Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Rối loạn cơ xương nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở nữ công nhân tại công ty chế biến thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.83 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NỮ CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÀ
RỊA-VŨNG TÀU NĂM 2011
Lê Thị Hải Yến*, Trịnh Hồng Lân

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: RLCX là một loại bệnh lý gây ra cảm giác đau nhức, mệt mỏi cho công nhân làm việc trong
tư thế gò bó trong một thời gian dài, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Ngành chế biến thủy sản
là ngành mà trong đó công nhân phải làm việc với tư thế đứng trong thời gian dài, vì vậy có nguy cơ mắc
RLCX cao. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu các nghiên cứu về RLCX ở công nhân chế biến thủy sản chưa có, vì vậy
nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu thực trạng cũng như tìm ra giải pháp phòng ngừa RLCX ở công nhân.
Mục tiêu: Xác định được tỷ lệ bệnh RLCX nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở nữ công nhân công ty
chế biến thủy sản Bà Rịa -Vũng Tàu.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 419 nữ công nhân tại công ty chế
biến thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi đóng phỏng vấn trực tiếp các nữ công nhân.
Kết quả: Tỷ lệ RLCX của công nhân rất cao lên đến 85,4%. Các RLCX chủ yếu là đau nhức vai phải
(48%), vai trái (46,5%), cẳng chân phải (42,2%) và vùng thắt lưng (33,2%). Các yếu tố nguy cơ có thể làm
tăng nguy cơ RLCX ở công nhân chế biến thủy sản bao gồm: độ ẩm không đạt chuẩn, thời gian làm việc, tư thế
làm việc, thời gian nghỉ giữa ca, tính chất công việc.
Kết luận và kiến nghị : Công ty chế biến thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu cần thực hiện các biện pháp sau để
cải thiện điều kiện lao động và phòng chống RLCX cho người lao động: nên tổ chức các khoảng nghỉ ngắn (5-10
phút) sau mỗi khoảng thời gian lao động khoảng 120 phút; tổ chức tập thể dục cho công nhân 10 phút/lần; tạo
điều kiện cho công nhân thường xuyên thay đổi tư thế, có thể bố trí ghế ngồi cao cho công nhân trong ca làm
việc.
Từ khóa: Rối loạn cơ xương nghề nghiệp, công nhân chế biến thủy sản

ABSTRACT


OCCUPATIONAL MUSCULOSKELETAL DISORDERS AND RELATED FACTORS AMONG
SEAFOOD PRODUCTION FEMALE WOKERS OF BARIA-VUNGTAU SEAFOOD PROCESSING
FACTORY IN 2011
Le Thi Hai Yen, Trinh Hong Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 572 - 577
Background: Occupational musculoskeletal disorders (OMDs) are conditions that causes aches and pains
for workers who work with restricted posture for a long time and results in a decrease of worker’s performance.
Seafood processing is an industry in which workers have to work in standing posture for a long time, so they
have a high possibility of acquiring OMDs. In Ba Ria-Vung Tau province, there are not any studies on OMDs
among seafood production workers. Hence, this study is carried out to explore the prevalence of OMDs among
these workers so that the authorities can figure out proper measures to prevent OMDs among them.
Objectives: Identify the prevalence of OMDs and related factors among seafood production female workers
of BaRia-VungTau seafood processing factory.
* Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên Đề Y Tế Công
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Hải Yến
ĐT: 0972164497 Email:

Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

Methods: A cross-sectional study was conducted on 419 female workers of BaRia-VungTau seafood
processing factory. A structures questionnaire was used to collect data through face-to-face interviews. The data
was entried with Epi.Data ver 3.12 and analysed with Stata ver 10.0.
Result: The proportion of OMDs of female workers was extremly high (85.4%). Main OMDs symtoms
were right shoulder pains (48%), left shoulder pains (46.5%), right leg pains (42.2%), and waist pains (33.2%).

