TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN NHÓM
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:
Nâng giá tiền tệ và bình luận về sức ép nâng giá đồng
Nhân Dân tệ của Trung Quốc
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Phúc Hiền
Khoa: Tài chính ngân hàng
Khối: Tài chính quốc tế A – K46
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 2
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
1. Nguyễn Thị Thu Dung – Anh 2 – TCQT A – K46
2. Ngô Thu Hà – Anh 2 – TCQT A – K46
3. Phạm Phương Hoa – Anh 2 – TCQT A – K46
4. Hồ Thị Quyên – Anh 2 – TCQT A – K46
5. Phạm Thị Phúc – Anh 2 – TCQT A – K46
6. Hoàng Phương Thảo – Anh 2 – TCQT A – K46
7. Đỗ Thị Thu Hà – Nhật – TCQT A – K46
8. Nguyễn Thị Trà My – Nhật – TCQT A – K46
9. Vũ Thị Ngân – Nhật – TCQT A – K46
10. Bùi Thị Bảo Ngọc – Nhật – TCQT A – K46
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 3
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN 2
1. LÝ THUYẾT NÂNG GIÁ TIỀN TỆ 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Nguyên nhân 5
1.2.1 Áp lực của nước khác 5
1.2.2 Tránh phải tiếp nhận những đồng Đô la bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy
vào nước mình 5
1.2.3 Hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng 5
1.2.4 Xây dựng sự ảnh hưởng ra nước ngoài 5
1.3 Tác động 8
1.3.1 Mặt tích cực 10
1.3.2 Mặt tiêu cực
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 4
1. LÝ THUYẾT NÂNG GIÁ TIỀN TỆ
1.1. Định nghĩa
• A revaluation is an upward change in the currency's value.
(Retrieved on December 10
th
2010 from
• Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ,
cao hơn sức mua thực tế của nó.
(PGS. Đinh Xuân Trình, 2002: 32)
• Nâng giá tiền tệ (revaluation) là hành động NHTW điều chỉnh tỷ giá trung
tâm giảm xuống, làm nội tệ lên giá.
(GS. Nguyễn Văn Tiến, 2010:315)
Ví dụ:
• Giả sử NHTW thiết lập: 1 USD = 20 500 VND
NHTW tiến hành nâng giá tiền tệ : 1USD = 18 000 VND
Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã giảm:
VND nâng giá lên (20 500 – 18 000)/18000 = 13, 51%
USD giảm giá (18 000 – 20 500)/20 500 = - 12, 2%
Giá của VND đã tăng từ 1 VND = 4, 88 .10
-5
USD
lên 1 VND = 5, 56 . 10
-5
USD
• Tháng 10/1969, Mác Đức nâng giá lên 9,29%, tức là ở Đức tỷ giá hối đoái
1USD = 4 Mác đã giảm còn 1 USD = 3,66 Mác, tức là đô la giảm giá, ngược
lại giá của Mác tăng từ 1 Mác = 0,25 USD lên 1 Mác = 0,27 USD.
Từ định nghĩa trên, có những lưu ý sau về các thuật ngữ:
• Nâng giá tiền tệ (revaluation) là thuật ngữ được dùng đối với tỷ giá cố định.
Trong chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá là cố định, trong khi cung cầu ngoại tệ
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 5
trên FOREX luôn biến động, làm cho tỷ giá trung tâm lệch khỏi tỷ giá thị
trường. Khi tỷ giá trung tâm quá cao so với tỷ giá thị trường thì đồng nội tệ
chịu áp lực nâng giá.
• Tỷ giá trung tâm là tỷ giá do NHTW ấn định cố định, được áp dụng trong
các chế độ tỷ giá cố định. Thông thường, NHTW cho phép tỷ giá giao dịch
trên FOREX được dao động xung quanh tỷ giá trung tâm một tỷ lệ ±% nhất
định, gọi là biên độ dao động, thường từ 0,1% đến 5%. Các thành viên tham
gia FOREX chỉ được mua, bán trong biên độ dao động cho phép xung quanh
tỷ giá trung tâm.
