Phụ nữ mang thai và những nguy
cơ khi bị viêm thận - bể thận
Khi thai phụ đau vùng hông
hoặc đau thắt lưng, có thể
Viêm thận – bể thận là
một trong những bệnh
thận thường hay gặp
nhất. Đây là bệnh của
ống thận gây tổn
thương các ống thận,
mô kẽ và bể thận.
Khoảng 2 – 3% phụ nữ mang thai bị viêm tiết niệu,
trong đó có 40 – 50% bị viêm thận – bể thận, một
bệnh lý đem lại nguy cơ cao cho cả mẹ lẫn con,
nhưng nếu được chăm sóc, điều trị kịp thời thì tỷ lệ
trên chỉ còn 5 – 10%.
Có hai thể viêm thận – bể thận: viêm thận – bể thận
cấp và viêm thận – bể thận mạn, cả hai thể đều do
nhiễm khuẩn gây nên.
* Viêm thận – bể thận cấp:
Viêm thận – bể thận cấp là tình trạng viêm mủ cấp
đau tức một bên hoặc cả
hai bên, đau âm ỉ kèm các
triệu chứng sốt, mệt mỏi,
tiểu buốt hãy nghĩ đến
chứng viêm thận - bể thận.
tính ở thận do nhiễm khuẩn, thường do nhiễm khuẩn
đường niệu dưới đi lên.
Viêm thận – bể thận cấp là biến chứng thường gặp
nhất của bệnh thận trong thai kỳ, chiếm khoảng 1 –
3% các thai kỳ với tỷ lệ tái phát 10 – 18% và là biến
chứng nghiêm trọng nhất thường xảy ra vào n ửa sau
của thai kỳ.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây viêm thận – bể thận cấp là do vi
khuẩn trong đó nguyên nhân chính là do trực khuẩn
gram (-) như Secheria Coli, trực khuẩn mủ xanh
(pseudomonas Aerugnosa). Cũng có trường hợp do
nhiễm tụ cầu vàng gây bệnh (S. Aureus).
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn theo đường
ngược dòng: các vi khuẩn này thường từ bộ phận
sinh dục ngoài theo niệu đạo lên bàng quang, niệu
quản đến xâm nhập vào đài, bể thận gây viêm ở đài
bể thận rồi vào tổ chức kẽ của thận. Tuy nhiên, các vi
khuẩn cũng có thể theo đường máu hoặc bạch huyết
xâm nhập vào thận. Đường máu ít gặp, chỉ xảy ra
trong trường hợp của nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm
nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra
tình trạng viêm nhiễm cấp tính này là:
+ Tắc nghẽn đường niệu dưới: do sỏi, khối u
+ Do rối loạn chức năng bàng quang.
+ Không bảo đảm vệ sinh khi giao hợp.
+ Dùng dụng cụ thông tiểu, soi bàng quang.
+ Ở phụ nữ: do niệu đạo ngắn, lúc có thai…
Triệu chứng:
- Triệu chứng lâm sàng:
Các triệu chứng xuất hiện rầm rộ, đột ngột sốt cao,
rét run, thể trạng suy sụp nhanh chóng, môi khô, lưỡi
bẩn Sốt có thể lên đến 40
0
C, nếu sử dụng thuốc hạ
sốt thì giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn (một
vài giờ) sau đó cơn sốt lại bùng phát trở lại.
Đau vùng hông hoặc đau thắt lưng, có thể đau tức
một bên hoặc cả hai bên, thường là đau âm ỉ nhưng
cũng có khi có những cơn đau dữ dội như dao đâm,
cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra
cả bộ phận sinh dục ngoài.
Thường có kèm theo tiểu buốt, cảm giác nóng rát,
tiểu rắt (mót tiểu, phải rặn liên tục khi tiểu), tiểu đục
cũng có khi tiểu ra máu.
Ngoài ra, còn có thể có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn,
ăn không ngon, buồn nôn, nôn ói, bụng chướng.
- Cận lâm sàng:
+ Máu: bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, CRP
tăng, có thể có nhiễm khuẩn huyết (15% các trường
hợp có nhiễm khuẩn huyết).