Factors that increased the risk of OMDs included high moisture, working time, working postures, breaks time
between shifts, and kinds of work.
Conclusion: The factory should implement following measures to prevent OMDs for their workers: short
breaks (about 5-10 minutes) should be applied between 120-minutes shifts, workers should have time to change
their posture frequently, and workers should do 10-minutes exercises in each shift.
Keywords: Occupational musculoskeletal disorders, seafood production workers.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các công trình nghiên cứu trên thế giới về
rối loạn cơ xương (RLCX) cho thấy RLCX là
bệnh lý thường gặp ở những người phải làm
việc ở những tư thế lao động khó khăn, gò bó
kéo dài liên tục, trong đó tư thế thường gặp
nhất là tư thế đứng hoặc ngồi liên tục trong
nhiều giờ liền. Ảnh hưởng của RLCX hiếm khi
gây ra các trường hợp tai nạn lao động nặng
hay tử vong, nhưng nó làm cho người lao động
phải chịu đựng sự đau mỏi nhiều vị trí trên cơ
thể. Ở Birtish Columbia, có tới hơn 50% các vấn
đề về sức khoẻ của người lao động là do
RLCX(12,3).
Ngành chế biến thuỷ sản là ngành công
nghiệp trong đó công nhân luôn phải giữ tư thế
hai cánh tay gần như cố định để thao tác bóc
tôm hoặc các thao tác ít vận động hơn nhưng
lặp đi lặp lại nhiều lần suốt ca làm việc cũng
gây đau mỏi vai, cánh tay, cổ tay, cẳng tay, cổ
và ngón tay. Điều này dẫn đến công nhân có
nguy cơ cao mắc RLCX.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngành chế

biến thuỷ sản có 10 công ty với hơn 4000
người lao động. Trong những năm qua, công
ty chế biến thuỷ sản Bà Rịa -Vũng Tàu chấp
hành đầy đủ việc khám sức khỏe định kỳ,
khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân.
Trong các đợt khám sức khỏe định kì, tình
trạng RLCX của công nhân chưa được thống
kê đầy đủ, trong hồ sơ khám sức khoẻ định
kỳ chỉ ghi nhận một cách chung chung một

vài triệu chứng của cơ xương khớp mà không
có chẩn đoán cụ thể.(13) Từ những bất cập này
cùng với thực tế là tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
chưa có công trình nghiên cứu nào về RLCX
trong ngành chế biến thủy sản, chúng tôi
nhận thấy cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu về tình trạng RLCX nghề nghiệp ở công
nhân chế biến thuỷ sản để từ đó đưa ra một
số giải pháp phòng chống RLCX cho công
nhân, đồng thời góp phần mang lại sự ổn
định sức khoẻ cho nguồn nhân lực ngành chế
biến thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả với
đối tượng là nữ công nhân có tuổi nghề trên 1
năm đang làm việc tại công ty chế biến thủy
sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có mặt tại thời điểm
nghiên cứu từ ngày 09/4 -13/4/2011.


Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu toàn bộ đối với công nhân.
Ngoài ra nghiên cứu còn lấy mẫu môi trường
trong công ty.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
với bộ câu hỏi đóng đối với công nhân. Riêng
đối với môi trường lao động, sử dụng các công
cụ đo lường chính xác để đo lường các chỉ số
nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, tiếng ồn, bụi, ánh
sáng, điện từ trường, tại các vị trí làm việc văn
phòng và sản xuất của công ty.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Các đặc tính dân số-xã hội học của mẫu
nghiên cứu
Bảng 1: Các đặc tính của mẫu nghiên cứu (n = 419)
Đặc tính

Tần số (n)
Tuổi
≤20
26
21-30
264
31-40
93

>40
36
Trình độ học vấn
Cấp 1
11
Cấp 2
208
Cấp 3
158
THCN, CĐ, ĐH
42
Cơ sở làm việc
Cơ sở 1
85
Cơ sở 2
334
Thâm niên làm việc
1-5 năm
224
6-10 năm
96
10-15 năm
22
>15 năm
77

