Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay và cách tác động của giảng viên để giúp sinh viên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nhằm học tập tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XH & NV TP.HCM
KHOA GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN – NHÓM 13 LỚP NVSP K25
MÔN: TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHỦ YẾU CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY VÀ CÁCH TÁC ĐỘNG CỦA GIẢNG
VIÊN ĐỂ GIÚP SINH VIÊN PHÁT HUY THUẬN LỢI,
KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN NHẰM HỌC TẬP TỐT.

Giảng viên HD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Các thành viên của nhóm 13:
1) Phạm Tuấn Anh
2) Phan Công Hoàng
3) Nguyễn Thị Bảo Thúy
4) Nguyễn Thanh Trúc
5) Trần Võ Tân Khoa
6) Lê Thị Trang
7) Nguyễn Trung Quân
8) Nguyễn Thị Duyên
9) Ngô Tú Quỳnh
10) Mai Hồng Điệp
11) Nguyễn Hoàng Kiệt

TP. HỒ CHÍ MINH, 08/2014
i



MỤC LỤC
1. Những thuận lợi của sinh viên trong giai đoạn hiện nay .................................. 1
1.1. Về mặt chủ quan ................................................................................................. 1
1.2. Về mặt khách quan ........................................................................................... 2
1.2.1. Giảng viên ................................................................................................. 2
1.2.2. Nhà trường ................................................................................................ 2
1.2.3. Môi trường xã hội..................................................................................... 2
1.2.4. Gia đình - Bạn bè ..................................................................................... 3
2. Những khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay................................................ 3
2.1. Về mặt chủ quan ................................................................................................. 4
2.2. Về mặt khách quan ............................................................................................ 7
2.2.1. Giảng viên .................................................................................................. 7
2.2.2. Nhà trường ................................................................................................. 8
2.2.3. Môi trường xã hội ...................................................................................... 8
2.2.4. Gia đình - Bạn bè....................................................................................... 9
3. Giải pháp của giảng viên giúp sinh viên phát huy thuận lợi, khắc phục khó
khăn nhằm học tập tốt ................................................................................................. 10

ii


1. Những thuận lợi của sinh viên trong giai đoạn hiện nay
1.1. Về mặt chủ quan
Sinh viên thường nằm trong độ tuổi từ 18 đến 23, về mặt sinh học đây là
giai đoạn mà cơ thể người thanh niên đã phát triển hoàn thiện và ổn định. Não bộ
ở độ tuổi này đạt ở trọng lượng tối đa (khoảng 1.400 gam) và chứa khoảng 100 tỉ
nơron với cấu trúc hoàn hảo đảm bảo một sự liên lạc vô cùng rộng khắp, chi tiết và
tinh tế. Vì vậy, sinh viên thuộc độ tuổi này có trí tuệ phát triển tốt nhất, giác quan
vô cùng tinh nhạy, sức sáng tạo và trí nhớ tuyệt vời. Sinh viên có khả năng quan
sát, lĩnh hội kiến thức ở trình độ cao với tốc độ nhanh và thích hợp để trau dồi và

hoàn thiện những kiến thức nền tảng nhất cho cuộc sống, cũng như kiến thức cho
chuyên môn trong tương lai.
Về đặc điểm tâm lý, sinh viên có khả năng nhận thức được ưu điểm, khuyết
điểm của bản thân, mong muốn tự khẳng định mình. Vì vậy, khi sinh viên học tập
và hoạt động trong một môi trường đại học, nơi mà mỗi người được tạo điều kiện
để tự khẳng định giá trị của bản thân thì cái tôi được thể hiện rất rõ nét. Sinh viên
sẽ cố gắng nỗ lực học tập, tìm tòi, khám phá những tri thức mới. Mong muốn được
công nhận và bảo vệ chính kiến của bản thân là động lực mạnh mẽ cho quá trình
vươn lên trong học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên.
Đối với sinh viên mới tiếp cận với giáo dục ở bậc Đại học, sinh viên thường
có tinh thần khá thoải mái, tâm lý phấn khởi vì vừa vượt qua một bước ngoặt của
cuộc đời, đạt được ước muốn là thi đậu vào một trường đại học. Như vậy, sinh
viên đã có nền tảng tinh thần tốt ngay từ bước đầu, việc tiếp thu bài học cũng đạt
kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, những năm tháng học tập ở bậc phổ thông cũng đã
góp phần rèn luyện cho sinh viên có ý thức kỷ luật tốt, tinh thần học tập hăng say.
Đối với sinh viên đã nắm bắt được cách học ở bậc Đại học, sinh viên đã rèn
luyện được kỹ năng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu kiến thức phù hợp cho bản thân để
học tập và nâng cao trình độ, phát huy tính tự lập. Từ đó, sinh viên chủ động trong
việc học, sắp xếp thời gian cho những hoạt động và rèn luyện những kỹ năng sống
khác.

