Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Một số quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.69 KB, 50 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế hiện nay, nhiều
liên kết kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau đã được hình thành giữa các
quốc gia nhằm tăng cường phát triển kinh tế trong khuôn khổ của khối nói
chung và tạo điều kiện thuận hơn cho các nước thành viên trong khu vực phát
triển kinh tế của mình nói riêng.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), từ khi ra đời cho đến nay đã
dần dần khẳng định được tiếng nói của mình trên trường quốc tế và đang được
đánh gía là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện
nay. Tuy nhiên, đang đứng trước nhiều thách thức do sự phát triển nền kinh tế
thế giới và nội bộ ASEAN đặt ra, vì vậy các nước ASEAN vẫn tiếp tục thực
hiện tích cực tiến trình liên kết khu vực, đặc biệt là hợp nhất kinh tế khu vực
giữa các nước thành viên và coi đó là việc cấp thiết trước những thách thức toàn
cầu hiện nay.
Cùng với khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), sự ra đời của khu vực
đầu tư ASEAN (AIA) sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình hợp nhất kinh tế giữa các
quốc gia thành viên bằng cách đẩy mạnh đầu tư trực tiếp, tạo thuận lợi cho
luồng vốn đầu tư, công nghệ và chuyên gia trong khu vực. Hơn nữa sự hình
thành khu vực đầu tư ASEAN còn có vai trò giúp các nước trong khu vực trong
việc tăng cường cạnh tranh thu hút FDI với các nền kinh tế mới nổi lên, đặc biệt
là Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi mục tiêu chủ yếu của Hiệp định khung về khu vực
đầu tư ASEAN (AIA) là hợp tác để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ASEAN từ các nguồn trong và ngoài khu vực. Vì vậy mà việc tăng tốc xây dựng
khu vực đầu tư ASEAN cũng như việc đẩy nhanh thời gian thực hiện AIA là
một điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nước ASEAN trong giai
đoạn phát triển kinh tế hiện nay.
Mục đích của bài luận văn nay là xem xét và đánh giá tầm quan trọng của
khu vực đầu tư ASEAN (AIA) trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với các nước ASEAN và quá trình thực hiện AIA của các nước này,
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368
đồng thời đưa ra những thách thức mà các quốc gia này cần phải đối mặt cũng
như những giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành AIA, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc thu hút FDI trong thời gian tới của các quốc gia này trong khuôn khổ
AIA
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn
được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái quát sự hình thành đầu tư trong khuôn khổ ASEAN
Chương 2: Những nội dung chính của Hiệp định khung về khu vực đầu tư
ASEAN và lộ trình thực hiện Hiệp định
Chương 3: Một số quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
CHDCND Lào
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ
ASEAN
1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi do
mỗi cách tiếp cận khác nhau, chúng ta lại có những khái niệm khác nhau về FDI
Theo như giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, năm 2005 NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội. FDI được định nghĩa là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
là loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó người chủ sở hữu vốn đồng
thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.
Còn trong sách Quan hệ kinh tế quốc tế, năm 2003, NXB Thống kê. FDI
lại được định nghĩa là: hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng
góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp
tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.

Trong bách khoa toàn thư Wikipedia, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của
cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất
kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại thế giới WTO đưa định nghĩa về FDI như sau: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh, Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty
con” hay “chi nhánh công ty”.
Và theo như định nghĩa của quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), thì đầu tư trực tiếp
nước ngoài lại là hoạt động đầu tư của một doanh nghiệp để thu hút một lợi ích
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lâu dài, quản lý tại một doanh nghiệp khác ở một nền kinh tế khác với nền kinh
tế của doanh nghiệp đầu tư.
Mỗi định nghĩa là một cách hiểu khác nhau và ở góc độ tiếp cận khác
nhau. Tuy nhiên, định nghĩa nào cũng cho chúng ta thấy đầu tư trực tiếp là sự di
chuyển vốn giữa các quốc gia, và là một dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước
ngoài.
1.2. Các hình thức của FDI
Căn cứ vào mục đích của FDI
FDI tìm kiếm nguồn tài nguyên: là hình thức đầu tư nguyên thủy của các
công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển. Hình thức này có tác dụng
thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến
nước nhận đầu tư và xuất khẩu thành phẩm, bán thành phẩm từ nước nhận đầu
tư ra nước ngoài.
FDI tìm kiếm thị trường: là hình thức đầu tư sản xuất cùng loại sản phẩm