Tỉ lệ (%)
6,2
63,0
22,2

9,6
2,6
49,7
37,7
10,0
20,3
79,7
53,5
22,9
5,2
18,4

Độ tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 21-40 tuổi
(85,2%) trong đó nhóm tuổi 21-30 chiếm đến
63%. Kết quả này tương tự với một số nghiên
cứu trong và ngoài nước.(11,1,10,7) Kết quả cũng
phù hợp với thực tế vì ngành chế biến thuỷ sản
là một ngành đòi hỏi công nhân phải có độ tuổi
trẻ, nhanh nhẹn, thích hợp với công việc đòi
hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo. Có đến 87,4% đối
tượng có trình độ từ cấp 3 trở xuống. Điều này
cũng phù hợp thực tế vì trong ngành chế biến
thuỷ sản, công nhân chủ yếu là lao động thủ
công nên không đòi hỏi trình độ học vấn cao
trước khi vào làm.
Về thâm niên làm việc, có đến 76,4% đối
tượng làm việc từ 1-10 năm nhưng đa số là 1-5
năm (53,5%). Kết quả này tương tự với một số
nghiên cứu tại Việt Nam (11,10).


Các yếu tố về điều kiện lao động và chăm
sóc sức khỏe của mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu Y học

Bảng 2. Các yếu tố về điều kiện lao động và chăm
sóc sức khỏe công nhân (n = 419)
Yếu tố

Tần số (n)
Tỉ lệ (%)
Môi trường làm việc
Quá lạnh
39
9,3
Lạnh
316
75,4
Bình thường
64
15,3
Bảo hộ lao động
Đầy đủ
310
74,0
Tương đối đầy đủ
102
24,3
Không đầy đủ
7

1,7
Thời gian làm việc
≤8h
190
45,4
>8h
229
54,6
Khám sức khỏe định kỳ

419
100,0
Không
0
0,0
Khám bệnh nghề nghiệp

393
93,8
Không
26
6,2
Tình trạng sức khỏe
Tốt
166
39,6
Khá
153
36,5
Trung bình

100
23,9
Yếu
00
0,0
Đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ

401
95,7
Không
18
4,3

Khảo sát về các yếu tố liên quan đến điều
kiện lao động bao gồm môi trường làm việc,
trang bị bảo hộ lao động, điều kiện nơi làm
việc, mối quan tâm cải thiện môi trường làm
việc của công ty đều cho thấy kết quả khả quan.
Điều này cho thấy, mặc dù các yếu tố này được
đánh giá dựa trên sự sự nhìn nhận của phía
người lao động, song phần nào nói lên sự quan
tâm của người sử dụng lao động trong việc cải
thiện điều kiện nơi làm việc.
Tỷ lệ nhân công làm việc > 8 giờ/ngày cao
hơn < 8 giờ/ngày (54,6% so với 45,4%). Lý giải
điều này là do thời điểm khảo sát là vào mùa
cao điểm các đơn đặt hàng nhiều nên nhân
công phải làm tăng ca > 8 giờ/ngày. Đây là một
trong những yếu tố nguy cơ gây RLCX cho
nhân công vì làm tăng thời gian thực hiện các

thao tác tĩnh của công nhân.
Tỷ lệ khám sức khỏe định kì, lao động bệnh
nghề nghiệp, và tập huấn về ATVSLĐ rất cao

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
(lần lượt là 100%, 93,8%, 95,7%). Điều này cho
thấy sự quan tâm đến sức khỏe của nhân công
cũng như sự tuân thủ các quy định của pháp
luật trong sử dụng lao động tại công ty chế biến
thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu. Hằng năm, công ty
đều tổ chức khám sức khỏe và đào tạo về
ATVSLĐ cho công nhân(2,13).

