Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thị trường điện lực việt nam, hướng tới chuyển đổi sang thị trường phát điện cạnh tranh và hạn chế độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.17 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KINH TẾ VI MÔ

Đề tài: “Thị trường điện lực Việt Nam,hướng tới chuyển đổi sang thị trường
phát điện cạnh tranh và hạn chế độc quyền .”
Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thanh Thủy

Thái nguyên, tháng 12


LỜI NÓI ĐẦU

Trong xã hội hiện nay , điện là một thứ thiết yếu không thể thiếu trong
cuộc sống của chúng ta. Cũng giống như nguồn nhiên liệu quan trọng là xăng dầu,
điện là nguồn năng lượng thiết yếu để duy trì cuộc sống sinh hoạt của người dân,
tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế và các vấn đề an sinh xã
hội.Diện được sử dụng trong tất cả các hoạt động từ sinh hoạt dân dụng cho đến các
hoạt động công nghiệp.Thế nhưng có một điều không ai là không biết về ngành
điện lực của Việt Nam đó là tính độc quyền của ngành điện.chính điều này đã tạo
nên rất nhiều điều bức xúc trong dư luận. Mặc dù vậy nhưng điều này vẫn xảy ra
trong rất nhiều năm nay mà chưa có một biện pháp để quyết một cách hợp lí.Và
trong kỳ học này nhóm chúng em được học và tìm hiểu về thị trường trong đó có
thị trường độc quyền và ví dụ rõ nhất chính là thị trường độc quyền của ngành điện
lực Việt Nam.Với những lí do trên và kết hợp với những kiến thức mà em đã biết,
chúng em đã cùng nghiên cứu đề tài : “Thị trường điện lực Việt Nam, hướng tới
chuyển đổi sang thị trường phát điện cạnh tranh và hạn chế độc quyền .”
và đặc biệt là dưới sự chỉ bảo tận tình của cô giáo bộ môn là cô Phạm Thanh Thủy ,
nhóm em xin được phân tích tính độc quyền trong ngành điện lực Việt Nam hiện
nay với những phần sau :


Phần 1 : Vài nét về ngành điện Việt Nam.
Phần 2 : Khái quát chung về thị trường .
Phần 3 : Những đặc trưng của thị trường điện Việt Nam theo hướng độc quyền .
Phần 4 : Các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường phát triển điện cạnh tranh tại
Việt Nam .
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn chưa đủ và thời gian hạn hẹp nên
bài của nhóm em còn nhiều thiếu xót.Mong cô giáo và các bạn góp ý kiến để bài
của nhóm em được tốt hơn .
Xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
Nội dung

1. Lời nói đầu.
2. Phần 1 : Vài nét về ngành điện Việt Nam.
1.1 . Chức năng và nhiệm vụ.
1.2 . Thực trạng của ngành điện hiện nay.
3. Phần 2 : Khái quát chung về thị trường.
2.1 . Khái niệm thị trường và nhưng đặc trưng cơ bản của thị
trường.
2.1.1 . Khái niệm thị trường.
2.1.2 . Cấu trúc và phân loại thị trường.
2.2 . Quy mô thị trường.
4. Phần 3 : Những đặc trưng của thị trường điện Việt Nam theo
hướng độc quyền.
5. Phần 4 : Các giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường phát triển
điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Trang



PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1
Vài nét về ngành điện Việt Nam
1.1 : Chức năng, nhiệm vụ: Tổng công ty
Điện lực Việt Nam (EVN) là Tổng công ty nhà
nước do Thủ tướng chính phủ quyết định thành
lập năm 1994, từ tháng 6/2006 EVN được chuyển
đổi thành Tập đoàn Điện lưc Việt Nam, là một
trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò
chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền
kinh tế quốc dân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn
kinh tế đa sở hữu, kinh doanh đa ngành trong đó đầu tư xây dựng, sản xuất kinh
doanh điện năng, viễn thông công cộng, tài chính,
ngân hàng, cơ khí điện lực là các ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa
sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo làm lòng cốt để ngành công
nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập
kinh tế quốc tế có hiệu quả.
EVN hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, trong đó công ty
mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư tài chính vào các công ty con,
các công ty liên kết, các ngành nghề kinh doanh mới.
Công ty mẹ – EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng lớn của
EVN về đầu tư xây dựng các công trình điện, khoa học công nghệ và các mục tiêu
sản xuất kinh doanh khác, kế hoạch dài hạn về sản xuất kinh doanh, đầu tư của tập
đoàn, định hướng sản xuất kinh doanh và đầu tư của các công ty con, đầu tư góp
vốn vào các công ty con và các doanh nghiệp khác, tổ chức bộ máy, cán bộ và
phát triển nhân lực của tập đoàn và các công ty con.
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt với đặc thù là sản xuất và tiêu thụ xảy ra

đồng thời, các hoạt động điện lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ
thống điện thống nhất nên mang tính độc quyền tự nhiên cao - dù có sự tham gia
rộng rãi của các thành phần kinh tế. Vì vậy cần phải điều tiết hoạt động này để hạn
chế độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh
nghiệp”.


