Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

bài giảng kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.43 KB, 110 trang )

CHƯƠNG 1 :

ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC
I.- KHÁI NIỆM, NHỮNG ĐẶC TRƯNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1.- Khái niệm về Kinh tế học :
• Kinh tế :
Khoa học kinh tế có nguồn gốc rất xa xưa từ thời Hy lạp cổ đại khi Platon và Aristote
trong các tác phẩm khoa học của mình đã sử dụng từ “Économic” để lý giải các hành
vi của con người và xã hội trong các quyết định kinh tế.
Từ kinh tế xuất phát từ cụm từ “Kinh bang tế thế”. Kinh là sửa, trị - Bang là một
nước nhỏ, Liên bang gồm nhiều bang - Tế là cứu, giúp - thế là đời người. Dữ, lành
miệng thế mặc chê khen - Trách người thế vô tình lắm lắm .
* Kinh bang tế thế: Trị nước, cứu đời .
* Kinh tế : Toàn bộ những hoạt động SX ra của cải vật chất, trao đổi, phân
phối và sử dụng những sản phẩm trong đời sống xã hội loài người .
Cho đến nay, khoa học kinh tế đã phát triển rất nhanh cùng với sự phát triển của
xã hội với nhiều sắc thái khác nhau, kết quả là xây dựng được một kho tàng tri thức
nhằm giải thích các hiện tượng, quy luật, hành vi liên quan đến quá trình giải quyết
mâu thuẫn giữa nhu cầu và nguồn lực.
• Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức chọn lựa của xã hội trong việc sử
dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người .
• Kinh tế học là khoa học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề cơ bản
của thị trường: Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào? Sản xuất cho ai?
• Nền kinh tế: là cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng
khác nhau.
o Cơ chế: là những phép tắc, quy định bộ máy, tổ chức hoạt động theo mục
tiêu nhất định.
Cơ =
Máymóc(sự liên kết của những chi tiết máy theo quy luật nhằm tạo ra hoạt động mong
muốn)


Chế =
phép tắc. quy định .
2.- Sự khan hiếm :
Môn kinh tế học quan hệ rất chặt chẽ đến vấn đề sử dụng các nguồn tài
nguyên, còn gọi là các yếu tố sản xuất để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả
mãn nhu cầu cho con người . Nguồn tài nguyên XH bao gồm 4 thành phần sau :
 Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm đất đai và các yếu tố khác về tự nhiên như
không khí, nước, khoáng sản, rừng, biển, quặng mỏ … dùng để sản xuất ra
của cải vật chất.
 Lao động: bao gồm trí lực và thể lực con người có thể dùng vào quá trình sản
xuất .
 Vốn: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn hữu hình, vốn vô hình.
 Công nghệ, kỹ thuật: Bao gồm công nghệ sử dụng, kiến thức trong việc kết hợp
các yếu tố SX trong các quá trình sản xuất .
Một đặc điểm rất đặc trưng của các nguồn tài nguyên là tính khan hiếm so với
nhu cầu của con người. Bên cạnh đó quá trình sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ sẽ
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 1


làm cạn dần các nguồn tài nguyên hiện có, sự khan hiếm về tài nguyên sẽ dẫn đến sự
khan hiếm về hàng hoá, dịch vụ.
Tuy nhiên sự khan hiếm về tài nguyên tự bản thân nó chưa phải là thật nghiêm
trọng. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi ta đặt nó trong mối quan hệ với nhu cầu
vô hạn của con người và như vậy nhu cầu đó trong thực tế sẽ không bao giờ được thoả
mãn khi nguồn tài nguyên là có hạn .
Sự khan hiếm của nguồn tài nguyên là nguồn gốc của một vấn đề rất căn bản

của XH loài người, đó là vấn đề kinh tế.
3.- Sự lựa chọn :
Vì nguồn tài nguyên là có hạn, bắt buộc chúng ta phải lựa chọn, và khi đã lựa
chọn một vật này (phương án này) thì không bắt buộc phải bỏ vật khác (phương án
khác). Tất cả các xã hội đều phải đứng trước sự lựa chọn phải sản xuất sản phẩm nào
và phân phối sản phẩm giữa các cá nhân ra sao. Về phía nhà nứơc, họ sẽ lựa chọn
trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên cho nhiều nhu cầu khác nhau như GD,Y tế,
GTVT… Cá nhân thì lựa chọn xem nên sử dụng thu nhập của mình như thế nào? Và
các xí nghiệp thì sẽ lựa chọn xem nên phân bổ nguồn lực của mình như thế nào cho có
hiệu quả nhất .
Vì vậy khoa học kinh tế đôi khi còn được gọi là khoa học của sự lựa chọn .
4.- Chi phí cơ hội ( chi phí thời cơ) :
Vấn dề lựa chọn tồn tại trong nền kinh tế, từ đó phát sinh khái niệm chi phí cơ
hội. Chi phí cơ hội là cái người ta phải mất đi do thực hiện một sự lựa chọn trong sự
bắt buộc của điều kiện khan hiếm.
Thí dụ : Một đứa bé có 10.000 đ và nó muốn dùng số tiền này để mua kẹo và
bánh. Giá 1 cái kẹo là : 1.000 đ/1 viên, 1 cái bánh là : 2.000đ/1 cái.
Số kẹo
muốn
mua
10

Giá 1 cái
kẹo

Số bánh
muốn mua

Giá 1 cái
bánh


Số tiền cần
phải có

Số tiền
thừa-thiếu

1.000

10

2.000

30.000

-20.000

6

1.000

2

2.000

10.000

0

4


1.000

3

2.000

10.000

0

Cái giá để có thêm 1 cái bánh đó là phải hy sinh 2 cái kẹo. Các nhà kinh tế học
cho rằng chi phí cơ hội của cái bánh thứ 3 tương đương với cái mà đứa bé phải từ bỏ
đó là 2 cái kẹo.
Từ khái niệm trên có mấy vấn đề được đặt ra:
Thứ nhất : Nội dung cốt lõi của KT học là nghiên cứu cách thức chọn lựa của
nền kinh tế trong việc sản xuất sản phẩm. Yêu cầu lựa chọn bắt nguồn từ sự khan hiếm
các nguồn tài nguyên, nó bao gồm 3 yếu tố cơ bản là nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân lực, nguồn vốn. Ngoài ra, trong thời gian gần đây các nhà kinh tế thường
đề cập đến trình độ kỹ thuật như là yếu tố thứ tư của nguồn tài nguyên.
Thứ hai : Kinh tế học là một môn khoa học có tính độc lập nhất định đối với
các môn học khác. Việc nghiên cứu kinh tế không thể dựa vào kết quả thí nghiệm như
một số môn khoa học tự nhiên. Kinh tế học cũng không phải là một khoa học chính
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 2