với nước đầu tư và tiêu thụ sản phẩm tại nước nhận đầu tư, được gọi là FDI theo
chiều ngang. Hình thức này xuất hiện do các rào cản thương mại và chi phí vận
chuyển cao.
FDI tìm kiếm hiệu quả: là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bổ một số
công đoạn sản xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí thấp nhằm tối ưu hóa quá
trình sản xuất, được gọi là FDI theo chiều dọc, chủ yếu áp dụng cho các ngành
công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Hình thức cổ điển nhất của nó là đầu tư sang
các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm các nguồn lao động chi phí thấp.
FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: là hình thức xuất hiện ở giai đoạn phát
triển cao của toàn cầu hóa sản xuất, khi các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm
kiếm khả năng hợp tác nghiên cứu và triển khai. (R&D).
Căn cứ vào hình thức góp vốn, FDI được chia thành:
Dự án 100% vốn nước ngoài.
Xí nghiệp liên doanh do các doanh nghiệp của cả nước nhận đầu tư và
nước đi đầu tư góp vốn.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài thuê gia công linh
kiện, tạo ra luồng thương mại hướng vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
hơn.
Hợp đồng BOT (xây dựng, hoạt động và chuyển giao), BTO (xây dựng,
chuyển giao và hoạt động), BT (xây dựng, chuyển giao)
2. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các
nước ASEAN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế, đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
một quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Nhìn lại quá trình
công nghiệp hóa thành công của các nước ASEAN đều thấy, nguồn vốn đầu tư
nói chung và FDI nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại
của quá trình công nghiệp hóa. Bởi vì đi cùng với FDI là kỹ thuật, công nghệ,

kinh nghiệm quản lý, kỹ năng lao động, thị trường, .v.v... Và nếu các nước đi
sau có một chính sách thu hút và sử dụng FDI một cách hợp lý, có thể sẽ tận
dụng được thành quả to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đi tắt và
rút ngắn quá trình công nghiệp hóa. Đối với từng quốc gia cụ thể có những lợi
thế và điều kiện riêng trong việc thu hút và sử dụng FDI.
Với các nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong khuôn khổ
ASEAN, thì FDI có vai trò quan trọng trong việc:
- Đáp ứng nhu cầu về vốn:
Giải quyết vấn đề thiếu vốn là một trong những tác động tích cực nhất mà
FDI mang lại cho nước nhận đầu tư. Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm
vốn trong nước và nước ngoài. Đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độ
thấp, nguồn vối tích lũy trong nước là rất hạn chế, không thể đáp ứng đủ nhu cầu
phát triển đất nước. Một khi thiếu vốn, các nước này sẽ không thể đầu tư mở
rộng và hiện đại hóa sản xuất, từ đó dẫn đến năng suất thấp, sức cạnh tranh kém,
lợi nhuận thấp và dẫn đến tỷ lệ tích lũy thấp. Đó chính là cái vòng luẩn quẩn. Để
thoát ra được, cần phải có “cú huých từ bên ngoài”, đó chính là FDI. Trong điều
kiện hiện nay, khi mà trên thế giới có nhiều nước có trong tay một khối lượng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước
đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển
kinh tế.
Tại nhiều nước đang phát triển, vốn FDI chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng
vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào
vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Để
đánh giá vai trò của vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể xem xét kỹ tỷ lệ vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc dân (FDI/GDP) ở một số
nước thực hiện khá thành công chiến lược thu hút FDI trung bình trên 10% như:
Indonexia 10,9%, Malaysia 26,6% và đặc biệt là Singapore 65,3%. Ở các nước
này FDI đã thực sự đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế và nếu chỉ

căn cứ vào tình hình thực tại về số lượng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thì
có thể đánh giá rằng FDI có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng kinh tế của các
nước này.
Bên cạnh đó, điều quan trọng của FDI đối với việc phát triển kinh tế là vai
trò của nó đối với nguồn tiết kiệm. Về cơ bản FDI có thể khuyến khích tăng
nguồn tiết kiệm đặc biệt đối với những nước nhận đầu tư. Quá trình này có thể
dễ dàng xảy ra vì FDI có thể tạo thêm việc làm trong nước và tạo ra thu nhập, do
đó nó có thể làm cho nguồn tiết kiệm tăng lên ở nước sở tại. Ngoài tiền lương
mà các nhà đầu tư nước ngoài trả và những khoản thu nhập mà những nhà cung
cấp địa phương kiếm được vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có ảnh hưởng tích
cực đến tiết kiệm. Cùng với quá trình các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể làm
tăng tiết kiệm trong nước bằng những cách khác nhau như xây dựng các kế
hoạch trả lương, chi trả vào các khoản tiết kiệm...
Ngoài ra, FDI còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu về ngoại tệ của nước nhận. Điều này có nghĩa là việc thiếu hụt thương mại
có thể được bổ xung bằng nguồn vốn FDI. Khi FDI chảy vào một nước, nó có
thể làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai. Nó cũng có thể triệt tiêu khoản thâm hụt
đó qua thời gian khi các Công ty nước ngoài thu được những khoản xuất khẩu
ròng. Thêm nữa khi những lợi thế của nền sản xuất nước ngoài được đưa vào
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước chủ nhà như công nghệ, kỹ năng sản xuất..., chúng làm nâng cao sức cạnh
tranh quốc tế của các hãng trong nước, do đó có thể làm tăng xuất khẩu, góp
phần tạo ra ngoại tệ cải thiện cán cân thương mại.
- Đáp ứng nhu cầu về chuyển giao công nghệ
Đối với những nước đang phát triến nơi mà trình độ công nghệ còn lạc
hậu thì đáp ứng nhu cầu về vốn vẫn là chưa đủ. Cho dù chúng ta có tiền để nhập
những máy móc, công nghệ hiện đại nhất nhưng nếu chúng ta chưa biết khai
thác sử dụng và quản lý nó một cách hiệu quả thì đó chỉ là sự lãng phí. Khi đầu
tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó số vốn bằng

tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu... (hay còn gọi là công nghệ cứng) và cả vốn vô hình như chuyên gia kỹ
thuật, công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị
trường... (hay còn gọi là công nghệ mềm). Thông qua hoạt động FDI, quá trình
chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho
cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Một trở ngại lớn nhất trên con đường
phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển là trình độ kỹ thuật, công
nghệ còn lạc hậu. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển tự nghiên cứu để
phát triển khoa học công nghệ cho kịp với trình độ của các nước phát triển là
việc làm khó khăn và tốn kém. Con đường nhanh nhất để phát triển khoa hoc kỹ
thuật công nghệ và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển hiện nay là
phải biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài
thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận FDI là một phương thức cho phép
các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiện đại trên
thế giới, tuy nhiên mức độ hiện đại đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhưng dù thế nào thì đây cũng là lợi ích căn bản của các nước khi tiếp nhận
FDI. Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia
khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ
cho nước nào tiếp nhận đầu tư. Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển được
“đi xe miễn phí”, mà cũng không phải trả một khoản nào cho việc tiếp nhận
chuyển giao công nghệ này.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Các dự án FDI góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh là động lực kích
thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất nhờ tranh thủ vốn và kỹ
thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện
mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là chìa
khóa để các nước đang phát triển thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói
nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực

hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác
dụng của các nhân tố bên ngoài, biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gia
đó tạo ra được tốc độ phát triển kinh tế cao. Hoạt động FDI đã góp phần tích cực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ
dựa để khai thác những tiềm năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển nền kinh
tế. Mức tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển thường do nhân tố
tăng đầu tư là chủ yếu, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử
dụng, năng suất lao động cũng tăng lên theo. Vì vậy, có thể thông qua đầu tư để
đánh giá một cách tương đối sự tăng trưởng của một nước.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự
phát triển nội tại nền kinh tế, mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời
sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. FDI là một bộ phận quan trọng của
hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng
nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế
giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế
giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp.
Với sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc
gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động FDI. Ngược lại thì chính FDI lại góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
- Tăng thu ngân sách nhà nước:
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
FDI góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách Nhà nước thông qua
việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thuê đất...
Cùng với tăng khả năng sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, FDI còn giúp mở rộng
thị trưởng cả trong nước và quốc tế. Đa số các dự án FDI đều có bao tiêu sản
phẩm. Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều
nước đang phát triển hiện nay.

- Giải quyết công ăn việc làm:
Về mặt xã hội FDI đã tạo được nhiều chỗ làm việc mới, thu hút được một
số lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc trong các đơn
vị của đầu tư nước ngoài. Điều này góp phần đáng kể vào việc giảm bớt nạn thất
nghiệp, vốn là tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt đối với nhiều
nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có
điều kiện khai thác và sử dụng thì FDI được coi là một chiếc chìa khóa quan
trọng để giải quyết vấn đề trên, vì FDI tạo ra các điều kiện về vốn và kỹ thuật
cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng của nền kinh tế trong đó có tiềm
năng về lao động.
3. Cơ sở thực hiện của khu vực đầu tư ASEAN
3.1. Sự cần thiết của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
các nước ASEAN sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998
Trong suốt hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, đặc biệt trong giai đoạn
từ đầu thập kỷ 90 đến trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bùng
nổ, ASEAN được các nhà đầu tư đánh giá cao về mức hấp dẫn đầu tư. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào ASEAN trước khủng hoảng vào năm 1996 đạt đến gần
30 tỉ USD. Nhưng khi cuộc khủng hoảng 1997-1998 nổ ra, lượng FDI vào khu
vực này giảm xuống một cách đáng kể, chỉ còn 4,4 tỷ USD trong năm 1998, đến
năm 1999 chỉ còn 1,7 tỉ USD. Đây là điều hoàn toàn không tốt đối với các nước
ASEAN khi mà các nước này vốn là những nước có nền kinh tế lạc hậu, thiếu
vốn trầm trọng việc phát triển đất nước. Trong khi chịu ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, thì Trung Quốc lại nổi lên như một điểm
nóng về thu hút FDI trong khu vực Châu Á với nguồn tài nguyên phong phú cả
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
về nhân lực lẫn vật lực. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng tạo ra
mối lo ngại đối với các nước ASEAN, đặc biệt là sự chuyển hướng FDI từ các
nước này sang Trung Quốc do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 1997.
Để có thể hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và đuổi kịp trình độ của các nước