1.2 : Thực trạng về ngành điện hiện nay:
“Hiện nguồn điện cung cấp rất phong phú nhưng ngành điện cũng chưa quan
tâm đúng mức để khai thác, mua cho hết trong khi vẫn thiếu điện trầm
trọng”, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam “vạch” lỗi của
ngành điện.
Việc thiếu điện và cắt điện trên diện rộng dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực trong lao
động, sản xuất và đời sống sinh hoạt người dân. Vài ngày trở lại đây, khi UBND TP
Hà Nội có chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực thành phố ngừng ngay việc cắt điện thì
tình hình điện ở TP Hà Nội mới cải thiện, tuy nhiên đối với các tỉnh, thành phố
khác, "cơn khát" điện vẫn nghiêm trọng.
Tập đoàn này hiện nay vẫn chiếm tỉ lệ chi phối các nguồn phát điện (hơn 60% công
suất), là đơn vị duy nhất nắm hệ thống truyền tải, trung tâm điều độ hệ thống điện
quốc gia. Bên cạnh đó, các công ty điện lực thuộc EVN giữ độc quyền phân phối,
bán buôn, bán lẻ điện đến tận hộ tiêu thụ. Vị trí độc quyền của EVN vẫn được duy
trì và bảo vệ, bất chấp việc đó đã gây cản trở như thế nào cho công cuộc phát triển
đất nước. Vị thế độc quyền đó đã tạo cho EVN một thứ quyền lực mà chính quyền
địa phương cũng phải vị nể như trong tình huống trên.
Đã có quá nhiều kiến nghị của các học giả, nhà kinh tế trong nước yêu cầu phá vỡ
thế độc quyền của tập đoàn này nếu Việt Nam muốn đảm bảo an ninh điện lực. Yêu
cầu này cũng đã luôn được các nhà tài trợ quốc tế lên tiếng trong các cuộc đối thoại
hàng năm với chính phủ về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
Lập luận chính của các nhà tài trợ là Việt Nam phải phá thế độc quyền của EVN từ
khâu sản xuất, truyền tải và phân phối, và tăng giá điện mới có thể thu hút thêm

được đầu tư tư nhân và nước ngoài; và hơn hết là làm cho ngành này trở nên cạnh
tranh hơn. Yêu cầu này được họ kiên trì đưa ra trong gần hai mươi năm qua kể từ
khi nối lại chương trình viện trợ ODA cho Việt Nam.
Trong nhiều lần phúc đáp yêu cầu này, đại diện chính phủ cũng kiên trì không kém.
Lý lẽ chính là nếu cải tổ EVN, nhà nước có thể mất đi công cụ để điều tiết thị
trường, không đảm bảo được lợi ích của phần đông dân số vẫn đang sống quanh
ngưỡng nghèo. Hơn nữa, việc tăng giá bán điện có thể làm hàng triệu người nghèo
không tiếp cận được với ánh sáng. Vì lẽ đó, việc cải tổ ngành điện theo hướng cạnh
tranh phải có lộ trình.
Những cuộc tranh luận như trên đã kéo dài hai mươi năm nay, và chừng nào chúng
còn tiếp diễn thì EVN vẫn còn ung dung hưởng thụ vị thế độc quyền.


Ở góc độ nào đó, EVN cũng có những nỗ lực lớn. Ngành điện luôn tăng trưởng cao
gấp đôi so với tăng trưởng kinh tế; tập đoàn này đã có công xây dựng các đường
điện đến nhiều vùng sâu, vùng xa gần như không có lợi nhuận để đảm bảo mục tiêu
an sinh xã hội được giao phó.
Tuy nhiên, họ không thể biện minh cho tình trạng lúa chết hàng loạt trên đồng
ruộng vì thiếu nước do máy bơm mất điện, hay công nhân phải nghỉ việc không
lương vì mất điện, hay những bất ổn xã hội tiềm tàng còn có thể diễn ra vì thiếu
điện.
Cách đây gần một thập kỷ, thị trường viễn thông Việt Nam cũng chứng kiến điều
tương tự như ngành điện khi VNPT độc quyền trong ngành này. Sự mở cửa cho
cạnh tranh đã mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngành viễn thông ngày nay.
Kinh nghiệm đó, cùng với những diễn biến trong cuộc sống cho thấy, việc cải tổ
ngành điện là một yêu cầu không thể trì hoãn.
Những nỗ lực tiết kiệm điện như thay đổi công nghệ, ban hành luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả, phát triển thêm các nguồn cấp điện, và nâng cao ý thức
người dân là cần thiết nhưng không thể đủ để giải quyết vấn đề của ngành điện.
Với những lí do trên và kết hợp với những kiến thức mà em đã biết, chúng em

đã cùng nghiên cứu đề tài : “Thị trường điện lực Việt Nam, hạn chế độc quyền
và hướng tới chuyển đổi sang thị trường phát điện cạnh tranh.”