• Phân biệt nâng giá tiền tệ (revaluation), định giá cao (overvalued) và lên giá
(appreciation):
- Nâng giá (revaluation) được áp dụng trong chế độ tỷ giá cố định khi
NHTW điều chỉnh tỷ giá trung tâm. Nếu NHTW nâng giá nội tệ (danh
nghĩa), sẽ làm cho tỷ giá thực giảm. Tỷ giá thực giảm làm cho nội tệ được
định giá cao hơn và hiện tượng này được gọi là nâng giá thực (real
valuation). Điều này xảy ra vì, tại một thời điểm, do CPI
t
/CPI
t
*
là không
đổi, nâng giá nội tệ làm cho e
t
giảm, e
t
giảm làm cho e
r
giảm, tức nội tệ
bây giờ được định giá thực cao hơn (nên gọi là nâng giá thực).
e
r
= e
t
. (CPI
t
/CPI
t
*
)
- Định giá cao (overvalued) được áp dụng tại một thời điểm đối với chế độ
tỷ giá cố định, khi một đồng tiền có giá trị (tỷ giá) giao dịch trên FOREX
là cao hơn giá trị (tỷ giá) cân bằng cung cầu (tỷ giá thị trường). Khi tỷ giá
trung tâm được ấn định thấp hơn tỷ giá thị trường thì đồng ngoại tệ được
xem là định giá thấp, còn nội tệ được xem là định giá cao.
Ví dụ:
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 6
Tỷ giá thị trường: E
M
(USD/VND)= 19000
Tỷ giá trung tâm NHNN Việt Nam: E
CR
(USD/VND)= 18500
Trong trường hợp này, USD được xem là định giá thấp, còn VND được
xem là định giá cao.
Tỷ lệ định giá cao, thấp của các đồng tiền sau:
%(USD)= (E
CR
– E
M
)/E
M
= (18500 – 19000)/19000 = - 2,63%
%(VND)= (E
M
– E
CR
)/E
CR
= (19000 – 18500)/18500 = + 2,70%
Vậy USD được định giá thấp là 2,63%, còn VND được định giá cao là
2,70%.
E (USD/VND)
S
D
Trong khi đó, một đồng tiền được xem là định giá thực cao (real
overvalued) khi chuyển đổi từ 1 đơn vị tiền tệ sang ngoại tệ thì số lượng
hàng hóa mua được ở nước ngoài là nhiều hơn so với mua được ở trong
nước.
Công thức tổng quát xác định tỷ lệ % định giá thực cao thấp của một
đồng tiền:
E
M
= 19000
E
CR
= 18500
Q (USD)
0
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 7
v
r
= [(Q
F
– Q
D
)/Q
D
] * 100%
Trong đó: Q
D
– số lượng hàng hóa mua được ở trong nước bằng một đơn
vị nội tệ
Q
F
– số lượng hàng hóa mua được ở nước ngoài khi chuyển
đổi từ một đơn vị nội tệ sang ngoại tệ
+ Nếu v
r
> 0 thì nội tệ được xem là định giá thực cao.
+ Nếu v
r
< 0 thì nội tệ được xem là định giá thực thấp.
- Lên giá (appreciation) được áp dụng với chế độ tỷ giá thả nổi, khi tỷ giá
biến động từ thời điểm này sang thời điểm khác. Khi tỷ giá giảm thì
ngoại tệ giảm giá, còn nội tệ lên giá.
Ví dụ:
Tại thời điểm t
0
, E
0
(USD/VND)= 19000
Tại thời điểm t
t
, E
1
(USD/VND)= 18500
Nguyên nhân làm cho tỷ giá giảm là do cầu USD giảm hoặc cung USD
tăng. Tỷ lệ giảm giá của USD và lên giá của VND được xác định:
%(USD)= (E
1
– E
0
)/E
0
= (18500 – 19000)/19000 = - 2,63%
%(VND)= (E
0
– E
1
)/E
1
= (19000 – 18500)/18500 = + 2,70%
Vậy từ thời điểm t
0
đến t
1
, USD giảm giá là 2,63%, còn VND lên giá
2,70%.
