Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

một số quy định pháp lý đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng liên quan tới vấn đề cấp tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 15 trang )

MỤC LỤC
1.

2.

KHÁI NIỆM GIAN LẬN VÀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....... 3

1.1.

Khái niệm gian lận .................................................................................................................. 3

1.2.

Hoạt động cấp tín dụng tại NHTM ......................................................................................... 3

1.3.

Gian lận trong hoạt động tín dụng .......................................................................................... 3

1.3.1.

Gian lận nội bộ ................................................................................................................ 3

1.3.2.

Gian lận đến từ bên ngoài NH......................................................................................... 6

MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TRẠNG GIAN LẬN Ở NHTM .............................................................. 7
2.1.

Vụ gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo tại BIDV chi nhánh Tân Tạo – TP Hồ Chí Minh 7



2.2.

Hàng loạt ngân hàng làm thẻ tín dụng bằng chứng minh giả .................................................. 8

2.3.

Vụ lừa đảo 120 tỷ đồng tại Agribank CN Tân Bình................................................................ 8

2.3.1.

Dùng giấy tờ giả để vay tiền ........................................................................................... 8

2.3.2.

Giở chiêu mới để tiếp tục rút ruột ngân hàng.................................................................. 9

2.4.
3.

Lách luật trên hồ sơ vay vốn ................................................................................................. 10

GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN GIAN LẬN ...................................................................................... 10
3.1.

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý chặt chẽ..................................................... 10

3.2.

Xây dựng chính sách cho vay phù hợp ................................................................................. 10


3.3.

Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro khi cho vay ................................................. 11

3.4.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng ......................................................... 11

4. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG LIÊN
QUAN TỚI VẤN ĐỀ CẤP TÍN DỤNG ............................................................................................... 12
4.1.

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 ............................................................................................ 12

4.2.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN ............................................................................................... 13

4.3.

Thông tư 02/2010/TT-NHNN ............................................................................................... 13

2


1. KHÁI NIỆM GIAN LẬN VÀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm gian lận
Theo CMKiT Việt Nam VSA 240

Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong ban quản trị, ban giám đốc, các nhân viên
hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
Theo CMKiT quốc tế ISA 240
Gian lận gồm 2 loại:


Gian lận trên BCTC: làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ kế toán hoặc ghi chép sai; không
trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trên báo cáo tài chính; cố ý không áp dụng,
không tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán; giấu diếm hay bỏ sót không ghi
chép các nghiệp vụ phát sinh, ghi các nghiệp vụ không xảy ra.



Gian lận biển thủ tài sản: biển thủ một khoản tiền thu được; đánh cắp một tài sản vật chất hay
một tài sản trí tuệ; sử dụng tài sản của công ty vào việc riêng.

Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kì ACFE
Gian lận gồm 3 loại:


Gian lận liên quan đến tài sản: Đây là loa ̣i gian lâ ̣n liên quan đế n hành vi đánh cắ p tài sản thường
do nhân viên hay người quản lý thực hiê ̣n, điể n hình là biể n thủ tiề n, đánh cắ p hàng tồ n kho,
gian lâ ̣n về tiề n lương.



Tham nhũng: Đây là loa ̣i gian lâ ̣n do người quản lý, chủ sở hữu công ty thực hiê ̣n nhằ m mu ̣c
đích lơ ̣i du ̣ng trách nhiê ̣m và quyề n ha ̣n của ho ̣ để làm trái các nghiã vu ̣ đã đươ ̣c ho ̣ cam kế t với
đơn vi ̣qua đó làm lơ ̣i cho bản thân hoă ̣c bên thứ ba.




Gian lận trên BCTC: Đây là loa ̣i gian lâ ̣n mà các thông tin trên BCTC bi ̣ bóp méo, phản ánh
không trung thực tin
̀ h hin
̀ h tài chiń h mô ̣t cách cố ý nhằ m lường ga ̣t người sử du ̣ng thông tin. Ví
du ̣ như khai khố ng doanh thu, giảm nơ ̣ phải trả hay chi phi.́

1.2. Hoạt động cấp tín dụng tại NHTM
Định nghĩa: là việc thỏa thuận của các tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
cách sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo
lãnh, bao thanh toán, thuê tài chính và các nghiệ vụ cấp tín dụng khác.

1.3. Gian lận trong hoạt động tín dụng
1.3.1. Gian lận nội bộ
1.3.1.1

Cho vay khống

Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không có thật, sử dụng tên và địa chỉ liên lạc
giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế khách hàng không vay tiền. Các khoản
vay này thường do các nhân viên NH tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của NH. Một loại sai phạm
có liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụng vay ké vào khoản vay có thật
của khách hàng.
Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết sơ sài, thông tin tài
chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc; khách hàng vay vốn có các tên thông
dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giới thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các
giấy tờ chứng minh khác; tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước
khi hoàn thành các thủ tục chính thức; NH không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ; các khoản vay
quá hạn được gia hạn một cách dễ dàng…


3


1.3.1.2

Che giấu khoản vay cho bên liên quan

Một loại gian lận liên quan đến việc nhận dạng và phân loại khách hàng là sự che dấu khoản vay
cho các bên liên quan. Bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với
NH, nhà quản lý hoặc cổ đông của NH. Các tổ chức có liên quan này thường được gọi là những doanh
nghiệp “sân sau” của các NHTM. Những khoản cho vay, đầu tư vào các doanh nghiệp “sân sau” lại có
thể tiếp tục được sử dụng để mua cổ phiếu của các NH khác, và thực hiện những hành vi thao túng trong
hoạt động NH.
Các dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho bên có liên quan: NH có
các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại; NH có các khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản
căng thẳng; NH có các giao dịch bất thường, không có mục đích rõ ràng với các với các bên liên quan.
1.3.1.3