phát triển, các nước ASEAN cần phải thu hút được nhiều FDI hơn nữa, vì FDI
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước này trong việc tạo ra cũng như
là bổ sung thêm nguồn vốn cho các nước này trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa. Bản thân các nước ASEAN cũng rất nỗ lực trong việc làm thế nào
để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, để tăng cường cạnh tranh
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nước và khu vực khác trên thế giới,
đặc biệt là với Trung Quốc, nhằm hướng dòng FDI quay trở lại khu vực.
Xét về thực trạng chung của dòng FDI vào trong khuôn khổ ASEAN từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, có thể nói nền kinh tế các nước
ASEAN trở nên bất ổn định và tốc độ tăng trưởng thất thường, tuy vậy các nước
này cũng đã đạt được một số thành tựu trong việc thu hút FDI, lượng FDI vào
khu vực đã có xu hướng tăng dần lên so với giai đoạn khủng hoảng, mặc dù sự
tăng trưởng này có phần không ổn định. Năm 2000, nền kinh tế của các nước
ASEAN đã có thể phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, sang năm
2001, do sự suy giảm kinh tế của Mỹ và Nhật Bản, hầu hết các nước ASEAN 5
(không kể Brunay) tốc độ tăng trưởng đều giảm sút: Indonesia 3,4% Malaysia
0,5%, Thái Lan 2,0%, Singapore (-2%), Philipin 4,5%. Dòng FDI vào khu vực
ASEAN giảm xuống 26%, từ 19 tỷ USD năm 2001 xuống còn 14 tỷ USD năm
2002. Còn đầu tư trong nội khối ASEAN lại tăng khoảng 50%, từ 2,4 tỷ USD
trong năm 2001 lên 3,6 tỷ USD năm 2002, Năm 2002 đến 2003, FDI vào khu
vực ASEAN tăng 27%, từ 15 tỷ USD lên 19 tỷ USD do tăng trưởng kinh tế cao
trong khu vực và môi trường đầu tư được cải thiện.
Từ năm 2003, tình hình trong nước và thị trường quốc tế thuận lợi hơn đã
làm cho mức tăng trưởng kinh tế của các nước có nhiều khả quan hơn, tạo đà
cho năm 2004 đạt mức tăng trưởng khá cao. Mặt khác, khối lượng FDI hồi phục
và tăng liên tiếp trong hai năm liền. Dòng FDI vào khu vực tăng lên 43%, từ 14
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tỷ USD năm 2002 lên 20 tỷ USD năm 2003, và kết quả là ASEAN trở thành một
trong những khu vực tăng trưởng FDI cao nhất. Sự tăng lên mạnh mẽ của FDI

trong năm 2003, sự tăng trưởng cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính
1997-1998 và triển vọng trong các năm sau cho thấy rằng cuộc khủng hoảng này
sẽ không còn ảnh hưởng đến sự cân nhắc về vấn đề đầu tư của các công ty đa
quốc gia nữa. Sự cải thiện cơ cấu cũng góp phần làm tăng FDI trong khuôn khổ
ASEAN.
Trong năm 2005, FDI vào khuôn khổ ASEAN đã tăng 48%, đạt mức kỷ
lục 38 tỷ USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998.
Đến quí I năm 2006, FDI vào khuôn khổ ASEAN, tăng 90% so với cùng kỳ năm
trước, đạt 14 tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên đầu tư vào ASEAN chỉ
chiếm 6-7% tổng FDI trên thế giới và vẫn là khu vực thu hút đầu tư lớn sau
Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 1: Dòng FDI vào các nước ASEAN từ 2000 đến quý I năm 2004
(Triệu USD)
Tên nước 2000 2001 2002 2003 2004
Brunay
549 526 1035 3123 34
Campuchia
149 149 145 87 78
Indonexia
-4550 -3279 145 -596 432
Lào
34 24 25 19 5
Malaixia
3788 554 3203 2473 927
Myanma
208 192 191 128
Philippin
1345 982 1111 319 -15
Xingapore
17218 15038 5730 1869 166

Tháilan
3350 3886 947 1869 166
ViệtNam
1289 1300 1200 1450
ASEAN
13379 19373 13733 20304 7432
Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEAN FDI Database
Nhìn chung, FDI vào khu vực ASEAN có tăng trường qua các năm, song
mức độ tăng trưởng chậm lại do nhiều nguyên nhân khác nhau và do chịu tác
động của nhiều yếu tố khác như sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế trên thế
giới, hoặc do sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế mới nổi đang cạnh tranh
mạnh mẽ trong việc thu hút FDI với khu vực v.v... Tuy nhiên, Hội đồng đầu tư
ASEAN lạc quan rằng FDI vào ASEAN sẽ đạt kỷ lục mới trong những năm tới.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về nguồn FDI từ các nhà đầu tư chính trên thế giới vào ASEAN, ta có thể
thấy các nhà đầu tư chính vào ASEAN vẫn đầu tư vào khu vực trong cả giai
đoạn suy thoái của nền kinh tế và họ vẫn chiếm phần lớn dòng vốn FDI chảy
vào khu vực. Tuy nhiên chỉ có thứ hạng của các nhà đầu tư là thay đổi. Mười
nhà đầu tư hàng đầu chiếm khoảng 85% tổng số vốn FDI vào khu vực ASEAN
trong những năm từ 1999-2002 ( Bảng 1.2).
Bảng 2: Mười nhà đầu tư vào khu vực ASEAN trong giai đoạn bùng nổ và
suy thoái của nền kinh tế toàn cầu
Giai đoạn bùng nổ 1999-2000 Giai đoạn suy thoái 2001-2002
Khu vực/nước Triệu USD Khu vực/nước Triệu USD
Mỹ
Hà Lan
Anh
ASEAN
Nhật Bản

