Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.55 KB, 17 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


MÔN HỌC: DINH DƯỠNG
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 3

ĐỀ TÀI

DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ


MENU

I. ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
Thai nghén là một trạng thái sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định do có nhiều thay đổi
trong cơ thể người mẹ. Nhìn chung, khi mang thai và nuôi con bú nhu cầu dinh dưỡng của
người mẹ tăng cao hơn bình thường. Khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ
năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển bào thai và có nguồn dự trữ
cần thiết để nuôi con sau này. Khi nuôi con bú, ngoài nhu cầu dinh dưỡng cho người mẹ, khẩu
phần ăn cần đáp ứng được nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng để tạo sữa nuôi con.

2


Hình 1. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác buồn nôn
hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra
trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống hợp lý và giữ gìn sức khỏe để thai
phát triển bình thường.


Khi có thai hoặc nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn
mức bình thường vì chẳng những phải đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay
đổi về sinh lý của người mẹ, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú lại còn cần thiết cho sự phát
triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. Dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo sự thay đổi về sinh lý
của người mẹ như về chuyển hoá, tích lũy mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung và
vú.
Quan trọng nhất trong vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai là nó đảm bảo cho sự phát triển
của thai nhi và sau khi bé ra đời, còn là việc tạo nguồn sữa đầy đủ về chất và lượng để nuôi con
bú.

3


Hình 2. Tháp dinh dưỡng cho thời kì mang thai
II. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
Ở phụ nữ mang thai, chuyển hóa năng lượng tăng cao và cao nhất trong những tháng cuối của
thai kỳ, trung bình chuyển hóa của phụ nữ có thai khoảng 20% so với khi chưa có thai. Khi
mang thai mỗi ngày cần bổ sung thêm khoảng 300 Kcal, từ đó cho thấy nhu cầu năng lượng
cho cả quá trình mang thai (280 ngày) ước tính khoảng 80.000 Kcal cao hơn nhu cầu bình
thường. Nhu cầu năng lượng cần cho sự phát triển các mô trong thời kỳ mang thai có thể dựa
trên số lượng protêin và chất béo tích tụ trong bào thai, nhau thai, nước ối, tử cung, vú, máu,
dịch ngoại bào và các mô mỡ.
Ở đối tượng phụ nữ cho con bú, nhu cầu chuyển hóa năng lượng cơ bản tăng lên 4 – 5% để
sản xuất sữa. Trong 6 tháng đầu sau sinh, lượng sữa sản xuất trung bình khoảng 0.78lít/ngày và
0.6lít/ngày cho 6 tháng tiếp theo. Khi nuôi con, ngoài nhu cầu dinh dưỡng dành cho người mẹ
mà khẩu phần ăn còn phải đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng để tạo sữa.
Ước tính nhu cầu năng lượng cho bà mẹ nuôi con là khoảng 2700 – 3000 Kcal/ngày. Tùy thuộc
vào năng lượng được cung cấp từ mỡ dự trữ trong thời kỳ mang thai, năng lượng của khẩu
phần ăn và các chất dinh dưỡng hàng ngày cần tăng khoảng thêm 500 Kcal/ngày, nguồn năng
lượng này sẽ giúp sản xuất 750ml sữa mẹ.


4


III. NHU CẦU DINH DƯỠNG
Nhu cầu protein của phụ nữ có thai và cho con bú cũng cao hơn mức bình thường. Theo bảng
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (1997), đối với phụ nữ có thai 6 tháng
cuối, nhu cầu cần bổ sung là 350 Kcal và 15g protein/ngày; đối với bà mẹ nuôi con bú là 550
Kcal và 28g protein/ngày
Nhu cầu một số vi chất dinh dưỡng như sắt, calci, kẽm, … của các bà mẹ cũng tăng trong thời
kỳ mang thai và nuôi con bú. Do trong thời kỳ mang thai và bắt đầu tiết sữa không có kinh
nguyệt nên nhu cầu phụ về sắt của bà mẹ có thai và cho cón bú xấp xỉ như cầu của phụ nữ
trong thời kỳ kinh nguyệt. Người ta ước tính trong thời kỳ mang thai người mẹ cần bổ sung
khoảng 1g sắt để đáp ứng nhu cầu sắt của bào thai, nhau thai và tăng tổng hợp hồng cầu trong
cơ thể mẹ. Calci chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng trong cơ thể và khoảng 98% lưỡng calci
của cơ thể nằm ở xương và răng. Chính vì thế calci rât cần thiết cho phát triển của trẻ em và đối
với phụ nữ có thai và cho con bú. Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối và cho con bú cần 1000 –
1200 mg/ ngày. Đối với bà mẹ có thai và cho con bú, nhu cầu của hầu hết các vitamin như
vitamin A, B1, B2, PP và C đều tăng cao hơn mức bình thường.

