Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

kế toán dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.72 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN: KẾ TOÁN
DỊCH VỤ THANH TOÁN
QUA NGÂN HÀNG


MỤC LỤC:
I. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm
1.2 Ý nghĩa nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
1.3 Các nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng
1.4 Các thể thức thanh toán qua ngân hàng
II.TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
III.QUY ĐỊNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
3.1 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
3.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
3.3 Thanh toán bằng séc
3.4 Thanh toán qua thẻ ngân hàng


I.
1.1.

1.2.

1.3.

KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Khái niệm


Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông
qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng tiền
mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng sẽ
thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gởi theo yêu cầu của trả tiền để chuyển vào tài khoản
cho người thụ hưởng.
Ý nghĩa nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng (NH)
- Với vai trò trung gian thanh toán, NH đã giúp cho khách hàng giải quyết nhanh vòng
vay vốn tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Giảm đi rất nhiều chi phí vận chuyển, lưu thông tiền mặt, tiết kiệm được cho nền kinh
tế xã hội phần lớn chi phí phát hành tiền mặt cho lưu thông.
- NH có điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động.
- NH có cơ hội để tăng khả năng cho vay góp phần tăng lợi nhuận cho NH.
- Do mở tài khoản cho khách hàng mà NH có điều kiện để cung cấp thêm các dịch vụ
khác để được hưởng hoa hồng, đồng thời theo dõi được phần nào hoat động sản xuất
kinh doanh của khách hàng từ đó tạo điều kiện giúp đỡ hoặc hạn chế những hoạt
động tiêu cực của họ. Như vậy tổ chức công tác thanh toán qua ngân hàng mang lại ý
nghĩa lớn cho xã hội.
Các nguyên tắc thanh toán qua Ngân hàng
- Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại NH
- TK phải có số dư để đảm bảo thanh toán
- Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại NH (Giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh
tiền, dấu, chữ ký,…)
- Chủ TK phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại NH
- NH phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của KH
1.4. Các thể thức thực hiện thanh toán qua ngân hàng
Hiện nay Việt Nam đang dùng những hình thức thanh toán sau:
-

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

Thanh toán bằng séc
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thanh toán bằng thư tín dụng …

II. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG


Tài khoản 454 “Chuyển tiền phải trả bằng đồng Việt Nam”
Bên Có ghi: Số tiền các tổ chức tín dụng khác chuyển đến để trả cho người được
hưởng
Bên nợ ghi:
o Số tiền trả cho người được hưởng
o Số tiền chuyển trả lại cho đơn vị chuyển tiền do người được hưởng không đến
nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị chuyển tiền, của người được hưởng.
Số dư Có: phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh toán.
-

Tài khoản 427 “ Nhận ký quỹ bằng đồng Việt Nam”.
Tài khoản 4271 “Tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc”
Tài khoản 4272 “Tiền ký gửi để mở thư tín dụng”
Tài khoản 4273 “Tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ”
Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửi để đảm bảo thanh toán
Bên Nợ ghi:
o Số tiền ký gửi đã thanh toán cho người hưởng
o Số tiền ký gửi sử dụng còn thừa trả lại cho khách hàng ký gửi
Số dư Có: Phản ánh số tiền khách hàng đang ký gửi ở TCTD để đảm bảo thanh toán
-

Tài khoản 5012 “ Thanh toán bù trừ giữa NH thành viên”.
-


-

-

Bên Có ghi:
o Các khoản phải trả cho NH khác
o Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ
Bên Nợ ghi:
o Các khoản phải thu NH khác
o Số chênh lệch phải trar trong thanh toán bù trừ
Số dư Có: Phản ánh số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh
toán.
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh
toán. Kết thúc thanh toán bù trừ tài khoản này không có số dư

Tài khoản 5111 “ Chuyển tiền đi năm nay”
-

-

Bên Nợ ghi: Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Nợ.
Bên Có ghi:
o Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển Có
o Số tiền chuyển theo Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đã chuyển
Số dư Nợ : Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ lớn
hơn Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ


-


Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và
Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn Lệnh chuyển Nợ