xác. Các hàm số hay phương trình dùng trong kinh tế chủ yếu là kết quả ước lượng
trung bình từ các dữ liệu thực tế, có tính xác suất .
Để thuận lợi trong nghiên cứu, người ta chia kinh tế học ra làm hai phần: Kinh
tế học vi mô & Kinh tế học vĩ mô.
Nội dung nghiên cứu của 2 phần này có thể được đề cập dưới 2 dạng: Mô tả
thực tế hoặc nêu lên những quan điểm đánh giá, những nhận định có tính cách chủ
quan. Để phân biệt 2 dạng này, các nhà kinh tế đưa ra 2 khái niệm: Kinh tế học thực
chứng & kinh tế học chuẩn tắc.
5- Kinh tế học vi mô : ( Micro economics) KT vi mô coi xã hội là tập hợp các chủ
thể kinh tế độc lập, các chủ thể kinh tế được phân biệt thành 2 lọai: Người sản xuất
(doanh nghiệp) và người tiêu dùng (hộ gia đình). Các chủ thể riêng biệt này hàng ngày
phải cọ xát với nhau trong quan hệ mua – bán tạo nên các thị trường hàng hóa, dịch
vụ.. Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi ứng xử của các chủ thể riêng biệt này và sự
tương tác giữa các chủ thể riêng biệt đó trong các thị trường cụ thể.
Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô là:
o Các yếu tố nào xác định giá cả của một hàng hoá cụ thể?
o Các yếu tố nào tác động đến sản lượng của một xí nghiệp?
o Các yếu tố nào xác định tiền lương, lợi nhuận của xí nghiệp?
o Tác động của các chính sách của Nhà nước đến giá cả & sản lượng của 1 xí
nghiệp.
6.- Kinh tế học vĩ mô : (Macro economics) nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh
tế như một tổng thể thống nhất. Kinh tế học vĩ mô chỉ quan tâm đến hình ảnh tổng
quát, mà không quan tâm đến các chi tiết trong một hoạt động kinh tế cụ thể nào của
một quốc gia.
Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô là:
o Các yêu tố nào xác định đến mức giá tổng quát, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp của
một nền kinh tế ?
o Các yếu tố nào xác định thu nhập quốc gia và sản lượng quốc gia ?
o Tác động của các chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại thương, … đến sản lượng
của quốc gia như thế nào ?

o Vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô để chống lạm phát, thất
nghiệp, suy thoái kinh tế ?
7.- Kinh tế học thực chứng: là việc xem xét các sự kiện, hiện tượng kinh tế
trong mối quan hệ tác động qua lại và luận giải một cách khoa học dưới dạng: nếu cái
này thay đổi thì cái gì sẽ xảy ra? tại sao vậy? Phân tích thực chứng đòi hỏi có một kiến
thức lý thuyết vững vàng, kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, đồng thời đòi hỏi tư
duy logic, hệ thống. Mục đích của phân tích thực chứng là phát hiện ra các quy luật,
hiểu rõ bản chất vận động của các quá trình kinh tế. Các kết quả phân tích thực chứng
đối với cùng 1 vấn đề, hiện tượng có thể khác nhau, chủ yếu là do sai sót trong quá
trình phân tích và thu thập số liệu. Tuy nhiên, dưới góc độ thực chứng, chân lý khoa
học là chỉ cò một.
Thí dụ :
Điều gì đã làm cho thất nghiệp cao như vậy? Việc tăng thuế nhập khẩu có ảnh
hưởng như thế nào đối với nền kinh tế ?
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 3


Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn biết lý do vì sao nền kinh tế hoạt
động như vậy. Từ đó có cơ sở dự đoán phản ứng của nó khi hoàn cảnh thay đổi, đồng
thời con người có thể tác động tích cực nhằm thúc đẩy các hoạt động có lợi và hạn chế
những hoạt động có hại.
8.- Kinh tế học chuẩn tắc : lại đưa các quan niệm về đạo đức và các nhận định
chủ quan vào vấn đề cái gì, thế nào và cho ai của nền kinh tế, thiên về đạo lý, lời
khuyên cho sự lựa chọn của xã hội. Phân tích chuẩn tắc đòi hỏi phải nhìn nhận vấn đề
rộng hơn, vượt ra ngòai phạm vi giải thích và dự đóan khách quan. Phân tích chuẩn tắc
thường đi đến những kết luận rất khác nhau, thậm chí rất trái ngược nhau, tùy theo

quan điểm đánh giá của người phân tích đứng trên cơ sở bảo vệ lợi ích của ai. Phân
tích chuẩn tắc thường không có chân lý tuyệt đối.
Thí dụ :
Chẳng hạn chính phủ tăng ngân sách cho quốc phòng là tốt hay xấu? Có nên trợ
giá cho hàng nông sản không? Trong thời kỳ suy thoái chính phủ nên dùng tiền để trợ
cấp thất nghiệp hay dùng tiền để trực tiếp tạo công ăn việc làm? Liệu có nên cấm việc
bán một số loại súng và ma túy không? Có rất nhiều vấn đề đặt ra mà câu trả lời tuỳ
thuộc vào quan điểm cá nhân.
Trong kinh tế học thực chứng bạn hy vọng sẽ hành động như những nhà khoa
học khách quan, còn trong kinh tế học chuẩn tắc thì yếu tố khách quan đã bị bóp méo
theo quan điểm cá nhân.
9.- Những đặc trưng của kinh tế học :
- Kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm nguồn lực một cách tương đối so với
nhu cầu kinh tế của xã hội luôn phát triển không ngừng.
- Kinh tế học luôn hướng tới đảm bảo tính hợp lý của nó bằng việc đưa ra
những giả định phù hợp nhằm tập trung làm sáng tỏ sự vận động của đời sống kinh tế
hiện thực.
- Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế một cách toàn diện
tổng hợp trong phạm vi một quốc gia, thậm chí trên phương diện nền kinh tế thế giới.
- Kinh tế học nghiên cứu nhiều về mặt lượng, chúng được lượng hoá bằng
những chỉ số thực tế có tính thuyết phục cao.
10.- Phương pháp nghiên cứu của KT học :
- Khi nghiên cứu KT người ta thường bắt đầu bằng phương pháp quan sát, qua
tập hợp các số liệu. Trên cơ sở các số liệu thu thập được trong các khoảng thời gian
phương pháp phân tích sẽ giúp chúng ta khám phá những bí ẩn của đời sống kinh tế.
- Bên cạnh đó các phương pháp cân bằng, tối ưu và - Phương pháp mô hình
hoá là các phương pháp chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu kinh tế vi mô.
II.- GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT :
Đường giới hạn khả năng sản xuất :
Xét tại 1 thời điểm nhất định, mỗi tổ chức đều có một số lượng hạn hữu về đất

đai, vốn, lao động… Cho nên, dù có khai thác được đầy đủ nguồn tài nguyên đó thì
cũng chỉ sản xuất được một mức sản lượng nhất định mà thôi . Đó chính là sự hạn chế
về khả năng sản xuất của tổ chức. Sự hạn chế này đựợc mô tả bằng đường giới hạn
khả năng sản xuất (Production Posibility Frontier – PPF)
CÁCH XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT :
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 4


Giả sử nền kinh tế có 5 lao động, chỉ sản xuất 2 loại hàng hoá là: Lúa & vải .
Nhưng người này , trên cơ sở tận dụng hết khả năng sản xuất của nền kinh tế, có thể
tạo ra được các mức só liệu như sau:
Các số liệu trong bảng được cho theo qui luật năng suất biên giảm dần .
CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KHÁC NHAU
Phương án

