Tải bản đầy đủ (.ppt) (94 trang)

Chương 9 bù CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 94 trang )

CHƯƠNG 9 BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN
9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
9.3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
9.4 THIẾT BỊ BÙ
9.5 PHƯƠNG PHÁP BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
9.6 BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG MẠNG
ĐIỆN PHÂN PHỐI
9.7 TỐI ƯU HÓA CÔNG SUẤT CỦA CÁC THIẾT BỊ BÙ
9.8 PHÂN PHỐI DUNG LƯỢNG BÙ PHÍA CAO, HẠ ÁP
CỦA MẠNG ĐIỆN
1


§9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN

9.1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự căng thẳng và gia tăng giá nhiên liệu trong cân
bằng năng lượng lại càng khẳng định nhiệm vụ giảm tổn thất
công suất và tổn thất điện năng trong mạng điện là một trong
những khâu quan trọng nhất để tiết kiệm nhiên liệu.
Khi phân tích tổn thất điện năng, ta cần phân loại tổn thất.
Trong vận hành khai thác mạng điện có 2 loại:
-Tổn thất kỹ thuật;
-Tổn thất kinh doanh.
2



§9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN

9.1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
a) Tổn thất kỹ thuật là tổn thất sinh ra do tính chất vật lý của
quá trình tải điện, tổn thất này phụ thuộc tính chất của dây dẫn
và vật liệu cách điện, điều kiện môi trường, dòng điện, điện áp.
Tổn thất kỹ thuật có thể chia thành 2 phần:
- Tổn thất phụ thuộc dòng điện (phụ thuộc I2): là tổn thất do phát
nóng trên điện trở của máy phát điện, máy biến áp và dây dẫn.
- Tổn thất phụ thuộc điện áp (phụ thuộc U hay U2), gồm có tổn
thất trong lõi thép của máy biến áp, tổn thất trong cuộn dây điện
áp của công tơ, tổn thất do rò điện, tổn thất do vầng quang điện.
Tổn thất kỹ thuật không thể triệt tiêu được, mà chỉ có thể hạn
chế ở mức độ hợp lý hoặc cho phép.
3


§9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN

9.1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
b) Tổn thất kinh doanh (còn gọi là tổn thất thương mại hay tổn
thất phi kỹ thuật): là tổn thất do hệ thống tính toán không hoàn
chỉnh, do sai số thiết bị đo lường, do số đo công tơ không đồng
thời và không chính xác, do điện năng được đo nhưng không
vào hóa đơn và không thu được tiền, do bỏ sót khách hàng và
khách hàng ăn cắp điện v.v…
Các nghiên cứu về kinh tế – kỹ thuật cho thấy, khi tổn thất vượt
quá 10% điện năng sản xuất ra và cosφ = 0,9 ữ 0,95 thì cần có

các chương trình giảm tổn thất, và việc đầu tư vốn vào việc này
sẽ thu lại nhanh.
Khi tổn thất vượt quá 15% thì chắc chắn là có tổn thất kinh
doanh, lúc này cần tiến hành tính toán tổn thất kỹ thuật để đánh
giá mức độ của tổn thất kinh doanh.
4


§9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN

9.1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảng 9.1 Phân bố tổn thất công suất trong một mạng điện

5


§9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN

9.1.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
Các biện pháp giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng có thể
được chia thành 2 nhóm:
a) Các biện pháp đòi hỏi vốn đầu tư
- Nâng cao điện áp định mức của lưới điện, nếu thấy phụ tải tăng
trưởng mạnh về giá trị cũng như khoảng cách với cấp điện áp
định mức cũ không đáp ứng được.
- Bù kinh tế trong mạng điện phân phối bằng tụ điện.
- Hoàn thiện cấu trúc lưới để có thể vận hành với tổn thất nhỏ nhất.
- Cải tiến kết cấu, và dùng vật liệu chất lượng cao để sản xuất

các thiết bị có tổn thất nhỏ.
Các biện pháp cần vốn đầu tư trước khi thực hiện cần phải làm
luận chứng kinh tế – kỹ thuật cẩn thận, bảo đảm chắc chắn có lợi
mới thực hiện.
6