PHẦN 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
2.1 Khái niệm thị trường và nhưng đặc trưng cơ bản của thị trường
2.1.1 : Khái niệm thị trường:
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì sự tồn tại của thị trường là một tất
yếu khách quan và sự tồn tại thị trường là cần thiết khi mà nền kinh tế hàng hóa còn
tồn tại và phát triển. Vậy thị trường là gì ?. “Thị trường là tập hợp sự thỏa thuận
giữa những người mua và người bán tiếp xúc với nhau để tiến hành việc trao đổi
hàng hóa và dịch vụ”. Từ khái niệm trên, thị trường có một số đặc điểm sau:
- Thị trường là tập hợp của sự thỏa thuận. Mỗi cá nhân tổ chức đều theo đuổi
mục đích riêng của mình. Người mua đều mong muốn mua rẻ, còn người bán lại
muốn bán đắt. Nhưng tất cả những người thực sự mua sẽ phải cố gắng để có thể
mua được và người thực sự bán sẽ phải cố gắng để bán được. Vì vậy cần thiết lập
sự mặc cả giữa các bên tham gia thị trường. Sự thỏa thuận nhằm dung hòa mâu
thuẫn lợi ích giữa các bên tao ra các cuộc trao đổi và hình thành cân bằng thị
trường. Thông qua sự thỏa thuận xác định giá cả và số lượng trao đổi.
- Thị trường tồn tại như sợi dây liên kết giữa các bộ phận trong nền kinh tế.
Thị trường còn đựơc hiểu như một khuôn khổ vô hình trong đó người mua và
người bán tác động vơi nhau để trao đổi hàng hóa đồng thời xác định số lượng giá
cả và số lượng trao đổi. Thị trường liên kết các bộ phận trong nền kinh tế, giữa
người mua và người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
- Thị trường thực hiện chức năng kinh tế là trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, tuy khác nhau về bề ngoài nhưng các thị trường đều thực hiện cùng một
chức năng kinh tế. Chúng ấn định giá cả đảm bảo sự cân bằng giữa lượng cầu của
người mua và lương cung mà người bán muốn bán. Các tổ chức, cá nhân khi tham
gia thị trường đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình.

- Hình thức biểu hiện của thị trường rất đa dạng. Thị trường là nơi gặp gỡ
giữa người bán và người mua tiến hành các trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền
tệ. Một số thị trường lá nơi người bán và ngươi mua trực tiếp gặp nhau, ví dụ như
các đại lý, các cửa hàng bán lẻ … Một số thị trường khác, ví dụ như sở giao dịch
chứng khoán, chủ yếu hoạt đông thông qua nhưng người trung gian là những người
thực hiện công việc mua bán thay mặt khách hàng.
- Mối quan hệ giữa người bán và người mua quyết định cấu trúc thị trường.
Căn cứ vào số lượng người bán và người mua trên thị trường xác định cấu trúc thị
trường là thị trường độc quyền độc quyền hay thị trường cạnh tranh, thị trường độc
quyền bán và thị trường độc quyền mua.


2.1.2 : Cấu trúc và phân loại thị trường
Khi nói về cấu trúc thị trường, ta thường phân biệt thành hai phía đó là người
bán và người mua. Ở mỗi phía có thể tồn tại cơ cấu thị trường khác nhau. Có người
bán là độc quyền, nhưng cũng có thể là nhiều người mua cạnh tranh nhau. Các thị
trường trong đó người bán và người mua giao dịch với nhau rất khác nhau về cấu
trúc. Cấu trúc thị trường quyết định quan hệ giữa người bán và người mua, quyết
định đến các cách ứng sử của họ cũng như giá cả hàng hóa và khối lượng giao dịch.
Người ta phân biệt thị trường thành 4 mô hình cơ bản sau: thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền, thiểu số độc quyền, thị
trường độc quyền.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trong thị trường này có rất nhiều người
mua và bán, các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa. Thông tin về các sản phẩm đầy
đủ, không có trở ngại nào khi người mua muốn mua hàng hóa trên thị trường. Có
rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa giống hệt nhau, có thể hoàn toàn thay
thế cho nhau. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia hay rút lui khỏi ngành sản
xuất mà không cần bất kì một điều kiện nào và không ảnh hưởng đến giá cả hàng
hóa trên thị trường.
- Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền: Ở thị trường này mỗi doanh

nghiệp có đôi chút quyền kiểm soát về giá cả thị trường. Sở dĩ như vậy vì các sản
phẩm của họ làm ra mang tính tiêu chuẩn hóa nhưng có đôi chút khác biệt. Các sản
phẩm đó cạnh tranh trên thị trường khác nhau về giá cả nhưng sự chênh lệch này
không khác nhau nhiều lắm, nếu giá bán cao thì người tiêu dùng sẽ mua thứ khác.
Mức độ trênh lệch phụ thuộc vào tính độc quyền ở mức độ nào của sản phẩm.
- Thị trường thiểu số độc quyền: trong thị trường này có it người bán và hành
vi các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được. Nói chung có quy mô tương đối lớn,
được sở hữu các phát minh hay bí mật công nghệ có vốn đầu tư lớn. Bản chất của
thiểu số độc quyền lá sự cấu kết lẫn nhau cho lợi ích của cả nhóm độc quyền. Việc
tham gia vào ngành sản xuất bị ngăn cản trong thực tế bởi các rào chắn về pháp luật
và tài chính. Các sản phẩm trong thị trường này là các sản phẩm tiêu chuẩn hóa
hoặc dị biệt hóa. Mỗi một doanh nghiệp trong ngành sản xuất đều có vai trò quan
trong đối với giá cả hàng hóa trên thị trường. Quyền kiểm soát giá cả khá mạnh.
- Thị trường độc quyền: trong thị trường này chỉ có duy nhất một doanh
nghiệp, sản xuất các sản phẩm mà không có sản phẩm nào thay thế được. Nhà độc
quyền có quyền rất mạnh trong việc định giá cả hàng hóa. Việc tham gia vào
nghành sản xuất bị ngăn cản về tài chính và rào chắn pháp luật để bảo đảm rằng
trong thị trường có duy nhất một người bán. Quyền kiểm soát giá cả rất mạnh, hàng
hóa của thị trường độc quyền có sức mạnh thị trường. Tính độc quyền của sản
phẩm đem lại lợi ích xã hội thấp. Vì vậy các chính phủ thường có các sác luật
chống độc quyền.
2.2 Quy mô của thị trường :


