Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đánh giá lượng phát thải khí, lỏng, rắn cho DTM của 1 trong các dự án nhà máy giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350 KB, 20 trang )

BÀI TẬP LỚN_ĐTM
Họ tên:Phạm Thị Giang
Lớp:MTK8.2
Đề Tài: Đánh giá lượng phát thải khí, lỏng, rắn cho DTM của 1 trong các dự án
sau:
Nhà máy giấy
------------------------------------------------------


PHẦN I
Khái Quát Về Ngành Giấy Của Việt Nam
1. Tổng Quan
1.1. Lịch sử hình thành & phát triển
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từrất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284.
Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công
đểphục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi
vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,
nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất
nhỏ(dưới 20.000 tấn/năm) nhưNhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn
Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công
suất thiết kếcủa ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của
chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực
tếchỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủThụy Điển tài trợ đã đi vào sản
xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm,
dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy
cũng xây dựng vùng nguyên liệu,cơ sở hạ tầng,cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và
trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình


11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung nhưvậy vẫn chỉ đáp
ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong
tổng giá trịsản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.
1.2. Các sản phẩm giấy
Tùy theo mục đích sửdụng khác nhau sản phâm giấy được chia thành 4 nhóm:
• Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…
• Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …)
• Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệsinh…)
• Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)
Hiện nay ởViệt Nam chỉsản xuất được các loại sản phẩm nhưgiấy in, giấy in báo,
giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệsinh chất lượng thấp,
giấy tissue chất lượng trung bình… còn các loại giấy và các tông kỹthuật nhưgiấy
kỹthuật điện-điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật
vẫn chưa sản xuất được.
1.3. Cơcấu theo sởhữu


Cuối năm 2007, toàn ngành có trên 239 nhà máy với tổng công suất đạt 1,38 triệu
tấn/năm; 66 nhà máy sản xuất bột giấy, tổng công suất 600.000 tấn/năm.
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy tuy nhiên đa phần là các
doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cá thể. Toàn ngành chỉ có hơn 90 doanh nghiệp có
công suất trên 1.000 tấn/năm
PHÒNG PHÂN TÍCH - CTCK HABUBANK 3
BÁO CÁO TÓM TẮT
Bảng 1: Cơcấu sởhữu các loại hình doanh nghiệp
ST Hình thức sở hữu
*
Bột Giấy
T

Số
lượng
giấy
doanh nghiệp Công
Tỷ lệ Công
Tỉ lệ
suất
%
suất
%
1
Doanh nghiệp nhà 13
111.000 26.47 133.070
8.75
nước
2
Công ty CP và Tập 76
237.55 56.65 694.420
45.68
thể
0
3
Doanh nghiệp tư 167
70.770 16.88 632.460
41.61
nhân
4
Doanh nghiệp 03
0.00
60.000

3.96
nước ngoài
Tổng công suất
259
419.32 100.0 1.519.95 100.0
0
0
0
0
*: Sốliệu 259 doanh nghiệp này chưa bao gồm các hộ sản xuất giấy cá thể, có công
suất nhỏhơn
300 tấn/năm. Các hộnày không có ảnh hưởng đến thịtrường
Nguồn: Viện công nghiệp giấy và xenluylo

PHẦN II
Nguồn Nguyên ,Nhiên Liệu
2. Nguyên liệu giấy
2.1. Các loại nguyên liệu giấy


Nguyên liệu chính đểsản xuất bột giấy là sợi xenluylô có hai nguồn chính là từgỗvà
phi gỗ. Bên cạnh đó giấy loại đang ngày càng trởthành nguồn nguyên liệu chủ yếu
trong sản xuất giấy
• Bột giấy từnguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ) .Nguyên liệu từ gỗ là các
loại cây lá rộng hoặc lá kim.Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phếphẩm sản
xuất công-nông nghiệp như rơm rạ, bã mía và giấy loại. Nguyên liệu để sản xuất
bột giấy từcác loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhà
máy có công suất lớn do nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và khó
khăn trong việc cất trữ.
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất

giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụthuộc vào nguồn bột giấy nhập
khẩu. Hiện nay chỉcó Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty cổphần Giấy Tân Mai
chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng sốbột cho sản xuất giấy của mình.
Ngành giấy Việt Nam cũng không có các doanh nghiệp sản xuất bột thương mại,
chỉ có các doanh nghiệp sản xuất bột phục vụcho việc sản xuất giấy của chính
doanh nghiệp đó.
Bảng 2: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bột giấy qua các năm (2000-2008)
(Đơn vị: nghìn tấn)
2000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1H09
Bột nguyên thủy
174,0 197,2 251,9 231,5 303,0 289,0 280,0 327,0
Bột hóa tẩy trắng
63,0
69,5
72,0 40,0
75,0 80,0 80,0 96,0
Bột hóa không tẩy
trắng
16,0
21,8
53,6 60,0
70,0 70,0 70,0 90,0
Bột cơ học
15,0
16,3
25,3 25,0
30,0 34,0 25,0 36,0
Bột kiềm lạnh
80

90
101
107
128 105
105 105
Công suất
212
212
242
290
320 320
355 365
465
Sản xuất/công suất
82%
93% 104% 80% 95% 90% 79% 90%
Bột tái chế
144
180
253
371
402 450
533 669
Công suất
152
198
275
395
420 482
600 710

Sản xuất/công suất
94%
91% 92% 94% 96% 93% 89% 94%
Nhập khẩu bột giấy
50
141
60
80
140,9 125,8 131,8 110
155 118,6
Nguồn: Số liệu HBBS thu thập từ qui hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy, Bộ
Công Nghiệp, 2005, Tạp chí Công Nghiệp Giấy tháng 1/2009 và Viện Công Nghiệp Giấy và
Xenluylô
• Bột giấy từ giấy loại

Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu
điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn
các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu
mua và xửlý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm
được 17 cây gỗvà 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy.
Hơn nữa, chi phí đầu tưdây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất
bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có


tác động bảo vệ môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm
được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên (Tạp chí
công nghiệp tháng 12/2008). So với bột giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, bột
giấy tái chếcó chất lượng kém hơn do đó không thể sử dụng để sản xuất các loại
sản phẩm chất lượng cao như các loại bao bì yêu cầu độ bền và độ dai lớn.
Bảng 4: Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất gi

Quốc gia
Trung Quốc
Nguồn Nhật Bản
Hàn Quốc
giấy loạiMalaysia
được
Philippines
cung cấpThái Lan
Việt Nam

Tỷ lệ giấy thu hồi trong tổng
nguyên liệu sản xuất giẩy (%)
65%
60%
76%
87%
79%
72%
70%

Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua
sử dụng (%)
38%
74%
67%
61%
44%
65%
25%


từ
2 nguồn

thu gom hay nhập khẩu. Giấy loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được nhập từ
Mỹ, Nhật, Nhật Bản và New Zealand. Nguồn thu gom trong nước chủ yếu qua
đồng nát là những người thu gom riêng lẻ lùng sục từng ngõ ngách, các công ty vệ
sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian. Hiện nay chưa có công ty
chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn
nữa nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành
lang pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt
Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan.
Bảng 5: Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Giấy tái chế (tấn)
240.500 233.966 329.157 481.650 522.262
Thu gom (tấn)
120.960 153.626 194.618 242.675 280.079
Nhập khẩu (tấn)
119.540 80.341 134.540 238.975 242.184
Tỉ lệ giấy thu hồi trong
tổng
53%
48%
50%
62%

65%
NLSX giấy (%)
Tỉ lệ thu hồi giấy đã
qua sử
24%
24%
24%
25%
25%
dụng (%)
Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 1/2009

2005
2006
2007
533.000 708.500 903.045
331.751 388.645 450.058
201.249 319.856 452.988
62%

64%

70%

25%

25%

25%


2.2. Vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy
Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp và không đồng đều. Vùng nguyên liệu tập trung
chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung trong khi năng lực sản xuất lại tập trung phần
lớn ở miền Nam.