Vải
Lao động
(người)
0
1
2
3
4
5

A

B
C
D
E
F

Lúa
Sản lượng
(ngàn mét)
0
5
9
12
14
15

Lao động
(người)
5
4
3
2
1
0

Sản lượng
(tạ)
300
280
240

180
100
0

Từ bảng số liệu này ta vẽ được đường giới hạn sản xuất PPF như sau:
Lúa

300 A
280

B

240

C

180

D

100

E

0

5

9


12 14 15

Vải

Đường PPF có dạng cong lồi ra ngoài so với gốc tọa độ (hình này do qui luật
năng suất biên giảm dần quyết định. Nếu năng suất biên tăng dần thì đường PPF cong
lõm vào gốc tọa độ - Còn nếu năng suất biên không đổi thì đường PPF là một đường
thẳng).
Ý nghĩa của đường giới hạn nằng xuất: mô tả mức sản xuất tối đa mà nền kinh
tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có .
III.- KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC CỦA MỘT NỀN KINH TẾ :
Tất cả các nền KT đều đứng trước vấn đề khan hiếm trên giác độ các nguồn tài
nguyên không đủ để sản xuất ra những số lượng hàng hoá dịch vụ cần thiết cho nhu
cầu của con người. Do đó, cần thiết phải quyết định nên sản xuất sản phẩm nào, không
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 5


nên sản xuất sản phẩm nào khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho các mục đích
khác nhau.
Trong nền KTTT, vấn đề này được thực hiện bởi hàng triệu quyết định độc lập
của các nhà tiêu thụ và các nhà sản xuất, thông qua guồng máy thị trường. Chúng ta sẽ
xem xét sự vận hành của guồng máy thị trường này.
1.- Các thành phần của thị trường :
Khoa học KT nghiên cứu đồng thời hành vi của các cá nhân và các tổ chức trên thị
trường . Các hành vi này sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau đối với các vấn đề
kinh tế. Ai sẽ là người quyết định chính? Có 3 nhóm quan trọng thực hiện các quyết

định và họ chính là những thành phần cơ bản của thị trường:
o Các hộ gia đình.
o Các xí nghiệp.
o Nhà nước.
a.- Hộ gia đình : Là tập hợp những người cùng sống chung trong một mái nhà và
họ có những quyết định về tài chính chung. Khi đề cập đến khái niệm về người tiêu
thụ thì thực chất đó là khái niệm về hộ gia đình và đó là đơn vị căn bản trong việc thực
hiện các quyết định về tiêu thụ. Mục tiêu của các hộ gia đình là tối đa hoá lợi ích của
họ. Các hộ gia đình sẽ thực hiện cho mình 2 loại quyết định quan trọng:
o Quyết định cách thức chi tiêu
o Bán những yếu tố sản xuất mà họ có.
b.- Xí nghiệp : Là các đơn vị thực hiện các quyết định về việc sử dụng các yếu tố
sản xuất và việc sản xuất ra sản phẩm. Các xí nghiệp bán các sản phẩm mà họ sản
xuất ra cho các xí nghiệp, cho các hộ gia đình và cho chính phủ. Mục tiêu của các xí
nghiệp là lợi nhuận và họ cố gắng đạt được mức lợi nhuận tối đa.
c.- Nhà nước : trong phân tích kinh tế, Nhà nước được hiểu là toàn bộ những cơ
quan công quyền tồn tại và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ. Nhà
nước có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của các cá nhân và các xí nghiệp. Mục
tiêu chính yếu của Nhà nước là tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự hoạt động
của các xí nghiệp, các hộ gia đình cũng như cho thị trường.
2.- Thị trường :
Khởi thuỷ, thị trường dùng để xác định một địa điểm mà ở đó xảy ra sự trao
đổi hàng hoá.
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau
để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ. Trong hệ thống thị trường,
mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền . Giá cả thể hiện
mức mà mọi người và các doanh nghiệp tự nguyện trao đổi nhiều loại hàng hóa khác
nhau. Khi tôi đồng ý mua 1 chiếc xe ô tô cũ từ người bán với giá 4.000 USD, điều đó
có nghĩa là chiếc ô tô cũ này đáng giá hơn 4.000USD đối với tôi và 4.000 USD đó lại
lớn hơn giá trị của chiếc xe hơi cũ đối với người bán và thông qua việc mua bán tự

nguyện đã đưa hàng hóa đến với người mà với họ nó được đánh giá cao nhất. Hơn thế
nữa giá cả là tín hiệu đối với người sản xuất và người tiêu dùng, giá tăng có nghĩa là
người bán cần sản xuất nhiều hơn, mặt khác nếu lượng tồn kho hàng hóa quá nhiều có
nghĩa là cần giảm giá để nhiều người tiêu dùng có thể mua hơn.

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 6


Khó có thể có một định nghĩa đầy đủ về khái niệm thị trường, nhưng có thể
hiểu nó một cách khái quát, đó là nơi mà người mua và người bán thương thuyết về
việc trao đổi mua bán một hàng hoá xác định.
Về mặt mục đích sử dụng của các sản phẩm, có thể chia ra các loại
thị trường:
- Thị trường các yếu tố sản xuất .
- Thị trường các sản phẩm và dịch vụ .
Về tính chất kinh tế có thể chia ra :
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn.
- Thị trường độc quyền .
3.- Chu chuyển kinh tế :
Dòng hiện vật
HỘ GIA ĐÌNH
SX & BÁN CÁC YẾU TỐ SX
MUA CÁC SP TIÊU DÙNG

THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SX


THỊ TRƯỜNG TIÊUDÙNG

Xác định giá cả & số lượng
các yếu tố SX

Xác định giá cả & số lượng
các SP tiêu dùng

Dòng tiền tệ

XÍ NGHIỆP
MUA CÁC YẾU TỐ SX
SX & BÁN CÁC SP

Trong nền kinh tế thị trường, sự mua bán được thực hiện thông qua tiền tệ nên
xuất hiện dòng tiền tệ . Các hộ gia đình trả tiền cho các xí nghiệp để mua các loại hàng
hoá, dịch vụ. Từ đó hình thành thu nhập của các xí nghiệp. Các xí nghiệp trả tiền cho
các yếu tố sản xuất được cung cấp bởi các hộ gia đình, từ đó hình thành nguồn thu
nhập của các hộ gia đình.
Cần lưu ý rằng 2 dòng chu chuyển này hoạt động theo chiều trái ngược nhau và
mỗi dòng hình thành nên một vòng chu chuyển khép kín.
IV.- TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NỀN KINH TẾ HỖN HỢP :
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 7



1.- Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế :
a-Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nào với số lượng bao nhiêu?
b-Sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ bằng cách nào . Đó là việc lựa chọn
cách thức tổ chức sản xuất , công nghệ thích hợp .
c-Hàng hoá & dịch vụ được sản xuất ra cho ai hay sản phẩm quốc dân được
phân phối như thế nào?
Ba vấn đề này sẽ không cần đặt ra nếu như nguồn tài nguyên vô hạn.
2.- Tổ chức kinh tế của nền kinh tế hỗn hợp
Để thực hiện 3 chức năng của nền kinh tế , trong lịch sử xã hội loài người đã có
những cách thức tổ chức nền kinh tế khác nhau, đó là:
2.1.- Nền kinh tế tập quán truyền thống : Kiểu tổ chức tập quán truyền thống
đã tồn tại trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ. Trong xã hội này 3 chức năng cơ bản
của nền kinh tế được quyết định theo tập quán truyền thống , truyền từ tế hệ này sang
thế hệ khác . (nền kinh tế tự cung , tự tiêu )
2.2.- Nền kinh tế chỉ huy (nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ) : Trong nền
kinh tế chỉ huy chính phủ là ngời quyết định toàn bộ điển hình là nền kinh tế Liên xô
cũ . Việt Nam chúng ta trớc đây cũng theo mô hình kinh tế này. Trong nền kinh tế này,
Ủy ban kế hoạch Nhà nước là trung tâm điều khiển mọi hoạt động kinh tế đi theo một
kế hoạch thống nhất. Mọi ngời chỉ cần thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự phân
công trực tiếp hay gián tiếp của chính phủ .
2.3.- Nền kinh tế thị trường :
Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt
động và mọi doanh nghiệp thông qua giá cả thị trường. Nó là 1 phương tiện gián tiếp
để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có 1 bộ não
hay hệ thống tính toán trung tâm, nhưng vẫn giải quyết được những vấn đề cơ bản của
sản xuất. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường nhưng nó vẫn vận hành 1 cách rất tốt.
Trong nền kinh tế thị trường; không có 1 cá nhân hay 1 tổ chức đơn lẻ nào có trách
nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Trong nền kinh tế này, 3 vấn đề cơ bản được giải quyết thông qua các mối
quan hệ giao dịch trên thị trường dưới sự chi phối của qui luật cung cầu.Giá cả thị