§9.1 GIẢM TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN

9.1.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
b) Các biện pháp không đòi hỏi vốn đầu tư
- Phân bố tối ưu công suất phản kháng trong hệ thống điện làm
cho dòng công suất phản kháng vận chuyển hợp lý trên các
đường dây cho tổn thất nhỏ nhất;
- Vận hành kinh tế trạm biến áp;
- Vận hành kinh tế lưới trung và hạ áp nếu cấu trúc lưới cho phép;
- Chọn đúng công suất máy biến áp phù hợp với yêu cầu của phụ
tải, tránh hiện tượng máy biến áp quá non tải;
- Giảm độ không đối xứng giữa các pha của mạng điện hạ áp;
- Điều chỉnh điện áp vận hành ở mức cao nhất cho phép;
- Nâng cao hệ số công suất cosφ của bản thân các thiết bị dùng
điện trong xí nghiệp;
- Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên mạng điện.
7


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT


9.2.1 BẢN CHẤT CỦA HỆ SỐ CÔNG SUẤT
Hầu hết các thiết bị tiêu thụ điện là các phụ tải mang tính điện
cảm, khi làm việc cần đến công suất tác dụng P và công suất
phản kháng .
Q
Hệ số công suất phản kháng: K q = P = tanϕ
Công suất tác dụng P sinh ra công, còn công suất phản kháng Q
tuy không sinh ra công nhưng không thể thiếu được. Vì công
suất phản kháng Q là công suất từ hóa trong các máy điện xoay
chiều.. Giá trị trung bình của Q trong nửa chu kỳ của dòng điện
bằng không. Cho nên việc tạo ra công suất phản kháng không
đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của động cơ sơ cấp quay máy phát
điện.
8


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.2.1 BẢN CHẤT CỦA HỆ SỐ CÔNG SUẤT
Lượng Q truyền tải nhiều trong mạng sẽ hạn chế khả năng tải
của đường dây và máy biến áp. Vì rằng đường dây và máy biến
áp được lựa chọn theo công suất toàn phần, nên nếu Q tăng lên,
tất nhiên P phải giảm. Hình 9.1 minh họa nhận xét này.

Hình 9.1 Sự thay đổi công suất tác dụng và phản kháng khi
cosφ thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên công suất toàn phần.

9



§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.2.1 BẢN CHẤT CỦA HỆ SỐ CÔNG SUẤT

Hình 9.2 Sự thay đổi công suất phản kháng và công suất toàn
phần khi cosφ thay đổi nhưng công suất tác dụng vẫn giữ
nguyên.
10


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT
1. Hệ số công suất tức thời
Là hệ số công suất tại một thời điểm nào đó, đo được nhờ dụng
cụ đo cosφ hoặc nhờ các dụng cụ đo công suất, điện áp, dòng
P
điện.
cosϕ =
3UI

Do phụ tải luôn biến động nên cosφ tức thời cũng luôn biến đổi
theo. Vì thế cosφ tức thời không có giá trị trong tính toán. Cách
xác định như sau:
a) Dùng cos phi kế đo giá trị tức thời cosφ
b) Dùng 2 oátmet 3 pha để đo P và Q và tanϕ =
ta tính được cosφ.