Các yếu tố khác liên quan đến công việc
của mẫu nghiên cứu
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến công việc (n=419)
Yếu tố
Tần số (n)
Tư thế lao động chủ yếu
Đứng
356
Luôn thay đổi
63
Các tư thế lao động kết hợp
Cúi
239
Vặn mình

34
Nhoài người
189
Tính chất công việc
Đơn điệu, liên tục
260
Đơn điệu, ngắt quãng
32
Đa dạng, liên tục
127
Nghỉ giữa ca

419
Không
00
Tập thể dục giữa ca

0
Không
100

Tỉ lệ (%)

Nghiên cứu Y học

ra, 100% công nhân không tập thể dục giữa ca,
nguyên nhân là do công ty chưa tổ chức tập thể
dục tập thể trong ca làm việc. Đây chính là hai
yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
cũng như gây nên RLCX ở công nhân chế biến

thủy sản.

Đặc điểm môi trường lao động của hai cơ
sở sản xuất
Bảng 4. Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động tại
2 cơ sở của công ty chế biến thuỷ sản
Cơ sở 1
Cơ sở 2
Đạt n Không đạt Đạt n Không đạt
(%)
n (%)
(%)
n (%)
Nhiệt độ (n=25) 25 (100)
0 (0)
25 (100)
0 (0)
Độ ẩm (n=25) 25 (100)
0 (0)
22 (88)
3 (12)
Vận tốc gió
35 (100)
0 (0)
35 (100)
0 (0)
(n=25)
Ánh sáng (n=25) 35 (100)
0 (0)
25 (100)

0 (0)
Ồn (n=25)
41 (100)
0 (0)
41 (100)
0 (0)
Bụi (n=25)
10 (100)
0 (0)
10 (100)
0 (0)
Điện từ trường
10 (100)
0 (0)
10 (100)
0 (0)
(n=25)
Đặc tính

85,0
15,0
57,0
8,1
45,1
62,1
7,6
30,3
100
0,0
0

100

Tư thế lao động chủ yếu của các đối tượng
là tư thế đứng chiếm đến 85%. Lao động ở tư
thế đứng đòi hỏi sự căng thẳng cơ nhiều hơn
kèm theo kích thước vùng vận động không
thích hợp có thể dẫn đến một số bệnh lý ở tư
thế này. Mặt khác, do phải duy trì tư thế đứng
trong một thời gian dài nên người lao động sẽ
chóng mệt mỏi hơn so với lao động ở tư thế
ngồi. Bên cạnh đó, tính chất công việc đơn điệu
(69,7%) góp phần gây nên sự nhầm lẫn định
hình về thời gian, khiến công nhân sẽ cảm thấy
thời gian dài hơn, từ đó có thể rơi vào trạng
thái ức chế thần kinh và buồn ngủ làm giảm
năng suất lao động (8).
Thời gian nghỉ giữa ca của công nhân trực
tiếp < 60 phút chiếm tỷ lệ lên đến 93,8%. Đây là
qui định chung về thời gian nghỉ hiện nay của
các cơ sở sản xuất chế biến thủy hải sản. Ngoài

Các yếu tố như nhiệt độ, vận tốc gió, ánh
sáng, độ ồn, bụi, điện từ trường được lấy tại 25
vị trí tại cơ sở 1 và 2 đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép. Tuy nhiên về độ ẩm có 3 mẫu không
đạt tại khu chế biến 4, 6, 8 thuộc cơ sở 2. Các
nghiên cứu khác chỉ ra rằng độ ẩm cao có tác
động rất bất lợi cho hoạt động điều nhiệt, dẫn
tới phát sinh một số bệnh nghề nghiệp.(5)


Tình trạng RLCX nghề nghiệp
Bảng 5. Tỷ lệ rối loạn cơ xương và tỷ lệ các vị trí
đau mỏi ở nữ công nhân (n=419)
RLCX
Tần số (n)