Khi urê, creatinin máu tăng cao là có suy thận cấp
hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
+ Nước tiểu cho thấy cặn lắng nước tiểu chứa nhiều
cụm bạch cầu, nhiều vi trùng. Cấy có thể là E. coli
80%, Klebsiella, Pneumonia, Enterobacter, Proteus.
+ Chụp thận (thường chụp thận tĩnh mạch: UIV), siêu
âm thận có thể phát hiện sỏi thận, dị dạng, khối u, lao
thận, viêm bể thận mạn hoặc chụp bàng quang có thể
phát hiện hiện tượng trào ngược nước tiểu.
Điều trị:
- Viêm thận – bể thận cấp thường được điều trị bằng
nội khoa.
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, được cho truyền dịch để
chắc chắn có lượng nước tiểu ra tốt.
Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh là
biện pháp quan trọng được sử dụng trong điều trị,
đặc biệt là các kháng sinh có tác dụng tốt đối với vi
khuẩn gram (-). Trong điều trị viêm thận – bể thận
thường dùng phối hợp kháng sinh. Đối với những phụ
nữ có thai mắc bệnh này việc điều trị càng thận trọng
vì nhiều loại thuốc kháng sinh không có lợi cho thai
nhi.
Tuỳ theo từng trường hợp bệnh nhân được dùng
thêm thuốc để điều trị triệu chứng: nếu sốt cao, đau
phải dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống
co thắt.
Ngoài ra, cần phải tìm nguyên nhân gây bệnh như sỏi
thận, sỏi tiết niệu, các bệnh viêm nhiễm ở bàng
quang, âm đạo để điều trị triệt để.
Bệnh nhân được theo dõi sát để khám phá sớm có
kích xúc nhiễm trùng thông qua lượng nước tiểu,
huyết áp, mạch, nhiệt độ. Nếu:
+ Trong 2 ngày đầu các triệu chứng lâm sàng biến
mất, bệnh nhân được tiếp tục điều trị cho đủ 10 – 14
ngày.
+ Không khả quan thì sẽ được đổi kháng sinh theo
kháng sinh đồ.
- Trong trường hợp tình trạng ngày càng nặng hơn thì
có khả năng có sỏi tiết niệu hoặc abces quanh thận
cần điều trị phẫu thuật.
Diễn tiến:
Bệnh thường tiến triển tốt và hồi phục hoàn toàn nếu
được điều trị sớm, sử dụng kháng sinh đúng và đủ
liều các triệu chứng lâm sàng thường khỏi nhanh, sau
vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, tiểu tiện nhanh trở lại
bình thường, bạch cầu niệu giảm, bạch cầu máu
cũng giảm, nước tiểu trong trở lại sau 1 – 2 tuần.
Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đầy đủ chỉ định của
bác sĩ hoặc điều trị muộn, không đúng thì có thể làm
bệnh ngày một nặng hơn, dễ tái phát, chuyển thành
mãn tính hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
như suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm
khuẩn huyết, tăng huyết áp Bệnh nhân có thể tử
vong do nhiễm khuẩn huyết, shock nhiễm khuẩn hoặc
hội chứng urea máu cao.
Ở phụ nữ có thai, viêm thận – bể thận cấp là nguyên
nhân hàng đầu đưa đến shock nhiễm khuẩn trong
thai kỳ, sanh non.
* Viêm thận – bể thận mãn:
Viêm thận – bể thận mãn là một bệnh viêm thận ống
thận – mô kẽ mãn tính có đặc điểm: viêm ống thận,
mô kẽ mãn tính xơ hóa kết hợp với tổn thương ở đài
và bể thận.
Viêm thận – bể thận mãn có thể do hậu quả của quá
trình xơ hóa sau viêm thận – bể thận cấp tính hoặc
do nhiễm khuẩn dai dẳng và tái diễn. Tổn thương có
thể ở một hoặc hai thận, bề mặt thận có một hoặc
nhiều sẹo rải rác có kích thước từ 0,5 - 2cm, đài thận
tương ứng giãn và biến dạng.
Nguyên nhân:
- Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khác,
viêm thận – bể thận mãn thường chỉ do một chủng vi
khuẩn:
+ Trực khuẩn gram âm: Escherichia Coli (E. coli),
Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Enterobacter… là
nguyên nhân gây bệnh trong phần lớn các trường
hợp.