Nhân viên NH nhận hối lộ từ khách hàng

Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để được vay vốn hoặc được
hưởng những điều khoản vay có lợi. Rủi ro của loại gian lận này sẽ tăng lên trong trường hợp lương
thưởng của nhân viên tín dụng được tính dựa trên giá trị của những hợp đồng tín dụng mới được ký kết.
Các dấu hiệu của dạng gian lận này có thể là: số lượng khoản vay mới liên quan đến một nhân viên
tín dụng gia tăng quá nhanh; việc liên hệ khách hàng chỉ do một người thực hiện; các khoản vay tập
trung vào một lĩnh vực nào đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanh sang một lĩnh vực có nhiều rủi ro;
chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi người quản lý nhân viên tín dụng …
1.3.1.4


Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoái, sử dụng sai

Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để NH có thể thu hồi vốn vay trong trường hợp khách hàng
mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tài sản đảm bảo cần
được quản lý chặt chẽ. Những tài sản đảm bảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài sản hình thành
từ vốn vay, các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu…).
Các dấu hiệu của gian lận này: thường là việc NH không có quy trình chặt chẽ cho việc theo dõi,
quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của khách
hàng, NH không kiểm soát chặt chẽ hóa đơn, chứng từ của lô hàng…
Ảnh hưởng BCTC: Gây thất thoát tài sản đảm bảo làm cho số liệu trên BCTC không còn chính xác,
sử dụng sai tài sản đảm bảo khiến tính minh bạch không được công nhận.
1.3.1.5

Gian lận từ việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

NH không phân loại đúng khoản nợ, đồng thời trích lập không đúng mức quy định và cần thiết,
không đúng kỳ.
 Mức trích lập dự phòng cụ thể:
TỈ LỆ TRÍCH LẬP
Nhóm 1

0%

Nhóm 2

5%

Nhóm 3

20%


Nhóm 4

50%

Nhóm 5

100%

 Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0.75%
tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
4


Ảnh hưởng lên BCTC: Dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản chi phí, làm giảm giá trị tài sản, việc
NH không trích lập hoặc trích lập không đúng làm cho BCTC bị sai lệch, đồng thời thổi phồng giá trị
tài sản của NH; Ngoài ra còn làm ghi nhận sai lệch thông tin về chi phí và thu nhập.
1.3.1.6

Gian lận do ghi nhận doanh thu, chi phí lãi không đúng với thực tế

NH cố tình ghi sai các khoản nợ, từ đó dẫn đến thu nhập và chi phí lãi được ghi không đúng với thực
tế. NH không phân loại và trình bày đúng với các khoản mục. Việc ghi sai doanh thu với thực tế làm
cho NH không thể tính toán chính xác chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp để làm cơ sở xác định thời
gian cho vay cũng như việc tính toán vòng quay vốn để làm cơ sở xác định số tiền cho vay.
Che dấu công nợ dẫn đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC
nhằm mục đích khai khống lợi nhuân. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí
hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại
dấu vết.
Ảnh hưởng lên BCTC: Thu nhập và chi phí lãi bị ghi không đúng với thực tế khiến cho BCTC bị sai

lệch. Phân loại và trình bày các khoản mục bị sai. BCTC sẽ không được trình bày, diễn giải và thuyết
minh trung thực, hợp lý và dễ hiểu.
1.3.1.7

Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ kế toán

NH cố ý ghi nhận sai lệch các khoản lãi phải thu từ hoạt động tín dụng. Doanh thu phát sinh liên
quan kỳ tới thì ghi nhận ở kỳ này, dẫn đến doanh thu ảo làm cho BCTC đẹp hơn trước các bên có liên
quan.
Ảnh hưởng lên BCTC: Doanh thu bị kê khống, khác so với thực tế. Số liệu trên BCTC không chính
xác và tính minh bạch không được công nhận.
1.3.1.8

Cho vay đảo nợ

Cho vay đảo nợ là việc NH cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ. NH thường sẽ tìm cách
che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng. Cách thức che đậy có thể khá phức tạp để biến
khoản tiền trở thành một khoản thu nợ từ khách hàng.
Các dấu hiệu của gian lận này thường là: nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông
tin khác trong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm cuối năm hoặc thời
điểm kiểm toán; NH/khách hàng có các giao dịch bất thường/không có mục đích rõ ràng với các công
ty liên quan…
Ảnh hưởng lên BCTC: Ảnh hưởng đến lãi phải thu, trích lập dự phòng giảm, lợi nhuận tăng, phân
loại nợ, dự phòng, khoản cho vay…
1.3.1.9

Lợi dụng thông tin của khách hàng và lừa đảo các khách hàng

Một vụ việc điển hình cho việc lợi dụng thông tin của khách hàng có liên quan trực tiếp đến dịch vụ
thẻ tại một NH. Cán bộ phát hành thẻ tín dụng vì nhìn thấy mối lợi trước mắt đã lợi dụng mối quan hệ

