Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ucp 600 và các tình huống liên quan (điều 14, 15, 16, 17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.2 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài:
UCP 600 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN
(ĐIỀU 14, 15, 16, 17)
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trung Thông


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc
gia. Một trong những hướng phát triển mới của Việt Nam là tăng cường hoạt động
thương mại quốc tế, đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu. Song song với sự phát
triển đó thì các phương thức thanh toán cũng cần phải được hoàn thiện hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu thanh toán và đảm bảo hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Một trong
những phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất hiện nay là “Tín dụng
chứng từ”, mà một trong những văn bản điều chỉnh nó là: “Bộ quy tắc và thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ-UCP 600” do phòng thương mại quốc tế ban hành vào
ngày 25/10/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với mục đích tìm hiểu về tín dụng
thư cũng như bộ quy tắc UCP 600, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra
những tình huống cơ bản nhất giúp các bạn hiểu rõ về UCP600, đặc biệt là các điều
khoản 14, 15, 16, 17 trong bộ quy tắc này, thông qua đó có thể tránh phạm phải lỗi khi
thực hiện một thư tín dụng. Với thời gian nghiên cứu ngắn, chúng tôi chưa hoàn toàn
có thể truyền đạt đầy đủ nội dung của UCP 600 đến các bạn, mong các bạn thông cảm.


Mục lục
I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ UCP 600..................................................................1
1 Khái niệm về và lịch sử hình thành UCP- DC:.......................................................1


1.1 Khái niệm:........................................................................................................1
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của UCP:.......................................................1
2 Vai trò của UCP:.....................................................................................................1
2.1 Đối với ngân hàng:...........................................................................................2
2.2 Vai trò của UCP đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:...................................2
3 Các chú ý quan trọng khi áp dụng UCP 600...........................................................3
II UCP 600 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN (ĐIỀU 14, 15, 16, 17)..................4
1 Điều 14: Tiêu Chuẩn Kiểm Tra Chứng Từ..............................................................4
1.1 Nội dung..........................................................................................................4
1.2 Các tình huống.................................................................................................5
2 Điều 15: Chứng từ xuất trình hợp lệ........................................................................6
2.1 Nội dung..........................................................................................................6
2.2 Các tình huống.................................................................................................7
3 Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo................................................7
3.1 Nội dung..........................................................................................................7
3.2 Tình huống.......................................................................................................8
4 Điều 17: Chứng từ gốc và bản sao..........................................................................9
4.1 Nội dung..........................................................................................................9
4.2 Các tình huống...............................................................................................10


I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ UCP 600
1 Khái niệm về và lịch sử hình thành UCP- DC:
1.1 Khái niệm:
UCP – DC (Uniform Customs Practice Documentary Credit – Quy tắc Thực hành
thống nhất thư tín dụng chứng từ) được coi là một định chế tài chính quốc tế do Phòng
Thương mại Quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán quốc tế: tín dụng chứng từ ứng dụng.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của UCP:
Lần đầu tiên Phòng Thương mại Quốc Tế (ICC) soạn thảo các quy tắc hướng dẫn

thanh toán quốc tế ở phương thức tín dụng chứng từ vào năm 1929. Nhưng văn bản
đầu tiên này không mang tính quy tắc thống nhất, chúng chỉ mới áp dụng ở một số
ngân hàng Châu Âu.
1933 - ICC thông qua Quy tắc Thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ thương
mại, ấn bản số hiệu 82 (UCP đầu tiên).
1951 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 151.
1964 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 222.
1974 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 290.
1983 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 400, có hiệu lực từ năm 1984.
1993 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 500, có hiệu lực từ ngày 01/01/1994.
2007 – Bản sửa đổi UCP số hiệu 600, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
Như vậy, bình quân 10 năm UCP- DC lại thay đổi một lần. Sự thay đổi của UCP
đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại trên toàn cầu theo hướng: nhanh; đa dạng về
phương thức hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ của ngân hàng được nâng cấp
hiện đại và điện tử vi tính ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh
quốc tế và đời sống con người trên toàn cầu.
2 Vai trò của UCP:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (hay còn gọi là phương thức L/C) là
phương thức áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế (chiếm bình quân khoảng 60%).
Việc áp dụng UCP có những lợi ích sau:
1