trường có vai trò quyết định trong việc lựa chọn và quyết định việc sản xuất cái gì, như
thế nào và cho ai ? Trường hợp cực đoan của nền kinh tế thị trường là chính phủ hoàn
toàn không can thiệp vào kinh tế, theo chế độ tự do kinh doanh. Chức năng của chính
phủ chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực như ban hành và thực thi luật pháp, bảo vệ trật
tự trị an, như định ra mức thuế và mức chi tiêu để duy trì bộ máy và cung cấp các loại
hàng công cộng. Có thể nói nền kinh tế thị trường là nền kinh tế năng động và khách
quan, nhưng do cạnh tranh vì động cơ lợi nhuận nên dẫn đến bất công xã hội, phân hoá
giàu nghèo, gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên và nhiều vấn đề xã hội
khác không giải quyết thoả đáng.
2.4.- Nền kinh tế hỗn hợp : để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược
điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thị trường, ngày nay các hệ
thống kinh tế hiện đại lựa chọn nền kinh tế hỗn hợp với tư cách là một tổ chức kinh
tế. Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế kết hợp các nhân tố thị trường, chỉ huy và
truyền thống.
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 8


Để làm rõ vai trò của cơ chế này, các nhà kinh tế đã phân chia tất cả các tác
nhân trong nền kinh tế hỗn hợp thành 4 nhóm nhằm giải thích những hành vi và
phương thức thực hiện các chức năng chủ yếu của từng nhóm .
* Người tiêu dùng : là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua những hàng
hoá, dịch vụ tiêu dùng cho nhu cầu của cá nhân và gia đình. Người tiêu dùng có tác
động rất lớn trong việc sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? trong nền kinh tế, họ là người
bỏ phiếu bằng tiền cho một loại hàng hoá dịch vụ nào đó.
* Các doanh nghiệp : người sản xuất hàng hoá và dịch vụ, giữ vai trò quan
trọng trong việc quyết định sản xuất cái gì và như thế nào?

* Khu vực chính phủ : Vai trò khu vực kinh tế của chính phủ được thực hiện
thông qua các chức năng sau:
 Thiết lập khuôn khổ pháp luật.
 Đàm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế.
 Đảm bảo công bằng xã hội.
 Ổn định kinh tế vĩ mô.
* Khu vực kinh tế quốc tế : Phát triển quan hệ quốc tế là xu hướng tất yếu của
thời đại ngày nay . Nó bắt nguồn từ sự phân bổ nguồn tài nguyên thiên nhiên không
đồng đều.
Tóm lại nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế trong đó cơ chế thị trường xác
định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, còn chính phủ thì điều tiết thị
trường bằng việc ban hành các luật lệ, sử dụng chính sách về tài chính, tiền tệ ...
Mô hình kinh tế hỗn hợp của từng nước có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất
và mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế./.

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 9


PHỤ LỤC :

ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ƯU ĐIỂM :
1. Thị trường giúp cho từng doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài nguyên một các
có hiệu quả, bởi vì mọi doanh nghiệp luôn tích cực tìm các hạ thấp chi phí để
gia tăng lợi nhuận.
2. Nhờ yếu tố cạnh tranh, họ luôn tích cực cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng

sản phẩm.
3. Ngoài ra, thị trường cũng giúp cho nền kinh tế sản xuất SP với số lượng và cơ
cấu phù hợp với yêu cầu của XH.
NHƯỢC ĐIỂM :
1. Phân hoá giàu nghèo càng lớn. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
2. Tạo chu kỳ kinh doanh , dẫn đến tăng trưởng chậm.
3. Có nhiều tác động ngoại vi ( sự tác động của 1 chủ thể kinh tế này đến 1 chủ thể
khác mà không qua giao dịch trên thị trường) , việc thải khí độc, tiếng ồn, nước
thải, khai thác bừa bãi tài nguyên , phá vỡ cân bằng sinh thái.
4. Thiếu vốn đầu tư cho công cộng .
5. Độc quyền trong nền kinh tế .
6. Thông tin bị lệc lạc do quảng cáo, sự tồn tại hàng giả, hàng nhái.
7. Thị trường không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển

ADAM SMITH BÀN VỀ “BÀN TAY VÔ HÌNH”
Không phải nhờ lòng nhân từ của những người bán thịt, của ông chủ cửa hàng
rượu hay người bán bánh mỳ mà chúng ta có được bữa ăn tối, mà chính là nhờ lợi ích
riêng của họ….
Mỗi cá nhân thường không có ý định phục vụ lợi ích của cộng đồng và mỗi
người cũng không hề biết mình cống hiến cho lợi ích xã hội là bao nhiêu. Anh ta chỉ
muốn giành lấy lợi ích cho bản thân mình và trong khi làm như vậy, anh ta được dẫn
dắt bởi một bàn tay vô hình hướng tới việc phục vụ cho một mục đích nằm ngòai dự
tính của anh ta… Khi theo đuổi các mục đích riêng của mình, anh ta thường vô tình
phục vụ cho lợi ích xã hội một cách có hiệu quả hơn so với trường hợp anh ta chủ đích
làm như vậy.
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 10



Trích từ tác phẩm Bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc.
A.Smith viết năm 1776

CHƯƠNG 2 :

CUNG, CẦU HÀNG HOÁ VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa cầu thể hiện hành vi của người
mua và cung, thể hiện hành vi của người bán sẽ hình thành nên giá cả hàng hoá. Các
giá này là cơ sở để người mua quyết định mua hàng hoá gì? Mua như thế nào? mua
của ai? Và người bán cũng dựa trên giá cả để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? sản xuất cho ai? Như vậy các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và yếu
tố sản xuất đều do hệ thống giá cả thị trường quyết định, chi phối.
Để hiểu rõ quá trình hình thành giá cả thị trường cần thiết phải nghiên cứu cầu
và cung của hàng hoá trên một thị trường tự do cạnh tranh có tính chất lý thuyết. Từ đó
có thể tiến đến nghiên cứu hoạt động của một thị trường thực tế hơn với những hình
thức can thiệp của Nhà nước được áp dụng.
I.- CẦU HÀNG HOÁ :
a- Biểu cầu và đường cầu :
Trước khi tìm hiểu về biểu cầu và đường cầu chúng ta thử tìm hiểu một số khái
niệm cơ bản về cầu và lượng cầu:
Cầu : là số lượng hàng hoá mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở
các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định. Như vậy, khi nói đến cầu phải nhấn
mạnh những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến cầu là khả năng mua và ý muốn
sẵn sàng mua một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó; cầu không phải là nhu cầu nói
chung mà là nhu cầu có khả năng thanh toán; cầu luôn gắn liền với bối cảnh không
gian và thời gian nhất định.
Lượng cầu : là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua ở
mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.