từ người thân của mình, phát hành rất nhiều thẻ tín dụng cùng thẻ rút tiền cho khách hàng. Táo bạo hơn
cả là người cán bộ này đã thay đổi các thông tin về khách hàng nhằm xin cấp duyệt hạn mức lớn hơn
cho các thẻ tín dụng, nhờ vào sự cả tin và thiếu hiểu biết của khách hàng cùng sự lơi lỏng trong quản lý
quy trình của NH, cán bộ này chỉ giao cho họ thẻ rút tiền còn giữ lại thẻ tín dụng để tự chi tiêu qua việc
tiếp tục giả mạo chứng từ mua bán hàng hóa qua một công ty do chính cán bộ này và người nhà lập
nên.
Điển hình cho việc lừa đảo khách hàng được phát hiện tại một chi nhánh NH khi các cán bộ lãnh
đạo đã cố tình vi phạm các quy định, quy trình nghiệp vụ một cách tinh vi để lừa đảo khách hàng. Bên
cạnh việc ghi khống tăng lên các khoản vay của các khách hàng để chiếm đoạt tiền thì khi có sự thay
đổi trong hình thức trả lãi của khách hàng theo quy định, các cán bộ này đã thông đồng không thông
báo cho khách hàng để tiếp tục chiếm đoạt tiền. Vụ việc này gây tổn thất vô cùng to lớn cho khách hàng
và NH bên cạnh các hệ lụy đến từ các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng của các cán
bộ có trách nhiệm và quyền hạn cao.

5


1.3.1.10 Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường
Nhiều NH có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát chặt chẽ liên quan đến các giai
đoạn chính trong chu trình tín dụng. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm soát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách
hàng đã vỡ nợ và NH đã sở hữu tài sản thế chấp. Việc không kiểm soát giá cả và người mua tài sản phát
mại có thể tạo cơ hội cho nhân viên NH thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch.

1.3.2. Gian lận đến từ bên ngoài NH
1.3.2.1

Khách hàng cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc thông tin bị sai lệch trên hồ sơ vay
vốn

Các NH chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các NH có đội ngũ nhân viên tín

dụng thiếu kinh nghiệm, thiếu tìm hiểu thực tế. Khách hàng có thể hối lộ nhân viên NH để được vay
vốn. Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tính khả thi của việc sử
dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
Người đi vay có thể thổi phồng doanh số và lợi nhuận bằng cách bán hàng cho một công ty có chung
chủ sở hữu hoặc một công ty khác thuộc sở hữu của một bên không liên quan nhưng có âm mưu câu
kết. Việc làm này bóp méo sự thật về tình hình kinh doanh của khách hàng vay vốn và dễ dẫn NH đến
chỗ đánh giá tình hình tài chính và phương án kinh doanh của khách hàng thiếu cảnh giác.
Các dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương mà không được minh chứng
cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực của khách hàng; chỉ có một đầu mối duy nhất tại
phòng tín dụng liên hệ với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khó khăn trong việc thu
thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về khách hàng không nhất quán, không đầy đủ…
Ảnh hưởng lên BCTC: NH khó đánh giá tình hình tài chính và phương án kinh doanh của khách
hàng một cách chính xác. Qua đó khó xác định thời hạn cho vay thích hợp cũng như hoàn trả nợ, làm
cho BCTC trở nên xấu đi, không còn trung thực và hợp lý. Các khoản cho vay không được phản ánh
đúng giá trị hợp lý, đồng thời NH sẽ khó có căn cứ chính xác để trích lập dự phòng đầy đủ, gia tăng nợ
xấu…
1.3.2.2

Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp, thế chấp 1 tài sản ở nhiều NH khác nhau,
làm giả các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản

Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản thế chấp, bao gồm nâng
giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều NH. Khách hàng có thể làm giả một số
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công
ty liên quan để nhằm nâng giá trị tài sản đảm bảo.
Các dấu hiệu của gian lận này: cũng tương tự như đối với gian lận thông tin hồ sơ vay vốn, ngoài
ra có thể bao gồm việc khách hàng vay vốn thực hiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có
mục đích rõ ràng, mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần mua bán...
1.3.2.3


Sử dụng vốn vay sai mục đích

Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn. Ví
dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ trợ vốn dài hạn cho các công ty con ở
ngoài.
Các dấu hiệu của việc sử dụng vốn vay sai mục đích: cũng tương tự như đối với gian lận thông tin
khách hàng, ngoài ra còn có một số dấu hiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân không phù hợp với mục
đích vay vốn; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, việc sử dụng
vốn vay của khách hàng…

6


2.

MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TRẠNG GIAN LẬN Ở NHTM

2.1. Vụ gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo tại BIDV chi nhánh Tân Tạo – TP Hồ
Chí Minh1
Năm 2005, thông qua pháp nhân DNTN Nhựa Hồng Hà, Nguyễn Văn Hồng (đại diện pháp luật của
DNTN Nhựa Hồng Hà và Công ty TNHH TM-DV-DL Hải Hồng Hà) đã ký kết nhiều hợp đồng vay vốn
của NH BIDV – CN Tân Tạo tại phòng giao dịch Bình Chánh do Lê Tấn Đô làm giám đốc, với tổng số
tiền vay 37,7 tỷ đồng. Để đảm bảo các khoản vay trên, Hồng đã thế chấp cho NH nhiều tài sản, trong
đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất 6.292 m2 của Hồng tại địa chỉ số 15 Bis Nguyễn Ngọc
Cung, phường 16, quận 8.
Đến cuối năm 2007, các khoản vay trên đã quá hạn trả nợ nhưng Hồng không có tiền trả vốn và lãi
cho NH. Để tránh nợ xấu, Lê Tấn Đô đã bàn với Hồng vay thêm NH BIDV – CN Tân Tạo 50 tỷ đồng
để đảo nợ cho các khoản nợ trên và Hồng đã đồng ý.
Thực hiện phương án vay vốn này, Đô và Hồng cùng bàn bạc và đi đến thống nhất: Hồng với tư cách
cá nhân ký hợp đồng bán khống lô đất số 15 Bis Nguyễn Ngọc Cung, phường 16, quận 8 (đang được