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 8
a/Cầu giảm b/Cung giảm
Trong khi đó, một đồng tiền được xem là lên giá thực (real appreciation) khi
số lượng hàng hóa mua được ở nước ngoài tăng từ thời điểm này sang thời
điểm khác khi chuyển đổi một đơn vị tiền tệ sang ngoại tệ. Như vậy, khi nói
đến đồng tiền lên giá (thực và danh nghĩa) tức là đang xét ở trạng thái động.
Nếu tỷ giá thực tăng thì nội tệ sẽ giảm giá thực; ngược lại, nếu tỷ giá thực
giảm thì nội tệ sẽ lên giá thực, còn ngoại tệ giảm giá thực.
Kết luận:
• Sự khác nhau giữa “nâng giá – lên giá” chỉ là về mặt thuật ngữ. Trong thực
tế, các thuật ngữ này thường được sử dụng hoán đổi cho nhau.
• Tỷ giá trung tâm cao hơn tỷ giá thị trường nội tệ được định giá thấp,
ngoại tệ được định giá cao kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ nội tệ chịu áp lực lên giá và dự trữ
ngoại hối của NHTW tăng.
S
S
’
D
E
0
=1900
0
E
1
=1850
0
Q (USD)
0
E (USD/VND)
E
0
=1900
0
E
1
=1850
0
D
D
’
0
Q (USD)
S
E (USD/VND)
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 9
• Những quốc gia có đồng tiền định giá thấp không chịu áp lực phải nâng giá,
trừ khi:
- Cán cân vãng lai (Current account – CA) thặng dư quá mức và lâu dài.
- Quốc gia có cam kết hợp tác quốc tế.
• Nâng giá tiền tệ trong điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước
khác.
1.2. Nguyên nhân
Một quốc gia nâng giá tiền tệ có thể do bốn nguyên nhân chính sau:
1.2.1. Áp lực của nước khác
Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc một nước phải thực hiện chính sách
nâng giá tiền tệ của mình. Đức, Nhật Bản và Trung Quốc là các ví dụ điển hình
nhất.
Đức là một nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đối với Mỹ,
Anh và Pháp. Để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Đức vào nước mình, Mỹ, Anh và
Pháp thúc ép Đức phải nâng giá Mác Đức. Sau khi nâng hàm lượng vàng của Mác
Đức lên 5% vào năm 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nâng giá đồng tiền
của mình dưới áp lực của các nước như Mĩ, Anh, Pháp và Ý.
Đối với Nhật Bản, vào năm 1985, dưới áp lực của Beck - Bộ trưởng bộ tài chính
Mỹ, ngân hàng Nhật Bản buộc phải đồng ý nâng giá đồng Yên. Chỉ trong vòng
mấy tháng sau khi thỏa thuận Plaza được kí kết giữa các nước Mỹ, Anh, Nhật, Đức
Pháp, tỉ giá đồng Yên Nhật từ 250 JPY đổi 1 USD đã tăng lên mức 149 JPY đổi 1
USD. Yên đã lên giá quá cao USD/JPY = 102 vào năm 1996, so với USD/JPY =
360 vào năm 1971.
Một nước khác cũng bị sức ép về nâng giá tiền tệ là Trung Quốc. Trong những
năm gần đây, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, hàng hóa xuất khẩu
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 10
tràn ngập thị trường nước ngoài với ưu thế là giá rẻ do Nhà nước của Trung Quốc
duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ. Điều này tạo
ra sự đe dọa lớn đối với các ngành sản xuất của các nền kinh tế khác, đặc biệt là
Mỹ, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Dưới sức ép từ
Mỹ và các nước khác trên thế giới, Trung Quốc đã phải đồng ý thi hành chính sách
nâng giá đồng Nhân dân tệ.
1.2.2. Tránh phải tiếp nhận những đồng Đô la bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy vào
nước mình
Nguyên nhân này có thể xảy ra ở những nước không muốn phụ thuộc và chịu ảnh
hưởng từ nước có sử dụng đồng tiền đô la yếu. Những nước này muốn ngăn chặn
nguồn vốn nước ngoài ồ ạt chạy vào nước mình, chi phối lớn đến các ngành kinh tế
của đất nước. Chính phủ lo sợ rằng nếu không có biện pháp này thì các nước mạnh
hơn sẽ lợi dụng xuất khẩu tư bản để gây tác động đến hình hình kinh tế trong nước
và từ đó ảnh hưởng tới chính trị, xã hội làm cho đất nước phải phụ thuộc nhiều vào
nước ngoài.