Đức
Hồng Kông
Bermuda
Pháp
Đài Loan
11.266
8.031
4.993
2.984
2.632
2.217
1.994
1.460
1.333
968
ASEAN
Anh
Mỹ
Nhật Bản
Hà Lan
Ý
Đức
Đài Loan
Phần Lan
Thụy Điển
5.949
5.254
3.863
3.181
2.130

1.469
1.155
1.021
930
812
Tổng 37.878 Tổng 25.764
(Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEAN FDI Database)
Giai đoạn 1990-2002, khoảng 22% FDI vào khối ASEAN (trừ Singapore)
là từ Nhật Bản, 18% từ EU và 16% từ Mỹ. Tuy nhiên dòng FDI từ EU toàn bộ
vào ASEAN trong năm 2002 đã giảm xuống hơn một nửa so với mức của năm
2001 (8,5 tỷ USD).
Sang đến giai đoạn 2002-2003, Thụy Điển cũng đứng trong hàng ngũ
mười nhà đầu tư lớn nhất vào Đông Nam Á. Năm 2002, bản thân ASEAN đứng
đầu trong số mười nhà đầu tư này với số vốn là 3.557 Triệu USD.
So với giai đoạn suy thoái, thì tổng số vốn FDI vào khu vực năm 2003 đã
giảm đi rất nhiều, chỉ còn 3/5 so với giai đoạn 2001-2002, tức chỉ 15.816 triệu
USD. Trong cả giai đoạn 1995-2003, FDI từ tam cường (Nhật Bản, Mỹ, EU),
ASEAN và ANIEs chiếm khoảng 4/5 dòng vốn chảy vào khu vực.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mười nhà đầu tư quốc tế (Anh, Hàlan, Mỹ, ASEAN, Nhật, đảo Cayman,
Thụy Điển, Ái Nhĩ Lan, Hồng Kông, ROK) chiếm 82% (15.816 Triệu USD), tức
4/5 tổng số vốn FDI vào khu vực trong năm 2003.
Hiện nay, theo UNCTAD, nhóm các nước đang phát triển cũng là những
nhà đầu tư quốc tế quan trọng. Tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia
đang nổi lên. Những nhà đầu tư Trung Quốc sang các nước ASEAN đang ngày
một tăng, chỉ riêng năm 2004, tổng kim ngạch đầu tư tăng 238.86% so với năm
2003, chiếm 10% tổng kim ngạch đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc.
Theo thống kê của Hội đồng đầu tư ASEAN, Mỹ, Anh, Nhật, Pháp và

Phần Lan chiếm gần một nửa tổng FDI vào khu vực ASEAN năm 2005. Trong
đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất ở ASEAN. Mỹ là khách hàng lớn nhất, nhà
cung cấp FDI lớn nhất của ASEAN.
Về phía các nước ASEAN, hiện nay các nước này không chỉ đóng vai trò
là các nước nhận đầu tư, mà còn là các nước đi đầu tư, chủ yếu là các nước
thành viên cũ. Nguồn FDI từ các nhà đầu tư ASEAN cũng giữ một vị trí quan
trọng trong tổng số FDI vào trong khu vực.
Năm 2002, đầu tư trong các nước ASEAN đã tăng 50% từ 2,4 tỷ USD
năm 2001 đến 3,6 tỷ USD. Điều này cho thấy rằng đầu tư trong nội khối hiện
nay đang trở thành một nguồn FDI quan trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ
yếu trong việc góp phần thúc đẩy hội nhập khu vực.
Trong năm 2001-2003, đầu tư trong nội khối ASEAN chiếm khoảng 16%
tổng dòng vốn FDI vào trong khu vực. Mặc dù đầu tư trong khuôn khổ ASEAN
giảm 42% trong năm 2003, nhưng vẫn duy trì ở mức 2 tỷ USD. Các công ty của
Singapore và Malaysia vẫn là những nhà đầu tư năng động nhất trong khu vực.
Dòng FDI trong nội khối ASEAN của các nước thành viên năm 2004 là:Brunei:
19,7 triệu USD; Campuchia: 31,9 triệu USD; Indonesia: 204.2 triệu USD;
Lào:7.8 triệu USD; Malaysia: 980.2 triệu USD; Myanma: 9.3 triệu USD;
Philippin: 71.1 triệu USD; Singapore: 727,3 triệu USD; TháiLan: 336.0 triệu
USD; Việt Nam: 242.9 triệu USD; Tổng FDI toàn ASEAN là 2630.3 triệu USD.
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sang đến năm 2005, đầu tư nội khối ASEAN cũng đã tăng lên 2.2 tỷ USD, trong
đó Malaysia và Singapore chiếm tới 1,5 tỷ USD, tức 68% tổng đầu tư bên trong
ASEAN.
Các khu vực đầu tư chính mà các nhà đầu tư vẫn quan tâm khi đầu tư vào
ASEAN, chủ yếu vẫn là các ngành phục vụ nhiều cho quá trình công nghiệp hóa
của các nước này.
Công nghiệp dịch vụ vẫn là khu vực nhận đầu tư lớn nhất trong dòng FDI
vào ASEAN, sau khu vực sản xuất và các khu vực ưu tiên, khu vực dịch vụ