Biểu cầu : là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà người
tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định.
Thí dụ : Biểu cầu dầu ăn tại 1 thành phố.
Giá bán
(ngàn đồng / lít )
5.000
4.000
3.000
2.000

Lượng cầu
( ngàn lít / tháng )
40
70
100
130

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 11


1.000

160

Chúng ta có thể minh họa biểu cầu bằng đồ thị thì đường biểu diễn này gọi

là đường cầu .
ĐƯỜ
NG CẦ
U

GIÁCẢ(P)

6000
4000
2000
0
40

70

100

130

160

SỐLƯNG CẦ
U Q (1000 LÍT/THÁ
NG)

b.- Đường cầu : là đường mơ tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hố mà
người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua với các mức giá khác nhau. Đặc
điểm chung của các đường cầu là chúng dốc xuống dưới về phía phải.
Đường cầu khơng nhất thiết là một đường thẳng mà có thể là một đường cong
hay một đường gẫy.

c.- Quy luật cầu :
Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu là rất phổ biến và được gọi là
luật cầu. Luật cầu tồn tại hay đường cầu là dốc xuống bởi các lý do sau:
- Khi giá của hàng hố hoặc dịch vụ giảm thì số người có khả năng mua sẽ nhiều hơn.
- Khi giá của hàng hố hoặc dịch vụ tăng thì số người có khả năng mua sẽ giảm đi.
Mức cầu của một hàng hố khơng chỉ phụ thuộc vào giá cả của nó, mà còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
* Thu nhập.
* Thói quen .tập qn tiêu dùng , sở thích.
* Giá cả của các hàng hố khác ,đặc biệt là hàng hố có liên quan,
có khả năng thay thế.
* Quy mơ của thị trường.
II.- CUNG HÀNG HỐ :
a.- Biểu cung và đường cung :
Cung : là số lượng hàng hố mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở
các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định. Như vậy, khi nói đến cung phải
nhấn mạnh những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến cung là khả năng và ý muốn
sẵn sàng bán một hàng hố hoặc dịch vụ cụ thể của người bán gắn liền với bối cảnh
khơng gian và thời gian nhất định.
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mơ

Trang 12


Lng cung : l lng hng hoỏ hoc dch v m ngi bỏn sn sng bỏn
mc giỏ ó cho trong mt thi gian nht nh.
Biu cung : l mt bng mụ t mi quan h gia s lng hng hoỏ m
ngi bỏn sn sng v cú kh nng bỏn cỏc mc giỏ khỏc nhau trong mt thi gian

nht nh.

Biu cung du n ca 1 thnh ph.
Giỏ bỏn
(ngn ng / lớt )
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000

Lng cung
( ngn lớt / thỏng )
140
120
100
80
60

Chỳng ta cú th minh ha biu cung bng th thỡ ng biu din ny gi
l ng cung .
b.- ng cung : l ng mụ t mi quan h gia s lng hng hoỏ m
ngi bỏn sn sng v cú kh nng bỏn vi cỏc mc giỏ khỏc nhau . c im chung
ca cỏc ng cung l cú nghiờng lờn trờn v phớa phi .
ẹệễỉ
NG CUNG
6000

GIACA(P)


5000
4000
3000
2000
1000
0
60

80

100

120

140

SOCUNG Q

c.- Quy lut cung :
Mi quan h t l thun gia giỏ c v lng cung l rt ph bin v c gi
l lut cung.
- Khi giỏ ca hng hoỏ hoc dch v gim thỡ s ngi bỏn s gim.
- Khi giỏ ca hng hoỏ hoc dch v tng thỡ s ngi bỏn s tng.

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh t Vi mụ

Trang 13



Mức cung của một hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá cả của nó, mà còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Công nghệ.
- Giá của các yếu tố đầu vào.
- Chính sách thuế.
- Số lượng người sản xuất ( đối thủ cạnh tranh )...
III.- TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG:
Giá bán
P
(đồng/lít)
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000

Lượng cầu
Lượng cung
Qd
Qs
(ngàn lít/tháng) (ngàn lít/tháng)
40
140
70
120
100
100
130
80

160
60

Lượng hàng
dư, thừa hay
thiếu hụt
+100
+50
0 (cân bằng)
-50
-100

Sức ép đối
với giá cả
Giảm
Giảm
Ổn định
Tăng
Tăng

200

150

150

100

100
50


50
0

0
1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

Sự cân bằng cung - cầu đối với một hàng hoá nào đó là trạng thái khi việc cung hàng
hoá đó đủ thoả mãn cầu đối với nó trong một thời gian nhất định. Tại trạng thái cân
bằng này chúng ta có giá cân bằng và sản lượng cân bằng. Điểm giao nhau giữa
đường cung và đường cầu, ở đó thể hiện lượng hàng hoá mà các doanh nghiệp sẵn
sàng sản xuất bằng với số lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua được gọi là cân
bằng.
IV.- SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG :
Khi thị trường đạt được sự cân bằng sẽ không còn ảnh hưởng của sự dư thừa
hay thiếu hụt tác động làm cho giá thay đổi nữa. Nhưng mức giá và sản lượng cân
bằng của một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó sẽ không cố định mà có những thay đổi
theo thời gian. Thời gian nghiên cứu càng dài sự thay đổi càng rõ nét và thị trường
luôn vận động từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do ảnh hưởng
của các nhân tố khác. Anh hưởng của các nhân tố này làm cho đường cung và đường
cầu dịch chuyển khỏi vị trí cũ.
1.- Sự dịch chuyển của đường cầu, đường cung:

a.- Sự dịch chuyển đường cầu:
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 14


Khi xem xét số cầu trong mối quan hệ với chỉ một biến số giá cả của chính
nó (giả định các yếu tố khác không đổi) ta có một đường cầu. Trong mối quan hệ này,
số cầu phụ thuộc vào mức giá cả. Sự thay đổi của số cầu theo giá cả đó chỉ là sự dịch
chuyển dọc theo một đường cầu .
P
A
PA
PB

B

QA

QB

Trong thực tế, khi nghiên cứu một mặt hàng trong khoảng thời gian dài, điều
giả định trên đây không có thực, nghĩa là các nhân tố khác ngoài giá của chính nó luôn
có sự thay đổi. Sự thay đổi của các nhân tố này làm dịch chuyển cả đường cầu.
Tuỳ theo xu hướng vận động của các nhân tố mà đường cầu sẽ dịch chuyển
sang phải hay sang trái. Khi đường cầu dịch chuyển sang phải (trái) thì với mọi mức
giá cũ của thị trường số cầu bây giờ sẽ nhiều (ít) hơn trước.
Đường cầu dịch