Thật vậy, để tránh phải tiếp nhận các đồng đô la mất giá của Mỹ và Anh, chính phủ
Đức và Nhật coi biện pháp nâng giá đồng tiền của mình như một biện pháp hữu
hiệu để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào nước mình và giữ vững lưu thông tiền tệ
và tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân này chỉ mang tính lý thuyết vì hầu
như không có nước nào trên thế giới hiện nay không muốn tiếp nhận dòng vốn đầu
tư vào nước mình.
1.2.3. Hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng
Tăng trưởng nóng là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản
lượng tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng các tiềm lực kinh tế được sử dụng
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 11
một cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn
còn một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. Tăng trưởng
nóng tạo nên một số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không
tốt cho nền kinh tế Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào
tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lai,
nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế
trước khi đứa nó về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định.
Khi một quốc gia đang tăng trưởng nóng cần phải có biện pháp giảm xuất khẩu
hàng hóa ra bên ngoài, đồng thời cần phải khuyến khích nhập khẩu các trang thiết
bị hiện đại, bên cạnh đó cần phải hạn chế đầu tư vào trong nước. Đó chính là lúc
nhà nước đưa ra chính sách nâng giá tiền tệ. Để thực hiện được những mục tiêu
“giảm nhiệt” cho nền kinh tế, mỗi quốc gia cần phải biết cách lựa chọn thời điểm
để tiến hành nâng giá tiền tệ sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
1.2.4. Xây dựng sự ảnh hưởng ra nước ngoài
Chính phủ của các nước có thể xem xét sử dụng biện pháp nâng giá tiền tệ để có
thể nâng cao sự ảnh hưởng của nước mình đối với các nước khác trên thế giới. Một
khi thực hiện biện pháp này sẽ tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài, từ
đó sẽ khiến nền kinh tế của nước nhận đầu tư sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi nền
kinh tế của nước đầu tư.
Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các nước có nền kinh tế đã phát triển, lượng
vốn đang ở trạng thái bão hòa, không còn có thể tăng được hiệu quả của dòng vốn
đầu tư. Do đó, những nhà đầu tư mong muốn di chuyển nguồn vốn của mình ra
những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản đã tạo điều
kiện cho Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm xây dựng một nước Nhật
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 12
“kinh tế” trong lòng các nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường
bên ngoài, một vấn đề sống còn với Nhật Bản.
1.3. Tác động của nâng giá tiền tệ
Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng
bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả. Cũng như các thị trường khác, để
thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, với doanh số giao dịch cực đại, độ thanh
khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá phải được hình thành khách quan
theo quy luật cung cầu trên thị trường, hay nói cách khác, lúc đó cung cầu là cân
bằng.Nếu tỷ giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá cân bằng đều trở thành nhân tố
kìm hãm doanh số giao dịch, kích thích đầu cơ, là nguyên nhân hình thành và phát
triển thị trường ngầm và làm cho các nguồn lực xã hội phân bổ kém hiệu quả.
Tác động của việc nâng giá tiền tệ với nước nâng giá được xét trên hai mặt: Tích
cực và tiêu cực:
1.3.1. Mặt tích cực
• Đối với một quốc gia nợ nước ngoài nhiều và kéo dài, nâng giá tiền tệ tức là
làm cho gánh nặng nợ nước ngoài tính bằng nội tệ của nước đó giảm xuống.
• Nâng giá tiền tệ làm cho giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền của
mọi tầng lớp trong xã hội được tăng lên, do đó sức mua của toàn xã hội tăng
lên, lưu thông hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, tác động tích cực tới thu
ngân sách nhà nước và khuyến khích các yếu tố kích thích sản xuất.
• Khuyến khích dòng vốn từ trong nước chảy ra nước ngoài với mục đích đi
du lịch, chuyển kiểu hối và đầu tư.
• Nâng giá tiền tệ về bản chất là mang tính quốc tế, cho nên nó có ảnh hưởng
đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế.