chiếm khoảng 50% tổng số FDI vào khu vực năm 2002-2003. Sự phân bổ FDI
giữa 3 khu vực kinh tế là khác nhau giữa các nước.
Bảng 3: Dòng FDI vào ASEAN theo khu vực, 1999-2003
Theo tỉ lệ phần trăm %
Khu vực kinh tế 1999 2000 2001 2002 2003
Nông, lâm, ngư nghiệp
khai thác mỏ
Chế tạo
Xây dựng
Thương mại
Trung gian tài chính
Bất động sản
Dịch vụ
Các lĩnh vực khác
Neg
7,6
24.1
-0,3
15,9
24,0
2,3
7,8
18,5
0,6
5,0
33,4
-0,6
8,6
27,8
3,0

6,0
16,3
Neg
10,9
34,0
7,8
7,1
-42,8
7,0
1,7
74,7
3,6
13,1
40,3
-6,7
17,6
49,6
2,4
10,8
-30,7
0,9
21,1
23,9
0,5
11,6
27,9
3,6
-1,4
11,8
(Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEAN FDI Database)

Các nền kinh tế tiến bộ hơn có xu hướng nhận nhiều FDI hơn trong lĩnh
vực dịch vụ, trong khi những nước thành viên mới lại nhận nhiều đầu tư hơn
trong lĩnh vực chế tạo. Điều này phản ánh tình hình phát triển công nghiệp của
các nước thành viên và sự lớn mạnh hơn của khu vực sản xuất. Đồng thời cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực dịch vụ đối với nền kinh tế là lĩnh vực
thu hút nhiều nhất FDI với khoảng 27,8 tỷ USD năm 2005, tăng 33% so với năm
2004. Kế tiếp là tài chính và dịch vụ liên quan, bao gồm cả bảo hiểm (30%),
25% còn lại bao gồm các lĩnh vực khác như thương mại, bất động sản, nông
nghiệp, khai khoáng và xây dựng. Năm ngành thu hút nhiều FDI nhất trong lĩnh
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vực sản xuất là điện và điện tử, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, chế tạo các
sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị.
Trước thực trạng chung về dòng FDI vào ASEAN từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính 1997-1998, để hợp tác đầu tư có hiệu quả, và hơn nữa là giúp
các nước ASEAN có vị thế hơn trong việc cạnh tranh thu hút FDI, cũng như
việc tạo ra môi trường đầu tư có tính hấp dẫn hơn, các nước ASEAN đã quyết
tâm tiến tới thành lập khu vực đầu tư ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho các nước này.
Thực chất của AIA là hợp tác để thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào ASEAN
từ các nguồn trong ngoài khối. Trong tình hình nguồn vốn FDI có xu hướng di
chuyển sang các nước đang phát triển khác và các nền kinh tế mới nổi như
Trung Quốc, Ấn Độ và NIEs, thì việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đối với các nước ASEAN là rất quan trọng. Hiện nay các nước
không chỉ tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ bên ngoài mà còn đẩy mạnh thu
hút vốn ngay giữa các nước thành viên. Vì vậy các nước ASEAN đang thúc đẩy
tăng tốc xây dựng đầu tư trong khuôn khổ ASEAN với mong muốn tạo ra một
môi trường đầu tư thông thoáng hơn, hấp dẫn hơn, minh bạch hơn để thu nhiều
đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn nữa, đồng thời có thể cạnh tranh được với các
nền kinh tế mới nổi khác trong việc thu hút FDI. Đầu tư trong khuôn khổ