358
Không
61
Đau mỏi chủ yếu ở các vị trí
Cổ
153
Vai trái
195
Vai phải
201
Cánh tay trái
48
Cánh tay phải
56
Cẳng tay trái
51
Cẳng tay phải
59
Cổ tay trái
97
Cổ tay phải
92
Bàn tay trái
80

Bàn tay phải
77

Tỉ lệ (%)
85,4
14,6
36,5
46,5
48,0
11,5
13,4
12,1
14,1
23,2
22,0
19,1
18,4

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
RLCX
Thắt lưng
Cẳng chân trái
Cẳng chân phải
Bàn chân trái
Bàn chân phải

Tần số (n)

139
173
177
131
136

Tỉ lệ (%)
33,2
41,3
42,2
31,3
32,5

Tỷ lệ công nhân nữ có RLCX trong nghiên
cứu này là rất cao lên đến 85,4%. Bên cạnh đó,
vị trí bị đau mỏi nhiều nhất chính là ở vai trái
(46,5%), vai phải (46,5%), cẳng chân phải
(42,2%), cẳng chân trái (41,3%). Các tỷ lệ trên
đều thấp hơn so với các nghiên cứu trong nước,
nhưng lại cao hơn nghiên cứu ở nước
ngoài(6,1,4). Điều này có thể do các nguyên nhân
có liên quan đến tư thế đứng và làm việc liên
tục bằng hai tay đã gây nên những vị trí đau
nhức mỏi này. Ngoài ra có thể do áp lực về
lương thưởng, điều kiện làm việc quá ẩm đối
với bàn tay, găng tay và bao tay không vừa
kích cỡ cũng có thể góp phần làm giảm lực cầm
nắm, sự gò bó, lặp lại các thao tác trong khi làm
việc, tư thế đứng gò bó, kéo dài đã ảnh hưởng
đến sự đau mỏi ở các vị trí trên.

Nghiên cứu cũng so sánh vị trí đau mỏi ở
các giai đoạn khác nhau gồm đầu ca, giữa ca,
cuối ca. Kết quả cho thấy đầu ca, công nhân
đau mỏi ở cổ (18,1%), vai trái (16,7%) và vai
phải (16%). Tuy nhiên cho đến giữa ca và cuối
ca vị trí đau mỏi lại là cẳng chân phải (36,5% và
53,9%), cẳng chân trái (50,8% vào cuối ca). So
sánh sự khác biệt về tỷ lệ đau nhức mỏi ở các vị
trí vào đầu ca và cuối ca, kết quả đều cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Ảnh hưởng của RLCX đến công việc và
giấc ngủ
Bảng 6. Vị trí đau mỏi gây trở ngại nhiều nhất đến
công việc và giấc ngủ
Đặc tính
Tần số (n)
Tỉ lệ (%)
Mức độ gây trở ngại đến công việc (n=358)
Không trở ngại
10
28
Trở ngại ít
100
53,1
Phải nghỉ việc
158
44,1
Thời gian phải nghỉ việc (n=158)
≤3 ngày

104
65,8
>3 ngày
54
34,2
Mức độ gây trở ngại đến giấc ngủ (n=358)

Nghiên cứu Y học

Đặc tính
Không trở ngại
Trở ngại ít
Gây trở ngại mỗi đêm

Tần số (n)
20
204
134

Tỉ lệ (%)
5,6
57,0
37,4

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ công nhân
cho rằng RLCX ảnh hưởng đến công việc và
giấc ngủ là rất cao (96,3% và 94,4%).