1


1.2. Về mặt khách quan
1.2.1. Giảng viên
Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu sắc, có nhiều kinh nghiệm thực tế
sẽ giúp đỡ sinh viên trong công tác học tập và nghiên cứu. Họ sẽ định hướng cho
sinh viên phương pháp và mục tiêu môn học. Bên cạnh đó, giảng viên cũng là
người truyền nhiệt huyết, niềm đam mê của môn học cho sinh viên, gợi mở cho

sinh viên những con đường mới trong tư duy và khả năng sáng tạo.
1.2.2. Nhà trường
Dù tình hình tài chính tại các trường đại học tại Việt Nam có phần eo hẹp,
nhưng các trường vẫn rất chú trọng đến việc nâng cao điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ giảng dạy và học tập. Sinh viên có thể tiếp cận với nguồn tài liệu phong
phú của thư viện với số lượng đầu sách nhiều hơn; các phòng thí nghiệm, thực
hành được trang bị khang trang hơn.…
Các hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học trong giai đoạn
này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho sinh viên trong việc đào sâu thêm kiến thức đã có,
hoặc thông qua nghiên cứu khoa học sinh viên sẽ đến gần hơn với việc áp dụng
kiến thức đã học vào trong thực tế.
Nhà trường tích cực hợp tác với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nhằm
tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận với nhiều kênh thông tin hữu ích về nghề
nghiệp tương lai như: các buổi tư vấn nghề nghiệp, ngày hội thực tập, việc làm…
Thông qua các hình thức hỗ trợ như vậy, sinh viên có thể tìm được các vị trí thực
tập, việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành mình đang theo học. Những kiến
thức, kỹ năng tích lũy trong các hoạt động này sẽ giúp sinh viên dễ dàng thích ứng
với môi trường làm việc thực tế trong tương lai.
1.2.3. Môi trường xã hội
Đa phần sinh viên đều phải sống xa gia đình, phải tập thích ứng với môi
trường sống mới, điều này giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế, những bài
học sâu sắc nhất để sinh viên có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và tự
hoàn thiện mình.

2


Qua sự rèn giũa, va chạm với thực tế, môi trường xã hội sẽ rèn luyện cho
sinh viên sự nhẫn nại, chịu khó, tự lập và biết tự mình vượt qua những khó khăn.
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ nhận ra giá trị của sự nỗ lực, giá trị của vật chất và biết

quý trọng những thành quả do chính mình đạt được.
Phần lớn các trường đại học được đặt ở những thành phố lớn, nơi có nhiều
quan hệ kinh tế diễn ra, nhịp sống năng động, khoa học kỹ thuật nhanh chóng
được đón nhận và ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Vì vậy, khi sinh viên đã quen
thuộc với môi trường này cũng giúp cho tác phong của sinh viên nhanh nhạy, dễ
nắm bắt cái mới, dễ tiếp thu các kiến thức bên ngoài trường Đại học.
1.2.4. Gia đình - Bạn bè
Gia đình không chỉ là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn cả về mặt vật chất
cho sinh viên, góp phần giúp sinh viên có sự tự tin, an tâm để thực hiện những
hoài bão và mong muốn của tuổi trẻ. Gia đình cũng là nơi cho sinh viên những lời
khuyên chân thành nhất, giúp sinh viên có những suy nghĩ, cân nhắc khi cần quyết
định con đường sắp tới mà mình sẽ đi.
Cùng học tập với bạn bè trong môi trường đại học sẽ rèn luyện cho sinh
viên khả năng làm việc nhóm, tinh thần tập thể và trách nhiệm cao. Đây là một
trong những kỹ năng được đòi hỏi yêu cầu cao trong môi trường làm việc thực tế
sau khi ra trường. Ngoài ra, sự hỗ trợ và hợp tác của bạn bè giúp mỗi cá nhân sinh
viên tự hoàn thiện lẫn nhau về cách học tập, cách tư duy và định hướng cho bản
thân về sở thích và niềm đam mê.
2. Những khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay
Hàng năm, tất cả các trường đại học trên cả nước chào đón rất đông số
lượng sinh viên vào học. Những sinh viên này bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ
môi trường học phổ thông sang môi trường đại học và phải đối mặt với nhiều thử
thách, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và kết quả học tập. Một số sinh viên
có sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống sinh viên ở bậc đại học và có khả năng thích ứng
cao với môi trường mới có thể nhanh chóng tự vượt qua khó khăn và hòa nhập tốt.
Tuy nhiên, có rất nhiều sinh viên không thể làm được như vậy vì đây là lần đầu
tiên họ phải sống tự lập, không nhận được sự chăm sóc quan tâm của gia đình
3