ASEAN hứa hẹn một môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn không chỉ
giữa các quốc gia trong khuôn khổ ASEAN mà còn tạo ra những điều kiện thuận
lợi hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài khối. Môi trường đầu tư là yếu tố vô cùng
quan trọng đối với các nhà đầu tư. Để có thể thu hút được nhiều nguồn vốn FDI,
bản thân các quốc gia cũng phải không ngừng nâng cao và tìm cách cải thiện
môi trường đầu tư của mình bằng việc đưa ra các chính sách phù hợp, rõ ràng
cho đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục về đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để
thu hút đầu tư.
Thúc đẩy sự di chuyển vốn, lao động có tay nghề, công nghệ giữa các
nước thành viên ASEAN cũng là một điều rất cần thiết mà việc đầu tư trong
khuôn khổ ASEAN có thể đem lại cho các nước này. Tuy các nước ASEAN
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trước đây gần như là có cùng xuất phát điểm, nhưng hiện nay, do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà sự tăng trường kinh tế ở mỗi nước là khác nhau. Trong nội
bộ các nước ASEAN vẫn chia ra thành các nước ASEAN 6 (gồm Singapore,
TháiLan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Brunei) và ASEAN 4 (gồm
Campuchia, Myanma, Lào, Việt Nam). Có thể nhận thấy sự chênh lệch về trình
độ phát triển giữa các nước này là khá rõ nét. Trong đó Singapore hầu như luôn
là nước đứng đầu trong khu vực về thu hút FDI, với lượng FDI lên đến 20 tỷ
USD trong tổng số FDI trong năm 2005. Do vậy, để các nước ASEAN có thể
phát triển đồng đều hơn thì cần có sự chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau cũng như hỗ
trợ nhau về mặt kỹ thuật công nghệ. Thông qua đầu tư trong khuôn khổ
ASEAN, các nước thành viên sẽ dễ dàng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với
nhau hơn, qua đó thúc đẩy sự di chuyển vốn, lao động có tay nghề, công nghệ
giữa các nước này, giúp các nước thu hẹp dần khoảng cách phát triển.
Có thể nói sự hình thành AIA là điều kiện cần để dòng vốn FDI hướng
vào khu vực, giúp cho các nước có sự thống nhất về định hướng, tạo ra những
ràng buộc mang tính chung nhất, đồng thời tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để
có thể tăng cường thu hút đầu tư và cũng để cạnh tranh trong việc thu hút vốn

đầu tư với các nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới trong giai đoạn hiện
nay, nhất là trước sự nổi lên đang lo ngại của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
3.2. Quá trình hợp tác đầu tư ASEAN và sự hình thành AIA
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa ngày càng cao, quan hệ hợp tác
trong ASEAN đã ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua 35
năm tồn tại và phát triển, ASEAN đang tự khẳng định là tổ chức kinh tế khu vực
thành công nhất trong các khu vực thuộc nhóm nước đang phát triển. Tiềm lực
kinh tế của ASEAN đang mạnh lên rõ rệt.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã, đang và sẽ có vị trí ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế của hầu hết các Quốc gia trong khuôn khổ. Cùng với việc đẩy
mạnh thu hút FDI từ bên ngoài, nhiều nước ASEAN cũng đã mở rộng đầu tư ra
nước ngoài, trước hết là giữa các nước thành viên trong khuôn khổ. Do vậy, hợp
tác đầu tư ASEAN mang ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh sau cuộc
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khủng hoảng kinh tế (1997-1998). Trước năm 1987, các nước ASEAN chưa có
cuộc thảo luận chung về đầu tư trực tiếp, nên quan hệ hợp tác đầu tư giữa các
nước ASEAN chủ yếu dừng lại ở quan hệ song phương theo các Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư tay đôi.
Đồng thời, theo báo cáo đầu tư thế giới năm 1997 của Hội nghị Thương
mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), tỷ trọng FDI vào các nước
Đông Nam Á trong tổng lượng FDI vào khu vực Châu Á đã giảm từ 61% trong
những năm 1990-1991 xuống còn 31% trong giai đoạn 1994-1996. Nguyên nhân
chủ yếu là do những hạn chế về năng lực trong nước, những trở ngại về cơ sở
vật chất còn lạc hậu nghèo nàn, đặc biệt là do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc
thu hút vốn FDI từ các nền kinh tế mới nổi khác, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước những yếu tố mang tính lịch sử và do tình hình thu hút FDI không
mấy sáng sủa, trong khi nhu cầu về vốn để phát triển và tăng trưởng kinh tế để
có thể đuổi kịp nền kinh tế của các nước phát triển lại đang là nhu cầu bức bách
của các quốc gia ASEAN, chính vì thế mà các Quốc gia thành viên ASEAN đã