Tổng diện tích vùng nguyên liệu (bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống đồi
núi trọc) của Việt Nam là 1,548 ngàn ha và tập trung chủ yếu ở Đông Bắc Bộ và
Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay khả năng cung cấp của rừng hiện tại trên thực tế
còn khá thấp do phần lớn các địa phương chưa tận dụng được hết diện tích đất
trống đồi núi trọc. Diện tích đất phù hợp chiếm dưới 70% tổng diện tích vùng
nguyên liệu của các khu vực. Trong đó, khả năng cung ứng so với tổng nhu cầu
hiện tại là không đồng đều và ở mức thấp. Tỉnh Hòa Bình hiện đang là nơi có khả
năng cung ứng tốt nhất (72% nhu cầu khảo sát), xếp thứ 2 là Thanh Hóa (70,1%),
các tỉnh thành phố còn lại khả năng cung ứng thấp hơn chỉ từ 2 – 63,5% và không
đồng đều.
Theo qui hoạch, vùng nguyên liệu cho ngành giấy tập trung phát triển ở 6 vùng bao
gồm: Trung Tâm Bắc Bộ, Thanh Hóa, Duyên Hải Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc,
Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích rừng 763 ngàn ha. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ
đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho tổng công suất toàn ngành là 1.536 ngàn
tấn/năm với 2 vùng nguyên liệu chính là Trung Tâm Bắc Bộ và Duyên Hải Trung
Bộ. Một điểm đáng lưu ý là, trong khi vùng nguyên liệu đều tập trung ở Miền Bắc
và Miền Trung thì năng lực sản xuất giấy tập trung lớn nhất ở Miền Nam. Do vậy,
các nhà máy sản xuất bột từ nguyên liệu nguyên nguyên thủy tại Miền Nam hiện
nay đang gặp vấn đề về nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp chỉ tập trung sản
xuất bột từ giấy phế liệu. Các nhà máy giấy tại Miền Nam cũng phải nhập khẩu bột
giấy với số lượng lớn do ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất bột giấy
thương mại.
2.3. Biến động giá bột giấy
Sản xuất giấy bằng nguyên liệu bột giấy từ gỗ, chi phí nguyên liệu chiếm từ 45%65% giá thành sản phẩm 1. Cùng với việc hàng năm các doanh nghiệp giấy Việt

nam phải nhập khẩu một lượng
bột giấy lớn thì việc biến động giá bột giấy có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giấy trong nước.
Từ tháng 12/2005 đến tháng 7/2008 giá bột giấy liên tục tăng. Tuy nhiên bắt đầu từ
tháng 8/2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với hàng
loạt dây chuyền sản xuất bột bị đóng cửa, tiêu dùng giấy giảm sút trầm trọng đã
đẩy giá bột giấy vào sự suy giảm chưa từng có, tốc độ ngày càng nhanh hơn, giá
bột giấy chạm đáy vào T2/2009 thấp hơn cả giá bột giấy vào năm 2005.
Bắt đầu từ tháng 3/2009 giá bột giấy thế giới có xu hướng phục hồi do nhu cầu của
Trung Quốc tăng cao. 6 tháng đầu năm nhập khẩu bột của Trung Quốc đã đạt 7


triệu tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 7 năm 2009 giá bột giấy
các loại đã tăng tối thiểu 20% so với mức đáy trước đó, tuy nhiên vẫn thấp hơn
nhiều so với mức đỉnh vào hồi tháng 8/2008. Các chuyên gia dự báo rằng giá bột
giấy trong những tháng tới có khả năng tiếp tục tăng lên do nhu cầu tích trữ bột của
Trung Quốc tiếp tục tăng cao nhằm dự trữ bột cho các nhà máy xeo giấy mới sẽ
hoạt động vào năm 2010 và việc ngưng sản xuất của nhiều nhà máy bột trước đây
đã dẫn đến tính trạng khan hiếm bột.

2.4. Các dự án mở rộng năng lực sản xuất bột giấy
Hàng loạt các dự án bột đang được triển khai đầu tư. Lượng bột nhập khẩu dự
kiến sẽ giảm do nhu cầu trong nước giảm và một số dự án lớn cũng đi vào hoạt
động.
Theo kế hoạch đến năm 2012 hàng loạt dự án sản xuất bột lớn, cả bột hóa (bột nấu
tẩy cho sợi dài) và bột cơ (bột mài) đồng loạt đi vào hoạt động, khi đó năng lực sản
xuất bột giấy toàn ngành sẽ tăng rất cao. Năm 2008 Việt Nam nhập khẩu khoảng
155.000 tấn bột các loại và năm 2009 lượng bột nhập được dự đoán sẽ giảm do nhu
cầu trong nước giảm và một số dự án lớn đi vào hoạt động.
Theo hiệp hội giấy Việt Nam (VPPA) năng lực sản xuất bột của Việt Nam năm