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 13
1.3.2. Mặt tiêu cực
Khi ngân hàng trung ương ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh
những hậu quả như sau:
• Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tỷ giá thị trường) nên sẽ
khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước
ngoài, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Hạn chế thu hút vốn đầu tư, kiều
hối, du lịch vào trong nước.
• Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị trường
khan hiếm hàng hóa, tạo ra cảnh “ mua bán tranh ép” hay “ bán thì cưỡng ép
còn mua thì phân phối”.
• Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều khiến cho những nhà đầu cơ vào
cuộc. Một mặt, họ găm giữ ngoại tệ; mặt khác, họ tích cực mua vào chờ thời
cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối
càng tỏ ra căng thẳng và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ.
• Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát triển
ngoại thương và khiến cho các nguồn lực trong xã hội phân bổ kém hiệu
quả.
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 14
2.VẤN ĐỀ NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ CỦA TRUNG QUỐC
2.2.Vấn đề nâng giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc:
2.2.1.Sức ép nâng giá đồng nhân dân tệ từ bên ngoài Trung Quốc:
a.Sức ép từ phía Mỹ:
• Từ năm 2003,nhiều đoàn đại biểu Mỹ đã sang Trung Quốc để kêu gọi
Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế tài chính hầu đối phó với những
vấn đề song phương giữa hai nước. Trong đó,nổi bật nhất là chuyến đi của
bộ trưởng ngân khố Mỹ John Snow sang Trung Quốc vào đầu tháng 9 năm
2003 nhằm đòi hỏi nước này phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ.
• Dưới sức ép gay gắt trong suốt hai năm 2003,2004 của Mỹ và một số đối
tác thương mại chủ yếu khác như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, cuối
cùng vào ngày 21-7-2005, Trung Quốc (TQ) đã quyết định thực hiện một
cải cách ban đầu đối với chính sách tỉ giá hối đoái.Trung Quốc bắt đầu điều
chỉnh tỉ giá đồng nhân dân tệ, từ gắn chặt vào USD sang “thả nổi có kiểm
soát” và để cho đồng tiền nước mình lên giá dần dần từ mốc 8,35 lên 6,8
Nhân dân tệ ăn 1 Đô la. Tuy nhiên, Washington không hài lòng với tình
trạng đồng tiền bị định giá, theo họ, “thấp hơn giá trị thật trên thị trường” và
đã liên tục gây sức ép để buộc Bắc Kinh thay đổi.Tuy nhiên về phía Trung
Quốc tỏ ra khá cứng rắn, kiên quyết giữ chính sách tỉ giá thấp này
• Ngày 30/3/2010, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng thuế đánh vào các mặt
hàng giấy nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10,9% tới 20,4%, với lý do trừng
phạt các biện pháp trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các công ty trong nước.
• Ngày 28/9/2010, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật gây sức ép buộc Trung
Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ, với tỷ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 348-
79. Hạ nghị sỹ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, trước thời điểm 1 tháng
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 15
khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ bắt đầu và vấn đề kinh tế trở nên được quan
tâm nhiều nhất, tuyên bố đã đến lúc hành động để cứu việc làm cho người
Mỹ.100 hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa chuyển sang ủng hộ quan điểm của Đảng
Dân chủ. Dự luật vì thế được tiếp tục được gửi lên tranh cãi và bỏ phiếu tại
Thượng viện. Dự luật trên cùng với một dự luật tương tự của Thượng viện
Mỹ nếu được thông qua sẽ cho phép chính phủ Mỹ áp đặt thuế đối kháng và
thuế chống bán phá giá lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà Bộ Thương
mại xác định có chính sách thao túng tỷ giá. Dự luật trên được xem là hành
động phản đối chính sách tiền tệ của Trung Quốc mạnh nhất từ Washington
cho đến nay
*) Nguyên nhân :
• Thứ nhất, Mỹ cho rằng Trung Quốc luôn cố tình định giá đồng NDT thấp
hơn so với giá trị thực của nó để hưởng lợi trong xuất khẩu hàng hóa
sang Mỹ.