Đường cầu dịch
chuyển sang phải chuyển sang trái
- Thu nhập bình quân của dân cư.
Tăng
Giảm
- Giá mặt hàng thay thế.
Tăng
Giảm
- Giá mặt hàng bổ sung.
Giảm
Tăng
- Giá dự kiến trong tương lai.
Tăng
Giảm
- Quy mô thị trường.
Mở rộng
Thu hẹp
- Thị hiếu người tiêu dùng.
Tăng
Giảm
Cần lưu ý, có thể các nhân tố trên đây thay đổi cùng lúc và có tác động đến sự dịch
chuyển đường cầu theo chiều hướng trái ngược nhau. Kết quả sau cùng là đường cầu
dịch chuyển sang phải hay trái tuỳ thuộc lực tác động của nhân tố nào mạnh hơn.
P
P
Nhân tố ảnh hưởng

D
D1


D1

D

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 15


<

Q

Q1

Qd

Q1

<

Q

Qd
Đường cầu dịch chuyển sang phải
Đường cầu dịch chuyển sang trái
b.- Sự dịch chuyển đường cung:
Từ phân tích sự dịch chuyển đường cầu trên đây, ta dễ dàng hiểu được sự dịch

chuyển đường cung. Đường cung dịch chuyển sang phải hay trái tuỳ thuộc vào xu
hướng vận động của các nhân tố sau đây :
Nhân tố ảnh hưởng
-Trình độ công nghệ áp dụng.
- Giá các yếu tố đầu vào.
- Giá dự kiến trong tương lai.
- Chính sách thuế & quy định của CP
- Điều kiện tự nhiên

Đường cung dịch
chuyển sang phải
Tiên tiến hơn
Giảm
Giảm
Giảm
Thuận lợi

P

Đường cung dịch
chuyển sang trái
Giam
Tăng
Tăng
Tăng
Khó khăn

P
S


S1

S1

Q
<
Q1
Đường cung dịch chuyển sang phải

S

Q1 <
Q
Đường cung dịch chuyển sang trái

2.- Các trường hợp thay đổi của giá cả và sản lượng cân bằng :
Giá cả & sản lượng cân bằng thị trường sẽ thay đổi theo thời gian & theo từng thị
trường, bởi vì các nhân tố làm dịch chuyển đường cung, đường cầu luôn vận động.
Trước tiên ta lần lượt xem xét sự thay đổi của giá cả và sản lượng ở trường hợp đơn
giản - chỉ có một trong hai đường cung, cầu thay đổi.
a.- Đường cầu dịch chuyển, đường cung không đổi :
P
P
D

D1

S

D1


P1

P

P

P1

Q

Q1

D

Q1

S

Q

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 16


Khi đường cung không đổi mà đường cầu dịch chuyển sang phải thì giá cả và
sản lượng cân bằng của thị trường đều tăng so với trước ( P1>P và Q1>Q), ngược lại,

nếu đường cầu dịch chuyển sang trái thì mức giá và sản lượng thị trường đều giảm
(P1

b.- Đường cung dịch chuyển, đường cầu không đổi :
P

D

S1

P

D

S2

S1
S2

Q1

Q2

Q2

Q1

Khác với trường hợp đường cầu thay đổi là giá cả và sản lượng thị trường cùng
tăng hoặc cùng giảm , trường hợp cung thay đổi sẽ làm giá cả và sản lượng thị trường
biến đổi ngược nhau. Nếu cung tăng (giảm) thì giá sẽ giảm (tăng) và sản lượng lại
tăng lên (giảm xuống).


Hai trường hợp phân tích sự thay đổi của trạng thái cân bằng trên đây chỉ là
trường hợp đơn giản , chỉ có một trong 2 dịch chuyển. Trong thực tế , trong một thời
gian dài thì phổ biến là trường hợp cả 2 đường cung , cầu đều dịch chuyển.
V.- ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG, CẦU:
1.- Độ co giãn của cầu :
Độ co giãn của cầu cho thấy sự thay đổi trong số cầu một mặt hàng trước sự
thay đổi của các biến số : giá cả của chính hàng hoá đó, thu nhập bình quân người tiêu
dùng và giá của những hàng hoá có liên quan. Theo đó, người ta chia độ giãn của cầu
làm 3 loại :
• Co giãn của cầu theo giá .
• Co giãn của cầu theo thu nhập .
• Co giãn của cầu theo giá hàng hoá khác.
a.- Độ co giãn của cầu theo giá :
Khái niệm :
Độ co giãn của cầu theo giá là mối quan hệ so sánh giữa phần trăm thay đổi
của số cầu trước phần trăm thay đổi của giá hàng hoá đó.
Độ co giãn của cầu theo giá cho thấy độ nhạy cảm của số cầu trước giá hay nói
cách khác cho thấy sự phản ứng của người tiêu thụ trước diễn biến của giá.
Có 3 trường hợp co giãn của cầu theo giá .
- Cầu co giãn nhiều : Khi giá thay đổi một tỷ lệ phần trăm nào đó làm cho số
cầu thay đổi với một tỷ lệ phần trăm lớn hơn .
- Cầu co giãn ít : Khi giá thay đổi một tỷ lệ phần trăm nào đó làm cho số cầu
thay đổi với một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn .
_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 17



- Cầu co giãn một đơn vị : Khi giá thay đổi một tỷ lệ phần trăm nào đó làm
cho số cầu thay đổi với một tỷ lệ phần trăm tương tự .
Đồ thị minh hoạ:
P
P

P
D

D

P1

D

P1
P1
P2

P2

P2

Q

Q

Q1
Q2
Cầu co giãn nhiều


Q

Q1
Q2
Cầu co giãn ít

Q 1 Q2
Cầu co giãn 1 đơn vị

Công thức tính :
Để đo lường độ co giãn của cầu theo giá người ta dùng chỉ tiêu hệ số co giãn của cầu theo giá :
Mức thay đổi (%) của số cầu
Hệ số co giãn của cầu = ----------------------------------Mức thay đổi (%) của giá cả

E

D

Với
Q=

=

∆Q / Q ∆Q P
=
x
∆P / P ∆P Q

Q +Q

1

2

∆Q

E

D

=

Q +Q
1

P=

2

2

∆P
P1 + P 2

=

P +P
1

2


∆Q P1 + P 2
X
=
∆P Q + Q
1

2

2

Q −Q X P + P
P − P Q +Q
2

1

1

2

2

1

1

2

Do số cầu và giá nghịch biến nhau hay Q và P luôn trái dấu nhau nên

ED thường mang dấu âm (-). Do vậy, nếu :
 E D < −1 hoặc E D > 1 : cầu co giãn nhiều .
%Q > %P


E

D

> −1

hoặc

E

D

<1



E

D

= −1

hoặc

E


D

= 1 : cầu co giãn một đơn vị.



E

D

=∞

hoặc

E

D

: cầu co giãn ít .

%Q < %P
%Q = %P

= ∞ : cầu co giãn hoàn toàn.

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô


Trang 18




E

D

=0

: cầu hoàn toàn không co giãn .