2008 đã tăng thêm 20.000 tấn. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 hàng loạt dự án
lớn sẽ đi vào hoạt động, năng lực sản xuất bột của ngành giấy Việt Nam sẽ tăng
thêm 1,9 triệu tấn vào năm 2011. Theo tính toán của VPPA, năm 2011 tổng năng
lực sản xuất của ngành giấy là 2,2 triệu tấn bột trong khi tiêu dùng trong nước dự
kiến là 1,6 triệu tấn năm 2015. Do đó Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu bột
giấy vào tương lai không xa.
1 TS. Vũ Hùng Phương, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, 2008.
Nhìn chung từ 2009 đến 2011, công suất các nhà máy giấy của Việt Nam hiện nay
sẽ tăng thêm khoảng 100 – 330 nghìn tấn bột/năm.
2.5. Trình độ công nghệ ngành giấy Việt Nam - Ảnh hưởng đến môi trường và
năng lực cạnh tranh


Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam rất lạc hậu. Điều này gây
ra ô nhiễm môi trường trầm trọng và cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành
giấy.
Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp sản xuất bột giấy chính là phương pháp sử
dụng hóa chất, phương pháp cơ-lý, phương pháp tái chế giấy loại, đều là các
phương pháp sử dụng nhiều hóa chất, năng lượng tạo ra sản phẩm sản xuất giấy in
báo, sản phẩm không đòi hỏi chất lượng cao v.v. Công nghệ sản xuất bột giấy bao
gồm công nghệ bột sulfat tẩy trắng, công nghệ sản xuất bột theo phương pháp hóa
nhiệt cơ, và phương pháp xút không thu hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuất theo
phương pháp kiềm lạnh – đều là công nghệ lạc hậu và dẫn tới các vấn đề về môi
trường.
Theo số liệu thống kê cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy nhưng chỉ có
khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các
nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu
nên gây ra các vấn nạn về môi trường trầm trọng. Theo thống kê nước thải ở các cơ
sở công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam có độ pH trung bình 9-11, chỉ số nhu

cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l
và 2.500 mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Đặc biệt nước thải có chứa cả kim loại nặng, phẩm màu, xút. Lượng nước thải này
gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh.
Về công nghệ sản xuất giấy, từ năm 1998, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy
in viết ở Việt Nam đã chuyển sang công nghệ xeo giấy trong môi trường kiềm tính,
nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng lên, tiết kiệm được nguyên vật liệu nhưng
trong sản xuất giấy bao bì vẫn sử dụng công nghệ xeo giấy trong môi trường axít là
phương pháp đơn giản và lạc hậu.
Bên cạnh đó quy mô sản xuất của các doanh nghiệp giấy còn nhỏ. 46% doanh
nghiệp công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% công suất từ 1.000-10.000 tấn/năm, chỉ
có 4 doanh nghiệp công suất trên 50.000 tấn/năm . Công suất trung bình của Việt
nam là 5.800 tấn giấy và 13.000 tấn bột/năm thấp hơn rất nhiều so với công suất
trung bình của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển như Đức, Phần Lan và
thấp hơn so với các nước có trình độ phát triển tương đương như Thái Lan và
Indonesia.
Bên cạnh đó công nghệ lạc hậu cũng gây lãng phí nguyên vật liệu, tăng cao chi phí
sản xuất làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Theo một ngiên cứu của
chuyên gia trong ngành, hiệu quả qui mô trung bình của các doanh nghiệp sản xuất


bột giấy và các loại giấy khác, giấy in và viết, giấy vàng mã và bìa tương ứng là
57%, 77%, 81%, 70,2% và 91%2.

PHẦN III
Công Nghệ Sản Xuất
3.1.1.Mô tả quy trình sản xuất
Nguyên liệu thô được dùng trong sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam gồm hai
nguồn căn bản là từ rừng (tre và gỗ mềm) và giấy tái chế. Bột giấy được dùng để
sản xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao bì, bìa cáctông,

v.v... là khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ
những nguyên liệu thô khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho
thành phẩm. Ví dụ: trong sản xuất bìa carton, bột giấy làm từ tre có thể được trộn
với bột giấy làm từ giấy thải để xơ có được độ bền cần thiết khi cấu thành giấy
thành phẩm. Các bộ phận sản xuất khác nhau và quy trình vận hành của từng bộ
phận được liệt kê trong .