Hình 3. Nhu cầu một số chất dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú theo khuyến nghị
của Viện Dinh Dưỡng ( 1997 )
IV. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
 7 nguyên tắc vàng đối với dinh dưỡng thai phụ
1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
2. Nói không với những thực phẩm có hại
3. Uống bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh
4. Không được ăn kiêng khi mang thai
5. Tăng cân dần dần
6. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

7. Thỉnh thoảng hãy cho cơ thể mình được nếm vị ngọt
5


 Tăng thêm năng lượng (Chủ yếu là ăn nhiều thực phẩm có nhiều tinh bột. Ví dụ như cơm)

- Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ
cần được bổ sung nhu sau:
+ Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: thêm 350 Kcal, tuơng đương ăn thêm 1 bát cơm đầy mỗi
ngày.
+ Bà mẹ nuôi con bú 6 tháng đầu: thêm 550 Kcal, tương đương ăn thêm 2 bát cơm đầy
mỗi ngày.
- Năng lượng khẩu phầu, mức tăng cân của mẹ có mối liên quan chặt chẽ đến cân nặng trẻ sơ
sinh.
- Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới
khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau Vì thế, người
phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất
dinh dưỡng.
1. Chất đạm

Chất đạm là vật liệu căn bản tạo ra các mô bào của thai nhi cũng như là nguồn dự trữ mà người
mẹ cần khi sinh con. Khi có thai, nhu cầu đạm của mẹ cần tăng thêm khoảng 30 gr mỗi ngày,
nhất là ba tháng cuối của thai kỳ vì đây là lúc mà thai nhi tăng trưởng mạnh. Ngoài cung cấp
cho thai nhi, cơ thể mẹ cũng cần đạm để cung cấp cho những thay đổi đáng kể khi mang thai(tử
cung, tuyến vú và các tế bào khác đều lớn hơn để hỗ trợ thai nhi và cho con bú).
2. Carbohydrat (tinh bột)

Carbohydrat là nguồn năng lượng chính cho mẹ và con. Mẹ nên sử dụng carbohydrat từ nhiều
nguồn (như gạo còn cám, bánh mì, ngũ cốc khô, nui, tăng cường vitamin, rau, trái cây, khoai...)
với lượng khoảng 400 - 500 g ngũ cốc/ngày.

3. Chất béo
Chất béo cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi đồng thời cung
cấp năng lượng và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu cho mẹ. Phụ nữ có thai cần lipid ở
mức cao hơn bình thường. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).
4. Các chất khoáng
+ Sắt: tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ
trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng
sản khoa. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang
thai đến sau đẻ 1 tháng.
6


Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, nhu cầu sắt của người phụ nữ
là 24 mg/ngày
+ Canxi: canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số gần 30g tất cả, gần như tương ứng với
việc tạo bộ xương thai nhi 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là
800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú.
Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu
phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như
sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
+ Kẽm: thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày
sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày.
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm
lượng thấp và hấp thu kém.
+ Iốt: thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non.
Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể
bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt
của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày.
Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển... Ngoài ra, phụ nữ
mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt. 5. Bổ sung các vitamin.

5. Các vitamin
+ Axit Folic: Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có
vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế nhu
cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh,
trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit
folic.
+ Vitamin A: có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể.
Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể
dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị. Đối với người phụ nữ có tình trạng dinh
dưỡng tốt, không cần bổ sung vitamin A trong suốt thời gian mang thai nếu đảm bảo đủ nhu
cầu vitamin A 600mcg/ngày bằng cách thức ăn tự nhiên.
Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể.
Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng,
màu đỏ như cà rốt, xoài, bí đỏ là những thức ăn nhiều caroten, còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ
thể sẽ chuyển thành vitamin A.
+ Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Nếu cơ thể thiếu
vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây các hậu quả như trẻ bị còi xương
ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền. Những phụ nữ có thai
7


nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt. Nên được bổ sung vitamin D
10mcg/ngày.
Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomat, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng
cường vitamin D.
Ở phụ nữ có thai là 10μg/ngày (400IU/ngày), nhu cầu này gấp đôi so với lúc phụ
nữ không có thai
+ Vitamin B1: là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho
quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt.
Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ

sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể và chống được bệnh tê phù.
Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1.5 mg/ ngày
+ Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược
sắc.
Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày.
Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ cốc toàn phần
là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
+ Vitamin C: có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ
bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín.
Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Đối với phụ
nữ có thai, nhu cầu vitamin C là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg.
+ Chất Omega 3: có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, sự
phát triển của não và mắt của bé trước và sau khi sinh.
+ Folat: là B tổng hợp hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp AND và
nhân tế bào. Có trong các loại hạt, đậu khô và rau có lá. Thiếu folat trong khi mang thai có liên
quan tới những dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Những phụ nữ không mang thai cần 0.2 mg/ngày, còn phụ nữ có thai cần 0.4 mg/ngày, và giảm
xuống còn 0.2 mg/ngày trong giai đoạn cho con bú.
V. NGUỒN CUNG CẤP CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
+ Các thực phẩm có nhiều chất sắt bao gồm: thịt nạc đỏ (ví dụ thịt bò, thịt cừu); thịt vịt (đã
bỏ da); cá; các loại rau xanh như xúp lơ xanh, bắp cải và rau dền, rau muống; các loại đậu nấu
8


chín như đậu xanh, đậu Hà Lan... Ăn những thực phẩm giàu vitamin C cũng sẽ giúp bạn hấp
thụ chất sắt.

Hình 4. Khẩu phẩn chất Sắt hợp lý

Hình 5. Khẩu phần ăn Protein hợp lý

+ Thực phẩm chứa Axit folic : bánh mì, ngũ cốc, và mì ống, các loại rau xanh, dâu tây, cam,
bông cải xanh, các loại hạt, và đậu, gan, trứng, …
+ Những thực phẩm giàu Omega 3: bao gồm những loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá trình, cá
trích, cá trống và cá mòi. Omega 3 còn có trong thịt gà, trứng, cá ngừ đóng hộp và dầu hạt lanh.
9


- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm
(như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ,
xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh...
- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô...
- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.

Hình 6. Khẩu phần ăn Floate và acid floic hợp lý
- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt,
cá, tôm, cua, ếch.
- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải,
sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng...
- Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi,
xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ...

10


Hình 7. Khẩu phần ăn Vitamin C hợp lý
- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả
đào, gạo, ngô, lúa mì.

VI. NHU CẦU DINH DƯỠNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN MANG THAI
 Thường chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng :

Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu): thai nhi phát triển tương đối chậm,
do vậy nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai,
nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi
lượng như khoáng chất và các vitamin.
1. Tháng thứ nhất

Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế
bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt
như thịt bò, thịt lợn, cá,..
2. Tháng thứ hai

Cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo
nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Bạn có thể bổ sung các
dưỡng chất bằng cách ăn nhiều hoa quả. Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh
mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…
3. Tháng thứ ba
11


Tháng thứ ba thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại
đậu.

Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-6 tháng): Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh, do
đó đòi hỏi nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng
dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khó chịu như thiếu máu, chuột rút. Trong
thời kỳ này, người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu,
sữa, rau xanh và trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt,

kẽm, iốt, axit folic, sêlen., các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C, A, D, E. ăn ít mỡ, nhưng
lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và axit béo omega-3.
4. Tháng thứ tư

Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như:
rượu, bia... và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin
5. Tháng thứ năm
Thai ở tháng thứ 5, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không
tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho
não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế
bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo.
6. Tháng thứ sáu
Ở tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng
trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin.
Phụ nữ mang thai 5 - 6 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần
cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh
hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi
đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp
thụ một lượng sắt cần thiết.
 Thời kỳ cuối mang thai (được 7-9 tháng): thai nhi phát triển nhanh hơn, song lượng dinh
dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất
dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, nên người mẹ phải ăn đa dạng thức ăn giàu dinh
dưỡng để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi.
7. Tháng thứ bảy
Tăng cường ăn đồ ăn nóng. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi
quá to.
Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều.
Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…
Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ.
12



Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 - 5 lần,
nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng
hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.
8 . Tháng thứ tám
Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.
Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu
nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.
Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác;
trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn
một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.
9. Tháng thứ chín
Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn
không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn
có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật,
giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…cần
bổ sung vitamin. Không ăn nhiều muối, chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm.
Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn
các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm.
VII. CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BÀ MẸ CHO CON BÚ
- Thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa sau khi sinh cho con bú rất phong phú xung quanh chúng ta.
Những thực phẩm này giúp cho tuyến sữa của mẹ hoạt động tốt hơn nhiều sữa chất lượng cho
bé bú phát triển toàn diện. Ngoài ra những thực phẩm này còn tốt cho sức khỏe của mẹ sau khi
sinh. Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa
dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của
con.
- Không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt,
cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạc

chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính
vì ăn nhiều chất béo. Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh táo bón –
bệnh rất dễ gặp sau sinh. Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số
thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất
đạm tương tự như thịt , cá… Các món ăn giúp giàu sữa như: món giò hầm đu đủ, hoa chuối, hạt
bí, rau đay, rau khoai lang, cháo rau mùi,... Ngoài ra ăn thịt bò cũng tốt cho phụ nữ sau sinh.
* Lời khuyên từ bác sĩ quốc tế
13


- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất
dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.
- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn
chế tăng cân hợp lý.
- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật
trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú… để tăng nguồn
cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên
chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai
lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa
cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.
* Thức ăn đồ uống bà mẹ cho con bú nên tránh
- Cafe: do trong thời điểm cho con bú, mẹ uống café (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ
caffein (135mg) kết tụ lại trong sữa mẹ. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffein một
cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cái khỉnh và mất ngủ.
- Socola: Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein (5-35mg). Tuy không
nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế bớt.
- Trái cây có múi: đây là những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho mẹ. Tuy
nhiên, một số hợp chất có trong các loại trái cây họ cam, quýt khi vào sữa mẹ có thể kích thích

hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẩn đỏ trên da.
Nên vì đó có thể thay cam, quýt bằng các thực phẩm giàu vitamin C khác như đu đủ, xoài, …
- Các đồ ăn cay: nếu các bà mẹ thường xuyên ăn những phực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả
mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa
của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
- Lạc: Nếu bản thân người mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc, mẹ nên
hạn chế việc đưa loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của gia đình. Vì nếu trẻ
bị dị ứng lạc từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc thở khò khè.
- Tỏi: Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2
giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú
nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
- Ngô (bắp): Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm
nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng.
14


- Rau mùi tây: Cũng giống như bạc hà, rau mùi tây có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa nếu ăn
quá nhiều. Vì thế, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.
- …………………… Ngoài ra còn rất nhiều các loại thực phẩm nên tránh.
*Bảo vệ nguồn sữa mẹ
- Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần phải ăn uống đầy đủ các
chất dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái. Đặc biệt phải tăng cân
( 10 – 12kg ), đó chính là nguồn dự trữ để sản xuất sữa sau khi sinh.
- Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước, nhất là cháo, nước quả, sữa, … ( mỗi ngày
khoảng 1,5l đến 2l )
- Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tránh
những căng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh
có ảnh hưởng rất lớn đến bài tiết sữa.
- Điều quan trọng để tạo nhiều sữa, người mẹ cần cho con bú thường xuyên, và bú đúng cách.
Trẻ ngậm thì bắt bú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh đau rát vú.

* Đối với các bà mẹ cho con bú cần lưu ý:
+ Không được cho con bú khi
- Dùng thuốc trị bệnh ung thư
- Trị bệnh bằng các chất phóng xạ
+ Nên tạm ngừng cho bú khi
- Dùng các thuốc tâm thần hoặc thuốc chống co giật vì trẻ có thể bị lơ mơ hoặc hoạt động cơ
bắp yếu đi.
- Uống một số thuốc kháng sinh như cloramphenicol, metronidazole, …
- Nên theo dõi vàng da ở trẻ nếu mẹ sử dụng sulfonamide, cotrimoxazone, … Không nên dủng
những thuốc làm giảm tiết sữa như thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu.
VIII. CÁC MỤC PHỤ
* Các chú ý về chế độ ăn trong thời gian mang thai:
15


- Tránh các chất kích thích và hạn chế các loại gia vị gây kích thích.
- Hạn chế các loại động vật có vỏ. ( ví dụ: nghêu, sò, ốc, … )
- Nên ăn nhạt ( bớt muối ): để giảm phù và tránh tai biến lúc sinh.
- Trong trường hợp bị nghén như buồn nôn, cần cố gắng thay bằng một số thức ăn đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng khi có thai, không nên kiêng cử, sẽ thiếu sữa cho con sau khi sinh.
- Đừng sợ chất béo, vì chất béo này cần thiết cho sự phát triển trí lực và trí não của thai nhi.
- Không nên dùng thuốc khi không có sự cho phép hoặc hướng dẫn của bác sĩ, vì dễ làm tổn hại
đến thai nhi trong bụng.
* Thực đơn dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai:

Hình 8. Thực đơn dành cho phụ nữ mang thai
* Tăng cân trong thời kỳ mang thai
- Trong thời kỳ có thai cân nặng nên tăng trung bình 9 – 12.
- Để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều
này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng

không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
16


- Khi có thai, nếu người mẹ tăng cân tốt, thai nhi sẽ phát triển tốt, khi đẻ con khoẻ đồng thời mẹ
sẽ tích luỹ mỡ là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh.
Bảng 1. Mức độ tăng cân của mẹ và phát triển của thai nhi
Thời gian có thai

Trọng lượng bào thai

Số cân bà mẹ cần tăng

3 tháng đầu

100 gam

1 kg

3 tháng giữa

1 kg

4-5 kg

3 tháng cuối

3 kg

5-6 kg


Tổng 9 tháng

3 kg

9-12 kg

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU
1. />2. />3. Giáo trình môn Dinh dưỡng – Trường đại học Công nghiệp thực phẩm ( Lưu hành nội bộ
2015)
4. />5. />6.

17



×