2.1 Đối với ngân hàng:
• Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh
toán của doanh nghiệp khi sử dụng phương thức L/C: khi đóng vai
trò phát hành L/C; khi đóng vai trò ngân hàng thông báo; ngân hàng
chiết khấu; ngân hàng xác nhận…ngân hàng phải làm gì? Thực hiện
chức năng nào?
• Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách

hàng vì trong UCP chỉ dẫn rõ các nhiệm vụ, chức năng của từng
bên…
• Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nhờ đó mà giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng khi tổ chức thanh toán qua phương thức
L/C, vì trong L/C chỉ dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan
đến thanh toán…
• UCP là cẩm nang hướng dẫn mà ngân hàng dựa vào đó để thực
hiện dịch vụ khách hàng tốt nhất.
• UCP được xem như là một căn cứ pháp lý (khi UCP được dẫn
chiếu trong L/C) giúp mau chóng tháo gỡ và giải quyết tranh chấp
(nếu có) có liên quan đến ngân hàng.
2.2 Vai trò của UCP đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:


UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập

khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh
toán L/C: xin mở L/C; lập và tham gia kiểm tra các bộ chứng từ
thanh toán…


UCP là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ

của ngân hàng đối với mình.


UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; khiếu kiện (nếu có)

đối với ngân hàng nếu như các nơi này không thực hiện đúng các chỉ
dẫn của UCP, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

2


3 Các chú ý quan trọng khi áp dụng UCP 600
Thứ nhất: Các ấn phẩm UCP đã có trên 160 nước công nhận và tuyên bố áp
dụng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây là văn bản pháp lý quốc tế không mang
tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Nếu áp dụng UCP thì phải
dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình.
Thứ hai: Từ ngày ra đời đến nay, UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi, nhưng các văn
bản ra đời sau không hủy bỏ các văn bản ra đời trước đó, cho nên 7 văn bản UCP ra
đời vào các năm khác nhau đều có giá trị thực hành thanh toán quốc tế. Việc áp dụng
văn bản UCP nào là do ý nguyện của các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu
vào nội dung của thư tín dụng là áp dụng UCP số hiệu nào?
Thứ ba: Việc dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng: không buộc các bên phải có
nghĩa vụ thực hiện theo đúng từng điều quy định của UCP. Nếu các bên thống nhất có
quyết định khác so với nội dung một số điều UCP quy định thì phải ghi rõ các quyết
định ấy trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các
bên tham gia.
Thứ tư: Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)
phát hành mới có giá trị pháp lý giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia
thanh toán L/C, các loại bản dịch sang tiếng các nước chỉ mang giá trị tham khảo.
Thứ năm: UCP- DC chỉ áp dụng cho thanh toán quốc tế, không áp dụng cho
thanh toán nội địa.
Thứ sáu: UCP- DC không phải là văn bản duy nhất điều tiết phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ.
Ngoài UCP- DC 600, sau ngày 01/07/2007, các văn bản sau đây do ICC phát
hành: URR 525, ISP 98, eUCP, ISBP vẫn có hiệu lực điều tiết các hoạt động tổ chức
thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ.

3



II UCP 600 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN (ĐIỀU 14, 15, 16, 17)
1 Điều 14: Tiêu Chuẩn Kiểm Tra Chứng Từ
1.1 Nội dung
a. Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và
ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để giải
quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một bộ chứng từ hợp
lệ hay không.
b. Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và
ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp
theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không. Thời
hạn này không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng bằng cách nào khác, nếu ngày hết
hạn hay ngày xuất trình cuối cùng rơi đúng vào hoặc sau ngày xuất trình.
c. Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19,
20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không
muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này,
nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của Thư
tín dụng.
d. Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của Thư
tín dụng, của bản thân của chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế,
nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy
định khác hoặc với Thư tín dụng.
e. Trong các chứng từ, trừ hóa đơn thương mại, việc mô tả hàng hóa, các dịch vụ
hoặc thực hiện, nếu quy định, có thể mô tả một cách chung chung, miễn là không mâu
thuẫn với mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng.
f. Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ, trừ chứng từ vận tải, chứng
từ bảo hiểm hoặc hóa đơn thương mại mà không quy định người lập chứng từ hoặc nội
dung dữ liệu của các chứng từ, thì các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như đã xuất
trình, nếu nội dung của chứng từ thể hiện là đã đáp ứng được chức năng của chứng từ