thế chấp tại NH BIDV – CN Tân Tạo) cho công ty Hải Hồng Hà với giá bán hơn 100 tỷ đồng. Tuy
nhiên, để hợp thức hóa việc mua bán đất khống, Hồng làm thủ tục ủy quyền cho bà Trần Thị Minh Châu
(góp vốn 10%) đứng tên đại diện theo pháp luật công ty Hải Hồng Hà. Sau đó, Hồng lập hợp đồng mua
bán đất khống giữa Hồng và công ty Hải Hồng Hà.
Có hợp đồng mua bán đất khống (không có công chứng), Lê Tấn Đô đã tiến hành làm thủ tục đề
xuất và được NH BIDV – CN Tân Tạo đồng ý cho công ty Hải Hồng Hà vay 50 tỷ đồng (thực chất là
của Hồng). Công ty Hải Hồng Hà đã thế chấp cho NH cũng bằng chính mảnh đất này. Thực hiện hợp
đồng, NH BIDV – CN Tân Tạo giải ngân chuyển toàn bộ số tiền vay 50 tỷ đồng cho Hồng vào tài khoản
của DNTN Nhưa Hồng Hà mở tại NH BIDV – CN Tân Tạo. Trên cơ sở nguồn tiền này, NH BIDV –
CN Tân Tạo đã thu hồi vốn và lãi đối với khoản vay cũ của DNTN Nhựa Hồng Hà cả vốn lẫn gốc 41,4
tỷ đồng.
Thông tin ban đầu được biết, Lê Tấn Đô và Nguyễn Văn Hồng đều đang vay mượn các đối tượng
bên ngoài với một số tiền lớn. Để có tiền trả nợ, lợi dụng hợp đồng mua bán đất giữa Hồng và công ty
Hải Hồng Hà chưa có công chứng, NH BIDV – CN Tân Tạo không thể đăng ký giao dịch đảm bảo,
Hồng và Đô đã bàn bạc lấy GCNQSDĐ của Hồng đang được thế chấp tại NH BIDV – CN Tân Tạo để
tiếp tuc vay thế chấp ở NH khác. Thực hiện phương án này, Đô đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền lấy
GCNQSDĐ nêu trên giao cho Đô. Sau đó Đô giao lại cho Hồng.
Tháng 5/2009, Hồng tiếp tục ký hơp đồng tín dụng vay 100 tỷ đồng của một chi nhánh NH khác tại
TP HCM với tài sản thế chấp đảm bảo cũng chính là GCNQSDĐ đang được thế chấp tại NH BIDV –
CN Tân Tạo. Với số tiền này, Đô và Hồng dùng để trả nợ cho đối tượng mà cả hai đã vay mượn. Như
vậy, NH BIDV – CN Tân Tạo đã mất quyền đảm bảo tài sản cho số tiền vay 50 tỷ nêu trên.
Với tình huống gian lận này, BCTC của NH BIDV – CN Tân Tạo đã làm cho khoản mục dự phòng
rủi ro tín dụng không được trích lập đủ. NH có sự gia tăng về nợ xấu nhưng không được ghi nhận, việc
phân loại nợ bị sai lệch và đã làm cho khoản mục Cho vay quá hạn (nợ xấu) bị ghi nhận thiếu, gia tăng
rủi ro tín dụng. Vụ việc này cũng làm NH mất quyền đảm bảo tài sản cho số tiến vay 50 tỷ đồng và tạo
ra sai lệch trên BCTC về Tài sản đảm bảo.

/>1

7



2.2. Hàng loạt ngân hàng làm thẻ tín dụng bằng chứng minh giả2
Các ngân hàng như MB, Vietinbank, BIDV… đã bị một băng nhóm tội phạm sử dụng chứng minh
thư giả để làm 146 thẻ tín dụng, phục vụ việc chiếm đoạt tài sản.
Trong số thẻ tín dụng được làm từ chứng minh thư giả mà cơ quan công an thu được khi bắt giữ
nhóm tội phạm trên có thẻ của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Công thương
(Vietinbank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
(Sacombank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
(BIDV), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)…
Qua điều tra xác minh cho thấy, khoảng tháng 4/2014, thông qua mạng Facebook, Đại nhận phiên
dịch cho 2 người Đài Loan tại Hà Nội. Quá trình đi phiên dịch, 2 người này bàn bạc và thuê Đại dùng
chứng minh giả để làm thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng như đã nêu ở trên. Đại nhận lời làm thuê với
giá 3,4 triệu đồng/1 tài khoản và Đại được hướng dẫn thực hiện 6 bước.
Theo cách thức được hướng dẫn, Đại thuê các đối tượng Độ, Đức, Bình, Hương, Hà đi chụp ảnh rồi
giao ảnh cho Đức, để Đức dán vào 80 chứng minh thư giả do Đức mua với giá 1 triệu đồng/30 cái.
Sau đó, Đức chuyển lại chứng minh thư giả đó cho Độ, Hòa, Bình, cùng với sim điện thoại trả trước
Mobifone để đến các ngân hàng như Techcombank, BIDV, Maritime Bank mở tài khoản và làm thẻ
Visa, MasterCard…
Đại sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để chuyển các thẻ và sim điện thoại cho các đối tượng người
Đài Loan. Tổng cộng Đại và đồng bọn làm được 146 tài khoản thẻ và thu lợi bất chính 500 triệu đồng.
Đầu tháng 10/2014, khi phát hiện một số tài khoản ngân hàng trên bị phong tỏa và nghe trên phương
tiện thông tin đại chúng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt dưới hình thức trên, Đại nghi ngờ việc
làm của mình có liên quan đến vụ này, nên đã thông báo cho nhóm Dức dừng mở tài khoản và tẩu tán
các tài liệu có liên quan.
Khám xét khẩn đối với Đức và Đại, cảnh sát thu giữ laptop, 7 chứng minh thư có dấu hiệu làm giả,
sim điện thoại, thẻ ngân hàng, ảnh dùng để làm giả chứng minh thư.
Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra còn xác định ổ nhóm trên gây ra 9 vụ án khác với số tiền hơn 4,2
tỷ đồng.
Với việc dùng chứng minh thử giả làm thẻ tín dụng cho thấy sự lỏng lẻo trong uy trình thẩm định

khách hàng. Tăng các khoản vay không thu hồi được, tăng nợ xấu cho ngân hàng, phân loai nợ sai, trích
lập dự phòng chưa đầy đủ.