Q
, biết tanφ
P
11


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT
1. Hệ số công suất tức thời
c) Dùng 2 oátmet đo công suất P1 và P2 và xác định:
tanϕi =

P 2 −P1

3(P2 + P1 )

Trong đó: P1 và P2 là chỉ số trên oátmet của pha A và pha C.
d) Dùng ampemet, vônmet, oátmet 3 pha ta đo được đồng thời
dòng điện, điện áp dây và công suất tác dụng. Vậy:
P
cosϕi =
3UI

Muốn xác định trị số cosφtb, ta đọc trị số điện năng trên công tơ
đo Ap và Aq trong một khoảng
A q thời gian nào đó, như 1 ca sản
tanϕtb =

xuất.
Ap
12


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT
2. Hệ số công suất trung bình là cosφ trung bình trong một
quãng thời gian nào đó (1 ca, 1 ngày đêm, 1 tháng…)
Q tb
cosϕtb = cos (arctan
)
Ptb

Hệ số cosφtb được dùng để đánh giá mức độ sử dụng điện tiết
kiệm hợp lý của xí nghiệp.
3. Hệ số công suất tự nhiên là hệ số cosφtb tính cho cả năm khi
không có thiết bị bù. Hệ số cosφ tự nhiên được dùng làm căn
cứ để tính toán nâng cao hệ số công suất và bù công suất phản
kháng.
Mức độ tiêu thụ công suất phản kháng được đánh giá bởi hệ số
công suất, mà được xác định bởi tỷ số giữa công suất tác dụng
13
P và công suất biểu kiến S.


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT


9.2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT
3. Hệ số công suất tự nhiên
Trong thực tế vận hành giá trị cosφ thường được xác định theo
1
biểu thức:
cosϕtb =
2
 Ax 
1+ 
÷
A
 r 

Trong đó:
Ar, Ax - điện năng tác dụng và điện năng phản kháng trên thanh
cái trạm biến áp; U - điện áp;
P - công suất tác dụng; I - dòng điện chạy trong mạng.
Để thuận tiện cho việc phân tích và tính toán, đôi khi người ta
thường dùng khái niệm hệ số tanφ thay cho hệ số cosφ, đó là tỷ
lệ giữa công suất phản kháng và công suất tác dụng. Tuy nhiên
hệ số tanφ chỉ áp dụng trong các bước tính trung gian, kết quả
14
cuối cùng lại được đưa về cosφ.


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.2.3 Ý NGHĨA VIỆC NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

Hệ số công suất cosφ ảnh hưởng bởi công suất phản kháng, sự
truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện làm giảm sút
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện.
Các ảnh hưởng của cosφ đối với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
của mạng điện
a) Làm tăng tổn thất và tăng đốt nóng dây dẫn
Tổn thất công suất trong mạng điện được xác định theo biểu
2
2
thức.
P
+
Q
2
ΔP = 3I R =

U

2

R = ΔPr + ΔPx

Trong mạng điện cao áp:
Nếu cosφ giảm -> Q tăng -> ∆Px tăng -> ∆P tăng (do điện trở
phản kháng lớn).
15


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT


9.2.3 Ý NGHĨA VIỆC NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
b) Tăng tiết diện dây dẫn
P 2 + Q2
S
(*)
I =
=
3U

3U

Cosφ = 1
Cosφ = 0,8
Cosφ = 0,7
P= 100 kW
P= 100 kW
P= 100 kW
Q = 0 kVAr
Q = 75 kVAr
Q = 100 kVAr
S = 100 kVA
S = 125 kVA
S = 141 kVA
Hình 9.3 Sự thay đổi công suất phản kháng và công suất toàn
phần khi cosφ thay đổi nhưng công suất tác dụng vẫn giữ nguyên
.
16



§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
9.2.3 Ý NGHĨA VIỆC NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
c) Làm hạn chế khả năng truyền tải công suất tác dụng
Từ biểu thức (*) ta thấy, nếu I = const thì khi Q tăng -> P giảm (đảm
bảo ĐK đôt nóng cho phép).
Nếu P = const thì nếu Q quá lớn -> quá tải (do S phải tăng) -> giảm
tuổi thọ, có thể phá hủy thiết bị.
Việc giảm công suất tác dụng sẽ làm giảm hiệu suất truyền tải của
mạng điện.
d) Không sử dụng hết khả năng của động cơ sơ cấp
Khi tăng công suất phản kháng truyền tải -> hiện tượng không sử
dụng hết khả năng của động cơ sơ cấp và máy phát vì để đảm bảo
giá trị định mức của cosφ thì công suất tác dụng phải giảm xuống.
Nếu công suất phản kháng vượt quá giá trị định mức cosφ đm, thì tại
nhà máy điện người ta buộc phải giảm công suất tác dụng của các
17
máy phát để tránh sự đốt nóng quá mức của máy.