thường xuyên. Vì vậy, những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, thói
quen sinh hoạt của sinh viên và đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên tại trường.
Những khó khăn chủ yếu của sinh viên gặp phải phát sinh từ 2 yếu tố chính
là những khó khăn chủ quan (đến từ bản thân sinh viên) và những khó khăn
khách quan (bao gồm các nhân tố là giảng viên, nhà trường, xã hội, gia đình và
bạn bè).
2.1. Về mặt chủ quan
 Ở giai đoạn mới tiếp cận với môi trường học đại học:
Ở giai đoạn này, lứa tuổi của sinh viên là lứa tuổi tâm lý phát triển chưa ổn
định, chưa có suy nghĩ, hành động chín chắn về mục đích cuộc sống . Đồng thời,
sinh viên cũng rất dễ nhạy cảm với các vấn đề chính trị, xã hội, từ đó dễ bị kích
động, dụ dỗ theo nhưng con đường sai trái. Vì vậy, sinh viên cần có sự hướng dẫn,
truyền đạt kinh nghiệm từ người đi trước khi đối mặt với những khó khăn trong
cuộc sống.
Sinh viên đang ở độ tuổi có khả năng ghi nhớ tuyệt vời. Vì thế, sinh viên
ghi nhớ và tiếp thu nhanh bài học. Tuy nhiên, đây chỉ là trí nhớ ngắn hạn, học
nhanh và quên cũng nhanh. Sinh viên phải thường xuyên ôn lại bài học để ghi nhớ
kiến thức lâu hơn.
Rất nhiều bạn sinh viên vẫn còn tâm trạng chiến thắng sau kỳ thi tuyển sinh
đại học gay go căng thẳng, nên chưa chú tâm vào công việc học tập. Nhiều sinh
viên năm thứ nhất nghĩ rằng lên đại học là để xả hơi, vì thế sau khi đạt được mục
tiêu, họ có tư tưởng muốn được nghỉ ngơi. Thêm vào đó, môi trường đại học lại
không quản lý chặt chẽ như ở phổ thông. Do đó, nhiều sinh viên năm đầu đại học
có thái độ học tập thiếu nghiêm túc như bỏ tiết, chểnh mảng học tập. Kết quả là
nhiều bạn vì xả hơi nhiều quá, đến khi muốn quay về với nhịp độ học tập, rèn
luyện cân bằng thì lại thấy thật khó khăn. Nhưng điều nguy hiểm nhất là nhiều bạn
từ lối sống xả hơi đã đánh mất mục đích của mình, quên mất mình cần phải làm gì.
Lên đại học, việc cần làm của mỗi bạn sinh viên là tìm hiểu xem bản thân
cần bổ sung gì, đó là kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học và vô số kiến thức, kinh