- Ở mỗi một thị trường khác nhau lai có quy mô khác nhau, có nhiều tiêu
chuẩn để phân biệt thị trường này với thị trường khác. Có 3 tiêu chuẩn chủ yếu sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Tính đồng nhất của sản phẩm: nêu lên mức độ một sản phẩm
này giống với một sản phẩm khác. Nếu một sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế
cho sản phẩm kia thì các sản phẩm này có tính đồng nhất. có những cấp độ theo đó,
các sản phẩm đưa ra giao dịch giống nhau.

+ Tiêu chuẩn 2: Chi phí vận chuyển: Giữ một vai trò quan trọng . Sản phẩm
càng có giá trị so với chi phí vận chuyển của sản phẩm, thì thị trường càng rộng
lớn.
+ Tiêu chuẩn 3: các chi phí thông tin liên lạc: cũng giới hạn phạm vi của thị
trường. Đối với môt bà nội trợ đi sắm hàng, thường thì chẳng đáng bỏ công khi
phải ghé qua chừng một chục chợ chỉ cốt tìm ra đúng chỗ mua mì gói hay vải rẻ.
Người ta chỉ chịu bỏ ra chi phí thông tin khi cần mua sắm các vật có giá trị (lĩnh
vực bất động sản….)
Từ các tiêu chuẩn trên ta có các quy mô thị trường là : Thị trường địa
phương; thị trường khu vực; thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Thị trường các yếu tố sản xuất (đầu vào) và hàng hóa dịch vụ đầu ra: Các
doanh nghiêp mua các yếu tố sản xuất trong thị trường đầu vào tiến hành quá trình
sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra. Các sản phẩm được bán cho các gia đình tiêu dùng
phục vụ cho nhu cầu cuộc sống , tái tạo sức lao động và sau đó sức lao đông lại
được cung ứng cho các doanh nghiệp – nó tạo thành một chu trình tuần hoàn khép
kín.
Từ những cơ sở lý thuyết này em áp dụng vào để phân tích thị trường điện tại
Việt Nam.

PHẦN 3
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM THEO
HƯỚNG ĐỘC QUYỀN.
+ Nhìn lại thế độc quyền của ngành điện.


Dường như đã trở thành “điệp khúc” trong nhiều năm qua, cứ vào dịp đầu hè là
người dân và các doanh nghiệp lại đối mặt với tình trạng thiếu điện gay gắt. Lý do
muôn thủa để EVN thanh minh cho tình trạng đó lại là lỗi cho ông trời!
EVN có độc quyền?
Từ trước đến nay, người dân và các doanh nghiệp vẫn chỉ biết mua điện do EVN

phân phối. Các nhà máy phát điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện phần lớn đều
do EVN quản lý. Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dầu EVN đã tiến hành cổ phần
hóa một số nhà máy điện như: Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà… trong đó có một số
nhà máy do PVN, TKV làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp này mới chỉ có
thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện. Các khâu khác vẫn do EVN nắm, đặc biệt là
khâu truyền tải và phân phối.
Vì năm “đầu cán” ở khâu quan trọng này nên việc cung ứng điện tới tận người dân
và doanh nghiệp vẫn do EVN đảm nhiệm. Sự độc quyền của EVN còn thể hiện ở
chỗ doanh nghiệp này vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực điện
vừa thực hiện chức năng kinh doanh cộng với chức năng phân phối điện. Xét về
mặt hình thức, EVN có Bộ Công thương là Bộ chủ quản nhưng trên thực tế, dường
như những “quyết sách” của EVN nhiều khi nằm ngoài “tầm với” của Bộ này.
Một ví dụ điển hình là năm 2009, Bộ Công thương từng đưa ra phương án được
xem là tiến bộ trong việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.
Điểm mấu chốt của phương án này là: “Tái thiết kế tổng thể hệ thống điện cạnh
tranh và tái cơ cấu ngành điện” bằng cách: gom các nhà máy phát điện do EVN
quản lý nhằm thành lập một số tổng công ty phát điện hoạt động độc lập theo
hướng cạnh tranh. Tách tổng công ty truyền tải điện quốc gia và trung tâm điều độ
hệ thống diện quốc gia ra khỏi EVN thành công ty điều độ hệ thống điện quốc gia
hoạt động độc lập, riêng rẽ, nằm ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của EVN. Đề xuất này
của Bộ chủ quản đã không nhận được sự đồng tình của EVN, EVN lập luận rằng,
nếu thực hiện những biện pháp “chia” và “tách” trên sẽ làm suy giảm sức mạnh của
cả tập đoàn do tầm bao quát của EVN sẽ bị thu hẹp lại.
Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp trên cùng một
“sân chơi”, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá cả
hợp lý sẽ được khách hàng lựa chọn. Lúc bấy giờ, khách hàng thực sự là các
“thượng đế”. Điều này đã không xảy ra ở ngành điện khi người dân và các doanh
nghiệp buộc phải mua điện với mức giá do EVN “định sẵn” trong khi chất lượng
dịch vụ, cung ứng còn rất nhiều tồn tại, bất cập.
Còn nhớ, hơn mười năm trước, trên thị trường mạng điện thoại di động chỉ có một