được yêu cầu và bằng cách khác, phải phù hợp với mục (d) điều 14.
4


g. Một chứng từ xuất trình nhưng Thư tín dụng không yêu cầu sẽ không được xem
xét đến và có thể trả lại cho người xuất trình.
h. Nếu một Thư tín dụng có một điều kiện mà không quy định chứng từ phải phù
hợp với điều kiện đó, thì các ngân hàng sẽ coi như là không có điều kiện đó và không
xem xét.
i. Một chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành Thư tín dụng nhưng không
được ghi sau ngày xuất trình chứng từ.
j. Khi các địa chỉ của người thụ hưởng và của người yêu cầu thể hiện trong các
chứng từ quy định thì các địa chỉ đó không nhất thiết là giống như các địa chỉ quy định
trong Thư tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác, nhưng các địa chỉ
đó phải ở trong một quốc gia như các địa chỉ tương ứng quy định trong Thư tín dụng.
Các chi tiết giao dịch (Telefax, Telephone, email và các nội dung tương tự khác) được
ghi kèm theo địa chỉ của người yêu cầu và của người thụ hưởng sẽ không được xem
xét đến. Tuy nhiên, nếu địa chỉ và các chi tiết giao dịch của người yêu cầu thể hiện như
là một bộ phận địa chỉ của nội dung về người nhận hàng hoặc bên thông báo trên
chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải ghi đúng như
trong thư Thư tín dụng.
k. Người giao hàng hoặc người gởi hàng ghi trên các chứng từ không nhất thiết là
người thụ hưởng của Thư tín dụng.
l. Một chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác, không phải là người chuyên
chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người thuê tàu phát hành miễn là chứng từ vận tải đó
đáp ứng yêu cầu của các điều 19, 20, 21, 22, 23 hoặc 24 của quy tắc này.
1.2 Các tình huống
a. Tình huống 1:
Công ty X, TP.HCM, VN xuất khẩu một lô hàng áo sơ mi cho công
ty Y, Tokyo, Nhật Bản. Công ty yêu cầu HSBC tại Nhật mở 1 LC với

nội dung sau:
Date of Issue: 140726
Date of Expiry: 140910
5


Latest Day of Shipment: 140820.
Công ty X giao hàng vào ngày 18/8/2014. Và đến ngày 9/9/2014 thì xuất trình bộ
chứng từ cho một ngân hàng được chỉ định tại Việt Nam. Việc xuất trình bộ chứng từ
trên có được xem là hợp lệ không? Giải thích.
b. Tình huống 2:
Một LC có nội dung như sau:
Form of Documentary Credit: Irrevocable
Currency Code, Amount: USD 50000.
Partial Shipments: allowed.
Available With…By…: Any Bank.
Documents required:
3/3 Original signed commercial invoice
3/3 Original certificate of origin issued
Full set (3/3) clean on board ocean bill of lading.
Packing list.
Người thụ hưởng đã mang toàn bộ chứng từ đi xuất trình tại Vietcombank. NH
này sau khi kiểm tra, quyết định chiết khấu miễn truy đòi. Sau đó, Vietconbank xuất
trình bộ chứng từ, đòi tiền NH ACB. NH ACB sau khi kiểm tra và gửi thông báo từ
chối thanh toán cho NH Vietcombank với lý do: Packing List do người thụ hưởng
phát hành. Việc từ chối thanh toán của ngân hàng ACB có hợp lý không? Giải thích.
2 Điều 15: Chứng từ xuất trình hợp lệ
2.1 Nội dung
a. Khi Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng
phát hàng, Ngân hàng phát hành tiến hành kiểm tra đối chiếu bộ

chứng từ với L/C. Nếu phù hợp, Ngân hàng phát hành buộc phải
thanh toán cho người thụ hưởng thông qua Ngân hàng thông báo.
b. Ngân hàng thông báo (hoặc NXK trong trường hợp NHTB và
NHXN là một) gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng xác nhận. Sau đó
6