Tài khoản 5112 “ Chuyển tiền đến năm nay”
Bên Nợ ghi:
o Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có
o Số tiền chuyển đến theo Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ
Bên Có ghi: Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ
Số dư Nợ : Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và
Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Nợ
Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn
hơn số tiền chuyển đến theo các lênh chuyển Nợ
Tài khoản 5211 “ Liên hàng đi năm nay”
Bên Nợ ghi: Các khoản chi hộ đơn vị khách trong cùng hệ thống NH theo giấy báo
Nợ liên hàng gởi đi
Bên Có ghi: Các khoản thu hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy báo
Có liên hàng gởi đi
Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ
Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ
-

Tài khoản 5212 “Liên hàng đến năm nay”
-

-

-

Bên Nợ ghi :

o Số tiền đơn vị khách hàng trong cùng hệ thống NH thu hộ theo giấy báo Có
liên hàng nhận được
o Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu
Bên Có ghi:
o Số tiền đơn vị khách trong cùng hệ thống NH chi hộ theo giấy báo Nợ liên
hàng nhận được
o Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu
Số dư Nợ : Phản ánh số tiền các giấy báo Có liên hàng chưa được đối chiếu
Số dư Có: Phán ánh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu
Tài khoản 1113 “ Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng đồng Việt Nam”
Bên Nợ ghi: Số tiền gửi vào NHNN
Bên Có ghi: Số tiền TCTD lấy ra
Số dư Nợ : Phản ánh số tiền đâng gửi không kỳ hạn tại NHNN

III. QUY ĐỊNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠCH TOÁN
3.1.

THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM CHI (UNC):
3.1.1. Khái niệm
UNC là chứng từ do chủ tài khoản lập để ủy nhiệm cho NH trích tài khoản của mình trả
cho người thụ hưởng.


3.1.2. Một số quy định khi sử dụng UNC
- Khi có nhu cầu chi trả, bên trả lập 3 hoặc 4 liên UNC ghi đầy đủ các yếu tố, chủ TK kí
-

-

tên, đóng dấu và nộp vào NH (số liên UNC có thể thay đổi theo yêu cầu của từng NH)

NH tiếp nhận và kiểm tra tất cả các yếu tố trên UNC, số dư TK của người trả tiền, nếu TK
không đủ số dư thì trả lại UNC cho khách hàng. Nếu đủ điều kiện thì tiếp nhận và xử lý
theo từng trường hợp.
UNC dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dich vụ trong mọi trường hợp khách hàng mở TK
cùng NH hay khác NH.
Ngân hàng nhận UNC có trách nhiệm thực hiện ngay trong ngày làm việc nếu UNC hợp
lệ.

3.1.3. Phương pháp hoạch toán
3.1.3.1.
Trường hợp KH mở TK cùng NH:

Đơn vị bán

(1)

Đơn vị mua
(3)

(4)

(2)
Ngân hàng

Sơ đồ 3.1 quy trình thanh toán ủy nhiệm chi cùng ngân hàng
Trong đó:
(1): Đơn vị bán giao hàng hóa cho đơn vị mua theo hợp đồng.
(2): Đơn vị bán lập UNC gửi vào NH.
(3): NH sau khi kiểm tra UNC hợp lệ sẽ trích tài khoản đơn vị mua ghi nợ
báo nợ cho đơn vị mua.

(4): NH ghi tăng TK đơn vị bán và báo Có cho đơn vị bán
 Hạch toán:

Nợ TK 4211 ( tài khoản của người trả tiền)
Có TK 4211 ( tài khoản của người thụ hưởng)
3.1.3.2.

Trường hợp khác NH




(1)
(2)
(3)
(4)

sơ đồ 3.2: quy trình thanh toán ủy nhiệm trường hợp khác NH
Trong dó:
Cung ứng hàng hóa
Người chi trả nộp ủy nhiệm chi vào ngân hàng người trả tiền
Ngân hàng người trả tiền trích tiền từ tài khoản chuyển đến ngân hàng người thụ hưởng
Ngân hàng người thụ hưởng báo Có cho người thụ hưởng

 Hạch toán
o Tại ngân hàng bên người trả tiền:

Nợ TK 4211 (tài khoản của người trả tiền)
Có TK 5211,5111, 5012, 1113


o

Tại ngân hàng bên người thụ hưởng:
Nợ TK 5212,5112, 5012, 1113
Có TK 4211 (Đơn vị thụ hưởng)

o

Ngoài ra ngân hàng người trả tiền sẽ thu phí bao gồm: phí của ngân hàng và thuế VAT
Nợ TK 4211,1011… (tài khoản của người trả tiền)
Có TK 711 (dịch vụ thanh toán)
Có TK 4531 (thuế giá trị gia tăng phải nộp

3.2.

THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM THU (UNT)
Khái niệm

3.2.1.


Ủy nhiệm thu là thể thức thanh toán mà người thụ hưởng lập ủy thác cho ngân hàng thu
hộ một số tiền nhất định từ người chi trả
Một số quy định khi áp dụng hình thức thanh toán UNT:
Đối với đơn vị mua khi ký hợp đồng với bên bán có thỏa thuận hình thức thanh toán tiền
bằng UNT thị phải thông báo cho ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản tiền gởi biết bằng
văn bản. Đây là cơ sở quan trọng để NH căn cứ trích tiền từ TK tiền gửi của bên mua trả
cho bên bán.
Đơn vị bán có nhiệm vụ cung ứng hàng hóa dịch vụ theo đúng hợp đồng. Nếu hai bên có
tranh chấp về số lượng, chất lượng… hàng hóa thì hai bên tự giải quyết.

Người mua có nhiệm vụ duy trì số dư trên TK tiền gửi sau khi đã nhận hàng hóa để ngân
hàng thanh toán cho đơn vị bán khi UNT gửi đến, nếu TK không đủ số dư ngân hàng lưu
UNT và theo dõi đến khi đủ sẽ thanh toán cho đơn vị bán, hoặc trả lại cho đơn vị bán.
Người bán khi lập UNT phải lập 3 hoặc 4 liên kèm theo các hóa đơn chứng từ chứng
nhận giao hàng cho người mua gởi vào ngân hàng nơi họ mở TK tiền gửi.
3.2.3. Phương pháp hoạch toán
3.2.3.1.
Trường hợp người mua người bán có TK cùng ngân hàng
3.2.2.
-

-

-

(1)

Đơn vị bán

(3)

(2)

Đơn vị mua

(4)

Ngân hàng
Sơ đồ 3.3: quy trình thanh toán ủy nhiệm thu trường hợp cùng ngân hàng
Trong đó:

(1): Đơn vị bán giao hàng hóa cho đơn vị mua theo hợp đồng.
(2): Đơn vị bán lập UNT gửi vào NH.
(3): NH sau khi kiểm tra và đối chiếu với thông báo bằng văn bản do đơn vị mua
gửi trước đây nếu UNT hợp lệ sẽ trích tài khoản đơn vị mua ghi Nợ và báo Nợ cho
đơn vị mua.
(4): NH ghi tăng TK đơn vị bán và báo Có cho đơn vị bán
Khi nhận 4 liên UNT của người bán, ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của UNT và số dư
trên TK người mua nếu đủ điều kiện thì hoạch toán


Nợ TK 4211 (đơn vị mua)
Có TK 4211 (đơn vị bán)

3.2.3.2.

Nếu người mua và người bán có TK tại 2 NH khác nhau

Người thụ hưởng
2

1

Người chi trả

Ngân hàng người
thụ hưởng
4

3


5

Ngân hàng
người chi trả

Sơ đồ 3.4: quy trình thanh toán ủy nhiệm thu trường hợp khác ngân hàng
Trong đó
Cung ứng hàng hóa , dịch vụ
Người thụ hưởng nộp ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng vào ngân hàng thu hộ
Ngân hàng người thụ hưởng chuyển ủy nhiệm thu đến ngân hàng người chi trả
Ngân hàng người trả tiền trích tiền của người trả tiền chuyển đến ngân hàng người thụ
hưởng
(5) Báo Có cho người thụ hưởng
(1)
(2)
(3)
(4)

o

Tại NH bên mua
Nợ TK 4211 (đơn vị mua)
Có TK 5211,5111,5012, 1113

Tại NH bên bán
Nợ TK 5212, 5112, 5012, 1113
Có TK 4211 (đơn vị bán)
o Trường hợp chuyển tiền đi khác ngân hàng thì khách hàng phải trả phí chuyển tiền,
tách riêng phần thuế giá trị gia tăng.
Nợ TK 4211,1011,…

o


Có TK 711 (thu dịch vụ thanh toán)
Có TK 4531 (thuế GTGT)
3.3.