Mối liên quan giữa RLCX và các yếu tố
khảo sát

Bảng 7. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
giữa rối loạn cơ xương với các yếu tố khảo sát
(n=419)
Đặc tính
Gián tiếp
Trực tiếp
Không đạt
Đạt

RLCX
PR
p
(KTC 95%)
Có (%) Không (%)
Bộ phận làm việc
9 (34,6)
17 (65,4)
2,56 (1,51 –
<0,001
4,35)
349 (88,8) 44 (11,2)
Độ ẩm
235 (88,4) 31 (11,6)
0,91
0,03
(0,83-0,99)
123 (80,4) 30 (19,6)

Môi trường làm việc
Bình thường 47 (73,4) 17 (26,6)

1,19
0,003
(1,02-1,39)
Lạnh/Quá lạnh 311 (87,6) 44 (12,4)
Thời gian làm việc
≤8h
151 (79,5) 39 (20,5)
1,13
0,002
(1,05-1,23)
>8h
207 (90,4) 22 (9,6)
Tư thế làm việc chủ yếu
Luôn thay đổi 43 (68,3) 20 (31,8)
1,29 (1,09 –
<0,001
1,54)
Đứng
315 (88,5) 41 (11,5)

Giữa RLCX và bộ phận làm việc có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê trong đó công nhân
làm việc trực tiếp có khả năng mắc RLCX cao
gấp 2,56 lần so với công nhân làm việc gián tiếp
(bảng 7). Kết quả này tương tự với một số
nghiên cứu trong nước khảo sát trên công nhân
ngành chế biến thủy sản(7,11,2).
Đối với các yếu tố liên quan đến điều kiện
làm việc, chỉ có yếu tố độ ẩm, môi trường làm
việc và điều kiện nơi làm việc là có mối liên

quan có ý nghĩa thống kê với RLCX (p < 0,05)
(bảng 7). Hay nói cách khác, công nhân làm ở
môi trường có độ ẩm không đạt chuẩn, lạnh
đều có khả năng mắc RLCX cao hơn so với
công nhân làm ở môi trường có độ ẩm đạt
chuẩn. Điều này cũng đã được chứng minh qua
nhiều nghiên cứu(10,7).

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Phân tích mối liên quan giữa thời gian làm
việc và RLCX cho thấy có ý nghĩa thống kê (p <
0,05) trong đó công nhân làm việc > 8 giờ sẽ có
khả năng mắc RLCX cao gấp 1,13 lần so với
người làm việc ≤ 8 giờ. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân khi cho
rằng nếu không có sự nghỉ ngơi giữa các chu kì
của một công việc nào đó sẽ làm tăng nguy cơ
RLCX.(14) Kết quả nghiên cứu cũng tương tự
với kết quả của Ngô Thị Tuyết Anh (6).
Kết quả phân tích cũng cho thấy có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tư thế lao động
và RLCX (bảng 7). Công nhân làm việc ở tư thế
đứng sẽ có khả năng mắc RLCX cao gấp 1,29
lần so với công nhân có tư thế thường xuyên
thay đổi. Kết quả này cũng phù hợp với nhận
định của Du Lee P.Estvella và Anjali Nag, PK
Nag(1,14).


các điều sau để cải thiện điều kiện lao động và
phòng chống RLCX cho người lao động: nên tổ
chức các khoảng nghỉ ngắn (5-10 phút) sau mỗi
khoảng thời gian lao động khoảng 120 phút
giữa các ca lao động; tổ chức tập thể dục 10
phút/lần; tạo điều kiện cho công nhân thường
xuyên thay đổi tư thế, có thể bố trí ghế ngồi cao
cho công nhân trong ca làm việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

KẾT LUẬN

5.

Nghiên cứu được tiến hành trên 419 công
nhân nữ tại công ty chế biến thủy sản Bà RịaVũng Tàu nhằm đánh giá tình trạng RLCX ở
công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công
ty chế biến thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu có sự
quan tâm dành cho công nhân khi tỷ lệ công
nhân được khám sức khỏe định kì, khám sức
khỏe bệnh nghề nghiệp, và được đào tạo về
ATVSLĐ rất cao (> 90%). Tuy nhiên kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ RLCX của công
nhân còn rất cao lên đến 85,4%. Các RLCX chủ
yếu là đau nhức vai phải (48%), vai trái (46,5%),
cẳng chân phải (42,2%) và vùng thất lưng
(33,2%). Các vị trí đau mỏi này đều ảnh hưởng
đến công việc và giấc ngủ của công nhân từ đó
tác động đến sức khỏe cũng như hiệu suất làm
việc của họ. Các yếu tố này bao gồm: độ ẩm
không đạt chuẩn (3 mẫu tại 3 khu vực chế
biến), thời gian làm việc, tư thế làm việc, thời
gian nghỉ giữa ca, cũng như tính chất công việc.

