đó, cùng với xu hướng gia tăng đầu tư, thì việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc
thiết bị từ Trung Quốc để phục vụ cho đầu tư có thể cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
theo nhận định của các chuyên gia.

Về phía doanh nghiệp
Khi đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá sâu, tình hình xuất khẩu vào th ị tr ường
Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt lâu nay “sống” chủ y ếu b ằng th ị
trường này sẽ gặp khó khăn. “Hàng hóa tiêu thụ chậm, đ ời s ống c ủa ng ười
lao động (NLĐ) ở những doanh nghiệp này chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng
theo”
Doanh nghiệp “oằn mình” trước áp lực từ tỉ giá
Hãng tin Bloomberg mới đây trích dẫn lời ông Alan Pham - chuyên gia kinh tế trưởng
của Quỹ Vinacapital - nhận định động thái nới biên độ vừa qua của Ngân hàng Nhà nước
(từ - 1% lên - 2%) là một biện pháp thay thế rất hiệu quả cho điều chỉnh tỉ giá. Ông bổ
sung thêm rằng, biên độ có thể một lần nữa được nâng lên mức 3% thay vì nâng tỉ giá. Về
tác động, theo Tamara Henderson - chuyên gia kinh tế đến từ Bloomberg Intelligence,
Việt Nam (VN) là nước nhập khẩu ròng từ Trung Quốc và sẽ được hưởng lợi từ
đồng NDT yếu đi nếu xét về quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên theo nhiều đánh giá, việc NDT suy yếu có thể khiến hoạt động xuất khẩu của
các doanh nghiệp (DN) Việt gặp khó khăn và ảnh hưởng nhiều nhất là những DN xuất
khẩu nông sản. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tăng lên do giá rẻ
hơn, trong khi xuất khẩu lại gặp khó.


Các chuyên gia cho rằng, NDT phá giá chẳng khác nào một “cú đấm bồi” sau khi đồng
rúp và đồng tiền của Brazil xuống giá. Với riêng việc xuất khẩu cá tra, khi phá giá đồng

NDT, phía DN Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh hợp đồng, thương lượng lại để giảm
giá,... khiến lượng xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm, gây thua lỗ cho các DN cá tra
VN. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu chè, hoa quả cũng đứng trước nguy cơ thua thiệt và
điều này tác động lớn tới đời sống NLĐ.
Với sự hỗ trợ về tỉ giá, những mặt hàng như dệt may, thủy sản và thép “Made in China”
có thể chèn ép hàng VN trên thị trường toàn cầu. Theo thông tin từ các hiệp hội, hiện
hàng hóa Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh số một với hàng Việt.
Thu nhập của người lao động sẽ bấp bênh
Trước tình hình này, ông Đinh Văn Giai - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Toàn Thắng (Q.Thủ
Đức, TPHCM) - cho rằng: “Nếu tình hình đồng NDT xuống giá kéo dài, những DN nhập
khẩu nguyên liệu, hàng hóa từ Trung Quốc sẽ có lợi nhưng các DN Việt xuất khẩu hàng
hóa sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì lợi nhuận sẽ giảm. Đặc biệt trong giai đoạn cuối
năm khi các DN tính lại lợi nhuận, thưởng cho NLĐ hoặc tăng lương cơ bản. Khi kợi
nhuận giảm trong một vài đơn hàng, DN có thể xoay xở; nếu tình hình này kéo dài, DN
sẽ rất đắn đo khi tính đến chuyện tăng lương cơ bản, thưởng tết vào dịp cuối năm.
Nếu không có những điều chỉnh phù hợp, DN sẽ phải thu hẹp sản xuất, giảm lao động
hoặc sẽ giảm lương, giảm thưởng. Đời sống NLĐ ở doanh nghiệp này sẽ khó khăn”.
Có ý kiến cho rằng nếu các DN Việt không kịp thời ứng phó, nguy cơ mất thị trường là rõ
rệt. Ông Nguyễn Văn Lê - Phó TGĐ Cty CP Đông Hưng (chuyên sản xuất, xuất khẩu giày
các loại) - tâm sự: “Theo kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi, khi đồng NDT giảm giá
sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc với giá rẻ
hơn hiện nay. Cụ thể, Cty CP Đông Hưng chuyên sản xuất giày xuất khẩu, nguyên phụ
liệu chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nên giá thành sản phẩm có thể sẽ hạ
hơn hiện nay.




×