§9.2 HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG
CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
9.2.3 Ý NGHĨA VIỆC NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

e) Giảm chất lượng điện
Tăng công suất phản kháng sẽ làm giảm chất lượng điện do hao
tổn điện áp tăng và do dao động điện áp khi công suất phản
kháng thay đổi. Như đã biết, hao tổn điện áp được xác định bởi
P.R + Q.X
biểu thức:

ΔU =
= ΔU + ΔU
U

r

x

Khi chất lượng điện năng giảm quá mức cho phép sẽ dẫn đến
sự thay đổi chế độ làm việc của các phần tử hệ thống điện. Sự
thay đổi này có thể làm giảm năng suất của các thiết bị gây
thiệt hại về kinh tế cho các ngành sản xuất.
f) Tăng giá thành điện năng
Sự truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện đòi hỏi
những chi phí gia tăng do đó là tăng giá thành điện năng.
18


§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.3.1 PHÂN LOẠI
Các biện pháp nâng cao hệ số cosφ được chia làm 2 nhóm:
1. Nâng cao hệ số công suất cosφ tự nhiên:
Nâng cao hệ số công suất tự nhiên là tìm các biện pháp để giảm
bớt được lượng công suất phản kháng Q tiêu thụ như: áp dụng
các quá trình công nghệ tiên tiến, sử dụng hợp lý các thiết bị
điện v.v…
Như vậy nâng cao hệ số cosφ tự nhiên rất có lợi về kinh tế.
2. Nâng cao hệ số công suất cosφ bằng phương pháp bù
Bằng cách đặt các thiết bị bù để giảm công suất phản kháng

phải truyền tải -> nâng cao hệ số cosφ của mạng.
Bù công suất phản kháng đưa lại hiệu quả kinh tế nhưng phải
tốn kém thêm về mua sắm thiết bị bù và chi phí vận hành
chúng. Vì vậy quyết định phương án bù phải dựa vào so sánh
kinh tế – kỹ thuật.
19


§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSφ TỰ NHIÊN
1. Thay đổi và cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị
điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất. Căn cứ vào điều kiện cụ thể
cần sắp xếp quy trình công nghệ một cách hợp lý nhất. Việc
giảm bớt những động tác, những nguyên công thừa và áp dụng
các phương pháp gia công tiên tiến v.v…đều đưa tới hiệu quả
tiết kiệm điện, giảm bớt điện năng tiêu thụ cho một đơn vị sản
phẩm.
Ở các nhà máy cơ khí lớn, máy nén khí thường tiêu thụ 30-40%
điện năng cung cấp cho toàn nhà máy. Vì vậy định chế độ vận
hành hợp lý cho máy nén khí có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiết
kiệm điện. Theo kinh nghiệm vận hành khi hệ số phụ tải của máy
nén khí gần bằng 1 thì điện năng tiêu hao cho một đơn vị sản
phẩm sẽ giảm tới mức tối thiểu. Vì vậy cần bố trí sao cho các máy
nén khí luôn luôn làm việc đầy tải; lúc phụ tải của xí nghiệp nhỏ
20
(ca 3) thì nên cắt bớt máy nén khí.