nhà cung cấp, giá cước lúc đó luôn ở mức “trên trời”. Nhưng chỉ sau mấy năm, thị


trường này bắt đầu sôi động với sự xuất hiện của nhiều “nhà mạng” mới, ngay lập
tức giá cước di động liên tục hạ nhiệt. Trong môi trường cạnh tranh ấy, người tiêu
dùng chính là đối tượng được hưởng lợi. Như vậy, vấn đề phá vỡ thế độc quyền của
ngành điện hiện nay càng đặt ra cấp thiết. Bởi có như vậy, nguồn điện mới hy vọng
được cung cấp tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển đất
nước. Đồng thời, người dân sẽ không còn phải chịu cảnh giá điện chỉ có tăng mà
không thấy giảm.

Mất điện liên tục, Ăc quy, kích điện trở thành thiết bị quen thuộc trong nhiều gia
đình mùa hè này
EVN cần xem lại trách nhiệm của mình
Cũng giống như nguồn nhiên liệu quan trọng là xăng dầu, điện là nguồn năng
lượng thiết yếu để duy trì cuộc sống sinh hoạt của người dân, tác động trực tiếp đến
sự phát triển của nền kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội. Trong nhiều năm qua, cứ
mỗi dịp hè về, thời tiết nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao, người dân và các doanh
nghiệp lại thấp thỏm nỗi lo thiếu điện. Và trên thực tế, tình trạng thiếu điện đã tái
diễn hằng năm như một “điệp khúc” không có hồi kết. Nhưng nếu như những năm
trước, tình trạng thiếu điện ít nhiều còn mang tính cục bộ, mức độ ảnh hưởng còn
trên phạm vi hẹp thì mùa hè năm 2010 thực sự là khoảng thời gian “đáng nhớ” của
người dân khi tình trạng cắt điện luân phiên kéo dài từ cuối tháng 3 cho đến cuối
tháng 6 (và còn có thể xảy ra trong thời gian tới). Phạm vi chịu ảnh hưởng trong
đợt tiết giảm điện “kỷ lục” này là rất lớn khi hầu hết các địa phương trong cả nước
đều chịu cảnh điện phập phù lúc có, lúc mất.


Tình trạng cắt điện luân phiên kéo dài đã kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội, làm đảo
lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân, chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Có thể kể

ra đây một số hệ lụy từ việc cắt điện luân phiên kéo dài trong thời gian qua: cắt
điện trong thời gian thời tiết nắng nóng, có khi lên tới trên 400C, các thiết bị làm
mát, hạ nhiệt được dịp “ngủ yên” làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc
biệt là người già và trẻ nhỏ; cắt điện luân phiên có khi cả ngày lẫn đêm, vào khoảng
thời gian “nước rút” của mùa thi khiến cho việc ôn tập của các sĩ tử gặp không ít
khó khăn; cắt điện kéo dài, các trạm bơm chịu cảnh “nằm im” không hoạt động,
công tác tưới tiêu, giải hạn cho đồng ruộng bị ngưng trệ, gây thất bát mùa màng đối
với người nông dân; lịch cắt điện dài hơi, dày đặc khiến cho kế hoạch sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp phải thay đổi, thời gian giao hàng không đúng
như tiến độ ghi trong hợp đồng, công nhân ngày làm, ngày nghỉ, thiệt hại về vật
chất lên tới hàng tỷ đồng; cắt điện liên tục cũng khiến cho ngành du lịch lao đao,
ngành công nghiệp “không khói” đã buộc phải “nhả khói” khi các khách sạn, nhà
nghỉ ở các khu du lịch đều phải mua máy phát điện, phụt khói ra cả ngoài đường,
gây tiếng ổn, để lại ấn tượng không tốt trong du khách gần xa v.v….
Đáng nói là, việc cắt điện của “ông điện lực” nhiều khi rất ngẫu hứng, tùy tiện.
Người dân và các doanh nghiệp lắm lúc bị cắt điện mà không được báo trước nên
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bị rơi vào thế bị động. Cùng với đó, tình trạng cắt
điện thiếu công bằng, nơi cắt ít, nơi bị cắt nhiều vẫn còn tồn tại có khi ngay trên
cùng một địa bàn.
Tình trạng thiếu điện lẽ ra đã không đến mức trầm trọng như trong thời gian qua
nếu như nhiều nhà máy điện đi vào vận hành đúng tiến độ. Tình trạng chậm tiến độ
của các dự án điện diễn ra dai dẳng khiến cho ngành điện “hụt hơi” chạy theo nhu
cầu phụ tải nhưng chưa thấy có ai trong ngành điện đứng ra nhận trách nhiệm. Bên
cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của người
dân, hằng năm nhu cầu tổng lượng điện năng tăng từ 15-17% nhưng công tác tham
mưu, hoạch định, “đi trước đón đầu” trong việc tìm biện pháp để cung ứng đủ
lượng điện theo nhu cầu xã hội của ngành điện vẫn còn có một sức ỳ lớn. Hệ quả
kéo theo là hệ thống điện quốc gia luôn ở vào cảnh “ăn đong”, phát điện được bao
nhiêu thì dùng bấy nhiêu mà không hề có công suất dự phòng để duy trì sự ổn định
về nguồn điện khi tiến hành duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo cung ứng điện ngay

trong những tháng cao điểm mùa khô.
Để xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng kéo theo việc cắt điện luân phiên trên
diện rộng kéo dài thời gian qua, dù chưa thể thống kê tổng thiệt hại nhưng các
chuyên gia đều cho rằng, những thiệt hại này còn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận


mà EVN làm ra hằng năm. Câu hỏi đặt ra là, liệu EVN có đền bù những thiệt hại
mà người dân và các doanh nghiệp phải gánh chịu (?!).