2.3. Vụ lừa đảo 120 tỷ đồng tại Agribank CN Tân Bình3
2.3.1. Dùng giấy tờ giả để vay tiền
Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an vào cuối năm 2005, mặc dù không có vốn nhưng
trần Huỳnh Nghĩa lấy danh nghĩa là GĐ công ty TNHH Cát Phương Nam (trụ sở Gò Vấp, TP HCM) và
Nguyễn Thị Phương Hoa, Phó GĐ kinh doanh của công ty Reetech (trực thuộc công ty cổ phần Cơ điện
lạnh Ree đã bị kỷ luật bằng hình thức sa thải từ ngày 9/12/2005) đến gặp Nguyễn Tám – GĐ Agribank
CN Tân Bình để xin vay tiền của NH nhằm đầu tư vào dự án cao ốc văn phòng E-town 2 do công ty cổ
phần cơ điện lanh Ree làm chủ đầu tư.
Để thực hiện thỏa thuân vay, GĐ Tám chỉ đạo cán bộ phòng tín dụng tiếp nhân hồ sơ vay tiền của
Hoa, Nghĩa rồi sau đó tiến hành lập “báo cáo thẩm định” rồi trình lên ban GĐ ký duyệt mà không cần
tiếp xúc với lãnh đạo và các bộ phận của Ree cũng như các cơ quan chức năng khác để tiến hành thẩm
định, bảo đảm tính pháp lý hồ sơ theo quy định.

2

/>3
/>
8


Cán bộ tín dụng Đỗ Giao Toàn (là con rể của Nguyễn Tám) được phân công thẩm định hồ sơ của
ông Nghĩa bà Hoa. Để làm cơ sở cho việc lập báo cáo thẩm định, Toàn chỉ hướng dẫn và yêu cầu Nghĩa
và Hoa cung cấp các giấy tờ thiết yếu để có đủ bộ hồ sơ theo quy định của NH mà không tiến hành
thẩm định tại đơn vị sử dụng tiền vay (công ty Ree)
Trong bản hợp đồng kinh tế ngày 1/5/2005 có nội dung chính Trần Huỳnh Nghĩa (công ty Cát
Phương Nam đồng ý góp vốn với bà Nguyễn Thị Phương Hoa (công ty cổ phần điện lanh Ree) với số
tiền là 54 tỷ đồng. Hợp đồng kinh tế được Trần Huỳnh Nghĩa ký nhưng toàn bộ nội dung hợp đồng cũng

như chữ ký ghi của tổng GĐ công ty Ree và dấu mang pháp nhân của công ty Ree đều được làm giả.
Sau khi làm giả hợp đồng kinh tế Nghĩa và Hoa đã giao hồ sơ cho Toàn làm thủ tục vay vốn. Hồ sơ
bổ sung đầy đủ Nguyễn Tám chỉ đạo cho Toàn làm bản hợp đồng kinh tế vay nhận tiền 3 bên. Khi có
hợp đồng giả mạo có chữ ký của NH (ông Tám) Nguyễn Thị Phương Hoa sử dụng các phiếu thu tiền
phát hành có chữ ký giả mạo và dấu giả của công ty Ree. Sau đó Hoa viết trên các phiếu thu tiền này
với số tiền thu từ công ty Cát Phương Nam tổng cộng là 27 tỷ đồng. Rồi Hoa đưa cho Nghĩa để giao
cho Toàn làm cơ sở xác định vốn ứng của công ty Cát Phương Nam đã đầu tư vào công ty Ree.
Theo chỉ đạo của ông Tám. Ngày 4/11/2005, Toàn không tiến hành thẩm định hồ sơ vay mà trình
thẳng ban GĐ phê duyệt. Sau đó, ông Tám ký duyệt cho công ty Cát Phương Nam vay số tiền 27 tỷ
đồng với thời hạn 3 năm. Bằng những thủ đoạn giả mạo giấy tờ mà vào ngày 22/12/2005 và 23/6/2006,
Trần Huỳnh Nghĩa và Nguyễn Thị Phương Hoa đã làm giả hồ sơ vay được thêm 33 tỷ đồng nữa của
NH Agribank CN Tân Bình.