- Lâu nay các nhà sản xuất Mỹ vẫn cho rằng đồng nội tệ của Trung
Quốc đang bị ghìm thấp hơn 40% so với giá trị thực của nó và đây
cũng là lý do chính khiến thâm hụt ngân sách của Mỹ đối với Trung
Quốc ngày càng lớn, lên tới 226,8 tỷ USD trong năm 2009 và trở
thành mức thâm hụt ngân sách lớn nhất giữa Mỹ với các nước trên thế
giới. Mỹ hiện bị nhập siêu hơn 800 tỉ USD và trong đó hàng hóa
Trung Quốc chiếm tỉ trọng rất lớn. Theo số liệu mới nhất của Bộ
Thương mại Mỹ công bố ngày 14/10, các mặt hàng nhập khẩu của
Trung Quốc vào Mỹ đạt mức cao kỷ lục, đóng góp 46,4 tỷ USD trong
thâm hụt thương mại Mỹ tăng 8,8%.
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 16
- Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Mĩ, khiến cho các doanh
nghiệp sản xuất Mĩ gặp rất nhiều bất lợi, thị trường trong và ngoài
nước bị mất đi khiến cho các doanh nghiệp buộc phải thực hiện chính
sách cắt giảm nhân công, khiến cho tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ ngày càng
tăng cao.Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay là 9,7% và đang có xu hướng
tiếp tục tăng. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng khiến Nhà Trắng và phần lớn
các nghị sỹ Dân chủ và nhiều nghị sỹ Cộng hòa tăng sức ép với Bắc
Kinh trong vấn đề tỷ giá.
- Trong thông điệp Liên bang đầu năm 2010, Tổng thống Obama thông
báo kế hoạch tăng xuất khẩu gấp đôi từ nay cho đến 2015, nhằm tạo
thêm 2 triệu việc làm cho người dân Mỹ. Như vậy từ nay, xuất khẩu
sẽ trở thành một mục tiêu nữa của chính trị và ngoại giao Mỹ. Vì vậy
vấn đề đồng nhân dân tệ lại trở nên ngày càng nhức nhối hơn đối với
chính quyền Mĩ, đòi hỏi Mĩ phải có những động thái rõ rang hơn để
giải quyết vấn đề này nhằm xoa dịu các doanh nghiệp sản xuất trong
nước
• Thứ hai,Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Với lợi thế nắm giữ
hơn 1.000 tỷ trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc có lợi thế
trong các cuộc đàm phán về kinh tế với Mỹ. Nhiều nhà phân tích của Mỹ
lo ngại khả năng từ chỗ lệ thuộc vào chủ nợ Trung Quốc, Mỹ sẽ lệ thuộc
vào nhiều vấn đề khác, kể cả an ninh.
Từ đây chúng ta lại có thể nhớ lại câu chuyện tương tự cũng đã xảy ra với
Nhật Bản vào 40 năm trước đây."Trong thập kỉ 70-80 của thế kỉ 20, Nhật
đã mua và đầu tư rất nhiều ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ vì thế Nhật
có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Do
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 17
kinh tế phát triển cao trong hai thập kỷ 1970-1980, giá tài sản Nhật lên
như bong bóng, đặc biệt là từ năm 1985 trở đi, khi đồng Yen tăng giá,
Nhật thừa tiền do việc dư thừa cán cân thương mại, đã ồ ạt mua tài sản
nước ngoài, kể cả Trung tâm Rockefeller ở thành phố New York, một
biểu tượng của tư bản Mỹ.Sự uy hiếp này đã buộc Mỹ và các đồng minh
phải ép Nhật bằng thỏa thuận Plaza Accord. Tháng 9/1985, các nhà tài
phiệt ngân hàng cuối cùng cũng ra tay: "Thỏa thuận Plaza" đã được bộ
trưởng tài chính của năm nước là Mỹ. Anh, Nhật, Đức, Pháp kí tại Plaza
hotel với mục đích để cho đồng đô la mất giá một cách "có kiểm soát" so
với các loại tiền chủ yếu khác. Dưới áp lực của Beck - Bộ trưởng bộ tài
chính Mỹ, ngân hàng Nhật Bản buộc phải đồng ý nâng giá đồng Yên. Chỉ
trong vòng mấy tháng sau khi thỏa thuận Plaza được kí kết, tỉ giá đồng
Yên Nhật từ 250 Yên đổi 1 Đô la Mỹ đã tăng lên mức 149 Yên ăn 1 Đô
la Mỹ .Đòn đánh chí mạng này khiến cho tất cả các khoản đầu tư trước
đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã
"bóc lột" Nhật một cách trắng trợn bằng cách "quịt" 50% số nợ với Nhật.