4


nghiệm khác. Nhưng tâm lý xả hơi và sự mơ hồ về mục tiêu làm cho nhiều bạn
sinh viên không dành thời gian tìm hiểu bản thân và không có kế hoạch hoàn thiện
dần những khiếm khuyết còn thiếu. Nhiều bạn sinh viên đã trải qua năm thứ nhất
mà không đọc một cuốn sách nào, không nghiên cứu chủ đề mới nào, kiến thức xã
hội cũng không c ập nhật. Nhiều bạn sinh viên cho rằng đến năm thứ ba, năm thứ
tư thì bổ sung kỹ năng cũng chưa muộn. Nhưng có lẽ, các bạn sinh viên quên mất
rằng kỹ năng luôn cần một thời gian đủ dài để trở thành phản xạ tự nhiên của mỗi
người.
Thay đổi môi trường sống làm nhiều sinh viên khó thích nghi, sốc văn hóa,
ảnh hưởng đến tâm lý và học tập. Rất nhiều sinh viên là người từ nông thôn ra
thành thị, hoặc đến từ vùng miền khác nên có một số bạn sinh viên gặp khó khăn
trong vấn đề giao tiếp, khó có thể thiết lập các mối quan hệ, cảm thấy cô đơn và
lạc lõng. Chấp nhận môi trường mới và cố gắng để môi trường mới chấp nhận là
hai bài toán mà những tân sinh viên c ần phải tìm được đáp án. Đồng thời, bước vô
môi trường mới không có sự kèm cặp quen thuộc, các sinh viên này thấy mọi thứ
đều lạ lẫm. Có không ít sinh viên ngại làm quen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện,
kể cả đối với những người hàng ngày mình tiếp xúc, kể cả những người bạn cùng
lớp, cùng chỗ ở. Họ ngày càng tách mình ra để trở thành một người không có
nhiều kết nối, ít bạn bè. Cũng có nhiều sinh viên đã cố gắng sống cởi mở nhưng
môi trường mới lại từ chối mình, mọi người không đáp lại mình hoặc đáp lại bằng
thái độ không như mong muốn dẫn đến việc họ bỏ cuộc, khép mình. Điều này đã
dẫn đến kết quả học tập kém và tâm lý bất ổn trong các sinh viên này.
Trước khi bước vào đại học, sinh viên ai cũng nghĩ mình sẽ cố gắng hết
mình, hình dung về một con người mới với những thói quen mới. Nhưng chính sự
dễ dãi với bản thân đã làm cho bản thân sinh viên quên đi r ất nhiều thứ. Họ dần
dần quen với những thói xấu như trễ hẹn, thất hứa, trì hoãn và cho phép mình
quyền nói “Không sao đâu, lo gì”, cũng như thu nạp những điều xấu, dần dần biến

chúng thành những thói quen xấu.
Ngoài ra, trong giai đoạn này sinh viên chưa biết cách sắp xếp, quản lý thời
gian học tập và sinh hoạt một cách cụ thể. Khác với cách học ở phổ thông trung
học, ở bậc đại học các sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học tín chỉ, do
5


đó sinh viên phải tự sắp xếp lịch học của mình sao cho cân đối, hợp lý với lịch
sinh hoạt cá nhân và các hoạt động xã hội khác.
 Ở giai đoạn đã quen với môi trường học đại học:
Nhiều sinh viên thiếu khả năng liên kết giữa lý thuyết và thực hành cũng
như thiếu sự hiểu biết rõ ràng về ngành học của mình. Ngoài ra, sinh viên trong
giai đoạn này còn thiếu mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm
của sinh viên còn thiếu và yếu trước những đòi hỏi quan trọng cho công việc thực
tế sau này.
Việc thiếu khả năng tự đánh giá trong quá trình học tập cũng như không có
khả năng đối phó với sự căng thẳng và áp lực từ nhiều phía cũng ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên. Khả năng tự học của sinh viên còn thấp so với yêu
cầu tự học ở bậc đại học. Nhiều sinh viên có tư tưởng học cho qua, học đối phó và
chưa thực sự có phong trào nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Hơn nữa, sinh viên
còn gặp nhiều khó khăn trong việc kết hợp giữa kiến thức trong giáo trình với các
nguồn tham khảo khác. Cách lựa chọn sách tham khảo của sinh viên cũng hết sức
khác nhau. Nguồn tham khảo chủ yếu do sinh viên tự chọn mua hoặc do thầy, cô
giáo giới thiệu.
Sinh viên còn chưa quen kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình
hay khả năng tư duy sáng tạo còn thấp cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của
họ. Ngoài ra, sinh viên còn cảm thấy nội dung một số môn học không hấp dẫn,
không mang tính ứng dụng cao đã làm cho các sinh viên giảm hứng thú hoặc mất
động cơ học tập.
Đa số sinh viên gặp những khó khăn nhất định về tài chính. Nguyên nhân là

do toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt của các em vẫn phụ thuộc vào gia đình.
Trong khi cuộc sống sinh viên có rất nhiều thứ phải chi tiêu: tiền phòng trọ, ăn
uống, mua sắm, học hành. Do đó, tài chính là vấn đề lớn với sinh viên. Vì thế, giai
đoạn này các bạn sinh viên đã bắt đầu đi làm thêm để trang trải tiền sinh hoạt phí
cho bản thân. Có những sinh viên may mắn thuận lợi kiếm được rất nhiều tiền từ
những công việc làm thêm nhưng cũng có một vài bạn dù đã rất nỗ lực nhưng
không kiếm được việc làm hoặc có nhưng tiền lương lại rất ít. Lúc này, họ thấy
6


bạn bè mình kiếm được rất nhiều tiền, thành công rất sớm, thấy mình kém cỏi so
với người khác. Mọi người bằng sự nỗ lực không ngừng đã làm được rất nhiều
việc, gặt hái được những thành công nhất định trong khi đó bản thân mình thì cứ
dậm chân tại chỗ, không đạt thành quả gì….Từ đó, tư tưởng tiêu cực xuất hiện, và
biện pháp muốn giải tỏa là “buông xuôi”.
2.2. Về mặt khách quan
2.2.1. Giảng viên
Chất lượng đội ngũ giảng viên cũng là điều đáng bàn trong hệ thống giáo
dục đại học hiện nay. Chất lượng chưa đồng đều và phương pháp giảng dạy của
đội ngũ giảng viên cũng chưa phù hợp. Số lượng sinh viên trên mỗi giảng viên còn
ở mức cao, lớp học đông; do đó, giảng viên chưa đi sâu đi sát từng sinh viên.
Cách thức truyền đạt và nội dung bài giảng của giảng viên chưa phù hợp,
chưa nêu được ý nghĩa thực tiễn của môn học nên sinh viên không thể thấy được
tính ứng dụng của môn học hay sự liên kết giữa lý thuyết với thực hành. Đồng
thời, giảng viên chưa thực sự tạo ra được bầu không khí giảng dạy thoải mái, còn
áp đặt nên chưa tạo được sự hứng thú cho sinh viên trong học tập.
Các bạn sinh viên đã quen với cảm giác áp lực học tập ở môi trường phổ
thông do các giáo viên tạo ra (giáo viên trả bài đầu giờ, cho làm kiểm tra 15 phút,
kiểm tra 1 tiết, gọi lên bảng làm bài, gọi trả lời câu hỏi, giao bài tập về nhà), đến
khi lên đại học thì sinh viên có quá nhiều thời gian rảnh rỗi (vì hầu hết giảng viên

chỉ giảng đề cương, sinh viên phải tự nghiên cứu thêm). Giảng viên không có sự
đốc thúc, kiểm tra và quản lý việc học của sinh viên. Thêm nữa, mỗi môn học chỉ
có 1 kỳ thi hết môn, thi theo hình thức tập trung và lịch thi đã được báo trước nên
tạo tâm lý chủ quan, đến khi gần thi các bạn sinh viên mới học nên các bạn sinh
viên không biết sử dụng thời gian sao cho hợp lý.
Một số giảng viên thiếu quan tâm giúp đỡ sinh viên trong quá trình giảng
dạy nên sinh viên còn e dè, nhút nhát trong môi trường mới. Vì vậy, họ ít phát biểu
cũng như không mạnh dạn đưa ra những câu hỏi khi không hiểu bài. Điều này dẫn
đến sinh viên sẽ không nắm vững kiến thức môn học hay không thể phát huy hết
khả năng của mình.Ngoài ra, phương pháp dạy và học hiện đại ở bậc đại học như
7