Sản xuất giấy là quá trình sử dụng nhiều năng lượng và nước. Các nguồn năng
lượng chính là nhiên liệu (than, các sản phẩm dầu khí) để chạy nồi hơi, điện và
dầu diesel cho máy phát điện.
Suất tiêu hao năng lượng tại các nhà máy ở Việt Nam có sự dao động rất lớn. Sự
khác nhau đóchủ yếu là do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và do tỉ lệ
phối hợp nguyên liệu thô khác nhau (tre, giấy phế liệu, và bột giấy nhập khẩu), ví
dụ tiêu thụ năng lượng cho sản xuất giấy tissue sẽ lớn hơn nhiều so với giấy bao
gói hoặc giấy viết. Suất tiêu hao năng lượng điện và nhiệt (hơi nước) tương ứng là
1000- 2400 kWh/tấn giấy và 3 x 106 Kcal/tấn - 6.5 X 106 Kcal/tấn. Suất tiêu hao
nước nằm trong khoảng từ 100 đến 350 m3/ tấn giấy.
3.1.2 Chuẩn bị nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc
tái chế, v.v… Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống
trong sân chứa và sau đó được mang đi cắt thành mảnh.
Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì
dùng máy cắt có đĩa
dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh quá to và quá
nhỏ sẽ được
loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất bột
giấy để nấu.

Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để
tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp
chất này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được
chuyển đến công đoạn sản xuất bột giấy.
3.1.3Sản xuất bột
Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30% lignin.
Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra
khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu.
Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước.
Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu
được hoàn tất sau
khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi nấu.
Trong quá trình nấu
phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (dung tỉ của từng mẻ) nằm trong khoảng là 1:3 đến 1:4.
Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng.
Bột thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.
Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước.
Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá
trình thu hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này


kéo dài khoảng 5-6 giờ.
Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa
được nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần
tạp chất tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được
tái chế làm giấy bao bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm
sạch li tâm thường bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được
làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nước
lọc được tạo ra trong quá trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá
trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và được

chuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo.
Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ
trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa
chất. Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản
xuất từ bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn
tẩy trắng được thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ.
Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng
bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho
loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bột
truyền thống là:
Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra
các hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.
Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm.
Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung
dịch hypochlorite.
Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máy
xeo). Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dư và, do
vậy, không thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ được trộn với
nước tuần hoàn từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột
giấy.
Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy
trắng thân thiện với môi trường như peroxide đã được triển khai áp dụng thành
công tại một số doanh nghiệp trong nước.
QUÁ TRÌNH TÁCH MỰC: Đối với giấy loại đã qua in, ví dụ: báo, cần phải được
tách mực mới có thể sản xuất ra loại giấy in chất lượng cao. Trong quá trình tách
mực, người ta thường cho một tác nhân kiềm và hóa chất tẩy trắng vào từ công
đoạn sản xuất bột giấy. Sau khi tiến hành sàng sơ bộ, dịch nhuyễn chứa xơ được
đưa qua các bể tuyển nổi. Mực nổi trên mặt bể được đẩy đi nhờ dòng khí sục từ
đáy bể. Hoặc một cách khác, sau khi sàng sơ bộ, các xơ thô từ máy nghiền sẽ được
xử



lý bằng các bước rửa liên tiếp, qua đó mực và các tạp chất khác sẽ được loại bỏ
qua phần nước lọc. Quá trình tác mực thường gồm có một công đoạn tẩy trắng
riêng biệt, sử dụng peoxit hydro hoặc muối hydrosulphit. Việc bổ sung các bước
công nghệ nói trên yêu cầu cần phải có thêm các bước rửa và cô đặc.
Một trong số các nguyên liệu sản xuất giấy bao bì, giấy tissue, giấy viết hoặc in ở
Việt nam làgiấy tái chế như giấy báo, tiền giấy cũ và bẩn, hộp các-tông cũ… Với
giấy loại, người ta sử dụng thiết bị nghiền cơ khí, như máy nghiền thuỷ lực. Giấy
được trộn với nước thành một hỗn hợp đồng nhất. Các chất bẩn nặng như cát và đá
sẽ được loại bỏ nhờ quá trình di chuyển dịch chứa các chất lơ lửng qua các sàng
đãi. Tại đây kim loại nặng sẽ lắng xuống và được định kỳ loại khỏi hệ thống. Bột
từ nghiền thuỷ lực được làm sạch trong thiết bị làm sạch nồng độ cao,tiếp theo là
máy phân tách turbo dùng để phân riêng các chất bẩn nặng nhẹ tương ứng. Sau khi
qua sàng, bột được chuyển đến thiết bị rửa ly tâm. Tại thiết bị rửa ly tâm, cát sẽ
được tách ra nhờ lực ly tâm. Sau đó bột giấy sẽ được chuyển đến thiết bị làm đặc.
Tại đây nước sẽ được tách bớt và bột giấy trở nên đặc hơn. Bột giấy sau làm đặc sẽ
được chuyển qua thiết bị lọc tinh, để làm bột đạt tới độ mịn yêu cầu, rồi tới một bể
chứa. Tại bể chứa trước máy xeo, người ta sẽ cho thêm vào dịch bột các thuốc màu
và hóa chất. Sơ đồ dưới đây mô tả một quy trình điển hình cho công đoạn làm bột
giấy từ giẩy thải:


3.1.4Chuẩn bị phối liệu bột
Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc bột
nhập khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản
xuất. Hỗn hợp bột được trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông
thường, các hóa chất dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm
(tùy chọn), chất tăng trắng quang học và chất kết dính, …, gồm các bước sau:
• Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục.

• Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng mong muốn cho loại giấy cần sản
xuất.


• Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (thêm
pigments, chất màu và chất độn) để đạt được thông số chất lượng như
mong muốn.
3.1.5 Xeo giấy
Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ
gia thừa và tạp chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu. Về tách nước
và xeo giấy thì máy xeo có 3 bước phân biệt:
• Bước tách nước trọng lực và chân không (phần lưới)
• Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép)
• Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp)
Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng của
trọng lực và chân không. Nước từ mắt lưới được thu vào hố thu bằng máy bơm
cánh quạt và liên tục được tuần hoàn để pha loãng bột tại máy rửa ly tâm. Ở một
số máy xeo, lưới được rửa liên tục bằng cách phun nước sạch. Nước được thu
gom và xơ được thu hồi từ đó nhờ biện pháp tuyển nổi khí (DAF). Nước trong từ
quá trình tuyển nổi khí DAF, còn gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho nhiều
điểm tiêu thụ khác nhau. Các nhà máy không có DAF thì sẽ hoặc thải bỏ nước
rửa lưới ra cống thải hoặc tuần hoàn một phần sử dụng cho quá trình rửa bột.
Sau phần lưới là phần cắt biên để có được độ rộng như ý. Phần biên cắt đi của
tấm bột giấy rơi xuống một hố dài dưới lưới và được tuần hoàn vào bể trước
máy xeo.
Ở cuối của phần lưới máy xeo, độ đồng đều của bột tăng đến khoảng 20%.
Người ta tiếp tục tách nước bằng cuộn ép để tăng độ đồng đều lên khoảng 50%.
Cuối cùng, giấy được làm khô bằng máy sấy hơi gián tiếp đạt khoảng 94% độ
cứng và được cuốn thành từng cuộn thành phẩm.
3.1.6. Khu vực phụ trợ

Khu vực phụ trợ bao gồm cấp nước, cấp điện, nồi hơi, hệ thống khí nén, và
mạng phân phối hơi nước.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một ngành sử dụng nhiều nước và việc
cấp nước được đảm bảo bằng cách lấy nước từ mạng cấp nước địa phương
hoặc bằng các giếng khoan của công ty. Có một số trường hợp các công ty lấy
nước trực tiếp từ sông thì khi đó nước cần phải được xử lý trước khi sử dụng
vào sản xuất. Mặc dù vây, nước sử dụng cho nồi hơi phải được xử lý kỹ lưỡng
để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.
Nhìn chung, để sản xuất mỗi tấn giấy thì cần từ 100-350 m3 nước. Nồi hơi của Việt
nam thường có
công suất 3-10 tấn/giờ. Các nồi hơi sử dụng than đá hoặc dầu làm nhiên liệu. Áp
suất hơi nước tối
đa là 10kg/cm2. Hơi nước được dùng trong các máy sấy và máy xeo có áp suất
khoảng 3-4 kg/cm2