§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT


9.3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSφ TỰ NHIÊN
2. Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng
động cơ có công suất nhỏ hơn
Khi làm việc động cơ không đồng bộ tiêu thụ lượng công suất
phản kháng bằng:
Q = Q0 + (Qdm − Q0 ).k pt2
Hệ số công suất của động cơ được tính theo công thức sau:
cosϕ =

P
=
S

1

 Q0 + (Qdm − Q0 ).k
1+ 

Pdm .k pt


2
pt

2


÷
÷



Từ các công thức trên ta dễ dàng thấy được nếu động cơ làm
việc non tải thì cosφ sẽ thấp.
Rõ ràng rằng thay thế động cơ làm việc non tải bằng động cơ
có công suất nhỏ hơn ta sẽ tăng được hệ số phụ tải kpt do đó
nâng cao được cosφ của động cơ.
21


§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSφ TỰ NHIÊN
2. Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng
động cơ có công suất nhỏ hơn

Điều kiện kinh tế cho phép thay thế động cơ là: việc thay
thế phải giảm được tổn thất công suất tác dụng trong mạng
và động cơ, vì có như vậy việc thay thế mới có lợi.
Các tính toán cho thấy rằng:
- Nếu kpt < 0,45 thì việc thay thế bao giờ cũng có lợi.
- Nếu 0,45 < kpt <0,7 thì phải so sánh kinh tế kỹ thuật mới
xác định được việc thay thế có lợi hay không.
Điều kiện kỹ thuật cho phép thay thế động cơ là: việc thay
thế phải đảm bảo nhiệt độ của động cơ nhỏ hơn nhiệt độ
cho phép, đảm bảo điều kiện mở máy và làm việc ổn định
của động cơ.
22



§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSφ TỰ NHIÊN
3. Hạn chế động cơ chạy không tải
Các máy công cụ, trong quá trình gia công thường nhiều lúc
phải chạy không tải. Nhiều thống kê cho thấy rằng, thời gian
chạy không tải của chúng chiếm khoảng 35 - 65% toàn bộ thời
gian làm việc. Khi động cơ chạy non tải thì cosφ của nó sẽ rất
thấp. Vì thế hạn chế động cơ chạy không tải là một trong những
biện pháp tốt để nâng cao cosφ của động cơ.
Biện pháp hạn chế động cơ chạy không tải được thực hiện
theo 2 hướng:
- Thứ nhất là vận dụng công nhân hợp lý hóa các thao tác để
hạn chế đến mức thấp nhất thời gian máy chạy không tải.
- Thứ hai là đặt bộ hạn chế chạy không tải trong sơ đồ khống
chế động cơ. Thông thường nếu động cơ chạy không tải quá
thời gian quy định t0 nào đó thì động cơ bị cắt ra khỏi mạng. 23


§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSφ TỰ NHIÊN
4. Dùng động cơ đồng bộ thay thế cho động cơ không đồng bộ
Động cơ đồng bộ có nhiều ưu điểm:
- Hệ số công suất cao, khi cần có thể cho làm việc ở chế độ quá
kích từ để trở thành máy bù cấp thêm công suất phản kháng cho
mạng.
- Mômen quay tỷ lệ bậc nhất với điện áp của mạng, vì vậy ít phụ
thuộc vào sự dao động của điện áp. Khi tần số của nguồn không
đổi, tốc độ quay của động cơ không phụ thuộc vào phụ tải, do đó

năng suất làm việc của máy cao.
Khuyết điểm của động cơ đồng bộ là cấu tạo phức tạp, giá thành
đắt. Chính vì vậy động cơ đồng bộ mới chỉ chiếm khoảng 20%
tổng số động cơ dùng trong công nghiệp. Ngày nay nhờ đã chế
tạo được những động cơ tự kích giá thành hạ và có giải công
suất tương đối rộng nên người ta có xu hướng sử dụng ngày
24
càng nhiều động cơ đồng bộ.


§9.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT

9.3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSφ TỰ
NHIÊN
5. Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ
Do chất lượng sửa chữa động cơ không tốt nên sau khi sửa
chữa các tính năng của động cơ thường kém trước: tổn thất
trong động cơ tăng lên, cosφ giảmv.v… Vì thế cần chú
trọng đến khâu nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ góp
phần giải quyết vấn đề cải thiện hệ số cosφ của xí nghiệp.
25


×