Đường dây cũ kỹ gây thất thoát một lượng lớn điện năng
Cần nâng cao chất lượng cung ứng, dịch vụ trước khi đòi tăng giá
Vin vào lý do chi phí đầu tư sản xuất điện lớn, từ trước đến nay giá điện chỉ có tăng
mà chưa hề giảm. Gần đây nhất là từ 1/3/2009, giá bán lẻ điện bình quân chưa bao
gồm thuế VAT là 948,5 đồng/kvwh, tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm
2008. Điện năng suy cho cùng cũng là một loại hàng hóa, hơn thế còn là một loại
hàng hóa đặc biệt. Người dân đã phải trả chi phí cao hơn cho mỗi kwh điện, lẽ ra
chất lượng cung ứng điện phải được cải thiện thì ngược lại, tình hình thiếu điện
càng trầm trọng hơn, chất lượng phục vụ khách hàng của ngành điện càng “đi
xuống” hơn. Hàng loạt băn khoăn được dư luận đặt ra là: EVN đã minh bạch hóa
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước khi tăng giá điện? Giá thành sản
xuất mỗi kwh điện, chi phí quản lý ra sao? EVN đã làm trọn trách nhiệm với các
“thượng đế” của mình hay chưa?..
Lí lẽ mà EVN đưa ra cho mỗi lần đòi tăng giá điện là: giá điện bình quân ở nước ta
thấp hơn các nước khác trong khu vực xem ra cũng không thuyết phục bởi mức thu
nhập trên bình quân đầu người ở nước ta thấp hơn nhiều so với các nước mà ngành
điện đưa ra so sánh. Điện là nguồn năng lượng “đầu vào” thiết yếu nên việc tăng
giá điện tất yếu sẽ ảnh hưởng tới mặt bằng giá thành của sản phẩm, dịch vụ, đời
sống xã hội sẽ có nhiều biến động. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là việc tăng giá
điện phải tỷ lệ thuận với chất lượng cung ứng điện. Trước khi đòi tăng giá, ngành



điện cần có giải pháp trong việc sớm khắc phục tình trạng xuống cấp, quá tải của
các trạm biến áp. Đầu tư, quy hoạch các dự án điện phải đồng bộ, cân đối giữa thủy
điện và nhiệt điện cũng như giữa các vùng miền, tránh tình trạng khắc phục kiểu
chắp vá. Về lâu dài, chừng nào chưa tìm ra lời giải cho bài toán tháo gỡ thế độc
quyền của ngành điện thì câu trả lời cho băn khoăn: đến bao giờ người dân mới có
được nguồn điện ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hầu như
vẫn còn bị bỏ ngỏ!
Và một số liệu cho thấy việc tăng giá điện của ngành điện thực chất chỉ phục vụ lợi
ích cho chính ngành điện mà thôi . Từ năm 2007 trở về trước thì mỗi năm thiếu từ
500 – 600 MW. Còn từ năm 2007 đến nay, mỗi năm thiếu chừng 800 – 1.000 MW.
Dự báo từ năm 2008, lượng cung cần phải bổ sung vào hệ thống của EVN khoảng
3.000 MW.
Một năm EVN phải bổ sung vào hệ thống từ 1.500 – 2.000 MW thì EVN phải đầu
tư để có sản lượng điện đó. Riêng chi phí cho 1.000 MW, nếu chạy than, thì EVN
mất khoảng 20.000 tỷ đồng/ năm.
Nếu dùng thủy điện thì mất chừng 16.000-17.000 tỷ đồng/ năm. Với công suất phải
bổ sung 2.000 MW mỗi năm thì ước chừng EVN phải cần 40.000 tỷ đồng. Do vậy,
lộ trình tăng giá điện cũng là một trong những biện pháp để giúp cho EVN tạo được
lợi nhuận, có kinh phí để đầu tư.
Tuy nhiên, đề xuất tăng giá điện cũng chỉ giúp giảm lỗ của EVN chứ không thể
giúp có đủ nguồn để khắc phục được tình trạng thiếu điện trước mắt


PHẦN 4
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN
CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM
- Thị trường điện cạnh tranh ra đời – Phá vỡ tính độc quyền:
Tại Hội thảo về thị trường điện cạnh tranh do Bộ Công thương tổ chức ngày
18-8 tại Hà Nội, vấn đề mà các doanh nghiệp trong ngành quan tâm là: Khi