Đến năm 1995, mười năm sau đồng Yen lên giá đỉnh điểm là một USD
bằng 80 Yen. Với giá đồng Yen cao lên, Nhật mất dần khả năng cạnh
tranh nếu chỉ sản xuất ở trong nước để xuất khẩu. Và buộc phải chuyển
hướng đầu tư sang các khu vực khác để tránh thiệt hại.Hơn 20 năm sau,
Trung Quốc đã thế chân Nhật trở thành "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ. "Có
điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000 - 2006 không làm
Trung Quốc nhượng bộ và đồng NDT chỉ được thả lỏng một phần và cho
lên giá từ từ so với USD trong 2 năm gần đây. Điều đáng nói là dù đồng
NDT đã bắt đầu lên giá, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ vẫn
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 18
tiếp tục gia tăng và những số liệu gần đây cho thấy gần như toàn bộ thâm
hụt ngân sách của Mỹ đều được tài trợ từ nguồn này". Hiện tại dự trữ
ngoại hối của Trung Quốc đã đạt trên hai ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng
nếu Mỹ thành công trong việc làm đồng USD mất giá khoảng 50% so với
đồng NDT như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Quốc bị "quịt"
sẽ là bao nhiêu?
• Thứ ba, Mỹ cần gia tăng sức ép để các chính khách Mỹ tranh thủ lá phiếu
cử tri vào tháng 11. 2010 là năm nước Mỹ có kỳ bầu cử nên các nghị sĩ
phải chứng tỏ rằng họ quan tâm tới việc làm của người dân và quyền lợi
doanh nghiệp.Cho nên, cả hành pháp và lập pháp Mỹ đều muốn nâng sức
cạnh tranh của Mỹ và ngăn ngừa khả năng cạnh tranh của Trung Quốc
bằng hối suất thấp. Điều này càng được thúc đẩy bởi Đảng Dân chủ luôn
có chủ trương bảo hộ mậu dịch do sức ép của các nghiệp đoàn đồng thời
trong lúc đang bị thất thế, họ cũng cần phải tranh thủ từng lá phiếu.
• Thứ tư, Mỹ muốn gây áp lực mạnh hơn đối với đồng NDT kết hợp cùng
một loạt các chính sách ngoại giao khác để tăng cường ảnh hưởng Đông
Nam Á, kiềm chế Trung Quốc. Trong chuyến công du sắp tới tại
Indonesia, Tổng thống Obama sẽ đẩy mạnh việc xây dựng một khu vực
tự do mậu dịch khu vực Thái Bình Dương để cạnh tranh, ảnh hưởng với
Hiệp định mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN.Tận dụng thời cơ,
Mỹ nêu lý do xuất khẩu để mở ra chiến lược bao vây Trung Quốc với
hàng loạt quyết định gần đây như Mỹ tranh thủ các nước Đông Nam Á và
4 nước trong lưu vực sông Mekong hay bán vũ khí cho Đài Loan thì
điều này sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc.
b. Sức ép từ phía châu Âu:
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 19
• Cũng tương tự như Mĩ, các nước châu âu cũng gặp phải rất nhiều vấn
đề lo ngại trước chính sách neo tỉ giá thấp hơn giá trị thật của Trung
Quốc. Gần đây, các nước Tây Âu cũng bắt đầu công khai tăng áp lực
cho việc yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng Nhân Dân Tệ. Trong Hội
nghị Thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh (Mỹ) và Hội nghị Thượng đỉnh
G7 tại Italia, các nước đều yêu cầu Trung Quốc phải nâng giá đồng
Nhân Dân Tệ.
- Ông Olli Rehn, cao ủy phụ trách vấn đề tiền tệ tại châu Âu, kêu
gọi Trung Quốc thay đổi quan điểm của họ với tỷ giá đồng
NDT.