và trong các nồi nấu là 6-8 kg/cm2.
Trong các nhà máy giấy và bột giấy, khí nén được dùng cho vận hành máy xeo,
các thiết bị đo, các khâu rửa phun,… Các máy nén thường là yếu tố góp phần
làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng.
Hệ thống phân phối hơi trong các nhà máy giấy thường khá phức tạp. Khói thải
từ nồi hơi được thải ra thông qua một quạt gió đẩy vào ống khói. Hệ thống kiểm
soát khói thải như cyclon đa bậc, túi lọc, và ESP có thể được sử dụng để kiểm
soát phát thải hạt lơ lửng.
Một số nhà máy có các bộ phát điện dùng diesel để đảm bảo các yêu cầu về
điện năng, đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện quốc gia.
3.1.7 Thu hồi hóa chất
Dịch đen thải ra sau quá trình nấu có chứa lignin, ligno sulphates, và các hóa
chất khác. Các hóa chất này được thu hồi tại khu vực thu hồi hoá chất và được
tái sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy. Đầu tiên, dịch đen được cô đặc bằng

phương pháp bay hơi. Tiếp đó, dịch đen đã cô đặc được dùng làm nhiên liệu đốt
trong nồi hơi thu hồi. Các chất vô cơ còn lại sau khi đốt sẽ ở dạng dịch nấu chảy
trên sàn lò. Dich nấu chảy chứa chủ yếu là muối carbonate chảy xuống từ trên
sàn lò và được giữ bằng nước; chất này gọi là dịch xanh. Dịch xanh này được
mang đến bồn phản ứng (bồn kiềm hóa) để phản ứng với vôi Ca(OH)2 tạo thành
natri hydroxide và calcium carbonate lắng xuống. Phần chất lỏng sẽ được dùng
cho quá trình sản xuất bột giấy, còn calcium carbonate được làm khô và cho vào
lò vôi để chuyển thành calcium oxide bằng cách gia nhiệt. Calcium oxide lại được
trộn với nước để hóa vôi. Hình 2 mô tả chu trình thu hồi hóa chất và nấu bột:


3.2 .Hiện trạng chất thải
Nhà máy giấy và bột giấy sinh ra chất thải dạng nước thải, khí thải, và chất thải
rắn. Loại phát thải nổi bật nhất là nước thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.
3.2.1 Nước thải
Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải và nếu không
được xử lý thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận. Bảng 2 cho
thấy các nguồn nước thải khác nhau trong một nhà máy giấy và bột giấy.


Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên
liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dư thừa.
Quá trình sản xuất bột giấy bằng kiềm tiêu tốn khoảng 2 tấn gỗ cho mỗi tấn bột
giấy sản xuất ra,
nghĩa là sẽ có khoảng một nửa lượng nguyên liệu thô bị hòa tan trong dịch nấu.
Các quy trình sản
xuất bột giấy cho loại giấy viết và giấy in có sản lượng bột khoảng 45-50%. Tải
lượng BOD5 từ các
quy trình này là khoảng từ 300-360 kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió, tương tự như
vậy tải lượng

COD tạo ra bằng khoảng 1200 – 1600 kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió.
Tại các nhà máy mà bột giấy được tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công đoạn
gây ô nhiễm


nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75% tổng lượng nước thải và
chiếm 80-95% tổng
lượng dòng thải ô nhiễm.
Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhưng các chất phụ
gia trong quá trình xeo giấy như các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. So với quá trình làm bột, nước thải từ các
công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm lượng chất rắn lơ lửng nhưng
hàm lượng BOD lại ít hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát từ nước trắng dư, phần
tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất phụ gia. Chất ô
nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất phủ, chất
bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc
nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), và các phụ gia khác. Tổng lượng nước
thải và giá trị tải lượng ô nhiễm cho một tấn giấy khô gió trước khi xử lý của một
nhà máy giấy và bột giấy tại Việt Nam được trình bày ở bảng 3.

3.2.2 Khí thải
Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy là
mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant,
dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi
là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoát ra từ
quá trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối
nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons.
Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo
phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm
không cao nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.

Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra
ngoài. Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như
than đá, dầu FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi
cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị
kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra
khi cắt mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát


thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.
3.2.3 .Chất thải rắn
Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm
sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng
làm khô của trạm xử lý nước thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ
thùng chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng
là nguồn thải rắn cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của
các công đoạn/hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô
hoạt động, thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ước tính.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì ở Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh ra
một lượng chất
thải rắn khoảng từ 45-85 kg. Tuy nhiên, lượng đó chưa bao gồm các phế liệu như
biên giấy, v.v... là
phần sẽ được tuần hoàn trở lại sản xuất.



×