đưa ra sáng kiến về việc thành lập đầu từ trong khuôn khổ ASEAN, một trong
những chương trình liên kết và hợp tác về kinh tế của ASEAN.
Vào ngày 15/12/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 được tổ
chức tại Băng Cốc, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra sáng kiến về việc xây
dựng khu vực đầu tư ASEAN nhằm tăng cường hợp tác, tính hấp dẫn và thu hút
hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và ngày 07/10/1998, tại Hội nghị
Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN (AEM), Hiệp định khung đầu tư trong
khuôn khổ ASEAN đã được ký kết tại Philippin, Hiệp định khung này dựa trên
các điều khoản đã được ký kết từ những cuộc họp trước đó là:
Các nước thành viên mong muốn giữ vững sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế ở tất cả các quốc gia thành viên bằng những nỗ lực chung nhằm tự do
hóa thương mại, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN đã được
nêu trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN được ký kết
tại Singapore ngày 28/1/1992.
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đồng thời, Hội nghị cũng nhắc lại những quyết định của Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ V được tổ chức vào ngày 15/12/1995 về việc xây dựng khung
đầu tư trong khuôn khổ ASEAN (AIA) nhằm tăng cường tính hấp dẫn và tính
cạnh tranh của ASEAN để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Và để khẳng định cam kết theo Hiệp định ASEAN năm 1987 về khuyến
khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư năm 1996 bổ sung hiệp định này nhằm
củng cố lòng tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào ASEAN.
Cùng với Hiệp định thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
và việc thực hiện Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), việc
thành lập khu vực đầu tư (AIA) nhằm khuyến khích đầu tư lớn hơn vào khu vực.
Thừa nhận rằng nhu cầu thu hút FDI vào ASEAN với mức độ lớn hơn và
bền vững hơn là điều cần thiết vì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn tài
chính quan trọng để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ
tầng và công nghiệp, mà sự hình thành khu vực đầu tư ASEAN góp phần giúp

các nước thành viên đẩy mạnh cạnh tranh thu hút FDI với các nước trên thế giới,
phục vụ cho mục tiêu này.
Quyết tâm hoàn thành việc thực hiện tầm nhìn ASEAN xây dựng khu vực
đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh với môi trường đầu tư thông thoáng và rõ
ràng hơn vào ngày 1/1/2010.
Và những biện pháp được thỏa thuận nhằm hình thành khu vực đầu tư
ASEAN có tính cạnh tranh vào năm 2010 sẽ góp phần hướng tới tầm nhìn
ASEAN năm 2010.
Góp phần hướng tới tầm nhìn 2020 và thành lập cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) vào năm 2020, mà hiện nay các nước đã quyết định đẩy nhanh
thời hạn lên năm 2015, là mục tiêu quan trọng nhất mà các nước ASEAN đang
quyết tâm thực hiện. Và cùng với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu
vực đầu tư ASEAN (AIA) góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành lập
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thông qua việc loại bỏ hàng rào, đặc biệt là
hàng rào phi thuế quan, nhằm biến ASEAN thành một trung tâm sản xuất,
thương mại và đầu tư thành một khu vực tự do dịch chuyển lao động có tay nghề
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cao để từng bước thực hiện tầm nhìn 2020 trong xu thế toàn cầu hóa khu vực
ngày càng gia tăng.
Chính những cơ sở trên đây đã góp phần thúc đẩy các quốc gia thành viên
nhanh chóng tiến tới việc thành lập đầu tư trong khuổn khổ ASEAN, nhằm giúp
các nước thành viên tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI với các
khu vực khác trên thế giới, đồng thời tạo một môi trường cạnh tranh hấp dẫn,
thông thoáng cho khu vực ASEAN, với mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên trong khuổn khổ
ASEAN.
CHƯƠNG II
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU VỰC
ĐẦU TƯ ASEAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
1. Những nội dung chính của Hiệp định
Hiệp định gồm có 21 điều khoản với các nội dung chính như sau:
Theo qui định của Hiệp định, nhà đầu tư ASEAN là một công dân của
một Quốc gia thành viên hoặc một pháp nhân của một Quốc gia thành viên, thực
hiện đầu tư vào Quốc gia thành viên khác, trong đó vốn ASEAN thực tế của
pháp nhân đó cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác, ít nhất phải bằng tỷ lệ
tối thiểu cần có để thoả mãn yêu cầu về vốn quốc gia và các yêu cầu về vốn
khác của pháp luật trong nước và các chính sách quốc gia được công bố, nếu có,
của nước chủ nhà liên quan đến đầu tư đó.
Về phạm vi và mục tiêu của Hiệp định:
Phạm vi áp dụng của Hiệp định chỉ giới hạn đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài, không bao gồm các hoạt động đầu tư gián tiếp cũng như các
vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nhưng đã được các Hiệp định khác của
ASEAN điều chỉnh như Hiệp định khung của ASEAN thành khu vực đầu tư có
sức mạnh, hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với hoạt động FDI trên cơ sở xây dựng
một môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên
để thu hút đầu tư các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài ASEAN.
Đặc điểm của khu vực đầu tư ASEAN
Có một chương trình hợp tác đầu tư ASEAN nhằm tạo ra đầu tư lớn hơn
từ các nước ASEAN và các nước ngoài ASEAN. Tất cả các ngành nghề được
mở cửa và chế độ đối xử quốc gia được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào
năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020, ngoại trừ các ngoại lệ
được qui định trong Hiệp định này, tạo ra khu vực kinh doanh có vai trò to lớn
hơn trong các nỗ lực hợp tác về đầu tư và các hoạt động có liên quan trong
ASEAN và có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động hành nghề và chuyên gia,
và công nghệ giữa các Quốc gia thành viên.
20

×