6.

KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu, công ty chế
biến thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu cần thực hiện

Nghiên cứu Y học

7.

8.
9.
10.

11.

12.


13.

14.

Anjali N, Nag PK (2005). "Tỷ lệ đau mỏi cơ xương ở nữ công
nhân trong các xí nghiệp chế biến cá.". Báo cáo khoa học tóm tắt,
NXB Y Học Hà Nội, tr 61.
Bộ Y tế, Viện giám định y khoa (1997). Tiêu chuẩn sức khỏe
phân loại để khám tuyển, khám định kỳ. Hà Nội.
Canadian Center for Occupational Health and Safety (2005),
Work – related Musculoskeletal disorders
4/7/2011.
Harn-Che C, Yin-Ching K, Shun-Shen C, Hsin-Su Y (1993)
"Prevalence of shoulder and upper-limb disorders among
workers in the fish-processing industry". Scand J Work Environ
Health, 19, 12-31.
Hoàng Văn Bính (2010). Vệ sinh lao động, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội, tr 13-622.
Lan Anh, Báo Tuổi Trẻ Onine. Bệnh vì... đứng.
24/7/2011.
Lê Quang Liêm, Bùi Lê Vĩ Chinh, Mai Minh Thúy (2011), Kết
quả nghiên cứu về môi trường lao động, cơ cấu bệnh tật, bệnh lý có
tính chất nghề nghiệp của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh
Bình Định.
/>TinTS_ID=871& TS_ID=86, tạp chí Khoa học công nghệ, sở
KHCN Bình Định, 4/5/2011.
Nguyễn Bạch Ngọc, cộng sự (2000) Ecgonomi trong thiết kế và
sản xuất, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đức Đàn (2001) "An toàn sức khoẻ tại nơi làm việc".
Tạp chí Lao động xã hội Hà Nội, 1, tr 32-33.

Nguyễn Trường Sơn, Phạm Văn Thức, Trần Quỳnh Chi,
Nguyễn Thị Ngân (2007) "Nghiên cứu đặc điểm môi trường
lao động,cơ cấu bệnh tật và một số bệnh lý có tính chất nghề
nghiệp của công nhân chế biến Thuỷ sản Hải Phòng". Công
trình NCKH về phát triển Y tế biển lần 2, tr 123- 138.
Trần Anh Tuấn, Lê Thành Tài (2010) "Tình trạng môi trường
lao động và sức khoẻ nữ công nhân xí nghiệp chế biến Thủy
Sản Trà Kha tỉnh Bạc Liêu năm 2009". Tạp chí Y Hoc Tp. Hồ Chí
Minh, 14, (Phụ bản số 2), tr 134 – 139.
Trịnh Hồng Lân (2008). Ecgonomi và những ứng dụng của nó
trong cải thiện điều kiện làm việc. Luận án tiến sĩ - Chuyên
ngành Dịch tễ học. ĐH Y Dược. TP Hồ Chí Minh.
Trung tâm YTDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2011). Báo cáo tổng
kết hoạt động 2010 và kế hoạch hoạt động năm 2011 về
chương trình Vệ sinh lao động.
Vũ Xuân Trung (biên dịch) (2001). "Rối loạn cơ xương nghề
nghiệp- vấn đề toàn cầu". Bản tin sức khỏe và an toàn lao động.
Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Việt Nam,
02/2001, tr 8-9.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×