Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Các loại kiểm thử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.16 KB, 20 trang )

CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Đề tài:
Các loại kiểm thử


I. Giới thiệu chung

Kiểm thử là công việc xác định trạng thái và hành vi của sản phẩm để xác định chất lượng phần
mềm. Chất lượng sản phẩm này có thể dựa trên yêu cầu người dùng, các sản phẩm khác, hoặc
phiên bản khác của sản phẩm.

Mục đích của kiểm thử bao gồm việc kiểm tra mã nguồn (code), cũng như việc thực hiện mã

nguồn trong các môi trường khác nhau. Trong môi trường phát triển phần mềm hiện tại, rất nhiều
cơ sở kiểm thử phần mềm độc lập với đơn vị phát triển.


I. Giới thiệu chung

Kiểm thử phần mềm bao gồm nhiều lĩnh vực, từ các phần mềm trò chơi, đến các phần mềm lĩnh
vực ngân hàng…vv


II. Khái niệm

Kiểm thử phần mềm là quá trình
giám định dựa trên chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ sau khi tiến hành
kiểm tra.



II. Khái niệm



Kiểm thử phần mềm bao gồm quá trình kiểm tra và kiểm định để đảm bảo phần mềm đáp ứng
nhu cầu người dùng, phần mềm chạy đúng chức năng.


II. Khái niệm

Kiểm thử phần mềm có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong phát triển phần mềm, phổ
biến nhất là kiểm thử sau khi yêu cầu người dùng hoàn thiện hoặc phần mềm vừa xong giai đoạn
phát triển.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử Beta

Kiểm thử cài đặt

Kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức

Kiểm thử tương thích

năng

Kiểm thử hiệu năng phần mềm

Kiểm thử mở rộng và ưu tiên

Các loại kiểm thử
Kiểm thử hồi quy

Kiểm thử khả năng sử dụng

Kiểm thử chấp nhận

Kiểm thử khả năng truy nhập

Kiểm thử Alpha

Kiểm thử bảo mật


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử cài đặt

Kiểm thử để đảm bảo phần mềm được cài đặt thành công theo tài liệu hướng dẫn cài đặt và đáp
ứng yêu cầu khách hàng.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử tương thích

Một nguyên nhân phổ biến của lỗi phần mềm là thiếu khả năng tương thích với các hệ điều hành

hoặc phần mềm ứng dụng khác (có thể là các phiên bản cũ hay mới của hệ điều hành), hoặc môi
trường mục tiêu khác nhau rất nhiều so với bản gốc. Vậy nên kiểm thử tương thích sinh ra để đảm

bảo phần mềm có thể tương thích với các thành phần khác trong hệ điều hành


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử mở rộng và ưu tiên

Kiểm thử mở rộng được dùng khi cần xác định xem việc kiểm thử phần mềm cần mở rộng hay
không.

Kiểm thử ưu tiên được sử dụng để đảm bảo việc kiểm thử phần mềm trong thời hạn giới hạn.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử hồi quy

Kiểm thử hồi quy được tiến hành khi phần mềm có thay đổi.
Cụ thể, nó tìm cách phát hiện ra các hồi quy của phần mềm hoặc các lỗi cũ quay trở lại. Những
hồi quy như vậy xảy ra bất cứ khi nào chức năng phần mềm trước đây đang hoạt động giờ tạm
ngưng như đã định.

Thông thường, những hồi quy xảy ra như một hệ quả không lường trước được những thay đổi

chương trình, khi một phần mới của phần mềm được phát triển xung đột với mã tồn tại trước đó


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử chấp nhận


Kiểm thử chấp nhận bao gồm: kiểm thử tối ưu để đảm bảo các yêu cầu chức năng phần mềm
quan trọng cần được đảm bảo chất lượng.

Kiểm thử chấp nhận được thực hiện bởi khách hàng.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử Alpha

Kiểm thử Alpha là việc kiểm thử hoạt động chức năng thực tế hoặc giả lập do người dùng/khách
hàng tiềm năng hoặc một nhóm Tester độc lập thực hiện tại nơi sản xuất phần mềm.

Kiểm thử Alpha thường được sử dụng cho phần mềm đại trà (đóng gói sẵn để bán) như là một

hình thức kiểm thử mức chấp nhận nội bộ trước khi phần mềm chính thức đi vào giai đoạn kiểm
thử Beta.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử Beta

Kiểm thử Beta đưa ra sau kiểm thử Alpha được thực hiện bởi đội kiểm thử độc lập, phần mềm

được kiểm thử trong môi trường của người sử dụng và có thể được coi là một hình thức mở rộng
của kiểm thử mức chấp nhận.



III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử chức năng và kiểm thử phi
chức năng

Kiểm thử chức năng dùng để kiểm thử hành vi và chức năng của mã nguồn. Các yêu cầu kiểm
thử có thể tìm thấy ở yêu cầu người dùng.

Kiểm thử phi chức năng được thực hiện để kiểm tra phần mềm trong điều kiện nhất định như yêu
cầu về bảo mật và hiệu quả.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử hiệu năng phần mềm

Kiểm thử hiệu năng thường được chạy để xác định một hệ thống hay hệ thống con thực hiện như
thế nào về độ nhạy và tính ổn định theo một khối lượng công việc cụ thể.

Nó cũng có thể dùng để điều tra, đánh giá, xác nhận hoặc xác minh các thuộc tính chất lượng
khác của hệ thống, chẳng hạn như khả năng mở rộng, độ tin cậy và sử dụng tài nguyên.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử khả năng sử dụng

Loại kiểm thử này sử dụng để đảm bảo giao diện phần mềm dể hiểu và dễ sử dụng, nó liên quan
chủ yếu đến năng lực sử dụng của ứng dụng.



III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử khả năng truy nhập

Loại kiểm thử này sử dụng để đảm bảo khả năng truy nhập phần mềm cho người khuyết tật.


III. Các loại kiểm thử

Kiểm thử bảo mật

Loại kiểm thử này đảm bảo an toàn dữ liệu khỏi những truy nhập không mong muốn.
Vấn đề quốc tế và nội địa trong kiểm thử
Khả năng đáp ứng của phần mềm trong môi trường quốc tế hoặc nội địa.
Kiểm thử trong môi trường phát triển
Kiểm thử tích hợp cùng với quá trình phát triển phần mềm để giảm thiểu rủi ro trong quá trình
phát triển.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×