học theo phương pháp tự khám phá cũng gây khó khăn cho sinh viên trong việc
lĩnh hội tri thức khi mà giảng viên không giải thích và hướng dẫn cách học một
cách rõ ràng. Bên cạnh đó, giảng viên chưa thực sự gần gũi và hiểu tâm lý sinh
viên, để sinh viên tự thân vận đông. Nhiều giảng viên chỉ đến lớp dạy, chưa thực
sự đi sâu tìm hiểu tâm lý sinh viên, cảm thông và dành tình thương cho sinh viên
của mình. Vì vậy, mối quan hệ thầy trò không gắn kết và không tạo động lực tích
cực từ hai phía cho việc giáo dục.
2.2.2. Nhà trường
Khối lượng kiến thức tại đại học khá nhiều và phương thức giáo dục khác
xa rất nhiều so với phổ thông. Vì vậy, môi trường đại học đòi hỏi sinh viên phải
tìm tòi, đào sâu nghiên cứu và phải nỗ lực rất nhiều để có thể hoàn thành các yêu
cầu do nhà trường đặt ra.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa hoàn thiện và đầy đủ. Nhiều trường đại
học có nhiều cơ sở, sinh viên không được học một nơi cố định, phải di chuyển
nhiều nơi khác nhau với các môn khác nhau dẫn đến việc đi lại không thuận tiện.
Thư viện chưa được đầu tư đúng mức, chưa thu hút sinh viên.
Việc cung cấp cho sinh viên những tiện ích cho việc học tập còn kém và

chưa được đồng đều giữa các trường đại học. Các trường chưa tạo điều kiện tốt
nhất để sinh viên học tập và phát triển các kỹ năng. Các trường chưa thực sự tạo ra
động lực cho sinh viên thông qua các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Việc đi học
của sinh viên khá nhàm chán, việc học tập chỉ từ phía sinh viên chứ chưa có hành
động tích cực từ phía nhà trường. Việc rèn luyện các kỹ năng thông qua các ho ạt
động hội nhóm còn chưa được chú trọng hoặc chưa hiệu quả.
Các chương trình học bổng khuyến khích học tập của các trường đại học
còn ít so với số lượng sinh viên học tại trường. Việc quản lý học tập của sinh viên
chưa thật tốt, nhà trường thiếu các tổ chức tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên học tập.
2.2.3. Môi trường xã hội
Trong thời đại bùng nổ thông tin cũng như có sự giao thoa về văn hóa sâu
sắc như hiện nay đã khiến cho sinh viên Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các luồng
văn hóa, tư tưởng phương Tây. Bên cạnh những nét văn hóa đẹp, những tư tưởng
8


tinh hoa thì những trào lưu văn hóa không tốt cũng dễ dàng xâm nhập vào đời
sống sinh viên. Do đó, nếu sinh viên không có sự nhìn nhận chính chắn, thì họ sẽ
dễ dàng bị tiếp thu những văn hóa không tốt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn
tinh thần của họ.
Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều nguồn thông
tin tham khảo khác nhau. Bên cạnh những thông tin, tư tưởng tốt phục vụ hiệu quả
cho quá trình học tập thì sinh viên cũng dễ dàng tiếp cận với những thông tin, tư
liệu xấu. Vì vậy, nếu sinh viên không có kiến thức và nhận thức tốt thì họ sẽ
không chắt lọc được những nguồn thông tin đáng tin cậy, tiếp thu những thông tin
xấu, ảnh hưởng đến kiến thức và quan niệm cuộc sống.
2.2.4. Gia đình - Bạn bè
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, nhiều sinh viên còn dễ bị tác động
không tốt từ phía bạn bè và những người xung quanh. Ở độ tuổi của sinh viên, mới

thoát khỏi sự bao bọc của gia đình lại tiếp xúc với môi trường có nhiều yếu tố hấp
dẫn mới lạ do đó dễ bị bạn bè dụ dỗ, sa đà vào các thói hư t ật xấu. Không phải tất
cả bạn bè đều tốt. Mặc dù sinh viên đã phân biệt được tốt xấu, nhưng các em chưa
đủ bản lĩnh để tránh khỏi những cám dỗ, thêm vào đó các em còn có tâm lý a dua
theo đám đông. Hiện nay có một số bộ phận sinh viên có lối sống buông thả, sống
thử, thực dụng.… Điều này rất ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của sinh
viên nếu các em không vững vàng. Ngoài ra, những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực
từ bạn bè cũng ảnh hưởng đến quan điểm lối sống của sinh viên.
Đa phần các sinh viên hiện nay có đời sống xa gia đình, thiếu thốn tình
cảm, sự quan tâm từ các thành viên trong gia đình. Điều này khiến nhiều em cảm
thấy bơ vơ, lạc lõng. Một số sinh viên do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải làm
thêm ngay từ năm học đầu tiên nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và kết
quả học tập của họ.