thị trường điện cạnh tranh ra đời, việc mua bán điện có được minh bạch hơn
hay không, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện, giá điện có được ổn
định...?
Theo lộ trình do Bộ Công Thương xây dựng, thị trường điện Việt Nam sẽ
phát triển theo 3 cấp độ, mỗi cấp độ được thực hiện theo 2 bước thí điểm và
hoàn chỉnh. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 2014), Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022). Đề
án thị trường điện cạnh tranh sẽ hoàn thành trong năm nay và năm 2011 đưa
vào thử nghiệm, nếu được sẽ thực hiện chính thức hệ thống thị trường phát
điện cạnh tranh cuối năm 2011.
Theo đề án đưa ra, các nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên đấu nối
vào lưới điện quốc gia sẽ được tham giá cạnh tranh phát điện theo các hình
thức: trực tiếp giao dịch (chào giá cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp giao dịch
(do các đơn vị khác chào thay hoặc công bố sản lượng điện phát). Khi thị
trường này vận hành, các nhà máy phát điện sẽ phải cạnh tranh với nhau,
chào giá tới đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong khung từ
giá sàn tới giá trần. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chịu
trách nhiệm xác định và công bố giá sàn, giá trần phát điện của từng loại nhà
máy điện và dự báo phụ tải. Cơ quan điều tiết điện lực giám sát việc chào
giá. Với nguyên tắc trên, vị thế độc quyền của EVN trong việc cung ứng điện


hiện nay sẽ bị phá bỏ, là một bước ngoặt lớn trong cải tổ ngành điện Việt
Nam.
- Các biện pháp :
Cần nhiều công ty mua bán điện
Theo một số chuyên gia ngành năng lượng trong nước, về lâu dài, việc mua
bán điện nên cơ cấu lại theo hướng thành lập một công ty mua bán điện độc
lập, trực thuộc Bộ Tài chính hoặc Bộ Công Thương; khi đó, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) sẽ không nắm khâu mua bán điện.
- Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam, cho biết nếu muốn

hình thành thị trường điện cạnh tranh thực sự thì không chỉ có một công ty,
mà cần có nhiều công ty mua bán điện độc lập, có bán buôn, có bán lẻ và nhà
sản xuất điện muốn bán điện cho bất kỳ công ty mua nào tuỳ họ thì mới tạo
ra sự cạnh tranh.
Theo ông Ngãi, hiện tại khâu phân phối điện vẫn do EVN nắm giữ,
nhưng về lâu dài cần phải phân cấp lại. Tức là sẽ cơ cấu lại ngành điện sao
cho tạo ra sự cạnh tranh độc lập khỏi EVN ở cả 3 khâu: phát điện, bán lẻ và
bán buôn.
- Ở góc độ khuyến khích đầu tư ngành điện, ông Ngãi cho rằng muốn tăng sức
hấp dẫn đầu tư cho ngành điện là phải tăng giá điện. Nếu giá điện không tăng
thì tỷ suất lợi nhuận ngành điện thấp, nhà đầu tư khó vay vốn được, rồi lại bị
thiếu điện liên tục.
- “Theo quan điểm của tôi, sang năm 2011 thì giá điện buộc phải tăng. Khi đó,
nên bỏ giá điện bậc thang như trước đây và sẽ chỉ có 2 loại giá điện, gồm: giá
điện dành cho hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, cán bộ hưu trí, công nhân viên
thu nhập thấp, học sinh-sinh viên, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công
cách mạng, điện dịch vụ công ích; các nhóm đối tượng còn lại phải mua theo
giá thị trường ở mức từ 8 cent/kWh trở lên, tức ở khoảng 3.000 - 3.500
đồng/kWh”, ông Ngãi phân tích.
- Ông cũng cho rằng mức 8 cent/kWh là không cao so với mức 18 cent/kWh ở
Campuchia, và Thái Lan cũng đã bán mức 8 cent/kWh từ lâu. Các nước khác
trong khu vực cũng đang có giá bán điện cao hơn so với giá khoảng 5
cent/kWh như tại Việt Nam hiện nay.
- Việt Nam chuẩn bị bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm 2011-2015 và chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020, với mục tiêu


tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7-8%/năm. Để thực hiện thành công các
nhiệm vụ này, cung cấp đủ điện là một trong những điều kiện tiên quyết.
- Thủ tướng Chính phủ nhận định trong quá trình phát triển, ngành điện đã bộc

lộ một số tồn tại và bất cập về công tác tổ chức, lúng túng trong công tác
điều hành.
- Mùa khô năm 2010, từ tháng 4 đến tháng 7 liên tục để thiếu hụt điện trên
diện rộng làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, hoạt động của các doanh
nghiệp và sinh hoạt của người dân.
- Ngoài một số nguyên nhân khách quan như tình hình khô hạn kéo dài, Thủ
tướng Chính phủ cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu điện trong
thời gian qua vẫn là việc chậm đưa các công trình điện vào hoạt động do
không huy động đủ vốn, giải phóng mặt bằng chậm, điều hành chưa quyết
liệt.
- Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VI, trong giai đoạn 2006-2010
cần đưa vào vận hành 14.600 MW, nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 74%. Ngoài
ra, việc duy trì giá điện thấp cũng ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp
điện, giá thấp không khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, không
khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển
điện.
- Nếu tiến độ xây dựng các công trình nguồn và lưới điện không đảm bảo,
không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện hiện nay, mà có thể còn ảnh
hưởng đến việc đảm bảo cấp điện cho các năm tới.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đề xuất như vậy và cho rằng đó mới là
cái gốc của vấn đề vì khi kiểm soát được cạnh tranh theo thị trường thì sẽ có
mặt bằng giá hợp lý.
Bà nêu rõ, nhà nước muốn giá cả theo cơ chế thị trường, thế nhưng không
tạo ra sự cạnh tranh thì đó chưa phải là cơ chế thị trường thực sự. Hơn mười
năm trước, trên thị trường nước ta mạng điện thoại di động chỉ có một nhà
cung cấp, giá cước lúc đó luôn ở mức cao ngất ngưởng. Nhưng chỉ sau mấy
năm, thị trường này bắt đầu sôi động với sự xuất hiện của nhiều nhà mạng
mới. Ngay lập tức, giá cước di động liên tục hạ nhiệt. Người tiêu dùng chính
là đối tượng được hưởng lợi.