NHXN kiểm tra đối chiếu bộ chứng từ và L/C. Nếu đồng ý, NHXN
thanh toán cho người thụ hưởng (trong trường hợp NHTB đã ký quỹ
100% ở NHXN) hoặc chuyển bộ chứng từ về NHPH để NHPH thanh
toán.
c. Người thụ hưởng mang bộ chứng từ đến NH chỉ định (được quy
định trong L/C), NH tiến hành kiểm tra đối chiếu bộ chứng từ với L/C.
Nếu đồng ý, NH thanh toán cho người thụ hưởng hoặc chiết khấu bộ
chứng từ cho NH xác nhận hoặc NH phát hàng.
2.2 Các tình huống
Công ty Thành Công nhập khẩu linh kiện ô tô từ công ty Honda ở Nhật Bản.
Công ty Thành Công đã yêu cầu Ngân hàng Vietcombank ( VCB ) mở L/C và đã
được VCB chấp nhận mở L/C.
Công ty Honda đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ
chứng từ hợp lệ và yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C.Trong thời gian
5 ngày làm việc kể từ ngày xuất trình, VCB hay tin công ty Thành Công đã bị phá sản
không thể thanh toán cho bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là hợp đồng thương mại đã
không thể tiếp tục vì một bên tham gia trong hợp đồng đã không thể thực hiện nghĩa
vụ của mình.
Với lý do người mở bị phá sản và hợp đồng thương mại không thể tiếp tục, VCB
từ chối thanh toán cho công ty Honda. Theo bạn, VCB làm vậy có đúng không?
3 Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo
3.1 Nội dung
a. Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác

nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định rằng việc xuất trình là không phù
hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu.
b. Khi một ngân hàng phát hành xác định rằng việc việc xuất trình không phù hợp,
thì nó có thể theo cách thức riêng của mình tiếp xúc với ngời yêu cầu đề nghị bỏ qua
các sai biệt. Tuy nhiên điều này không thể kéo dài hạn như qui định tại mục b điều 14.
c. Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận,
nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, thì
7


nó phải gởi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình.
Thông báo phải ghi rõ:
i. Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu;
ii. Từng sai biệt mà ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu;
iii. Ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình, hoặc
- Ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nào nó nhận được sự bỏ
qua sai biệt từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt hoặc nhận được những chỉ
thị khác từ người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bỏ qua các sai biệt, hoặc
- Ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc
- Ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người
xuất trình.
d. Thông báo được yêu cầu tại mục (c) điều 16 phải được thực hiện bằng phương
tiện truyền thông hoặc nếu không thể thì bằng phương tiện nhanh chóng khác nhưng
không được muộn hơn ngày làm việc ngân hàng thứ 5 tính từ ngày sau ngày xuất
trình.
e. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định. Một ngân hàng xác nhận,
nếu có, hoặc ngân hàng phát hành sau khi gởi thông báo được yêu cầu tại mục (c),
(iii), (a) hoặc (b) điều 16 có thể gởi trả các chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ
thời gian nào.
f. Nếu ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận không hành động phù hợp với

các quy định của điều khỏan này thì sẽ mất quyền khiếu nại về xuất trình không phù
hợp.
g. Khi một ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc một ngân hàng xác nhận
từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và đã gởi thông báo về việc đó phù hợp với điều
khoản này, thì các ngân hàng đó có quyền đòi lại tiền, kể cả tiền lãi, hoặc bất cứ số
tiền hoàn trả nào mà nó đã thực hiện.
3.2 Tình huống
a. Tình huống 1
8


Công ty TNHH Thanh Long sau khi xuất khẩu trái cây đóng gói qua thị trường
Malaysia, thì lập bộ chứng từ cùng với L/C và đem đến ngân hàng Vietcombank là
ngân hàng được ngân hàng ANZ tại Malaysia chỉ định thanh toán. Sau khi kiểm tra
thấy bộ chứng từ có bất hợp lệ do ngày giao hàng trong vận đơn trễ hơn quy định
trong /LC. Ngân hàng Vietcombank quyết định từ chối thanh toán và gửi thông báo
cho công ty Thanh Long. Trong thông báo ngân hàng nêu rằng: ngân hàng từ chối
thanh toán bộ chứng từ vì ngày giao hàng trong vận đơn trễ hơn quy định trong L/C.
Hỏi công ty Thanh Long có quyền yêu cầu ngân hàng Vietcombank phải thanh toán
cho bộ chứng từ này không?
b. Tình huống 2
Theo yêu cầu của công ty X tại Mỹ, Citibank đã mở một L/C loại T/TR
(Telegraphic transfer Reimbursement: giống như một thư tín dụng thông thường
nhưng kèm theo đó có thêm quy định: cho phép ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợp với những điều kiện đã quy
định trong LC thì được phép điện (telex) đòi tiền ngân hàng mở LC hay một ngân
hàng được chỉ định trong thư tín dụng. Nó được áp dụng trong trường hợp hai ngân
hàng có quan hệ thân tín lẫn nhau) gửi cho công ty Y tại Việt Nam thông qua ngân
hàng Vietinbank. L/C quy định có giá trị thanh toán tại Eximbank. Khi hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng, công ty Y đã lập bộ chứng từ đem đến ngân hàng Eximbank yêu