+ Cầu khuẩn gram dương: Streptococcus faccalis,
Staphylococcus
+ Trực khuẩn lao di chuyển theo đường máu từ phổi
đến thận ở bệnh nhân có lao phổi.
- Virus, nấm cũng có thể gây viêm thận – bể thận
mãn nhưng hiếm gặp.
- Các yếu tố thuận lợi gây viêm thận – bể thận mãn
là:
+ Hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản: do
cơ chế đóng mở van ở lỗ nối niệu quản – bàng quang
bị suy yếu bẩm sinh hoặc mắc phải nên khi rặn tiểu
hoặc khi bàng quang căng quá van này sẽ đóng
không kín, nước tiểu từ bàng quang phụt ngược lên
bể thận rồi vào thận mang theo cả vi khuẩn gây bệnh.
+ Tắc nghẽn đường tiểu: thường do sỏi niệu quản,
khối u bàng quang gây ứ nước rồi gây viêm thận –
bể thận mãn có nhiễm khuẩn kèm theo, gây ứ mủ ở
thận.
Triệu chứng:
* Triệu chứng lâm sàng:
Thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nên
bệnh nhân thường đến bệnh viện muộn.
Khi bệnh nhân đến khám có thể biểu hiện các triệu
chứng như sốt cao, rét run, đau vùng thắt lưng hoặc
đau lan vùng hố chậu, xuyên xuống dưới xương mu,
lan ra tận bộ phận sinh dục ngoài; đau tức, tiểu buốt,
tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu đục, có khi tiểu ra mủ. Có
trường hợp kèm theo tăng huyết áp.
Bệnh nhân có thể có hoặc không có tiền căn viêm
bàng quang hoặc viêm đài bể thận cấp.
Viêm thận – bể thận mãn diễn tiến dần dần đến lúc
nặng thì biểu lộ dưới dạng suy thận chức năng. Nếu
thận đã bị suy thì bệnh nhân thường mệt mỏi, chán
ăn, sụt cân, thiếu máu
* Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu cho thấy hồng cầu giảm, bạch cầu
tăng cao ở giai đoạn viêm, ứ mủ, có rối loạn về chức
năng thận như urê máu cao, creatinin máu cao. Có
thể dùng phương pháp thăm dò chức năng thận bằng
đo mức lọc cầu thận qua hệ số thanh thải creatinin
nội sinh để đánh giá chính xác mức độ suy thận.
- Chụp X quang có thể phát hiện hình ảnh viêm thận
– bể thận như bờ thận không đều, thận nhỏ hơn bình
thường. Nếu thấy thận to thì do ứ nước, ứ mủ. Chụp
thận có bơm thuốc cản quang tĩnh mạch để đánh giá
chính xác mức độ thương tổn, nguyên nhân. Các
biện pháp thăm dò chuyên sâu như chụp động mạch
thận, thận đồ phóng xạ, siêu âm thận, chụp cắt lớp vi
tính có tiêm thuốc cản quang giúp cho chẩn đoán
và tìm nguyên nhân.
- Các test hóa học, test enzym, phương pháp định
lượng glucose niệu cũng giúp cho chẩn đoán viêm
thận – bể thận mãn.
Điều trị và tiên lượng:
Viêm thận – bể thận mãn là hậu quả của nhiễm
khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần và nhiều tác nhân
kết hợp như bệnh lý trào ngược bàng quang – niệu
quản hoặc tắc nghẽn đường tiểu vì vậy cần sử dụng
kháng sinh sớm theo chỉ định của bác sĩ và cần loại
bỏ các yếu tố thuận lợi như tạo hình sửa van niệu
quản – bàng quang, lấy sỏi, cắt bỏ khối u.
Nếu không được phát hiện và xử trí điều trị kịp thời
viêm thận – bể thận mãn có thể dẫn đến suy thận
mãn và tử vong.
Tiên lượng cho mẹ và con tuỳ thuộc vào mức độ tổn
thương ở thận (sự lan rộng của tổ chức thận bị phá
huỷ), viêm thận – bể thận mãn có thể có những triệu
chứng cấp tính cùng lúc mang thai làm tiên lượng xấu
thêm. Tuy nhiên, nếu chức năng thận còn tốt và
không có cao huyết áp thì thai kỳ có thể tiếp tục
không trở ngại.