2.3.2. Giở chiêu mới để tiếp tục rút ruột ngân hàng
Mặc dù còn nợ 60 tỷ đồng của NH Agribank Tân Bình nhưng cuối năm 2007, Nghĩa và Hoa tiếp tục
gặp Tám để xin vay tiền với lý do đầu tư góp vốn xây dựng cao ốc văn phòng E-town 3 &4 do công ty
Ree làm chủ sở hữu và đươc ông Tám dễ dàng chấp nhận bằng miệng.
Cũng như những lần trước, ông Tám chỉ đạo Phạm Việt Văn (Phó GĐ NH Agribank CN Tân Bình)
và các cán bộ cấp dưới lập hồ sơ cho vay, không cần tới công ty Ree để thẩm định mà chỉ thông qua
công ty Cát Phương Nam cung cấp tài liệu.
Ngoài ra Nghĩa còn giao cho Toàn biên bản họp hội đồng quản trị giả của công ty Ree vào ngày
1/7/2007, trong đó có nội dung ghi “đồng ý cho công ty Cát Phương Nam góp 20 tỷ đồng với thời hạn
5 năm”… có chữ ký và con dấu giả mạo của 5 thành viên công ty Ree.
Chỉ với những chúng từ trên, Toàn đã lập báo cáo thẩm định và ghi thêm vốn chủ sở hữu là 17 tỷ
đồng rồi từ đó xác định công ty Cát Phương Nam đủ điều kiện vay 40 tỷ đồng theo hình thức tín chấp.
Ngày 6/12/2007, Agribank CN Tân Bình đã chuyển 40 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Cát Phương
Nam. Sợ việc thế chấp tài sản không đúng quy định nên đến ngày 2/8/2009, Hoa và Nghĩa đã làm giả 4
tờ cổ phiếu do công ty Ree phát hành, tổng giá trị ghi trên cổ phiếu giả là 80 tỷ đồng, đưa và thế chấp
để đảm bảo khoản tiền vay 40 tỷ đồng này mà NH đã giải ngân trước đó.
Năm 2008, để tiếp tục làm hồ sơ vay tiền tại Agribank Tân Bình nhưng với số tiền đã nợ lên tới 100

tỷ đồng nếu công ty Cát Phương Nam xin vay nữa sẽ không được vượt quá thẩm quyền của NH cấp I.
Vì vậy, để tiếp tục vay tiền Hoa và Nghĩa dùng cổ phiếu giả đứng tên người thân trong gia đình đi thế
chấp vay tiền.
Hoa, Nghĩa đã làm giả 3 tờ cổ phiếu do công ty Ree phát hành, tổng mệnh giá 20 tỷ đồng, đứng tên
Chủ sở hữu là trần Huỳnh Tâm (bố Nghĩa). Đến ngày 3 và 4/11/2008, Nghĩa giao giấy lĩnh tiền cho bố
mình đến Agribank CN Tân Bình nhận số tiền trên.
Như vậy đến nay tổng dư nợ gốc theo hợp đồng thực tế là 120 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi
do bị các đối tượng chiếm đoạt. theo các chứng cứ và lời khai của các đối tượng liên quan bước đầu đã
có đủ cơ sở xác định Nguyễn Thị Phương Hoa và Trần Huỳnh Nghĩa đã thực hiện hành vi sử dụng cổ
phiếu, tài liệu chứng từ giả để vay tiền và chiếm đoạt 120 tỷ đồng của NH Agribank Tân Bình.
Do đó từ ngày 29/3 đến 1/4, cơ quan điều tra đã bắt, khám xét khẩn cấp đối với Trần Huỳnh Nghĩa
(GĐ công ty TNHH Cát Phương Nam) về tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và khởi tố bị can, bắt tạm
giam, khám xét đối với 3 cán bộ Agribank CN Tân Bình là Nguyễn Tám (GĐ), Phạm Việt Văn (Phó
9


GĐ), Đỗ Giao Toàn (cán bộ tín dụng) về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng”
Ngày 5/4, cơ quan điều tra công an TP HCM đã ra quyết định truy nã về hành vi “ lừa đảo chiếm
đoạt tài sản” đối với bà Nguyễn Thị Phương Hoa, nguyên Phó GĐ kinh doanh công ty Reetech, trực
thuộc công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree
Với gian lận này, cho thấy sự thông đồng giữ các nhân viên ngân hàng, sự thông đồng giữa ngân
hàng và khách hàng. Làm giả giấy tờ, không thẩm định đúng quy trình khiến cho các khoản cho vay bị
phân loại sai, trích lập dự phòng không đủ. Giải ngân vượt quá mức có thể cho khách hàng này vay (cụ
thể là cho vay 60 tỷ đồng, trong khi ban đầu khách hàng chỉ cần 54 tỷ đồng).

2.4. Lách luật trên hồ sơ vay vốn
Trên hồ sơ vay vốn, mức lãi suất vay vẫn là 17 – 19%, tuy nhiên các ngân hàng tìm cách lách luật ở
khoản mục khác. Do vậy, lãi suất thực tế được vay nếu có quan hệ tốt cũng ở mức 19.5 – 20%, thậm
chí nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận với mức trên 20%.

Vị đại diện doanh nghiệp lấy dẫn chứng về chiêu lách luật của các ngân hàng, khách hàng khi vay
vốn tại một ngân hàng, vẫn được làm các thủ tục vay bình thường với lãi suất ghi trên giấy là 17 –
19%/năm.
Nhưng các ngân hàng đều có một phòng khác, phòng quản lý tài sản, thậm chí các ngân hàng lớn
còn thành lập cả một trung tâm quản lý tài sản. Sau khi ký với ngân hàng xong, khách hàng phải ký
thêm một hợp đồng phí quản lý tài sản đảm bảo với phòng này, tính phí bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng
số vốn vay và thu một lần.
Hợp đồng này ký với giám đốc trung tâm quản lý tài sản, tách hẳn ra với hợp đồng tín dụng vay vốn
của ngân hàng, do vậy không có đủ căn cứ pháp để xử lý các trường hợp vi phạm vượt trần lãi suất.
Nhưng thực tế hai hợp đồng này là một, đó chỉ là chiêu lách luật của các ngân hàng.
Với tình huống gian lận này, ngân hàng đã gian lận về lãi suất cho vay. Làm ảnh hưởng số liệu của
khoản thu nhập lãi cho vay, phân loại sai khoản thu nhập của ngân hàng.

3. GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN GIAN LẬN
3.1. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý chặt chẽ
Hồ sơ xin vay vốn gửi đến ngân hàng gồm: giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ
sơ về khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có) và các giấy tờ khác. Rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra như
hồ sơ không đầy đủ, bị giả mạo, hoặc có sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng xin vay
khống (không có thật). Do vậy, KSNB cần kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính phù hợp về mặt hình thức
của các hồ sơ khách hàng. Sau đó cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá năng lực vay nợ (thông qua phân
tích các báo cáo tài chính), uy tín của người vay, và các tài sản dự phòng có đủ để trả nợ hay không.
Đồng thời, cần tập trung vào tính tuân thủ các qui định của ngân hàng và hành lang pháp lý của Nhà
nước.
Nếu đơn xin vay được chấp thuận, các cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt và tiến hành ký hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có). Ở khâu này, nguyên tắc “phân công”, phân nhiệm” phải
được thiết kế nhằm làm rõ trách nhiệm của các cá nhận khi ký kết hợp đồng tín dụng (theo thời gian
hoặc giá trị của hợp đồng). Nội dung này nhằm đảm bảo các hợp đồng tín dụng đã phát sinh phải được
tính toán, ghi chép đầy đủ, đúng đắn và đúng kỳ.
Kế toán sẽ ghi sổ các khoản thanh toán gốc và lãi của khoản vay. Ở khâu này hệ thống KSNB phải
kiểm tra, đối chiếu tình hình thu hồi nợ giữa bộ phận kế toán với bộ phận tín dụng.

Chú ý đến các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro như: xin gia hạn nợ, cho vay mới, thì dư nợ giảm xuống cũng
như các thông tin cung cấp cho ngân hàng không kịp thời…

3.2. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp
Để thực hiện tốt cần chú ý:
10


 Chấm điểm khách hàng và có những nhận định ban đầu, đồng thời đánh giá xem họ có đủ năng
lực và khả năng chi trả không.
 Hoàn thiện quy trình thẩm định và giám sát chặt chẽ từ khâu thụ lý hồ sơ cho đến khi giải ngân
và đáo hạn.
 Ứng dụng thông tin trong phân tích khách hàng.
 Tăng cường tiếp xúc khách hàng, khảo sát thực tế tình hình kinh doanh và thẩm định kỹ lưỡng
giá trị tài sản đảm bảo.
 Thực hiện tốt công tác tổ chức và thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ của các cán bộ thẩm định.

3.3. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro khi cho vay
 Các khoản cho vay mới phát sinh phải thoả mãn quá trình đánh giá tín dụng của ngân hàng và
có cam kết hoàn trả rõ ràng.
 Toàn bộ các khoản vay đã được phê chuẩn phải được lưu trữ, bảo quản phù hợp và tuân thủ
pháp luật. Mục tiêu bảo vệ tài sản, thông tin - tính có căn cứ hợp lý).
 Toàn bộ các cam kết về vốn vay phải được ghi chép chính xác và phù hợp với kỳ mà nó phát
sinh. Mục tiêu chứng minh tính đầy đủ, đúng đắn và đúng kỳ của khoản nợ vay.
 Việc phê chuẩn giải ngân phải được thực hiện cho từng hợp đồng tín dụng. Mục tiêu đảm bảo
tính có thật của việc giải ngân hợp đồng tín dụng.
 Các khoản vay đã được giải ngân phải được ghi chép chính xác và đúng kỳ. Mục tiêu đảm bảo
tính đầy đủ, đúng đắn và đúng kỳ của việc giải ngân.
 Toàn bộ các khoản thanh toán về tiền vay đã nhận có được xử lý và ghi chép đúng thời điểm
hay không.Mục tiêu chứng minh tính có thật, đúng đắn và đúng kỳ của khoản thanh toán.

 Toàn bộ các khoản thanh toán tiền vay đã phát sinh thực tế phải được vào sổ. Đảm bảo tính đầy
đủ của khoản thanh toán.
 Các khoản phí suất về thanh toán tiền vay phải được tính toán chính xác và vào sổ phù hợp với
từng hợp đồng tín dụng. Đảm bảo tính hiện hữu, đầy đủ, sự tính toán và tính đúng kỳ của khoản
vay đã thanh toán.
 Việc tính toán tiền lãi và lãi cộng dồn trên các khoản vay cho từng hợp đồng tín dụng phải chính
xác và phản ánh vào sổ kịp thời. Đảm bảo tính toán, đánh giá lãi tiền vay chính xác.
 Lãi tiền vay phải được ghi chép đúng kỳ mà nó phát sinh. Đảm bảo tính đúng kỳ của khoản lãi
tiền vay.
 Kiểm tra, phân loại, và đánh giá rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay theo từng hợp đồng tín
dụng. Đảm bảo sự đánh giá, phân loại và hạch toán các khoản nợ vay là trung thực và hợp lý.
 Toàn bộ các khoản vay đến hạn và quá hạn có giá trị còn lại mà lớn hơn giá trị thu hồi ước tính
phải được ghi nhận như khoản nợ xấu. Đảm bảo sự đánh giá nợ xấu là đầy đủ và hợp lý.
 Toàn bộ các khoản nợ xấu phải được theo dõi, phân loại, trích lập dự phòng theo quy định của
chuẩn mực kế toán và quy chế tài chính hiện hành. Đảm bảo sự đánh giá, phân loại và hạch
toán các khoản dự phòng nợ xấu là trung thực và hợp lý.