9


3. Giải pháp của giảng viên giúp sinh viên phát huy thuận lợi, khắc phục khó
khăn nhằm học tập tốt
i) Giảng viên bằng những kinh nghiệm của bản thân về kiến thức chuyên
môn cũng như trải nghiệm trong cuộc sống cần nắm bắt được những nhu cầu và
những khó khăn của sinh viên, hướng dẫn sinh viên cách thức, phương pháp học
tập ở bậc Đại học để sinh viên nhanh chóng tiếp cận được ngay từ những môn học
cơ bản, tránh để sinh viên nản chí không phải vì không thể học được mà vì không
tìm ra phương pháp học phù hợp. Giảng viên cần thay đổi cách thức truyền đạt và
nội dung bài giảng phù hợp hơn, cần nêu được ý nghĩa thực tiễn của môn học để
sinh viên có thể thấy được tính ứng dụng của môn học hay sự liên kết giữa lý
thuyết với thực hành. Ví dụ như sinh viên đang phân vân trong việc có nên học
môn học này hay không? Học môn này để làm gì? Có lợi ích gì trong tương lai?.
Lúc này giảng viên phải là người tìm hiểu và nắm được nhu cầu của sinh viên để

giải thích cho sinh viên rõ ràng những mục đích, mục tiêu môn học và tính cần
thiết của môn học đối với sinh viên đó. Việc này nhằm tránh việc học tập của sinh
viên diễn ra trong mơ hồ, mất định hước hoặc học cho có, học để qua chứ không
vì kiến thức thực sự.
Ngoài ra, giảng viên phải luôn xác định với các sinh viên mới bước vào môi
trường đại học rằng các môn học đại cương năm nhất chính là các môn kiến thức
tiền đề quan trọng, giúp bản thân nắm vững không bị bỡ ngỡ các môn chuyên
ngành sau này để sinh viên không lơ là, không có tâm lý xả hơi trong giai đoạn
mới vào trường.
ii) Giảng viên cần tìm hiểu về hoàn cảnh của sinh viên và đặc tính tâm lý
của lứa tuổi này để có thể hiểu được suy nghĩ và hành động của các em, từ đó có
cách giảng dạy phù hợp. Chỉ có thấu hiểu hoàn cảnh và tâm lý sinh viên, giảng
viên mới tìm ra được phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức và định hướng
cho sinh viên. Ngoài ra, giảng viên phải rèn luyện cho sinh viên khả năng làm việc
nhóm, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để sinh viên phát huy thế mạnh của bản
thân thông qua cách thức tổ chức lớp học năng động, kích thích sự sáng tạo của
sinh viên với hình thức thưởng, phạt công bằng và rõ ràng.

10


iii) Giảng viên còn là cầu nối giữa các sinh viên với nhau thông qua việc tổ
chức học tập, phân công hỗ trợ giữa các sinh viên; cần tạo ra một môi trường lớp
học hòa đồng, thân thiết để những sinh viên trong lớp dù đến từ những vùng miền
khác nhau trên cả nước vẫn có thể hiểu được nhau, cùng gắn kết trong một tập thể.
Ngoài ra, giảng viên cần phải thực sự tạo ra được bầu không khí giảng dạy thoải
mái nhằm tạo được sự hứng thú cho sinh viên trong học tập.
Hơn nữa, giảng viên không nên có định kiến với sinh viên mà cần bao dung
thông cảm với sinh viên. Định kiến của người thầy dễ khiến sinh viên bế tắc, mặc
cảm, cảm thấy không được tôn trọng. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi dễ mắc sai