- Bỏ bao cấp giá điện
- Để giải quyết vấn đề vốn cho các dự án điện, cơ chế giá điện cần phải xem
xét lại. Ai cũng biết giá điện là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư vào phát
triển ngành điện. Hiện giá điện còn bao cấp, giá bán điện thấp dưới giá thành
chiếm khoảng 28% sản lượng điện thương phẩm như một phương thức bao
cấp giá điện của nhà nước, ấy vậy nên mới còn tình trạng bù chéo giữa các
loại hộ sử dụng điện, bù chéo giữa các vùng.
- Ông Đỗ Đức Quân, Vụ phó Vụ Năng lượng, Bộ Công Thương, cho biết hiện
việc chuẩn bị đề án và các văn bản pháp lý cần thiết cho việc hình thành thị
trường phát điện cạnh tranh đang do Cục Điều tiết điện lực của bộ biên soạn.
Ông phân tích, hiện nay thực chất giá cả của tất cả các mặt hàng nguyên vật
liệu liên quan đến ngành sản xuất điện nói chung đều đang có sự bao cấp của
nhà nước, nên vốn đầu tư của một dự án điện thường không sát với giá cả
thực trên thị trường.
- Vì tính chi phí đầu vào các dự án điện còn quá thấp, dẫn đến đầu ra là bán
điện và mua điện giá thấp nên không khuyến khích các nhà đầu tư vào ngành
điện.
- Cứ nhìn vào các dự án thuỷ điện nhỏ hiện nay mới thấy mặc dù EVN mua
điện từ các dự án thuỷ điện nhỏ với giá do Bộ Công Thương quy định
khoảng 800 đồng/kWh, giá này nhà đầu tư có lãi khoảng 15%, nhưng thuỷ
điện nhỏ lại phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thuỷ văn, khi có nước mới có
điện, khi không có nước thì chịu thua do không có hồ chứa.
Trong khi đó : Hàng quý, EVN xem xét lại biến động của các yếu tố đầu
vào so với thông số cơ sở - điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân
quý. Giá bán điện hàng quý được điều chỉnh đảm bảo thu hồi được lượng
chênh lệch chi phí cho phát điện phát sinh trong quý trước liền kề do biến
động của các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào được xem xét trong tính
toán chênh lệch chi phí phát điện hàng quý bao gồm giá các loại nhiên liệu
(than, khí, dầu và tỷ giá ngoại tệ).

EVN đang xây dựng và trình Bộ Công Thương trong tháng 8/2010 Đề án
“Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và giám sát hoạt động thị trường điện”.
Đây là tiền đề cho việc triển khai vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh
giai đoạn 2015 - 2022.
Tách mua bán và điều độ điện khỏi EVN


Tại Hội thảo xây dựng thị trường điện cạnh tranh lành mạnh sáng 9/4, Hiệp
hội Năng lượng Việt Nam đã đưa ra ý kiến, chỉ cần tách ngay khâu mua bán
điện và điều độ hệ thống điện ra khỏi EVN. Các nguồn phát điện vẫn nên để
EVN quản lý.
Lý giải về mô hình này, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng
Việt Nam cho biết, lâu nay, mua bán điện là khâu vướng mắc, có nhiều phàn
nàn nhất trong dư luận chứ không phải là vấn đề phát điện.
Nếu như EVN nắm giữ khâu mua bán điện như hiện nay thì tập đoàn này sẽ
luôn muốn mua rẻ. Và nếu như, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia,
đơn vị lập kế hoạch huy động công suất và theo dõi biểu đồ phụ tải, thuộc
quyền quản lý của EVN thì sẽ có xu hướng ưu tiên huy động các nguồn điện
của EVN trước.
Do đó mới có chuyện nhùng nhằng đàm phán giá điện, tranh cãi việc huy
động không hết công suất nguồn giữa EVN và các Tập đoàn Than, Dầu khí
như vừa qua.
Ông Trần Viết Ngãi khẳng định, chỉ cần tách hai khâu này ra khỏi EVN,
không thuộc bất cứ tập đoàn nào thì thị trường điện sẽ minh bạch. Trong đó,
Tổng công ty mua bán điện quốc gia có thể thuộc Tổng công ty kinh doanh
vốn Nhà nước, Bộ Tài chính.
- Tổng kết : Có thể khẳng định, việc phát triển thị trường điện cạnh tranh
sẽ đảm bảo được lợi ích của ba đối tượng đó là, Nhà nước sẽ giảm được
gánh nặng đầu tư; các doanh nghiệp điện lực sẽ tăng tính tự chủ, phát
huy khả năng sản xuất kinh doanh; khách hàng sẽ được hưởng lợi từ cơ

chế cạnh tranh. Tuy nhiên, để xây dựng được thị trường điện cạnh tranh
hoàn chỉnh đòi hỏi phải có lộ trình nhất định và làm một cách bài bản,
thận trọng.
" Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài còn thiếu sót, mong cô và các bạn đóng ghóp
thêm, Xin chân thành cảm ơn"
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………..



×