cầu thanh toán, ngân hàng này kiểm tra thấy hợp lệ đã chấp nhận thanh toán. sau đó
Eximbank đã gửi điện yêu cầu Citibank hoàn trả tiền và việc hoàn trả đã được thực
hiện, nhưng đến khi nhận được bộ chứng từ Citibank mới phát hiện là bộ chứng từ bất
hợp lệ.
Hỏi Citibank có được đòi lại số tiền đã tiến hành hoàn trả hay không?
4 Điều 17: Chứng từ gốc và bản sao
4.1 Nội dung
a. Ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong Thư tín
dụng phải được xuất trình.
b. Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ kí gốc, kí hiệu, con dấu,
hay nhãn hiệu của người phát hành chứng từ thì sẽ được ngân hàng
coi làm bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là
9


bản gốc.
c. Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận
một chứng từ là bản gốc nếu có thể hiện:
i. Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát
hành hoặc;
ii. Thể hiện trên bề mặt được soạn thảo bằng các dụng cụ văn
phóng hoặc;
iii. Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng
cho chứng từ xuất trình.
Cùng với các quy định ở mục này, Chứng từ được coi là bản gốc
khi:
- Có chữ ký bằng tay
- Ký hiệu gốc.
- Đóng dấu
- Trên chứng từ thể hiện nhãn hiệu chính.

(Trừ trường hợp chứng từ được ghi rõ “not an original”)
d. Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình các bản sao của chứng từ,
thì xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được phép.
e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản bằng cách sử
dụng những quy định như: “làm thành 2 bản” (in duplicate), “gấp 2
lần” (in two fold) hoặc “2 bản” (in two copies) và những từ tương tự
thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại
là bản sao trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác.

4.2 Các tình huống
a. Tình huống 1:
Công Ty ABC xuất khẩu giày cho 1 doanh nghiệp tại Mỹ. Công ty ABC nhận được

một bức L/C của ngân hang ANZ, L/C có giá trị tại ngân hàng phát hành. Sau đó công
ty nhờ BIDV (ngân hang phục vụ cho ABC) xuất trình bộ chứng từ cho ANZ để nhận
tiền thanh toán. ANZ kiểm tra bộ chừng từ và nhận thấy trong L/C yêu cầu trình bản
sao nhưng BIDV lại xuất trình bản gốc nên đã từ chối thanh toán. Hỏi ANZ làm vậy là
đúng hay sai? Tại sao?
b. Tình huống 2:
10


Công ty HN xuất khẩu giày da cho doanh nghiệp A&B ở Mỹ. Công ty HN nhận
được một bức L/C từ ngân hàng Vietcombank quy định phải xuất trình những chứng
từ sau đây:
Bill of Lading
Commercial Invoice
Packing list
Certificate of origin
Certificate of quantity and weight

Insurance Policy
L/C cũng yêu cầu xuất trình 3 bộ Commercial Invoice nhưng không yêu cầu rõ
phải xuất trình bao nhiêu bộ bản chính, bao nhiêu bộ bản sao.
Hỏi công ty HN phải xuất trình bao nhiêu bộ bản chính, bao nhiêu bộ bản sao?

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thanh toán Quốc tế - PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Nhà xuất bản
Kinh tế TP.HCM 2014
2. Bộ tập quán quốc tế L/C - Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân 2007
3. Thanh toán quốc tế - TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống Kê 2005
4. Thanh toán quốc tế - TS Trầm Xuân Hương – NXB Lao động & Xã hội 2008
5. Website tham khảo
www.tailieu.vn
www.life.com
www.taichinhviet.com.vn

12


PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Nhóm em xin chân thành cảm ơn lời nhận xét của thầy!

13



×