lầm nhưng cũng có thể sửa chữa được nếu người lớn thông cảm và hướng dẫn họ
sửa sai. Vì vậy, giảng viên cần bao dung và giúp đỡ sinh viên trước các sai lầm mà
các em gặp phải.
iv) Giảng viên cần quan tâm giúp đỡ, gần gũi và chia sẻ với sinh viên trong
quá trình giảng dạy để sinh viên tham gia phát biểu hay đặt ra những câu hỏi khi
không hiểu bài. Điều này làm cho sinh viên sẽ nắm vững được kiến thức môn học
và có thể phát huy hết khả năng của mình. Ngoài ra, giảng viên cần phải giải thích
và hướng dẫn cách học một cách rõ ràng để cho sinh viên dễ dàng trong việc lĩnh
hội tri thức trước những đòi hỏi của phương pháp dạy và học hiện đại ở bậc đại
học là học theo phương pháp tự khám phá.
Giảng viên phải biết lắng nghe ý kiến và thắc mắc của sinh viên và phải
giải đáp một cách nhiệt tình, ân cần. Đơn cử như khi sinh viên đưa ra một ý kiến
trái ngược với quan điểm của giảng viên trong bài giảng thì giảng viên phải phân
tích các mặt đúng sai trong tư duy để làm sáng tỏ vấn đề và cho sinh viên có t hể tự
nghiệm ra chân lý. Khi đó sinh viên sẽ cảm thích thú và tâm phục. Tránh việc bác
bỏ ý kiến của sinh viên gay gắt mà không đưa ra một lý giải phù hợp, gây ra sự
không phục trong lòng sinh viên.
v) Giảng viên cần khích lệ tinh thần, động viên sinh viên t ham gia nghiên
cứu khoa học để sinh viên nâng cao kiến thức cũng như khả năng làm việc khoa
học. Khi được giao nhiệm vụ hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học, giảng viên
cũng phải chủ động mở lòng chia sẻ với sinh viên, làm cho sinh viên cảm thấy gần
11


gũi thì lúc này sinh viên mới có thể mạnh dạn trao đổi ý kiến, cùng giảng viên giải
đáp các thắc mắc trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
vi) Giảng viên cần phải giải làm cho sinh viên hiểu được việc kiếm tiền
giúp đỡ bố mẹ là việc tốt, nhưng tài chính không phải là tất cả, tương lai mới là
nơi mà các sinh viên cần hướng tới vì đó mới chính là công việc gắn bó để nuôi
sống bản thân và gia đình sau này.

Ngoài ra, giảng viên nên thường xuyên khuyến khích sinh viên ôn lại kiến
thức cũ. Việc này sẽ tác động lên trí nhớ dài hạn của sinh viên, giúp sinh viên nhớ
bài lâu. Giảng viên cần thường xuyên hỏi lại sinh viên kiến thức cũ nhằm tránh
trường hợp các em chỉ học một lần trên lớp rồi đến lúc thi mới mang ra ôn lại. Từ
đó, việc thi cử sẽ đỡ vất vả và gia tăng lượng kiến thức nằm trong trí nhớ dài hạn
của sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên cần giúp các bạn sinh viên lên kế hoạch sử
dụng thời gian hợp lý để ôn tập các môn học, tránh để thời gian chết. Nếu vẫn còn
thời gian sau nhũng giờ ôn tập ở nhà, gợi ý các bạn sinh viên có thể học thêm cho
mình những kỹ năng khác, đi làm công việc bán thời gian phù hợp với quá trình
học tập của mình.…
vii) Trong năm cuối cùng của bậc Đại học, giảng viên nên có kế hoạch định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên bằng cách tổ chức những buổi đi thực tế đến các
công ty, cơ sở sản xuất, viện nghiên cứu phù hợp với ngành nghề sinh viên học.
Nếu có thể, giảng viên sẽ hỗ trợ sinh viên tìm nơi thực tập phù hợp để giúp sinh
viên có kiến thức làm khóa luận tốt nghiệp.
viii) Giảng viên phải thường xuyên trau dồi kỹ năng sư phạm và kiến thức
chuyên môn thường xuyên vì đây sẽ là hành trang của giảng viên trên c on đường
dạy học. Từ đó, giảng viên mới có đủ bản lĩnh giúp đỡ sinh viên trong các tình
huống. Xã hội càng phát triển, nền giáo dục đòi hỏi giảng viên phải không những
giỏi chuyên môn mà còn phải nắm được những nhu cầu, tâm lý và mong mỏi của
nhiều đối tượng sinh viên đương thời để có thể đáp ứng một cách một tốt nhất, hỗ
trợ đầy đủ và kịp thời nhất cho sự phát triển của sinh viên.

12



×