THANH TOÁN BẰNG SÉC
3.3.1.
Khái
niệm:
- Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát (Ngân hàng,
hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được cấp phép) trích một số tiền nhất định
từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
3.3.2

Phân loại:

Phân loại séc theo người thụ hưởng
-

-

-

Séc định danh:
o Trả cho một người xác định và không được phép chuyển nhượng.
o Ghi rõ tên người thụ hưởng và có cụm từ “Không chuyển nhượng” hoặc
“Không trả theo lệnh”.
Séc ký danh (được phép chuyển nhượng):

o Trả cho một người xác định và được phép chuyển nhượng.
o Ghi rõ tên người thụ hưởng và không có cụm từ “Không chuyển nhượng”.
Séc vô danh: Không có tên người thụ hưởng được ghi trên tờ séc. Bất kỳ ai cầm tờ
séc đều là người thụ hưởng. Có cụm từ “Trả cho người cầm Séc

Phân loại séc theo công dụng:
Séc tiền mặt:
o Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (theo yêu cầu của
khách hàng).
o Không có cụm từ “Trả vào tài khoản”.
- Séc chuyển khoản:
o Chỉ thanh toán bằng chuyển khoản.
o Có cụm từ “Trả vào tài khoản”.
- Séc bảo chi: Là séc được người ký phát đảm bảo khả năng chi trả khi tờ séc được
người thụ hưởng xuất trình.
- Séc thông thường (không có bảo chi): Không được người bị ký phát đảm bảo khả
năng thanh toán trong thời hạn xuất trình.
-

3.3.3. Các thể thức thanh toán chủ yếu:
3.3.3.1.
Chuyển nhượng séc:
- Séc có thể chuyển nhượng được:
o Trao tay (Séc vô danh).
o Ký chuyển nhượng (đối với Séc kí danh – có ghi rõ tên người được trả tiền

và được phép chuyển nhượng).
- Séc chỉ có giá trị khi dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục.



- Người thụ hưởng cuối cùng chuyển nhượng cho tổ chức cung ứng thanh toán để

nhờ thu hộ.
3.3.3.2. Thời hạn thanh toán của Séc:
- Thời hạn xuất trình: 30 ngày kể từ ngày ký phát (trừ trường hợp bất khả kháng).
- Thời hạn hiệu lực: 6 tháng kể từ ngày ký phát.
3.3.3.3. Địa điểm xuất trình:
- Địa điểm ghi trên tờ Séc.
- Địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.
- Trung tâm thanh toán bù trừ Séc.
3.3.3.4. Thanh toán Séc:
- Tại người bị ký phát.
- Tại người thu hộ.
3.3.4. Một số vấn đề liên quan đến thanh toán Séc:
- Phải mở tài khoản tiền gửi KKH Người bị ký phát (Ngân hàng).
- Phải duy trì số dư đủ để thanh toán tại thời điểm Séc được xuất trình.
- Nếu ký phát Séc bảo chi thì phải duy trì số dư dưới dạng ký quỹ hoặc phong tỏa tài
khoản TGKKH ngay tại thời điểm Người bị ký phát (Ngân hàng) bảo chi séc.
- Điền đầy đủ nội dung trên tờ séc theo quy định.
- Séc được phát hành đúng theo quy định.
- Người được thụ hưởng phải được ghi tên trên tờ séc hoặc là người được chuyển
nhượng cuối cùng.
- Người thụ hưởng phải xuất trình séc tại Người bị ký phát hoặc các đại lý chấp
nhận tờ séc của Người bị ký phát trong thời hạn xuất trình.
- Tài khoản tiền gửi của người ký phát séc phải đủ số dư thanh toán tại thời điểm séc
được xuất trình. (Séc thông thường).
3.3.5. Phương pháp kế toán:
 Tại ngân hàng thanh toán séc (người bị ký phát):
- Khi người ký phát séc có nhu cầu bảo chi séc ta có