3.4. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng
Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kinh
doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển
dụng của các ngân hàng. Các quyết định đúng đắn có thể giúp ngân hàng phát triển bền vững và lớn
mạnh, đồng thời quyết định sai lầm sẽ dẫn đến những thiệt hại, có thể đưa đến phá sản và sụp đổ ngân
hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Nên việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ
ngân hàng là việc làm thường xuyên ngân hàng nên chú trọng thực hiện.
11


4. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ CẤP TÍN DỤNG
Nhằm đảm bảo tới sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, liên quan tới vấn đề cấp tín dụng, Nhà

nước đã ban hành một số quy định pháp lý sau:
 Hạn chế cấp tín dụng đối với một số trường hợp (Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Thông tư
36/2014/TT-NHNN) ;
 Quy định mức trích lập dự phòng đối với các khoản cấp tín dụng và vấn đề liên quan (Thông
tư 02/2013/TT-NHNN).

4.1. Luật Các tổ chức tín dụng 2010
Chương VI. CÁC HẠN CHẾ ĐỂ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC TÍN DỤNG
Điều 126 quy định cụ thể các trường hợp mà tổ chức tín dụng (kể từ đây, thuật ngữ tổ chức tín dụng
được nhắc tới trong đây không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô) không được
cấp tín dụng:
 Không được cấp tín dụng cho thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên,
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và
các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám
đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương. Vì những người này
là những người thuộc các chức danh lãnh đạo, có quyền kiểm soát hoặc những người có liên
quan nên không thể lấy vốn của tổ chức tín dụng (do chính họ góp vào) sau đó lại đem cho vay
bởi chính họ được, như vậy sẽ làm giảm vốn điều lệ.
 Không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
 Không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng
hoặc công ty con của tổ chức tín dụng; không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín
dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn
góp. Vì :
o Làm cho vốn điều lệ tăng ảo do sử dụng cổ phiếu của NH để vay vốn rồi lại mua cổ
phiếu.
o Sẽ làm giảm vốn pháp định của NH nếu lấy cổ phiếu đi vay vốn rồi mà lại không trả được
nợ, khi đó NH phải lấy cổ phiếu để bù đắp thiệt hại, dẫn tới vốn pháp định giảm.

Điều 127 hạn chế các tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với
điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
 Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, thanh tra viên đang
thanh tra tại tổ chức tín dụng;
 Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng;
 Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
 Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
 Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng
nắm quyền kiểm soát.
Mục đích của điều 127 nhắm tới những người có ảnh hưởng lớn đến ngân sách của tổ chức, tổ chức
tín dụng không thể tùy tiện cho vay, chỉ có thể vay khi có tài sản bảo đảm…
Điều 128 quy định giới hạn mà tổ chức tín dụng được phép cấp tín dụng tới một khách hàng, cụ thể
12


là:
 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có ;
 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt
quá 25% vốn tự có.
Điều 131 bắt buộc tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của mình, khoản dự phòng
này được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Việc phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do NH
Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính

4.2. Thông tư 36/2014/TT-NHNN
Mục 3. GIỚI HẠN, HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG
Thêm vào đó thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định bổ sung thêm trường hợp mà tổ chức tín dụng
không được phép cấp tín dụng: không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái
phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết. (Điều 11)
Điều 14 trong Thông tư này còn quy định điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ

phiếu:
 Chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để
đầu tư, kinh doanh cổ phiếu khi đáp ứng các điều kiện.
 Không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm
dưới bất kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng khác hoặc trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của
tổ chức tín dụng khác;
 Không được cấp tín dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NH thương mại đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh
doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp.
 Không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng để
công ty con, công ty liên kết của NH thương mại đầu tư, kinh doanh cổ phiếu hoặc cho vay để
đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Lý do cho quy định này là việc đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là một hình thức đầu tư, kinh doanh
mang tính rủi ro cao, nếu như việc đầu tư, kinh doanh thất bại sẽ gây thua lỗ, không thu hồi được vốn
cho vay, ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

4.3. Thông tư 02/2010/TT-NHNN
Mục 2: TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:
𝒏

𝑹 = ∑ 𝑹𝒊
𝒊=𝟏

Trong đó:
 R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
 ∑𝑛𝑖=1 𝑅𝑖: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
 Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản
nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:


Ri = (Ai - Ci) x r
13


Trong đó:
o Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
o Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là
tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;
o r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.
o Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều
này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng
bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết;
b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm
không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể
từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;
c) Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch
bảo đảm;
d) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này phải được định giá bởi tổ chức có chức
năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
(i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có

liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng
theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng.
(ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm d(i)
khoản này.
Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ
chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(i), d(ii) khoản
này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài thực hiện định giá theo quy định nội bộ quy định
tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d
khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng không.
Điều 13. Mức trích lập dự phòng chung
1. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm
1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
a) Tiền gửi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước
ngoài khác tại Việt Nam.

14


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

CMKiT

Chuẩn mực kiểm toán

BCTC


Báo cáo tài chính

NHTM

Ngân hàng thương mại

NH

Ngân hàng

GLNB

Gian lận nội bộ

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM-DV-DL

Thương mại – Dịch vụ – Du lịch

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CN

Chi nhánh

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất



Giám đốc

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

SG

Sài Gòn

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO



Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 240



Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 240



Định nghĩa gian lận của hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kì



Tạp chí tài chính.vn – Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM



Dantri.com.vn – Phạt tù chung thân giám đốc chiếm đoạt 50 tỷ đồng của BIDV



Tinnhanhchungkhoan.vn – Nhiều ngân hàng bị băng nhóm tội phạm dùng chứng minh thư giả
làm thẻ tín dụng



Xaluan.com – Đường đi của số tiền 120 tỷ đồng tại Agribank




Luật Các tổ chức tín dụng 2010



Thông tư 36/2014/TT-NHNN



Thông tư 02/2010/TT-NHNN

16



×