Phương pháp tính độ co giãn cầu:
• Phương pháp tính trực tiếp.
Thí dụ : Khi giá bánh mì tăng lên 10%, lượng cầu bánh mì trên thị
trường giảm 15%. Độ co giãn cầu theo giá được tính theo phương pháp
tính trực tiếp như sau:

E

D

=

∆Q / Q − 15%
=
= −1,5
∆P / P
10%


• Phương pháp tính trung điểm.
Khi tính hệ số co giãn cho 1 khoảng nằm giữa 2 đường cầu
Thí dụ minh hoạ ở hình dưới đây với đường cầu của 1 thị trường mì gói.
Độ co giãn cầu theo giá được tính theo phương pháp tính trung điểm
như sau:
P
(đ/gói)

A

2000
P1
∆P

B
P2
1000
200
(Q1)

500
(Q2)
∆Q

E

D

Với

Q=

=

∆Q / Q ∆Q P
=
x
∆P / P ∆P Q

Q +Q
1

2

∆Q

E

D

=

Q +Q
1

2

∆P
P1 + P2


=

∆Q
X
∆P

P +P

P=

2

P +P
Q +Q

1

2

2

1

2

1

2

=


Q −Q P + P
X

P P Q +Q
2

1

1

2

2

1

1

2

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 19


2000 + 1000
500 − 200

300 1500 9
2
=
x
=
ED = 500 + 200 x
2000 − 1000 350 1000 7
2

• Phương pháp tính co giãn điểm.
Khi khoảng cách 2 điểm A và B như thí dụ trên trở nên quá nhỏ, ta thấy
co giãn tính cho khoảng cách AB trở thành co giãn tính cho 1 điểm.
Thí dụ: Biết hàm cầu của kem cây tại trường học có dạng Q = -1/2P + 5.
Đơn vị tính Q : 100 cây – P : ngàn đồng/ cây.
Tính hệ số co giãn cầu tại mức giá P = 2.000 đ/cây

E

D

=

'
∆Q / Q ∆Q P dQ P
P
=
x =
x =Q x
P Q
∆P / P ∆P Q dP Q


Q’P = -1/2
P=2 Q=4
ED = -1/2 x 2/4 = 1/4
Mối quan hệ giữa tổng doanh thu (TR) và giá cả (P)
Một doanh nghiệp nếu muốn tăng doanh thu thì nên thực hiện chiến lược giá cả
như thế nào? Nên tăng giá hay giảm giá? Sẽ không có câu trả lời chính xác nếu chưa
biết mặt hàng đang kinh doanh ở mức giá hiện tại có hệ số co giãn cầu thep giá là
nhiều hay ít .
 Nếu co giãn nhiều để tăng doanh thu thì doanh nghiệp nên giảm giá .
 Nếu co giãn ít thì nên tăng giá để tăng doanh thu .
Mối quan hệ giữa tổng daonh thu (TR) và giá cả (P) phụ thuộc vào hệ số co
giãn của cầu E D được tóm tắt như sau :

E

TR & P

Nếu P

Hay Q

Thì TR

>1

Nghịch biến

Tăng
Giảm


Giảm
Tăng

Giảm
Tăng

<1

Đồng biến

Tăng
Giảm

Giảm
Tăng

Tăng
Giảm

D

Thí dụ :
Giá cả P
(1.000 đ)

Số cầu
Q

7

6
5
4
3
2

0
5
10
15
20
25

Tổng doanh thu
TR
(1.000đ)
0
30
50
60
60
50

Độ co giãncầu

13
3.67
1.8
1
0.56


_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 20


1
0

30
35

30
0

0.27
0.08

b.- Độ co giãn cầu theo thu nhập :
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là mối quan hệ so sánh giữa phần trăm thay
đổi của số cầu trước phần trăm thay đổi của thu nhập bình quân dân cư .
Mức thay đổi (%) của số cầu
-------------------------------------Mức thay đổi (%) của thu nhập dân cư

Hệ số co giãn của cầu =

E
Với

Q=

E





E
E
E
E

D

Q +Q
1

2
=

D

=

∆Q / Q ∆Q I
=
x
∆I / I
∆I Q

I=

2

I +I
1

Q +Q
1

∆I
IÍ + I2

2

=

∆Q I
X
∆I Q

I
I

> 1 : Đây là hàng cao cấp

I

2


∆Q

< 0 : Đây là hàng cấp thấp (thứ cấp)
> 0 : Đây là hàng hoá thông thường
< 1 : Đây là hàng thiết yếu

I

2

c.-Độ co giãn chéo (giao đối) của cầu :
Giá cả các mât hàng liên quan có tác động đến sản lượng tiêu thụ được của một
doanh nghiệp. Độ co giãn chéo (giao đối) của cầu chính là để đo lường mức độ tác
động này.
Hệ số co giãn chéo (giao đối) của 2 mặt hàng X & Y là mối quan hệ so sánh
giữa phần trăm thay đổi trong số cầu mặt hàng X trước phần trăm thay đổi giá cả của
mặt hàng Y . Hệ số co giãn chéo ( giao đối) cho thấy quan hệ giữa X và Y là bổ sung
hay thay thế , ở mức độ chặt chẽ hay không chặt chẽ .
Gọi

E

XY

là hệ số co giãn chéo giữa 2 mặt hàng X và Y :
∆Q

E

XY


=

Q

X1

X

+Q

∆ PY

X2

PY 1 + PY 2

=

∆Q

X

∆ PY

X

P
Q


Y1

X1

+ PY 2
+Q

X2

Nếu tính độ co giãn chéo tại một mức giá của Y cụ thể

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 21


E

XY

=

∆Q

P
∆P Q
X


x

Y

Y
X

Nếu

E

XY

= 0 : X và Y là hai mặt hàng không liên quan

Nếu

E

XY

#0 : X và Y là hai mặt hàng có liên quan

XY

< 0 : X và Y là hai mặt hàng bổ sung .

XY

> 0 : X và Y là hai mặt hàng thay thế .


Trong đó :
Nếu
Nếu

E
E

Nếu hai mặt hàng có tính bổ sung cho nhau chặt chẽ thì
đối của E XY lớn .

E

XY

<0 và trị số tuyệt

Nếu hai mặt hàng có tính thay thế cao thì E XY >0 và trị số tuyệt đối của E XY
lớn, doanh nghiệp kinh doanh hàng X và doanh nghiệp kinh doanh hàng Y là những
đối thủ của nhau .
2.- Độ co giãn của cung :
Độ co giãn của cung là mối quan hệ so sánh giữa phần trăm thay đổi của số
cung trước phần trăm thay đổi của giá cả hàng hoá đó.
Độ co giãn của cung cho thấy độ nhạy của số cung đối với giá hay cho thấy
mức độ phản ứng của người sản xuất kinh doanh trước sự diễn biến của giá cả .
Độ co giãn của cung được đo lường bằng hệ số co giãn cung Es.
Mức thay đổi (%) của số cung
Hệ số co giãn của cung = ------------------------------------Mức thay đổi (%) của giá cả

E


S

=

∆Q / Q ∆Q P
=
x
∆P / P ∆P Q

∆Q

E

S

=

Q +Q
1

2

∆P
P1 + P 2

=

∆Q P1 + P 2
X

=
∆P Q + Q
1

2

Q −Q X P + P
P − P Q +Q
2

1

1

2

2

1

1

2

Do số cung và giá đồng biến với nhau hay Q và P luôn cùng dấu nhau nên
Es thường mang dấu âm (+). Do vậy, nếu :
o ES < 1
Cung co giãn ít
%Q < %P
o ES > 1

Cung co giãn nhiều
%Q > %P
o ES = 1
Cung co giãn một đơn vị.
%Q = %P
o ES = ∞
Cung co giãn hoàn toàn.
o ES = 0
Cung hoàn toàn không co giãn .