Nợ TK 4211 ( người ký phát)
Có TK 4271 ( tiền ký gửi đảm bảo thanh toán séc)
-

Khi ngân hàng nhận được séc đủ điều kiện thanh toán
Nợ TK 4211,4271 Người ký phát

Có TK 1011
Có TK 4211.Người thụ hưởng,
Có TK 5211,5111, 5012
 Tại người thu hộ (ngân hàng người thụ hưởng):
Nợ TK 5012, 5212,5112
Có TK 4211: Người thụ hưởng


- Tại NH phục vụ người thụ hưởng (người thu hộ) có quyền thu phí dich vụ thanh

toán séc của khách hàng nhờ thu hộ :
Nợ TK 4211,1011…
Có TK 711 (thu dịch vụ thanh toán)
Có TK 4531 (thuế GTGT)

3.4.

THANH TOÁN QUA THẺ NGÂN HÀNG
3.4.1. Khái niệm:
Thẻ là công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho khách hàng sử dụng
theo hợp đồng ký kết giữa Ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ.
Có rất nhiều cách phân loại thẻ nhưng cách phân loại thẻ theo nguồn thanh toán thẻ cần
được lưu ý khi nghiên cứu nghiệp vụ kế toán ngân hàng, đó là thẻ thanh toán và thẻ tín

dụng. Dù là thẻ nào thì các thành viên tham gia vào việc sử dụng và thanh toán thẻ cũng
bao gồm: Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng thanh toán thẻ, Đơn vị chấp nhận thẻ, Chủ
thẻ.
3.4.2. Quy trình thanh toán qua thẻ
3
CHỦ THẺ

ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ
2
4

1
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH THẺ

7

5

NGÂN HÀNG THANH
TOÁN THẺ

6
Sơ đồ 3.5: quy trình thanh toán thẻ ngân hàng

Trong đó
(1): Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp thẻ cho chủ thẻ
(2), (3) : Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị chấp nhận
thẻ



(4), (5) : Đơn vị chấp nhận thẻ gửi chứng từ cho ngân hàng thanh toán thẻ để nhận tiền
(6), (7) : Ngân hàng thanh toán thẻ thanh toán lại với ngân hàng phát hành thẻ.

3.4.3.

Phương pháp kế toán:

Nghiệp vụ kế toán thẻ chỉ liên quan đến 2 đơn vị chính là Ngân hàng phát hành thẻ và
Ngân hàng thanh toán (Ngân hàng đại lý).



Trường hợp Khách hàng rút tiền mặt tại ATM, bút toán thực hiện tự động:
Nợ TK 4211 TGTT của chủ thẻ
Có TK 1014



Trường hợp khách hàng rút tiền mặt tại NH
Nợ TK 4211 TGTT
Có TK 1011

• Trường hợp khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ:
 Tại ngân hàng thanh toán thẻ:

Khi nhận được các chứng từ thanh toán do đơn vị chấp nhận thẻ lập, kế toán viên sẽ thanh
toán tiền cho đơn vị chấp nhận thẻ và ghi nhận khoản tiền ứng cho ngân hàng phát hành
thẻ. NH này sẽ hạch toán:
Nợ TK 359 các khoản phải thu

Có TK 4211. Tài khoản ĐVCNT
Sau đó, ngân hàng thanh toán thẻ sẽ truyền dữ liệu về giao dịch thẻ về Ngân hàng phát
hành.
Khi nhận được lệnh chuyển có từ NH phát hành, NH thanh toán thẻ hạch toán:
Nợ TK 5191,5012, 5112,..
Có TK 359 các khoản phải thu

 Tại ngân hàng phát hành thẻ:

Khi nhận các dữ liệu từ NH thanh toán thẻ, kiểm tra nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành ghi nợ
các TK thích hợp tùy theo tính chất của từng loại thẻ:
- Đối với thẻ ký quỹ:


Nợ TK 4273 Ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ
Có TK 5111, 5012,5191,…
- Đối với thẻ ghi nợ:
Nợ TK 4211 Tiền gửi thanh toán của khách hàng
Có TK 5111, 5012,5191
- Đối với thẻ tín dụng:
Nợ TK 2111 Cho vay
Có TK 5111, 5012,5191
Sau đó, chuyển chứng từ thanh toán vốn (lệnh chuyển có) cho NH đại lý.



×