- Ủy ban châu Âu ngoài ra còn mở cuộc điều tra với nghi vấn
Trung Quốc đang đưa ra biện pháp hỗ trợ thiếu công bằng với
các công ty sản xuất giấy của nuớc này.Trọng tâm điều tra của
Ủy ban châu Âu là việc liệu các công ty sản xuất giấy dùng cho
sách và tờ rơi có nhận được hỗ trợ tài chính và bán sản phẩm
giấy tại châu Âu với mức giá thấp hơn trên thị trường, hành vi
được coi là bán phá giá.
- Châu Âu đã áp thuế chống phá giá đối với nhiều mặt hàng của
Trung Quốc, từ hàng dệt may cho đến thuốc hóa học, xe đạp.
Theo thông tin đưa ra trên website của Bộ Thương mại Trung
Quốc tuyên bố Trung Quốc hết sức bất bình với đợt thanh tra
trên và sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của đợt thanh tra này.
• Hôm 17/3/2010, IMF đánh giá là giá đồng NDT quá thấp. Còn về phía
Liên minh châu Âu, đại diện khối này ở Bắc Kinh, ông Serge Abou, ngày
17/3, đã tố cáo thẳng thừng các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Trung
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 20
Quốc: những thủ tục ngày càng phức tạp, mất rất nhiều thời gian, những
quy định ưu đãi đối với tập đoàn trong nước. Trong tình hình này, theo
ông Serge Abou, các công ty châu Âu ít có hy vọng làm ăn được ở Trung
Quốc.
• Đòn tấn công cuối cùng đến từ WB. Định chế này đã khuyên Bắc Kinh
nên để thả nổi đồng NDT. Lập trường của WB có lẽ không làm cho
Trung Quốc hài lòng chút nào, nhất là khi ông phó chủ tịch định chế tài
chính lại là một người Hoa.
c. Từ phía Đông Á
Những dấu hiệu về sự lo lắng bởi đồng NDT bị neo chặt vào đồng USD đã bắt đầu
nổi lên tại châu Á trong mấy tháng qua, mặc dù có rất ít những nỗ lực đòi Trung
Quốc thay đổi chính sách.
-Vào 30/3/2010, Yoshihiko Noda, thứ trưởng bộ tài chính Nhật Bản, đã cảnh
báo Bắc Kinh rằng có “những sự mong đợi về một đồng NDT linh hoạt hơn,
không chỉ từ phía Mỹ.” Tuy nhiên ông Noda cũng nói rằng việc tạo áp lực để
TQ thay đổi chính sách tiền tệ là “không mong muốn.”
-Các dấu hiệụ tương tự cũng đã xuất hiện từ New Delhi Ấn Độ, nội dung chủ
yếu cho rằng trong khi các chính phủ châu Á đang hết sức lo lắng để ngăn chặn
một vụ tranh chấp thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, họ không coi việc
neo giá là một vấn đề khẩn cấp đối với nền kinh tế của mình, bất chấp sự thua
kém trong việc cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu từ TQ trên thị trường Mỹ.
-Phía sau cánh gà, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã tỏ những dấu hiệu muốn đàm
phán riêng với Bắc Kinh về tỷ giá. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng có một vài
lý do khiến các nước châu Á ít quan tâm về vấn đề này hơn so với Hoa Kỳ.
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 21
NÂNG GIÁ TIỀN TỆ & SỨC ÉP NÂNG GIÁ CNY CỦA TRUNG QUỐC
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A – K46 – FTU 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. Đinh Xuân Trình. (2002). Giáo trình Thanh toán Quốc tế trong ngoại
thương. Nhà xuất bản Giáo dục
2. GS. Nguyễn Văn Tiến. (2010). Giáo trình Tài Chính Quốc tế. Nhà xuất bản
Thống kê
3. Burton. M., Nesiba. R., & Brown. B. (2009). An introduction to financial
markets and institutions. M.E. Sharpe SharpeLtd
4. Dunnen. E.(1986). Instruments of money market and foreign exchange
market policy in the Netherlands. Springer
5.
6. />collectively-a-lot-of-hot-money-emerge-into.html
7. />revaluation.html
8. />markets-devaluation-and-revaluation/
9. />4/story.html
10.
11.
12. />right-note-for-vietnam.html