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 22


Đối với độ co giãn của cung, yếu tố thời gian đặc biệt quan trọng. Vì nhiều loại
sản phẩm ( như cây công nghiệp lâu ngày) từ khi quyết định sản xuất đến khi có sản
phẩm đưa ra bán trên thị trường phải qua một thời gian dài, hệ số co giãn của cung
càng lớn, tức phản ứng của người sản xuất kinh doanh mới càng rõ nét .
VI.- CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ.
1.- Chính sách điều chỉnh giá.
Khi có sự thay đổi đột biến của cung cầu, giá cả hàng hoá thay đổi một cách bất
thường. Chẳng hạn, giá xăng dầu tăng vọt hay các mặt hàng nông sản rớt giá. Trong
trường hợp như vậy chính phủ sử dụng các chính sách gì để tác động vào thị trường
nhằm điều chỉnh giá.
1.1 Quy định giá sàn:
Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, mục đích của giá sàn là nhằm điều chỉnh giá cao
hơn mức giá cân bằng thị trường hiện tại. Hỗ trợ giá nông nghiệp và quy định mức

lương tối thiểu là những trường hợp cụ thể về giá sàn.
Giá
Dư thừa

b

a

PF

E

E

PE

S

PE
PC

S

c

d

D
0


QD

QE

D

QS

0

QS

QE

QD

Thiếu hụt

Quy định giá trần:
Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc, mục đích của giá trần là nhằm điều chỉnh giá thấp
hơn mức giá cân bằng thị trường hiện tại. Mục đích của việc sử dụng giá sàn là nhằm
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
2.- Chính sách ổn định giá.
Dĩ nhiên, chính sách điều chỉnh giá ở trên có tính chất bị động đối với các hàng hoá
chịu ảnh hưởng của cung cầu thế giới. Các biện pháp có tính chủ động hơn đó là: qui
định khung giá và chính sách dự trữ.
2.1 Quy định khung giá:
Chính phủ có thể quy định khung giá nhằm ổn định giá cả của một hàng hoá cụ thể
trong một khoảng thời gian nhất định. Khung giá là giới hạn phạm vi giá dao động
giữa giá sàn và giá trần có tính chất bắt buộc. Chẳng hạn, chính sách quy định khung

lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Giá
Giá
Q1 S
Q2
1.2

PF
PE

S
E

P= 1,2

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 23


PC

D
Sản lượng

0

15

20
25 Lượng
Xuất kho Nhập kho

2.2 Chính sách dự trữ:
Có nhiều hàng hoá có thể dự trữ được như xăng, dầu, nông sản…Chính sách dự trữ
cung cấp một lớp đệm giữa sản xuất và tiêu dùng. Nếu sản xuất giảm xuống thì hàng
dự trữ có thể đem ra bán và ngược lại nếu sản xuất tăng thì hàng hoá được đem tồn
kho
Thí dụ : Cung cà phê với sản lượng trung bình là 20.000 tấn mỗi năm và có giá là
1.200 USD/tấn. Để ổn định tại mức giá này, chính phủ vận dụng chính sách dự trữ
bằng cách: Nếu thu hoạch ở mức thấp Q1 = 15.000 tấn thì chính phủ sẽ xuất kho 5.000
tấn, ngược lại nếu thu hoạch ở mức Q2 = 25.000 tấn chính phủ sẽ mua dự trữ nhập kho
5.000 tấn. Với chính sách dự trữ này, chính phủ luôn duy trì ở mức giá 1.200 USD/ 1
tấn cà phê.
3.- Chính sách thuế và hạn ngạch:
Trong nền kinh tế, nhiều hàng hoá phải chấp nhận được nhập khẩu từ nước ngoài để
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Vấn đề đặt ra với các nhà
hoạch định chính sách chủ yếu tập trung vào 3 câu hỏi:
o Giá thị trường trong nước sẽ thay đổi như thế nào nếu chính phủ cho phép nhập
khẩu từ nước ngoài.
o Ai là người được lợi từ chính sách thương mại.
o Sự khác nhau cơ bản giữa thuế nhập khẩu và quy định hạn ngạch trong các
chính sách của Chính phủ.
Để trả lời các cây hỏi trên, các nhà kinh tế vận dụng các công cụ nhằm phân tích cách
thức vận hành của thị trường: Cung, cầu, cân bằng, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu
dùng…. Và hiểu được ảnh hưởng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế.
Thuế nhập khẩu: Các quốc gia nhập khẩu khi giá thị trường trong nước cao hơn thị
trường thế giới. Đồ thi dưới đây minh hoạ giá và lượng nhập khẩu thép trong trường
hợp không có thuế nhập khẩu và có thuế nhập khẩu.

Trong điều kiện thị trường tự do thương mại (nhập khẩu không chịu thuế), các
nhà xuất khẩu thép có giá thấp hơn giá thị trường nội địa. Doanh nghiệp trong
nước sẽ nhập khẩu lượng thép Q D1 – QS1, cho đến khi giá thị trường nội địa
bằng với giá thị trường thế giới.
Giá

Nhập khẩu thép không thuế
S
Sw

Nhập khẩu thép có thuế
S
S T SW

P0

E

E
PO

Pw

PT

T

Pw
_________________________________________________________________________________________________________________


Kinh tế Vi mô

Trang 24


D
0

QS1 Q0

D

QD1

QS1 QS2 Q0 QD2 QD1

P0 : Giá nội địa
Pw : Giá thế giới
Khi không có thuế nhập khẩu mức giá thép giảm từ P0 xuống Pw là do tăng cung,
đường cung dịch chuyển từ S sang Sw. Khi có thuế nhập khẩu, giá của thép nhập
khẩu trên thị trường nội địa sẽ bằng với giá thép thị trường thế giới cộng với thuế
nhập khẩu. Tại mức giá này, các nhà nhập khẩu thép chỉ nhập khẩu một lượng thép
tương ứng vớ phần QD2 – QS2 trong đồ thị trên. Khi đó, các nhà sản xuất thép trong
nước cạnh tranh với các nàh nhập khẩu thép và bán tại mức giá PT.
Như đồ thi trên minh hoạ giá thép nâng từ Pw lên PT , điều này đã làm hạn chế
lượng thép nhập khẩu và làm giảm cung, hay đường cung sẽ dịch chuyển từ Sw
sang ST . Trong trường hợp này các nhà kinh tế nhận thấy 2 ảnh hưởng từ thuế nhập
khẩu:
o Thuế nhập khẩu làm tăng giá thép, điều này làm các nhà sản xuất trong nước
tăng sản lượng thép từ QS1 lên QS2.

o Thuế nhập khẩu làm tăng giá đối với người mua trong nước. Vì vậy, người
tiêu dùng sẽ giảm lượng cầu từ QD1 xuống QD2.
Quy định hạn ngạch:
Hạn ngạch : là mức giới hạn về nhập khẩu. Cụ thể, chính phủ có thể phân phối
một số lượng giấy phép nhập khẩu. Mỗi giấy phép cho phép nhà nhập khẩu nhập
một số lượng nhất định từ thị trường nước ngoài.
Đồ thị dưới đây cho thấy phân tích và ảnh hưởng của quy định hạn ngạch và thuế
nhập khẩu thép có vẻ tương tự nhau. Thực chất, các ảnh hưởng của hạn ngạch đối
với giá và lượng cung đến hành vi của các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu là
giống nhau.
Giá

Nhập khẩu thép không có quota
S
Sw

Nhập khẩu thép có quota
S
S q SW

P0

E

E
PO

Pw

Pq


CPhi

Pw
D
0

QS1 Q0

QD1

D
QS1 QS2 Q0 QD2 QD1

P0 : Giá nội địa
Pw : Giá thế giới

_________________________________________________________________________________________________________________

Kinh tế Vi mô

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×